Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não của người bệnh tăng huyết áp điều...

Tài liệu Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa khu vực phúc yên tỉnh vĩnh phúc năm 2022

.PDF
40
1
147

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH TRẦN THỊ HUỆ TÌM HIỂU MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY ĐỘT QUỴ NÃO CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC PHÚC YÊN TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Nam Định – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH TRẦN THỊ HUỆ TÌM HIỂU MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY ĐỘT QUỴ NÃO CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC PHÚC YÊN TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. MAI THỊ LAN ANH Nam Định – 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, khảo sát và thực hiện báo cáo chuyên đề, tôi đã nhận được sự hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp tại Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên, gia đình và bạn bè. Đến nay, báo cáo chuyên đề đã được hoàn thành. Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành tới: TS. MAI THỊ LAN ANH , Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định là người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành báo cáo chuyên đề. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau Đại học, các phòng ban và các thầy cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã cho tôi kiến thức, những kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Ban Giám đốc, các đồng nghiệp tại Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học này. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và tập thể lớp Chuyên khoa cấp I Khóa 9 những người đã dành cho tôi tình cảm và nguồn động viên khích lệ. Nam Định, ngày 20 tháng 7 năm 2022 Học viên Trần Thị Huệ ii LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: TRẦN THỊ HUỆ Học viên lớp:CKIK9 HP3 Chuyên ngành: Nội người lớn, trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề nghiên cứu của cá nhân tôi và được sự hướng dẫn của TS. MAI THỊ LAN ANH. Các nội dung, kết quả trong chuyên đề này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu được trích dẫn nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, nhận xét được chính tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung chuyên đề của mình. Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định không liên quan gì đến việc vi phạm bản quyền, tác quyền mà tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). Nam Định, 20 tháng 7 năm 2022 Học viên Trần Thị Huệ iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG..................................................................................... iv DANH MỤC CHŨ VIẾT TẮT ...................................................................... v ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 ................................................................................................... 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................. 3 1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 3 2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 13 CHƯƠNG 2 ................................................................................................. 17 LIÊN HỆ THỰC TIỄN ................................................................................ 17 2.1. Đặc điểm tình hình về Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên............... 17 2.2. Phương pháp khảo sát ........................................................................... 18 2.3. Kết quả khảo sát .................................................................................... 19 Chương 3 ..................................................................................................... 23 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP................................................................................ 23 3.1. Thực trạng kiến thức phòng đột quỵ não của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên năm 2022 .......... 23 3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kiến thức phòng đột quỵ của người bệnh THA điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Khu vực Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc ............................................................................................ 24 KẾT LUẬN ................................................................................................. 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC - BỘ CÂU HỎI KHẢO SÁT iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Triệu chứng gợi ý đột quỵ……………………………………………10 Bảng 1.2. Biểu hiện lâm sàng…………………………………………………….10 Bảng 1.3. Hậu quả của đột quỵ……………………………………………………11 Bảng 2: Nguy cơ gây đột quỵ………..……………………………………………11 Bảng 3.1: Phân bố của đối tượng nghiên cứu……………………………………18 Bảng 3.2: Đặc điểm mắc bệnh THA của bệnh nhân………………………………19 Bảng 3.3: Các yếu tố nguy cơ gây bệnh…………………………………………20 Bảng 3.4: Kiểm soát huyết áp và tuân thủ điều trị của bệnh nhân THA…………20 v DANH MỤC CHŨ VIẾT TẮT 1. THA Tăng huyết áp 2. ĐQN Đột quỵ não 3. TBMMN Tai biến mạch máu não 4. WHO Tổ chức y tế thế giới 5. WSO Hội đột quỵ thế giới 6. ĐTKS Đối tượng khảo sát 7. ĐTV Điều tra viên 8. ĐTNC Đối tượng nghiên cứu 9. YTNC Yếu tố nguy cơ 10. GDSK Giáo dục sức khỏe 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới sau các bệnh lý tim mạch và ung thư, là nguyên nhân chính của tình trạng tàn tật kéo dài, gây nên gánh nặng lớn về tinh thần, cảm xúc và kinh tế cho người bệnh, gia đình và xã hội[1]. Theo dự báo của Tổ chức Đột quỵ Thế giới, nếu năm 2010 trên thế giới có khoảng 16 triệu người bị đột quỵ lần đầu, tử vong là 5,9 triệu (35%) thì đến năm 2030, tỷ lệ này là 22 triệu và tử vong là 7,8 triệu (34%)[2]. Đột quỵ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân: bệnh lý (đái tháo đường, tăng huyết áp, cholesterol máu,…), hành vi(hút thuốc lá, uống rượu,…), hay do di truyền và lịch sử gia đình[3] nhưng tăng huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ[4]. Theo thống kê của WHO trong số 9,4 triệu ca tử vong do biến chứng tăng huyết áp, chịu trách nhiệm cho ít nhất 45% tử vong do bệnh tim và 51% trường hợp tử vong do đột quỵ[5]. Nhận thức của cộng đồng về đột quỵ, tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi đối với bệnh tim mạch ở Nkonya-Wurupong cho thấy 35% tin rằng tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ của đột quỵ và chỉ có 26% hiện đang được điều trị tăng huyết áp. Kiến thức về hậu quả tăng huyết áp bao gồm bệnh tim mạch và đột quỵ thay đổi đáng kể cùng với các nguồn giáo dục và nhận dạng đột quỵGhana [56]. Tại Việt Nam, các khảo sát cho thấy tăng huyết áp gây biến chứng đột quỵ chiếmtỉ lệ 62%, người bị tăng huyết áp không được kiểm soát thì nguy cơ đột quỵ tăng 7 lần [6].Theo Nguyễn Lân Việt, tăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ não với tỉ lệ 79.17%, người bị tăng huyết áp giai đoạn II không được kiểm soát thì nguy cơ đột quỵ tăng 4 lần [7]. Khảo sátcủa Lý Thị Kim Thương về nhận thức về các yếu tố nguy cơ và biểu hiện cảnh báo đột quỵ não của người dân phường Tây Sơn thành phố Pleiku (2016) cho thấy tỉ lệ người dân có nhận thức về các biểu hiện cảnh báo nguy cơ đột quỵ não không đạt chiếm 58.8%, người có nhận thức đạt chỉ chiếm12.4% [8].Khảo sát của Trịnh Thị Thủy Hồng năm (2015)cho thấy có tới 64,2% đối tượng khảo sát không có kiến thức đạt và 70,6% đối tượng khảo sát không có thực hành đạt để dự phòng biến chứng của bệnh tăng huyết áp[9]. Qua khảo sát sơ bộ cho thấy người bệnh được chẩn đoán tăng huyết áp tại Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên có kiến thức kém về phòng biến chứng đột quỵ não. 2 Do đó chuyên đề: “Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022” được thực hiện với 2 mục tiêu: 1. Mô tả một số yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp phòng ngừa các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Bệnh tăng huyết áp 1.1.1. Định nghĩa Tăng huyết áp (THA) là một bệnh mạn tính, phổ biến ở các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. WHO cho thấy có khoảng 40% dân số toàn cầu bị tăng huyết áp, con số này vẫn tiếp tục tăng lên do tình trạng già hóa dân số đang diễn ra ở hầu hết quốc gia trên thế giới. Tăng huyết áp được định nghĩa là khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg [10] 1.1.2. Phân độ tăng huyết áp Tăng huyết áp được phân loại thành hai loại là THA nguyên phát và THA thứ phát. Có gần 90% số ca được phân loại "tăng huyết áp nguyên phát", dùng để chỉ các trường hợp không tìm thấy nguyên nhân gây tăng huyết áp (vô căn). Chỉ có khoảng 5–10% số ca là tăng huyết áp thứ phát gây ra bởi các bệnh tại các cơ quan khác như thận, động mạch, tim và hệ nội tiết [10][11] Tăng huyết áp không được điều trị và kiểm soát tốt sẽ dẫn đến tổn thương nặng các cơ quan đích và gây các biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, phình tách thành động mạch chủ, suy tim, suy thận … thậm chí dẫn đến tử vong [10] 1.1.3. Một số yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp 1.1.3.1. Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được - Tuổi (nam giới ≥ 55, nữ giới ≥ 65) - Giới tính (nam hoặc nữ đã mãn kinh) - Tiền sử gia đình có cùng huyết thống bị tăng huyết áp - Chủng tộc 1.1.3.2. Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được - Chế độ ăn nhiều muối - Hút thuốc lá - Rối loạn Lipid máu 4 - Đái tháo đường - Béo phì(BMI > 23) - Ít vận động thể chất 1.1.4. Dịch tễ học tăng huyết áp 1.1.4.1. Trên thế giới Theo thống kê của WHO, trên toàn thế giới, tăng huyết áp ước tính gây ra 7,5 triệu ca tử vong, khoảng 12,8% tổng số ca tử vong. Trên khắp các khu vực của WHO, tỷ lệ mắc bệnh huyết áp tăng cao nhất ở châu Phi, tỷ lệ huyết áp tăng thấp nhất là ở Khu vực Châu Mỹ [12]. Năm 2010, 31,1% (khoảng tin cậy 95%, 30,032,2%) người trưởng thành trên thế giới bị tăng huyết áp; 28,5% (27,3-29,7%) ở các nước thu nhập cao và 31,5% (30,2-32,9%) ở các nước thu nhập thấp và trung bình [13] Châu Phi: Báo cáo tình trạng tăng huyết áp ở Châu Phi cho thấy có khoảng 80 triệu người trưởng thành bị tăng huyết áp ở châu Phi cận Sahara vào năm 2000 và con số này sẽ tăng lên 150 triệu vào năm 2025 . Dù vẫn còn trẻ hơn tất cả các châu lục khác, Châu Phi sẽ chứng kiến sự tăng trưởng gấp 13 lần về quy mô dân số già - từ 56 triệu ngày nay lên 716 triệu vào cuối thế kỷ. Sự gia tăng này sẽ dẫn đến tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính và tăng huyết áp sẽ tiếp tục được đẩy lên trong những thập kỷ tới vì sự thay đổi nhân khẩu học [14]. Châu Âu: Tỷ lệ tăng huyết áp tự báo cáo cao nhất (người trưởng thành ≥15 tuổi) được ghi nhận ở Hungary (32%), Bulgaria (30%), Latvia (29%), Đức (29%) và Litva (28%), Na Uy (13%), Pháp (14%), Thụy Điển (16%), Vương quốc Anh (16%) và các quốc gia Benelux (tất cả dưới 17%) [15]. Hiểu biết về tăng huyết áp ở Ba Lan sau Tháng đo lường tháng 5 năm 2017 cho 5834 người dân, có 35,3% người dân bị tăng huyết áp. Trong số những người được dùng thuốc huyết áp, có tới 535 người (49,1%) không kiểm soát được huyết áp [16]. Châu Mỹ: Khảo sát ở Mỹ về gánh nặng tăng huyết áp ở người trưởng thành ở Hoa Kỳ 1999 đến 2000 cho kết quả: Tỷ lệ người mắc THA chiếm tỉ lệ 31.3%, trong đó 28.4% sử dụng thuốc hạ huyết áp, 2.9% trong số đó ít nhất hai lần có cơn tăng huyết áp không nhận biết được [17]. Khảo sát khảo sát kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng ở thành phố New York, 2013: Tỷ lệ tăng huyết áp chung ở người trưởng 5 thành ở thành phố New York là 33,9% và tăng theo tuổi [18]. Một khảo sát về tỷ lệ, nhận thức, điều trị và kiểm soát tăng huyết áp ở Bồ Đào Nha cho thấy, trong số các đối tượng tăng huyết áp, chỉ có 46,1% biết về huyết áp cao của họ, 39,0% đang dùng thuốc hạ huyết áp và 11,2% được kiểm soát huyết áp (<140/90 mmHg) [19]. Châu Á: Gánh nặng chăm sóc sức khỏe của bệnh cao huyết áp ở châu Á : WHO ước tính từ năm 2000 đến 2025, số người bệnh được chẩn đoán mắc tăng huyết áp sẽ tăng khoảng 60% lên tới 1,56 tỷ và châu Á sẽ đóng góp vào một tỷ lệ lớn trong số người bệnh này [20]. Tại Trung Quốc và Ấn Độ, tổng số người bệnh tăng huyết áp dự kiến sẽ tăng lên hơn 500 triệu vào năm 2025. Mức tăng tuyệt đối của Ấn Độ và Trung Quốc lần lượt là 95,3 triệu và 117,6 triệu [21]. Tỷ lệ tăng huyết áp từ các khảo sát mới nhất là: Bangladesh: 17,9%; Bhutan: 23,9%; Ấn Độ: 31,4%; Maldives: 31,5%; Nepal: 33,8%; Pakistan: 25%; và Sri Lanka: 20,9% [21]. Đông Nam Á: Tại Singapore, Khảo sát Y tế Quốc gia năm 2010 cho thấy tỷ lệ hiện mắc theo tuổi cụ thể đối với tăng huyết áp tăng rõ ràng từ 40 tuổi trở đi và, với dân số già, quốc gia này vẫn phải tiếp tục đối mặt với những thách thức trong phòng ngừa và kiểm soát tăng huyết áp [22]. Khảo sát về Tăng huyết áp ở Malaysia nhìn chung, có xu hướng tăng tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành ≥30 tuổi: 32,9% năm 1996, 42,6% năm 2006 và 43,5% trong năm 2011 [23] . 1.1.4.2. Tại Việt Nam Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc THA đang gia tăng một cách nhanh chóng. Theo thống kê, năm 1960, tỷ lệ THA ở người trưởng thành phía bắc Việt Nam là 1%, 30 năm sau (1992) theo điều tra trên toàn quốc của Viện Tim mạch tỷ lệ này đã đạt11,2%, tăng lên hơn 11 lần. Điều tra của Viện Tim mạch năm 2001- 2002 trên 5012 người trưởng thành trên 25 tuổi tại 4 tỉnh phía Bắc cho thấy, tỷ lệ tăng huyết áp là 16,3% [24]. Theo kết quả điều tra năm 2008, tỷ lệ tăng huyết áp ở người độ tuổi 25 - 64 là 25,1%. Năm 2015, có 18,9% người trưởng thành trong độ tuổi 18-69 tuổi bị tăng huyết áp, trong độ tuổi 18-25 tuổi tỷ lệ tăng huyết áp tăng từ 15,3% năm 2010 lên 20,3% năm 2015. Như vậy là cứ 5 người trưởng thành 25-64 tuổi thì có 1 người bị tăng huyết áp [25]. Khảo sát về mô hình bệnh tật tại bệnh viện và trạm y tế xã tại Đồng Tháp năm 2008 cho kết quả THA là nguyên nhân thứ hai nhập viện tại các bệnh viện huyện và 6 cũng là 1 trong 10 nguyên nhân nhập viện nhiều nhất tại bệnh viện tỉnh [26]. Khảo sát về kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở người bệnh tăng huyết áp của Phạm Hương Lan 2017, kết quả cho thấy kiến thức của ĐTNC về các biến chứng trong bệnh THA: Có 59,4% ĐTNC có kiến thức đạt và 40,6% ĐTNC có kiến thức không đạt, có 42,8% ĐTNC có thái độ tốt về dự phòng biến chứng và 57,2% ĐTNC có thái độ chưa tốt về dự phòng biến chứng trong bệnh THA [27] Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính có thể gây biến chứng trên hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Một trong những giải pháp tốt nhất để ngăn ngừa và giảm thiểu thiệt hại do các biến chứng này gây ra là cung cấp kiến thức, thay đổi thái độ của người bệnh giúp kiểm soát tốt huyết áp, có lối sống khoa học, lành mạnh, tuân thủ thuốc điều trị của bác sỹ, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. 1.1.5. Biến chứng của tăng huyết áp Bệnh THA tiến triển lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nhiều cơ quan trong cơ thể, được gọi là các cơ quan đích và gây nhiều biến chứng nặng nề. Theo báo cáo của WHO (2002), THA ước tính là nguyên nhân gây tử vong cho 7,1 triệu người trẻ tuổi và chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu (64 triệu người sống trong tàn phế) [69]. Theo báo cáo về các yếu tố nguy cơ sức khỏe toàn cầu của WHO năm 2009, THA là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra tử vong toàn cầu (13%) cao hơn cả hút thuốc lá (9%) [67]. Ước tính chi phí trực tiếp và gián tiếp cho THA của Mỹ năm 2003 đã lên tới 65,3 tỷ USD [52]. Các biến chứng thường gặp của THA là: Tai biến mạch máu não (đột quỵ); Suy tim, nhồi máu cơ tim; Phình tách thành động mạch; Suy thận; Tổn thương mắt [9],[10],[44]. 1.1.5.1. Đột quỵ não (Tai biến mạch máu não) Các động mạch trong hộp sọ nhất là các động mạch trong não cũng rất dễ bị tổn thương do bệnh THA. Các động mạch bị dày lên, mất độ đàn hồi, biến dạng và dễ làm hình thành các túi phồng nhỏ, cả động mạch lẫn túi phồng nhỏ đều có nguy cơ bị vỡ khi xảy ra cơn THA kịch phát hoặc khi HA tăng rất cao và kéo dài. Cơn THA kịch phát quá cao còn có thể gây phù não và các tổn thương vi thể khác làm ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của não. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với đột quỵ [15]. Vào đầu thế kỷ 21, tỷ lệ đột quỵ chuẩn hóa theo độ tuổi ở châu Âu dao động từ 95 đến 7 290 / 100.000 mỗi năm, với tỷ lệ tử vong trong một tháng là từ 13 đến 35%. Ngoài ra, do dân số già, số lượng đột quỵ tuyệt đối dự kiến sẽ tăng mạnh trong những năm tới: đến năm 2025, 1,5 triệu người châu Âu sẽ bị đột quỵ mỗi năm [32]. Thống kê của các tác giả trên thế giới đã cho thấy tần suất TBMMN tăng rất rõ ở những người bệnh THA, tần suất đó là 17% ở nam, 8% ở nữ, tăng lên 51% ở nam và 35% ở nữ. Nếu là người bệnh THA theo khảo sát của Kannel và cộng sự (hội nghị quốc tế về tuần hoàn não lần thứ 4 họp ở Toulouse Pháp năm 1985) còn cho là bệnh THA làm tăng nguy cơ TBMMN lên 7 lần so với người không có bệnh đó, nguy cơ này tăng dần theo tuổi và mức HA cao nhất [40]. Đăng ký đột quỵ dựa trên dân số được thành lập tại 6 quốc gia châu Âu: Pháp (Dijon); Ý (Sesto Fiorentino); Litva (Kaunas); Vương quốc Anh (Luân Đôn); Tây Ban Nha (Menorca); và Ba Lan (Warsaw), tổng cộng có 2129 người bệnh bị đột quỵ đầu tiên đã được đăng ký và sự khác biệt về các yếu tố nguy cơ trước đột quỵ đã được tìm thấy giữa các nhóm dân số có tỷ lệ tăng huyết áp cao nhất ở Warsaw và Kaunas (76% và 67%) [33] Theo Nguyễn Quang Tuấn, khoảng 60% người bệnh bị đột quỵ có tiền sử THA trong quá khứ và hiện tại đang bị THA và khoảng 78% người bệnh không được kiểm soát THA một cách phù hợp. Xét tất cả các yếu tố nguy cơ thì THA là yếu tố nguy cơ cao nhất gây ra đột quỵ (RR là 4,0 ở lứa tuổi 40 – 50 và giảm xuống 2,0 ở độ tuổi 70 – 80) và là yếu tố nguy cơ mạnh nhất trong dân số (40% ở lứa tuổi 40 – 50. 30% ở độ tuổi 70 – 80) [44].Theo Nguyễn Văn Đăng và cộng sự thuộc Bộ môn Thần kinh, trường Đại học Y Hà Nội đã điều tra 1.707.609 người dân và cho thấy THA là nguyên nhân chính (59,3%) gây ra tai biến mạch máu não [10]. Theo niên giám thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ mắc TBMMN là 47,6/100.000 dân. Như vậy, hàng năm có khoảng 39.980 ca bị TBMMN và chi phí trực tiếp để điều trị bệnh này là 144 tỷ VND/năm trong đó hậu quả do THA gây ra là 85,4 tỷ VNĐ. Có khoảng 15.990 người bị liệt, tàn phế, mất sức lao động do TBMMN/ năm. Theo Viên Văn Đoan (2003) tỷ lệ người bệnh THA được điều trị đã có biến chứng TBMMN chiếm 11,6% trong đó TBMMN xảy ra trong quá trình đang điều trị chiếm 0,67% [11]. 1.1.5.2. Suy tim, nhồi máu cơ tim 8 Tăng huyết áp làm cho tim, nhất là thất trái phải làm việc trong điều kiện có áp lực máu cao ở trong các động mach lớn nên buộc phải tăng co bóp để thắng lực cản nhằm đưa được máu qua động mạch chủ nghĩa là phải tăng công của cơ tim để duy trì tuần hoàn. Nếu HA tăng liên tục như trong bệnh THA thì sẽ gây quá tải liên tục cho tim. Để đảm bảo cho việc tăng công đó, tim mà trước hết là thất trái buộc phải thích ứng nghĩa là phải dày, to ra dần; Tuy nhiên thất trái to cũng chỉ đến một giới hạn nhất định, nếu không điều trị thì chức năng co bóp sẽ bị tổn thương, thất dần dần sẽ bị giãn, giảm khả năng tống máu đi và sẽ xuất hiện suy tim. Trong suy tim, máu tống đi trong thì tâm thu không hết nên ứ lại trong thất trái rồi phía trên thất như trong nhĩ trái rồi trong tĩnh mạch phổi, mao mạch phổi, từ đó thấm vào tổ chức kẽ xung quanh các phế nang và vào cả phế nang, cản trở việc trao đổi oxy và thán khí, làm người bệnh khó thở [2]. Tai biến mạch vành như cơn đau thắt ngực sẽ xuất hiện khi một khu vực của cơ tim bị thiếu máu nặng. Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cũng xảy ra khi có thêm biến chứng đông máu làm tắc mạch đó đột ngột. THA đã được coi là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng trong bệnh thiếu máu cơ tim do vữa xơ động mạch, người ta đã thấy nguy cơ tai biến mạch vành tăng song song với mức THA, khảo sát của Framingham (Hoa Kỳ) đã cho thấy nguy cơ đó tăng lên đến 4 lần nếu HA tâm thu từ 120 lên 180 mmHg. Nhiều khảo sát ở các nước trong những năm qua cũng khẳng định chỉ riêng thất trái to do bệnh THA cũng làm tăng tỷ lệ tai biến tim và tăng tỷ lệ tử vong do nguyên nhân tim mạch [9]. Một phân tích tổng hợp các số liệu từ 61 khảo sát tiến cứu cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương với nguy cơ bị bệnh mạch vành trong 5 nhóm tuổi khác nhau, từ nhóm tuổi 40-49 tới nhóm 80-89 tuổi [44]. Theo Nguyễn Quang Tuấn, huyết áp là một yếu tố chính gây suy tim. Nguy cơ suy tim tăng lên gấp 2 lần ở nam giới THA và gấp 3 lần ở nữ. Có 90% các ca suy tim mới trong khảo sát Framingham Heart Study có tiền sử THA. Nguy cơ này liên quan chặt chẽ với huyết áp tâm thu hơn là huyết áp tâm trương. Điều trị THA ở người lớn tuổi làm giảm tỷ lệ mới mắc suy tim xuống khoảng 50% [44]. Theo điều tra dịch tễ học suy tim và một số nguyên nhân chính tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam năm 2003 do Viện Tim mạch Việt Nam phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới thực 9 hiện cho thấy nguyên nhân hàng đầu gây suy tim tại cộng đồng là do THA (chiếm 10,2%) [43]. 1.1.5.3. Phình tách thành động mạch Áp lực tăng thường xuyên của dòng máu khi qua các động mạch sẽ làm thay đổi cấu trúc các thành mạch, lớp cơ của thành mạch sẽ dầy lên, các tổ chức liên kết phát triển nhằm làm cho thành mạch chắc hơn đủ sức chịu đựng áp lực tăng cao của dòng máu. Tuy vậy, sự thích nghi đó cũng dẫn đến những hậu quả xấu là làm hẹp lòng động mạch và làm giảm tính đàn hồi, mạch máu bị xơ cứng nhất là đối với các tiểu động mạch cản trở máu đến các tổ chức, ngoài ra lại làm tăng sức cản ngoại vi và càng làm tăng thêm huyết áp [2]. Áp lực tăng của dòng máu còn gây ra tổn thương cho lớp nội mạc thành mạch, các tế bào dễ bị thương tổn hoặc làm giảm chức năng bảo vệ thành mạch, dễ bị vữa xơ động mạch ở các động mạch lớn và vừa. Ở động mạch chủ nếu có mảng vữa xơ bị loét, dòng máu có áp lực cao do người bệnh THA có thể làm cho máu lọt vào giữa các lớp của thành mạch, tách dọc các lớp đó ra và gây nên biến chứng phồng tách động mạch rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh [9]. 1.1.5.4. Suy thận Các tổn thương thận xuất hiện chậm hơn và cũng kín đáo hơn, thường chỉ bộc lộ ở giai đoạn cuối của bệnh. Ngay trong giai đoạn đầu người ta đã thấy giảm cung lượng thận, nhưng độ lọc cầu thận vẫn giữ được do có cơ chế bù trừ. Về lâu dài, khi tổn thương xơ các mạch thận phát triển, thận bị teo nhỏ thì suy thận mới thấy rõ [9]. Một khảo sát ở Nhật Bản trên 100.00 nam và nữ cho thấy mối liên quan giữa mức độ THA và nguy cơ phát triển bệnh thận mạn tính trong vòng 17 năm theo dõi. Cũng như vậy, nguy cơ bệnh thận mạn tính tăng lên ở những người bệnh có huyết áp bình thường cao so với nhóm có huyết áp tối ưu (<120/80 mmHg). Những người bệnh THA mà không thể kiểm soát được, cho thấy sự suy giảm nhanh chóng chức năng thận. Kết quả phân tích khảo sát tiến cứu MRFIT cũng cho thấy sự liên quan mật thiết giữa THA và bệnh thận giai đoạn cuối, nhưng cho dù ở bất cứ mức độ nào của huyết áp thì nguy cơ này cũng tăng 2 lần ở những người Mỹ gốc Phi so với người da trắng [44]. 10 Theo khuyến cáo của Hiệp hội Thận học quốc tế, huyết áp mục tiêu ở người bệnh có bệnh thận và đái tháo đường phải thấp hơn các trường hợp huyết áp khác (130/80 mmHg so với 140/90 mmHg), vì người ta cho rằng mối liên quan giữa huyết áp với các kết cục lâm sàng sẽ chặt chẽ hơn ở những người có các bệnh này [44]. 1.1.5.5. Tổn thương mắt Tổn thương đáy mắt và bệnh lý võng mạc trong bệnh THA liên quan trực tiếp với sự gia tăng HA. THA gây hẹp động mạch võng mạc lan tỏa nhưng không đều, tiến triển gây xuất huyết và phù gai thị. Về chức năng thị lực không phụ thuộc nhiều vào dạng tổn thương cũng như vị trí của nó: xuất huyết và xuất tiết ở điểm vàng có thể dẫn đến sự giảm thị lực trầm trọng, trong khi phù gai thị chỉ làm giảm thị lực, nhiều khi nó lan đến điểm vàng. Đối với bệnh tăng huyết áp sự hiện diện của phù gai thị và xuất huyết hai bên có tiên lượng xấu: Tỷ lệ sống đến 10 năm là dưới 50% ở người tăng huyết áp đã điều trị tích cực giữa năm 1963 và 1983 [9]. 1.2. Biến chứng đột quỵ não 1.2.1. Triệu chứng gợi ý đột quỵ - Yếu hoặc tê mặt, tay hoặc chân, đặc biệt một bên cơ thể Bệnh - Rối loạn ý thức nhân - Có bất thường về lời nói hoặc sự hiểu biết đột - Bất thường về nhìn ở một hoặc cả hai bên mắt ngột - Mất thăng bằng, chóng mặt hoặc phối hợp động tác - Đau đầu dữ dội mà không rõ căn nguyên 1.2.2. Biểu hiện lâm sàng - Rối loạn ý thức, trí nhớ Biểu - Co giật cục bộ hiện - Liệt, rối loạn cảm giác ½ cơ thể, mặt lâm - Hội chứng tiểu não, hội chứng tiền đình trung ương sàng - Rối loạn lời nói, rối loạn thị giác - Liệt dây thần kinh sọ 11 - Hội chứng màng não 1.2.3. Hậu quả của đột quỵ Tê liệt hoặc yếu: Thường là ở một bên cơ thể, bao gồm cả mặt và miệng. Thị giác: Người bệnh có thể không tập trung nhìn được, có thể có điểm mù hoặc có vấn đề với tầm nhìn ngoại vi. Khó khăn trong giao tiếp: Mất ngôn ngữ là khái niệm được dùng để mô tả tập hợp sự thiếu hụt về giao tiếp, bao gồm gặp vấn đề khi nói, hiểu, đọc và viết. Rối loạn cảm xúc: Biểu hiện không kiểm soát, không lý giải được của hành động khóc, tức giận hoặc cười mà có thể ít có liên hệ đến trạng thái cảm xúc hiện tại của người bệnh. Những biểu hiện này thường đến và đi nhanh chóng và có thể giảm dần theo thời gian. Trầm cảm: Lo âu (đặc biệt là về khả năng gặp một cơn đột quỵ khác) và trầm cảm là những biểu hiện thường gặp sau đột quỵ. 1.2.4 Nguy cơ gây đột quỵ 1.2.4.1. Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được * Tuổi - Di truyền: Tiền sử gia đình có cùng huyết thống bị đột quỵ - Chủng tộc / Dân tộc - Giới tính 1.3.4.2. Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được Yếu tố bệnh lý Thói quen, lối sông - Tăng huyết áp - Hút thuốc lá - Đái tháo đường - Chế độ ăn nhiều muối - Cholesterol máu cao - Không hoặc ít hoạt động thể chất - Đau ngực - Thừa cân / béo phì và phân phối mỡ cơ thể - Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) - Uống rượu, bia - Stress - Lo âu, căng thẳng 12 - Thường xuyên bị lạnh đột ngột * Theo JNC VII: Việc thay đổi lối sống là một cách phòng ngừa bệnh tăng huyết áp cũng như biến chứng của bệnh [51]. - Giảm cân: Duy trì trọng lượng cơ thể bình thường (BMI: 18,5 - 24,9). - Hạn chế uống rượu: Uống rượu không quá 2 ly nhỏ mỗi ngày tương đương 30 ml ethanol, 720 ml bia, 300 ml rượu vang, hoặc 90 ml whisky mỗi ngày. Với nữ giới và người nhẹ cân, liều lượng giảm chỉ còn một nửa. - Hoạt động thể lực: Đi bộ nhanh ít nhất 30 phút mỗi ngày và hầu hết các ngày trong tuần. - Giảm lượng muối < 100 mmol mỗi ngày (2,4 g natri hoặc 6 g muối). - Duy trì đủ lượng kali trong khẩu phần (khoảng 90 mmol mỗi ngày). - Duy trì chế độ ăn uống đủ lượng canxi và magie cho sức khỏe nói chung. - Ngừng hút thuốc và giảm lượng chất béo bão hòa và cholesterol trong khẩu phần cho sức khỏe tim mạch tổng thể. * Tại Việt Nam: Theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị THA của Bộ Y tế áp dụng các biện pháp tích cực thay đổi lối sống cho mọi người bệnh để ngăn ngừa tiến triển, giảm được HA, giảm số thuốc cần dùng và giảm các biến chứng của bệnh THA cho người bệnh [52]: - Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng: + Giảm ăn mặn (< 6 gam muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày). + Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi. + Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axit béo no. - Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI: Từ 18,5 – 22,9 kg/m2). - Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ. - Hạn chế uống rượu, bia: Số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn 2 cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc chuẩn/tuần (nữ). 1 cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với 330 ml bia hoặc 120 ml rượu vang, hoặc 30 ml rượu mạnh. 13 - Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào. - Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: Tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày. - Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi. - Tránh bị lạnh đột ngột. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Các khảo sát trên thế giới Theo Đại điển Tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý kiến thức là: Điều hiểu biết do tìm hiểu, học tập mà nên: kiến thức khoa học, kiến thức văn hóa, kiến thức xã hội [49]. Kiến thức hay tri thức của mỗi người được tích lũy dần qua quá trình học tập và kinh nghiệm thu được trong cuộc sống. Mỗi người có thể thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như từ thầy cô giáo, cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp, những người xung quanh, sách vở và các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp. Kiến thức là một trong các yếu tố quan trọng giúp con người có các suy nghĩ và tình cảm, thái độ đúng đắn, từ đó dẫn đến những hành vi hay thực hành phù hợp trước mỗi sự việc hay tình huống cụ thể.Mặc dù phát hiện sớm và điều trị đột quỵ là hiệu quả nhất nhưng kiến thức về các yếu tố nguy cơ trong hành vi lối sống sẽ giúp phòng ngừa và giảm bớt hậu quả của đột quỵ. Một số khảo sát về kiến thức cơ bản chung về các yếu tố nguy cơ đột quỵ còn thấp [69]: 39% người bệnh biết huyết áp cao là yếu tố nguy cơ của đột quỵ, 52% nhận thức được bệnh tiểu đường và đột quỵ, 44% phản ứng với chế độ ăn uống kém, 44% không biết và 33% xác định căng thẳng là yếu tố rủi ro. Tương tự, một khảo sát khảo sát năm 2010 của cư dân người Mỹ gốc Phi ở Mississippi về kiến thức về yếu tố đột quỵ phát hiện ra rằng nhiều người không biết các yếu tố lối sống như thiếu hoạt động thể chất, uống quá nhiều rượu, tiểu đường, hút thuốc và cholesterol cao góp phần vào nguy cơ đột quỵ [68]. Phát hiện trong 1 báo cáo nghiên bởi [70] và cộng sự về kiến thức tối ưu về các yếu tố nguy cơ đột quỵ cho thấy có đến 52% người bệnh không thể kể tên được một yếu tố nguy cơ đột quỵ. Một khảo sát khác ở châu Á vào năm 2005 của tác giả Pandian JD và cộng sự tiến hành ở bang Punjab Ấn Độ cho thấy 21% trong số dân ở đây không kể được một YTNC nào của ĐQN [56]. Có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy việc thay đổi các
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng