Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu một số giải pháp tẩy trắng và tiến hành tẩy trắng cho ván mỏng làm từ g...

Tài liệu Tìm hiểu một số giải pháp tẩy trắng và tiến hành tẩy trắng cho ván mỏng làm từ gỗ keo tai tượng.

.PDF
63
264
127

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------o0o------ VÌ VĂN MINH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẨY TRẮNG VÀ TIẾN HÀNH TẨY TRẮNG CHO VÁN MỎNG LÀM TỪ GỖ KEO TAI TƢỢNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2011-2015 Thái Nguyên, năm 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------o0o------ VÌ VĂN MINH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẨY TRẮNG VÀ TIẾN HÀNH TẨY TRẮNG CHO VÁN MỎNG LÀM TỪ GỖ KEO TAI TƢỢNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm Nghiệp Lớp : K43-NLKH Khóa học : 2011-2015 Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Dƣơng Văn Đoàn Khoa Lâm nghiệp – Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, năm 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai ông bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được nêu rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên. Thái Nguyên ngày…….. tháng…….. năm 2015 Xác nhận của giảng viên hƣớng dẫn Sinh viên Vì Văn Minh Xác nhận của giảng viên phản biện ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề này trước hết em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa lâm nghiệp, cảm ơn tất cả các thầy cô đã truyền đạt cho em những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo, lãnh đạo Khoa lâm nghiệp - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em về thiết bị, phòng thí nghiệm để em hoàn thành đề tài này. Em đặc biệt xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Th.s Dương Văn Đoàn đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập để em hoàn thành đề tài này. Xin trân trọng cảm ơn các cơ sở chế biến gỗ khu vực Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên, đã cung cấp thông tin, mẫu gỗ làm thí nghiệm phục vụ cho đề tài nghiên cứu của em . Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày……… tháng…….. năm 2015 Sinh viên Vì Văn Minh iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Khối lượng thể tích hong khô tự nhiên .................................. 37 Bảng 4.2: Khối lượng thể tích khô kiệt .................................................. 38 Bảng 4.3: Kết quả đo màu sắc mẫu đối chứng................................................ 41 Bảng 4.4: Kết quả đo màu sắc mẫu đã qua tẩy trắng bằng hỗn hợp H2O2 và NH4OH ............................................................................................................ 42 Bảng 4.5: Kết quả đo màu sắc mẫu đã qua tẩy trắng bằng hỗn hợp H2O2 và Acid Acetic. ..................................................................................................... 42 Bảng 4.6: Tần số vết nứt mẫu ván đối chứng ......................................... 44 Bảng 4.7: Tần số vết nứt mẫu ván đã tẩy bằng hỗn hợp .......................... 45 Bảng 4.8: Tần số vết nứt mẫu ván đã tẩy bằng hỗn hợp H2O2 và NH4OH45 Bảng 4.9: Chiều sâu vết nứt hệ thống mẫu ván đối chứng ...................... 47 Bảng 4.10: Chiều sâu vết nứt hệ thống mẫu ván đã tẩy bằng hỗn hợp H2O2 và CH3COOH ........................................................................................ 47 Bảng 4.11: Chiều sâu vết nứt hệ thống mẫu ván đã tẩy bằng hỗn hợp H2O2 và NH4OH ............................................................................................. 48 vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Quan hệ giữa các chỉ số a, b với sự biến đổi màu sắc của gỗ khi chiếu sáng hồ quang .............................................................................. 13 Hình 2.2: Sự cân bằng của hệ khi độ PH khác nhau ............................... 22 Hình 3.1. Sơ đồ quá trình tẩy trắng ván mỏng ........................................ 29 Hình 3.2. Mẫu đo chiều dày ván mỏng ................................................... 34 Hình 4.1: Ván đối chứng chưa qua tẩy trắng .................................................. 39 Hình 4.2: Ván tẩy bằng hỗn hợp H2O2 với NH4OH........................................ 40 Hình 4.3: Ván tẩy trắng bằng hỗn Hợp H2O2 với Axit Acetic ........................ 40 v MỤC LỤC PHẦN 1. Mở đầu ................................................................................... 1 1.1.Đặt vấn đề ......................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................. 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập ..................................................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất. .................................................... 2 Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................. 3 2.1. Cơ sở khoa học ................................................................................. 3 2.1.1. Các đặc điểm cấu tạo của gỗ .......................................................... 3 2.1.2. Gỗ và cơ chế phát màu của gỗ ....................................................... 6 2.1.3 Công nghệ tẩy trắng ván mỏng ...................................................... 13 2.1.4. Keo tai tượng (Acacia mangium) .......................................................... 23 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước ............................... 24 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................... 24 2.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt nam .............................................. 25 PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 27 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 27 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu : ................................................................ 27 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................... 27 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành. ..................................................... 27 3.2.1. Địa điểm ...................................................................................... 27 3.2.2. Thời gian tiến hành ...................................................................... 27 3.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................... 27 3.3.1. Nội dung nhiên cứu ...................................................................... 27 3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 28 vi 3.4.1 . Phương pháp thu thập mẫu .......................................................... 28 3.4.2. Phương pháp xác định cấu tạo gỗ ................................................. 28 3.4.3. Phương pháp tẩy trắng ván mỏng ................................................ 29 3.4.4. Phương pháp đo màu sắc của ván bằng phương pháp photoshop .. 32 3.4.5. Phương pháp đánh giá chất lượng ván mỏng sau khi tẩy ............... 32 3.4.6. Phương pháp kiểm tra tần số vết nứt N (v/cm), chiều sâu vết nứt hệ thống (%) .............................................................................................. 33 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 36 4.1. Cấu tạo của gỗ keo tai tượng ........................................................... 36 4.1.1. Cấu tạo thô đại ............................................................................. 36 4.1.2. Cấu tạo hiển vi ............................................................................ 36 4.2 . Kết quả tẩy trắng ván mỏng ........................................................... 39 4.3. Kết quả kiểm tra màu trên photosop : ............................................. 41 4.4. Kết quả kiểm tra tần số vết nứt và chiều sâu vết nứt trước và sâu khi tẩy trắng……………………………………………………………….…………44 4.4.1 .Tần số vết nứt N (V/cm) ............................................................. 44 4.4.2. Chiều sâu vết nứt hệ thống ( %) ................................................... 46 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 50 5.1 Kết luận ........................................................................................... 50 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHẦN 1 Mở đầu 1.1. Đặt vấn đề Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng nước kết hợp với một số chất để làm sạch các chất bẩn trên quần áo và các vật dụng hàng ngày. Đầu tiên, ngành tẩy trắng phát triển ở các nước Ai Cập cổ đại, Trung Quốc vào khoảng một trăm năm sau công nguyên. Người Trung Quốc đã biết dùng huyền phù của tre nứa để tạo nên giấy, như vậy có thể nói ngành công nghiệp tẩy trắng phát triển đi cùng với công nghệ sản xuất giấy và một số ngành công nghiệp quan trọng khác như ngành sản xuất bột giặt,… Khi mà ngành chế biến gỗ ngày càng phát triển và chiếm một tỷ trọng lớn trong các mặt hàng xuất khẩu của cả nước thì việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ tẩy trắng lâm sản là việc làm cần thiết nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm. Ngày nay khi mà nhu cầu về cái đẹp của con người ngày càng phong phú, đa dạng thì tẩy trắng nói chung và tẩy trắng trong nghành chế biến lâm sản nói riêng càng được quan tâm hơn, khi đó các giải pháp tẩy trắng cũng đa dạng, phong phú hơn, các thiết bị tẩy trắng cũng hiện đại hơn. Xu hướng sử dụng các các hóa chất tẩy hiện này là: Không chỉ mang lại hiệu quả tẩy trắng cao mà còn không hoặc ít độc hại với người sử dụng. Trong công nghệ sản xuất ván mỏng (ván lạng, ván bóc), tẩy trắng hầu như chưa được ứng dụng bởi các nghiên cứu khoa học về vấn đề này còn quá ít, ngay cả nghiên cứu về tẩy trắng gỗ còn rất hạn chế. Tuy nhiên điều kiện và phương pháp nghiên cứu, kiểm tra đánh giá còn hạn chế, bởi vậy kết quả thu được mới chỉ dừng lại ở mức tham khảo mà chưa thể ứng dụng thực tiễn. Xuất phát từ những vấn đề trên, em tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu một số giải pháp tẩy trắng và tiến hành tẩy trắng cho ván mỏng làm từ gỗ keo tai tượng”. 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được cấu tạo gỗ keo tai tượng. - Đề xuất được một số quy trình công nghệ tẩy trắng ván mỏng. - Tạo được một số ván mỏng đã được tẩy trắng và đánh giá chất lượng chúng. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập - Qua quá trình nghiên cứu giúp tôi hiểu được một số giải pháp bảo quản và chế biến lâm sản. Đặc biệt là những giải pháp tẩy trắng ván mỏng, để nâng cao giá trị và giá trị sử dụng của ván nhân tạo . - Giúp chúng tôi học tập được nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học như quan sát thực hành, khả năng phân tích và tổng hợp tài liệu, phát huy tinh thần sáng tạo trong học tập và nghiên cứu. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất. - Xác định được cấu tạo gỗ, làm cơ sở cho việc nhận biết gỗ keo tai tượng. - Kết quả nghiên cứu là cơ sở thực tiễn quan trọng trong việc đề ra giải pháp tẩy trắng ván mỏng để nâng cao chất lượng của ván nhân tạo . 3 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Các đặc điểm cấu tạo của gỗ Là tổ chức của nhiều tế bào mạch gỗ nối tiếp nhau thành ống dài. Mạch gỗ chỉ có ở cây lá rộng. Đây là điểm khác biệt chủ yếu so với gỗ lá kim. a) Các hình thức phân bố và tụ hợp của mạch gỗ Trên mặt cắt ngang tế bào mạch gỗ là những lỗ hình tròn hoặc hình bầu dục hay đa giác gọi là lỗ mạch. * Các hình thức phân bố của mạch: - Mạch xếp vòng: Trong phạm vi mỗi vòng năm, các lỗ mạch ở phần gỗ sớm có đường kính lớn xếp thành vòng tròn đồng tâm vây quanh tuỷ, còn ở phần gỗ muộn nhỏ, nằm rải rác và phân tán. Ở nước ta hình thức này rất ít chỉ thấy ở xoan ta, tếch và một ít loại gỗ khác. [15] - Mạch phân tán: Lỗ mạch ở phần gỗ sớm và gỗ muộn to nhỏ gần như nhau nằm phân tán rải rác. Đây là hình thức phổ biến ở gỗ nước ta. - Mạch vừa xếp vòng vừa xếp phân tán (trung gian): Ở phần gỗ sớm lỗ mạch lớn hơn phần gỗ muộn và có xu hướng xếp thành vòng, càng ra đến phần gỗ muộn lỗ mạch bé dần và phân tán. Các loại gỗ bồ hòn, thôi ba, xoan nhừ…. Có loại hình thức phân bố này. [15] * Các hình thức tụ hợp lỗ mạch. - Mạch đơn: Từng lỗ mạch nằm đơn độc, phân tán, không có liên hệ gì với các lỗ mạch khác. Các loại gỗ bạch đàn, hà nu, táu mật… có thể xem là lỗ mạch đơn phân tán. [7] - Mạch kép: Hai hoặc nhiều mạch nằm sát cạnh nhau, các lỗ mạch ở giữa thường bị ép dẹt, làm cho lỗ mạch kép giống như lỗ mạch đơn chia thành 4 nhiều ngăn. Mạch kép đa số xếp theo hướng xuyên tâm: gỗ gáo, ba soi…. Có mạch kép 2 đến 4 lỗ, có một số loại từ 2 đến 6 lỗ. [7] - Mạch nhóm: Từ 3 lỗ mạch trở lên, tụ hợp thành nhóm nhỏ. Hình thức này rất ít thấy ở gỗ nước ta. - Mạch dây: Nhiều lỗ mạch nằm sát nhau, kéo dài thành dây, hoặc nằm gần nhau có xu hướng kéo dài thành dây theo hướng xuyên tâm hoặc tiếp tuyến. [7] + Mạch dây xuyên tâm, có thể kéo dài thành hàng song song với tia gỗ, hoặc lượn qua lại như ở gỗ sến mật, thành ngạnh, đỏ ngọ, các loại giẻ, hay có xu hướng đan thành màng lưới. + Mạch dây xuyên tâm, thường xếp thành vòng gián đoạn hoặc liên tục lượn vòng quanh tuỷ ở một số loại gỗ thuộc họ đinh. [7] b) Tế bào mô mềm Là những tế bào vách mỏng, làm nhiệm vụ dự trữ chất dinh dưỡng trong cây. Gỗ cây lá rộng nói chung tế bào nhu mô chiếm tỷ lệ khá lớn 2-15% và hình thức phân bố phức tạp. [15] Gỗ cây lá rộng ở nước ta, ngoài một số loại gỗ không có hoặc có ít tế bào mô mềm, còn nói chung tế bào mô mềm rất phát triển, để quan sát, cho nên dựa vào nó để phân biệt loại gỗ là vấn đề rất quan trọng. [7] Quan sát trên mặt cắt ngang, tế bào nhu mô phân bố theo các hình thức chủ yếu sau : - Sắp xếp phân tán: Từng dây tế bào nằm phân tán, rải rác giữa các tế bào mạch gỗ, sợi gỗ: Chỉ nhìn thấy dưới kính hiện vi. [7] - Vây quanh mạch: + Vây quanh mạch không kín: Các dây tế bào tụ tập một phía xung quanh lỗ mạch. 5 + Vây quanh mạch kín: Các dây tế bào tụ tập, bao kín xung quanh lỗ mạch tạo thành các hình: Hình tròn, hình cánh và cánh nối tiếp. - Liên kết mạch : Các dây tế bào xếp thành hàng, nối các lỗ mạch thanh vòng vây quanh tuỷ cây. + Liên kết mạch giải rộng: Bề rộng giải gần bằng đường kính lỗ mạch. + Liên kết mạch giải hẹp: Bề rộng giải bé hơn rất nhiều so với đường kính lỗ mạch. [7] c) Tia gỗ. Tai gỗ cây lá rộng hoàn toàn do tế bào mô mềm tạo thành. Tia gỗ là những tế bào hình tròn hay hình đa giác của tầng phát sinh ra. Bề rộng của tia gỗ ở đại bộ phận gỗ lá rộng có nhiều hàng tế bào. Đây là đặc điểm khác biệt với tia gỗ lá kim. [15] Quan sát qua kính hiện vi tia gỗ cây lá rộng sắp theo hai hình thức sau đây : - Sắp xếp đồng nhất: Tất cả các tia gỗ đều xếp nằm hay đứng thành hàng xuyên tâm. - Sắp xếp không đồng nhất: Trong cùng một tia gỗ vừa có tế bào xếp nằm vừa có tế bào xếp đứng. Những hàng tế bào xếp ở trên và dưới còn ở giữa là những tế bào xếp nằm. [15] Việc xác định loại gỗ ta dựa vào mật độ phân bố của gỗ, kích thước tia gỗ nằm trên mặt cắt ngang. d) Ống dẫn nhựa Đối với cây gỗ lá rộng chỉ có một số loại gỗ có ống dẫn nhựa, gỗ lá rộng chỉ có ống dẫn nhựa dọc, nó thường tập trung thành hàng ở ranh giới vòng năm. [15] 6 e) Cấu tạo lớp Là dạng cấu tạo đặc biệt của một số loài gỗ lá rộng. Dưới mắt thường và kính lúp, quan sát trên mặt cắt tiếp tuyến nhìn được các đường gợn sóng cách nhau đều đặn.Tuỳ từng loài cây mà có từ 2-7 lớp/mm. [7] f) Tế bào chứa chất kết tinh (thể bít). Tế bào mô mềm chứa chất kết tinh lá đặc điểm của nhiều loại gỗ, bên trong ruột tế bào tồn tại các chất tích tụ có màu sắc khác nhau. [7] g) Gỗ giác - gỗ lõi Một số loài gỗ phần gỗ phải ngoài sát vỏ có màu nhạt hơn gọi là gỗ giác, phần gỗ bên trong đi vào tuỷ có màu sẫm hơn gọi là gỗ lõi. Nếu màu sắc và độ ẩm phần gỗ bên trong và phần gỗ bên ngoài không khác biệt nhau gọi là gỗ giác và gỗ lõi không phân biệt. Loại cây gỗ giác lõi không phân biệt. Nếu màu sắc và độ ẩm phần gỗ bên trong và phần gỗ bên ngoài khác biệt nhau gọi là gỗ giác gỗ lõi phân biệt. Loại gỗ giác lõi phân biệt. [15] h) Gỗ sớm - gỗ muộn Gỗ sớm - gỗ muộn: Trong mỗi vòng năm phần gỗ phía trong sinh ra vào thời kỳ đầu mùa sinh trưởng gọi là gỗ sớm. Phần phái ngoài sinh vào cuối mùa sinh trưởng gọi là gỗ muộn. [7] Một số loại gỗ có gỗ sớm và gỗ muộn khác nhau về kích thước gọi là gỗ sớm gỗ muộn phân biệt. Một số loại gỗ quan sát thấy đường kính lỗ mạch có kích thước tương tự nhau trên một vòng năm gọi là gỗ sớm, gỗ muộn không phân biệt. Đây cũng là đặc điểm giúp ta định loại gỗ. 2.1.2. Gỗ và cơ chế phát màu của gỗ Các loại gỗ khác nhau có tính chất khác nhau. Sự khác nhau này chỉ có thể được giải thích một cách khoa học và cặn kẽ khi dựa vào đặc điểm cấu tạo của các loại gỗ . 7 Trong công nghệ sản xuất ván cũng như tẩy trắng, tất cả những vấn đề từ đặc điểm cấu tạo, tính chất, thành phần hoá học của gỗ,... đều cần được quan tâm một cách tỷ mỷ, nhờ đó mới có thể hạn chế được khuyết tật, nâng cao chất lượng sản phẩm trong gia công chế biến cũng như trong quá trình sử dụng. Sau đây là một số tính chất cơ bản của gỗ có tác động tới công nghệ tạo ván bóc và tẩy trắng cần quan tâm: - Tính chất vật lý của gỗ Màu sắc của gỗ: Bản thân tế bào gỗ không có màu đặc biệt, các chất màu, dầu nhựa, tanin,…thấm lên vách tế bào làm cho gỗ có màu. Màu sắc làm tăng vẻ đẹp, tăng giá trị sử dụng và giúp cho việc nhận mặt gỗ. Màu đậm hay nhạt phụ thuộc vào tổ chức tế bào, độ ẩm gỗ, trình độ chặt chẽ, gỗ lành mạnh hay mục mọt. Thường gỗ lõi màu đậm, gỗ giác màu nhạt vì tế bào tạo ra gỗ lõi chứa nhiều chất hữu cơ trong ruột tế bào hơn. Gỗ khô màu nhạt hơn gỗ ướt. Gỗ muộn cấu tạo chặt chẽ, vách tế bào dày nên màu thẫm đậm hơn gỗ sớm. Gỗ bị nấm phá hoại làm cho gỗ có màu nhạt hẳn đi hoặc thay đổi màu sắc. [5] Mùi của gỗ: Các chất chứa trong ruột tế bào làm cho gỗ có mùi, vị đặc biệt. Mùi vị của gỗ là do nhựa cây, tinh dầu, tanin và những chất khác chứa trong tế bào. Gỗ có mùi thơm dễ bị sâu nấm phá hoại. Gỗ lõi đậm mùi hơn gỗ giác. Gỗ ướt đậm mùi hơn gỗ khô. Gỗ bị mục không giữ được mùi. Thông thường, ván mỏng được sử dụng để trang sức trên bề mặt sản phẩm, tiếp xúc gần gũi với người sử dụng, bởi vậy vấn đề này càng cần được quan tâm hơn. Thớ gỗ: Thớ gỗ thẳng hoặc xoắn là một chỉ tiêu quan trọng để lựa chọn nguyên liệu cho mục đích sản xuất ván mỏng bởi nó sẽ tạo cho bề mặt ván có thớ thẳng hoặc xiên. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4358-86 đã quy định rõ độ 8 xiên thớ của ván loại C không quá 10%, loại B không quá 7%, loại A không quá 5%. [5] Khối lượng thể tích: Khối lượng thể tích gỗ là khối lượng gỗ có trong một đơn vị thể tích ở một trị số độ ẩm cụ thể, đơn vị tính là g/cm3, hoặc kg/m3. [15] Khối lượng thể tích ảnh hưởng đến sức hút ẩm, sức co dãn, khả năng chịu lực, tính chất nhiệt, tính chất điện, tính chất âm thanh,....Vì thế, khối lượng thể tích được xem là một chỉ tiêu quan trọng làm cơ sở lựa chọn các giải pháp gia công chế biến và sử dụng gỗ một cách hợp lý. Gỗ có khối lượng thể tích thấp có các ưu điểm như lực cắt nhỏ, khả năng cách nhiệt và âm tốt, hệ số phẩm chất cao, gỗ ít biến dạng, gỗ dễ sấy,...Ngược lại, gỗ có khối lượng thể tích lớn sẽ tăng chi phí gia công, thời gian sấy, thời gian xử lý hoá chất, thời gian hấp và luộc gỗ,... Độ ẩm: Độ ẩm gỗ được xác định bằng tỉ lệ phần trăm (%) giữa lượng nước có trong gỗ so với khối lượng gỗ khô kiệt (gỗ sấy tới độ ẩm bằng 0%). Độ ẩm gỗ có ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng thể tích và khả năng chịu lực của gỗ. Trong phạm vi độ ẩm bão hoà, độ ẩm gỗ càng tăng thì khả năng chịu lực của gỗ giảm. Đối với màu sắc gỗ, độ ẩm càng cao, màu sắc của gỗ sẽ sẫm hơn khi độ ẩm thấp. [5] Tỉ lệ co rút: Tỉ lệ co rút được xác định từ trạng thái khô tươi/ướt đến trạng thái gỗ khô kiệt là tỉ lệ phần trăm (%) giữa lượng co rút và kích thước gỗ ban đầu. Tỷ lệ co rút của gỗ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công nghệ sản xuất ván mỏng. Gỗ đem vào bóc thường là gỗ ướt, tươi, sau quá trình gia công, sấy, sản phẩm cuối là ván khô, chiều dày thành phẩm của ván là ván sau khi đã được sấy khô tới độ ẩm quy định (10±2%). Do đó, tính toán chiều dày 9 ván ướt sẽ bóc để có được chiều dày ván thành phẩm như ý, với sai số chiều dày cho phép không phải là đơn giản. [15] - Tính chất cơ học của gỗ Khả năng chống lại tác động của ngoại lực là tính chất cơ học hay cường độ gỗ. Trong sản xuất ván mỏng, tính chất cơ học của gỗ khác nhau sẽ cần có những chế độ gia công khác nhau, với sản xuất ván mỏng kỹ thuật, áp suất ép phải được lựa chọn sao cho khi ép lớp, các tổ chức, kết cấu của gỗ không bị phá vỡ. Tính chất cơ học đặc trưng cho khả năng chống chịu tác động của ngoại lực gây biến dạng hoặc phá huỷ gỗ. Nó phụ thuộc nhiều vào khối lượng thể tích và độ ẩm của gỗ. [5] Có một số cơ sở để tin rằng tính chất đàn hồi của gỗ, cũng như các tính chất khác, có liên quan đến sự sắp xếp của các mixencellulose. Garland (1939) cho rằng độ cứng của gỗ, sức chịu kéo và nén tùy ở mức nhỏ hơn nhưng đều liên quan đến chiều hướng của các mixencellulose. Khi gỗ khô, sức chịu nén và độ cứng tăng lên, hơn thế nữa khi các mixencellulose của vách tế bào bị nghiêng lệch thì sự thay đổi các tính chất này là rõ rệt hơn. - Tính chất hoá học của gỗ Tính chất hoá học của gỗ có vai trò rất lớn trong công nghệ tẩy trắng ván mỏng. Thành phần hoá học của gỗ chủ yếu là các polyme có cấu trúc rất phức tạp. Các polyme của gỗ có thể được phân thành ba loại chính: cellulose, hemicellulose, và lignin. Cellulose là thành phần quan trọng nhất trong gỗ. Nó tạo ra khả năng chịu lực cho gỗ. Hemicellulose là một nhóm các hợp chất tương tự cellulose, nhưng có khối lượng phân tử thấp hơn. Lignin khá bền vững và khó tách lọc, hơn nữa nó tồn tại dưới nhiều dạng. Lignin là một polyme vô định hình có vai trò như một chất gắn kết các tế bào với nhau. Lignin cũng có trong các vách tế bào tạo cho gỗ có độ cứng chắc. Lignin chiếm giữ một số khoảng không giữa các mixencellulose. Tỉ lệ lignin nhiều 10 nhất là ở màng giữa và lớp ngoài của vách thứ sinh; lignin tập trung nhiều nhất ở các khoảng gian bào (khoảng trống giữa các góc của các tế bào), và các vách xuyên tâm có nhiều lignin hơn các vách tiếp tuyến. [15] - Khả năng thẩm thấu của gỗ Khả năng thẩm thấu của gỗ, đặc biệt với thuốc bảo quản, thuốc nhuộm màu và các hoá chất biến tính, có ý nghĩa to lớn trong sử dụng gỗ. Cần phải thấy rằng khả năng thẩm thấu theo chiều dọc thớ chắc chắn là lớn hơn nhiều so với chiều ngang thớ. Khả năng thẩm thấu của gỗ lõi nhỏ hơn gỗ giác một hệ số là 10 hoặc lớn hơn, và không bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện phơi sấy. Sự khác nhau về khả năng thẩm thấu của gỗ giác một phần được giải thích là do sự khác nhau về kích thước của các lỗ thủng nhỏ trên màng lỗ thông ngang, và có lẽ còn do sự tồn tại của các ống dẫn nhựa dọc có thể đã làm tăng khả năng thẩm thấu của gỗ. Các nhân tố khác có thể cũng liên quan đến khả năng thẩm thấu của gỗ lõi như các chất chiết xuất. [5] * Cơ chế phát màu của gỗ Bề mặt gỗ có tính chất hấp thụ và phản xạ ánh sáng nhìn thấy, do đó mà ta có thể nhìn được màu sắc gỗ là đỏ, nâu, vàng hay lục. Màu sắc của gỗ do loài cây khác nhau, hoặc cho dù có cùng loài cây nhưng do khu vực phân bố khác nhau, điều kiện lập địa, tuổi cây và các điều kiện khác có sự sai lệch mà khác nhau; có thể là cùng trên một cây gỗ mà chỉ do vị trí có sự sai khác, như gỗ giác, lõi mà màu sắc cũng có sự khác nhau. Tại các mặt cắt khác nhau thì màu sắc cũng có sự biến đổi. Bề mặt của gỗ khác với kim loại, nó được tổ thành bởi sự sắp xếp không cùng một phương thức của các loại tế bào, do đó, cho dù cùng trên một mặt gỗ, các khe kẽ của tế bào và các phần của nó có sự sai khác mà màu sắc có sự sai khác. [5] Màu của đa số các chất được quyết định bởi sự chuyển điện tích từ nguyên tử của nguyên tố này sang nguyên tử của nguyên tố khác. Trong phân 11 tử những chất có màu, mức năng lượng của các electron phân bố khá gần nhau. Các halogen có nhiều electron như: clo, bromide,.. đều có màu. Những nguyên tố nitơ, hydro, flo,.. không có màu vì chúng không hấp thụ lượng tử ánh sáng trông thấy để thực hiện bước chuyển dịch electron. [5] Năng lượng ánh sáng va đập vào phân tử các chất trong gỗ làm cho các phân tử chuyển động (chủ yếu là chuyển động quay) và làm tăng năng lượng dao động của các phân tử riêng biệt. Phần năng lượng chính được dùng để chuyển electron từ mức năng lượng cơ bản sang mức năng lượng cao hơn. - Sự sản sinh màu sắc gỗ Vật chất phát màu chủ yếu của gỗ gồm 3 thành phần chính là: lignin, chất chiết xuất và thành phần tro trong gỗ. Lignin: Cellulose và Hemicellulose không hấp thụ ánh sáng nhìn thấy, nó phản xạ hầu hết các ánh sáng chiếu tới. Lignin hấp thụ ánh sáng có bước sóng dưới 500nm, còn lại là ánh sáng phản xạ cho ra một màu sắc xác định. Các cầu nối C = O và C = C trong lignin, với π hạt điện tử trong kết cấu nối đôi này có tính linh hoạt rất cao, năng lượng kích phát nhỏ, làm cho lignin có thể hấp thụ ánh sáng từ vùng tia tím đến vùng ánh sáng nhìn thấy, từ đó, gỗ phát sinh màu sắc. [5] Như vậy, Lignin chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho gỗ sản sinh màu sắc. Các chất chiết xuất từ gỗ: Có thể nhận thấy rằng chất chiết xuất bao gồm một loại chất trung gian trong hoạt động sống của cây hoặc là sản phẩm đồng hóa cuối cùng để trở thành dinh dưỡng. Vật chất có chứa gốc Phenol trong chất chiết xuất và chất màu có thể hấp thụ ánh sáng bước sóng lớn hơn 500nm, từ đó làm cho gỗ sản sinh màu sắc. [5] 12 * Thành phần tro trong gỗ: Hàm lượng chất tro của gỗ chủ yếu gồm các loại Acid Silic, Cacbonat Canxi và Oxalac Canxi tồn tại trong tế bào phân bố tập trung thành các điểm làm cho bề mặt gỗ xuất hiện các điểm màu. Các điểm màu là hiện tượng dị thường trong quá trình hoạt động sống của cây dẫn đến. [15] Quá trình lõi hóa của gỗ: Gỗ được phân thành gỗ giác và lõi. Thông thường, gỗ lõi màu đậm, gỗ giác màu nhạt. Gỗ lõi là do sự chuyển hóa từ gỗ giác mà thành. Quá trình lõi hóa của gỗ là một quá trình sinh hóa vô cùng phức tạp. Trong quá trình này, các tế bào sống của gỗ dần dần bị thiếu Oxy mà chết đi, trong các ống dẫn hình thể bít, hệ thống dẫn nước bị tắc nghẽn trong khoang bào hàm chứa gỗ, canxi, cacbonat sắc tố, tanin... làm cho gỗ lõi hình thành các loại màu sắc và biến đổi độ cứng, tỷ trọng tăng lên, độ thẩm thấu giảm xuống, tính bền lâu cũng tăng theo. * Các nhân tố vật lý ảnh hưởng tới màu Phương chiếu của ánh sáng:Khi ánh sáng chiếu lên bề mặt của gỗ một bộ phận bị phản xạ, một bộ phận chui vào và bị hấp thụ. Ánh sáng không bị hấp thụ vào tế bào thì thông qua tán sắc phản xạ và truyền dẫn mà tái thứ phát. Màu sắc của gỗ là ấn tượng trên võng mạc của mắt người nhìn dẫn đến. Căn cứ vào hệ thống màu Hunter-Lab, khi góc tới của ánh sáng là 450 thì góc tới của tia sáng khác nhau chiếu vào phương hướng sắp xếp tầng dẫn đến màu sắc của gỗ có sự thay đổi (hình 2.1). [5] Nước trong gỗ: Trong tế bào gỗ chưa được sấy khô, trong môi trường không khí có chứa nước tự do tương đối nhiều, tế bào bị nước lấp đầy, khi có ánh sáng chiếu tới, ánh sáng bị khúc xạ, làm giảm lượng ánh sáng tán xạ và phản xạ làm cho màu của gỗ ướt sẫm hơn. Sự thấm ướt màu của gỗ cũng tương tự như màu sắc của gỗ khi được trang sức vecni.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng