Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng của rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em từ ...

Tài liệu Tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng của rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em từ 6 10 tuổi

.PDF
137
1125
51

Mô tả:

Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐỖ MINH THÚY LIÊN TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý Ở TRẺ EM TỪ 6 - 10 TUỔI Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Hoàng Minh HÀ NỘI - 2013 1 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý tận tình của quý thầy cô trường Đại học Giáo Dục, Đại học Quốc gia Hà nội. Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, các cô trường Đại học Giáo Dục. Các thầy cô trong chương trình liên kết của Đại học Vanderbitl, những người đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đặng Hoàng Minh, người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn và giúp tôi có thể hoàn thành được luận văn tốt nghiệp. Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, và quý thầy cô phòng đào tạo sau đại học Trường Đại học Giáo Dục đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để tôi học tập và hoàn thành tốt khoá học. Đồng thời, tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Ban Lạnh đạo Khoa Tâm thần, các cháu bệnh nhi và các phụ huynh đã tham gia nhiệt tình vào nghiên cứu. Đã tạo điều kiện cho tôi điều tra khảo sát và cung cấp cho tôi những thông tin và số liệu quan trọng để hoàn thành được luận văn này. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh những thiếu sót. Chính vì vậy tôi rất mong nhận được những đóng góp quý báu từ quý thầy cô và các bạn. Hà Nội, tháng 12 năm 2013 Học viên Đỗ Minh Thuý Liên 2 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADD Attention Deficit Disorder- Rối loạn giảm chú ý ADHD Attention Dificit Hyperactivity Disorder- Rối loạn tăng động giảm chú ý. CBCL Child Behavior Checklist- Bảng kiểm đánh giá hành vi trẻ em. DSM Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorder- Sách hướng dẫn chẩn đoán và phân loại bệnh tâm thần (Hội tâm thần học Hoa Kỳ) DGKJP Stellungnahme der Deutschen Gesellschaft fuer Kinder- und Jugendpsychiatrie, Psychosomatik und Psychotherapie- Trung tâm xã hội nghiên cứu sức khoẻ tinh thần và phương pháp trị liệu cho trẻ em và vị thành niên Đức. ICD-10 The 10th International Classification of Diseases- World Health Organization- Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 của tổ chức y tế thế giới. IQ Inteligence Quotien- Chỉ số thông ming (trí tuệ) MRI Magnetic Resonance Imaging- Chụp cộng hưởng từ hạt nhân. PTSD Post Traumetic Stress Disorder- Stress sau sang chấn KT Khách thể Tr Trang 3 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn……………………………………………………………... i Danh mục chữ viết tắt……….…………………………………………. ii Mục lục………………………………………………………………… iii Danh mục các bảng…………………………………………………….. v Danh mục các biểu đồ………………………………………………….. vi MỞ ĐẦU………………………………………………………………. 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU…….. 4 1.1. Các khái niệm………………………………… 4 1.1.1. Khái niệm rối loạn tăng động giảm chú ý…...…………………... 4 1.1.2. Khái niệm đặc điểm lâm sàng .………………………………….. 9 1.2. Chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý…………………………. 11 1.2.1. Nguyên tắc chẩn đoán…….……………………………………… 11 1.2.2. Tiêu chí chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý……... ………. 13 1.2.3. Chẩn đoán phân biệt……………………………………………... 18 1.3. Tổng quan các nghiên cứu rối loạn tăng động giảm chú ý...………. 19 1.3.1.Lịch sử thuật ngữ tăng động giảm chú ý………………………..... 19 4 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi 1.3.2. Các nghiên cứu tỷ lệ mắc tăng động giảm chú ý ở Việt nam và 21 trên thế gi………………………………...……………………………... 1.3.3. Lịch sử nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của rối loạn tăng động 24 giảm chú ý…………………………………………………..………….. 1.3.4. Các nghiên cứu sự khác biệt về văn hóa trước những biểu hiện sức khỏe 26 tâm thần nói chung và tăng động giảm chú ý nói riêng…………………..…….. 1.4. Một số giả thuyết về nguyên nhân……………………….………… 30 1.5. Một số phương pháp điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ 42 em………………………………………………………..……………... 1.6. Một số đặc điểm tâm lý trẻ em ở lứa tuổi tiểu học (6-10 tuổi) 47 Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……... 53 2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu………………………….…….. 53 2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………... 54 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu………………………………… 54 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu phỏng vấn sâu........................................ 55 2.2.3. Phương pháp trắc nghiệm khách quan........................................... 56 2.2.4. Phương pháp quan sát…………………….................................... 57 2.2.5. Xử lý số liệu………………........................................................... 58 2.3. Tổ chức nghiên cứu…………………............................................... 58 5 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi 2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu..................................................... 61 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................. 62 3.1. Đặc điểm chung của mẫu………….................................................. 62 3.2. Các đặc điểm của rối loạn tăng động giảm chú ý (theo Vanderbilt). 71 3.2.1. Theo cha mẹ…………………………………………................... 71 3.2.2. Theo giáo viên……………………………………….................... 77 3.3. Các đặc điểm khác đi kèm……………………...………………….. 81 3.4. Các đặc điểm của rối loạn ADHD qua phỏng vấn và quan sát…..... 93 3.4.1. Các đặc điểm của rối loạn ADHD qua phỏng vấn nhóm cha mẹ.. 94 3.4.2. Các đặc điểm của rối loạn ADHD qua quan sát trẻ……………... 101 3.5. Trường hợp điển hình…………...…………………………………. 104 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ…………………………………… 110 1. Kết luận………………………………………………………………. 110 2. Khuyến nghị…………………………………………………………. 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO..…………………………………………… 118 PHỤ LỤC……………………………………………………………… 122 6 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1. Phân bố trẻ theo giới tính…………………………………. 62 Bảng 3.2. Phân bố trẻ theo lứa tuổi………………………………….. 62 Bảng 3.3. Trình độ học vấn của cha mẹ…………………………… 65 Bảng 3.4. Phân bố nơi ở của trẻ……………………………………... 67 Bảng 3.5. Mức độ rối loạn ADHD của trẻ………………………… 68 Bảng 3.6. Lý do cha mẹ đưa con đi khám…………………………… 69 Bảng 3.7. Các đặc điểm triệu chứng giảm chú ý theo cha mẹ………. 71 Bảng 3.8. Các đặc điểm triệu chứng tăng động theo cha mẹ………... 75 Bảng 3.9. Các đặc điểm triệu chứng giảm chú ý theo giáo viên…….. 77 Bảng 3.10. Các đặc điểm triệu chứng tăng hoạt động theo giáo viên 79 Bảng 3.11. Các triệu chứng xung động hung tính theo cha mẹ……... 81 Bảng 3.12. Các triệu chứng xung động hung tính theo giáo viên…… 84 Bảng 3.13. Các triệu chứng về lo âu theo cha mẹ…………………… 86 Bảng 3.14. Các triệu chứng về lo âu theo giáo viên…………………. 88 Bảng 3.15. Triệu chứng tics…………………………………………. 91 Bảng 3.16. Kết quả học tập của trẻ ADHD………………………… 92 7 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Bảng 3.17. Bảng chỉ số IQ theo Raven màu………………………… 93 Bảng 3.18. Quan sát biểu hiện giảm chú ý………………………… 101 Bảng 3.19. Quan sát biểu hiện tăng hoạt động……………………… 103 8 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi DANH MỤC CÁC BIỂU, ĐỒ THỊ Biểu đồ 3.1. Biểu đồ giới tính……………………………………… 62 Biểu đồ 3.2. Biểu đồ tuổi của mẫu nghiên cứu……………………… 64 Biểu đồ 3.3. Biểu đồ phân bố nơi ở của trẻ………………………… 67 Biểu đồ 3.4. Biểu đồ các lý do đưa con đi khám…………………… 70 Biểu đồ 3.5. Biểu đồ so sánh các đặc điểm gi ảm ch ú ý……………. 78 Biểu đồ 3.6. Biểu đồ so sánh biểu hiện xung động/ hung tính………. 85 Biểu đồ 3.7. Biểu đồ so sánh mức độ lo âu của trẻ………………… 89 Biểu đồ 3.8. Biểu đồ biểu hiện tics………………………………… 91 Biểu đồ 3.9. Biểu đồ kết quả học tập của trẻ………………………… 92 Đồ thị 3.1. Đồ thị các đặc điểm triệu chứng giảm chú ý…………… 72 Đồ thị 3.2. Đồ thị các đặc điểm triệu chứng tăng hoạt động………… 75 Đồ thị 3.3. Đồ thị các triệu chứng xung động/ hung tính…………… 82 Đồ thị 3.4. Đồ thị các triệu chứng lo âu……………………………... 87 9 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý hay rối loạn ADHD là một khái niệm ngày càng trở nên quen thuộc. Hiện nay số lượng trẻ được thăm khám đánh giá và chẩn đoán có mắc rối loạn này ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở độ tuổi tiểu học. Theo báo cáo của tác giả Nguyễn Văn Lương của bệnh viện tâm thần trung ương Huế thì hiện nay tỷ lệ trẻ mắc rối loạn này ở lứa tuổi tiểu học là khoảng 35%, ngày càng gia tăng. Các nghiên cứu khác ở các nước châu âu như Đức vào năm 2012, tác giả Manfred Dopfner và Stephanie Schurman thì ở Đức cũng có khoảng 5% trẻ em đang ở độ tuổi tiểu học cũng mắc rối loạn ADHD. Theo nghiên cứu khác của tác giả Ayaka Ishii- Takahashi khoa Tâm bệnh học trường đại học Tokyo, Nhật Bản thì tỷ lệ trẻ mắc rối loạn ADHD ở nước này trong thời gian gần đây ngày càng gia tăng từ 3%(1980) tăng lên 7%(2009)… Việc đánh giá và chẩn đoán trẻ có rối loạn ADHD là một công việc phức tạp, đặc biệt ở Việt Nam. Việc chẩn đoán cho trẻ có rối loạn ADHD rất dễ có những nhầm lẫn và bỏ qua các trường hợp rối loạn bởi một số lý do khách quan như sau: thứ nhất việc đánh giá sàng lọc và chẩn đoán ở các bệnh viện thường diễn ra khá nhanh (khoảng dưới 30 phút); thứ hai các phòng khám thường sử dụng bộ tiêu chuẩn chẩn đoán của các nước Châu Âu, Châu Mỹ để chẩn đoán các rối loạn sức khoẻ tâm thần là DSM-4 và ICD-10 – đây là hai bộ tiêu chuẩn chẩn đoán chưa được chuẩn hoá ở Việt Nam. Nhưng như ta đã biết thì mỗi đất nước, mỗi vùng miền lại có một nền văn hoá với những điểm khác biệt. Những nền văn hoá khác nhau lại hình thành nên những thói quen, lối sống, cách nhìn nhận đánh giá về con người, các mẫu chuẩn mực hành vi… khác nhau. Tuy rằng khi đánh giá sàng lọc thì các tiêu chuẩn quốc tế chính là kim chỉ nan định hướng cho chẩn đoán, nhưng nếu chúng ta không xem xét đến các quan niệm thông 10 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi thường, biểu hiện có tính đặc trưng về rối loạn đó thì có thể sẽ bỏ qua những trường hợp có rối loạn. Đối với các rối loạn tâm lý nói chung và rối loạn ADHD nói riêng thì việc phát hiện sớm và có hướng trị liệu một cách phù hợp là một yếu tố quyết định cho việc cải thiện các rối loạn của trẻ trong tương lai. Thực chất rối loạn ADHD không gây nguy hiểm tức thì, nhưng lại có ảnh hưởng rất tiêu cực tới chất lượng các mối quan hệ cũng như cuộc sống của trẻ sau này. Chính vì vậy mà việc chẩn đoán một trẻ có hay không có rối loạn ADHD có ý nghĩa rất quan trọng với bản thân trẻ cũng như gia đình trẻ. Chính những băn khoăn trên đã thúc đẩy tác giả quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng của rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em từ 6- 10 tuổi”. 2. Địa điểm, mục tiêu và giả thuyết nghiên cứu 2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Tâm bệnh- Bệnh viện Nhi trung ương. - Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1- 8/ 2013 2.2. Mục tiêu nghiên cứu Để tài này được nghiên cứu với mục tiêu sau : - Mô tả các đặc điểm lâm sàng cơ bản của rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em lứa tuổi từ 6- 10 tuổi. - Xây dựng công cụ quan sát lâm sàng cho trẻ có rối loạn ADHD, gồm có những biểu hiện phù hợp văn hoá Việt Nam. 2.3 Giả thuyết nghiên cứu 11 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi “Các đặc điểm lâm sàng của trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý ở lứa tuổi 6-10 tuổi được đánh giá ngoài những đặc điểm theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-4, còn có những đặc điểm thông thuờng theo quan niệm của người Việt Nam”. 2.4 Các biến số nghiên cứu + Biến số độc lập: vì đây là nghiên cứu mang tính chất mô tả chứ không phải là một nghiên cứu mang tính chất thực nghiệm nên các biến độc lập được xem xét là các đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu như: lứa tuổi trẻ được lựa chọn để đánh giá và tuổi khởi phát của nhóm bệnh nhi trong nghiên cứu, tuổi của bệnh nhi khi được chẩn đoán có rối loạn, giới tính: nam/ nữ, yếu tố về gia đình (hoàn cảnh kinh tế, nơi ở…), trình độ học vấn của cha mẹ, nét tính cách đặc trưng của cha mẹ, các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến trẻ trong gia đình, các yếu tố trong quá trình sinh đẻ hoặc mang thai… + Biến phụ thuộc: là các đặc điểm lâm sàng của rối loạn tăng động giảm chú ý của trẻ từ 6- 10 tuổi. Các nhóm triệu chứng về tăng động giảm chú ý, các đặc điểm về nhóm triệu chứng xung động/ hung tính, các đặc điểm về cảm xúc, một số các rối loạn đi kèm. 12 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Khái niệm rối loạn tăng động giảm chú ý 1.1.1.1. Khái niệm về hoạt động Hiện nay tồn tại rất nhiều các khái niệm khác nhau về hoạt động như: - Theo sinh lý học: hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp của con người vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Nhưng quan điểm này dường như đã đồng hóa hoạt động của con người với các hành vi bản năng của con vật. - Theo tâm lý học duy vật biện chứng: hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là sự tác động một cách tích cực của con người với hiện thực, thiết lập mối quan hệ giữa con người và thế giới khách quan nhằm tạo ra sản phẩm cho cả con người và thế giới. Hoạt động chính là phương thức tồn tại của con người và phương thức tồn tại của mọi sự vật hiện tượng, và hoạt động cũng quy định sự tồn tại của chính sự vật hiện tượng đó. Chính vì vậy khi phương thức thay đổi thì sự vật hiện tượng sẽ bị biến đổi thành sự vật hiện tượng khác. Trong hoạt động xảy ra 2 quá trình: - Quá trình chủ thể hóa đối tượng (xuất tâm): con người bằng hoạt động của mình tác động vào thế giới đối tượng nhằm tạo ra sản phẩm. Trong quá trình tiến hành hoạt động của con người đã xuất toàn bộ sức mạnh thần kinh và cơ bắp, hiểu biết, năng lực, hứng thú của mình vào sản phẩm. Con người bằng hành động tác động đến thế giới đối tượng tạo ra sản phẩm. Chính quá trình đối tượng hóa này mà tâm lý, năng lực và trình độ của con người được bộc lộ vào sản phẩm, đó chình là quá trình chuyển từ trong ra ngoài hay 13 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi còn gọi là quá trình xuất tâm hay quá trình khách thể hóa. Chính bằng hoạt động và thông qua hoạt động con người cải tạo và biến đổi thế giới. - Qúa trình đối tượng hóa chủ thể (nhập tâm): cũng thông qua hoạt động của mình chủ thể của hoạt động cũng rút ra được các kinh nghiệm, các bài học khi hoạt động qua lại với đối tượng. Đây chính là quá trình tích lũy kinh nghiệm thông qua hoạt động có chủ đích, có ý thức. Hoạt động đó giúp con người hoàn thiện bản thân hơn, tiến bộ hơn về mặt nhận thức, giúp cho tâm lý, ý thức và nhân cách của con người được phát triển. Nói tóm lại, cuộc sống của con người là một dòng các hoạt động mà con người là chủ thể của các hoạt động thay thế nhau. Như vậy “ Hoạt động là quá trình con người thực hiện các quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, xã hội, người khác và bản thân mình. Đó là quá trình chuyển hóa năng lực lao động và các phẩm chất tâm lý khác của bản thân thành sự vật, thành thực tế và quá trình ngược lại là quá trình tách các thuộc tính của sự vật, của thực tế quay trở về với chủ thể, biến thành vốn liếng tinh thần của chủ thể.” [6, tr28] Bản thân trẻ có rối loạn ADHD thường có nhu cầu hoạt động rất lớn, việc hoạt động liên tục khiến trẻ cảm nhận được mối liên hệ của bản thân với thế giới xung quanh và cảm nhận được sự tồn tại của bản thân trẻ trong thế giới. 1.1.1.2. Khái niệm về chú ý Trong cuộc sống con người luôn phải tiếp cận với rất nhiều các luồng thông tin và các tác động từ bên ngoài tới mình, các thông tin và tác động này giúp con người thu thập được các kinh nghiệm để hiểu và xử lý các tình huống đang và sẽ diễn ra một cách hiệu quả nhất. Nhưng trên thực tế thì các luồng thông tin này rất đa dạng và phong phú, không phải thông tin nào cũng có ích. Vì thế mỗi người phải biết sàng lọc các thông tin mà môi trường xung quanh đem lại, quá trình này được gọi là quá trình chú ý, ban đầu là một phản ứng báo động 14 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi chung, chuẩn bị cho một sự tập trung năng lực vào một tín hiệu nào đó được ưu tiên, còn những tín hiệu khác sẽ bị gạt bỏ hoặc cho ra rìa. [24, tr75] Những tín hiệu gây chú ý thường mang tính bất ngờ, di động, có khi lại trái ngược với các cảm giác đi trước. Không phải tính mạnh hay yếu tuyệt đối của mỗi kích thích là quan trọng, quyết định sự chú ý của chủ thể. Mà quan trọng ở đây chính là tính tương đối, so sánh với những cảm xúc trước đó hay cùng một lúc. Ví dụ: khi trẻ đang nghe bỗng xuất hiện một tiếng ồn ào cao hơn nền âm thanh mà trước đó trẻ đang tri giác. Hay một đồ vật có kích thước lớn xếp cùng hàng với các đồ vật có kích thước nhỏ hơn. Hoặc một tác động ngược chiều hay trái ngược với sự chờ đợi. Những tín hiệu liên quan đến lợi ích của con người cũng dễ gây nên sự chú ý ở con người. Thông qua các phản ứng sinh lý dễ phát hiện, người ta có thể nhận dạng ra những loại tín hiệu nào dễ gây ra sự chú ý cho chủ thể. Khi đã chú ý dến một tín hiệu nào đó, thì sẽ diễn ra quá trình ức chế cho các tín hiệu khác để chúng không thể lọt vào các cơ quan tiếp nhận (như: không nhìn thấy, không nghe thấy gì, những biểu hiện mà mọi người vấn cho rằng đó là đãng trí), và thời gian phản ứng (từ lúc tiếp nhận kích thích đến phản ứng) thường bị rút ngắn. Các loại chú ý xảy ra chủ yếu do tác động bên ngoài gây ra, hoặc do chủ thể tạo nên: - Chú ý không chủ định: chú ý này có thể xuất hiện tùy thuộc vào một số đặc điểm của kích thích như: điểm mới lạ của kích thích, cường độ của kích thích, độ hấp dẫn của kích thích… - Chú ý có chủ định: là chú ý mà sự định hướng các hoạt động là do bản thân chủ thể của hoạt động tự đặt ra. Chủ thể tự mình xác định được các mục đích hành động nên chú ý không còn phụ thuộc vào độ mới lạ hay quen thuộc của đối tượng, hay tính hấp dẫn hoặc cường độ tác động của đối tượng. 15 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Hai loại chú ý này có liên quan với nhau, có thể mở đầu bằng chú ý không chủ định, rồi tiếp theo là chú ý có chủ định và có thể kết thúc bằng chú ý không chủ định, mỗi loại đều có vai trò của nó trong cuộc sống. Chú ý được đề cập đến trong rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý ở trẻ em cũng chính là sự tập trung chú ý của trẻ vào các hoạt động, nhiệm vụ mà trẻ tham gia hoặc được người lớn giao. Sự tập trung chú ý này là các chú ý có chủ định khi được yêu cầu hoặc sự tập trung chú ý cần thiết để kết thúc một nhiệm vụ, hoạt động. Dựa trên đặc trưng như chú ý đã miêu tả ở trên thì ta có thể hiểu “Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một đối tượng, sự vật… nào đó, để định hướng hoạt động, bảo đảm điều kiện thần kinh- tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có kết quả.” [6, tr73] 1.1.1.3. Khái niệm về xung động Trong cuộc sống thường ngày sự xung động này thường được thể hiện bằng sự thiếu kiểm soát trong các mối quan hệ xã hội, sự dại dột trong các hoàn cảnh nguy hiểm, sự coi thường các quy tắc xã hội. Đặc biệt đối với trẻ có rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý trẻ thường bột phát hành động mà thiếu sự đắn đo, hay rất khó kiểm soát các hành động và cảm xúc của bản thân trong các tình huống. Các biểu hiện này rất phù hợp với khái niệm về xung động mà từ điển tiếng việt đã đưa ra: “Xung động là luồng kích thích lan từ nơi này sang nơi khác của cơ thể. Các xung động thần kinh thường có tính chất bột phát, có nhận thức nhưng không tự ý, không có chủ định, thường do ảnh hưởng của những kích động mạnh. [22, tr1396] 1.1.1.4. Khái niệm rối loạn 16 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Rối loạn tâm thần hay các rối loạn tinh thần là hình thức tâm lý hoặc hành vi các biệt và được cho rằng gây ra sự đau đớn và mất khả năng cư xử, phát triển bình thường. [19, tr5] Rối loạn trong tâm thần học mặc dùng không gây suy giảm các chức năng các cơ quan cơ thể cụ thể, nhưng các rối loạn này lại ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người mắc rối loạn. Trong rối loạn tâm thần ngoài những ảnh hưởng về mặt cảm xúc, chất lượng các mối quan hệ, thậm chí ảnh hưởng xấu đến chức năng của một vài cơ quan trên cơ thể…. Còn các rối loạn trong y học thường chỉ khu chú vào một vài cơ quan nhất định, và làm suy giảm chức năng của cơ quan bị rối loạn. Đây chính là những khác biệt cơ bản của rối loạn trong y học và trong tâm lý học. 1.1.1.5. Khái niệm rối loạn tăng động giảm chú ý Theo như cách hiểu trong y học thì rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý là bệnh do rối loạn chức năng não, bệnh này thường gặp ở trẻ em từ 3- 6 tuổi và những năm đầu tiểu học. [12, tr34] Hiện nay các rối loạn tâm lý nói chung và rối loạn ADHD nói riêng thường dựa theo các biểu hiện được mô tả trong sách hướng dẫn và phân loại bệnh tâm thần của Hội tâm thần học Mỹ (DSM-4) hoặc bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 của tổ chức y khoa thế giới (ICD-10). Theo ICD- 10, rối loạn tăng động giảm chú ý (mục F90) được mô tả như sau: rối loạn tăng động giảm chú ý có dấu hiệu khởi phát sớm, là sự kết hợp của một hành vi hoạt động quá mức, kém kiểm tra với thiếu chú ý rõ rệt và thiếu kiên trì trong công việc; và những đặc điểm hành vi lan tỏa trong một số lớn hoàn cảnh và kéo dài thời gian.[19, tr 258] Theo DSM- 4 thì: rối loạn tăng động giảm chú ý là một mẫu hành vi khó kiểm soát, biểu hiện dai dẳng sự kém tập trung chú ý và tăng cường hoạt động 17 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi một cách thái quá, khác hẳn mẫu hành vi của những trẻ bình thường cùng tuổi phát triển khác. Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra nhằm tìm kiếm một cách lý giải phù hợp nhất cho rối loạn này, người ta cho rằng các bất thường về thể chất, cấu tạo não bộ đóng một vai trò quan trọng gây ra rối loạn tăng động giảm chú ý, nhưng trên thực tế nghiên cứu thì đến nay vẫn chưa tìm ra một nguyên nhân cụ thể và đặc hiệu nào. Các chẩn đoán về rối loạn này đôi khi chỉ dừng lại ở “rối loạn suy giảm sự chú ý”, như vậy thì các đánh giá sẽ chỉ hướng việc chẩn đoán tới trẻ hay mơ mộng, lo lắng, thờ ơ, vô cảm, thiếu tập trung… Tuy nhiên, nếu chẩn đoán như vậy xem ra sẽ bỏ sót những khó khăn khác của trẻ. Nhưng rõ ràng đây cũng chính là những nét đặc trưng của rối loạn này. Rối loạn tăng động giảm chú ý thường bắt đầu sớm trong quá trình phát triển, thường là trước 5 tuổi. Các nét đặc trưng và dễ nhìn thấy nhất ở rối loạn này chính là sự thiếu kiên trì trong các hoạt động đòi hỏi sự tham gia của quá trình nhận thức, và những tác nhân có rối loạn này thường có khuynh hướng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác mà chưa hoàn thành hoạt động nào cả. Các cá nhân này thường dễ rơi vào các tình trạng xung động quá mức, thiếu tổ chức và điều tiết trong mọi hoạt động. Họ dễ phá vỡ các nguyên tắc, dễ bị cô lập và thường gặp các tật chứng khác về nhận thức như: học kém, rối loạn vận động hoặc ngôn ngữ… 1.1.2. Khái niệm về đặc điểm lâm sàng Đặc điểm lâm sàng là một khái niệm mang tính y học, trong y học lâm sàng có nghĩa là thăm khám cho bệnh nhân trên giường bệnh, tiếp xúc trực tiếp với người bệnh nhằm tìm ra các nét riêng biệt, và người bệnh có nhu cầu được cứu chữa hoặc tìm ra một phương pháp trị liệu phù hợp cho chứng bệnh đó. Khi khám chữa lâm sàng thường có 2 ý nghĩa: 18 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi - Trực tiếp quan sát, thăm hỏi, sau này bổ sung với những biện pháp gián tiếp khác là các xét nghiệm cận lâm sàng. - Tính thực tiễn, buộc phải giải đáp các yêu cầu của bệnh nhân, phải làm gì? (trị liệu như thế nào?), tiến triển ra sao (tiên lượng như thế nào?) Giống như vậy Tâm lý học lâm sàng là tìm cách giải quyết các khó khăn tâm lý. Tâm lý lâm sàng được triển khai theo mô hình: khám- hỏi- trắc nghiệmchẩn đoán- trị liệu. Đối với các rối loạn tâm thần, các yếu tố liên quan phức tạp hơn nhiều, trắc nghiệm không thể hoàn toàn khách quan và chính xác, nên ít khi dẫn ra được chẩn đoán những biểu bệnh rõ nét để có được các các chỉ định chữa trị một cách rõ nét. Trong Tâm lý học lâm sàng các nhà tâm lý thường dẫn đến xác định vấn đề của thân chủ với các yếu tố liên quan có tác động lẫn nhau để từ đó tìm ra được một chiến lược thích hợp từng bước để có thể xoay chuyển được tình thế, hoàn cảnh, và vấn đề của thân chủ. Về phương pháp luận, lâm sàng khác với khoa học thực nghiệm.Thực nghiệm xem đối tượng là một khách thể với tính chất hoàn toàn khách quan, quan sát của người nghiên cứu hoàn toàn không tác động đến tính chất của sự vật. Trong lâm sàng, đối tượng là một con người, một chủ thể, chịu ảnh hưởng của người quan sát thăm hỏi mình và tác động trở lại đến thân chủ. Vì thế người quan sát/ đánh giá lâm sàng và thân chủ tác động lẫn nhau. Như vậy đặc điểm lâm sàng của một rối loạn được hiểu là những đặc điểm đặc trưng để có thể đi đến một chẩn đoán cho một rối loạn cụ thể cho thân chủ. Những đặc điểm này thu thập được thông qua những thăm khám trực tiếp, dựa vào các bảng đánh giá trực tiếp trên thân chủ, các thông tin mà thân chủ, người thân của họ hoặc người chăm sóc họ cung cấp. Bên cạnh đó là các biểu hiện về mặt hành vi, cảm xúc mà thân chủ thể hiện qua quá trình đánh giá, tất cả những 19 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi đặc điểm thu thập được sẽ đối chiếu và so sánh với tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn là ICD- 10 hoặc DSM- 4. Việc tìm ra và định danh được rối loạn của thân chủ không chỉ có ý nghĩa về mặt chẩn đoán, mà nó còn là phương hướng để thiết lập các phương án chuẩn trị tối ưu cho thân chủ, giúp thân chủ hòa nhập lại với cuộc sống bình thường, giảm bớt các khiếm khuyết mắc phải, nâng cao được chất lượng cuộc sống. 1.2. Chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý 1.2.1. Nguyên tắc chẩn đoán Trước hết để có thể chẩn đoán được rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý chúng ta cân phải nắm bắt rõ được các biểu hiện của rối loạn này. Các đặc trưng cơ bản của rối loạn tăng động giảm chú ý là: kém tập trung, tăng hoạt động và xung động. [40, tr8] Các nét đặc trưng của rối loạn này chính là sự tăng hoạt động và chú ý, cả hai tiêu chuẩn này đều cần thiết cho quá trình chẩn đoán rối loạn này. Nhưng lưu ý là các biểu hiện này phải thể hiện một cách rõ ràng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau (ví dụ: ở nhà, ở trường lớp, bệnh viện, các môi trường xã hội khác…). [19, tr259] Các triệu chứng của rối loạn này thường diễn ra trong thời gian dài (3- 6 tháng), thông thường thì các biểu hiện về tăng động và xung động xuất hiện và thể hiện rõ nét trước các biểu hiện về giảm chú ý và kém tập trung, nhưng các biểu hiện này lại diễn ra khá mạnh mẽ, rõ nét và gây ảnh hưởng lớn trong những năm tiếp sau. Các biểu hiện về triệu chứng này thường xuất hiện vào các hoàn cảnh khác nhau và chúng phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của mỗi tình huống, vào sự tự kiểm soát của trẻ. Chính vì vậy tất cả những trẻ được xem là có vấn đề như: quá hiếu động, kém tập trung, xung động... mà có ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập và 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan