Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu mô hình hoạt động của hệ thống y tế dự phòng tuyến huyện và xã. tìm hiể...

Tài liệu Tìm hiểu mô hình hoạt động của hệ thống y tế dự phòng tuyến huyện và xã. tìm hiểu kiến thức, thực hành

.PDF
80
446
116

Mô tả:

Tìm hiểu mô hình hoạt động của hệ thống y tế dự phòng tuyến huyện và xã. Tìm hiểu kiến thức, thực hành
1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đối với những người làm công tác y tế công cộng và y học dự phòng thực hành tại cộng đồng quan trọng như thực hành lâm sàng tại bệnh viện với bác sĩ điều trị. Điểm đặc thù và cũng là điểm tạo nên vai trò quan trọng của nghành y học dự phòng là chúng ta phải chủ động đến với người dân,chủ động tìm hiểu và can thiệp những vấn đề sức khỏe của họ. Đối với sinh viên y học dự phòng khi đi thực địa những điều chúng ta quan sát đươc,những điều chúng ta phải làm, những điều chúng ta học hỏi được là người thật việc thật từ đó cho ta những kinh nghiệm thực tế. Đó là điều rất quan trọng giúp ích trực tiếp đến hiệu quả làm việc của chúng ta sau này. Tóm lại kinh nghiệm thực tế chỉ được học qua thực hành cộng đồng mà không có sách vở nào có thể dậy được. Điều này cũng chỉ rõ rằng thực tế cộng đồng là môn học không thể thiếu và rất quan trọng với sinhviên y học dự phòng. Địa điểm thực địa đợt này là huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam vì đây là địa điểm thực địa của Trường Đại Học Y Hà Nội. Bình Lục là huyện đồng bằng Bắc Bộ. Phía Đông Bắc và phía Bắc giáp huyện Lý Nhân với ranh giới là nhánh nhỏ của sông Châu Giang, phía Tây Bắc giáp huyện Duy Tiên ranh giới là dòng chính sông Châu Giang, phía Tây giáp huyện Thanh Liêm, các huyện này đều thuộc tỉnh Hà Nam. Riêng phía Nam và Đông Nam huyện giáp tỉnh Nam Định, ranh giới là sông Lý Nhân, tính từ tây sang đông giáp các huyện: Ý Yên, Vụ Bản và Mỹ Lộc. Trong địa bàn huyện có các con sông nhỏ như: sông Sắt, sông Liêm Phong (trên ranh giới với huyện Thanh Liêm),... đều là các sông nhánh của sông Châu Giang và sông Đáy, thuộc hệ thống sông Hồng. Diện tích tự nhiên của huyện Bình Lục là 154,9 km².với dân số theo thống kê là 152.800 người. Trong địa bàn huyện có các con sông nhỏ như: sông Sắt, sông Liêm Phong (trên ranh giới với huyện Thanh Liêm),... 2 đều là các sông nhánh của sông Châu Giang và sông Đáy, thuộc hệ thống sông Hồng. Diện tích tự nhiên của huyện Bình Lục là 154,9 km².Dân số theo thống kê năm 1999 là 152.800 người. Về hành chính Bình Lục có 20 xã và một thị trấn.Theo phân nhóm của thầy cô và sau khi bốc thăm ngẫu nhiên, chúng tôi được phân công thực tập tại thị trấn Bình Mỹ. Thị trấn Bình Mỹ nằm cạnh quốc lộ 21A và đường sắt Thống Nhất. Diện tích tự nhiên của thị trấn là 2,8 km² với dân số tính đến ngày 1/7/2010 là 6578 người. Về hành chính thị trấn Bình Mỹ 8 tiểu khu với tổng số 1753 hộ gia đình trong đó có 15 hộ nghèo, 35 hộ cận nghèo, 879 hộ trung bình, 629 hộ khá và 195 hộ giàu. 3 II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung: Tìm hiểu mô hình hoạt động của hệ thống YHDP tuyến huyện và xã. Tìm hiểu kiến thức, thực hành về thiếu máu và dinh dưỡng của học sinh nữ tuổi từ 16-18 của trường THTH Bình Lục A. Mục tiêu cụ thể: 1. Tìm hiểu mô hình hoạt động của Trung tâm YTDP Huyện Bình Lục. 2. Tìm hiểu các hoạt động YTDP tại Trạm y tế thị trấn Bình Mỹ. 3. Mô tả thực trạng dinh dưỡng, kiến thức và thực hành về thiếu máu và dinh dưỡng của học sinh nữ tuổi từ 16-18 của trường THPT Bình Lục A thị trấn Bình Mỹ. 4 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu: + Mục tiêu 1 và 2: hệ thống y tế dự phòng (bao gồm cán bộ, cơ sở vật chất và các hoạt động ) của huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam trong đó có trung tâm y tế dự phòng huyện Bình Lục và trạm y tế thị trấn Bình Mỹ. + Mục tiêu 3: học sinh nữ THPT từ 16 đến 18 tuổi tại trường THPT Bình Lục A, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. 3.2. Tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ (cho mục tiêu 3) 3.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn - Học sinh nữ từ 16-18 tuổi dựa theo ngày tháng năm sinh - Học sinh nữ từ 16-18 tuổi có hộ khẩu tại địa phương - Học sinh nữ đang đi học tại trường THPT Bình Lục A - Học sinh nữ từ 16-18 tuổi sẵn sàng tham gia cuộc nghiên cứu 3.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ - Không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn lựa chọn 3.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 3.3.1 Thời gian - Thời gian tập huấn trước khi đi cộng đồng là từ ngày 06/09/2010 đến ngày 08/09/2010. - Thời gian đi thực tế cộng đồng là từ ngày 09/09/2010 đến ngày 14/09/2010, trong đó: 5 + Chúng tôi tìm hiểu trung tâm y tế dự phòng huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam ngày 09/09/2010. + Chúng tôi tiến hành phỏng vấn nữ học sinh THPT từ 16 đến 18 tuổi tại cộng đồng từ ngày 10/09/2010 đến ngày 11/09/2010 + Chúng tôi tìm hiểu tại trạm y tế thị trấn Bình Mỹ từ ngày 12/09/2010 đến ngày 14/09/2010. 3.3.2 Địa điểm nghiên cứu - Tại trường THPT Bình Lục A, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. - Tại trung tâm y tế dự phòng huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. - Tại trạm y tế thị trấn Bình Mỹ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Bản đồ thể hiện vị trí huyện Bình Lục Trong tỉnh 6 Bản đồ Huyện Bình Lục : 3.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 3.4.1 Thiết kế nghiên cứu - Mô tả cắt ngang 3.4.2. Cỡ mẫu Mục tiêu 1: 1 giám đốc và 1 phó giám đốc trung tâm y tế huyện Bình Lục. Mục tiêu 2: 1 trạm trưởng, 1 bác sĩ, 1 y sĩ, 1 cán bộ dân số của trạm y tế thị trấn Bình Mỹ. Mục tiêu 3: - Áp dụng tính cỡ mẫu cho từng khối 7 n = Z12−α 2 p (1 − p ) ( pε ) 2 Trong đó : n : số học sinh nữ 16 đến 18 tuổi cần phỏng vấn. p : tỷ lệ học sinh nữ THPT có thực hành đúng (với giả thiết tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ học sinh nữ THPT có kiền thức tốt), ước tính là 0,4 α : mức ý nghĩa thống kê (= 0,05) Z 1−α : giá trị Z thu được từ bảng Z tương ứng với giá trị α được 2 chọn (Z= 1,96) ε :khoảng sai lệch mong muốn ( ε = 0,15) Ta được số học sinh n = 256 .Thực tế số học sinh điều tra được là 309. 3.4.3. Chọn mẫu: Mục tiêu 1 và 2: chọn mẫu thuận tiện và có chủ đích. Mục tiêu 3: - Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng học sinh nữ Khối lớp 10, học sinh nữ Khối lớp 11, và học sinh nữ Khối lớp 12. - Sau đó, tại mội khối, lập danh sách học sinh nữ theo lớp và chọn ngẫu nhiên 100. Bảng dưới đây trình bày kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin mà chúng tôi đã áp dụng trong đợt thực tế cộng đồng Kỹ thuật Cân, đo Công cụ thu thập thông tin - Phiếu phỏng vấn nữ học sinh THPT từ 16 đến 18 tuổi - Tranh ảnh và dụng cụ minh họa - Cân bàn thước dây, phiếu thu thập thông tin Quan sát có sự tham gia - Giấy, bút, chụp ảnh, ghi âm Quan sát không có sự tham gia - Giấy, bút, chụp ảnh, ghi âm Phỏng vấn trực tiếp 3.5. Quy trình thu thập số liệu 8 3.5.1. Các việc đã làm - Chuẩn bị trước khi đi thực tế : + Phổ biến kế hoạch tập huấn, đi thực địa và viết báo cáo. + Tập huấn bộ câu hỏi thiếu máu, tập huấn phỏng vấn 24h. + Chuẩn bị tư trang, văn phòng phẩm, đồ dùng cần thiết phục vụ cho quá trình thực địa tại cộng đồng. - Học tập tại thực địa : + Tìm hiểu mô hình hoạt động của trung tâm YTDP huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam bao gồm : • Nghe buổi nói chuyện, trao đổi về các hoạt động, nhiệm vụ, các kế hoạch và tổ chức cán bộ của lãnh đạo trung tâm YTDP huyện Bình Lục • Thăm quan nơi làm việc, các phòng ban, phòng chức năng của trung tâm YTDP huyện Bình Lục. + Điều tra kiến thức và thực hành về thiếu máu và dinh dưỡng của học sinh nữ THPT Bình Lục A : • Liên hệ, xin phép, phổ biến kế hoạch điều tra học sinh với ban giám hiệu nhà trường THPT Bình Lục A. • Bố trí, sắp xếp vị trí phỏng vấn học sinh. • Thực hành phỏng vấn học sinh. + Tìm hiểu hoạt động YTDP tại trạm y tế thị trấn Bình Mỹ : • Tìm hiểu mô hình hoạt động và tổ chức chung của trạm y tế thị trấn Bình Mỹ. • Tham gia vào buổi tuyên truyền thiếu máu cho phụ nữ mang 9 thai từ 6 đến 16 tuần tuổi tổ chức tại trạm y tế thị trấn Bình Mỹ. • Tìm hiểu các hoạt động về CSSK tại trạm y tế thị trấn Bình Mỹ. + Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao tăng cường giao lưu, đoàn kết giữa sinh viên với địa phương. 3.5.2. Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình học tập tại cộng đồng - Những thuận lợi : + Có xe đưa đón sinh viên nên đi lại rất thuận lợi. + Có giáo viên hướng dẫn đi cùng nên thuận lợi trong việc liên hệ với trường cấp 3 và trạm y tế, được hướng dẫn cụ thể về các công việc cần làm. + Nơi ăn, ở thoải mái, rộng rãi. + Các cán bộ tại trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã và trường học rất tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên hoàn thành mục tiêu học tập tại cộng đồng. + Hầu hết các bạn sinh viên trong nhóm đều có kỹ năng phỏng vấn, điều tra theo bộ câu hỏi nên việc điều tra được hoàn thành tốt. + Thành viên trong nhóm vui vẻ, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong sinh hoạt và học tập tại cộng đồng. - Những khó khăn : + Về việc phỏng vấn : do các em học sinh cấp 3 còn ngại tiếp xúc nên một số bạn còn gặp khó khăn trong việc phỏng vấn. + Nơi ở là trạm y tế thị trấn Bình Mỹ mới chuyển về nên chưa đi vào hoạt động ổn định nên việc sinh hoạt gặp một số vấn đề không thuận 10 lợi về nước sạch. 3.5.3. Bài học kinh nghiệm - Học cách tổ chức, quản lý một buổi tuyên truyền GDSK tại địa phương - Nâng cao được kỹ năng phỏng vấn đối tượng nghiên cứu. - Học hỏi và nâng cao kỹ năng giao tiếp từ các cán bộ y tế. - Có kỹ năng hơn về thu xếp chỗ ăn ở và sinh hoạt để thuận lợi cho việc học tập. - Biết cách tiết kiệm điện nước trong điều kiện sinh hoạt còn hạn chế. - Trao đổi những kinh nghiệm cá nhân giữa các thành viên trong nhóm (giao tiếp, làm việc nhóm,hòa hợp giữa mọi người trong nhóm). - Tự ý thức và nâng cao tinh thần đoàn kết trong sinh hoạt tập thể giữa các thành viên trong nhóm. - Học hỏi thêm nhiều về kỹ năng xử lý và phân tích số liệu (kĩ năng nhập liệu, kiểm tra số liệu trên epidata, phân tích trên stata, vẽ bảng và biểu đồ trên excel). 3.6. Xử lý và phân tích số liệu - Làm sạch số liệu và nhập liệu bằng phần mềm epidata. - Phân tích số liệu trên phần mềm STATA 10.0. IV.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 11 Huyện Bình Lục là một huyện thuần nông,thuộc vùng chiêm trũng, đa phần dân số trong huyện là nông dân, trình độ văn hoá và nhận thức về các vấn đề sức khoẻ còn h ạn chế nên khả năng hiểu biết và phòng tránh bệnh tật chưa cao. Ngoài ra nguồn nước sử dụng của người dân trong huyện chủ yếu là nước giếng khoan và giếng khơi nhưng thực tế hai nguồn nước này đã bị ô nhiễm trầm trọng, thậm chí có những nơi ng ười dân khônh có nhà vệ sinh và còn sử dụng ngu ồn nước ao h ồ đ ể sinh ho ạt nên sức khoẻ của người dân không đựơc đảm ảo. Bởi v ậy, công tác y tế dự phòng tại huyện Bình Lục là vô cùng cấp thiết và rất cần sự quan tâm, đầu tư của nghành y tế và chính quyền các cấp. 4.1. Giới thiệu về hệ thống y tế của huyện Bình Lục Huyện Bình Lục là một trong những huyện khó khăn nhất của tỉnh Hà Nam, nhưng có sự đầu tư, quan tâm nhiều đến hệ thống y tế. Hệ thống y tế huyện Bình Lục bao gồm:  Bệnh viên đa khoa huyện Bình Lục.  Trung tâm y tế huyện Bình Lục.  Phòng y tế huyện Bình Lục.  Trung tâm dân số huyện Bình Lục.  21 trạm y tế xã thị trấn. 12 SỞ Y TẾ BỆNH VIỆN ĐK HUYỆN CÁC TRUNG TÂM BỆNH VIỆN TUYẾN TRÊN TTYTDP HUYỆN TRẠM Y TẾ UBND HUYỆN PHÒNG Y TẾ HUYỆN UBND XÃ Y TẾ THÔN BẢN 4.2. Trung tâm y tế huyện Bình Lục 4.2.1. Quá trình hình thành trung tâm Năm 2005, Trung tâm y tế huyện Bình Lục tách ra thành 3 đơn vị riêng biệt là:  Bệnh viện đa khoa huyện Bình Lục với chức năng khám chữa bệnh. 13  Phòng y tế quản lý 21 trạm y tế xã thị trấn và tham mưu về công tác y tế cho UBND huyện.  Trung tâm y tế dự phòng huyện Bình Lục với chức năng triển khai các công tác y tế dự phòng. Năm 2008,Trung tâm y tế dự phòng huyện Bình Lục đổi tên thành Trung tâm y tế huyện Bình Lục 4.2.2. Tổ chức hành chính Trung tâm y tế huyện Bình Lục trực thuộc sự quản lý của Sở y tế tỉnh Hà Nam. Kinh phí hoạt động của trung tâm hàng năm do Sở y tế cấp và dựa vào các nguồn thu khác của trung tâm (khám chữa bệnh, thực hiện các dự án y tế…). Trung tâm có con dấu, có tài khoản riêng. Các vấn đề về chuyên môn do các trung tâm chuyên môn cấp tỉnh phụ trách (ví dụ: Trung tâm y tế dự phòng tỉnh,Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ tỉnh…) Trung tâm có 34 cán bộ, trong đó biên chế là 29 cán bộ, ban giám đốc gồm hai đồng chí (Giám đốc và Phó giám đốc), 4 khoa và 2 phòng. Bốn khoa là:  Kiểm soát dịch bệnh và HIV/AIDS  Chăm sóc sức khoẻ sinh sản  Xét nghiệm  Y tế công cộng và Vệ sinh an toàn thực phẩm Hai phòng là:  Truyền thông giáo dục sức khoẻ  Hành chính tổng hợp Trung tâm còn quản lý 21 trạm y tế xã, thị trấn trong huyện, với trung bình từ 5-6 cán bộ ở mỗi trạm y tế. 14 4.2.3. Chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của Trung tâm y tế huyện Bình Lục 4.2.3.1. Chức năng: Năm 2005 khi mới tách ra hoạt động riêng biệt, trung tâm có chức năng triển khai các hoạt động về y tế dự phòng trong toàn huyện. Năm 2008 khi đổi tên thành Trung tâm y tế huyện Bình Lục, trung tâm đảm nhiệm chức năng triển khai các công tác y tế dự phòng, triển khai các dự án, khám chữa bệnh và quản lý công tác y tế của 21 xã thị trấn trong toàn huyện. 4.2.3.2. Nhiệm vụ: a. Công tác dịch tễ sốt rét, bướu cổ phòng chống các bệnh xã hội: - Tiến hành điều tra, nắm tình hình các bệnh truyền nhiễm gây dịch, bệnh sốt rét, bệnh bướu cổ, các bệnh xã hội tại địa phương qua kết quả khám và điều trị ở bệnh viện huyện, phòng khám đa khoa khu vực, các trạm y tế xã, phường, thị trấn, các đội y tế lưu động phát hiện để có kế hoạch phòng chống dịch, bệnh hàng tháng, quý, năm. - Giám sát diễn biến tình hình các bệnh truyền nhiễm gây dịch, khẩn trương triển khai các biện pháp bao vây chống dịch khi phát hiện thấy các trường hợp mắc đầu tiên, ngăn chặn không để dịch xảy ra và nhanh chóng dập tắt dịch. - Quản lý chặt chẽ các ổ dịch cũ, tiến hành các biện pháp chuyên môn kỹ thuật để ngăn chặn dịch phát sinh, lây lan và tiến tới khống chế, thanh toán. - Tổ chức thực hiện công tác tiêm chủng tại địa phương, phân phối, bảo quản vắcxin, sinh phẩm nhằm bảo đảm các yêu cầu của dự án và của Bộ Y tế. - Quản lý tình hình sốt rét tại địa phương, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, đôn đốc các xã, phường, các cơ sở khám chữa bệnh, các cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn, thực hiện quản lý chặt 15 chẽ các ca bệnh nghi sốt rét, lấy làm máu xét nghiệm phát hiện ký sinh trùng sốt rét... - Quản lý và tổ chức thực hiện công tác phòng chống các rối loạn do thiếu iốt tại địa phương, điều tra thực trạng bệnh, lập kế hoạch triển khai các hoạt động theo kế hoạch đã được phê duyệt. Lập dự trù hàng năm về nhu cầu kinh phí, thuốc, hóa chất... phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống sốt rét, phòng chống bướu cổ, phòng chống các bệnh xã hội hàng năm, quý, tháng của địa phương. Tổ chức phân phối, cấp phát theo kế hoạch, hướng dẫn sử dụng và bảo quản... - Thống kê số liệu, lập bản đồ, biểu đồ các loại bệnh dịch tại địa phương và thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo theo quy định. b. Công tác vệ sinh: Vệ sinh môi trường, vệ sinh lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm. - Hướng dẫn và vận động nhân dân xây dựng và sửa chữa các công trình vệ sinh như nhà tiêu, giếng nước, nhà tắm, chuồng gia súc... theo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm và theo yêu cầu kỹ thuật, thường xuyên nắm được số lượng, chất lượng các loại công trình vệ sinh có tại địa phương. - Giám sát và kiểm tra chất lượng nước uống và nước sinh hoạt. - Phổ biến và đôn đốc tuyến xã, cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn thực hiện các biện pháp xử lý phân, nước, rác... theo hướng dẫn kỹ thuật của tuyến trên. - Kiểm tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, lập hồ sơ vệ sinh cho từng cơ sở cung ứng thực phẩm, dịch vụ ăn uống tại địa phương. Tổ chức kiểm tra thường xuyên nhằm phát hiện và xử lý kịp thời trình trạng không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều tra ngộ độc thực phẩm và lấy mẫu gửi đi xét nghiệm. - Thẩm định hoặc phối hợp thẩm định các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được phân cấp để cấp giấy chứng nhận. 16 - Vận động và kiểm tra đôn đốc thực hiện các quy định, yêu cầu vệ sinh phòng dịch trong các xã, phường, thị trấn, cơ quan, xí nghiệp, trường học. - Hướng dẫn công tác y tế trường học. - Lập hồ sơ vệ sinh lao động và tiến hành kiểm tra đôn đốc các ,cơ quan, xí nghiệp, thực hiện các biện pháp khắc phục những yếu tố độc hại sinh ra trong quá trình sản xuất và bảo đảm các yêu cầu vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động. - Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn. - Hướng dẫn và kiểm tra đôn đốc thực hiện những quy định về vệ sinh và An toàn lao động trong các cơ sở y tế Hướng dẫn nhân dân bảo quản, sử dụng và phòng chống nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật. Phối hợp với các ngành có chức năng tại địa phương(công đoàn huyện,bảo hiểm xã hội huyện…) tổ chức kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước bảo vệ sức khỏe cho người lao động c. Công tác xét nghiệm: - Đáp ứng các nhu cầu xét nghiệm cho công tác chuyên môn của y tế cơ sở. - Từng bước triển khai các xét nghiệm sau đây: + Lấy mẫu xét nghiệm và gửi lên tuyến trên: bệnh phẩm, nước, thực phẩm, bụi và hơi khí độc... + Xét nghiệm trực tiếp trứng giun, sán, lỵ, amíp, ký sinh trùng sốt rét, các xét nghiệm iôt niệu... + Nuôi cấy vi khuẩn. 4.2.4. Nội dung, hình thức hoạt động: 4.2.4.1. Nội dung: Các hoạt động về y tế dự phòng với đối tượng đích là mọi người dân trong cộng đồng dân cư, dựa trên cơ sở chương trình mục tiêu y tế quốc gia và 17 các dự án về y tế trong nước và quốc tế (bao gồm các dự án nghiên cứu, dự án can thiệp, hỗ trợ…) .Ví dụ:  Dự án thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai tuần 16-18 của trung tâm cùng Trường đại học MELBOURNE-ÚC  Dự án phòng chống giun chỉ bạch huyết, toàn dân được uống thuốc miễn phí trong 5 năm. Các dự án liên quan đến khoa phòng nào thì khoa phòng nào của trung tâm thì khoa phòng đó phải chịu trách nhiệm triển khai. 4.2.4.2. Hình thức hoạt động: Đầu năm các khoa phòng được trung tâm giao chỉ tiêu, kế hoạch trên cơ sở chỉ tiêu của Sở y tế và UBND huyện giao cho trung tâm. Từ đó các khoa phòng xây dựng kế hoạch, chương trình, mục tiêu cụ thể cho từng tháng, từng quí và cho cả năm. Ngoài các hoạt động thường xuyên thì trung tâm còn xen kẽ các đợt phát động, tuyên truyền để nâng cao ý thức của nhân dân và hiệu quả công việc. + Công tác giao ban và báo cáo: Các hội nghị giao ban tại trung tâm:  Giao ban trưởng, phó các khoa, phòng vào sáng thứ 6 hàng tuần.  Giao ban với trạm trưởng các trạm y tế xã, thị trấn vào ngày 2 hàng tháng.  Giao ban với cán bộ chuyên khoa vào ngày 10 hàng tháng.  Giao ban miền (21 xã,thị trấn chia làm 4 miền): giao ban với các khoa, phòng phụ trách cac miền và các đồng chí trưởng ban y tế xã, thị trấn vào ngày thứ 5 hàng tuần. Giao ban tại trạm y tế xã: y tế thôn giao ban với y tế xã vào ngày thứ 4 hàng tuần. Các cuộc giao ban diễn ra để báo cáo tình hình dịch bệnh, các chương trình, hoạt động y tế và triển khai các chỉ đạo cho thời gian tiếp theo.Các cuộc 18 giao ban sẽ được trung tâm tổng hợp, phân tích, kết hợp với kiểm tra thực tế để viết báo cáo tổng hợp về Sở y tế và UBND huyện. 4.2.5. Chức năng, nhiệm vụ, hoạt động cụ thể của từng khoa, phòng tại trung tâm: 4.2.5.1. Khoa kiểm soát dịch bệnh và HIV/AIDS: Triển khai các hoạt động phòng chống dịch: tham mưu, đề xuất ban giám đốc trung tâm và xây dựng kế hoạch triển khai của từng loại dịch bệnh. Ví dụ: tả, cúm H1N1, cúm H5N1… Quản lý, kiểm tra, giám sát các bệnh truyền nhiễm gây dịch theo qui định của Bộ Y Tế. Quản lý, theo dõi, tư vấn, hỗ trợ điều trị các bệnh mang tính chất xã hội:  Chương trình phong, da liễu: trung tâm hiện quản lí 25 bệnh nhân phong  Chương trình phòng chống đau mắt đỏ, đau mắt hột, sốt rét, bướu cổ, và các bệnh liên quan đến nội tiết (vd: tiểu đường).  Chương trình phòng chống HIV/AIDS: trung tâm hiện quản lí xấp xỉ 100 bệnh nhân HIV va 16 bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn AIDS,trung tâm tư vấn,cấp thuốc cho các bệnh nhân này vào ngày 25 hàng tháng. Triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng: Bạch hầu,ho gà,uốn ván,sởi,VBG,viêm não Nhật Bản,Hip ; với khoảng xấp xỉ 40.000 lượt tiêm và uống hàng năm. 4.2.5.2. Khoa y tế công cộng và Vệ sinh an toàn thực phẩm: Triển khai,quản lí các chương trình,hoạt động về công tác y tế môi trường,y tế học đường và vệ sinh an toàn thực phẩm.  Y tế môi trường: hướng dẫn xử lí rác thải, nguồn nước sinh hoạt,công trình vệ sinh… 19  Y tế lao động: khám sức khoẻ định kì cho công nhân viên tại các doanh nghiệp, hướng dẫn vệ sinh lao động…  Y tế học đường: triển khai chương trình mắt học đường, nha học đường, vệ sinh trưòng học…  Vệ sinh an toàn thực phẩm: quản lí, kiểm tra, chế biến, bảo quản, kinh doanh lương thực, thực phẩm tại xấp xỉ 300 cơ sở. 4.2.5.3. Khoa chăm sóc sức khoẻ sinh sản: Triển khai, tổ chức, chỉ đạo các hoạt động chăm sóc thai sản cho phụ nữ mang thai: 2300-2400 bà mẹ mang thai hàng năm được thăm khám sức khoẻ định kì xấp xỉ 10.000 lượt mỗi năm. Tổ chức khám, phát hiện bệnh phụ khoa. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền các biên pháp tránh thai, kế hoạch hoá gia đình như sử dụng bao cao su, đặt vòng tránh thai... Theo dõi biểu đồ phát triển cho trẻ dưới 3 tuổi (trẻ được cân hàng tháng). 4.2.5.4. Khoa xét nghiệm: Thực hiện các xét nghiệm mang tính chất định tính là chủ yếu:các test thử nhanh. Các xét nghiệm mang tính chất định lượng thì lấy mẫu bệnh phẩm rồi gửi lên tuyến trên : xét nghiệm tìm kí sinh trung sốt rét, HIV... 4.2.5.5. Phòng truyền thông giáo dục sức khoẻ: Chủ động phối hợp với các khoa, phòng của trung tâm, các trạm y tế xã,thị trấn để triển khai, tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khoẻ. 4.2.5.6. Phòng hành chính tổng hợp: `Thực hiện các công tác như: tổ chức cán bộ, kế toán, tài vụ, hành chính, văn thư... 20 4.2.6. Khó khăn, thuận lợi và thành tích của trung tâm y tế huyện Bình Lục: 4.2.6.1. Khó khăn: Trung tâm y tế huyện Bình Lục thành lập và hoạt động chưa lâu nên gặp rất nhiều khó khăn.Chúng ta có thể kể ra những khó khăn chính mà trung tâm đang gặp phải: Hiện tại trung tâm chưa có cơ sở vật chất ổn định, vẫn phải sử dụng cơ sở vật chất của bệnh viện đa khoa huyện. Kinh phí hoạt động eo hẹp, trung tâm hoạt động dựa vào kinh phi của Sở y tế cấp hàng năm và nguồn thu chủ yếu của trung tâm là làm công tác khám chũa bệnh (siêu âm màu). Thiếu cán bộ, đặc biệt là các cán bộ có chuyên môn về công tác dự phòng. Trình độ nhận thức của người dân chưa cao nên công tác tuyên truyền, vận động, thực hiện các kế hoạch y tế còn gặp nhiều khó khăn. Thu nhập của cán bộ công nhân viên còn hạn chế, làm ảnh hưởng tới quá trình công tác. 4.2.6.2. Thuận lợi : Khó khăn tuy nhiều nhưng trung tâm cũng có nhưng măt thuận lợi: Đựơc sự quan tâm của Sở y tế, của UBND huyện, các ban nghành đoàn thể trong huyện. Có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nhân viên y tế đấy nhiệt huyết, yêu nghề, tâm huyết với công tác y tế dự phòng. Vị trí hiện tại của trung tâm nằm cạnh bệnh viện đa khoa huyện, phòng y tế, nằm trong khu vực hành chính của huyện nên thuận lợi để phối hợp,triển khai công tác giữa các ban nghành đoàn thể. Trung tâm hiện tại là cở sở thực địa của Trương Đại học Y Hà Nội và là nơi nghiên cứu của một số dự án nghiên cứu, can thiệp trong và ngoài
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan