Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu mô hình giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trí tuệ tại trường tiểu học bì...

Tài liệu Tìm hiểu mô hình giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trí tuệ tại trường tiểu học bình minh – hà nội

.PDF
144
4103
76

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------- TRẦN HÀ THƢƠNG HÀ NỘI - 2014 TRẦN THỊ HÀ THƢƠNG TÌM HIỂU MÔ HÌNH GIÁO DỤC HÕA NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ TẠI TRƢỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TIỂU HỌC BÌNH MINH - HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI, 2014 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THỊ HÀ THƢƠNG TÌM HIỂU MÔ HÌNH GIÁO DỤC HÕA NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ TẠI TRƢỜNG TIỂU HỌC BÌNH MINH - HÀ NỘI Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60900101 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM HOA Xác nhận của Chủ tịch hội đồng Xác nhận của GVHD PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa Hà Nội – 2014 LỜI CẢM ƠN Luận văn của em về đề tài “Tìm hiểu mô hình giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trí tuệ tại Trường Tiểu học Bình Minh – Hà Nội” được hoàn thành trong 06 tháng với sự chỉ bảo tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa và các thầy cô đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Để hoàn thành luận văn này, em cũng đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp và sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cán bộ quản lí, các giáo viên và phụ huynh của trẻ khuyết tật trí tuệ tại Trường Tiểu học Bình Minh – Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ và những đóng góp, những tình cảm hết sức quý báu đó. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Bộ môn Công tác xã hội – Khoa Xã hội học của Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại Trường. Qua đây, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 06 năm 2014 Tác giả Trần Thị Hà Thƣơng 2 MỤC LỤC Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu, hình, hộp MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................ 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài ............................................................... 3 3. Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................................................. 13 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 14 5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 15 6. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 16 7. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................. 16 8. Phương pháp thu thập thông tin .............................................................................. 17 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VỀ GIÁO DỤC HÕA NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ ................................................ 21 1.1. Những khái niệm công cụ .................................................................................. 21 1.1.1. Khiếm khuyết/ khuyết tật/ khuyết tật trí tuệ/ trẻ em khuyết tật ........................ 21 1.1.2. Giáo dục chuyên biệt/ giáo dục hội nhập/ giáo dục hoà nhập .......................... 23 1.2. Một số lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu đề tài ........................................... 26 1.2.1. Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow .............................................................. 26 1.2.2. Thuyết hệ thống ................................................................................................. 27 1.2.3. Thuyết nhận thức - hành vi ............................................................................... 28 1.2.4. Lý thuyết giáo dục hòa nhập ............................................................................. 29 1.3. Cơ sở pháp lý cho hoạt động Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại Việt Nam............................................................................................................................. 32 1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Trƣờng Tiểu học Bình Minh Hà Nội ............. 35 1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển Trường ........................................................... 35 1.4.2. Nhiệm vụ, chức năng ........................................................................................ 36 3 1.4.3. Công tác tổ chức cán bộ của Trường................................................................. 36 1.4.4. Công tác hành chính .......................................................................................... 37 1.4.5. Các chương trình, hoạt động đã thực hiện ........................................................ 37 1.4.6. Các công tác khác.............................................................................................. 39 1.4.7. Ngân sách hoạt động ......................................................................................... 39 Chƣơng 2.THỰC TRẠNG, NHU CẦU VÀ HIỆU QUẢ GIÁO DỤC HÕA NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ TẠI TRƢỜNG TIỂU HỌC BÌNH MINH – HÀ NỘI ............ 40 2.1. Thực trạng công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trí tuệ tại Trƣờng Tiểu học Bình Minh – Hà Nội .................................................................................. 40 2.1.1. Nội dung và phương pháp giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật trí tuệ .. 40 2.1.2. Kiến thức và kĩ năng của giáo viên dạy giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trí tuệ ................................................................................................................................ 43 2.1.3. Nhận thức của giáo viên dạy giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trí tuệ .............. 44 2.1.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trí tuệ của nhà trường ............................................................................................................. 49 2.2. Nhu cầu của giáo viên dạy hòa nhập và gia đình trẻ khuyết tật trí tuệ học hòa nhập giáo dục...................................................................................................... 53 2.2.1. Nhu cầu của giáo viên dạy hòa nhập trẻ khuyết tật trí tuệ ................................ 53 2.2.2. Nhu cầu của gia đình trẻ khuyết tật trí tuệ học hòa nhập giáo dục ................... 55 2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trí tuệ tại Trƣờng Tiểu học Bình Minh - Hà Nội .................................................... 60 2.3.1. Hiệu quả hoạt động của mô hình ...................................................................... 60 2.3.2. Hạn chế của mô hình ......................................................................................... 62 2.4. Đề xuất vai trò của nhân viên công tác xã hội trong mô hình giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trí tuệ tại Trƣờng Tiểu học Bình Minh – Hà Nội ................. 68 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 84 PHỤ LỤC 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTXH: Công tác xã hội NVCTCH: Nhân viên Công tác xã hội GDHN: Giáo dục hòa nhập GDĐB: Giáo dục đặc biệt GD&ĐT: Giáo Dục và Đào Tạo GV: Giáo viên LĐTB&XH: Lao Động Thương Binh và Xã Hội MOET: Bộ Giáo Dục và Đào Tạo NKT: Người khuyết tật OCED : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế TKT: Trẻ khuyết tật TKTTT: Trẻ khuyết tật trí tuệ UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khao học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc UNDP: Chương trình hỗ trợ phát triển của Liên Hợp Quốc UNICEF: Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc WHO: Tổ chức Y tế thế giới 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Mức độ điều chỉnh nội dung dạy học cho trẻ khuyết tật ............................41 Bảng 2.2. Mức độ điều chỉnh phương pháp dạy học cho trẻ khuyết tật .....................42 Bảng 2.3. Nhận thức của giáo viên về vai trò của giáo dục hòa nhập đối với trẻ khuyết tật ......................................................................................................45 Bảng 2.4. Tác động của giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật đối với giáo viên dạy hòa nhập ..............................................................................................................47 Bảng 2.5. Môi trường học tập cho trẻ khuyết tật của Trường .....................................52 Bảng 2.6. Những khó khăn khi chăm sóc trẻ ..............................................................56 Bảng 2.7. Các dịch vụ hỗ trợ .......................................................................................58 Bảng 2.8. Đánh giá của giáo viên về các yếu tố hòa nhập của trẻ khuyết tật học giáo dục hòa nhập tại Trường ..............................................................................61 Bảng 2.9. Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trí tuệ của Trường ........................................................................70 6 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biều đồ 2.1. Hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật từ phía xã hội .......................... 53 Biểu đồ 2.2. Nhu cầu bồi dưỡng cho giáo viên về các nội dung giáo dục hòa nhập............ 54 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Mô hình tháp nhu cầu của A.Maslow ......................................................... 27 Hình 2.1: Sơ đồ mô hình giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trí tuệ có sự kết hợp của nhân viên Công tác xã hội ........................................................................................... 69 DANH MỤC HỘP Hộp 2.1: Tư vấn hỗ trợ thay đổi nhận thức tiêu cực ................................................... 73 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, cùng với sự đi lên, chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế, văn hóa – xã hội, tư tưởng… trẻ em là đối tượng ngày càng được quan tâm chăm sóc tốt hơn. Tuy nhiên, xã hội càng phát triển thì tình trạng trẻ em khuyết tật, trẻ phạm pháp, trẻ bị lạm dụng… gọi chung là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt lại có chiều hướng gia tăng. Nhận thức được sự tồn tại và phát triển của xã hội chính là sự duy trì, nuôi dưỡng và bảo vệ giống nòi, hơn ai hết, chúng ta nhận thức được rằng trẻ em chính là niềm tin yêu và hi vọng của sự phát triển tương lai, và sự cần thiết của công tác giáo dục và bảo vệ trẻ em. Theo số liệu thống kê của WHO năm 2011, hiện cả nước có khoảng gần 6,7 triệu người khuyết tật, trong đó có trên 1 triệu trẻ em khuyết tật. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 700 nghìn trẻ khuyết tật chưa từng được đến trường và 32,99% trẻ khuyết tật bỏ học1. Trẻ khuyết tật dù ở bất cứ dạng nào cũng đều có quyền nhận được sự giáo dục như bao trẻ bình thường khác, đều có nhu cầu học tập, vui chơi giải trí, được yêu thương, tôn trọng và hoà nhập cộng đồng… Đồng thời trẻ khuyết tật luôn gặp phải những vấn đề tâm lý mặc cảm, tự ti về những khuyết tật, khiếm khuyết của bản thân mình. Hơn nữa, hiện nay trong những gia đình có trẻ khuyết tật, kể cả người thân hay người chăm sóc trẻ khuyết tật cũng mặc cảm với hoàn cảnh của mình. Một số cộng đồng dân cư vẫn chưa tin tưởng vào khả năng học tập và hòa nhập cộng đồng của trẻ khuyết tật. Nhiều người vẫn cho rằng trẻ khuyết tật chỉ nên học ở các trường lớp chuyên biệt, không thể hòa nhập trong hệ thống giáo dục phổ thông và một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lý cũng có quan niệm như vậy. Việt Nam cũng giống như các nước khác khi xét về sự hiểu biết và thái độ đối với người khuyết tật và trẻ khuyết tật. Người khuyết tật thường bị coi là người bỏ đi, là dị dạng và bị giễu cợt. Việc phát hiện sớm trẻ em trai và gái khuyết tật, hỗ trợ cho cha mẹ các em và giúp các em hoà nhập vào các trường mẫu giáo và tiểu học còn ở mức độ thấp. Việc trẻ khuyết tật nặng như trẻ bị thiểu năng trí tuệ hay khuyết tật vận 1 Trang dữ liệu của Liên Hợp Quốc, Phần Thông tin và số liệu về Việt Nam của Ngân hàng Thế giới. 2 động được học ở các trường chính quy là điều ít thấy. Đặc biệt là ở người khuyết tật về trí tuệ hoặc cơ quan thu nhận cảm giác (khiếm thính, khiếm thị) khả năng tiếp thu tri thức là khá khó khăn, khuyết tật vận động thì bị ảnh hưởng ít hơn. Người khuyết tật cần một hình thức giáo dục đặc biệt phù hợp với đặc điểm khiếm khuyết của mình - điều này đôi khi yêu cầu đầu tư về cơ sở vật chất nhiều hơn so với giáo dục thông thường, do đó nếu sự hỗ trợ từ phía chính quyền, cơ quan giáo dục và bản thân gia đình không tốt, việc duy trì học tập tiếp lên cao hầu như là bất khả thi. Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) thì 90% trẻ em khuyết tật ở các nước đang phát triển không được đưa đến trường. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc thì cho biết 30% số thanh niên đường phố là trẻ khuyết tật. Về trình độ học vấn nghiên cứu của Chương trình hỗ trợ phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) thực hiện năm 1998 cho thấy tỉ lệ biết đọc, biết viết ở người trưởng thành bị khuyết tật trên toàn cầu là dưới 3%, ở phụ nữ khuyết tật chỉ 1%. Ở những nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), sinh viên khuyết tật có trình độ cao vẫn chưa nhiều mặc dù con số này đang có xu hướng tăng [15, tr.6]. Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam, trình độ học vấn của người khuyết tật ở Việt Nam rất thấp. 41% số người khuyết tật chỉ biết đọc biết viết; 19,5% học hết cấp một; 2,75% có trình độ trung học chuyên nghiệp hay chứng chỉ học nghề, và ít hơn 0.1% có bằng đại học hoặc cao đẳng. Nhìn chung, chỉ có khoảng 3% được đào tạo nghề chuyên môn, và chỉ hơn 4% trong số đó có việc làm ổn định. Hiện có hơn 40% người khuyết tật sống dưới chuẩn nghèo (Bộ LĐTBXH, 2005). Một trong những mục tiêu quan trọng của chiến lược giáo dục là đến năm 2015, hầu hết trẻ khuyết tật Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng và được trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và đóng góp tích cực cho xã hội. Mặc dù giáo dục hòa nhập được xác định là hướng đi chính trong các trường phổ thông nhưng hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất giữa các bộ, ban ngành như chính sách cho học sinh, giáo viên. Quá trình giáo dục hoà 3 nhập ở Việt Nam và phương pháp tiếp cận giáo dục hoà nhập là một tiến trình cho đến nay vẫn đang tiếp diễn với khung chính sách và pháp luật về Cơ sở pháp luật cho giáo dục hoà nhập ở Việt Nam, tuy nhiên việc thực hiện còn nhiều trở ngại và có nhiều bài học được rút ra từ thực tiễn giáo dục hoà nhập. Giáo dục hoà nhập nhằm giúp trẻ khuyết tật cũng như mọi trẻ khác có quyền được hưởng giáo dục trong hệ thống giáo dục phổ thông, để phát triển tối đa nhân cách, tài năng và các khả năng về mặt tâm hồn và thể chất của mình. Công ước về quyền trẻ em (1989), trong đó đã nêu rõ quyền của tất cả trẻ em. Một số quyền cho trẻ khuyết tật được giải thích bằng thuật ngữ giáo dục (Điều 23) “quyền được giáo dục và đào tạo để giúp trẻ khuyết tật đạt được mức độ cao nhất có thể được của sự tự lập và hoà nhập xã hội… mục đích của giáo dục là phát triển nhân cách, tài năng, khả năng trí tuệ và thể lực của trẻ ở mức độ tối đa nhất”. Có thể thấy đã có những tấm gương khuyết tật điển hình đã thành công trong học tập và thể hiện nghị lực phấn đấu tái hoà nhập như: thầy gíáo Nguyễn Văn Kí bị liệt 2 tay, đã vượt lên số phận, trở thành một nhà giáo ưu tú viết bằng chân; hay chàng trai Công nghệ thông tin Trịnh Công Thanh, căn bệnh ung thư xương đã cướp đi của anh chân bên phải, dù không được học chính quy về chuyên ngành Công nghệ thông tin song Thanh đã lần mò cùng các bạn bè xây dựng nên những chuyên trang, diễn đàn trực tuyến dành cho người khuyết tật, các nạn nhân chất độc da cam, dioxin. Trên cơ sở nghiên cứu và tìm hiểu thực tế về trẻ khuyết tật trí tuệ được giáo dục hội nhập và giáo dục hòa nhập tài Trường Tiểu học Bình Minh, tôi nhận thấy Công tác xã hội trong việc hỗ trợ giáo dục hoà nhập cho trẻ em khuyết tật đặc biệt là trẻ khuyết tật trí tuệ hiện nay là vô cùng cần thiết để giúp các em nhanh chóng hoà nhập xã hội. Chính vì thế, tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu mô hình giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật trí tuệ tại Trường Tiểu học Bình Minh - Hà Nội”. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài Thứ nhất, một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trên thế giới Từ những năm đầu của thế kỷ XI, ở các nước Pháp, Đức, Tây Ban Nha và 4 một số nước Châu Âu đã xuất hiện phương thức giáo dục chuyên biệt mang đậm tư tưởng nhân văn, quan điểm y tế, phục hồi chức năng chỉnh trị, đây là mô hình xuất hiện sớm nhất trong lịch sử giáo dục trẻ khuyết tật. Ở phương thức này, trẻ có các dạng khuyết tật khác nhau được đưa vào các cơ sở giáo dục riêng, tách biệt với hệ thống giáo dục quốc dân [1, tr. 78]. Năm 1770 đã xuất hiện một mô hình giáo dục hội nhập trẻ khuyết tật ở Mỹ, năm 1950 thì mô hình giáo dục hội nhập xuất hiện ở nhiều nước. Năm 1956, Philippines đã đưa trẻ khiếm thính vào học ở trường phổ thông. Năm 1945, Anh đưa TKT vào trường hội nhập… Về bản chất, giáo dục hội nhập vẫn dựa vào mô hình y tế - phục hồi chức năng, Trẻ khuyết tật sau khi được phục hồi chức năng được học với trẻ bình thường, song chỉ tham gia một số hoạt động. Cho đến năm 1960, tư tưởng tôn trọng giá trị và bình đẳng cho mọi người, trong đó có trẻ em, đã xuất hiện và trở thành trào lưu trên toàn thế giới. Giáo dục hòa nhập ra đời, ở đó trẻ khuyết tật được giáo dục ngay trong trường học của trẻ em bình thường, tại cộng đồng nơi các em đang sinh sống. Đầu tiên xuất hiện ở một số nước Châu Âu như: Thụy Điển, Nauy, Italy, Tây Ban Nha… sau đó là ở Bắc Mỹ, Newzeland và tiếp tục phát triển ở các nước khác và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, UNESCO và UNICEF. Thành công của GDHN được khẳng định từ nửa thế kỷ XX, giúp cho một số lượng lớn trẻ khuyết tật ở mọi quốc gia có cơ hội phát triển, nhiều trẻ thành đạt, đại đa số có cuộc sống bình thường, hòa nhập cộng đồng thuận lợi [20, tr. 89]. Trên thực tế tại nhiều nước trên thế giới, mô hình “giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật” đã đáp ứng đủ các nhu cầu của trẻ khuyết tật và người nhà của trẻ do một ê-kíp các chuyên gia cùng tham gia làm việc bao gồm nhân viên y tế, bác sĩ tâm lý, cán bộ giáo dục đặc biệt và nhân viên công tác xã hội. Hoà nhập dựa trên lí thuyết xã hội và giáo dục. Những người tin tưởng vào hoà nhập cũng là những người tin tưởng rằng tất cả mọi người đều là những thành viên quan trọng của xã hội, không phân biệt sự khác nhau hay sự đa dạng giữa họ. Trong giáo dục, điều này 5 có nghĩa là mọi học sinh, bất kể mức độ năng lực hay khuyết tật, bất kể hoàn cảnh kinh tế xã hội, ngôn ngữ, thành phần dân tộc, tôn giáo, giới tính có khác nhau đến đâu đều có thể cùng nhau học tập trong một môi trường học đường. UNESCO cũng đã xác định thái độ tiêu cực đối với giáo dục hoà nhập chính là do kì thị gây ra. Nguyên nhân của kì thị có thể là do thiếu hiểu biết hoặc do những định kiến truyền thống về trẻ em khuyết tật, chẳng hạn như do “cha mẹ ăn ở không tốt”, “do kiếp trước cha mẹ làm nhiều điều ác”, “bị các đấng tối cao nguyền rủa”… Đề cập đến vấn đề xoá bỏ rào cản, tổ chức này cũng nhấn mạnh “chỉ đơn giản đưa học sinh có nhu cầu đặc biệt trong đó có học sinh khuyết tật vào trường học thôi thì chưa đủ để tạo nên một sự hoà nhập có ý nghĩa. Trọng tâm ở đây là phải chuyển từ cách nhìn nhận những khiếm khuyết và khó khăn của trẻ như là rào cản đối với quá trình hoà nhập sang việc xác định những tồn tại trong môi trường học đường đang tạo ra những tác dụng không có lợi của quá trình này”. Để làm được việc này cần phải nâng cao nhận thức về những lợi ích mà giáo dục hoà nhập mang lại cho tất cả học sinh. Việc làm này cần thực hiện đối với từng “đối tác” như đã kể trên. M.Soder, đã nghiên cứu thực hiện hòa nhập cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, ông cho rằng: Cần phải tập trung nghiên cứu để giúp trẻ tự tìm ra hoàn cảnh của mình thay thế cho việc đo đạc hiệu quả của công việc hòa nhập. Cũng quan điểm này, Irene Lospez đã nghiên cứu thành công “hòa nhập từ viễn cảnh học sinh”: “… những suy nghĩ, nhận thức và mong muốn của đứa trẻ cần được tìm ra bằng cách hỏi đứa trẻ như một con người”, và xác định trong mục tiêu hòa nhập là tinh thần đoàn kết cộng đồng, sự hiểu biết lẫn nhau qua tham gia và giao tiếp. [19, tr. 47]. L.X.Vưgôxki nhà tâm lí học hoạt động, đã khởi xướng thuyết về “Vùng phát triển gần nhất của trẻ” của trẻ em. Ông cho rằng: “Sự phát triển của trẻ lứa tuổi không thể dựa vào vốn liếng di truyền, không tự phát mà diễn ra trong quá trình phát triển”. Điều này rất có ý nghĩa bởi vì được hòa nhập với bạn bè, với người lớn trong môi trường giáo dục là phương thức tốt nhất để trẻ hoạt động và phát triển. 6 Thứ hai, một số công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở Việt Nam Việc nghiên cứu Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật được thể hiện nhiều trong các báo, tạp chí giáo dục và nhiều tài liệu nghiên cứu của nhiều nhà khoa học: Tác giả Lê Văn Tạc trong cuốn “Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật” đã xem xét hiệu quả của công tác GDHN trong việc điều chỉnh chương trình dạy học phù hợp với khả năng và nhu cầu của TKT. Theo tác giả, trên cơ sở những đặc điểm khác nhau về khả năng, nhu cầu, sở thích của trẻ cũng như căn cứ vào nội dung của môn học, bài học, trong lớp học hòa nhập có thể áp dụng một trong các cách điều chỉnh sau: Phương pháp đồng loạt, phương pháp đa trình độ, phương pháp thay thế. Việc điều chỉnh cần dựa vào khả năng của từng trẻ và cũng không có một phương pháp nào có thể áp dụng cho mọi TKT. Cũng trong cuốn “Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở Việt Nam”2, nhóm tác giả Lê Văn Tạc, Trần Văn Đích và một số tác giả đã viết: “Cần nhìn nhận trẻ khuyết tật như mọi trẻ em khác, những em này cũng có năng lực nhất định… các em phải được tham gia một cách bình đẳng trong mọi công việc của cộng đồng để thực hiện lí tưởng một xã hội cho mọi người” [25, tr. 89]. Các tác giả đã chỉ ra cụ thể từng bước đi và cách làm đối với công tác GDHN cho TKT ở Việt Nam. Trong đề cương bài giảng về GDHN, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoàng Yến đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các đặc tính tâm lí TKT, khả năng tham gia của trẻ trong các trường, hớp học hòa nhập. Tác giả cũng khẳng định: Hiểu rõ những đặc điểm tâm lí và tính quy luật tâm lí cá nhân đối với hoạt động chính là điều kiện có ảnh hưởng căn bản đến hiệu quả của quá trình GDHN và phát triển trẻ. Ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, mà trước hết là chuẩn bị cho trẻ những năng lực cần thiết để hòa nhập cuộc sống, học để biết, học để làm và học để chung sống. Nhóm tác giả Trịnh Đức Huy, Phạm Toán, Dương Thận trong cuốn “Dạy học hòa nhập cho trẻ khuyết tật” đề cập đến nhiều hình thức giáo dục cho TKT, trong đó khẳng định GDHN là mô hình giáo dục toàn diện và hiệu quả nhất. Các tác giả 2 Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật, NXB Chính trị Quốc gia (1995) 7 cho rằng: Việc áp dụng lí luận dạy học hiện đại – dạy học lấy trẻ làm trung tâm – là nền tảng để dạy học hòa nhập cho TKT. Cần phải dựa trên năng lực và nhu cầu của trẻ để áp dụng biện pháp giáo dục cho phù hợp. Một số kỹ năng cơ bản dạy các loại tật của trẻ trong hòa nhập cũng được các tác giả chỉ ra một cách chi tiết. Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển giai đoạn 1991- 2002 trợ giúp Dự án giáo dục hoà nhập ở Việt Nam đã xác định một số tồn tại: thiếu kiến thức và sự hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ nguồn, thiếu sự phối hợp với chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, thiếu cơ chế hỗ trợ cấp quận/huyện: (1) Những khía cạnh lịch sử của giáo dục đặc biệt; (2) Sự thay đổi các giá trị, sức ép toàn cầu, nhiệm vụ quốc tế; (3) Chia sẻ kinh nghiệm với các nền giáo dục khác nhau; (4) Đào tạo giáo viên. [20, tr. 107] Nhiều nghiên cứu định tính và định lượng của các nhà nghiên cứu cũng như của các cơ quan tổ chức trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực giáo dục hoà nhập đều khẳng định rằng để thực hiện giáo dục hoà nhập một cách hiệu quả, thì những người tham gia vào quá trình hoà nhập nên “nhạy cảm” với các nguyên tắc hoà nhập. Hay nói cách khác, những người này nên có một thái độ tích cực đối với việc hoà nhập trẻ khuyết tật. Xoá bỏ rào cản về thái độ cũng được các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách xem là một bước chiến lược cơ bản đầu tiên hướng tới một môi trường học tập hoà nhập (UNESCO, Smith 1998, Puri & cộng sự 2004). Các “đối tác” của trẻ khuyết tật trong quá trình hoà nhập này trước hết phải kể đến những người tham gia, tiếp xúc trực tiếp hàng ngày với trẻ khuyết tật gồm giáo viên, những học sinh không có khuyết tật khác trong trường/lớp hoà nhập. Lịch sử giáo dục cho trẻ có những nhu cầu đặc biệt và trẻ khuyết tật của Việt Nam và thế giới đã trải qua nhiều giai đoạn biến đổi khác nhau đi theo những trường phái hay mô hình khác nhau từ mô hình mang tính y tế tập trung vào khuyết tật của trẻ dẫn tới việc đưa trẻ vào học trong môi trường giáo dục đặc biệt cho tới mô hình xã hội – giáo dục được coi là hoàn hảo dành cho trẻ khuyết tật hiện nay, đó là hoà nhập, giúp cho trẻ được phát triển toàn diện trên tất cả các mặt tâm, sinh lí và 8 xã hội. Đây là mô hình được Đảng và Nhà nước ta khẳng định là hiệu quả và tiết kiệm. Và quan trọng hơn cả là giúp trẻ được tham gia và hoà nhập với các bạn học sinh và người lớn không khuyết tật trong nhà trường, trong cộng đồng và xã hội, khắc phục những điều mà môi trường giáo dục đặc biệt khó có thể làm được. Tuy nhiên, một lần nữa phải khẳng định, để thực hiện giáo dục hoà nhập một cách hiệu quả, việc làm đầu tiên là phải thay đổi nhận thức và thái độ của những người tham gia vào quá trình đó. Làm tốt việc này không những góp phần làm tốt những thách thức tiếp theo mà mô hình mới mẻ này đặt ra mà còn góp phần thúc đẩy văn hoá học đường lành mạnh trong nhà trường. Tại một số nước trên thế giới đã có sự ứng dụng phát triển vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật. Tại nước ta, việc ứng dụng vai trò của nhân viên công tác xã hội vào hỗ trợ giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật là một vấn đề mới mẻ, chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề này và thực tế sự tham gia của nhân viên công tác xã hội vào lĩnh vực hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật còn chưa được thừa nhận. Thứ ba, một số dự án thí điểm khả quan về giáo dục hòa nhập tại Việt Nam  Dự án Giáo dục Hòa nhập tại tỉnh Bắc Kạn của Handicap International (Trung du miền núi Bắc Bộ) [15, tr.16-17] Từ lâu Handicap International (HI) đã là một tổ chức rất tích cực trong việc hỗ trợ và đấu tranh cho quyền lợi của người khuyết tật ở Việt Nam. Vào năm 2009, cùng với Save the Children Vietnam, HI đã tiến hành một dự án mới mang tên Hướng tới Giáo dục Hòa nhập cho Trẻ Khuyết tật và Trẻ bị thiệt thòi dựa trên Nhân quyền tại tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam. Dự án đã kết thúc vào tháng 3 năm 2012; mặc dù bản báo cáo đánh giá cuối cùng vẫn chưa được xuất bản, Quản lý Dự án Marieke Stevens gần đây đã quay lại Bắc Kạn và chứng kiến những nỗ lực vẫn đang tiếp tục để đẩy mạnh giáo dục hòa nhập và sự hòa nhập xã hội của TKT và trẻ bị thiệt thòi của tỉnh. Những mục tiêu cơ bản của dự án này bao gồm đẩy mạnh sự hòa nhập xã hội của trẻ khuyết tật và trẻ bị thiệt thòi thông qua việc đẩy mạnh giáo dục hòa nhập 9 dựa trên nhân quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh và mạng lưới cộng đồng có thể tham gia đóng góp hướng tới xây dựng những tổ chức mang tính xã hội công dân, và nâng cao năng lực của Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Bắc Kạn trong vấn đề thực hiện giáo dục hòa nhập. Để đạt được những mục tiêu trên, dự án đã tổ chức những hoạt động sau:  Thực hiện các khóa đào tạo cho giáo viên, nhà quản lý, và các phụ huynh học sinh;  Xây dựng một Đội Hỗ trợ Giáo dục Hòa nhập, bao gồm năm giáo viên có trách nhiệm tiếp quản hoạt động của dự án và nhân rộng các thành công ở các xã và huyện khác;  Các hoạt động Trẻ - tới - Trẻ: Thông qua những trò chơi và hoạt động xây dựng tình bạn, tất cả các trẻ, dù sinh ra có hay không có khuyết tật, bắt đầu hiểu về khuyết tật là những rào cản xã hội, về chống phân biệt đối xử, và bắt đầu có thái độ tích cực;  Thành lập các Câu lạc bộ Phụ huynh học sinh để đẩy mạnh mối quan hệ giữa nhà trường và cha mẹ và đảm bảo rằng phụ huynh cũng có tiếng nói trong việc phát triển giáo dục hòa nhập (HI, 2012). Đội Hỗ trợ Giáo dục Hòa nhập đã trở thành chìa khóa dẫn đến tính bền vững của dự án này. Một năm sau khi dự án kết thúc, các đội này vẫn tiếp tục hoạt động. Mặc dù tần suất mà các đội này đi thăm các trường hòa nhập địa phương đã giảm xuống từ hai lần mỗi tháng xuống còn hai tháng một lần, các thành viên của Đội Hỗ trợ Giáo dục Hòa nhập vẫn tiếp tục nâng cao nhận thức và hướng dẫn thực hiện giáo dục hòa nhập ở địa phương. Hơn thế nữa, độ quay vòng của các giáo viên ở tỉnh Bắc Kạn khá cao, và mặc dù điều này có thể gây khó khăn trong việc thiết lập một môi trường hòa nhập ổn định cho TKT và trẻ bị thiệt thòi, nó cũng đóng góp cho sự nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và những lợi ích của hòa nhập. Các Câu lạc bộ Phụ huynh cũng tiếp tục đóng vai trò một mạng lưới hỗ trợ quý giá, khuyến khích mọi gia đình trong cộng đồng đóng góp cho sự phát triển của giáo dục hòa nhập trong trường học. Mặc dù hầu hết những phụ huynh này đều rất 10 nghèo và bận rộn với công việc của mình, nhưng họ vẫn dành thời gian cho những hoạt động gây quỹ mà HI đã giới thiệu. Ngay cả ở những cộng đồng nghèo khó hơn nơi mà các hoạt động gây quỹ khó có thể thực hiện được, phụ huynh vẫn tình nguyện dành thời gian lau dọn và sửa chữa những nơi bị hư hỏng nặng nề ở trường học. Nhờ có dự án này, các giáo viên, nhà quản lý, và cán bộ ở Sở Giáo dục và Đào tạo giờ đã sẵn sàng để đưa Luật Người Khuyết tật mới vào thi hành ở khắp tỉnh. Với kiến thức có được từ các cuộc hội thảo huấn luyện và ba năm kinh nghiệm với giáo dục hòa nhập, hiện nay họ đã có những tài nguyên quan trọng để đảm bảo rằng tất cả trẻ em bị thiệt thòi, bao gồm trẻ khuyết tật, có thể tiếp cận với giáo dục và có khả năng được hòa nhập hoàn toàn với xã hội.  Trung tâm Hỗ trợ Giáo dục Hòa nhập cho Trẻ Khuyết tật Đắk Lắk (Tỉnh Đắk Lắk, Tây Nguyên) [15, tr.17-18] Năm 2007, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (MOET) chỉ đạo Trung tâm Hỗ trợ Giáo dục Hòa nhập Đắk Lắk trở thành mô hình thí điểm cho chương trình chuyển các trung tâm chuyên biệt cũ thành trung tâm giáo dục hòa nhập. Tính tới thời điểm này, Trung tâm đã hoạt động được 10 năm với rất nhiều thành công trong can thiệp sớm và những dịch vụ khác cho TKT. Các giáo viên và cán bộ ở Trung tâm Đắk Lắk đều đã được học qua nhiều hội thảo và khóa học tổ chức bởi Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Bộ Y tế, và các chuyên viên đến từ Hà Lan. Trung tâm Đắk Lắk giờ đã trở thành mô hình cho tất cả các trung tâm giáo dục hòa nhập khắp cả nước. Những hoạt động chính của trung tâm này đều hướng tới cung cấp hỗ trợ cho các chuyên viên can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập, bao gồm:  Hỗ trợ, tư vấn về xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân;  Xây dựng bài học/hoạt động hòa nhập hiệu quả trong lớp học có trẻ với các dạng khuyết tật khác nhau, đồ chơi, đồ dùng dạy học hòa nhập đặc thù, các hoạt động ngoài giờ học và ngoại khóa nhằm tăng cường sự tham gia của trẻ khuyết tật;  Xây dựng vòng tay bè bạn và nhóm hỗ trợ cộng đồng;  Hỗ trợ cán bộ quản lí, giáo viên cốt cán trong công tác quản lý chuyên môn;  Xây dựng và tiến hành các nghiên cứu điển hình; 11  Theo dõi, hỗ trợ trẻ khuyết tật tái hòa nhập đã được hỗ trợ tại Trung tâm;  Cập nhật các dữ liệu về trẻ và người khuyết tật của tỉnh (Dak Lak Inclusive Education Support Center). Trung tâm hiện đang cung cấp giáo dục chuyên biệt cho khoảng 150 TKT chưa sẵn sàng tham gia vào trường hòa nhập. Tuy nhiên, Trung tâm hoàn toàn tin tưởng rằng giáo dục chuyên biệt chỉ là “tiền - hòa nhập”. Các em sẽ được huấn luyện về các kĩ năng sống và các dịch vụ can thiệp khác để chuẩn bị cho việc tham gia theo học ở các trường bình thường. Mỗi năm, từ 20 đến 30 học sinh có thể chuyển tiếp lên giáo dục hòa nhập. Trung tâm cũng hỗ trợ các giáo viên, nhà quản lý và nhà chức trách chưa có nhiều kinh nghiệm với giáo dục hòa nhập. Trung tâm có một đội ngũ giáo viên riêng chuyên đi đến các trường khác nhau và cung cấp chuyên môn của họ khi cần thiết. Trung tâm Đắk Lắk cũng tổ chức các hội thảo, hội nghị, v.v. cho phụ huynh và giáo viên của TKT. Đối với các thanh niên bị khuyết tật, dịch vụ việc làm và dạy nghề cũng được cung cấp. Trong năm học 2011 – 2012, Trung tâm Hỗ trợ Giáo dục Hòa nhập đã hỗ trợ được 300 TKT tham gia vào giáo dục hòa nhập. Đây là một dấu hiệu thành công đáng mừng cho Trung tâm, nhất là khi trong năm trước đó chỉ có 56 học sinh được hỗ trợ. Có thể thấy rõ, mô hình của Trung tâm Đắk Lắk cần phải được nhân rộng ở các tỉnh thành khác khắp cả nước. Tuy nhiên, tại thời điểm này Trung tâm mới chỉ phục vụ bốn dạng khuyết tật: nghe, nhìn, trí tuệ và tự kỷ. Đối với những em có các dạng khuyết tật khác, sự hỗ trợ mà các em thường nhận được khi tham gia vào giáo dục hòa nhập vẫn chưa được làm sáng tỏ.  Hệ thống Chăm sóc Hy vọng – Children of Vietnam (Đà Nẵng, Bắc Trung Bộ) [15, tr.18-19] Từ năm 2008, Children of Vietnam (CoV) đã làm việc với lãnh đạo địa phương tại thành phố Đà Nẵng để thực hiện chương trình Hệ thống Chăm sóc Hy vọng cho Trẻ Khuyết tật tại ba quận ở thành phố. Chương trình tại hai quận đầu tiên, Hải Châu và Ngũ Hành Sơn đã kết thúc thành công và chính phủ địa phương đã đưa 12 nhiều đổi mới từ Hệ thống Chăm sóc Hy vọng vào ngân sách và dịch vụ của mình. Sử dụng kinh nghiệm và những bài học có được từ hai quận này, CoV đang tiếp tục thành công của Hệ thống Chăm sóc Hy vọng tại quận Cẩm Lệ với mong muốn sẽ mở rộng chương trình này tới các quận còn lại ở thành phố Đà Nẵng trong tương lai. Chương trình Hệ thống Chăm sóc Hy vọng tập trung vào trẻ với một phương pháp quản lý ca tổng hợp. Mỗi đứa trẻ trong chương trình đều nhận được một kế hoạch chăm sóc cá nhân, được xây dựng bởi một người Quản lý Ca dựa trên những nhu cầu của trẻ. Tiếp theo, một đội ngũ các chuyên viên từ nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ xem xét bản kế hoạch này và đưa ra những góp ý để phát triển thành kế hoạch chăm sóc cá nhân tổng hợp. Quản lý Ca sau đó sẽ làm việc với gia đình để thực hiện kế hoạch, và đội ngũ chuyên viên sẽ giám sát tiến triển của trẻ. Mấu chốt của chương trình này là sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa nhiều đối tác khác nhau để tạo ra một hệ thống lưới bảo hộ cho tất cả trẻ khuyết tật. Đương nhiên giáo dục là một phần quan trọng của mỗi kế hoạch chăm sóc cá nhân. Kế hoạch chăm sóc luôn khuyến nghị giáo dục hòa nhập khi phối hợp với trẻ. Sau đó CoV sẽ làm việc với các trường học đối tác địa phương để đưa những em này vào các trường hòa nhập. Tổ chức sẽ trang trải học phí và các dụng cụ học tập (vì hầu hết các gia đình trong chương trình này đều có hoàn cảnh khó khăn). Mối quan hệ tốt đẹp giữa CoV với các trường xung quanh địa bàn quận cũng có nghĩa khả năng trẻ khuyết tật được nhận vào học cao hơn so với khi phụ huynh phải tự đi tìm kiếm cơ hội. Có một số ít trường hợp các em không được đi học ở trường hòa nhập, và đó đều là do phụ huynh không hợp tác, có thể là vì họ chưa biết đến những lợi ích của hòa nhập. Hệ thống Chăm sóc Hy vọng cho thấy rằng các chuyên viên từ những lĩnh vực khác nhau hoàn toàn có thể hợp tác có hiệu quả trong bối cảnh ở Việt Nam để giải quyết những nhu cầu của trẻ khuyết tật, bởi vì khuyết tật là một vấn đề có rất nhiều mặt. Điều này đảm bảo là mỗi em khuyết tật có thể được phục vụ một cách tổng hợp và cân bằng và không chỉ tập trung vào mặt này hay mặt kia. Nhu cầu cho sự hợp tác có hiệu quả giữa các bộ ngành và tổ chức để bảo vệ quyền lợi của trẻ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan