Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu kỹ thuật sinh sản nhân tạo ếch thái lan (rana rugulosa wiegmann, 1835 )...

Tài liệu Tìm hiểu kỹ thuật sinh sản nhân tạo ếch thái lan (rana rugulosa wiegmann, 1835 ) tại trại sản xuất giống thủy sản nước ngọt đức phổ quảng ngãi

.PDF
40
197
133

Mô tả:

i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện đề tài “Tìm hiểu kỹ thuật sinh sản nhân tạo ếch Thái Lan (Rana rugulosa Wiegmann, 1835) tại trại sản xuất giống Thủy sản nước ngọt Đức Phổ - Quảng Ngãi” từ ngày 04/05/2009 – 13/07/2009. Em nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn, gia đình, bạn bè và các anh chị tại trại sản xuất giống Thủy sản nước ngọt Đức Phổ Quảng Ngãi để hoàn thành tốt đợt thực tập này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Nguyễn Hữu Dũng đã chỉ bảo và giúp đỡ tôi suốt quá trình thực hiện đề tài . Ngoài ra em xin chân thành cảm ơn các anh chị ở trại sản xuất giống đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình về mặt kỹ thuật của anh Nguyễn Văn Sâm và anh Võ Thành Nhân đã giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cha mẹ và bạn bè đã ủng hộ, cổ vũ em trong suốt quá trình học tập. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Phạm Thị Bích ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ i PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................... 3 1.1. Một số đặc điểm sinh học của ếch ........................................................................... 3 1.1.1. Hệ thống phân loại ............................................................................................. 3 1.1.2. Đặc điểm phân bố ............................................................................................... 3 1.1.3. Đặc điểm hình thái cấu tạo ................................................................................ 3 1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng ......................................................................................... 5 1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng ......................................................................................... 5 1.1.6. Sinh sản .............................................................................................................. 6 1.2. Tình hình nghiên cứu về ếch .................................................................................... 6 1.2.1.Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................................... 6 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ..................................................................... 7 1.2.3. Kỹ Thuật nuôi ếch thương phẩm ....................................................................... 8 1.2.4. Thức ăn ............................................................................................................. 11 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 13 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................................... 13 2.1.1. Địa điểm ............................................................................................................ 13 2.1.2. Thời gian ........................................................................................................... 13 2.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 13 2.3. Nội dung ................................................................................................................... 13 2.3.1. Hiện trạng sản xuất tại trại .............................................................................. 13 2.3.2. Theo dõi một số yếu tố môi trường................................................................... 13 2.3.3. Theo dõi tốc độ sinh trưởng ............................................................................. 13 2.3.4. Theo dõi tỷ lệ sống ............................................................................................ 14 2.3.5. Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng .................................................................... 14 iii 2.3.6. Các chỉ tiêu cân đo ............................................................................................ 14 2.3. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................ 14 2.4. Phương pháp đo một số yếu tố môi trường .......................................................... 14 2.5. Các công thức tính toán.......................................................................................... 14 2.5.1. Kiểm tra tỷ lệ sống............................................................................................. 14 2.6. Phương pháp sử lý số liệu ...................................................................................... 15 PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................. 16 3.1. Trại giống thủy sản nước ngọt Đức Phổ ............................................................... 16 3.2. Quy trình kỹ thuật sản xuất ếch giống .................................................................. 18 3.2.1. Tuyển chọn và nuôi vỗ ếch bố mẹ .................................................................... 18 3.2.2. Cho ếch đẻ ......................................................................................................... 20 3.2.3. Ương trứng ........................................................................................................ 21 3.2.4. Ương nòng nọc.................................................................................................. 21 3.2.5. Chăm sóc và quản lý giống ếch ........................................................................ 21 3.3. Xuất ếch giống ......................................................................................................... 25 3.4. Một số bệnh thường gặp ......................................................................................... 26 3.4.1. Bệnh trướng hơi ở ếch con ............................................................................... 27 3.4.2. Bệnh ghẻ lở ....................................................................................................... 27 3.4.3. Bệnh đỏ chân .................................................................................................... 27 3.4.4. Bệnh viêm ruột .................................................................................................. 28 3.4.5. Bệnh do ảnh hưởng hệ thần kinh .................................................................... 28 3.4.6. Bệnh mù mắt, cổ quẹo ...................................................................................... 28 3.4.7. Bệnh trùng bánh xe .......................................................................................... 28 3.5. Kết quả thực hiện quy trình sản xuất giống ếch của trại .................................... 29 3.5.1. Tình hình chăm sóc và nuôi dưỡng ếch tại trại .............................................. 29 3.5.2. Vệ sinh phòng bệnh và nâng cao chất lượng bể nuôi ..................................... 29 3.6. Kết quả sản xuất ếch giống của trại trong đợt sản xuất ...................................... 30 3.7. Kết quả sản xuất giống ếch của trại ...................................................................... 30 PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 31 4.1. Kết luận .................................................................................................................... 31 4.2. Kiến nghị .................................................................................................................. 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 33 iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Hướng dẫn sử dụng thức ăn Lái Thiêu dạng viên nổi của cá dùng cho cho nuôi ếch. .............................................................................................................................. 12 Bảng 3.1: Các yếu tố môi trường trong bể nuôi vỗ ........................................................... 19 Bảng 3.2: Các yếu tố môi trường bể ương ......................................................................... 21 v DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 : Sơ đồ khối trại giống .......................................................................................... 17 Hình 3.2: Nuôi vỗ ếch bố mẹ ............................................................................................... 18 Hình 3.3: Ếch bố mẹ bắt cặp ................................................................................................ 20 Hình 3.4: Ếch giống ............................................................................................................. 23 Hình 3.5: Cách cho ếch giống ăn ......................................................................................... 24 1 MỞ ĐẦU Nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây là hướng phát triển quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam. Nhà nước ta có nhiều chính sách khuyến khích ngành Nuôi trồng thủy sản phát triển như cho vay vốn ưu đãi, khuyến khích chuyển đổi các diện tích ruộng trũng cấy lúa cho năng suất thấp sang nuôi cá cho năng suất cao và ổn định. Mặt khác cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước thì nhu cầu về thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như: thịt, trứng, sữa, cá, các loài lưỡng cư, bò sát... ngày càng tăng về cả số lượng lẫn chất lượng. Trong các sản phẩm đó thì ếch là đặc sản có giá trị về nhiều mặt, tỷ lệ đạm cao, da ếch làm găng tay, ví da, thắt lưng, mở ếch để chế thuốc rất quí, các phụ phẩm thừa khi mổ ếch dùng làm phân bón, ếch ăn côn trùng diệt sâu bọ nên có lợi cho nông nghiệp. Tuy nuôi ếch là một nghề không mới lạ đối với đa số nông dân Việt Nam nhưng nghề này xưa nay ít được mọi người coi trọng so với nghề nuôi các loài thủy sản khác như tôm cá chẳng hạn. Vì lẽ dễ hiểu cá tôm vốn là thức ăn chính không thể thiếu trong các bữa cơm gia đình, còn thịt ếch tuy hương vị thơm ngon cũng xào nấu được nhiều món khoái khẩu, hấp dẫn nhưng dù sao cũng chỉ được gọi là thức ăn phụ không phổ biến lắm trong thực đơn hằng ngày của các bà nội trợ. Mặt khác, chính vì ếch có giá trị kinh tế cao nên mấy năm gần đây cường độ khai thác ếch ngoài tự nhiên ngày càng nhiều. Hiện nay trên các cánh đồng nhiều địa phương về mùa mưa rào đã trở nên buồn tẻ thưa vắng tiếng ếch kêu. Sự cân bằng sinh thái đang bị phá vỡ. 2 Mồi ăn cho ếch quả là khó kiếm vì chúng chỉ thích ăn những con mồi sống. Nếu nuôi ếch với qui mô lớn thì việc kiếm thức ăn cho chúng không phải dễ. Song hiện nay ngoài việc cung cấp thức ăn tươi sống cho ếch người ta đã luyện cho ếch ăn được cả thức ăn tinh, thức ăn viên chế biến tổng hợp mà ếch vẫn tăng trọng. Thành công này đã mở ra triển vọng lớn cho việc nuôi ếch theo qui trình công nghiệp. Để tăng tỷ lệ sản phẩm nuôi trồng thủy sản trong tổng sản lượng của ngành thủy sản thì chúng ta không chỉ quan tâm đến việc tăng mật độ nuôi/đơn vị diện tích mà còn phải quan tâm đến chất lượng con giống. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tăng năng suất và sản lượng nuôi trồng thủy sản. Nhằm mục đích làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, đồng thời để nâng cao hiểu biết về đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao này, được sự chấp thuận của Khoa Nuôi Trồng Thủy Sản Trường Đại học Nha Trang, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Tìm hiểu kỹ thuật sinh sản nhân tạo Ếch Thái Lan (Rana rugulosa Wiegmann, 1835 ) tại trại sản xuất giống Thủy Sản nước ngọt Đức Phổ Quảng Ngãi." Do thời gian và trình độ bản thân còn hạn chế, báo cáo này không khỏi những điểm thiếu sót. Kính mong nhân được sự chỉ bảo của quý thầy cô cùng các bạn. 3 PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số đặc điểm sinh học của ếch 1.1.1. Hệ thống phân loại. [12]. Ngành: Chordata Lớp: Amphibia Bộ: Anura Họ: Ranidae Giống: Rana Loài: Rana rugulosa Wiegmann, 1835 1.1.2. Đặc điểm phân bố.[5]. Ếch là loài động vật có nhiều ở vùng nhiệt đới. Nhóm động vật ếch nhái trên thế giới có đến 2000 loài. Họ ếch là một trong những họ lớn nhất của lớp ếch nhái gồm 46 giống và 555 loài. Ở Việt Nam ếch cũng khá phong phú như ếch đồng, ếch xanh, ếch gai, ếch cốm, ếch Thái Lan. . . Ếch sống ở khắp nơi đồng ruộng, ao hồ, sông ngòi, mương máng, những nơi ẩm thấp và có nguồn nước ngọt. 1.1.3. Đặc điểm hình thái cấu tạo.[5]. Ếch là loại động vật lưỡng cư, vừa sống ở dưới nước,vừa sống trên cạn, ở nơi yên tĩnh. Ếch không chịu được rét, cửa hang của ếch không bao giờ quay hướng bắc hút gió. Hầu như suốt mùa đông, ếch ẩn nấp trong hang tránh rét. Sang mùa xuân ấm áp nó mới dám ra khỏi hang kiếm ăn về ban đêm ban ngày về hang ẩn nấp hoặc nằm ngâm mình dưới các đám bèo rau trên mặt nước. 4 Ếch có cơ thể ngắn, chân sau dài hơn chân trước, đùi to khỏe, bàn chân có màng bơi lội giỏi. Khi di chuyển trên cạn thì chủ yếu bằng các bước nhảy ếch có thể nhảy liên tục hàng chục bước rất xa. Ếch có phổi cấu tạo còn đơn giản nó không chỉ thở bằng phổi mà còn thở bằng da. Da ếch có khả năng vận chuyển 51% Oxi và 86% cacbonic. Trên da ếch có nhiều mao mạch. Oxi trong không khí hòa tan vào chất nhày trên da ếch thấm qua da, lọt vào các mao mạch. Còn khí cacbonic được thải ra theo con đường ngược lại. Nếu da ếch thiếu nước bị khô ếch sẽ chết. Da ếch còn làm nhiệm vụ lấy nước và điều tiết nước, ếch tích nước dưới da. Trên mặt da có tuyến nhày làm cho da ếch luôn ẩm. Để cho da không bị khô, ếch không dám xa rời nguồn nước. Ếch tuy có khả năng nhảy xa bờ, bơi lội giỏi, song chúng lại chỉ sống quanh quẩn ở gần nơi ở. Ếch bắt mồi thụ động thường ngồi một chỗ để quan sát những con mồi di động, khi con mồi tiến lại gần, ếch ngóc đầu lên và phóng lưỡi ra như một tia chớp dính lấy con mồi, cuốn ngay vào miệng rồi dồn sức nhắm mắt nuốt trửng con mồi. Nó có thể nuốt được cả một con cua khá to. Người ta quan sát thấy: Nó dùng bàn tay vỗ nhẹ vào lưng cua, làm cho cua sợ mất vía, rúm hết cả chân, càng lại, nộp minh cho nó nuốt dễ dàng. Nuốt mồi xong, ếch lại tiếp tục ngồi rình con mồi mới. Mắt ếch lồi, to có mí mắt. Tuy ngồi "dương mắt ếch" nhưng thực tế lại kém tinh. Nó chỉ nhìn rõ những con vật di động, còn những vật tĩnh ếch lại phát hiện kém. Da ếch cũng có khả năng thay đổi màu sắc để phù hợp với môi trường sống, cũng là cách ngụy trang trốn tránh kẻ thù và rình bắt mồi. Thính giác của ếch phát triển nghe được tiếng động trên cạn tương đương với khả năng nghe của con người. Còn khứu giác của ếch không nhạy cảm 5 lắm nhưng qua việc nuôi ếch, cho thức ăn tĩnh chúng ta thấy ếch cũng có khả năng đánh hơi tìm mồi. Ếch kêu rất to. Vào những đêm mưa rào tháng ba, tiếng ếch kêu vang dội không gian, đó là ngôn ngữ để tỏ tình của chúng trong đêm hội giao hoan mừng Vũ Cốc. Cao giọng nhất là lũ ếch đực, còn ếch cái chỉ kêu nhỏ nhẹ va rời rạc. 1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng. [5]. Nòng nọc mới nở ra sống bằng chất dinh dưỡng dự trữ noãn hoàng, ba ngày sau noãn hoàng tiêu hết nòng nọc ăn động vật phù du như thủy trần, bọ đỏ, nhờ có bón phân động vật phù du mới phát triển mạnh. Khi nòng nọc biến thái thành ếch con, chúng bắt đầu ăn mồi bằng động vật sống như: giun, tép, ốc, tôm, cua, cá con, châu chấu, cào cào,… Các côn trùng khi bay lại gần, ếch ngóc đầu lên phóng lưỡi dính lấy con mồi. Lúc thiếu thức ăn nòng nọc ếch con ăn lẫn nhau. Ếch là động vật ăn tạp, thiên về động vật, thích động vật sống. Quá trình nuôi đã luyện cho nó ăn mồi chết và các dạng thức ăn chế biến khác. 1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng.[13]. Ếch Thái Lan là loài lưỡng cư, chu kỳ sống có ba giai đoạn: - Nòng nọc (từ khi nở đến khi mọc đủ 4 chân): Khoảng 21 - 28 ngày, giai đoạn này sống hoàn toàn trong môi trường nước. Ăn các loài động vật phù du có trong môi trường nước nuôi hoặc thức ăn bổ sung như bo bo, trùn chỉ, cám nhuyễn. - Ếch giống (2 - 50 g): Thích sống trên cạn gần nơi có nước, ăn thức ăn tự nhiên: côn trùng, cá nhỏ, giun, ốc và đã sử dụng được thức ăn viên. Ở giai đoạn này ếch ăn thịt lẫn nhau khi thiếu thức ăn hoặc thức ăn không đủ đạm. 6 - Ếch trưởng thành (200 – 300g): Từ 4 - 6 tháng tuổi, ếch đã trưởng thành và khoảng 8 – 10 tháng tuổi có thể thành thục sinh sản. 1.1.6. Sinh sản.[13]. - Mùa vụ sinh sản chính là vào mùa mưa (tháng 5 - 11). Số lượng trứng một lần sinh sản từ 1.000 - 4.000 trứng/ếch cái và ếch có thể đẻ 3 - 4 lần trong năm, thời gian tái thành thục của ếch cái từ 3 - 4 tuần. - Trứng ếch rời, có kích thước lớn và bám vào giá thể. Trứng nở ra nòng nọc sau 18 - 24 giờ. Nòng nọc sau 48 giờ bắt đầu ăn thức ăn ngoài. Thời gian biến thái từ nòng nọc mới nở thành ếch con khoảng 28 - 30 ngày. 1.2. Tình hình nghiên cứu về ếch. 1.2.1.Tình hình nghiên cứu trong nước.[7]. Ngành Nuôi trồng thủy sản trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ với tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước trên dưới 10%. Riêng năm 2007 sản lượng thủy sản cả năm đạt 4,15 triệu tấn tăng 11,5% so với năm 2006. Đặc biệt là ngành Nuôi trồng thủy sản nước ngọt có tiềm năng to lớn và có thể đóng góp nhiều hơn nữa trong tổng sản lượng thủy sản nước ta. Trong các loài được nuôi ở Việt Nam thì Ếch là động vật lưỡng cư gần gũi với con người từ xa xưa, ếch hiện diện khắp nơi hoang dã, sống ở các vùng đầm lầy, đồng bằng và cả ở miền núi. Thịt ếch trắng hồng, dai, thơm ngon là nguồn cung cấp đạm động vật cho con người. Ếch được chế biến nhiều món ngon khoái khẩu đối với các cư dân châu Âu và châu Á, vì có giá trị thương phẩm cao. Việc nuôi ếch chỉ mới được nhiều người hưởng ứng độ ba bốn thập niên nay đến những năm 1970, 1971 mới bột phát thành phong trào. Thời đó tại Sài Gòn và các tỉnh lân cận nhiều người tỏ ra thích thú với nghề nuôi ếch 7 nhưng do phương pháp nuôi còn lạc hậu chỉ biết cách nuôi ao, nuôi hồ, còn thức ăn dành cho ếch thì gần như phó mặc cho vật nuôi tự túc lấy. Từ năm 2003, nghề nuôi ếch ở Việt Nam được hình thành. Ở một số trang trại nhỏ ở miền Bắc, miền Trung đã nhập giống ếch Thái Lan về nuôi, đến giữa năm 2004, ở Nghệ An, Hà Tĩnh cũng đã nhập giống ếch này. Ở tổ 1 ấp 3 xã Bình Hàng Tây huyện Cao Lãnh, có anh Nguyễn Văn Thâm, người đầu tiên cho ếch sinh sản và ương ếch giống. Năm 2004, sau khi ương thành công mẻ đầu tiên để thử nghiệm, năm 2005, anh mở rộng bể ươm lên 200m vuông với 12 mẻ, mỗi mẻ ương 30.000 con với 100 cặp giống bố mẹ ếch bò Thái Lan sẽ cho ra giống lai F1. Hiện nay trại sản xuất giống của anh Thâm đã có ếch con 20 ngày tuổi, ếch con từ ngày sinh sản đến lúc thả nuôi được là 30 ngày, giá ếch giống từ 800-1000 đồng/con, anh Thâm đã ký hợp đồng giao con giống ở các trại chăn nuôi miền Trung. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.[11]. Trong hai thập niên cuối của thế kỉ 20 trên phạm vi toàn thế giới Nuôi trồng thủy sản có mức tăng sản lượng cao nhất trong tất cả các lĩnh vực sản xuất lương thực, thực phẩm. Kể từ năm 1984 đến nay tỉ lệ tăng trưởng của ngành Nuôi trồng thủy sản trung bình đạt 11% con số này của ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm chỉ là 3,1% và tăng trưởng của khai thác thủy sản chỉ tăng 0,8%. Trong thập kỉ 70, 80 của thế kỉ 20 sản lượng Nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm tỉ lệ 10% tổng sản lượng thủy sản thì đến những năm cuối thế kỉ 20 sản lượng Nuôi trồng thủy sản tăng lên đạt 30%. Hiện nay trên thế giới có hàng trăm đối tượng thủy sản được gia hóa và sử dụng Nuôi trồng thủy sản ở cả ba môi trường: ngọt, lợ, mặn. Trong nhóm đối tượng nuôi nước ngọt ếch là giống để sai lại dễ nuôi, mau lớn thức ăn cho ếch 8 công nghiệp cũng dễ kiếm... nên nó là đối tượng được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng như: Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan... Nuôi ếch công nghiệp tuy là một ngành mới mẻ nhưng đã đem lại mối lợi lớn ngoài sức mong đợi của người nuôi. 1.2.3. Kỹ Thuật nuôi ếch thương phẩm.[1].  Điều kiện môi trường ao nuôi Ếch công nghiệp sống trong môi trường nước sạch, không ô nhiễm. Có thể sử dụng nước giếng, nước sông hay nước ao hồ để nuôi ếch với điều kiện: - Độ mặn không quá 5‰. - pH nước trong khoảng 6,5 - 8,5. - Nhiệt độ nước tốt nhất 28 - 300C. - Ếch thích nơi yên tĩnh, ít người qua lại, sợ rắn, chim, chuột, đặc biệt rất nhạy cảm với kim loại nặng, tàn thuốc lá và các chất độc khác.  Các hình thức nuôi ếch - Nuôi trong bể xi măng: Thích hợp vùng ven đô thị có diện tích đất giới hạn (tận dụng chuồng trại cũ hay bể xi măng bỏ không) - Nuôi trong ao đất: Thích hợp vùng ven đô thị hay nông thôn có diện tích đất khá lớn - Nuôi trong giai (vèo), đăng quầng: Thích hợp vùng có ao hồ lớn có thể vừa nuôi ếch kết hợp với nuôi cá. + Nuôi ếch trong bể xi măng: Bể có diện tích trung bình 6 – 30m² (2x3, 2x5, 3x5, 4x6, 5x6m), độ cao 1,2 - 1,5m để tránh ếch nhảy ra. 9 Đáy ao nên có độ nghiêng khoảng 50 để dễ thay nước. Nên che lưới nylon trên bễ để tránh nắng trực tiếp và làm tăng nhiệt độ (có thể sử dụng lưới lan). Không nên che mát hoàn toàn bể nuôi. Mực nước trong ao khống chế ngập 1/2 - 2/3 thân ếch. Nên thường xuyên phun nước tưới ếch nhất là vào lúc trưa nắng. Mật độ thả nuôi: - Tháng thứ nhất: 150 - 200 con/m2 - Tháng thứ hai: 100 - 150 con/m2 - Tháng thứ ba: 80 - 100 con/m2 Sau khi thả nuôi 7 - 10 ngày phải kiểm tra lựa nuôi riêng những con ếch lớn vượt đàn để tránh sự ăn lẫn nhau. Khi ếch đạt trọng lượng 50 - 60g sự ăn nhau giảm. Thường xuyên thay nước. Nước thay có thể là nước sông, nước giếng, nước ao nhưng phải đảm bảo sạch. Cho ăn nhiều lần trong ngày: - Ếch giống (5 - 100g): 3 - 4 lần trong ngày. Lượng thức ăn 7 - 10% trọng lượng thân. - Ếch lớn (100 - 250g): 2 - 3 lần/ngày. Lượng thức ăn 3 - 5% trọng lượng thân Ếch ăn mạnh vào chiều tối và ban đêm hơn ban ngày (lượng thức ăn vào chiều tối và ban đêm gấp 2 - 3 lượng thức ăn ban ngày). Định kỳ bổ sung Vitamin C và men tiêu hóa để giúp ếch tăng cường sức khoẻ và tiêu hoá tốt thức ăn. Có thể tận dụng các bể xi măng cũ để nuôi ếch Thái Lan. Khi khống chế độ sâu nước 10 - 20cm (không để mực nước quá cao, ếch sẽ ngộp nếu không lên cạn được) phải sử dụng giá thể để ếch lên cạn cư trú. Giá thể cho ếch lên bờ (gỗ, tấm nhựa nổi, bè tre…). Phải bố trí đủ giá thể để tất cả ếch có chổ lên bờ (1/3 - 1/2 diện tích bể). Trường hợp giữ mực nước cao 10 - 20cm có thể không cần phải che bể. 10 + Nuôi ếch trong ao đất: Ao diện tích trong khoảng 30 - 300m2 (4x8m, 5x10m, 10x20m). Ao không quá lớn khó quản lý. Có thể trải bạc nylon nơi ao không giữ nước. Rào chung quanh ao để tránh ếch nhảy ra. Có thể dùng lưới, tôn fibrociment, phên tre rào 1-1,2m. Mực nước ao khống chế 20 - 30cm, có ống thoát nước tránh chảy tràn. Mật độ thả ếch giống nên thưa hơn nuôi trong bể ximăng 60 – 80con/m2 là tối ưu trong tháng đầu. Tạo giá thể cho ếch lên cạn ở (bè tre, gỗ, tấm nylon…). có thể dùng lục bình làm nơi cư trú cho ếch. diện tích giá thể 50% diện tích ao nuôi (khi ao không có bờ để ếch lên ở). Thường xuyên thay nước để tránh nước dơ ếch bị nhiễm bệnh (2 - 3 ngày/lần). Chỉ thay nước 1/3 – 1/4 tránh thay hết nước. Thức ăn viên nổi cho ăn 3 - 4 lần cho ếch giống và còn 2 - 3 lần cho ếch lớn (100g). Thức ăn thả trực tiếp trên giá thể hay trên cạn. Nuôi ếch trong ao đất ít tốn chăm sóc hơn nuôi trong bể ximăng và chi phí đầu tư thấp hơn nhưng có nhược điểm: Tỉ lệ sống thấp hơn nuôi trong ao do khó kiểm soát dịch bệnh, dịch hại và lựa ếch vượt đàn. Ao có nhược điểm dễ bị rò rỉ, ếch đào hang để trú ẩn. + Nuôi ếch trong giai hay đăng quầng: Giai có kích thước 6 - 50m2, có đáy, treo trong ao (2x3, 4x5, 5x10m). Chiều cao 1 - 1,2m. Vật liệu là lưới nylon. Giai có nắp để tránh ếch nhảy ra và chim ăn. Tạo giá thể cho ếch lên cạn cư trú (tấm nylon đục lỗ, bè tre). Tổng diện tích giá thể chiếm 2/3 – 3/4 diện tích giai. Mật độ nuôi trong giai tương đương nuôi trong bể ximăng (150 - 200 ếch con trong tháng đầu). Đăng quầng có kích thước lớn hơn giai (100 500m2). Dùng lưới nylon hay đăng tre bao quanh một diện tích trong ao. Mật 11 độ nuôi trong đăng quầng (20 - 40 con/m2). Thả lục bình, bè tre, nylon nổi để làm nơi ếch lên cạn cư trú. Diện tích giá thể 3/4 diện tích đăng quầng. 1.2.4. Thức ăn.[3]. Trong tự nhiên, ếch là loài ăn động vật sống. Con mồi phải di động như các loài côn trùng, giun, ốc … Kích cỡ con mồi thường lớn và di động. Nhu cầu dinh dưỡng của ếch khá cao, tương tự như những loài cá ăn tạp thiên động vật. Thức ăn phải đầy đủ dưỡng chất. Thức ăn ếch Thái Lan đã được thuần hoá nên sử dụng được thức ăn tĩnh như thức ăn viên nổi hay thức ăn tự chế biến (cá tạp băm nhỏ, cám nấu…). Các loài ếch đồng Việt Nam, do chưa thuần hóa nên chỉ ăn những thức ăn di động như côn trùng, giun…Và hoàn toàn không sử dụng thức ăn viên nổi. Ếch Thái Lan sử dụng được thức ăn viên nổi ngay từ ếch con (1 tháng tuổi). Có thể sử dụng được thức tĩnh khác như cá tạp băm nhỏ, cám nấu (nhưng phải tập khi chuyển từ thức ăn viên). Tại Việt Nam chưa có thức ăn chuyên cho ếch. Có thể sử dụng thức viên nổi cho cá da trơn hay cá rô phi của các công ty Cargill, Blue Star, Unipresident. Thức ăn viên nổi có kích cỡ và hàm lượng protein thay đổi theo kích cỡ hay tuổi của ếch nuôi. (bảng 1.1). 12 Bảng 1.1: Hướng dẫn sử dụng thức ăn Lái Thiêu dạng viên nổi của cá dùng cho cho nuôi ếch. Hàm lượng Kích thước viên Thời gian nuôi từ giai đoạn ếch con Protein thức ăn 35% 2,2 – 2,5 mm 15 ngày đầu ( 7 – 30 g) 30% 3,0 – 4,0 mm 30 ngày kế tiếp (30 – 100 g) 25% 5,0 – 6,0 mm 30 ngày kế tiếp (100 - 150 g) 22% 8,0 – 10 mm sau 75 ngày (150 – 200g) Như vậy hàm lượng protein và kich cỡ viên thức ăn cho ếch ăn tùy thuộc vào kích cỡ của ếch. Thức ăn cho từng giai đoạn không thay đổi về loại mà chỉ thay đổi về kích cỡ viên thức ăn. Bằng cách thuần hóa cho ếch sử dụng thức ăn tự chế biến dạng tĩnh người nuôi không còn phải lo nhiều về vấn đề tìm nguồn thức ăn tươi sống cho ếch mà vẫn đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của ếch. Như vậy sẽ giúp nghề nuôi ếch ngày càng phát triển theo hướng tiến bộ hơn. Người nuôi ếch sẽ không còn mối lo về nguồn thức ăn tươi sống cho ếch nữa. Thúc đẩy nghề nuôi ếch phát triển hơn đạt hiệu quả kinh tế cao mà không tốn nhiều công lao động. 13 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Địa điểm Đề tài được tiến hành tại Trại sản xuất giống thủy sản nước ngọt Đức PhổQuảng Ngãi. 2.1.2. Thời gian Đề tài được tiến hành bắt đầu từ 04/5/2009 đến 13/7/2009 2.2. Đối tượng nghiên cứu Sinh sản nhân tạo ếch Thái lan. 2.3. Nội dung 2.3.1. Hiện trạng sản xuất tại trại  Quy mô và tiềm năng diện tích mặt nước sử dụng nuôi Bao gồm các chỉ tiêu: tổng diện tích có khả năng nuôi, diện tích đã nuôi, diện tích chưa nuôi, diện tích bị ô nhiễm tính theo loại hình mặt nước.  Kỹ thuật nuôi tại trại Bao gồm: tỷ lệ và mật độ thả, tình hình vệ sinh... 2.3.2. Theo dõi một số yếu tố môi trường Bao gồm: nhiệt độ nước, pH... 2.3.3. Theo dõi tốc độ sinh trưởng Bao gồm: sinh trưởng theo chiều dài, sinh trưởng theo khối lượng... 14 2.3.4. Theo dõi tỷ lệ sống Tỷ lệ sống (%) = Số ếch thu hoạch Số ếch ban đầu x 100 2.3.5. Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng Bao gồm: chuẩn bị bể, chăm sóc và quản lý, cho ăn, thu hoạch. 2.3.6. Các chỉ tiêu cân đo Bao gồm: chiều dài, khối lượng, nhiệt độ nước, pH. 2.3. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: tìm hiểu qua các báo cáo tổng kết của địa phương và cơ sở sản xuất nơi thực đề tài. - Số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp cán bộ lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật và công nhân trại. Trực tiếp tham gia sản xuất và thu thập số liệu thực tế. 2.4. Phương pháp đo một số yếu tố môi trường - Nhiệt độ nước: Đo lúc 6h và 14h hằng ngày bằng nhiệt kế thủy ngân. - pH: Đo lúc 6h và 14h hằng ngày dùng giấy quỳ đo pH. 2.5. Các công thức tính toán 2.5.1. Kiểm tra tỷ lệ sống Tỷ lệ sống (%) = Số ếch thu hoạch Số ếch ban đầu x 100 15 2.5.2. Xác định hệ số thức ăn FCR = Tổng lượng thức ăn trong đợt thí nghiệm Khối lượng ếch cuối đợt - Khối lượng ếch ban đầu 2.6. Phương pháp sử lý số liệu Các tham số thống kê sử dụng trong đề tài: * Số trung bình (X) X Trong đó: X1 + X2 + X3 +... + Xn = n X là giá trị trung bình của mẫu thí nghiệm X1, X2, X3,..., Xn là giá trị của các cá thể trong mẫu thí nghiệm. n là dung lượng mẫu * Độ lệch chuẩn  S X  S  X X = i X  2 n 1  n  30  Trong đó:  S  là độ lệch tiêu chuẩn X Xi là giá trị cá thể thứ i trong mẫu. * Sai số tiêu chuẩn  mX  SX m   n 1 X (n  30) Trong đó: m  X là sai số tiêu chuẩn. * Hệ số biến động (Cv%) Cv %  sX X x100
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng