Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu kiến trúc chămpa và giá trị văn hoá của một số công trình kiến trúc tiê...

Tài liệu Tìm hiểu kiến trúc chămpa và giá trị văn hoá của một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở miền trung

.PDF
81
553
148

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN ĐỊA LÝ – DU LỊCH ------------------------- HUỲNH NGUYỄN BẢO DUY TÌM HIỂU KIẾN TRÚC CHĂMPA VÀ GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU Ở MIỀN TRUNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH Cần Thơ, tháng 03/2010 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN ĐỊA LÝ – DU LỊCH ------------------------- HUỲNH NGUYỄN BẢO DUY MSSV: 6062707 TÌM HIỂU KIẾN TRÚC CHĂMPA VÀ GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU Ở MIỀN TRUNG. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH Người hướng dẫn: Ths CHÂU HOÀNG TRUNG Cần Thơ, tháng 03/ 2010 LỜI CẢM ƠN  Để hoàn thành bài luận văn kết thúc chương trình học bậc Đại học, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Cần Thơ cùng quí thầy cô trong Khoa Sư Phạm, Khoa Khoa học XH & NV đã tạo rất nhiều điều kiện để tôi học tập và hoàn thành tốt khóa học. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Th.s Châu Hoàng Trung đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn quí anh, chị và ban lãnh đạo của công ty cổ phần Du Lịch Cần Thơ, đặc biệt là ông Lâm Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Điều hành công ty cổ phần Du lịch Cần Thơ, đã tạo điều kiện cho tôi điều tra khảo sát trong và ngoài nước để có dữ liệu và cái nhìn thực tế khi viết luận văn. Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối với sự động viên, hỗ trợ lớn lao của những người thân yêu trong gia đình trong suốt những tháng ngày theo học chương trình ở Đại Học. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những lời đóng góp quí báu của quí thầy cô. Cần Thơ, tháng 3 năm 2010. Sinh viên thực hiện Huỳnh Nguyễn Bảo Duy LVTN: Kiến trúc Chămpa và giá trị văn hoá trong một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở miền Trung. MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...................................................................................... 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................. 1 2.1 Mục tiêu chung...................................................................................................... 2 2.2 Mục tiêu riêng ....................................................................................................... 2 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2 3.1 Về nội dung:.......................................................................................................... 2 3.2 Về lãnh thổ:........................................................................................................... 2 4. THỰC TRANG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................................... 2 5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU............................................................................ 3 5.1 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ ................................................................................ 3 5.2 Quan điểm lịch sử ................................................................................................. 3 5.3 Quan điểm viễn cảnh............................................................................................. 3 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 3 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ VÀ KIẾN TRÚC CỦA CHĂMPA 1.1 Khái quát lịch sử vương quốc Chămpa ............................................................................ 4 1.1.1. Vài nét về vương quốc Chămpa. ................................................................. 4 1.1.2. Các địa khu vương quốc Chămpa ................................................................ 5 1.1.3. Một số mốc thời gian đáng chú ý trong quá trình phát triển và suy tàn của vương quốc Chămpa ................................................................................................................ 6 1.1.4. Cấu trúc của vương quốc Chămpa............................................................... 6 1.1.5. Vấn đề Ấn hoá và phi Ấn hoá....................................................................... 6 1.2. Kiến trúc Chămpa ....................................................................................................... 7 1.2.1. Những tiền đề ảnh hưởng đến công trình kiến trúc Chămpa ........................ 8 -Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ .................................................................... 8 - Các điều kiện xã hội- kinh tế- tín ngưỡng cuả cư dân Chăm........................ 9 1.2.2. Cấu trúc căn bản của một Kalan. .............................................................. 10 1.2.3. Một số công trình phụ ............................................................................... 12 1.2.4. Những đặc trưng của công trình kiến trúc Chămpa ................................... 12 Huỳnh Nguyễn Bảo Duy MSSV: 6062707 LVTN: Kiến trúc Chămpa và giá trị văn hoá trong một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở miền Trung. - Vị trí các tháp Chămpa ............................................................................. 12 - Vật liệu xây dựng. ..................................................................................... 14 - Kỹ thuật xây dựng ..................................................................................... 15 1.2.5. Người Chăm là bậc thầy trong kiến trúc và điêu khắc................................ 16 1.2.6. Sự giao lưu nghệ thuật trong kiến trúc và những cái tôi............................. 21 CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRONG KIẾN TRÚC CHĂMPA. 2.1. Kiến trúc thể hiện tôn giáo của một vương quốc................................................. 24 2.1.1. Kiến trúc thể hiện những tôn giáo của Ấn Độ ............................................ 24 2.1.2. Đằng sau những hình tượng mang tôn giáo Ấn Độ là nét của Chămpa...... 26 2.2. Vương quyền và kiến trúc Chămpa .................................................................... 27 2.3. Nghệ thuật âm nhạc và ca múa trên kiến trúc Chămpa...................................... 29 2.3.1. Nhạc cụ ..................................................................................................... 29 2.3.2. Múa ........................................................................................................... 30 2.4. Kiến trúc Chămpa với chữ viết và văn chương................................................... 32 2.5. Kiến trúc Chămpa với triết học .......................................................................... 35 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN CÁC THÁP CHĂMPA. 3.1 Một số công trình tiêu biểu cho giá trị văn hoá của Chămpa.......................... 39 3.1.1. Thánh địa Mỹ Sơn đại diện tiêu biểu giá trị văn hoá của Chămpa về tôn giáo, lịch sử và triết lý nhân sinh của một dân tộc ............................................................. 39 3.1.2. Đồng Dương- Toà tu viện Phật giáo giữa Đô Thành. ................................ 42 3.1.3. Tháp Dương Long- Nơi hoả táng các vua Chămpa.................................... 42 3.1.4. Tháp Nhạn- Ngọn " hải đăng" trên bến sông Đà Rằng .............................. 43 3.1.5. Ponagar- Đền thờ nữ thần mẹ xứ sở .......................................................... 43 3.1.6. Hoà Lai- Một cụm tháp Chămpa................................................................ 44 3.1.7. Tháp PoKlong Garai và truyền thuyết về núi Trầu..................................... 45 3.1.8. Porome- Đền thờ vua Mục Đồng............................................................... 46 3.1.9. Tháp Phú Hài- Đền thờ nàng tiên Chuột.................................................... 47 3.2. Vấn đề bảo tồn các tháp Chămpa ....................................................................... 48 3.2.1. Nguyên nhân bảo tồn các tháp Chămpa............................................. 48 3.2.2. Hiện trạng các tháp Chămpa. .................................................................... 49 3.2.3. Những khó khăn trong việc bảo tồn các tháp Chămpa ............................... 50 3.2.4. Một số biện pháp bảo vệ các tháp Chăm.................................................... 52 - Việc khai quật, trùng tu các tháp Chàm .................................................... 52 Huỳnh Nguyễn Bảo Duy MSSV: 6062707 LVTN: Kiến trúc Chămpa và giá trị văn hoá trong một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở miền Trung. - Giáo dục ý thức của người dân ................................................................. 52 - Tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.............................................................. 52 - Kinh tế trong du lịch và bảo tồn văn hoá................................................... 53 - Các tháp Chàm và vai trò về du lịch. ........................................................ 53 - Bài toán và lời giải đáp cho ngành du lịch và bảo tồn văn hoá Chămpa. .. 54 PHẦN KẾT LUẬN 1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC................................................................................... 57 2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT .......................................................................................... 57 3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............................................................. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 57 PHỤ LỤC .................................................................................................... 58 Huỳnh Nguyễn Bảo Duy MSSV: 6062707 LVTN: Kiến trúc Chămpa và giá trị văn hoá trong một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở miền Trung. DANH MỤC HÌNH CHƯƠNG 1: Trang Hình 1.1: Bản đồ Vương Quốc Chămpa........................................................................... 1 Hình 1.2: Cấu trúc của một Kalan cơ bản....................................................................... 11 Hình 1.3: Hình ảnh Shiva............................................................................................... 62 Hình 1.4: Tượng Bồ Tát Quan Thế Âm- Tara ................................................................ 62 Hình 1.5: Vũ nữ Trà Kiệu- Tuyệt tác điêu khắc Chămpa................................................ 63 Hình 1.6: Cột đỡ hình sư tử ở bệ đá hình vuông có hàng ngực.. ..................................... 63 CHƯƠNG 2 Hình 2.7: Linga và Yoni ở Mỹ Sơn.. .............................................................................. 63 Hình 2.8:Mi cửa tháp Mỹ Sơn E1- thần đản sinh Brahma.. ............................................ 64 Hình 2.9: Đài thờ. Kí hiệu 22.56.. .................................................................................. 64 Hình 2.10: Vũ điệu của Shiva và các nhạc công.. ........................................................... 65 Hình 2.11: Nười thổi sáo ở Đài Mỹ Sơn E1......................................................................... 65 Hình 2.12: Lá nhĩ Mỹ Sơn C1- Siva với điệu Tanđava.............................................................. 65 Hình 2.13: Hình múa khăn trên bệ thờ E1 ................................................................................. 66 Hình 2.14: Vũ nhạc triều đình............................................................................................ 66 Hình 2.15: Bình Đồ của một quần thể tháp..................................................................... 36 CHƯƠNG 3: Hình 3.16: Khu tháp Thánh Địa Mỹ Sơn........................................................................ 67 Hình 3.17: Khu tháp Dương Long.................................................................................. 67 Hình 3.18: Khu tháp Nhạn ............................................................................................. 68 Hình 3.19: Khu tháp Ponagar. ........................................................................................ 68 Hình 3.20: Khu tháp Hoà Lai ......................................................................................... 69 Hình 3.21: Khu tháp Poklong Garai .............................................................................. 69 Hình 3.22: Khu tháp Porome.......................................................................................... 70 Hình 3.23: Khu tháp Posanư .......................................................................................... 70 DANH MỤC BẢNG. CHƯƠNG 1 Bảng 1.1: Các công trình phân theo vị trí. ...................................................................... 14 Bảng 1.2: Các công trình phân theo các vương triều. ..................................................... 20 Huỳnh Nguyễn Bảo Duy MSSV: 6062707 LVTN: Kiến trúc Chămpa và giá trị văn hoá trong một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở miền Trung. TỪ VIẾT TẮT, THUẬT NGỮ A Agni: Thần lửa. Amaravati: Vùng Nam Ấn Độ nơi có trường phái nghệ thuật Phật giáo cổ. Apsara: Tiên nữ, múa hát trên cõi trời. Asura: Quỷ. B Brahma: Thần sáng tạo, một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo. Brahmanas: Những luận giải về kinh Vệ Đà Buddhapada: Dấu chân Phật. Ayuttaya: Một vương triều của Thái Lan. C Caityagrha: Đài thờ. L Linga: Biểu tượng sinh thực khí của thần Shiva. Lokesvara: Bồ tát Quan Âm. M Mukhaliga: Sivalinga có mặt thần Shiva. N Naga: Thần rắn. Nandin: Bò thần, vật cưỡi của Shiva. D P Deva: Thần. Padma: Hoa sen. Devahostha: Vũ nữ của đền thờ Parvati: Nữ thần, vợ Shiva. thần (nô lệ của thần). Devata: Thiên thần. Devi: Nữ thần. Dharma: Đạo pháp. Dikpala: Thần giữ bốn phương trời. G S Genesa: Thần hạnh phúc. Sambhu: Tên gọi thần Shiva: hoan lạc, hạnh phúc. Ganga: Sông Hằng linh thiêng. Sampot: Y phục đàn ông Gupta: Tên một triều đại, phong Sarasvati: Nữ thần thi ca và nghệ thuật, vợ thần cách nghệ thuật của Ấn Độ. Brahma. Sesa: Rắn bảy đầu thường che chở cho Vishnu Shiva: Thần huỷ diệt, một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo. Sivalinga: Biểu tượng thực sinh khí của thần Shiva. Skandra: Thần chiến tranh. Suyra: Thần mặt trời. H T Hamsa: Thiên nga, vật cưỡi của Tandava: Điệu múa khủng khiếp của thần Shiva. Huỳnh Nguyễn Bảo Duy MSSV: 6062707 LVTN: Kiến trúc Chămpa và giá trị văn hoá trong một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở miền Trung. thần Brahma. Trisula: Đinh ba- vật biểu trưng của Shiva Holi: Lễ té nước thơm và bột màu diễn ra vào mùa xuân. I U Indra: Thần sấm sét Uma: Vợ thần Vishnu. Isvara: Tên hiệu của Shiva, đấng toàn năng. J Jatakas: Những câu chuyện về kiếp trước của Phật. Java: Một hòn đảo lớn của Indonesia. V Vahana: Vật cưỡi của thần. Vau: Thần gió. Veda: Kinh Vệ Đà. Vihara: Tu viện Phật giáo Vishnu: Thần bảo tồn, một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo. K Y Kalan: Tháp thờ. Yaksa, Yaksi: Các á thần- các thiên nhiên. Kailaza: Ngọn núi, nơi ở của Yoni: Sinh thực khí, biểu tượng cho âm tính. thần Shiva. Kama: Thần tình yêu, khát khao. Kubbera: Thần tiền tài. Huỳnh Nguyễn Bảo Duy MSSV: 6062707 LVTN: Kiến trúc Chămpa và giá trị văn hoá trong một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở miền Trung. Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... Huỳnh Nguyễn Bảo Duy MSSV: 6062707 LVTN: Kiến trúc Chămpa và giá trị văn hoá trong một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở miền Trung. Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN  .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... Huỳnh Nguyễn Bảo Duy MSSV: 6062707 LVTN: Kiến trúc Chămpa và giá trị văn hoá trong một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở miền Trung. PHẦN MỞ ĐẦU  1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Theo định nghĩa hiện đại về văn hóa:”Một nền văn hoá hoàn chỉnh của một dân tộc được tạo bởi các phần như; lịch sử, tôn giáo, văn học, triết học”, Hoàng Quốc Hải (2005), Văn hoá phong tục, Nhà xuất bản Hà Nội. Có thể nói không một lĩnh vực nào mà lại thể hiện một cách toàn diện về các lĩnh vực như văn hoá, văn minh, lịch sử, âm nhạc, hội hoạ một cách đầy đủ như kiến trúc. Hơn thế nữa, kiến trúc còn là một tấm bia sống thể hiện cả một hệ tư tưởng, quan niệm nhân sinh của cả một thế hệ. Dân tộc Chăm nổi tiếng với một vương quốc đầy quyền lực, những cuộc chiến tranh, những điệu múa mê hồn, những bia ký đầy bí ẩn và một trong số những công trình kiến trúc tiêu biểu đã trở thành di sản của thế giới mà không người nào có thể không biết đền đó chính là Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận tại Marakesh ngày 01/12/1999. Chính những công trình kiến trúc tưởng chừng như vô hồn nhưng lại là một bia tưởng niệm, một minh chứng sống động và hùng hồn cho lịch sử, tôn giáo, văn chương khi nghiên cứu văn hoá của một dân tộc. Sự kết hợp của kiến trúc nghệ thuật và văn hoá là một sự kết hợp có tính chọn lựa. Trong một phạm trù kiến trúc là một phần nhỏ của văn hoá, nhưng trong đề tài này đề cập văn hoá trong phạm trù của kiến trúc. Theo Bùi Việt Bắc (2005), Tìm hiểu kiến trúc Tháp Chămpa, Nhà Xuất Bản Văn Hoá- Thông Tin, viết về vấn đề này có rất nhiều quan điểm khác nhau. Khi đề cập đến tháp Chàm, nhà nghiên cứu mỹ thuật phương Đông B.Groslier có viết:”Về cấu trúc các tháp Chàm đẹp hơn các đền tháp Khmer và nguyên nhân đó chính là do họ ý thức về chất liệu và biết tôn trọng bản chất của nó; trong khi đó người Khmer có xu hướng dựng lên một khối bằng bất cứ vật liệu nào rồi chạm khắc lên. Nghệ thuật kiến trúc Chàm cân bằng, có nhịp độ và sáng sủa hơn, tạo cho nó một vẻ đẹp không thể bỏ qua”, còn sử liệu Trung Quốc phải công nhận người Chàm là bậc thầy trong nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc gạch. Kiến trúc luôn là đề tài muôn thuở của biết bao nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, là bí ẩn cần được khám phá còn văn hoá chính là chìa khoá để hiểu biết lẫn nhau. Hiện nay với đường lối chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước khuyến khích nghiên cứu về dân tộc để hiểu biết lẫn nhau để góp phần bảo tồn văn hoá dân tộc từ đó có thái độ hành vi đúng đắn của mỗi con người đối với dân tộc anh em. Nghiên cứu lịch sử và văn hóa Chăm là phục vụ cho đất nước để cho tất cả các dân tộc cùng nhau đoàn kết phát huy sức mạnh của văn hoá dân tộc mình phục vụ cho mục tiêu chung là dân giàu nước mạnh. Xuất phát từ những lý do trên mà tôi chọn đề tài "Tìm hiểu kiến trúc Chămpa và giá trị văn hoá của một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở miền Trung" để làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho ngành học. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Huỳnh Nguyễn Bảo Duy 1 MSSV: 6062707 LVTN: Kiến trúc Chămpa và giá trị văn hoá trong một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở miền Trung. 2.1. Mục tiêu chung: Thông qua nghiên cứu kiến trúc Chămpa thấy được các giá trị văn hoá đặc sắc mà các công trình kiến trúc thể hiện và đề ra biện pháp bảo vệ các công trình cũng như duy trì bản sắc văn hoá của Chămpa trong mối quan hệ với du lịch. 2.2. Mục tiêu cụ thể: Nắm được kiến trúc cổ của Chămpa thông qua việc khái quát một số đặc trưng trong kiến trúc cổ Chămpa. Hiểu rõ các giá trị văn hoá đặc sắc chứa đựng trong những công trình kiến trúc Chămpa. Một số biện pháp bảo vệ các công trình trong trình độ chuyên môn về du lịch. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu: các công trình kiến trúc tiêu biểu của Chămpa và những giá trị văn hoá tiêu biểu. 3.2. Giới hạn nghiên cứu: tại miền Trung. 4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Viết về đề tài dân tộc Chăm có rất nhiều đề tài của các nhà khoa học trong và ngoài nước với những bài nghiên cứu về các lĩnh vực khác nhau như khảo cổ, văn tự, nghệ thuật, lịch sử, văn học hay tôn giáo. Nhưng đầu tiên vẫn chỉ là những nhà ngôn ngữ học, điển hình là A. Morice (1987) với Revue de linguistique et the philogie, đây là tập từ vựng tiếng Chăm đầu tiên gồm có 800 từ. Đến năm 1980, các ấn phẩm về Chămpa mới bắt đầu xuất hiện, P. Dupont xuất bản cuốn Le Sud Indochinois de VI et XII siecles: Tchen-la et Panduranga, đây là những nghiên cứu về quan hệ giữa vương triều Panduranga và Chân Lạp. Về công trình kiến trúc với rất nhiều nhà nghiên cứu như H. Parmentier, Coral Remusat, tiêu biểu là I. Boisellier là người hoàn thành cơ bản nhất về tiêu tượng Chăm trong quyển sách " La statuaire" mô tả về các lịch sử , bia ký, và tiêu tượng và khám phá ra mối quan hệ giữa Chămpa và các nước trong khu vực. Sau năm 1975, khi đất nước thống nhất, các nhà khoa học Việt Nam đi sâu vào nghiên cứu dân tộc Chămpa và di sản văn hoá dân tộc như Phan Văn Dốp (2005), Văn hoá Chăm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội và gần đây Bùi Việt Bắc (2005), Tìm hiểu lịch sử kiến trúc Tháp Chămpa, Nhà xuất bản Văn hoá- Thông tin đi sâu vào lịch sử Chămpa và sự thay đổi các công trình kiến trúc qua từng triều đại. Thông qua cơ sở nghiên cứu các tác phẩm về dân tộc Chăm, tôi nghiên cứu cơ bản vào mảng kiến trúc và nội dung thể hiện của kiến trúc. Tuy nhiên có sự so sánh và tổng hợp các ý tưởng giữa các bài nghiên cứu về Chămpa, làm thành một mối quan hệ giữa kiến trúc và giá trị văn hoá của dân tộc. Nếu như bài luận văn của Trịnh Thị Minh Nguyệt, sinh viên Khoá 30 (2008), Vai trò của tháp Chămpa trong phát triển du lịch ở Việt Nam, đề tài sơ lược về lịch sử và một số nét đặc sắc của các công trình kiến trúc Chămpa cùng với vai trò du lịch của Tháp, đây là một bài nghiên cứu một cách có hệ thống và giúp người đọc dễ tiếp cận. Hay Tạ Thị Cẩm Loan (2009), Tìm hiểu quần thể tháp Chămpa ở các tỉnh duyên hải miền Trung sơ lược về các tháp và nêu ra một số tháp với giá trị văn hoá. Đi vào cách tiếp cận khác hẳn, với đề tài "Tìm hiểu kiến trúc Chămpa và giá trị văn hoá của các công trình tiêu biểu ở miền Trung" được đề cập ở đây có một số điểm mới lạ. Không chỉ dừng lại ở việc mô tả đơn thuần về các công trình kiến trúc và không đưa ra một giá trị văn hoá suông nào, đề tài đề cập về kiến trúc Chămpa và ý nghĩa về sự biểu hiện của từng công trình về những vấn đề văn hoá ẩn chứa sau các công trình kiến trúc, đây là các công trình kiến trúc khá tiêu biểu về phong cách kiến trúc và giá trị văn hoá qua đó giới thiệu một số biện pháp bảo vệ Huỳnh Nguyễn Bảo Duy 2 MSSV: 6062707 LVTN: Kiến trúc Chămpa và giá trị văn hoá trong một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở miền Trung. các tháp Chàm thành công ở các tỉnh, cũng như đưa ra một số ý kiến mới trong việc bảo tồn duy trì phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU 5.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Văn hoá và kiến trúc thuộc về phạm trù khoa học đó chính là sự vật, hiện tượng của xã hội. Do đó, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau, tác động đến nhau để tồn tại và phát triển trong lãnh thổ nhất định.Vì vậy, vận dụng quan điểm này để tìm hiểu văn hoá, kiến trúc là chúng ta đặt chúng trong mối quan hệ với các thành phần tự nhiên và xã hội xung quanh trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu. Với quan điểm này cần xét Chămpa với một cách nhìn tổng hợp các mối quan hệ trong khu vực, quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, địa lý,… để hiểu rõ sự ảnh hưởng qua lại giữa văn hoá và kiến trúc và nét đặc trưng của riêng kiến trúc và văn hoá Chămpa. 5.2. Quan điểm lịch sử Cần xét các công trình kiến trúc của Chămpa trong mối quan hệ với quá khứ trên trong quan điểm lịch sử. Theo quan điểm này, chúng ta sẽ tìm được sự hình thành trong quá khứ của các sự vật, sự việc theo những mốc thời gian khác nhau, giúp hiểu được sự ra đời của kiến trúc và lịch sử kiến trúc của một dân tộc, từ đó hiểu được vai trò, sự tồn tại của lịch sử trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, qua đó có những đánh giá khách quan, khoa học về hiện tượng kiến trúc. Đặc biệt khi nghiên cứu kiến trúc, Chămpa cần xem xét với quan điểm lịch sử để tìm ra sự thay đổi của kiến trúc và các giá trị văn hoá theo từng mốc lịch sử. 5.3. Quan điểm viễn cảnh Vận dụng quan điểm này giúp người nghiên cứu có một tầm nhìn để đánh giá về giá trị của công trình kiến trúc và văn hoá của Chămpa từ hiện tại cho đến tương lai. Từ đó, định ra kế hoạch, phương hướng khai thác giá trị đặc sắc của các tháp Chămpa kết hợp với việc bảo tồn văn hoá một cách hiệu quả. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -Phân tích, tổng hợp tài liệu: cần áp dụng phương pháp này, vì đa số các công trình tháp Chàm đòi hỏi một sự nghiên cứu khá kĩ, tổng hợp nhiều nguồn tài liệu để có sự so sánh và làm xác thực các quan điểm của nhà khoa học làm phong phú bài luận văn. -Phân tích số liệu thống kê: thông qua các số liệu thống kê nói lên ý nghĩa của từng con số, giúp đưa ra phương hướng phát triển trong tương lai. -Phương pháp điều tra xã hội học: phỏng vấn, ghi nhận ý kiến của du khách, các hướng dẫn viên, lãnh đạo các công ty du lịch và sở thương mại - du lịch…và đặc biệt là của các nhà nghiên cứu văn hóa. - Phương pháp thực địạ: khảo sát thực tế, quan sát, chụp ảnh…. - Phương pháp bản đồ: dùng bản đồ để xác định vị trí của các tháp, thấy mối quan hệ giữ Chămpa với các nước giúp sinh động bài luận văn. - Phương pháp tin học: sử dụng công cụ tin học để thu thập tài liệu. Huỳnh Nguyễn Bảo Duy 3 MSSV: 6062707 LVTN: Kiến trúc Chămpa và giá trị văn hoá trong một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở miền Trung. PHẦN NỘI DUNG  CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ VÀ KIẾN TRÚC CỦA CHĂMPA 1.1. Khái quát lịch sử vương quốc Chămpa 1.1.1. Vài nét về vương quốc Chămpa. Chămpa hay Chiêm Thành theo một số giả thuyết là tên của một loài hoa màu trắng hồng nhạt có khắp vùng Duyên hải miền Trung, mà người Việt gọi là hoa sứ. Vương quốc Chămpa là một quốc gia độc lập, tồn tại từ khoảng thế kỷ thứ VII. Cương vực của vương quốc này lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi Hoành Sơn ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay. Vương quốc Chămpa trải qua các tên gọi theo từng thời kì như nước Lâm Ấp (192-749), Chiêm Thành (758- 859), Indradura (875- 982), Chiêm Thành (9881471). Hình 1.1: Bản đồ vương quốc Chămpa cổ. Sự phát triển của Nguồn http// i347.photobucket.com. Chămpa cực thịnh vào thế kỉ thứ VII đến thế kỉ thứ VIII với sự thành công rực rỡ cả về kiến trúc và lĩnh vực mua Huỳnh Nguyễn Bảo Duy 4 MSSV: 6062707 LVTN: Kiến trúc Chămpa và giá trị văn hoá trong một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở miền Trung. bán, người Chăm kiểm soát việc buôn bán hồ tiêu và tơ lụa giữa Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và đế quốc Abbassid ở Baghdad. Người Chăm còn bổ sung thêm cho nguồn thu nhập của mình từ thương mại, không chỉ bằng việc xuất khẩu ngà voi và trầm hương mà còn bằng cả các hoạt động cướp phá trên biển và các nước láng giềng ven biển. Lịch sử Bắc Chămpa bao gồm Indrapura và Vijaya phát triển đồng thời với vương quốc láng giềng là nền văn minh Ăngkor của người Khmer nằm ở phía bắc hồ lớn Tonle Sap trên phần đất mà ngày nay là Campuchia. Sau khi vương triều Chăm ở Indrapura được thiết lập năm 875 thì chỉ hai năm sau tức năm 877 tại Roluos, vua Indravarman I đã thiết lập đế quốc Khmer. Lịch sử của Chămpa và đế quốc Khmer cũng đều phát triển rực rỡ trong thế kỷ X đến thế kỷ XII, rồi đều dần suy yếu và tan rã vào thế kỷ thứ XIV đến thế kỷ XV. Năm 1238, đế quốc Khmer mất miền đất phía tây sau một cuộc nổi dậy của người Xiêm. Thành công của cuộc nổi dậy không chỉ mở ra kỷ nguyên độc lập của người Xiêm mà còn báo trước sự tan rã của Ăngkor năm 1431 sau khi bị người Xiêm từ vương quốc Ayutthaya phá hủy và rồi bị sát nhập vào Sukhothai năm 1376. Sự suy yếu của Chămpa cũng diễn ra đồng thời với Ăngkor cùng với sức ép từ phía Đại Việt, một quốc gia nằm ở miền Bắc Việt Nam ngày nay, và chấm hết khi kinh thành Vijaya bị chinh phục rồi bị phá hủy vào năm 1471. Như vậy, Chămpa luôn gắn liền với những cuộc chiến tranh rồi dẫn đến suy tàn. Vương quốc Chămpa đạt đến đỉnh cao của nền văn minh ở Indrapura nằm tại khu vực Đồng Dương và Mỹ Sơn ngày nay. Các yếu tố dẫn đến sự suy yếu của Chămpa ở các thế kỷ sau chính là vị trí lý tưởng nằm trên các tuyến thương mại, dân số ít và thường xuyên có chiến tranh với các nước láng giếng là Đại Việt ở phía bắc và Khmer ở phía tây và nam. 1.1.2. Các địa khu của vương quốc Chămpa Vương quốc Chămpa trong lịch sử bao gồm năm địa khu với tên gọi xuất phát từ lịch sử Ấn Độ. Vị trí và lãnh thổ của các khu vực này như sau: + Indrapura: Trung tâm của địa khu này là thành phố Indrapura, ngày nay nằm ở khu vực Đồng Dương, thuộc địa phận huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam ngày nay. Ngoài ra còn có thành phố Singhapura được mệnh danh là "Thành phố Sư tử" vì Singha nghĩa là sư tử và pura là thành phố. Singhapura cũng có thời là trung tâm của địa khu này, nay là Trà Kiệu, nằm gần Đà Nẵng và cách không xa thánh địa Mỹ Sơn, nơi vẫn còn nhiều di tích đền tháp của người Chăm. Địa khu này lúc mở rộng nhất bao gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên–Huế ngày nay. + Amaravati: Nay là thành phố Đà Nẵng thuộc tỉnh Quảng Nam. + Vijaya: Thủ phủ cũng là thành phố cùng tên Vijaya trong sách sử của người Việt gọi là Phật Thệ (thời Lý) hay Chà Bàn (thời Lê) thuộc tỉnh Bình Định ngày nay. Lúc Chămpa mở rộng nhất thì địa khu Vijaya kiểm soát toàn bộ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên ngày nay. Huỳnh Nguyễn Bảo Duy 5 MSSV: 6062707 LVTN: Kiến trúc Chămpa và giá trị văn hoá trong một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở miền Trung. + Kauthara: Thủ phủ là thành phố Kauthara, nay là Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hòa. + Panduranga: Thủ phủ là thành phố Panduranga, ngày nay là thành phố Phan Rang thuộc tỉnh Ninh Thuận. Panduranga là lãnh thổ cuối cùng của Chămpa bị Đại Việt sát nhập mà dưới thời các chúa Nguyễn cũng như đầu thời Nguyễn được gọi là Thuận Thành. 1.1.3. Một số mốc thời gian đáng chú ý trong quá trình phát triển và suy tàn của vương quốc Chămpa Thời kỳ hoàng kim của vương quốc Chămpa từ thế kỷ VII đến thế kỷ VIII. Năm 944 đến năm 950 Chân Lạp xâm chiếm Chămpa. Năm 982, Đại Cồ Việt (nhà tiền Lê) tấn công Inđradupa. Năm 1176 đến năm 1170 người Chăm chiếm Ăngkor. Thời kì từ năm 1177 đến năm 1280 Chămpa gắn liền với cuộc chiến tranh với Chân Lạp. Năm 1283 thời kỳ kháng chiến chống quân Nguyên- Mông. Năm 1287 đến năm 1390 đây là một thế kỷ liên minh và chiến tranh với Đại Việt. Năm 1390 đến năm 1471 là thời kì suy tàn của vương quốc Chămpa. Như vậy, nhìn vào những mốc thời gian từ quá trình hình thành đến phát triển của vương quốc Chămpa, ta thấy dường như vương quốc hùng mạnh luôn thích chiến tranh, đó chính là một trong những điều đã dẫn đến sự suy tàn của một vương quốc. Năm 1832, Vương quốc Chămpa đã bị sát nhập hoàn toàn bằng một mốc lịch sử đó chính là dưới sự đô hộ của nhà Nguyễn, vua Chămpa đã mất dần quyền lực và những vùng đất của mình. 1.1.4. Cấu trúc của vương quốc Chămpa Trước đây, dựa vào sử liệu Trung Hoa, nhiều học giả đã cho rằng vương quốc Chămpa được tổ chức theo mô hình chính quyền quan liêu tập quyền kiểu Tần-Hán. Theo Lynda Norene Shaffer (1996), Maritime Southeast Asia to 1500, M. E. Sharpe về những kết quả nghiên cứu mới nhất của C. Jasques, O.W. Wolter, K. Taylor, họ đã chứng minh rằng Chămpa, Phù Nam thậm chí cả Văn Lang, Âu Lạc là những liên hiệp, liên minh của nhiều tiểu quốc có nhiều nét tương đồng về văn hoá. Điều này được Giáo sư Trần Quốc Vượng đã nói rất cụ thể: "mô hình một tiểu quốc Chămpa dựa trên trục quy chiếu là dòng sông phải có ba thiết chế - ba trung tâm được tính theo dòng chảy của sông, từ núi ra biển là: trung tâm tôn giáo, tạm gọi là Thánh địa thường về phía tây, đầu nguồn sông- trung tâm chính trị thường nằm ở bờ nam sông và trung tâm thương mại - kinh tế thường nằm ở gần sát cửa sông - cửa biển". 1.1.5. Vấn đề Ấn hoá và phi Ấn hoá Từ thập kỷ 60 trở về trước, nhiều học giả phương Tây như G. Coedes, H. Maspero… thường coi Chămpa là một quốc gia Ấn hoá. Trên thực tế, ảnh hưởng văn hoá, tôn giáo của Ấn Độ đối với Chămpa là rất mạnh mẽ và không thể phủ nhận. Song, người ta Huỳnh Nguyễn Bảo Duy 6 MSSV: 6062707 LVTN: Kiến trúc Chămpa và giá trị văn hoá trong một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở miền Trung. cũng nhận thấy nhiều yếu tố phi Ấn như tác giả Paul Mus (1975), Indian and Indigenous Cults in Champa, Monash University nhấn mạnh tới những đặc điểm bản địa - Tiền Ấn Độ hoá - trong văn hoá Chămpa " Cham culture and society were influenced by forces emanating from China, from India, from Cambodia, from Java, as well as from other sources, especially the indigenous culture". Trong quá trình tiếp thu văn hoá Trung Hoa, Ấn Độ, cư dân Chămpa đã kết hợp hài hoà giữa yếu tố văn hoá địa phương là nội sinh và văn hoá bên ngoài là ngoại sinh trên cơ sở phù hợp với điều kiện môi trường sinh thái, tính cách, tâm lý tộc người, điều kiện xã hội và lịch sử đặc thù để sáng tạo ra nền văn hoá của mình có những nét chung, song có nhiều nét riêng so với những văn hoá láng giềng khác ở Đông Nam Á cùng chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ. Tư liệu khảo cổ học cũng cho thấy ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa, Ấn Độ và văn hoá Đông Sơn đối với văn hoá Sa Huỳnh từ những thế kỷ trước công nguyên. Những ảnh hưởng này được diễn ra qua trao đổi buôn bán hàng hoá, đồng thời cũng là trao đổi kỹ thuật giữa các khu vực. Mối quan hệ ảnh hưởng văn hoá này được đẩy mạnh từ Công nguyên. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân chủ yếu của việc tăng cường các ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ chính là nhu cầu thương mại. Các nguồn tư liệu khác nhau cho biết nguồn hương liệu, gỗ trầm, các loại dầu thơm, long não, cánh kiến trắng và đặc biệt là vàng vô cùng phong phú ở Đông Nam Á đã thu hút các thương nhân Ấn Độ tới Đông Nam Á nói chung và Chămpa nói riêng. Theo sau các thương nhân, hay cùng các thương nhân là các tu sĩ Hindu giáo, các nhà sư Phật giáo…. Do thâm nhập chủ yếu qua văn hoá mà lại bằng những phương thức hoà bình, tự nguyện, nên quá trình tiếp xúc và trao đổi với văn hoá Ấn Độ, với cả văn hoá Trung Hoa, văn hoá Đông Nam Á đã thẩm thấu và để lại những dấu ấn đậm nét trong mọi khía cạnh đời sống văn hoá Chămpa từ vật chất đến đời sống tâm linh. 1.2. Kiến trúc Chămpa Ngô Văn Doanh (2002), Văn hoá cổ Chămpa, Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc đã nói rằng “Kiến trúc là một sáng tạo nghệ thuật sớm nhất của con người ra đời từ thời nguyên thủy gắn liền với một dân tộc thể hiện quan điểm tư tưởng, chính trị, thẩm mỹ, tôn giáo, lý luận. Kiến trúc là bia tưởng niệm thể hiện tư tưởng con người. Kiến trúc bao gồm các phong cách kiến trúc, bia ký, nghệ thuật trang trí, điêu khắc, vật liệu, kỹ thuật xây dựng…" Trên thế giới người ta phân chia thành 7 hệ thống kiến trúc độc lập như Ai Cập cổ đại (kiến trúc đền, đá…), Tây Á cổ (gạch, gỗ, đền, đài…), Châu Mỹ cổ (đá, kim tự tháp tầng bậc…), Ân Độ cổ (đá, đền đài…), Châu Âu (phong phú về nhà ở, ngoài ra là đền đài, cung điện,…), Trung Hoa (gỗ, nẹp…), Islam (đá, dạng hình vòm). Về loại hình nghệ thuật kiến trúc: Căn cứ vào mục đích chia ra thành hai loại hình nghệ thuật kiến trúc. Mở đầu với kiến trúc dân gian truyền thống, loại hình này thể hiện chuẩn mực về hồn cũng như cội nguồn của một dân tộc, quan điểm phản ánh đặc điểm văn hóa cũng như đáp ứng cả về nhu cầu vật chất lẫn tinh thần của con người như chùa tháp, đàn Huỳnh Nguyễn Bảo Duy 7 MSSV: 6062707 LVTN: Kiến trúc Chămpa và giá trị văn hoá trong một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở miền Trung. miếu, … Loại hình này thường là nhóm công trình kép. Ngoài ra còn có loại hình kiến trúc đương đại. Về nguyên lý trong kiến trúc gồm có tính thực dụng, tính kiên cố, tính tráng lệ, tính phong thủy. Nói về từng nguyên lý ta có thể hiểu một cách dễ dàng như tính thực dụng nói về tính sử dụng của các công trình kiến trúc phục vụ với từng mục đích gì, tính kiên cố chính là sự bền chịu đựng của các công trình qua thời gian, tính tráng lệ hay chính là tính thẫm mỹ khi nói về kiến trúc, còn tính phong thuỷ chính là sự vô tình hay hữu tình trong mối quan hệ hài hoà giữa thiên nhiên và con người. Các công trình kiến trúc Chămpa không nằm ngoài quy luật đó. Trong các loại hình kiến trúc cổ ở nước ta, kiến trúc tháp Chămpa là một loại hình riêng độc đáo, có một đời sống tinh thần riêng và được xây dựng theo một mô hình riêng với kỹ thuật đặc sắc có mặt theo suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm. Cho đến nay khi nghiên cứu các kiến trúc tháp Chămpa, các nhà nghiên cứu đều cho rằng tháp được xây dựng theo mô hình ảnh hưởng từ kiến trúc tháp Ấn Độ. Người Chăm gọi là Kalan, tương tự như người Khmer gọi các kiến trúc của mình là Prasat có nguồn gốc cùng chịu ảnh hưởng từ kiến trúc tôn giáo Ấn Độ. Các tháp được xây dựng chủ yếu là thờ thần Shiva, chính vì thế ngoài biểu tượng thờ, trong lòng tháp thì điêu khắc, trang trí các tháp cũng mang đậm nội dung theo tôn giáo Ấn Độ. Tháp Chămpa được xây dựng chủ yếu từ chất liệu gạch, có sự tham gia của chất liệu đá nhưng không nhiều với những đặc trưng riêng về kỹ thuật, mỹ thuật của dân tộc Chăm và cứ thế phát triển, thay đổi qua mỗi thời kỳ lịch sử. 1.2.1. Những tiền đề ảnh hưởng đến công trình kiến trúc Chămpa -Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ Với vị trí là trung tâm thương mại, "chiếc cầu nối ngã tư đường của những nền văn hoá lớn" kết hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên ngay từ những thế kỷ trước công nguyên, các thương nhân Ấn Độ đã vượt biển sang buôn bán tại các vùng của khu vực Đông Nam Á trong đó có miền Trung, Việt Nam. Đây là thị trường hấp dẫn bởi các sản phẩm nhiệt đới như trầm hương, đinh hương, quế, hương liệu, gỗ quý, sừng tê giác, san hô, ngọc trai và các sản phẩm hải sản khác… Đặc biệt là vàng đã thu hút các thương nhân Ấn Độ, mà những người Trung Hoa viết trong sử liệu rằng "Vàng cũng chảy ở trong sông, muốn lấy thì tác cạn lòng sông này đi. Bạc, đồng sắt, thiếc có từng mạch khá nhiều…". Sự buôn bán trao đổi hàng hoá hình thành mối quan hệ giao lưu văn hoá ban đầu giữa văn hoá Ấn Độ với các nền văn hoá của cả khu vực Đông Nam Á. Theo Ian Glover trong tác phẩm "Nguồn gốc văn minh Chàm" cho biết các di tích thuộc văn hoá Sa Huỳnh là những trang sức bằng thủy tinh, đá ngọc hay đồ gốm miền đông Ấn Độ đã có mặt trên dãi đất miền Trung. Như vậy ngoài vị trí địa lý thì hai nguồn động lực chính thu hút những người thương nhân Ấn Độ đếm đây chính là gỗ trầm hương và đặc biệt chính là sự xuất hiện của vàng. Huỳnh Nguyễn Bảo Duy 8 MSSV: 6062707 LVTN: Kiến trúc Chămpa và giá trị văn hoá trong một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở miền Trung. Sự giao lưu văn hoá ngày càng tăng khi con đường mua bán của Ấn Độ với các nước Hy Lạp, La Mã bị cấm vận, song song đó là nhu cầu vàng ngày càng lớn thì thị trường Viến Đông càng quan trọng hơn. Đặc biệt hơn là với sự phát hiện ra quy luật gió mùa thì số lượng thương nhân Ấn Độ đến buôn bán ngày trở nên nhộn nhịp. Ngoài những thương nhân còn có sự xuất hiện của những người Bàlamôn, Phật tử đi truyền đạo với sứ mệnh tâm linh. Trong thời gian thu mua hàng phải đợi gió mùa để quay về cố quốc nên họ cho xây dựng các thương điếm. Đây chính là cơ sở để duy trì hoạt động tôn giáo và có điều kiện kết hôn với những người con gái trên vùng đất này. Thông qua những hoạt động đó đã truyền bá văn hoá gây ảnh hưởng từng bước đến những thủ lĩnh và toàn bộ lớp cư dân của vùng. Khi có điều kiện họ lại tham gia vào những công việc của chính quyền. Khác với sự bành trướng bằng bạo lực, sự áp đặt của Trung Hoa nên đã tạo điều kiện tốt cho nền văn hoá Ấn Độ từ trước và sau công nguyên trở thành tôn giáo chi phối đời sống tinh thần theo suốt tiến trình lịch sử, việc chi phối của văn hoá Ấn Độ giáo đến văn hoá Chămpa được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là rõ trên các kiến trúc đền tháp và các tác phẩm điêu khắc. - Các điều kiện xã hội- kinh tế- tín ngưỡng cuả cư dân Chăm Điều kiện kinh tế, văn hoá Chămpa được xây dựng trên nền tảng của một nền kinh tế phát triển toàn diện và lâu đời trên nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, trồng trọt, khai thác rừng, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, chế biến các sản phẩm rừng biển; thủ công nghiệp rất phát triển như chế tác đồ gốm, dệt vải, đồ trang sức, kim loại. Do nhu cầu phát triển kinh tế không những đảm bảo cho nhu cầu cộng đồng tham gia giao lưu thương mại, phát triển mua bán với các vùng trong khu vực hay xa hơn như Trung Hoa, Ấn Độ mà còn tạo nên cơ sở kinh tế vững chắc cho nền văn hoá phát triển, trong đó đáp ứng được nhu cầu kinh tế xây dựng các cơ sở tôn giáo, đời sống tâm linh của người dân nơi đây. Về điều kiện xã hội, cộng đồng người Chăm đã xây dựng một tổ chức xã hội khá chặt chẽ trong các nhóm cộng đồng hình thành nền cấu trúc xã hội có tính chất “nhà nước” sơ khai, đó chính là cơ sở quyết định cho giai đoạn lịch sử sau này khi người Chăm giành được độc lập họ đã xây dựng một nhà nước tự chủ, họ có quyền quyết định lựa chọn, quyết định vận mệnh dân tộc đi theo con đường xây dựng mô hình cấu trúc xã hội và tôn giáo nào cho dân tộc đi lên. Cho nên khi xây dựng các công trình tháp Chămpa họ đều có những ý thức rất cụ thể về tính thực dụng, tính thẫm mỹ, tính kiên cố và tính phong thuỷ để khi hoàn thành các công trình thì bất kỳ một dân tộc nào khi nhìn vào thì có thể tự khái quát về xã hội, kinh tế cũng như tín ngưỡng của vương quốc Chămpa. Bằng những nhận thức trực quan cụ thể trong đời sống sinh hoạt và sản xuất, người Chăm đã xây dựng nên nền văn hoá bản địa lâu đời với những tập tục, tín ngưỡng sơ khai khá phong phú tạo điều kiện thuận lợi khi tiếp xúc với tín ngưỡng tôn giáo bên ngoài, những nét tương đồng được chấp nhận và trở thành một bộ phận văn hoá cuả mình không thể thiếu Huỳnh Nguyễn Bảo Duy 9 MSSV: 6062707
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan