Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu kiến thức quản lý thai nghén ở phụ nữ mang thai...

Tài liệu Tìm hiểu kiến thức quản lý thai nghén ở phụ nữ mang thai

.PDF
22
530
123

Mô tả:

Người hướng dẫn luận văn: BS. LÊ THỊ LỤC HÀ Nhóm sinh viên thực hiện: LÊ VĂN NGUYÊN NGÔ VĂN THỜI ĐẶT VẤN ĐỀ Quản lý thai nghén là một vấn đề rất quan trọng không chỉ đối với thai phụ mà còn đối với toàn xã hội. Mục đích của việc khám thai và quản lý thai nghén là nhằm hạn chế những tai biến có thể xảy ra cho mẹ và con trong suốt thời kỳ mang thai. Thai nghén là một hiện tượng sinh lý bình thường của phụ nữ, nhưng nó cũng có thể trở thành bệnh lý. ĐẶT VẤN ĐỀ (tt) Vì thế mục đích quản lý thai nghén càng cần được đặt ra để trang bị cho người phụ nữ mang thai có những kiến thức về thai nghén và đăng ký quản lý thai nghén chặt chẽ làm giảm được những tai biến sản khoa có thể xảy ra. Ở Việt Nam nhiễm độc thai nghén 21,3%, chữa ngoài tử cung 4,92%. Nếu như trong các lần khám thai cán bộ y tế chú trọng nội dung này sẽ góp phần giúp cho bà mẹ ý thức phát hiện sớm các dấu hiệu nguy hiểm để đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời. Thủy Phương là một xã nằm ở xa Thành phố Huế cũng trong bối cảnh chung như vậy. ĐẶT VẤN ĐỀ (tt) Xuất phát từ nhận xét trên chúng tôi tiến hành đề tài: "Tìm hiểu kiến thức về quản lý thai nghén của các phụ nữ mang thai tại Xã Thủy Phương, Huyện Hương Thuỷ, Tỉnh Thừa Thiên Huế" với mục tiêu là: - Tìm hiu kin thc v qun lý thai nghén ca các ph n mang thai t i Xã Thu Phư ng, Huy n Hư ng Thu , Tnh TT Hu - T đó rút ra mt s nhn xét nhm góp phn nâng cao công tác qun lý thai nghén t i đa phư ng. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Tất cả số phụ nữ có thai từ tháng 6/2007 đến tháng 5/2008 tại Xã Thuỷ Phương, Huyện Hương Thuỷ, Tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.1.2. Cỡ mẫu nghiên cứu Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 6/2007 đến tháng 5/2008, tổng số phụ nữ có thai trong toàn xã là 218 thai phụ. 2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU - Thời gian: từ tháng 20/6/2007 đến tháng 20/5/2008. - Địa điểm: Xã Thuỷ Phương, Huyện Hương Thuỷ, Tỉnh TT Huế. 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu theo phương pháp điều tra mô tả cắt ngang. 2.3.1. Phương tiện nghiên cứu - Bộ câu hỏi đã soạn sẵn. - Phiếu khám thai. 2.3.2. Phương thức tiến hành Thu thập số liệu dựa vào bộ câu hỏi đã chuẩn bị trước để điều tra số phụ nữ mang thai. Bộ câu hỏi bao gồm các phần sau: 2.3.2.1. Hi v phn hành chính Họ và tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp Trình độ văn hoá 2.3.2.2. Hi v phn tin s - Tiền sử thai phụ: + Sản phụ khoa + Tiền sử nội ngoại khoa Tiền sử gia đình 2.3.2.3. Kin thc v qun lý thai nghén 2.3.3. Đánh giá kết quả 2.3.3.1. Các đc đim v kinh t - xã hi ca thai ph 2.3.3.2. Phn tin s v thai nghén 2.3.3.3. Kin thc v qun lý thai nghén 2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU Số liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý theo phương pháp thống kê y học thông thường, nhập số liệu trên máy vi tính phần mềm Excell 2003. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THAI PHỤ 3.1.1. Phân bố các thai phụ theo nhóm tuổi 4,12% 0% 44,04% < 20 20 - 29 30 - 39 > 40 51,84% Biu đ 3.1. Phân b thai ph theo nhóm tui - Đa số phụ nữ mang thai thuộc lứa tuổi từ 20-29 tuổi chiếm tỷ là 51,84%. Không có phụ nữ mang thai trước 20 tuổi. - Điều này nói lên lứa tuổi sinh đẻ từ 20 – 29 tuổi là lứa tuổi sinh đẻ đúng đảm bảo được sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. 3.1.2. Phân bố các thai phụ theo nghề nghiệp Bng 3.2. Phân b thai ph theo ngh nghi p Nghề nghiệp Số thai phụ Tỷ lệ % Buôn bán 56 25,69 Làm ruộng 114 52,29 Cán bộ công nhân viên 35 16,06 Nghề khác 13 5.96 Tổng số 218 100 52,29% phụ nữ mang thai là có nghề nghiệp là làm ruộng. Tỷ lệ phụ nữ mang thai là cán bộ công nhân viên chức chiếm 16,06%. Đối với buôn bán, nghiên cứu của chúng tôi là 25,69%. Điều này nói lên xã Thủy Phương là một xã còn nghèo, đời sống nhân dân còn khó khăn, phụ nữ đa số lao động nặng. 3.1.3. Phân bố các thai phụ theo trình độ văn hoá Bng 3.3. Phân b thai ph theo trình đ văn hoá Trình độ văn hoá Mù chữ Cấp I Cấp II Cấp III Cao đẳng-Đại học-Sau đại học Tổng Số thai phụ 0 97 65 26 Tỷ lệ % 0 44,50 29,82 11,92 30 13,76 218 100 - Số phụ nữ mang thai có trình độ văn hoá cấp I chiếm tỷ lệ cao nhất là 44,5%. - Tỷ lệ phụ nữ mang thai có trình độ văn hoá cao đẳng-đại học-sau đại học chiếm 13,76%. - Tỷ lệ các phụ nữ mang thai có trình độ cấp III chiếm 11,92%. - Do trình độ văn hóa phụ nữ mang thai còn thấp dẫn đến việc chăm sóc thai nghén còn hạn chế. 3.2. TIỀN SỬ VỀ THAI NGHÉN 3.2.1. Số lần mang thai của thai phụ 9,63% 1,38% 30,73% 1 2 3-4 >4 58,26% Biu đ 3.2. S ln mang thai ca thai ph - Tỷ lệ phụ nữ mang thai lần 2 chiếm đa số là 58,26%. - Tỷ lệ phụ nữ mang thai lần 3-4 chiếm 9,63%. - Tỷ lệ phụ nữ mang thai >4 lần chiếm 1,38%. Điều này nói lên tại địa phương người dân còn quan niệm về phong tục tập quán còn lạc hậu nên vẫn còn phụ nữ mang thai 3-4 lần và trên 4 lần xảy ra. 3.2.2. Tiền sử về các bệnh lý phụ khoa Bng 3.5. Tin s v các b nh lý ph khoa Tiền sử Số thai phụ Tỷ lệ % Có 132 60,55 Không 86 39,45 Tổng 218 100 - 60,55% phụ nữ mang thai có tiền sử điều trị các bệnh lý phụ khoa trước đó. - Điều này nói lên một mặc do trình độ văn hóa thấp mặc khác do nền kinh tế người dân còn nghèo, tiếp cận dịch vụ y tế còn hạn chế. 3.3. KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ THAI NGHÉN 3.3.1. Số lần đi khám thai trong thai kỳ Bng 3.6. S ln đi khám thai trong thai kỳ Số lần khám Số thai phụ Tỷ lệ % Không đi khám 0 0 Khám 1 lần 1 0,46 Khám 2 lần 13 5,96 204 93,58 Khám ≥ 3 lần Tổng số 218 100 - Phần lớn các bà mẹ mang thai đều cho rằng khám thai phải ít nhất 3 lần trong thời kỳ mang thai (77,98%). - Không có bà mẹ nào không đi khám thai trong thời kỳ mang thai. - Điều này nói lên kiến thức về vấn đề đi khám thai là tốt. Do nhu cầu chăm sóc mang thai ngày càng được nâng cao. 3.3.2. Tiêm phòng uốn ván Không tiêm mũi nào 7,33% Tiêm 1 mũi Tiêm 2 mũi 16,06% 76,61% Biu đ 3.3. Tiêm phòng un ván - 76,61% các bà mẹ mang thai cho rằng cần thiết phải tiêm phòng 2 mũi uốn ván trong thai kỳ. - Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ 7,33% bà mẹ đã không biết phải tiêm phòng các mũi uốn ván này. Như vậy để loại trừ được tỷ lệ uốn ván sơ sinh, vấn đề truyền thông về giáo dục, quản lý thai nghén thực hiện là cần thiết. 3.3.3. Nhận biết những dấu hiệu cần đi khám ngay 100 100 80 65,14 60 56,88 55,05 44,95 Biết 43,12 Không 34,86 40 20 0 0 Ra máu âm đạo Nhức đầu Phù toàn thân Khó thở Biu đ 3.4. Nhn bit nhng du hi u cn đi khám ngay - 100% phụ nữ mang thai đều biết khi bị ra máu âm đạo trong thời kỳ mang thai cần phải đến ngay cơ sở y tế. - Tuy nhiên vẫn còn một số triệu chứng thông thường khác mà họ chưa biết như nhức đầu nhiều, phù nặng toàn thân. Do vậy công tác giáo dục tư vấn cần được đặt ra. 3.3.4. Tỷ lệ thai phụ hiểu rõ về chế độ ăn uống trong thời gian mang thai Bng 3.9. T l thai ph hiu rõ v ch đ ăn ung trong thi gian mang thai Chế độ ăn uống Số thai phụ Tỷ lệ % Ăn như bình thường 80 36,70 Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng hơn 114 52,29 Ăn kiêm kem 24 11,01 218 100 Tổng số - 52,29% phụ nữ mang thai cho rằng cần phải có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng hơn bình thường. - Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ 11,01 % phụ nữ mang thai cho rằng cần ăn uống kiêm kem trong thai kỳ do họ sợ thai to khó sinh đẻ. Chúng tôi nhận thấy rằng, 52,29% thai phụ cho rằng cần có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng hơn trong thai kỳ. Điều này hoàn toàn hợp lý. 3.3.5. Tỷ lệ thai phụ biết được những dấu hiệu chứng tỏ tăng huyết áp trong thai kỳ 98,62 100 81,65 80 69,27 61,47 60 Biết 38,53 40 Không 30,73 18,35 20 1,38 0 Nhức đầu Hoa mắt Phù toàn thân Protein (+) Biu đ 3.5. T l thai ph bit đư c nhng du hi u chng t tăng huyt áp trong thai kỳ - 81,65% phụ nữ mang thai biết rằng nhức đầu là một triệu chứng của tăng huyết áp cần đến cơ sở y tế ngay. - Tuy nhiên, có 98,62% phụ nữ mang thai không biết có protein trong nước tiểu là dấu hiệu của tiền sản giật. - Do vậy trong công tác quản lý thai nghèn cần cung cấp cho phụ nữ nhận biết dấu hiệu nghi ngờ của bệnh lý tiền sản giật. 3.3.6. Tỷ lệ thai phụ biết được chế độ làm việc hợp lý khi mang thai Bng 3.11. T l thai ph bit đư c ch đ làm vi c h p lý khi mang thai Số thai phụ Tỷ lệ % Làm theo khả năng, xen kẻ nghỉ ngơi 35 16,06 Làm việc như trước lúc không mang thai 160 73,39 Làm việc cho đến lúc mệt 23 10,55 Chế độ làm việc khi mang thai Tổng số 218 100 - 73,39% phụ nữ mang thai cho rằng khi mang thai vẫn làm việc như trước lúc không mang thai. - 10,55 % phụ nữ mang thai cho rằng làm việc cho đến lúc mệt mới nghỉ ngơi. Điều này có thể lý giải được là do tình hình kinh tế xã hội kém phát triển, họ quan tâm nhiều đến cái ăn cái mặt hiện hữu trước mắt họ. Họ nghĩ rằng cần phải làm việc nhiều để có tiền nuôi trẻ và gia đình. 3.3.7. Tỷ lệ thai phụ biết được vấn đề vệ sinh khi mang thai 95,41 100 Biết 81,65 Không 76,61 71,56 80 60 40 28,44 18,35 20 23,39 4,59 0 Mặc áo quần rộng v à thoáng Tắm rửa thường xuy ên, Giữ sạch v ú v à bộ phận Tránh thụt rửa trong âm không ngâm mình trong sinh dục ngoài đạo nước bẩn Biu đ 3.6. T l thai ph bit đư c vn đ v sinh khi mang thai - 95,41% phụ nữ mang thai biết rằng cần mặc áo quần rộng và thoáng trong thời kỳ mang thai. - Tuy nhiên, một tỷ lệ 18,35% phụ nữ mang thai cho rằng có thể ngâm mình trong nước bẩn do họ phải đi làm ruộng. - Do đó công tác truyền thông chăm sóc trước sinh, vấn đề vệ sinh thân thể rất đáng được coi trọng. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 218 phụ nữ mang thai tại xã Thủy Phương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Số phụ nữ mang thai thuộc lứa tuổi từ 20-29 tuổi chiếm tỷ lệ là 51,84%. 2. Tỷ lệ phụ nữ mang thai là cán bộ công nhân viên chức chiếm 16,06% 3. Số phụ nữ mang thai có trình độ văn hoá cấp I chiếm tỷ lệ cao nhất là 44,5% 4. Tỷ lệ phụ nữ mang thai >4 lần chiếm 1,38% 5. Phần lớn các phụ nữ mang thai đều cho rằng khám thai phải ít nhất 3 lần trong thời kỳ mang thai chiếm 77,98%.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan