Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu đặc điểm ngữ pháp - từ vựng của tổ hợp từ có trạng từ chỉ mức độ cao tr...

Tài liệu Tìm hiểu đặc điểm ngữ pháp - từ vựng của tổ hợp từ có trạng từ chỉ mức độ cao trong tiếng anh và tiếng việt

.PDF
91
1553
75

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP – TỪ VỰNG CỦA TỔ HỢP TỪ CÓ TRẠNG TỪ CHỈ MỨC ĐỘ CAO TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT. LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội, 2006 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP – TỪ VỰNG CỦA TỔ HỢP TỪ CÓ TRẠNG TỪ CHỈ MỨC ĐỘ CAO TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ MÃ SỐ: 5 0 4 0 8 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Xuân Hoà Hà Nội, 2006 MỤC LỤC Trang Mở đầu 3 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài 3 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3. Mục đích và tư liệu nghiên cứu 4 4. Phương pháp nghiên cứu 4 5..Bố cục của luận văn. 4 Chương I: MỘT SỐ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN ĐỂ TIẾP CẬN TỔ HỢP CÓ TRẠNG TỪ CHỈ MỨC ĐỘ CAO TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 6 1.1. Khái quát về tổ hợp từ 6 1.1.1. Khái niệm 6 1.1.2. Cụm từ tự do 7 1.1.3.Quan niệm tổ hợp trong tiếng Anh và tiếng Việt 9 1.2. Khái niệm về trạng từ 10 1.2.1. Khái niệm 10 1.2.2. Trạng từ và tổ hợp có trạng từ 13 1.2.3. Sự phân loại ngữ nghĩa của trạng từ 14 1.3. Trạng từ chỉ mức độ xuất hiện trong các tổ hợp tiếng Anh 17 1.3.1. Trạng từ chỉ mức độ cao 17 Chương II: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA CỤM TỪ CÓ TRẠNG TỪ CHỈ MỨC ĐỘ CAO CỦA TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT. 2.1. Cấu trúc hình thức 23 24 1 2.1.1.Trong tiếng Anh 24 2.1.2.Trong tiếng Việt 38 2.2. Đặc điểm từ vựng 51 2.2.1. Trong tiếng Anh 51 2.2.2. Trong tiếng Việt 54 2.3. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa trạng từ chỉ mức cao trong tiếng Anh và tiếng Việt của các tổ hợp với V, Adj, Adv 64 2.3.1. Sự giống nhau về khái niệm trạng từ 64 2.3.2. Sự giống nhau về phân loại ngữ nghĩa học 65 2.3.3. Sự giống nhau về vị trí của trạng từ trong câu 65 2.3.4. Sự giống nhau về cách sử dụng các mức độ của trạng từ trong tiếng Anh và tiếng Việt 66 2.3.5. Sự khác nhau về phân loại chung 67 2.3.6. Trạng từ chỉ mức độ cao được biểu thị bằng trạng từ và cum trạng từ 68 2.3.7. Trong tiếng Anh trạng từ chỉ mức độ cao được nhận biết chủ yếu là do từ kết hợp với từ mà nó bổ nghĩa 68 2.3.8. Một khác nhau nữa giữa hai ngôn ngữ là tiếng Anh là một ngôn ngữ biến cách trong khi đó tiếng Việt thì lại không 68 Chương III: ỨNG DỤNG VÀO VIỆC DẠY/HỌC TIẾNG ANH NHƯ MỘT NGOẠI NGỮ 71 3.1. Những lỗi người học Việt Nam thường mắc phải khi dùng trạng từ chỉ mức độ cao trong các tổ hợp từ 71 3.1.1. Những lỗi dùng trạng từ chỉ mức độ cao trong câu 71 3.2. Những nguyễn nhân gây lỗi 83 KẾT LUẬN 88 2 Chương I MỘT SỐ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN ĐỂ TIẾP CẬN TỔ HỢP CÓ TRẠNG TỪ CHỈ MỨC ĐỘ CAO TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 1.1. Khái quát về tổ hợp từ 1.1.1. Theo Diệp Quang Ban (2002), từ kết hợp với từ một cách có tổ chức và có ý nghĩa làm thành những tổ hợp từ, tức là những kiến trúc lớn hơn từ. Mỗi từ trong tổ hợp từ là một thành tố. Tổ hợp từ có thể là một câu, có thể là một kiến trúc tương đương với câu nhưng chưa thành câu, cũng có thể là một đoạn có nghĩa của câu. Các tổ hợp từ chưa thành câu (bao gồm tổ hợp từ tương đương câu và đoạn có nghĩa của câu) được gọi chung là tổ hợp từ tự do. Về nguyên tắc, tổ hợp từ tự do có thể chứa kết từ ở đầu để chỉ chức vụ ngữ pháp của toàn bộ phần còn lại trong tổ hợp từ này. Những tổ hợp từ có kết từ ở đầu như vậy mang tên là giới ngữ. Trái lại, tổ hợp từ tự do không chứa kết từ chỉ chức vụ ngữ pháp như vậy, được gọi là cụm từ, ví dụ về tổ hợp từ tự do: - Về những quyển sách của anh - giới ngữ - (Chuyện) tôi đã nói với anh hôm qua (bây giờ họ mới biết) Cụm từ - Đã đọc xong. - Nghèo nhưng tốt bụng. Khi xem xét tổ hợp từ tự do, thông thường người ta chỉ quan tâm đến cụm từ. Những tổ hợp từ tự do trong tiếng Anh cũng như trong tiếng Việt là những tổ hợp từ không cho sẵn, quan hệ ngữ pháp trong những tổ hợp từ này có tính chất hiển hiện, dễ nhận biết trong ý thức người sử dụng, quan hệ giữa các từ ở đây lỏng lẻo, không có tính chất bền vững. 6 Khi phân tích câu chúng ta thường phải dừng lại trước những tổ hợp từ chưa thành câu. Những tổ hợp từ này có thể là những tổ hợp từ tự do, mà cũng có thể là những tổ hợp từ không tự do, những ngữ cố định (những cụm từ cố định) và thành ngữ. Đối tượng của luận văn này chỉ khảo sát những tổ hợp từ tự do có trạng từ chỉ mức độ cao; tuy nhiên ở cuối luận văn này có thu thập những ngữ cố định và thành ngữ chỉ tâm trạng vui- buồn ở mức độ cao trong tiếng Anh. 1.1.2. Cụm từ tự do Quan hệ giữa các thành tố trong tổ hợp từ, ngoài tính chất lỏng (tổ hợp từ tự do, cụm từ) và chặt (ngữ cố định), còn được xét ở mặt kiểu quan hệ có tính chất chuyên môn trong việc nghiên cứu ngữ pháp. ở mặt này, ngữ cố định không làm thành một đối tượng cần xem xét. Các thành tố trong một cụm từ nhỏ nhất của tiếng Việt có thể có một trong ba kiểu quan hệ cú pháp phổ biến sau đây: - Quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ, gọi tắt là quan hệ chủ vị. - Quan hệ giữa hai thành tố chính với thành tố phụ về ngữ pháp, gọi là quan hệ chính phụ. - Quan hệ giữa hai yếu tố bình đẳng với nhau về ngữ pháp gọi là quan hệ bình đẳng.  Quan hệ chủ vị là mối quan hệ giữa từ chỉ đối tượng được nói đến và từ nêu đặc trưng mà người ta muốn nói lên về các đối tượng đã nêu, như một dấu hiệu tách rời khỏi nó trong tư duy.  Quan hệ bình đẳng là mối quan hệ giữa các từ cùng giữ một chức vụ ngữ pháp như nhau trong câu. Các từ nằm trong quan hệ bình đẳng thường cùng thuộc về một từ loại, tuy nhiên không phải bao giờ cũng bắt buộc phải như vậy.  Quan hệ chính phụ là quan hệ giữa hai từ, trong đó một từ giữ vai trò thành tố chính về ngữ pháp, từ kia giữ vai trò phụ thuộc vào thành tố chính về 7 mặt ngữ pháp. Trong cụm từ chính phụ, chức vụ ngữ pháp của thành tố chính quyết định chức vụ ngữ pháp của toàn cụm từ, vì vậy thành tố chính có tư cách đại diện cho toàn cụm từ trong mối liên hệ với các thành tố khác nằm ngoài cụm từ đang xét. Chức vụ ngữ pháp của các thành tố phụ bộc lộ qua khả năng chi phối chúng của thành tố chính. Do đó, thông thường có thể xác định được chức vụ ngữ pháp của thành tố phụ ngay cả khi toàn cụm từ chưa tham gia vào việc tạo lập câu (tuy nhiên điều này không phải hiển nhiên trong mọi trường hợp). Còn cụm từ, trong cách hiểu là tổ hợp từ không chứa kết từ, chỉ có chức vụ ngữ pháp xác định khi tham gia vào câu hoặc các tổ hợp từ lớn hơn chính bản thân nó. Cần lưu ý rằng quan hệ chính phụ đang bàn là quan hệ chính phụ về ngữ pháp, trong đó thành tố chính là chỗ dựa, là phần quan trọng của tổ chức cụm từ. Tuy nhiên về mặt nghĩa thì thành tố phụ lại có thể tỏ ra quan trọng hơn. Chính nó thường mang những tin quan trọng trong nhiệm vụ giao tiếp [ 3;9-10]. Tổ hợp từ có trạng từ chỉ mức độ cao là những tổ hợp từ, trong đó có lớp từ mang tính chất hư chuyên làm thành tố phụ trong tổ hợp từ tự do. Những từ chuyên biệt như vậy, trong đó có trạng từ (phó từ, phụ từ) chỉ mức độ cao, thường được dùng làm dấu hiệu nhận biết từ loại là thành tố chính của tổ hợp. Trường hợp của luận văn chúng tôi thì thành tố chính của tổ hợp là động từ (V), tính từ (Adj) và trạng từ (Adv) được đánh dấu và được bổ nghĩa thêm bởi trạng từ chỉ mức độ cao. Quan điểm của chúng tôi là, trong các tổ hợp từ tự do có trạng từ chỉ mức độ cao thì những từ này là hư từ (function word), lấy việc biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp làm chính, không có ý nghĩa định danh, không độc lập làm thành phần câu và không bao giờ làm thành phần trung tâm của tổ hợp từ. Điều này có thể thấy rõ qua những phát ngôn cụ thể: The film is terribly boring. Bộ phim xem chán quá ( chán quá thể, chán kinh khủng). 8 Các trạng từ chỉ mức độ cao “terribly”/ “quá”, “quá thể”,”kinh khủng” (với nghĩa rất) không có ý nghĩa định danh gì cả mà chỉ làm phương tiện biểu hiện các quan hệ ngữ pháp- ngữ nghĩa khi kết hợp với thực từ (ở đây là trường hợp của tính từ boring trong tiếng Anh và tính từ chán trong tiếng Việt) và bổ nghĩa cho nó. 1.1.3. Quan niệm tổ hợp từ trong tiếng Anh và tiếng Việt Trong tiếng Anh: Tổ hợp từ được định nghĩa theo cách truyền thống là một nhóm từ gắn liền với nhau mà không bao gồm động từ xác định, nó chỉ làm nên một đơn vị câu mà chức năng của cụm từ là một phần của câu [Dẫn theo 24; tr 37]. Định nghĩa truyền thống này dùng ba tiêu chuẩn khác nhau: Đó là ngữ nghĩa học (một nhóm từ kết hợp với nhau), cấu trúc câu (không gồm động từ cụ thể nhưng lại tạo nên một đơn vị câu); và một cụm từ, theo định nghĩa như ở trên, chức năng như là một thực thể mạch lạc trong câu. Hãy xem xét , những từ và những cụm từ trong những ví dụ dưới đây, những từ và những cụm từ có thể được thay thế, chúng ta sẽ thấy rằng chức năng này là rất quan trọng như những chức năng khác của câu (danh từ, tính từ, trạng từ). eg: Eating at Restaurants gives me indigestion (As a noun, subject of the sentence). The cat ran under the chair (as an adverb of place). The Jacket with a striped pattern is mine (a an adjective; part of a longer noun phrase). Despite appearances, Mary is not at all a shy person (As a sentence adverb). He ate his Sandwitches with great delight (as an adverb of manner). Tuy nhiên, thỉnh thoảng chức năng của cụm từ vẫn còn chưa cụ thể: I like the vase on the table. 9 a. I like the vase which is on the table (an adjectival phrase). b. I like the vase to be on the table (an adverbial phrase). Về cơ bản cụm từ là một cấu trúc dễ mở rộng tiềm năng từ vựng để cho chúng ta những phạm vi rộng lớn hơn về danh từ, trạng từ… Vì thế cụm từ, như chúng ta đã nói ở trên, là một sự mở rộng những phần từ đơn lẻ của câu nói. Trong tiếng Việt Cụm từ là một tổ hợp từ hai thực từ trở lên kết hợp với nhau theo các quan hệ ngữ pháp và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ và là một đơn vị ngữ pháp, có vị trí độc lập với các từ và câu; cụm từ thường biểu hiện ý nghĩa cùng với nghĩa của từ loại làm thành tố trung tâm của cụm từ. Cụm từ vừa có những nét giống như từ, vừa có mặt giống như câu nhưng không phải là câu. Cụm từ cũng như từ làm chức năng giao tiếp (trong ngôn ngữ) chỉ thông qua câu và đứng trong tổ chức câu. Cụm từ cũng như từ không có thuộc tính của câu là tính vị ngữ. Nếu một từ hoặc một cụm từ có tính vị ngữ, thì từ đó sẽ trở thành trung tâm kết cấu của câu (những đơn vị thường gọi là cụm chủ vị). Có hai thành phần chính, là những đơn vị tính vị ngữ có thể trực tiếp trở thành câu hoặc trở thành nòng cốt của câu, ví dụ: Chim hót; Nó ngủ; Từ chiều lại bắt đầu trở rét, vv… các đơn vị này khác với cụm từ về chất, chúng có những đơn vị ngữ pháp đối lập với cụm từ. Có cụm từ cố định có chức năng ngữ pháp giống như từ, ví dụ: Ba chân bốn cẳng, chó cắn áo rách, tắt lửa tối đèn… ranh giới giữa cụm từ và từ ghép trong tiếng Việt cũng khác nhau tuy có trường hợp dễ lẫn lộn, thí dụ đối với từ ghép nghĩa. - Từ ghép nghĩa: áo quần, báo chí, xe đạp, con cháu, làng quê… - Cụm từ: Quần áo của tôi, con cháu Lạc Hồng, nhiều báo chí, mấy chiếc xe đạp… 1.2. KHÁI NIỆM VỀ TRẠNG TỪ 1.2.1. Khái niệm: 10 Các thuật ngữ trạng từ hay phó từ, phụ từ trong luận văn của chúng tôi được dùng như những từ đồng nghĩa. Phó từ là những từ chuyên đi kèm với các từ vựng khác để bổ sung ý nghĩa cho từ đó. Xét về về mặt ý nghĩa ta thấy phó từ khác danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ ở chỗ chúng không có ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa thực để biểu thị tên gọi, hoạt động, trạng thái hay tính chất và số lượng của sự vật hay ý nghĩa xưng hô, chỉ định thay thế tên gọi sự vật, mà chúng chỉ có ý nghĩa ngữ pháp nào đó tuỳ theo từ loại mà chúng đi kèm theo. Các từ loại có ý nghĩa thực, ý nghĩa từ vựng người ta gọi là thực từ. Phó từ thuộc về loại hư từ. Về đặc điểm ngữ pháp, phó từ không thể làm thành tố chính của cụm từ mà chỉ dùng làm thành tố phụ và không thể dùng làm thành phần chủ ngữ hay vị ngữ trong câu. Giống như các thành phần khác trong ngữ pháp tiếng Anh, trạng từ là một trong những loại từ phức tạp và cơ bản, nên đã trở thành chủ đề cho nhiều nhà ngôn ngữ nghiên cứu. Trong sách "Long Man Dictionary of Language teaching and applied linguistics” (1992) Jack Richard định nghĩa trạng từ như sau: "Trạng từ là bất cứ một từ, cụm từ hay mệnh đề có chức năng như một trạng từ". Nói một cách đơn giản, trạng từ có thể nói cho chúng ta một điều gì đó về hành động trong câu bằng cách bổ nghĩa cho động từ, nghĩa là bằng cách nói cho chúng ta một cái gì đó xảy ra và đã làm khi nào, ở đâu, như thế nào… ( Alexander, 1992; tr 122) cho ví dụ Tom drove carefully. (Tôm đã lái xe cẩn thận) Trong phạm vi rộng hơn, trạng từ là "một từ được dùng như là một bổ nghĩa của một động từ, một tính từ, một động từ khác hoặc một câu và những câu trả lời như thế nào cho các câu hỏi" như thế nào? khi nào? hoặc ở đâu". Có nhiều loại trạng từ trong tiếng Anh,ví dụ, trạng từ chỉ trạng thái: "Carefully, 11 slowly,…" trạng từ chỉ thời gian như "bây giờ, hàng giờ, ngày hôm qua…". Trạng từ chỉ nơi chốn như "ở đây, ở kia,.." trạng từ chỉ mức độ như"cực kỳ(extremely), rất(very,too), lắm(very, very much), hoàn toàn (absolutely, completely…" Có thể nói, trạng từ thường nói thêm một cái gì đó về hành động, sự kiện đang xảy ra, hoặc tình trạng được mô tả bởi phần còn lại của câu. Ví dụ, thời gian khi sự việc xảy ra, địa điểm, nơi sự việc xảy ra, hoặc trạng thái mà sự việc xảy ra. She dances beautifully. Cô ấy nhảy đẹp. The shop opened last week. Cửa hàng đã khánh thành tuần trước. They are waiting outside. Họ đang chờ ở bên ngoài. It's extremely hot. Trời cực kỳ nóng. Trạng từ là một trong những yếu tố của mệnh đề đã được nhiều nhàViệt ngữ học quan tâm và nghiên cứu, song đến nay vẫn còn tồn tại những ý kiến khác nhau về vai trò cú pháp và ngữ nghĩa học của trạng từ. Sau đây là tóm tắt những quan điểm của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam về trạng từ. Nguyễn Kim Thản coi trạng từ như là yếu tố phụ của câu. Trong các tác phẩm của ông (1964, 1981, 1992), ông đã chỉ ra: "lí do tại sao nó lại là một yếu tố phụ của câu và sự tồn tại của nó không phụ thuộc vào bất cứ một lớp từ nào hay một lớp từ phụ nào, nó bổ ngữ cho cả câu".[19; 151]. 12 Còn Hoàng Trọng Phiến thì cho rằng: "Trạng từ là một yếu tố phụ của câu và nó là một dạng phổ biến nhất trong số các dạng khác, nó có nghĩa chỉ nơi chốn, thời gian, lý do và mục đích…" [12; 124]. Trong sách về Ngữ pháp tiếng Việt do Uỷ ban khoa học xã hội xuất bản (1983) các nhà nghiên cứu lại cho rằng trạng từ là một yếu tố tình huống, có thể được hiểu như sau: - Nó có thể thêm nhiều thông tin cho cả câu hơn. 1.2.2. Trạng từ và tổ hợp có trạng từ Trong tiếng Anh, đa số trạng từ được tạo ra từ tính từ và hậu tố phát sinh như "ly" và "ward" (ít phổ biến hơn), nhiều trạng từ được tạo ra từ bằng cách thêm đuôi "ly" ví dụ: Howly, kindly, usually, wisely, solely, ethnically, publicly, politically. Economically, the project is bound to fail. (Nói một cách kinh tế, dự án chắc chắn thất bại) Chú ý: Một vài từ có đuôi "ly" nhưng chúng lại là tính từ: ví dụ: manly, friendly, silly, lively, fatherly. He spoke friendly. (Anh ta nói chuyện thân mật) Một vài trạng từ có dạng tương tự như là những tính từ tương ứng. He walked very fast. (Anh ta đi bộ rất nhanh). Hậu tố "wise" thì thường được dùng để tạo ra nghĩa của trạng từ mới liên quan đến 1 danh từ: Ví dụ: Moneywise, taxiwise, clock wise and weatherwise. Weatherwise, we are going to have a bad time this winter. (Về thời tiết, mùa đông này chúng ta sẽ có một thời gian tồi tệ) 13 Hậu tố phát sinh "ward" có thể được thêm cho một vài tính từ và một vài danh từ, trạng từ thành trạng từ chỉ phương hướng: Eg: backards, forwards. This river flows southwards. (Con sông này chảy về phía Nam). Có nhiều từ không sử dụng phụ tố như: often, here, well, now thì theo truyền thống được xếp vào lớp trạng từ. He is now in his office. (Anh ấy bây giờ ở văn phòng). Một vài từ khá phổ biến với dạng "ly" thì tính từ và trạng từ giống nhau. Ví dụ: Hourly, daily, monthly…(Except annual (adj) annually (adv).). (hàng giờ, hàng ngày, hàng tháng… (ngoại trừ hàng năm (tính từ, trạng từ) Ví dụ: aboard, abroad, and ahead. (lên boong, nước ngoài và về phía trước) Tính từ hoặc trạng từ: afloat, afoot, alone, amiss, and astray (nỗi lênh đênh, đi bộ, một mình, sai, lạc đường) The sailors went shore . (những thuỷ thủ lên bờ..) - Cụm trạng từ là một tổ hợp trong đó có trạng từ như là một từ trung tâm. Nó cũng có chức năng như một phó từ. After dinner, we went to movie. (Sau bữa ăn tối, chúng tôi đi xem phim) 1.2.3. Sự phân loại ngữ nghĩa của trạng từ 1.2.3.1. Những loại trạng từ chính trong tiếng Anh theo ngữ nghĩa học, là những trạng từ biểu thị thời gian, nơi chốn, mục đích, trạng thái, nguyên nhân, kết quả, điều kiện, nhượng bộ và so sánh, chúng được đặt tên như: - Trạng từ chỉ thời gian: nó chỉ ra hành động được làm khi nào. A. When did he arrive? 14 B. Last night. (A: Ông ta đến khi nào? B: Tối qua) - Trạng từ chỉ nơi chốn: nó chỉ ra hành động được làm ở đâu. Nó thường được dùng cho cả vị trí và hướng. A. Where is he staying? (Anh ấy đang ở đâu?) B. In a hotel (ở khách sạn). - Trạng từ chỉ mục đích: Nó chỉ ra hành động này được làm cho cái gì hoặc tại sao. Jane has come to help us. (Jane đến để giúp chúng tôi) - Trạng từ chỉ trạng thái: Nó chỉ ra trạng thái của động từ A How did you sleep last night? B In a terrible way. (A: Cậu đã ngủ như thế nào đêm qua? B: Thật là kinh khủng) - Trạng từ chỉ nguyên nhân : những câu hỏi nhận biết của trạng từ này là “tại sao” và “lí do gì". The accident happened owing to bad driving. (tai nạn đã xảy ra do lái xe ẩu) - Trạng từ chỉ kết quả (hậu quả). Nó chỉ ra một kết quả, một hậu quả. John was so fortunate as to get the first prize. (John thì thật may mắn khi nhận được giải nhất) - Trạng từ chỉ điều kiện: nó chỉ ra một vật xảy ra đã xảy ra, sẽ xảy ra trong điều kiện nào. He will sign the contract if we pay him a bonus. (Anh ấy sẽ kí hợp đồng nếu chúng ta trả anh ta tiền thưởng) - Trạng từ chỉ sự nhượng bộ: Nó miêu tả ý tưởng tương phản với những gì được nhấn mạnh trong phần bổ ngữ của câu. 15 In spite of his anger, John listened to me attentively. (Mặc dù tức giận, nhưng John vẫn chăm chú lắng nghe) 1.2.3.2. Những loại trạng từ chính trong tiếng Việt Đề tiện cho việc hiểu và so sánh, chúng tôi khái quát các quan điểm của các nhà Việt ngữ học về các trạng ngữ chính trong tiếng Việt trong bảng sau: Lĩnh vực nghiên cứu ý kiến tác Thuật ngữ Kim trong cấu Loại trạng từ trúc giả 1.Nguyễn Câu Chức năng Trạng ngữ Phần phụ Thản câu 1. Thời gian 3. Lý do 2 vị trí phổ Đồng biến đầu - ý về ý cuối một cú 5. Phương tiện Trọng Phiến (1980) Trạng ngữ Phần phụ kiến bất cứ 4. Mục đích 2.Hoàng ngữ pháp 2. Nơi chốn (1964) Vị trí trong trúc về pháp 6. Cách thức nào 7. Từ kết (1981) (với 1. Thời gian 2. Nơi chốn 3. Lí do 3 vị trí phổ sự biến nhất là kiểm đứng đầu soát mang 4. Mục đích tính tự 5.Trạng thái, tình thuật huống hoặc 16 3. Uỷ ban Yếu tố tình Phần thứ 2 a. Thời gian Nơi 3 Vị trí, (sự quan khoa học xã huống phần phụ chốn. b. Phương tiện, thay đổi vị hệ tiếp hội (1983) thể diễn) dẫn đến sự có thay đổi ý hoặc nghĩa của không lí do, mục đích so trí sánh. c. Trạng thái có có giới câu) 4 Cao Xuân Không Hạo thuật (1991) "trạng cơ từ đều ngữ bản của tổ có vai có Phần trò bổ từ" chức câu chủ đề và ngữ khung của đề thi tương tự trạng như ngữ trạng trong từ" 5. Diệp Trạng từ bổ Phần phụ Quang Ban (1992) ngữ 1.Thời gian, chốn 2. tình huống nơi 3 vị thường trí, câu. đứng trước phần chính 3. Lí do 4. Mục đích 5. Điều kiện 6. Nhượng bộ Table 1: Vietnamese linguists' opnion about (adverbials) Bảng 1: Những quan điểm của các nhà ngôn ngữ học VN về trạng ngữ. 17 1.3. TRẠNG TỪ CHỈ MỨC ĐỘ CAO XUẤT HIỆN TRONG CÁC TỔ HỢP TỪ TIẾNG ANH 1.3.1. Trạng từ chỉ mức độ cao Trong tiếng Anh phần lớn trạng từ chỉ mức độ cao thường đứng trước từ hoặc những từ mà nó bổ nghĩa. Ví dụ: Quite good (khá tốt) Very well (rất khoẻ) Enough (đủ) Pretty (khá) Fairly quickly (khá nhanh) Too dificult (quá khó) Absolutely (hoàn toàn) Quite forget (quên hoàn toàn), (quên tiệt), (quên biến)(quên sạch) Rather (khá giống) Extremely (cực kỳ) Completely (hoàn toàn) Những trạng từ chỉ mức độ cao điển hình như: quite, fairly, rather, much (nhiều), a lot (nhiều), too, very v.v… Ví dụ: We quite anjoy our holiday in the mountains. (Chúng tôi hoàn toàn thích thú kỳ nghỉ của chúng tôi ở trên núi) They arrived at the station too late so they missed the train. (Họ đã đến nhà ga quá muộn nên họ lỡ mất tàu). The water at the sea is warm enough to swim in. (Nước ở biển ấm đủ để bơi được) 18 Ngoài ra "trạng từ nhấn mạnh "là những trạng từ thường được dùng với những tính từ (và trạng từ) chỉ mức độ và thông thường làm cho nghĩa mạnh hơn lên. Ví dụ: She usually works hard. She usually works very hard. (Cô ấy thường làm việc chăm chỉ). (Cô ấy thường làm việc rất chăm chỉ). Những từ nhấn mạnh thường đứng trước những từ mà chúng bổ nghĩa. Ví dụ: His sister is extremely intelligent. (Em gái của anh ấy cực kì thông minh) She drove really slowly. (Chị ấy lái xe rất là chậm) We are greatly surprised at what she says. (Chúng tôi rất ngạc nhiên về những gì chị ấy nói) The film is terribly boring. (bộ phim chán kinh khủng) Smith is a particularly good worker. (Smith là công nhân giỏi đặc biệt) Trong khi đó Martin Hewings (cuốn Ngữ pháp tiếng Anh nâng cao hiện đại (Advanced grammar in use) của nhà xuất bản Khoa học xã hội thì lại viết: phó từ mức độ có thể dùng trước tính từ, động từ, hoặc các phó từ khác để cung cấp thông tin về "mức độ" của việc gì đó. Hãy so sánh.: They are happy * they' re extremely happy Họ hạnh phúc and Họ rất hạnh phúc I hate traveling by plane và * I really hate travelling by (Tôi không thích đi máy bay) and plane (tôi thực sự rất ghét đi máy bay) 19 * He's always late and * He's almost always late (and ta luôn đến muộn ) và (anh ta hầu như lúc nào cũng and muộn) Các phó từ chỉ mức độ gồm: Completely, fairly, quite, rather, slightly, too, totally, very much. Chúng ta có thể dùng "very" trước một tính từ hoặc phó từ khác để hàm ý "to a high degree" (đạt tới một mức độ cao) và dùng "too" để nói more than enough" hoặc "more than wanted or needed" "nhiều" hoặc "nhiều hơn mong muốn hoặc cần thiết", hãy so sánh. The weather was very hot in Majorca. Perfect for swimming (not…* too hot..) And Thời tiết ở Majosca (đã) rất nóng. Đi bơi thì thật tuyệt vời. It's too hot to stay in this room - let's find somewhere Cooler, (not… *very hot…). (Trong phòng này nóng quá - bọn mình đi tìm chỗ nào mát hơn đi) Tuy nhiên, trong văn nói tiếng Anh không trang trọng, đặc biệt là trong các câu phủ định, đôi khi chúng ta có thể dùng "too" trong chừng mực nào đấy có nghĩa như "very". Ví dụ: I'm too/very bothered about who wins. (Tôi không quan tâm lắm tới việc ai thắng) It's too/very warm today, Is it? (Hôm nay trời không nắng lắm có phải không?) Chúng ta không dùng "very" trước động từ, nhưng có thề dùng "very much" trước một số động từ để nhấn mạnh việc chúng ta cảm giác về việc gì đó như thế nào. I very much agree with the decision. 20 (not…*very agree). (Tôi rất đồng ý với quyết định đó). We (very) much enjoyed having you stay with us (not...*very enjoyed…) (Chúng tôi (đã) rất vui khi bạn ở với chúng tôi). Những động từ dạng này gồm: agree (đồng ý) doubt (nghi ngờ), fear (sợ hãi), hope (hy vọng), like (thích), want (muốn) và cả các động từ admire (ngưỡng mộ), appreciate (đánh giá), enjoy (thích) và regret (tiếc) chúng ta có thể dùng "very much" hoặc "much" (nhưng không dùng "very") trước 4 động từ: admire, appreciate, enjoy, regret. Chúng ta có thể dùng "very" nhưng không dùng "very much" trước các tính từ dạng phân từ. Ví dụ: She was very disturbed to hear the news. (not: *she was very much disturbed….) (Cô ta cảm thấy rất bất an khi nghe tin đó). It's very disappointing (not: *It's very much disappointing). (thật là thất vọng). Tuy nhiên, chúng ta lại dùng very much chứ không dùng very, trước các phân từ quá khứ trong câu bị động: The new by - pass was (very) much needed. (Tuyến đường vành đai mới rất quan trọng). Người ta thường dùng "extremely, very v.v…" với các tính từ có thể dùng để so sánh (gradable adjectives) và "absolutely; completely v.v.. với các tính từ không thể dùng để so sánh (ungradable Adjectives). Dưới đây là một số từ có cùng cách dùng và những tính từ thường đi sau chúng. Tính từ có thể dùng so sánh Tính từ không thể dùng so sánh Extremely…. Effective (hiệu quả, Absolutely…. Clear (rõ ràng) difficult (khó khăn), hard (vất vả) Necessary (cần thiết) 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan