Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu công tác chăm sóc bệnh nhân sau mổ kết hợp hai xương cẳng chân tại trun...

Tài liệu Tìm hiểu công tác chăm sóc bệnh nhân sau mổ kết hợp hai xương cẳng chân tại trung tâm chấn thương chỉnh hình- phẫu thuật tạo hình bệnh viện trung ương huế

.PDF
32
296
145

Mô tả:

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Gãy hai xương cẳng chân là loại gãy phổ biến, chiếm khoảng 20 - 30% tổng số các gãy xương ở tứ chi; trong đó khoảng 30% là gãy hở hai xương cẳng chân. Trong những năm gần đây, do sự phát triển của các phương tiện giao thông cơ giới, nhất là các phương tiện có tốc độ cao cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp xây dựng cơ bản và quá trình đô thị hóa thì số bệnh nhân gãy hở hai xương cẳng chân ngày càng tăng cao với mức độ tổn thương ngày càng phức tạp và nặng nề hơn. Cẳng chân gồm hai xương: xương chày và xương mác; trong đó xương chày là xương chịu lực tải chính của cơ thể; vì thế khi bị gãy hai xương cẳng chân, người ta cần nắn chỉnh trục và cố định vững ổ gãy xương chày, còn ổ gãy xương mác thường không cần nắn chỉnh. Do xương chày nằm ngay dưới da nên dễ bị gãy hở, nhiễm trùng, viêm xương, khớp giả... nên việc điều trị gãy hở hai xương cẳng chân thường gặp nhiều khó khăn. Ngày nay việc chẩn đoán, phân loại và điều trị gãy xương cẳng chân đã có nhiều tiến bộ, vì vậy việc phục hồi chức năng của gãy xương cẳng chân sau điều trị rất tốt, tỷ lệ cắt cụt chi do gãy xương cẳng chân là rất thấp. Tuy vậy nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì gãy xương cẳng chân vẫn có thể gây nên nhiều biến chứng, một trong số đó là hội chứng chèn Ðp khoang. Hội chứng này không những chỉ gây các tổn hại chức năng của cơ, thần kinh mà còn có thể tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm hơn như suy thận, nhiễm trùng huyết, cắt cụt chi và thậm chí là tử vong. Chúng ta cần phải điều trị, chăm sóc và theo dõi kỷ để phòng ngừa, phát hiện sớm các biến chứng. Bên cạnh điều trị thì chăm sóc điều dưỡng cũng góp phần không nhỏ vào kết quả điều trị. Đã có nhiều đề tài y học nghiên cứu vể đặc điểm lâm sàng và kết quả diều trị gãy hai xương cẳng chân, nhưng có ít đề tài nghiên cứu về chăm sóc điều 2 dưỡng. Do vậy, để góp phần chăm sóc, theo dõi tốt hơn những bệnh nhân phãu thuật kết hợp xương cẳng chân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu công tác chăm sóc bệnh nhân sau mổ kết hợp hai xƣơng cẳng chân tại Trung tâm Chấn thƣơng chỉnh hình- Phẫu thuật tạo hình Bệnh viện trung ƣơng Huế” nhằm mục tiêu Đánh giá kết quả thực hiện quy trình chăm sóc sau mổ kết hợp hai xương cẳng chân tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình- Phẫu thuật tạo hình Bệnh viện trung ương Huế. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐẠI CƢƠNG 1.1.1. Định nghĩa Gãy xương cẳng chân là các trường hợp gãy thân xương chày từ dưới hai lồi cầu đến trên mắt cá trong, có hoặc không kèm gãy xương mác từ cổ tới trên mắt cá ngoài. 1.1.2. Tần suất Gãy thân xương cẳng chân khá phổ biến, chiếm tỷ lệ khoảng 20% tổng số gãy xương và xảy ra ở nam nhiều hơn nữ. 1.1.3. Nguyên nhân Có 2 cơ chế chính * Gãy do cơ chế trực tiếp Thường do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, do vật nặng đè vào. Gãy xương xảy ra bất kỳ vị trí nào tùy nơi va chạm, dễ bị gãy hở từ ngoài vào với mức độ nhiễm bẩn nặng. Ngoài các nguyên nhân trên, tai nạn thể thao làm gãy xương chày là đặc điểm của môn bóng đá. * Gãy do cơ chế gián tiếp Ví dụ gãy do kẹt chân làm gập cẳng chân làm gãy xương thường gãy chéo, xoắn, nơi có cấu trúc xương yếu (chỗ nối 1/3 giữa và 1/3 dưới). Xương mác có thể gãy cao tận cổ xương. ổ gãy có đầu nhọn dễ chọc thủng da và làm gãy hở. 1.1.4. Vài yếu tố giải phẫu đáng chú ý Màng liên xương: chắc, hạn chế sự di lệch của hai xương. Bờ trước và mặt trong xương chày nằm sát dưới da không được cơ bảo vệ, mặt ngoài được các cơ duỗi che phủ nhưng cũng mỏng manh và trong khi đó mặt sau xương chày được khối cơ gấp bảo vệ và lực khối cơ này mạnh gấp 4 lần khối cơ duỗi. ở 4 đầu xa xương chày các cơ đã chuyển thành gân cả mặt trước và sau, lớp mô mềm bảo vệ xương mỏng manh. Về tuần hoàn: có 3 hệ thống nuôi dưỡng xương (hệ thống trong ống tủy, hành xương và màng xương). Động mạch chính nuôi xương chày là động mạch nuôi tách ra từ động mạch chày sau, xuyên qua lỗ nuôi xương ở mặt sau, ở đoạn nối 1/3 trên và giữa, vào ống tủy để tiếp nối với hệ mạch hành xương (chú ý: động mạch nuôi dễ bị thương tổn khi bị gãy xương ở vùng này). 1.1.5. Đƣờng gãy và sự di lệch Cần chụp một phim thẳng và phim nghiêng của toàn bộ cẳng chân. * Đường gãy - Gãy ngang: thường gặp khi gãy xương chày không kèm gãy xương mác. - Dạng gãy này thường vững chắc sau khi nắn. - Gãy chéo: ổ gãy không vững sau khi nắn - Gãy xoắn: đường gãy xương mác thường ở cao và nối tiếp đường gãy xương chày. - Gãy vụn: thường kèm theo thương tổn phức tạp phần mềm - Gãy hai ổ cối: thường do cơ chế trực tiếp, thương tổn phần mềm phức tạp. * Sự di lệch Khi gãy một xương chày thường chỉ có di lệch ngang sang bên hoặc ra trước và sau. - Khi gãy 2 xương: ngoài di lệch ngang còn gặp di lệch chồng ngắn, gập góc, đoạn dưới xoay ngoài 1.2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 1.2.1. Gãy kín có di lệch * Nếu đến sớm - Đau chói tại vùng gãy, bệnh nhân không đứng dậy được. -Nhìn thấy rõ sự di lệch với ngắn chi, bàn chân xoay ngoài, gập góc mở ra sau. 5 - Sờ thấy đầu xương gãy gồ dưới da ở mặt trong cẳng chân. Sờ còn phát hiện dấu đau chói và tiếng lạo xạo của xương gãy. * Nếu đến muộn Thường cẳng chân bị sưng nề nhiều, khó phát hiện các triệu chứng như đau chói và thấy đầu xương gãy. Điều quan trọng ở đây là chú ý đến các biến chứng chèn ép mạch khoeo hoặc chày sau, biến chứng chèn ép khoang. Do vậy cần khám kỷ mạch ở mu chân, đánh giá mức độ phù nề cẳng chân, khám cảm giác và vận động các ngón. Có thể xuất hiện các nốt phổng nước, biểu hiện sự trầm trọng của biến chứng chèn ép khoang. Thăm khám cần xác định các thương tổn cổ chân, gãy cổ xương mác, tổn thương các dây chằng khớp gối. * Gãy ít di lệch Ở người lớn dù ít có biến dạng rõ, có thể thấy điểm đau chói và chỗ gồ nhẹ của đầu xương gãy. Ở trẻ em loại gãy cành tươi khó xác định. 1.3. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ Điều trị gãy xương cẳng chân quy tụ vào điều trị gãy xương chày. Xương mác dẫu có can lệch cũng không ảnh hưởng cơ năng của cẳng chân. Nếu điều trị sớm thì nắn tương đối dễ vì chưa sưng nề nhiều, máu tụ còn ít, cơ chưa co rút nhiều. Nếu để muộn, tại chỗ sưng nề nhiều, có thể thấy các nốt phổng nước, cơ co kéo mạnh, do vậy nắn sẽ khó ngay cả trong phẫu thuật. Mục đích điều trị bao gồm: tạo can xương tốt không ngắn chi, không xoay, không cứng khớp gối và cổ chân. 1.3.1. Bó bột: Áp dụng trong các trường hợp: - Gãy không lệch hoặc di lệch ít dù loại gãy nào (ngang, chéo, xoắn) đều bó bột cố định ngay. Bột đùi-cẳng-bàn chân có rạch dọc, bó với tư thế gối hơi gấp bàn chân 900. 6 Sau 7-10 ngày, khi sưng nề đã giảm có thể quấn thêm bột kín vòng tròn hoặc thay bột khác nếu bột quá lỏng. Trong quá trình bó, hướng dẫn bệnh nhân tập đưa cao cẳng chân, khép, dạng. Sau 3 tuần cho tập đi nạng và chống chân dần để tránh rối loạn dinh dưỡng. Bột giữ 8-10 tuần. - Gãy di lệch nhiều: cần gây tê ổ gãy và nắn ngay trên khung kéo kiểu Boehler, kéo với tạ 7-14kg, kéo từ 10-20 phút. - Sau khi kéo, kiểm tra hết ngắn chi, hết xoay, cần nắn sửa di lệch ngang, kiểm tra X quang rồi bó bột đùi-cẳng-bàn chân hoặc bó trước rồi kiểm tra X quang sau. Nếu kiểm tra X quang còn di lệch ít thì cho bệnh nhân nằm kê cao chân trong 3-4 ngày. Bột giữ 6-8 tuần, sau 3 tuần cho tập đi nạng. 1.3.2. Kéo tạ Dùng đinh Steimann hoặc đinh Kirschner lớn xuyên qua xương gót để kéo liên tục trên giàn Braun. Kéo tạ được chỉ định trong các trường hợp gãy không vững, gãy di lệch nhiều. Kéo tạ sẽ nắn chỉnh được di lệch chồng ngắn, xoay ngoài và một phần nào di lệch ngang. Tạ kéo thường với 1/10 trọng lượng cơ thể và tăng dần mỗi giờ sau đó. Kéo tạ cho đến khi có can lâm sàng thì chuyển sang băng bột để thu ngắn thời gian nằm trên giường 1.3.3. Phẫu thuật * Chỉ định Các trường hợp gãy chéo xoắn nắn không vào, nghi do phần mềm chèn vào. Gãy 2 ổ có đoạn giữa dài, gãy phứt tạp. Gãy đơn thuần xương chày ở người lớn. * Phương pháp Đóng đinh nội tủy: được chỉ định trong gãy 1/3 giữa hoặc 1/3 dưới thân xương chày hoặc trong các trường hợp gãy do cơ chế trực tiếp phần mềm bầm dập nhiều. Không chỉ định trong gãy 1/3 trên xương chày. Kỹ thuật có thể đóng 7 kín hoặc có mở ổ gãy. Đóng đinh có thể dùng đinh có chốt để chống di lệch xoay nên chỉ định có thể mở rộng cả cho những trường hợp gãy cao 1/3 trên. + Kết hợp xương nẹp vít: áp dụng trong các trường hợp gãy chéo xoắn có mảnh thứ 3, gãy nhiều mảnh, gãy cao xương chày. + Cố định ngoài: áp dụng trong các trường hợp gãy phức tạp hoặc gãy với tổn thương phần mềm nhiều, gãy hở độ II và III Hình 1.1. Đóng đinh nội tuỷ xương chày + Bắt vít: trong các trường hợp gãy chéo dài, đây là chỉ định ngoại lệ. Đinh nội tủy và nẹp vít nên lấy ra sau một năm. Cố định ngoài nên lấy bỏ khi ổ gãy có can. Hình 1.2. Kết hợp xƣơng chày bằng nẹp vis 8 1.3.4. Vật lý trị liệu Ngoài việc kê cao chân chống phù nề sau mổ, cần có chương trình tập luyện ngay khi bệnh nhân tỉnh. Cần luyện tập cơ nhẹ nhàng và không đau. Ưu điểm của phẫu thuật là xương lành theo ý muốn của người điều trị, khớp không bị cứng, người bệnh chóng trở lại sinh họat bình thường. Song nguy cơ nhiễm trùng khi mổ còn cao do không đảm bảo vô trùng (10-25%). Ngoài ra các biến chứng gãy nẹp, bung nẹp cũng có thể xảy ra. 1.4. QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH SAU MỔ KẾT HỢP XƢƠNG CẲNG CHÂN 1.4.1 Nhận định tình trạng ngƣời bệnh + Nhận định tại chỗ - Vết mổ: băng thấm dịch, mùi, chảy máu, phù nề chung quanh vết mổ. - Dẫn lưu: số lượng, màu sắc, tính chất dịch. -Tình trạng vết thương: sự phù nề, đau, mức độ đau, màu sắc da niêm. + Nhận định toàn thân Thường người bệnh gây mê khi phẫu thuật nên điều dưỡng cần nhận định tình trạng tim, phổi. Trong mổ có thể mất máu do chảy máu nên thường xuyên nhận định tuần hoàn, dấu chứng sinh tồn, tri giác để phòng ngừa choáng. Tình trạng nước xuất nhập, nước tiểu qua ống thông. Tình trạng sức cơ chi lành và chi bệnh. Tâm lý người bệnh khi biết họ có vật lạ trong xương, phải chịu bất động, đau. Tình trạng dinh dưỡng, cân nặng sau mổ. Nhận định ngay biến chứng tắc mạch, huyết khối, mất mạch do hoại tử, viêm phổi, nhiễm trùng 1.4.2. Chẩn đoán và can thiệp điều dƣỡng + Đau do sau mổ xƣơng Cho người bệnh nằm nghỉ tại giường, nhận định tình trạng đau do vết thương, do hèn ép, do dị vật... Xoay trở người bệnh thường xuyên và giúp người bệnh có tư thế dễ chịu. Giải thích tình trạng người bệnh thích nghi và cách tự chăm sóc vệ sinh cá nhân trong giới hạn cho phép. Thực hiện thuốc giảm đau 9 trước khi tập hay trước khi thay băng cho người bệnh. Lượng giá mức độ đau và nguyên nhân đau để phát hiện dấu hiệu chèn ép sau mổ. + Ngƣời bệnh nguy cơ có dấu hiệu chèn ép do bó bột sau mổ Nhận định tình trạng bột, vùng chi bó bột sau mổ, tình trạng vết thương qua cửa sổ bột. Hỏi người bệnh cảm giác đau, tê. Sờ mạch chi và nhiệt độ da vùng chi. Đánh giá mức độ phù nề chi và nâng chi cao không quá mực tim, nên kê chi dọc theo chiều dài chi tránh chèn ép điểm. Tiếp tục theo dõi dấu hiệu đau, tê, phù nề chi. Hướng dẫn người bệnh tập gồng chi trong bột, tập các ngón. + Nguy cơ tắc mạch do bất động sau mổ Sau mổ cần vận động chi lành để giúp cơ khỏe có thể đi nạng hay chống đỡ chi bệnh. Với chi bệnh tập gồng cơ, kê cao chi, xoa bóp cơ, theo dõi dấu hiệu chèn ép, theo dõi mạch chi, cảm giác, vận động, so sánh nhiệt độ của chi lành và chi bệnh, vận động các ngón liên tục. Cho người bệnh ngồi dậy hay tự chăm sóc theo mức độ cho phép. + Nguy cơ chảy máu sau mổ Trong những trường hợp phẫu thuật xương lớn nguy cơ chảy máu sau mổ là rất cao. Trong 24 giờ đầu sau mổ người bệnh tránh vận động. Theo dõi dấu hiệu chảy máu như băng thấm đỏ máu, máu chảy thành dòng, phụt máu khi tháo băng, dẫn lưu, dấu chứng sinh tồn. Theo dõi Hct, da niêm, bất động tốt sau mổ, tránh thay băng trước 24 giờ sau mổ, thực hiện băng ép sau mổ. Khi có y lệnh thay băng nên tháo băng nhẹ nhàng, an toàn. Cần giải thích với người bệnh khi tháo băng. 1.4.3. Dinh dƣỡng cho ngƣời bệnh sau mổ xƣơng Cho người bệnh uống nhiều nước, cung cấp các chất có nhiều vitamin và nhất là giàu protid và calci. Cho ăn ngay khi người bệnh tỉnh. Trong trường hợp người già khó ăn điều dưỡng nên cung cấp thức ăn mềm, dễ nhai. Thức ăn nên có tính chất nhuận tràng giúp người bệnh đại tiện dễ dàng vì do hạn chế đi lại, nếu mổ chi dưới thì người bệnh rất dễ bị táo bón. Thức ăn hợp vệ sinh để tránh nguy cơ tiêu chảy sau mổ. Nên lau chùi sạch sẽ vùng da dưới hậu môn. Người 10 bệnh không kiêng cữ thức ăn nhưng nên ăn thức ăn có nhiều calci như nghêu, sò, cua,... nên hướng dẫn người bệnh vận động, uống nhiều nước tránh nguy cơ tạo sỏi. Đối với người già thì nên cho uống sữa vì khả năng hấp thu calci kém. 11 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu Gồm 36 bệnh nhân gãy xương cẳng chân được phẫu thuật và điều trị tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình- Phẫu thuật tạo hình Bệnh viện trung ương Huế 2.1.2. Thời gian nghiên cứu Từ ngày 02/05/2013 đến ngày 18/05/2013 2.1.3. Tiêu chuẩn chọn bệnh - Bệnh gãy xương chảy, hoặc xương mác, hoặc cả hai xương, có đầy đủ các phương tiện chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng, theo dõi được kết quả điều trị và chăm sóc. - Loại trừ những gãy xương bệnh lý: lao, viêm, ung thư, u xương …. 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Đặc điểm chung * Tuổi và giới tính - Chia theo tuổi theo độ phẩn tuổi: + Dưới 18 tuổi + Từ 18 tuối đến 50 tuổi. + Trên 50 tuổi. - Giới tinh: Nam hay nữ * Lý do vào viện - Tai nạn giao thông 12 - Tai nạn sinh hoạt. - Tai nạn lao động. * Vị trí gãy - Mâm chày. - Thân hai xương cẳng chân - Mắt cá chân. * Các bệnh lý kèm theo Một số bệnh ảnh hưởng tới kết quả điều trị như: Đái tháo đường, cao huyết áp, tim mạch … Do đó cần xác định xem bệnh nhân có bệnh lý kèm theo hay không 2.2.2. Đánh giá kết quả thực hiện quy trình chăm sóc sau mỗ * Nhiệt độ Thân nhiệt bình thường là 370C, nếu thân nhiệt cao trên 37,50C gọi là sốt hoặc dưới 360C gọi là hạ thân nhiệt. Cần phải theo dõi, tìm nguyễn nhân để giải quyết. * Tình trạng vết thương Đánh giá tình trạng vết thương bằng cách quan sát vết thương, bằng vết thương qua các lần thay băng hằng ngày. - Vết thương khô, không có dịch hay máu thẩm băng. - Vết thương có dịch tiết thấm vào bang. - Vết thương có máu thấm vào bang. - Vết thương nhiễm trùng: vết mỗ sưng nề, đỏ xung quanh vết thương và chân chỉ. * Đánh giá mức độ đau Đánh giá mức độ đau của bệnh nhân theo thang điểm từ 0 – 10 điểm, với 3 mức độ. - Không đau hoặc đau nhẹ: 0 – 3 điểm - Đau vừa: 4 – 6 điểm 13 - Đau dữ dội: 7 – 10 điểm Thang điểm đánh giá mức độ đau từ 0 – 10 điểm: * Tình trạng phù nề chân và rối loạn tuần hoàn Đánh giá tình trạng phù nề qua quan sát, đo vòng chân, so sánh giữa hai chân bắt mạch mu chân Phân độ phù hợp theo thời gian phục hồi sau khi ẩn mặt trong xương chảy thành các mức độ sau: Phân độ Thời gian 0 1+ 2+ 3+ 4+ 0 Dưới 10s 10s – 1 1 phút – 2 Trên 2 phút phút phút * Số lần thay vết thương Tùy theo tình trạng vết thương mà số lần thay băng trong ngày có thể là: - Không thay - 1 lần - 2 lần - ≥ 3 lần * Thời gian bắt đầu tập vận động nhẹ Tiêu chuẩn điều trị gãy xương chi dưới là vận động sớm, chịu lực muộn Thời gian bắt đầu tập vận động nhẹ của bệnh nhân có thể là: - Ngày đầu - Ngày 2 – 3 - Sau 3 ngày * Hướng dẫn biến chứng sau phẫu thuật Cần phải hướng dẫn bệnh nhân các biểu hiện của biến chứng đề phòng ngừa, phát hiện sớm và kịp thời. Những vấn đề này bệnh nhân được: - Điều dưỡng hướng dẫn, giúp đỡ - Không được điều dưỡng hướng dẫn, giúp đỡ 14 * Chế độ ăn Chế độ ăn dĩnh dưỡng thật sự cần thiết cho bệnh nhân sau gãy xương. Do vậy cần đánh giá xem bệnh nhân: - Ăn kém ngon hơn bình thường - Ăn như bình thường. * Thời gian ngủ và nghĩ ngơi Bệnh nhân bao giờ cũng cần thời gian ngủ và nghỉ ngơi nhiều hơn những người bình thường, nhưng bệnh tật và môi trường bệnh viện làm cho bệnh nhân mất ngủ và không có được sự nghỉ ngơi đầy đủ. Vì thế cần phải đánh giá xem bệnh nhân: - Có mất ngủ - Không mất ngủ * Sự hài lòng của bệnh nhân Tùy thuộc vào nhu cầu của từng bệnh nhân và sự đáp ứng của các nhu cầu đó của nhân viên y tế mà bệnh nhân. - Hài lòng - Không hài lòng 2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU Thống kê bằng phần mềm thống kê y học thông thường và các công cụ thống kê và tính toán Excel 2007. 15 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 3.1.1. Phân bố theo tuổi Tỷ lệ % 47,2 50 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 33,3 19,5 < 20 20-50 Nhóm tuổi >50 Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi Nhận xét: Nhóm tuổi 20-50 chiếm tỷ lệ cao nhất 47,2% 3.1.2. Phân bố theo giới 19,400% 80,600% Biểu đồ 3.2. Nhận xét: Nam chiếm 80,6%, nữ chiếm 47,2% Nam Nữ 16 3.1.3. Lý do vào viện Bảng 3.1. Lý do vào viện Lý do vào viện Tai nạn sinh hoạt Tai nạn lao động Tai nạn giao thông n Tỷ lệ % 9 25,0 5 13,9 22 61,1 Tổng 36 100,0 Nhận xét: Gãy xương cẳng chân do tai giao thông chiếm cao nhất (61,1%). 3.1.3. Vị trí gãy 8,3% (n=3) 36,1% (n=13) 55,6% (n=20) Thân Mắt cá Chày Biểu đồ 3.3. Vị trí gãy xương cẳng chân Nhận xét: Đa số các bệnh nhân gãy thân xương cẳng chân (55,6%), gãy xương mắt cá (36,1%) và gãy xương mâm chày 8,3%. 3.1.4. Bệnh lý kèm theo Bảng 3.2. Bệnh lý kèm theo Bệnh lý kèm theo n Tỷ lệ % Có 6 16,7 Không 30 83,3 36 100,0 Tổng Nhận xét: Có 16,7% bệnh nhân có bệnh lý kèm theo. 17 3.2. ĐÁNH GIÁ CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU MỔ 3.2.1. Tình trạng nhiệt độ Bảng 3.3. Tình trạng nhiệt độ Nhiệt độ n Tỷ lệ % Sốt 3 8,3 Không sốt 33 91,7 36 100 Tổng Nhận xét: Đa số các bệnh nhân sau gãy xương đều không sốt (91,7%) có 3 trường hợp sốt (8,3%) 3.2.2. Tình trạng vết thƣơng Bảng 3.4. Tình trạng vết thương Ngày Ngày đầu Sau 3 ngày Sau 5 ngày Sau 7 ngày Vết thƣơng n % n % n % n % Khô 0 0,0 5 13,9 14 38,9 14 53,8 Dịch thấm băng 3 8,3 12 33,3 17 47,2 10 38,5 Máu thấm băng 31 86,1 18 50,0 5 13,9 2 7,7 Nhiễm trùng 2 5,6 1 2,78 0 0,0 0 0,0 Tổng 36 100 36 100 36 100 26 100 Nhận xét: Phần lớn các bệnh nhân có máu thắm băng vết thương vào ngày đầu sau phẫu thuật chiếm 86,1%. Có 2 bệnh nhân nhiễm trùng chiếm 5,6%. Sau 3 ngày đến 7 ngày tỷ lệ bệnh nhân có máu thấm băng giảm dần từ 50% (sau 3 ngày) xuống 13, 9% ( sau 5 ngày) và còn 8,3% (sau 7 ngày). Sau 5- 7 ngày không có trường hợp nào nhiễm trùng. 18 3.2.3. Tình trạng đau của bệnh nhân 90 80,6 80 63,9 70 Tỷ lệ % 60 50 40 69,4 52,8 Không đau 47,2 Đau vừa 36,1 30 Đau dữ dội 30,6 20 19,4 10 0 0 0 Ngày đầu 0 0 Sau 3ngày Sau 5 ngày Sau 7 ngày Thời gian sau mổ trĩ Biểu đồ 3.4. Mức độ đau của bệnh nhân theo thời gian sau mổ trĩ Nhận xét: bệnh dau dữ dội vào ngày đầu phẫu thuật (47,2%), sau 3 ngày còn 36,1%, đến 5 ngày và 7 ngày không có trường hợp nào đau. 3.2.4. Tình trạng phù nề của bệnh nhân Bảng 3.5. Tình trạng phù nề của bệnh nhân Ngày Mức độ Ngày đầu Sau 3 ngày Sau 5 ngày Sau 7 ngày n % n % n % n % 0 0 0,0 0 0,0 5 13,9 10 38,5 1+ 5 13,9 16 44,4 16 44,4 9 34,6 2+ 4 11,1 7 19,4 11 30,6 6 23,1 3+ 24 66,7 13 36,1 4 11,1 1 3,8 4+ 3 8,3 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Tổng 36 100 36 100 36 100 26 100 Nhận xét: Ngày đầu sau mổ trĩ có mức độ phù 3+ và 4+ chiếm 75,0%. Sau ngày 3 đến ngày 7 mức độ phù độ 3+ giảm dần từ 66,7% giảm xuống 3,8% ( sau 7 ngày), và không còn phù mức độ 4+. 19 3.2.5. Số lần thay băng vết thƣơng Bảng 3.6. Số lần thay băng vết thương Ngày Số lần Ngày đầu Sau 3 ngày Sau 5 ngày Sau 7 ngày n % n % n % n % 0 0 0,0 0 0,0 16 44,4 12 46,2 1 27 75,0 30 83,3 20 55,6 14 53,8 2 6 16,7 5 13,9 0 0,0 0 0,0 ≥3 3 8,3 1 2,8 0 0,0 0 0,0 Tổng 36 100 36 100 36 100 26 100 Nhận xét: Ngày đầu sau mổ trĩ có 3 bệnh nhân thay băng ≥ 3 lần ngày chiếm 8,3% và giảm xuống 2,8%. 3.2.6. Thời gian tập vận động nhẹ sau phẫu thuật 8,3 Thời gian Sau 3 ngày 13,9 Từ 2-3 ngày 77,8 Trƣớc 2 ngày 0 20 40 60 80 Tỷ lệ % Biểu đồ 3.5. Thời gian tập vận động nhẹ sau phẫu thuật Nhận xét: Trước 2 ngày có 77,8% bệnh nhân tập tập vận động nhẹ 3.2.7. Hƣớng dẫn các biến chứng sau mổ Bảng 3.7. Hướng dẫn các biến chứng sau mổ Hƣớng dẫn các biến chứng sau mổ n Tỷ lệ % Có 8 22,2 Không 28 77,8 36 100 Tổng Nhận xét: Có 22,2% bệnh nhân được hướng dẫn các biến chứng 20 3.2.8. Chế độ ăn Bảng 3.8. Chế độ ăn Chế độ ăn n Tỷ lệ % Ăn kém hơn 6 16,7 Ăn bình thường 30 83,3 36 100 Tổng Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân có chế độ ăn uống như bình thường chiếm 83,3%. Còn 16,7% ăn kém hơn. 3.2.9. Thời gian ngủ và nghỉ ngơi Bảng 3.9. Thời gian ngủ và nghỉ ngơi Chế độ ăn n Tỷ lệ % Có mất ngủ 26 72,2 Không mất ngủ 10 27,8 36 100 Tổng Nhận xét: Có 72,2% bệnh nhân mất ngủ trong lúc nằm viện 3.2.10. Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân 13,9% (n=5) 86,1% (n=31) Hài lòng Không hài lòng Biểu đồ 3.6. Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân Nhận xét: Có 71,9% bệnh nhân gãy xương cẳng chân hài lòng khi nằm viện. Còn 5 bệnh nhân không hài lòng (13,9%)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan