Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu chủ thuyết Thổ nạp Âu-Á của Phạm Quỳnh trên Nam phong tạp chí...

Tài liệu Tìm hiểu chủ thuyết Thổ nạp Âu-Á của Phạm Quỳnh trên Nam phong tạp chí

.PDF
241
115
99

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ TUẤN TÚ TÌM HIỂU CHỦ THUYẾT “THỔ NẠP ÂU –Á” CỦA PHẠM QUỲNH TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH BÁO CHÍ HỌC Hà Nội - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ TUẤN TÚ TÌM HIỂU CHỦ THUYẾT “THỔ NẠP ÂU –Á” CỦA PHẠM QUỲNH TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH BÁO CHÍ HỌC MÃ SỐ: 60 32 01 Người hướng dẫn khoa học: GS. NGND Nguyễn Đình Chú Hà Nội - 2013 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................. 1 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .............................................................. 2 2.1. Xu hướng đề cao: ..................................................................................... 2 2.1.1. Trước CM tháng 8: ............................................................................. 2 2.1.2. Ở Miền Nam trước 1975 và ở hải ngoại: ............................................. 3 2.2. Xu hướng hạ bệ: ....................................................................................... 5 2.2.1. Trước năm 1945: ................................................................................ 5 2.2.2. Sau Cách mạng tháng 8: ..................................................................... 6 2.3. Thời gian đang ủng hộ Phạm Quỳnh ....................................................... 6 2.3.1. Hiện tượng tái bản các công trình của Phạm Quỳnh. .......................... 6 2.3.2. Việc đánh giá lại: ................................................................................ 7 3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 12 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 13 5. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC ........................................................................... 13 6. CẤU TRÖC LUẬN VĂN ............................................................................. 14 PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 15 CHƢƠNG 1: PHẠM QUỲNH TỪ NHÀ BÁO TRỞ THÀNH HỌC GIẢ ........ 15 1.1. Đôi nét về tiểu sử Phạm Quỳnh (1892- 1945) ........................................... 15 1.2. Văn bút Phạm Quỳnh ............................................................................... 16 1.3. Lý giải về tính chất đối cực trong việc đánh giá Phạm Quỳnh: .............. 22 1.4. Đề xuất mới trong việc nhìn nhận hiện tƣợng Phạm Quỳnh .................. 23 CHƢƠNG 2: PHẠM QUỲNH VỚI CHỦ THUYẾT “THỔ NẠP ÂU –Á” ...... 27 2.1. Chủ thuyết “Thổ nạp Âu –Á” của Phạm Quỳnh ở phƣơng diện lý thuyết .......................................................................................................................... 27 2.1.1. Phạm Quỳnh bàn về “Thổ nạp Âu –Á” ............................................... 27 2.1.2. Phạm Quỳnh so sánh văn hóa Á –Âu ................................................. 33 2.2. Nội dung Thổ nạp Âu –Á của Phạm Quỳnh ............................................ 35 2.2.1. Thổ nạp văn hóa Âu cho Á .................................................................. 35 2.2.1.1. Giới thiệu tư tưởng và học thuật phương Tây ................................. 35 2.2.1.2. Giới thiệu khoa học phương Tây .................................................... 37 2.2.1.3. Giới thiệu văn hóa phương Tây: ..................................................... 39 2.2.1.4. Giới thiệu văn học phương Tây ...................................................... 45 2.2.2. Thổ nạp văn hóa Á .............................................................................. 52 2.2.2.1. Văn hóa phương Đông: .................................................................. 52 2.2.2.2. Nghiên cứu giới thiệu các học thuyết của phương Đông ................. 55 2.2.2.3. Nghiên cứu giới thiệu văn hóa, văn học dân tộc ............................. 57 2.2.2.4. Thái độ đối với nền Hán học: ......................................................... 68 2.2.2.5. Với văn học dân tộc: ...................................................................... 71 2.2.2.6. Với nghệ thuật kịch nói: ................................................................. 79 2.2.2.7. Nghệ thuật truyền thống (sân khấu, chèo, tuồng)............................ 80 CHƢƠNG 3: VỊ TRÍ CỦA CHỦ THUYẾT “THỔ NẠP ÂU –Á” CỦA PHẠM QUỲNH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VN Ở ĐẦU THẾ KỶ 20 ................ 83 3.1. Cuộc đụng độ giữa Phƣơng Tây và Phƣơng Đông trên phƣơng diện văn hóa và tinh thần từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20: .......................................... 83 3.1.1. “Sự áp đảo của phương Tây đối với phương Đông trên phương diện văn hóa tinh thần” ........................................................................................ 83 3.1.1.1.Qui luật tương quan giữa kẻ mạnh và kẻ yếu ................................... 83 3.1.1.2. Hiện tượng áp đảo của phương Tây trong đời sống VN dưới thời Pháp thuộc. .......................................................................................................... 85 3.1.2. Sự nâng đỡ của văn hóa phương Tây đối với văn hóa VN: ................ 87 3.2. Bƣớc đầu tìm hiểu tình hình phản ứng của dân tộc trong cuộc đụng độ văn hóa Đông – Tây: ........................................................................................ 89 3.2.1. Một số xu hướng tiêu biểu:.................................................................. 89 3.2.1.1. Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) ở cuối thế kỷ XIX ......................... 89 3.2.1.2. Trương Vĩnh Ký: ............................................................................ 90 3.2.1.3. Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) ....................................................... 91 3.2.1.4. Chủ trương của Đông Kinh Nghĩa Thục ......................................... 92 3.2.2. Vị trí của chủ thuyết “Thổ nạp Âu –Á” của Phạm Quỳnh trong đời sống văn hóa VN ở đầu thế kỷ 20. ................................................................. 94 3.3. Những điều rút ra từ trƣờng hợp “Thổ nạp Âu – Á” của Phạm Quỳnh cho công cuộc hƣớng tới hội nhập Báo chí. .................................................. 102 3.3.1. Nét chung và nét riêng giữa trường hợp “Thổ nạp Âu-Á” của Phạm Quỳnh với công cuộc giao lưu văn hóa của đất nước hiện nay .................. 102 3.3.1.1. Xét về nét chung: .......................................................................... 102 3.3.1.2. Xét về nét riêng: ........................................................................... 102 3.3.2. Những điều có thể rút ra từ hiện tượng “Thổ nạp Âu –Á” của chủ bút Nam Phong tạp chí Phạm Quỳnh cho công tác báo chí hiện nay ............... 103 3.3.2.1. Phải có quan điểm dân tộc vững chãi. .......................................... 103 3.3.2.2. Phải có tầm cao văn hóa. ............................................................. 104 3.3.2.3. Hướng phấn đấu của người làm báo trở thành học giả, nhà văn, nhà thơ v.v. ............................................................................................................ 105 3.3.2.4. Phải có bản lĩnh cá nhân. ............................................................. 106 3.3.2.5. Phải kết hợp ở độ cao về mối quan hệ giữa chính trị và văn hóa theo đặc trưng của thời đại............................................................................... 107 3.3.2.6. Tránh một vài hạn chế thuộc giới hạn lịch sử và giới hạn cá nhân. ................................................................................................................. 108 3.3.2.7. Biết đâu là sở trường, sở đoản của mình một khi đã dấn thân vào nghiệp báo. ........................................................................................................... 109 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 114 PHỤ LỤC ................................................................................................................. PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Đất nước đang bước vào thời đại hội nhập toàn cầu một cách gấp gáp, sôi động và toàn diện chưa từng có trong lịch sử. Trong khi đất nước lại phải xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, từ đó mà một khẩu hiệu lớn đã được đề ra là “hòa nhập mà không hòa tan”. Với tư duy văn hóa đổi mới, nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, trong đó có báo chí là "Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thụ có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác". [82,tr.56]. Kết hợp chặt chẽ việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, giữ gìn bản sắc với tiếp thu tinh hoa, giữa truyền thống – tiếp biến và đổi mới, để bồi bổ cho một nền văn hóa dân tộc cường tráng, với các yếu tố nội sinh sung mãn là nhu cầu của lịch sử. Đề tài này chính là cách góp phần nâng cao chất lượng báo chí trước nhiệm vụ trọng đại đó của đất nước. 1.2. Để nâng cao chất lượng báo chí trước nhiệm vụ trọng đại này, không thể không rút kinh nghiệm từ quá khứ, trong đó có cuộc đụng độ Á –Âu; Đông -Tây đã diễn ra không kém phần sôi động từ cuối thế kỷ XIX đến nữa đầu thế kỷ XX mà cha ông thuở ấy đã có nhiều cách xử sự. Trong bối cảnh đất nước đang đổi mới và hội nhập với thế giới như hiện nay, việc tìm hiểu lại các bài học về giao lưu, hội nhập từ các bậc tiền nhân có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Những thế hệ trí thức ưu tú trong bối cảnh giao lưu văn hóa với phương Tây đầu thế kỷ 20 không những đã đóng trọn vai trò to lớn trong quá khứ mà còn có thể tiếp tục tham gia vào cuộc đi tới với thế giới của chúng ta hôm nay bằng những bài học vẫn còn nguyên giá trị. Soi qua chiều dài lịch sử, thế hệ sau hãy biết nhìn từ họ, đối chiếu và ngẫm nghĩ một cách khách quan, khoa học…Trường hợp Phạm Quỳnh – chủ bút Nam Phong tạp chí với chủ thuyết “Thổ nạp Âu-Á” là rất đáng tìm hiểu. Chủ thuyết này có thể diễn đạt ra là: muốn chấn hưng đất nước, phải biết tự đào thải những cái gì lạc hậu và liên tục tiếp thu những cái mới, cái tiến bộ, của cả châu Á lẫn châu Âu. Không phải cái gì của châu Âu cũng đều tốt và không phải cái gì của châu Á đều xấu. Đó 1 là giao lưu văn hoá như bây giờ ta thường nói. Dù rằng cho đến nay, hiện tượng Phạm Quỳnh có sự phức tạp - phức tạp nhưng lại phong phú, vừa cả trên phương diện lý thuyết vừa cả trên phương diện thực hành. Việc nghiên cứu đề tài này hẳn là sẽ rút được nhiều điều bổ ích. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Có thể nói trong lịch sử báo chí VN xuất hiện từ thời cận đại đến nay, không một tờ báo nào, một tạp chí nào như Nam Phong tạp chí, kèm theo nó là ông chủ bút Phạm Quỳnh lại được đặt lên bàn dư luận một cách vừa bề thế vừa gay gắt, có sự trái ngược nhau về quan điểm đánh giá một cách cực đoan như thế: người khen khen hết mức, người chê chê hết lời. Do đó mà đã có một lịch sử bình phẩm khen chê vô cùng dày dặn, đã được không ít công trình nghiên cứu liệt kê, đúc kết công phu. Mặc dù Nam Phong và Phạm Quỳnh thực ra không hẳn là một, nhưng thực tế gần như đã bị đồng nhất. Có thể kể đến công trình luận án tiến sĩ với đề tài “Văn trên Nam Phong tạp chí” của Nguyễn Đức Thuận bảo vệ thành công xuất sắc năm 2008 thì ở phần “lịch sử vấn đề” quả là rất chu đáo, rất cặn kẽ. Các công trình nghiên cứu về Nam Phong tạp chí thuộc nhiều bình diện, nhiều góc độ, nhưng dù sao vẫn ít nhiều đụng đến nội dung “thổ nạp Âu – Á” của chủ bút Phạm Quỳnh. Ở đây, với yêu cầu định hướng khoa học của đề tài luận văn, chúng tôi không trình bày đầy đủ cặn kẻ những gì đã được nói về Nam Phong tạp chí và chủ bút Phạm Quỳnh từ khi có mặt đến nay, mà chỉ tổng kết, nêu lên mấy khuynh hướng chính đã có trước hiện tượng Phạm Quỳnh và Nam phong tạp chí, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan tới vấn đề “Thổ nạp Âu –Á”, cụ thể có các khuynh hướng như sau: 2.1. Xu hướng đề cao: Thể hiện trong các công trình trước CMT8, ở Miền Nam trước 1975 và hải ngoại; tiêu biểu như: 2.1.1. Trước CM tháng 8: - Dương Quảng Hàm trong “Việt Nam văn học sử yếu”, phần chương trình dành cho Năm thứ ba, ban Trung học Việt Nam, đã viết hẳn một chương về Phạm 2 Quỳnh với kết luận về những đóng góp của học giả – nhà văn này đối với nền quốc văn như sau: “Ông Vĩnh có công diễn dịch những tiểu thuyết và kịch bản của Âu Tây và phát biểu những cái hay trong tiếng Nam ra; Ông Quỳnh thì có công dịch thuật các học thuyết tư tưởng của Thái Tây và luyện cho tiếng Nam có thể diễn đạt được các ý tưởng mới. Đối với nền văn hóa cũ của nước ta thì ông Vĩnh hay khảo cứu những phong tục tín ngưỡng của dân chúng, mà ông Quỳnh thường nghiên cứu đến chế độ, văn chương của tiền nhân…” [34] - Vũ Ngọc Phan trong “Nhà văn hiện đại” đã dành tới 40 trang để viết riêng về ông chủ bút Phạm Quỳnh, trong đó có đoạn: “…Ông là người chủ trương cái thuyết đọc sách Tây để thâu thái lấy tư tưởng, lấy tinh thần văn hóa Âu Tây để bồi bổ cho nền quốc văn còn khiếm khuyết, để chọn lấy cái hay của người mà dung hòa với cái hay của mình, nguyên hầu giữ gìn cho cái học của mình không mất bản sắc , nhưng có cơ tiến hóa được (…) Nhiều người thanh niên trí thức đã có thể căn cứ vào những bài trong Nam Phong tạp chí để bồi bổ cho cái học còn khiếm khuyết của mình. Thậm chí có người đã lấy Nam Phong làm sách học mà cũng thâu thái được tạm đủ tư tưởng học thuật Đông Tây”.[11] 2.1.2. Ở Miền Nam trước 1975 và ở hải ngoại: 2.1.2.1. Ở miền Nam trước năm 1975: - Trong thời điểm này, tên tuổi và sự nghiệp của Phạm Quỳnh cũng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm tìm hiểu. Kết quả nghiên cứu về Phạm Quỳnh được công bố qua một số công trình tiêu biểu như: các bộ sách văn học sử của các tác giả Thanh Lãng, Phạm Thế Ngũ; Bài học Phạm Quỳnh của Thiếu Sơn, Trường hợp Phạm Quỳnh - Chủ đích Nam Phong của Nguyễn Văn Trung… - Phạm Thế Ngũ trong “Việt Nam văn học sử giản ước tân biên” (tập III, phần văn học hiện đại, mục bàn về Tư tưởng bảo thủ của Phạm Quỳnh), đã nhận định: “Như vậy, việc ý thức cái cốt cách, cái cá tính, cái bản ngã của mình để mà bảo vệ, mà tài bồi thật là tối cần. Nó chỉ có thể có với dân tộc nào hoặc với những ai quay về mình còn thấy cái gì cho là đáng quý đáng yêu, nghĩa là còn có tinh thần bảo thủ. Không có nó, người ta sẽ trôi dạt đến chỗ bơ vơ mất gốc. Có nó, người ta có 3 thể chống chọi lại mọi mưu mô quyến rũ từ ngoài, mọi mặc cảm tự ti từ mình. Vấn đề đặt ra cho cả dân tộc cũng như cho mỗi cá nhân”[13]. Tuy bàn về “tư tưởng bảo thủ” của Phạm Quỳnh nhưng cách viết như trên của Phạm Thế Ngũ chính là đã nhận ra cái ưu điểm của Phạm Quỳnh trong việc tiếp thụ và vận dụng kinh nghiệm văn hóa Thái Tây vào việc xây dựng văn hóa nước nhà. Cũng trong tác phẩm này, Phạm Thế Ngũ còn có một nhận định khác: “Phạm Quỳnh là một con người tốt đẹp đã đóng một vai trò tương đối tiến bộ trong một giai đoạn lịch sử chính trị và nhất là đã dày công xây đắp cho nền văn học và văn mới…”[13]. 2.1.2.2. Ở hải ngoại: Trừ Nguyễn Văn Trung, phần lớn tác giả đều đánh giá cao vai trò của ông chủ bút Nam Phong tạp chí Phạm Quỳnh với mức độ khác nhau, có thể kể đến như: Phạm Toàn, Phạm Thị Ngoạn, Chu Đăng Sơn, Phạm Trọng Nhân v.v…Có thể nêu một số trường hợp như: - Nguyễn Trần Huân trong Văn học Việt Nam dẫn luận (Introduction à la litérature Vietnamienne , P. 1969), xuất bản ở Paris, mà Nguyễn Văn Trung đã dẫn lại trong cuốn Chủ đích Nam Phong (Nam Sơn, Sài gòn, 1975):“Những người Việt Nam yêu nước đã có thể dùng tạp chí để bênh vực những quyền lợi của văn hoá Việt Nam và Á Ðông… và sự xoay sở tế nhị của Phạm Quỳnh để dung hoà đôi bên, rút cục có lợi cho Việt Nam”. - Nhà văn Phạm Toàn – người biên tập các tiểu luận của Phạm Quỳnh trên bộ DVD-ROM của Viện Việt Học California (Hoa Kỳ) đã viết:” …cả một đời Phạm Quỳnh, là một đời không ngừng hoạt động thực tiễn và lý thuyết để thức tỉnh và nâng cao dân trí…”.[47] - Luận án tiến sĩ “Tìm hiểu tạp chí Nam Phong 1917-1934” của Phạm Thị Ngoạn, đăng trong tập Kỷ yếu đệ nhị và đệ tam cá nguyệt 1973 của Hội nghiên cứu các vấn đề Đông Dương (bản dịch của Phạm Trọng Nhân), do Ý Việt xuất bản năm 1973, đã nghiên cứu: “ Trào lưu truyền thống”; “Trào lưu canh tân”, và ” Trào lưu dung hòa” của sự nghiệp Nam Phong. Tác giả đã nhận xét Nam Phong một mặt mong muốn “về nguồn” về với truyền thống VN; mặt khác thu thập, giới thiệu những giá trị văn hóa của phương Tây, nâng cao dân trí người Việt. [49] 4 2.2. Xu hướng hạ bệ: Tiêu biểu là tiếng nói của các chí sĩ: Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng….trước 1945 và tiếng nói của các nhà nghiên cứu văn học theo quan điểm Mác-xít sau CMT8, điển hình là Đặng Thai Mai. 2.2.1. Trước năm 1945: - Ngô Đức Kế trong bài “Luận về chánh học cùng tà thuyết” , đăng trên báo Hữu Thanh số 21 – năm 1924 đã viết về Phạm Quỳnh như sau: “…là người học thức kiến văn chưa được một nắm, nhân cách chẳng đáng là bao, mới lom lem học những học thuyết ông Mạnh (Montesquieu), ông Lư (Rousseau), bập bẹ những cách ngôn họ Trang, họ Liệt thì đã nghiễm nhiên tự lập thành một đấng văn hào, tự xưng khai quốc hóa dân mà không ngó lại mình đã khai hóa hay chưa ….”[42]. - Huỳnh Thúc Kháng nhân đọc bài Phạm Quỳnh trả lời Phan Khôi về “học phiê ̣t”, đã viế t mô ̣t bài đăng trên báo Tiế ng Dân số 317 ngày 17/9/1930 và trên báo Phụ nữ Tân Văn, Sài Gòn số 72, ngày 2/10/1930, nhan đề : “Chánh học c ùng tà thuyế t có phải là vấ n đề quan hê ̣ chung không? (Chiêu tuyế t những lời bài báng cho một nhà chí si ̃ mới qua đời ). Bài viết có lời lẽ gay gắ t , đa ̣i ý biê ̣n minh , bênh vực quan điể m Ngô Đức Kế kế t án Truyê ̣n Kiề u và công k ích thái độ của Phạm Quỳnh đố i với Ngô Đức Kế . Nội dung vạch trần Phạm Quỳnh đã “buông lời thô bỉ như là „hàng thịt nguýt hàng cá‟, „thỏa lòng ác cảm‟ v.v… bôi nhọ đến danh dự một người chí sĩ đã qua đời. Những lời nói trên mà xuất phát từ một người văn sĩ xằng nào thì không đáng trách, song từ lỗ miệng và ngòi bút một người tân nhân vật, nghiễm nhiên tự nhận cái gánh gây dựng một nền văn hóa mới cho nước nhà, lại chủ trương một cái cơ quan ngôn luận mười mấy năm nay, mà có lời thô lỗ tỏ cái tâm sự hiềm riêng mà nói xấu cho một người thiên cổ thì không thể bỏ qua được…”… Truyện Kiều chẳng qua là một lối văn chương mua vui mà thôi, chớ không phải là thứ sách học; mà nói cho đúng, Truyện Kiều là một thứ dâm thư, rõ không ích mà có hại. Ở xã hội ta từ có kẻ tán dương Truyện Kiều, truyền bá học Kiều đến nay, đã biết bao lớp thanh niên say mê sóng sắc, chìm nổi biển tình, dứt cả nền nếp gia đình, trật tự xã hội mà theo mối ham mê của mình. Hiện xã hội ta ngày nay mà diễn ra những 5 tuồng thương phong bại tục kia, cái giống độc con đĩ Kiều, gieo vào trong cõi tư tưởng không phải là ít…”[42] (xem thêm “Chánh học cùng tà thuyết có phải là vấn đề quan hệ chung không ? Chiêu tuyế t những lời bài báng cho một nhà chí si ̃ mới qua đời”, phụ lục trang 62-65) 2.2.2. Sau Cách mạng tháng 8: - Đặng Thai Mai trong “Văn thơ CM đầu thế kỷ XX” nói về Phạm Quỳnh như sau:”…ông chủ bút Nam Phong , nói cho cùng chỉ là một ông tham biện của tòa liêm phóng đủ tư cách để chiếu theo mặt hàng mà quảng cáo cho chính sách thực dân và truyền bá phần lạc hậu trong tư tưởng nước Pháp” [11] v..v - Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng trong “Văn học VN giai đoạn giao thời 19001930” cho rằng “….Phạm Quỳnh đã cổ động cho văn hóa điều hòa tân cựu , thổ nạp Âu Á , hô hào xây dựng nền quốc văn, mơn trớn lôi kéo cả cựu lẫn tân học, đề cao Pháp, lái thanh niên trí thức vào hoạt động văn hóa, văn học đánh vào lòng tham danh vọng của họ..” [7] v.v… 2.3. Thời gian đang ủng hộ Phạm Quỳnh 2.3.1. Hiện tượng tái bản các công trình của Phạm Quỳnh. Từ năm 2000, một số tác phẩm của Phạm Quỳnh đã được xuất bản tại Việt Nam. Có thể kể đến: - Mười ngày ở Huế (Nhà xuất bản Văn Học năm 2001) - Luận giải văn học và triết học (Trịnh Bá Dĩnh, Nhà xuất bản Văn Hóa – Thông Tin, năm 2003) - Pháp du hành trình nhật ký (Nhà xuất bản Hội Nhà văn năm 2004) - Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp (NXB Tri thức năm 2007) gồm những bài diễn thuyết, bài báo của ông viết bằng tiếng Pháp từ 1922 đến 1932, các nhà văn Nguyên Ngọc, Nguyễn Xuân Khánh, Ngô Quốc Chiến, Phạm Xuân Nguyên dịch, do Phạm Toàn giới thiệu và biên tập. Tác phẩm này đã trở thành một sự kiện văn hóa trong năm 2007 ở nước ta và cộng đồng kiều bào ở nước ngoài. Cũng trong năm 2007, NXB Văn học xuất bản tác phẩm Thượng Chi văn tập; nhà xuất bản Trẻ cho ra mắt bộ sách ba tập Du ký Việt Nam bao gồm các bài đã 6 đăng trên Nam Phong tạp chí, trong đó số trang văn Phạm Quỳnh viết khoảng một tập hơn 600 trang. Gần đây nhất và cũng gây chấn động nhất là Hoa Đường tùy bút (Nhà xuất bản Hội Nhà văn), gồm 11 bài viết cuối đời của Phạm Quỳnh và 51 bài thơ Đỗ Phủ do Phạm Quỳnh dịch thô vào mùa hạ năm 1945. Tiếp đó, nhà xuất bản Giáo Dục công bố bộ sách 10 thế kỷ bàn luận về văn chương (từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XX) của các tác giả Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ, Vũ Thanh và Trần Nho Thìn. Trong tập một (839 trang) từ trang 350 đến trang 512 đã giới thiệu Phạm Quỳnh và tuyển chọn 11 bài của ông, có bài Truyện Kiều và bài diễn thuyết kỷ niệm Nguyễn Du năm 1924 v.v… Một số sách dùng tham khảo trong luận văn (trong đó có một số tác phẩm của Phạm Quỳnh được tái bản) 2.3.2. Việc đánh giá lại: 2.3.2.1. Thay đổi quan điểm về Phạm Quỳnh: Sau năm 1975 đến nay¸ chiều hướng ngày càng cho thấy dấu hiệu của sự đổi mới trong cách nhìn nhận, đánh giá về Nam Phong và Phạm Quỳnh cởi mở, khách quan, khoa học đúng mực và thỏa đáng hơn, tiêu biểu là một số nhà nghiên cứu như: Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Huệ Chi, Văn Tạo, Lại Nguyên Ân…. - Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Chú đã có những biến chuyển trong nhận định về Phạm Quỳnh. Trong bài Thực chất cuộc đấu tranh giữa Ngô Đức Kế và Phạm 7 Quỳnh chung quanh vấn đề Truyện Kiều viết năm 1960, Nguyễn Đình Chú đã tỏ thái độ không đồng ý với nhận định của các tác giả nhóm Lê Quý Đôn và phê phán mạnh mẽ việc làm “nghiên cứu học thuật với đầy đủ ý thức chính trị phản động của Phạm Quỳnh”. Đến năm 1990, trong cuốn sách Tác giả văn học VN, tập I, GS Nguyễn Đình Chú (chủ biên), khi viết về tác giả Phạm Quỳnh, ông đã có cách nhìn nhận mới khách quan hơn trong việc đánh giá lại những thành tựu và đóng góp của Phạm Quỳnh nói riêng và Nam Phong tạp chí nói chung. Giáo sư viết: “Ấy mới hay, chưa cần biết động cơ gì, sống trên đất nước ta, hễ cứ dính với kẻ thù ngoại bang là trước hết phải chịu sự phán xét, sự phủ nhận đó, mặc dù nói cho công bằng, văn nghiệp của Phạm Quỳnh, ngoài phần độc tố gây hại ra, không phải không có những điều có tác dụng khách quan đáng kể, góp phần vào công cuộc hiện đại hóa văn hóa, văn học VN trong thời cận đại này”. [23]. - Giáo sư Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện sử học, trong bài: "Phạm Quỳnh- chủ bút báo Nam Phong", đăng trên tạp chí Khoa học và Ứng dụng Hải Dương , số tháng 2 năm 2005, đã viết:"…Xét về hành động, Phạm Quỳnh không có hành vi nào tàn ác với nhân dân, không đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân như nhiều quan lại thời Nguyễn, không ra lệnh bắt bớ tù đầy các nhà yêu nước(…) Nhưng mặt khác ông lại có công chuyển tải văn hoá Đông- Tây trên văn đàn, báo giới Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm cho ngôn ngữ, văn hoá dân tộc Việt Nam thời đầu thế kỷ XX, công lao đó đáng được ghi nhận. Nếu không xảy ra việc ông qua đời năm 1945 thì có thể ngày nay chúng ta dễ dàng đánh giá ông hơn" [8]. - Thi sĩ người Đan Mạch Erik Stinus đã lấy đề tài về Phạm Quỳnh để hoàn thành một bản trường ca, mang tên Phạm Quỳnh và câu chuyện tiếp tục (Pham Quynh Og Den Videre Historie) dài 367 câu. Cuối trường ca có ghi “Copenhagen 17/9/1979-TP.Hồ Chí Minh 11/10/1980”. Tháng 7/1997, nhà thơ Phạm Tiến Duật sang thăm Đan Mạch được ông tặng một bản, cẩn thận cho dịch sang tiếng Anh để nhiều người đọc được. Sau đó, ông còn gửi tặng bà Phạm Thị Hoàn, con gái Phạm Quỳnh cả bản tiếng Đan Mạch lẫn bản tiếng Anh có thủ bút đề tặng của ông. Xin trích dẫn một số đoạn: 8 Chương I mở đầu bằng hai câu: Chúng ta phải thừa nhận Chúng ta đã đối xử sai lầm với Phạm Quỳnh Chương VII lại mở đầu bằng câu: Chúng ta đã đối xử sai lầm với Phạm Quỳnh Còn trong chương VI, có những câu: Chúng ta không nên gọi ông là một tên phản bội … Chúng ta cần kiên nhẫn giải thích… rằng Phạm Quỳnh đã không thể hoàn toàn bỏ qua người dân trong những quyển sách ông viết ….Những đêm dài đọc sách, không thể biến Phạm Quỳnh thành một cận thần thân Pháp hơn, mà có thể thành người giúp chúng ta trong quá trình thời đại Và thực ra thì ông ta có phần đúng…… [20] - Quan trọng nhất là ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Phạm Quỳnh đã được nhắc lại để mọi người cùng biết. Vào vào mùa thu năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với hai người con của Phạm Quỳnh là bà Phạm Thị Giá và Phạm Thị Thức rằng “….Cụ Phạm là người của lịch sử, sẽ được lịch sử đánh giá lại sau này…” và “….nếu cụ Phạm Quỳnh còn sống sẽ rất có lợi cho đất nước…”. Hàm ý câu nói này đã được Tiến sĩ Nguyễn Văn Khoan phân tích trong tác phẩm “Phạm Quỳnh một góc nhìn” như sau:…”Chữ “được” có thể gợi một ý tốt, một thiện chí, hoặc chưa tốt, nhưng có một mẫu số chung là sự công bằng”. [8,tr.173]. 2.3.2.2. Một số hội thảo, tọa đàm về Phạm Quỳnh: Trong thời gian gần đây, nhiều hội thảo, tọa đàm đánh giá lại hiện tượng Phạm Quỳnh đã được tổ chức ở trong và ngoài nước. Luận văn chỉ liệt kê một số sự kiện rất đáng chú ý diễn ra thời gian gần đây tại VN: 9 - Ngày 12 tháng 6 năm 2010, Đài Phát thanh – Truyền hình và Hội Nhà báo tỉnh Hải Dương tổ chức một cuộc tọa đàm về “Học giả Phạm Quỳnh và báo Nam Phong”. Cuộc tọa đàm có sự tham gia lãnh đạo tỉnh; cùng một số nhà khoa học, nhà văn, nhà sử học, nhà nghiên cứu ở trung ương và địa phương. Hội thảo đã phân tích về lòng yêu nước của Phạm Quỳnh theo cách của mình; trong điều kiện lịch sử đương thời; đề cao quan điểm của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh làm cách mạng là đổi cũ ra mới, từ xấu ra tốt, nghĩa là không phủ định sạch trơn. Phạm Quỳnh đã dùng phương châm: “Thổ nạp Âu Á”, nghĩa là thu nhận cái tốt của (Âu) vào Việt Nam và phô bầy những giá trị tốt đẹp của (Á ) với bên ngoài. Đó là giao lưu văn hoá như bây giờ ta thường nói… (Bà Đặng Thị Bích Liên, Ủy viên TV Tỉnh ủy, PCT UBND tỉnh Hải Dương – nay là Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch, phát biểu khai mạc tọa đàm). Ảnh : Minh Mẫn – Báo Hải Dương - Tọa đàm “Phạm Quỳnh và Hoa Đường tùy bút” diễn ra vào tháng 1-2012 tại Trung tâm Văn hóa Pháp, 24 Tràng Tiền, Hà Nội, cho rằng, cuộc đời Phạm Quỳnh là một bi kịch của lịch sử, phải hiểu được tinh thần Phạm Quỳnh thì mới có thể hiểu được các nhân vật ở thế hệ ấy, đã đến lúc phải đào sâu nghiên cứu, phải xem xét 10 những đánh giá của lịch sử. Sống trong thời mọi thứ đều bị chính trị hóa, Phạm Quỳnh lại là con người đứng giữa văn hóa và chính trị nên không thể tránh được đã có những điều đánh giá sai lầm về ông. Vì vậy, rất cần thêm các nghiên cứu để có thể đánh giá lại về Phạm Quỳnh. 2.3.2.3. Một số công trình nghiên cứu về Phạm Quỳnh và NPTC: + Sách nghiên cứu: - “Phạm Quỳnh trong dòng chảy văn hóa dân tộc” của Khúc Hà Linh (in xong và nộp lưu chiểu quý I năm 2012, Nhà xuất bản Thanh niên). Cuốn sách chắp nối các sự kiện của cuộc đời ông, từ đó mong muốn góp thêm tiếng nói để bạn đọc phần nào hiểu thêm quá trình hình thành phẩm giá tính cách con người Phạm Quỳnh. Trong mục Tháp đa diện, tác giả viết:” Cuộc đời Phạm Quỳnh có những phần được ánh sáng rọi vào và có phần nằm trong góc khuất. Có thể ví như một toà tháp đa diện toạ lạc giữa không gian. Nếu thiếu đi phương pháp nhìn bao quát tổng thể tất tạo ra những nhận xét trái chiều nhau. Một quãng thời gian dài, ông bị mờ nhạt vào dĩ vãng vì những lý do tế nhị của lịch sử. Tên tuổi ông không được nhắc tới trong chương trình văn học của nhà trường (…) Mãi đến năm 2000, sau khi đã có độ lùi xa, nhìn lại một cách trầm tĩnh hơn về quá khứ, tên Phạm Quỳnh mới được nêu thành mục từ trong quyển Từ điển Nhân vật lịch sử Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo Dục.”[10,tr.65] - Nguyễn Văn Khoan trong “Phạm Quỳnh – một góc nhìn (tập I)” đã dẫn ý kiến của GS. Đinh Xuân Lâm trong lời giới thiệu sách như sau:” …trước đây khi lên lớp giảng bài về thời kỳ lịch sử VN trong và sau chiến tranh TG thứ nhất, do chưa nắm được các nguồn tư liệu cần thiết, lại thiếu một sự phân tích đánh giá thật sự khách quan, khoa học, nên tôi cũng đã đánh giá không đúng, cho rằng Tạp chí Nam Phong với cây bút chính là Phạm Quỳnh – cơ quan tuyên truyền chính thức cho đường lối chính trị của thực dân Pháp ở VN…” [8,tr.6] + Luận án, luận văn: - Luận án: “Văn trên Nam Phong tạp chí – diện mạo và thành tựu” năm 2008 của Tiến sĩ Nguyễn Đức Thuận đi vào tìm hiểu và khôi phục lại một cách đầy 11 đủ, có hệ thống diện mạo của Văn trên tạp chí Nam Phong tạp chí. Từ đó xác định vai trò, vị trí của Nam Phong trên quá trình xây dựng nền văn học hiện đại của nước nhà giai đoạn nữa đầu thế kỷ 20 và những ảnh hưởng của tạp chí này đối với văn học VN. Bên cạnh đó, luận án phân tích một số đặc điểm về nội dung và hình thức của các thể loại Văn trên Nam Phong tạp chí, đồng thời lại đặt “Văn” trên Nam Phong trên tiến trình hiện đại hóa văn học VN giai đoạn đầu thế kỷ 20. - Luận văn cao học:” Tinh thần giải thuộc địa trong diễn ngôn của Phạm Quỳnh”, của Lê Thị Vân Anh đã viết: “ Phạm Quỳnh ngay từ đầu thế kỷ XX viết về văn hóa VN và rộng hơn là văn hóa phương Đông, nhưng ông không viết chúng dưới sự đối lập với văn hóa Pháp và văn hóa phương Tây. (…) và quan trọng là Phạm Quỳnh đã tìm về với tinh hoa văn hóa phương Đông để hiểu, tìm ra những ý nghĩa phục vụ cho cuộc sống hiện thời: không loại bỏ gốc rễ văn hóa phương Đông để đi theo chính sách đồng hóa hoàn toàn của người Pháp nhưng cũng không cố thủ hoàn toàn trong vỏ bọc văn hóa truyền thống.…”[81,tr.66] - Khóa luận “ Những đóng góp trên phƣơng diện báo chí của tạp chí Nam Phong” vào năm 2009 của Nguyễn Thị Diệu Thúy, tìm hiểu những đóng góp của Tạp chí Nam Phong đối với nền báo chí nước nhà, những bài viết trên Nam Phong về các vấn đề báo chí học cũng như những đóng góp về nghệ thuật làm báo của Nam Phong như: công tác bạn đọc trên Tạp chí Nam Phong; hệ thống chuyên mục; luận bàn về nghề báo và nhà báo; khái niệm tự do ngôn luận; luận bàn về tổ chức tòa soạn báo chí; luận bàn về loại hình báo chí; phong cách ngôn ngữ của Tạp chí Nam Phong…. Ngoài ra, khóa luận cũng đã đề cập đến những người làm nên phong cách Nam Phong, tiêu biểu là Phạm Quỳnh... - Khóa luận “Nam Phong tạp chí với vấn đề tiếp xúc văn hóa Đông Tây ở VN” của Trần Viết Nghĩa đã phần nào nêu lên tính tiếp xúc văn hóa Đông Tây trên Nam Phong tạp chí….. 3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: lý thuyết và nội dung “Thổ nạp Âu – Á” của chủ bút Phạm Quỳnh trên Nam Phong tạp chí. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: tập trung vào các bài viết chủ yếu về phương diện 12 văn hóa, văn học của Phạm Quỳnh trên Nam Phong tạp chí. 3.3. Nhiêm vụ của đề tài: 3.3.1. Nhiệm vụ chính: 3.3.1.1. Tìm hiểu và đánh giá nội dung “Thổ nạp Âu-Á” của chủ bút Nam Phong tạp chí 3.3.1.2. Xác định vị trí của chủ thuyết “Thổ nạp Âu-Á” của chủ bút Nam Phong tạp chí trong tình hình chung đối với cuộc đụng độ văn hóa Á-Âu, ĐôngTây đương thời. 3.3.1.3. Rút ra bài học cho quá trình hướng tới hội nhập báo chí từ kinh nghiệm “Thổ nạp Âu – Á” của Phạm Quỳnh. 3.3.2. Nhiệm vụ bổ trợ: 3.3.2.1. Trong một chừng mực nhất định, tìm hiểu rộng ra về nghiệp báo, văn nghiệp của chủ bút Nam Phong tạp chí vốn có liên quan trực tiếp với chủ thuyết “Thổ nạp Âu-Á” 3.3.2.2. Trong một chừng mực nhất định, tìm hiểu rộng ra các quan điểm, cách giải quyết của những người, những tổ chức cùng thời xung quanh việc xử lý quan hệ văn hóa Đông – Tây, để từ đó thấy được vị trí của Phạm Quỳnh. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp 4.2. Phương pháp logic và lịch sử 4.3. Phương pháp hệ thống, so sánh và thống kê 4.4. Phương pháp nghiên cứu liên ngành 5. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC - Tuy là bước đầu, nhưng là lần đầu tiên, trực tiếp nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống nội dung chủ thuyết “Thổ nạp Âu-Á” của chủ bút Phạm Quỳnh và xem xét vị trí của nó trong tương quan với các tác giả khác về vấn đề giao lưu văn hóa Đông Tây của đất nước vào những năm đầu thế kỷ 20. 13 - Từ đó bước đầu chỉ ra những kinh nghiệm có thể bổ ích cho hoạt động báo chí VN trong quá trình hướng tới hội nhập giao lưu với báo chí thế giới hiện nay. 6. CẤU TRÖC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn sẽ được triển khai thành 3 chương: Chương 1: Phạm Quỳnh từ nhà báo trở thành học giả Chương 2: Phạm Quỳnh với chủ thuyết “Thổ nạp Âu - Á” Chương 3: Vị trí của chủ thuyết “Thổ nạp Âu –Á” của Phạm Quỳnh trong đời sống văn hóa VN ở đầu thế kỷ 20. 14 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: PHẠM QUỲNH TỪ NHÀ BÁO TRỞ THÀNH HỌC GIẢ 1.1. Đôi nét về tiểu sử Phạm Quỳnh (1892- 1945) Phạm Quỳnh sinh năm 1892, tại số 1 phố Hàng Trống, Hà Nội; quê quán ở làng Lương Ngọc (nay thuộc xã Thúc Kháng), phủ (nay là huyện) Bình Giang, tỉnh Hải Dương, một làng khoa bảng, có truyền thống hiếu học. Từ năm 1916, ông tham gia viết báo cho một số tờ có uy tín đương thời; làm chủ bút Nam Phong tạp chí từ ngày 1 tháng 7 năm 1917 và đình bản tháng 12 năm 1934. Ngày 2 tháng 5 năm 1919, ông sáng lập và là Tổng Thư ký Hội Khai trí Tiến Đức. Năm 1922, nhân dịp tháp tùng vua Khải Định dẫn phái đoàn Việt Nam sang dự cuộc đấu xảo (hội chợ triển lãm) ở Marseille (Pháp), đứng trước Nghị Viện Pháp, Phạm Quỳnh đã dõng dạc đặt vấn đề người Pháp phải tôn trọng chủ quyền và truyền thống văn hoá Việt Nam: “Dân tộc Việt Nam chúng tôi không thể ví như một tờ giấy trắng được đâu. Chúng tôi là một cuốn sách dầy đầy những chữ viết bằng thứ mực không phai đã hằng mấy mươi thế kỷ nay. Quyển sách cổ ấy có thể đóng theo kiểu mới cho hợp thời trang nhưng không thể đem một thứ chữ ngoài in lên những dòng chữ cũ được… ”(Pháp du hành trình nhật kíNam Phong tháng 7 năm 1922). Nhân dịp này, Phạm Quỳnh đã có cơ hội gặp gỡ với Nguyễn Ái Quốc hai lần tại Paris (27/6/1922 và 13/7/1922). Ngoài ra, cũng trong năm này, Phạm Quỳnh cũng đã có dịp trà đàm với Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Vĩnh, Cao Văn Sến ở Paris về vấn đề “Thử đi tìm một lập trường tranh đấu cho dân tộc Việt Nam”. Từ năm 1925 – 1928, Phạm Quỳnh là Hội trưởng Hội Trí tri Bắc Kỳ. Năm 1930, Phạm Quỳnh đề xướng thuyết lập hiến, đòi hỏi người Pháp phải thành lập 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan