Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu các yếu tố tác động đến ý định mua trang thiết bị y tế tiêu dùng của ng...

Tài liệu Tìm hiểu các yếu tố tác động đến ý định mua trang thiết bị y tế tiêu dùng của người dân một nghiên cứu tại thành phố hồ chí minh

.PDF
152
1
111

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA -------------------- VÕ THỊ NGỌC NHÂN TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN: MỘT NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH FACTORS INFLUENCING CUSTOMERS' INTENTION TO PURCHASE CONSUMER MEDICAL DEVICES: A STUDY IN HO CHI MINH CITY Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2022 i CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Lê Thị Thanh Xuân Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. Lê Hoành Sử Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. Phạm Xuân Kiên Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM ngày 27 tháng 12 năm 2022 Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1. Chủ tịch: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuân 2. Thư ký: TS. Nguyễn Văn Tuấn 3. Phản biện 1: TS. Lê Hoành Sử 4. Phản biện 2: TS. Phạm Xuân Kiên 5. Ủy viên: TS. Lê Thị Thanh Xuân Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuân ii ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: VÕ THỊ NGỌC NHÂN MSHV: 2070231 Ngày, tháng, năm sinh: 19/02/1992 Nơi sinh: Bến Tre Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8340101 I. TÊN ĐỀ TÀI : Tìm hiểu các yếu tố tác động đến ý định mua trang thiết bị y tế tiêu dùng của người dân: một nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh Factors influencing customers' intention to purchase consumer medical devices: A study in Ho Chi Minh city II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG : Đo lường tác động của các yếu tố sự ý thức về giá trị, sự ý thức về giá, ý thức về sức khỏe đến thái độ đối với trang thiết bị y tế tiêu dùng và ý định mua của người tiêu dùng. Đo lường tác động của thái độ đối với trang thiết bị y tế tiêu dùng đến ý định mua của người tiêu dùng. Đề xuất các hàm ý quản trị trong thực tiễn quản lý kinh doanh trang thiết bị y tế tiêu dùng. III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 05/09/2022 IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 05/12/2022 V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS. LÊ THỊ THANH XUÂN Tp. HCM, ngày CÁN BỘ HƯỚNG DẪN tháng năm 2022 CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) TS. Lê Thị Thanh Xuân TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP (Họ tên và chữ ký) iii LỜI CÁM ƠN Đầu tiên, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Cô Lê Thị Thanh Xuân đã định hướng nghiên cứu và tận tình hướng dẫn em thực hiện luận văn này. Cô đã truyền đạt cho em nhiều kinh nghiệm, năng lượng và kiến thức quý báu. Thời gian học tại trường là thời gian trải nghiệm vô cùng ý nghĩa, giúp em rèn luyện sự kiên trì trong học tập và cuộc sống. Em xin cảm ơn Thầy, Cô tại Trường Đại học Bách Khoa đã tạo cho em môi trường học tập tốt và truyền đạt cho em những bài học hay. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ và tạo động lực cho em hoàn thành việc học và hoàn thiện bản thân. TP.HCM, ngày 05 tháng 12 năm 2022 Học viên cao học Võ Thị Ngọc Nhân iv TÓM TẮT LUẬN VĂN Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu các yếu tố tác động đến ý định mua trang thiết bị y tế tiêu dùng (CMD) của người tiêu dùng. Nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh dựa trên dữ liệu khảo sát 241 người tiêu dùng có quan tâm đến hoặc đã sử dụng CMD. Các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định với SEM bằng kỹ thuật ước lượng Maximum Likelihood Estimation. Kết quả cho thấy, yếu tố vừa ảnh hưởng trực tiếp đến ý định mua vừa ảnh hưởng gián tiếp đến ý định mua thông qua thái độ đối với CMD là sự ý thức về giá trị và ý thức về sức khỏe, ở mức ý nghĩa 1%. Trong đó, yếu tố tác động mạnh nhất lên ý định mua trang thiết bị y tế tiêu dùng là sự ý thức về giá trị, với hệ số β là 0.536. Bên cạnh đó, thái độ tích cực đối với CMD có tác động đáng kể lên ý định mua với hệ số β là 0.204. Yếu tố sự ý thức về giá không có tác động lên thái độ đối với CMD nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến ý định mua của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp sản xuất, phân phối và thương mại cần xem xét các yếu tố như sự ý thức về giá trị, ý thức về sức khỏe và giá cả cũng như tạo thái độ tích cực trong việc thúc đẩy tiêu dùng trang thiết bị y tế của người tiêu dùng. v ABSTRACT The aim of this study is to assess factors that influence customers' intention to purchase consumer medical devices (CMD). The study has been conducted in Ho Chi Minh city based on a survey of 241 people who are interested in or have used consumer medical devices. Research hypotheses were tested using the structural equation modeling with maximum likelihood estimation. The results showed that the factors that both directly and indirectly affected the customers’ purchase intentions through their CMD attitudes were value consciousness and health consciousness, at the 1% significance level. Among all the influential factors, value consciousness had the strongest impact on people's intention to buy medical devices, with an estimated value of 0.536. Besides, the positive CMD attitude had a significant impact on the customers’ purchase intentions with a β coefficient of 0.204. The price consciousness had no impact on the CMD attitude, but directly affected the purchase intentions. It is thus suggested that manufacturing, distribution, and commercial companies need to seriously consider factors including value consciousness, health consciousness and price consciousness, as well as create positive attitudes in promoting consumption of consumer medical devices. vi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này được thực hiện một cách trung thực, không gian lận, không có bất kỳ sự sao chép mà không trích dẫn nguồn hay vi phạm quyền tác giả. TP.HCM, ngày 05 tháng 12 năm 2022 Học viên cao học Võ Thị Ngọc Nhân vii MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN............................................................................................. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................. iv LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ vi MỤC LỤC ................................................................................................. vii DANH MỤC HÌNH ẢNH............................................................................ xi DANH MỤC BẢNG .................................................................................. xii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................... xiii CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU............................................................................ 1 1.1. Lý do hình thành đề tài ...................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ......................................... 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 4 1.4. Phạm vi và định nghĩa phạm vi nghiên cứu.......................................... 4 1.4.1 Phạm vi không gian ........................................................................ 4 1.4.2 Phạm vi thời gian ........................................................................... 4 1.4.3 Khái niệm trang thiết bị y tế ............................................................ 4 1.4.4 Trang thiết bị y tế tiêu dùng ............................................................ 4 1.5. Ý nghĩa đề tài ................................................................................... 6 1.6. Cấu trúc luận văn .............................................................................. 7 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN LÝ LUẬN .................. 8 2.1. Khái niệm nghiên cứu........................................................................ 8 2.1.1. Sự ý thức về giá trị (Value consciousness)........................................ 8 2.1.2. Sự ý thức về giá (Price consciousness) ............................................. 9 2.1.3. Ý thức về sức khỏe (Health consciousness) ...................................... 9 2.1.4. Thái độ đối với trang thiết bị y tế tiêu dùng .................................... 10 2.1.5. Ý định mua (Buying intent)........................................................... 11 viii 2.2. Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA)........ 12 2.3. Lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior - TPB) ..... 13 2.4. Các nghiên cứu trước đây ................................................................ 14 2.4.1. Nghiên cứu của Konuk (2015)....................................................... 14 2.4.2. Nghiên cứu của Jin và Suh (2005) ................................................. 15 2.4.3. Nghiên cứu của Hidayat và Diwasasri (2013) ................................. 17 2.4.4. Nghiên cứu của Michaelidou và Hassan (2008)............................... 18 2.4.5. Nghiên cứu của Salleh, Ali, Harun, Jalil và Shaharudin (2010) ......... 19 2.4.6. Nghiên cứu của Burton, Lichtenstein ............................................. 20 2.4.7. Nghiên cứu của Van Tuan và ctv (2021)......................................... 22 2.5. Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan .............................................. 23 2.6. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu ................................... 26 2.6.1. Sự ý thức về giá trị và ý định mua.................................................. 26 2.6.2. Sự ý thức về giá trị và thái độ đối với CMD.................................... 26 2.6.3. Ý thức về sức khỏe và thái độ đối với CMD ................................... 27 2.6.4. Ý thức về sức khỏe và ý định mua ................................................. 27 2.6.5. Sự ý thức về giá và thái độ đối với CMD ........................................ 28 2.6.6. Sự ý thức về giá và ý định mua ...................................................... 28 2.6.7. Thái độ đối với CMD và ý định mua .............................................. 29 2.6.8. Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................... 29 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 32 3.1. Quy trình nghiên cứu ....................................................................... 32 3.2. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................... 33 3.2.1. Nghiên cứu định tính sơ bộ ........................................................... 34 3.2.2. Nghiên cứu định lượng sơ bộ ........................................................ 35 ix 3.2.3. Nghiên cứu chính thức .................................................................. 36 3.3. Thang đo chính thức ........................................................................ 36 3.4. Thiết kế bảng câu hỏi ...................................................................... 39 3.5. Thiết kế mẫu................................................................................... 39 3.6. Phương pháp phân tích số liệu .......................................................... 40 3.6.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha........ 41 3.6.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................... 41 3.6.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA................................................. 42 3.6.4. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM .................................... 42 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 44 4.1. Mô tả đặc điểm mẫu quan sát ........................................................... 44 4.2. Thống kê mô tả biến quan sát ........................................................... 45 4.3. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha ............................................ 48 4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA ...................................................... 50 4.4.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho từng thang đo ........................ 50 4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA chung cho tất cả các thang đo ....... 52 4.5. Phân tích nhân tố khẳng định CFA.................................................... 53 4.6. Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu với SEM 56 4.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................... 58 4.7.1. Ảnh hưởng của yếu tố sự ý thức về giá trị....................................... 59 4.7.2. Ảnh hưởng của yếu tố ý thức về sức khỏe....................................... 60 4.7.3. Ảnh hưởng của yếu tố sự ý thức về giá ........................................... 61 4.7.4. Ảnh hưởng của thái độ đối với CMD lên ý định mua ....................... 61 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 63 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu .............................................................. 63 x 5.2. Hàm ý quản trị ................................................................................ 64 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................. 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 68 PHỤ LỤC 1. KHÁI NIỆM TRANG THIẾT BỊ Y TẾ .................................... 74 PHỤ LỤC 2. BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN ĐỊNH TÍNH.......................... 75 PHỤ LỤC 3. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN ĐỊNH TÍNH .................................... 78 PHỤ LỤC 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ ................... 86 PHỤ LỤC 5. BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC .................... 96 PHỤ LỤC 6. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CRONBACH’S ALPHA ...................100 PHỤ LỤC 7. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH EFA .................................................105 PHỤ LỤC 8. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH CFA........122 PHỤ LỤC 9. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SEM ................................................130 xi DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. 1 Trang thiết bị y tế tiêu dùng phổ biến ở thành phố Hồ Chí Minh ............. 6 Hình 2. 1 Mô hình lý thuyết hành động hợp lý TRA (Ajzen,1985) ...................... 12 Hình 2. 2 Mô hình Lý thuyết hành vi hoạch định TPB (Ajzen, 1991)................... 14 Hình 2. 3 Mô hình nghiên cứu của Konuk (2015) .............................................. 15 Hình 2. 4 Mô hình nghiên cứu của Jin và Suh (2005) ......................................... 16 Hình 2. 5 Mô hình nghiên cứu của Hidayat và Diwasasri (2013) ......................... 18 Hình 2. 6 Mô hình nghiên cứu của Michaelidou và Hassan (2008) ...................... 19 Hình 2. 7 Mô hình nghiên cứu của Salleh và ctv (2010) ..................................... 20 Hình 2. 8 Mô hình nghiên cứu của Burton và ctv (1998) .................................... 21 Hình 2. 9 Mô hình nghiên cứu của Phạm Văn Tuấn và ctv (2021) ....................... 22 Hình 2. 10 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................ 30 Hình 3. 1 Quy trình nghiên cứu........................................................................ 33 Hình 4. 1 Kết quả phân tích CFA ..................................................................... 55 Hình 4. 2 Kết quả phân tích mô hình SEM ........................................................ 57 Hình 4.3 Mô hình tóm tắt kết quả nghiên cứu .................................................... 59 xii DANH MỤC BẢNG Bảng 3. 1 Tổng hợp các thang đo được kế thừa từ các nghiên cứu trước đây ........ 34 Bảng 3. 2 Kết quả xử lý dữ liệu định lượng sơ bộ .............................................. 35 Bảng 3. 3 Thang đo nghiên cứu........................................................................ 37 Bảng 4. 1 Đặc điểm mẫu khảo sát .................................................................... 44 Bảng 4. 2 Thống kê mô tả các biến quan sát ...................................................... 46 Bảng 4. 3 Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha ................................................. 48 Bảng 4. 4 Ma trận tải nhân tố sau khi xoay........................................................ 52 Bảng 4. 5 Đánh giá độ phù hợp của mô hình CFA ............................................. 54 Bảng 4. 6 Kiểm định tính hội tụ và tính phân biệt .............................................. 56 Bảng 4. 7 Đánh giá độ phù hợp của mô hình SEM ............................................. 56 Bảng 4. 8 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ........................................... 58 xiii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT A Thái độ đối với trang thiết bị y tế tiêu dùng AMOS Analysis of Moment Structures - Phần mềm AMOS AVE Average Variance Extracted - Phương sai trung bình được trích BI Buying Intent - Ý định mua CMD Consumer Medical Devices - Trang thiết bị y tế tiêu dùng CFA Confirmatory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khẳng định CFI Comparative Fit Index CHPA Consumer Healthcare Products Association - Hiệp hội sản phẩm sức khỏe tiêu dùng CR Composite Reliability ECRI Emergency Care Research Institute - Viện ECRI EFA Exploratory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khám phá FDA The United States Food and Drug Administration - Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ GFI Goodness of Fit Index HC Health Consciousness - Ý thức về sức khỏe KMO Kaiser - Mayer - Olkin MSV Maximum Shared Variance - Phương sai chia sẻ lớn nhất PC Price Consciousness - Sự ý thức về giá RMSEA Root Mean Square Error Approximation SEM Structural Equation Modeling - Mô hình cấu trúc tuyến tính SPSS Statistical Product and Service Solutions - Phần mềm SPSS TLI Tucker-Lewis Index VC Value Consciousness - Sự ý thức về giá trị WHO World Health Organization - Tổ chức Y tế Thế giới 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU Nội dung của Chương 1 trình bày tổng quan về cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và cấu trúc của đề tài nghiên cứu. 1.1. Lý do hình thành đề tài Chăm sóc bệnh nhân tại nhà dần trở thành một phương pháp phổ biến do hiệu quả về chi phí và lợi ích đối với chất lượng cuộc sống, cũng như mang lại sự thoải mái và tiện lợi cho cả bệnh nhân và người chăm sóc. Bệnh nhân ngày càng phụ thuộc vào công nghệ y tế và có xu hướng đầu tư vào nhiều loại thiết bị y khoa tại nhà (Fu và ctv, 2012). Bên cạnh đó, việc chăm sóc sức khỏe chuyển từ điều trị nội trú tại bệnh viện sang môi trường gia đình chủ yếu là do chi phí dịch vụ y tế ngày càng tăng cao và thời gian nằm viện kéo dài (ECRI, 2019). Năm 2008, khoảng 7.6 triệu người Mỹ nhận dịch vụ chăm sóc tại nhà từ 83,000 nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe do bệnh cấp tính, mãn tính, thương tật vĩnh viễn hoặc bệnh nan y (Taylor, 2008). Tại Việt Nam, nhu cầu theo dõi sức khỏe tại nhà ngày càng được chú trọng bởi người dân và các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế. Nghiên cứu sơ bộ được tác giả thực hiện qua việc khảo sát 47 người dùng mạng xã hội vào tháng 3/2022 cho thấy, 83% người được khảo sát cho rằng, các thiết bị để theo dõi sức khỏe tại nhà đối với họ rất cần thiết. Số người đang sử dụng các dụng cụ y khoa hoặc các máy để theo dõi sức khỏe gia đình lên đến 89.4%. Tuy nhiên, một vấn đề cần quan tâm là mức độ hiểu biết của người tiêu dùng về trang thiết bị y tế tiêu dùng ở Việt Nam vẫn còn hạn chế. Trước khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra vào cuối năm 2019, máy đo SpO2 chủ yếu được các bác sĩ sử dụng ở các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa. Người tiêu dùng gần như không biết đến máy đo SpO2 để theo dõi độ bảo hòa oxy trong máu. Hầu hết những bệnh nhân mắc Covid-19 thuộc diện có nguy cơ cao như người già, phụ nữ có thai, người có 2 bệnh nền đều được cơ quan y tế địa phương khuyến cáo theo dõi điều trị tại nhà với máy đo SpO2. Điều kiện khách quan này làm cho nhu cầu máy tăng gấp hàng nghìn lần. Kết quả khảo sát sơ bộ năm 2022 cũng cho thấy, 11.5% người đang sử dụng máy đo SpO2 trong gia đình. Bằng chứng này cho thấy, thái độ của người tiêu dùng đã thay đổi và tác động đáng kể đến việc mua sắm và tiêu dùng của họ. Trong số người đang sử dụng thiết bị y tế, 67.4% cho biết họ tự tìm hiểu các thiết bị, dụng cụ y khoa này để mua; số người được giới thiệu và xem thông tin quảng cáo chỉ chiếm 28.3%. Bên cạnh đó, có đến 61.7% người cần mua nhưng họ không biết mua thiết bị gì để theo dõi sức khỏe tại nhà. Dường như các thông tin về trang thiết bị y tế cho gia đình chưa được phổ biến đến người tiêu dùng. Trang thiết bị y tế dành cho người tiêu dùng được thiết kế thân thiện, đơn giản để họ tự sử dụng mà không cần qua đào tạo (CHPA, n.d.). Đồng thời, bệnh nhân và gia đình của họ là những người đóng góp thiết yếu vào việc thiết kế các thiết bị y tế gia đình (Taylor, 2008). Tuy vậy, thông tin thị trường và các nghiên cứu về thiết bị y tế cho người tiêu dùng Việt Nam còn ít. Các nghiên cứu chính thức được công bố ở Việt Nam tập trung vào các vấn đề liên quan đến quản lý trang thiết bị y tế ở bệnh viện như Hiếu và ctv (2021), Giang và ctv (2021). Việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm chủ yếu từ các nước phát triển nhưng bệnh nhân ở các quốc gia có thu nhập thấp có thể cần các công cụ chẩn đoán đơn giản hơn, bền và giá cả phải chăng. Vấn đề quan trọng là thiết bị y tế cần phải phù hợp với bối cảnh mà nó được sử dụng đó là việc liên kết thiết bị y tế chính xác với nhu cầu sức khỏe tương ứng để tối đa hiệu quả mang lại (WHO, 2010). Những thách thức đang tồn tại và nhu cầu dịch vụ chăm sóc sức khỏe với giá cả phải chăng có thể được giải quyết bằng cách cung cấp các trang thiết bị y tế có chi phí cạnh tranh và hiệu quả để tăng khả năng tiếp cận của người dân (Jadhav và ctv, 2018). Ví dụ trong một nghiên cứu của Lee và Lee (2018), thiết bị chăm sóc sức khỏe di động là một giải pháp tốt để giảm chi phí y tế ngày càng tăng. Tuy nhiên, mặc cho những lợi ích mong đợi của các thiết bị chăm sóc sức khỏe di động được nhiều người quan tâm đến, chỉ một số ít người trong số họ đã sử dụng thiết bị chăm 3 sóc sức khỏe di động (Lee và Lee, 2018). Để thúc đẩy việc sử dụng các thiết bị chăm sóc sức khỏe di động của các cá nhân, trước tiên chúng ta cần hiểu những yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định sử dụng các thiết bị đó (Lee và Lee, 2018). Bên cạnh đó, xác định các yếu tố tác động đến thái độ của người tiêu dùng giúp đưa ra các giải pháp thúc đẩy hành vi tiêu dùng (Escobar-Rodrigue và Romero-Alonso, 2013). Mặt khác, khi đề cập đến giá cả và giá trị cho người tiêu dùng, ở góc độ quản lý, việc hiểu về cách thức hình thành và ảnh hưởng của sự nhận biết của người tiêu dùng về giá trị, giá cả ngày càng vô cùng quan trọng trong nghiên cứu và thực tiễn kinh doanh. Đó là cơ sở để nhà quản lý tiếp thị hiểu về cách thức và lý do người tiêu dùng phản ứng với các cách định giá, các lợi ích và giá trị khác nhau (Smith và Nagle, 1995). Từ những phân tích như trên, nghiên cứu “Tìm hiểu các yếu tố tác động đến ý định mua trang thiết bị y tế tiêu dùng của người dân” là rất cần thiết. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu và đo lường tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua trang thiết bị y tế của người tiêu dùng, từ đó đề xuất các hàm ý quản trị trong thực tiễn quản lý kinh doanh trang thiết bị y tế tiêu dùng. Gồm 3 mục tiêu cụ thể như sau: - Mục tiêu 1: Đo lường tác động của các yếu tố sự ý thức về giá trị, sự ý thức về giá, ý thức về sức khỏe đến thái độ đối với trang thiết bị y tế tiêu dùng và ý định mua của người tiêu dùng. - Mục tiêu 2: Đo lường tác động của thái độ đối với trang thiết bị y tế tiêu dùng đến ý định mua của người tiêu dùng. - Mục tiêu 3: Đề xuất các hàm ý quản trị trong thực tiễn quản lý kinh doanh trang thiết bị y tế tiêu dùng. Câu hỏi nghiên cứu: - Các yếu tố thuộc về ý thức như sự ý thức về giá trị, sự ý thức về giá, ý thức về sức khỏe tác động như thế nào lên thái độ đối với trang thiết bị y tế tiêu dùng và ý định mua hàng của người tiêu dùng? 4 - Thái độ đối với trang thiết bị y tế tiêu dùng tác động như thế nào đến ý định mua của người tiêu dùng? - Có thể có những giải pháp nào cho các hoạt động quản lý kinh doanh trang thiết bị y tế tiêu dùng? 1.3. Đối tượng nghiên cứu  Đối tượng khảo sát: Người tiêu dùng đang sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh thông qua khảo sát trực tuyến bằng bảng câu hỏi.  Đối tượng nghiên cứu: Sự ý thức về giá trị, sự ý thức về giá, ý thức về sức khỏe, thái độ đối với trang thiết bị y tế tiêu dùng và ý định mua của người tiêu dùng. 1.4. Phạm vi và định nghĩa phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Phạm vi không gian Nghiên cứu được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. 1.4.2 Phạm vi thời gian Số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2022. 1.4.3 Khái niệm trang thiết bị y tế Theo Điều 2, nghị định số 98/2021/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế: Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, vật tư cấy ghép, dụng cụ, vật liệu, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm (software) đáp ứng đồng thời các yêu cầu theo Phụ lục 1. 1.4.4 Trang thiết bị y tế tiêu dùng Theo CHPA, trang thiết bị y tế dành cho người tiêu dùng (CMD) là trang thiết bị y tế loại I và loại II theo phân loại của FDA. CMD đề cập đến các thiết bị được bán cho người tiêu dùng mà không cần kê đơn tại các địa điểm bán lẻ không chuyên khoa, bao gồm nhà thuốc, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi và trực tuyến. Nhìn chung, những thiết bị này được thiết kế thân thiện với người dùng để họ tự sử dụng mà không cần qua đào tạo. Các nhà sản xuất CMD dựa vào nhãn mác, thiết kế thân thiện với người tiêu dùng để đảm bảo sử dụng an toàn và hiệu quả. Hầu hết các CMD không phải tuân theo các yêu cầu đánh giá của FDA. 5 Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phân loại trang thiết bị y tế gồm 3 loại:  Hầu hết các thiết bị Loại III (mức độ rủi ro cao) yêu cầu được phê duyệt trước khi chúng có thể được bán trên thị trường.  Hầu hết các thiết bị Loại II (mức độ rủi ro trung bình) đều yêu cầu FDA cấp giấy phép trước khi chúng được bán trên thị trường.  Hầu hết các thiết bị Loại I (mức độ rủi ro thấp) và một số trang thiết bị Loại II không cần qua kiểm duyệt của FDA Tương tự, Việt Nam cũng phân loại trang thiết bị y tế dựa trên mức độ rủi ro theo Điều 4, Nghị định Số: 98/2021/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế như sau: Trang thiết bị y tế được phân làm 4 loại dựa trên mức độ rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thiết kế kỹ thuật và sản xuất các trang thiết bị y tế đó:  Trang thiết bị y tế thuộc loại A là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro thấp.  Trang thiết bị y tế thuộc loại B là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình thấp.  Trang thiết bị y tế thuộc loại C là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình cao.  Trang thiết bị y tế thuộc loại D là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro cao. Điều kiện lưu hành đối với trang thiết bị y tế Loại A và Loại B, như sau:  Đã có số lưu hành là số công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B  Có nhãn với đầy đủ các thông tin theo quy định hiện hành của pháp luật về nhãn hàng hóa;  Có hướng dẫn sử dụng của trang thiết bị y tế bằng tiếng Việt;  Có thông tin về cơ sở bảo hành, điều kiện và thời gian bảo hành, trừ trường hợp trang thiết bị y tế sử dụng một lần theo quy định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc có tài liệu chứng minh không có chế độ bảo hành. 6 Như vậy, Trang thiết bị y tế dành cho người tiêu dùng (CMD) tại thị trường Việt Nam chủ yếu thuộc trang thiết bị y tế Loại A và Loại B. Trang thiết bị y tế CMD được sử dụng phổ biến tại thị trường Việt Nam chủ yếu gồm các máy hỗ trợ theo dõi sức khỏe tại nhà như máy đo huyết áp, nhiệt kế, cân sức khỏe, máy đo SpO2, ống nghe tim mạch, máy đo đường huyết; các thiết bị hoặc dụng cụ hỗ trợ điều trị chức năng như máy xông mũi họng, máy hút đờm nhớt, đệm chống loét, xe lăn và các dụng cụ khác. Hình 1. 1 Trang thiết bị y tế tiêu dùng phổ biến ở thành phố Hồ Chí Minh Nguồn: Kết quả nghiên cứu sơ bộ tháng 3/2022 Theo thống kê, máy đo huyết áp chiếm 25.7%; nhiệt kế chiếm 23% và cân sức khỏe chiếm 17.7%; 33.6% còn lại là các thiết bị khác. Các thiết bị này giúp bệnh nhân theo dõi sức khỏe mỗi ngày với các thông số cơ bản về huyết áp, nhịp tim, cân nặng và nhiệt độ cơ thể. Từ đó bệnh nhân biết được chỉ số trung bình trong điều kiện sức khỏe bình thường của mình, những con số tăng hoặc giảm bất thường do bệnh lý, hoặc sự cải thiện sức khỏe sau thời gian điều trị. Các bác sĩ cũng có thể theo dõi dữ liệu các chỉ số do bệnh nhân cung cấp cho các chẩn đoán và điều trị của mình. 1.5. Ý nghĩa đề tài Đối với thực tiễn kinh doanh: Nghiên cứu mang lại thông tin tham khảo thiết thực để hỗ trợ doanh nghiệp hiểu hơn về ý thức và thái độ đối với trang thiết bị y tế tiêu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan