Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu các nghiên cứu về việt ngữ và việt ngữ học trên tạp chí nam phong...

Tài liệu Tìm hiểu các nghiên cứu về việt ngữ và việt ngữ học trên tạp chí nam phong

.PDF
82
1534
79

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------------------- VŨ THỊ NGỌC MAI TÌM HIỂU CÁC NGHIÊN CỨU VỀ VIỆT NGỮ VÀ VIỆT NGỮ HỌC TRÊN TẠP CHÍ NAM PHONG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 02 40 LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. VŨ ĐỨC NGHIỆU Hà Nội - 2014 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy hướng dẫn luận văn của tôi, GS.TS Vũ Đức Nghiệu, đã tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này. Trong suốt quá trình nghiên cứu, thầy đã kiên nhẫn hướng dẫn, trợ giúp và động viên tôi rất nhiều. Sự hiểu biết sâu sắc về khoa học, cũng như kinh nghiệm của thầy chính là tiền đề giúp tôi đạt được những thành tựu và kinh nghiệm quý báu. Xin cám ơn Khoa Ngôn ngữ học, Phòng sau đại học, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi làm việc trên khoa để tiến hành tốt luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn bên tôi, cổ vũ và động viên tôi những lúc khó khăn để có thể vượt qua và hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các ngữ liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày……tháng……năm 2014 Vũ Thị Ngọc Mai MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC .................................................................................................... 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................... 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................... 3 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 4 Chương 1: NAM PHONG TẠP CHÍ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN LUÂN VĂN ................................................................ 10 1. Về Nam phong tạp chí ........................................................................... 10 2. Tiểu kết ................................................................................................. 14 Chương 2: NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ VIỆT NGỮ VÀ VIỆT NGỮ HỌC TRÊN TẠP CHÍ NAM PHONG ...................................................... 15 1. Những nghiên cứu về tiếng Việt trước, trong, và sau thời kì Nam phong ...15 2. Những nghiên cứu đăng tải trên Nam phong tạp chí về tiếng Việt. ........ 19 Chương 3: NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TỪ ĐIỂN VÀ TỪ ĐIỂN HỌC 52 1. Các từ điển ở Việt Nam trước khi Nam phong ra đời ............................ 52 2. Các từ điển trong và liền sau thời gian Nam phong hoạt động ............... 55 3. Những nghiên cứu trên Nam phong về từ điển ..................................... 55 4. Tiểu kết. ................................................................................................ 72 KẾT LUẬN ................................................................................................. 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 78 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NP : Nam Phong S : Số Tr : Trang 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Biến thể về hình thức ngữ âm của từ và/hoặc chữ viết hai vùng Nam - Bắc Bảng 2.2 . Số lượng từ ngữ / thuật ngữ được cung cấp trong 12 bảng tự vựng trên Nam Phong 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam, cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là một thời điểm có những vấn đề và sự kiện văn hóa - xã hội rất đặc biệt. Về mặt ngôn ngữ - văn hóa và văn tự, thời điểm này thuộc giai đoạn tiếng Việt cận đại 1. Giai đoạn này có: ba ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Pháp, văn ngôn Hán; bốn hệ chữ viết: chữ Pháp, chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ. Vào thời gian này, chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam đã dùng các đạo luật qui định chính sách của mình, trực tiếp can thiệp xóa bỏ vai trò của chữ Hán, chữ Nôm của người Việt, thay chữ Hán, chữ Nôm bằng địa vị và vai trò của tiếng Pháp, chữ Pháp cùng với hệ thống chữ Quốc ngữ Latinh. Chữ Quốc ngữ đã nổi lên, thể hiện vai trò và ảnh hưởng quan trọng của nó đối với đời sống ngôn ngữ, văn hoá, tư tưởng, học thuật và xã hội Việt Nam 2. 1 Nguyễn Tài Cẩn (1998) dựa vào tình hình ngôn ngữ-văn tự, đã đề xuất một bảng phân kì lịch sử tiếng Việt như sau: - Tiếng Tiền Việt: khoảng thế kỷ VIII - IX. Giai đoạn này có hai ngôn ngữ: tiếng Hán của tầng lớp cai trị và tiếng Việt bản địa; một hệ chữ viết: chữ Hán. - Tiếng Việt tiền cổ: khoảng thế kỷ X - XI - XII. Giai đoạn này có: Hai ngôn ngữ: tiếng Việt, là ngôn ngữ nói của dân bản địa, tầng lớp cai trị cũng sử dụng; và văn ngôn Hán; một hệ chữ viết: Chữ Hán. - Tiếng Việt cổ: khoảng thế kỷ XIII - XIV - XV - XVI. Giai đoạn này có: hai ngôn ngữ: tiếng Việt và văn ngôn Hán; hai hệ chữ viết: Chữ Hán, chữ Nôm.4) Tiếng Việt trung đại: khoảng thế kỷ XVII - XVIII nửa đầu thế kỷ XIX. Giai đoạn này có: hai ngôn ngữ: tiếng Việt và văn ngôn Hán; ba hệ chữ viết: chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ. - Tiếng Việt cận đại: khoảng thời gian Pháp thuộc (nửa sau thế kỉ XIX và nửa đầu thế kỉ XX). Giai đoạn này có: ba ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Pháp, văn ngôn Hán; bốn hệ chữ viết: chữ Pháp, chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ. - Tiếng Việt hiện nay: từ 1945 trở lại đây. Giai đoạn này có một ngôn ngữ: tiếng Việt; một hệ chữ viết: chữ Quốc ngữ. 2 Về tình hình Văn ngôn Hán (ngôn ngữ chính thức của Việt Nam trước đây) và chữ Nôm (văn tự ghi tiếng Việt) dần dần bị tiếng Pháp và hệ chữ viết Latinh chiếm ngôi, chúng tôi xin điểm sơ lại như sau (Triều Anh: 1999): 4 Ở Nam Kì, năm 1865, Gia Định báo là tờ báo in bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam đã ra đời. Ở Bắc Kì, năm 1907, các nhà duy tân hoạt động trong Trường Đông Kinh Nghĩa Thục và phong trào Duy Tân giáo dục đã khẳng định “Người trong nước đi học lấy chữ Quốc ngữ làm phương tiện để trong một thời gian vài tháng, đàn bà, trẻ em đều biết chữ, và người ta có thể dùng chữ Quốc ngữ để ghi việc đời xưa và chép việc đời nay… đó thực là bước đầu mở mang trí khôn vậy…” (Văn minh tân học sách) 3 Tháng 7 năm 1917, Nam phong tạp chí ra đời. Tờ tạp chí này ra được 210 số, liên tục từ khi ra đời cho đến tháng 12 năm 1934. Đây là một ấn phẩm lớn cả về khối lượng lẫn nội dung, cung cấp rất nhiều thông tin về nhiều mặt: văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế, chính trị, thời sự. Riêng về mặt khoa học Ngày 22 tháng 2 năm 1869, thống đốc xứ Nam kỳ G. Ohier ký đạo luật qui định: từ ngày 1 tháng 4 năm 1869, chữ Hán, chữ Nôm bị vô hiệu hoá trong các văn bản giao dịch chính thức. Ngày 6 tháng 4 năm 1878, thống đốc J. Lafont ký đạo luật qui định: từ ngày 1 tháng 1 năm 1882, tất cả các văn thư giao dịch chính thức đều phải viết, ký và niêm yết bằng chữ Latin (tức là chữ Quốc ngữ). Ngày 31 tháng 1 năm 1882, căn cứ trên quyết định của đạo luật ngày 6 tháng 4 năm 1878 của J. Lafont và các đạo luật khác ban hành vào các năm 1879, 1880, 1881, thống đốc Nam kỳ Le Myre de Vilers ký một đạo luật mới quyết định “việc sử dụng tuyệt đối chữ Pháp (chữ Quốc ngữ) là bắt buộc trên toàn lãnh thổ Nam kỳ thuộc Pháp cho các văn kiện chính thức được biên soạn bằng tiếng Annam” (tr.45). Ngày 6 tháng 6 năm 1884, hiệp ước Patenôtre được ký kết. Theo đó, Pháp được quyền bảo hộ luôn cả Bắc kỳ và Trung kỳ (thực ra là quyết định hết tất cả mọi sự về kinh tế, chính trị, xã hội). Ngày 21 tháng 12 năm 1917, tại Bắc kỳ, Albert Sarraut ban hành “Quy chế chung của Bộ quốc dân giáo dục ở Đông dương”. Ngày 14 tháng 7 năm 1919, triều đình Huế đã phải ra quyết định chuyển toàn bộ nền giáo dục cổ truyền bằng chữ Hán cho chính quyền bảo hộ. Từ đó, trên toàn cõi Việt Nam chỉ còn nền giáo dục thuộc địa dạy bằng Pháp ngữ và chữ Việt Latin (chữ Quốc ngữ); chữ Hán chỉ còn được dạy trong một khuôn khổ cực kỳ hạn chế. Kỳ thi hội - thi cấp quốc gia - năm 1918 tại Huế trở thành kỳ thi cuối cùng bằng chữ Hán tại Việt Nam. Có thể nói, “Quy chế chung của Bộ quốc dân giáo dục ở Đông dương” do Albert Sarraut kí ban hành ngày 21 tháng 12 năm 1917 đã khai tử nền giáo dục bằng văn ngôn tại Bắc kỳ và Trung kỳ để từng bước, tiếng Pháp nhanh chóng giành được vị trí trong xã hội Việt Nam. Những người thiết kế chính sách thực dân của Pháp đã đạt mong muốn của họ: hạ bệ và chấm dứt quyền uy chính thức của văn ngôn Hán trong xã hội Việt Nam, chuyển quyền uy đó sang cho tiếng Pháp. 3 http://www.baomoi.com/Dong-Kinh-Nghia-Thuc-va-tu-tuong-cai-cach giaoduc/59/9382939.epi 5 và giáo dục, nhiều vấn đề về Việt ngữ học, văn học, giáo dục ngôn ngữ ... đã được phản ánh, phân tích và thảo luận. Nội dung và tinh thần học thuật của tờ tạp chí có thể nói là cao; và chính điều đó ngay từ đầu đã thu hút được sự chú ý của nhiều người, đặc biệt là tầng lớp trí thức, học giả, nhà văn... Nam phong tạp chí, trước nay đã được đánh giá cao về nhiều phương diện, đặc biệt là về mặt văn hóa, văn học, lịch sử, Việt ngữ và Việt ngữ học. Đối với Việt ngữ và Việt ngữ học, trong thời gian đầu thế kỷ XX, Nam phong tạp chí có một vị trí rất riêng, cần phải được xem xét và đánh giá đầy đủ. Tuy nhiên, cho đến nay, những nghiên cứu đánh giá như thế về Nam phong vẫn chưa được nhiều, mà chủ yếu mới chỉ được đề cập một vài điểm nào đó trong những nghiên cứu có liên quan. Vì thế, để góp phần nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của Việt ngữ học trong thời kỳ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỷ XX, chúng tôi tiến hành khảo sát việc nghiên cứu về Việt ngữ và Việt ngữ học được công bố trên Nam phong tạp chí. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn này là khảo sát, tìm hiểu các nghiên cứu được công bố trên Nam phong tạp chí về Việt ngữ và Việt ngữ học... để góp phần tìm hiểu thực tiễn nghiên cứu về Việt ngữ và Việt ngữ học thể hiện trong nguồn tài liệu (tạp chí) này; bước đầu nhận xét, đánh giá về những đóng góp của Nam phong đối với sự phát triển của Việt ngữ học thời kỳ bấy giờ; qua đó góp phần nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của Việt ngữ học trong thời kỳ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Sở dĩ như thế là vì giai đoạn cận đại của lịch sử tiếng Việt là giai đoạn bản lề, chuẩn bị rất nhiều thứ cho giai đoạn hiện đại của nó. Việt ngữ học giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX cũng bắt đầu phát triển với những biểu hiện rất cụ thể. Tìm hiểu các nghiên cứu về Việt ngữ và Việt ngữ học trong giai đoạn này là rất cần thiết để góp phần nghiên cứu lịch sử Việt ngữ học nói chung. 6 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được được mục đích nêu trên, chúng tôi sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây: - Kiểm kê tất cả các nghiên cứu về Việt ngữ và Việt ngữ học được công bố trên các nguồn ngữ liệu Nam phong tạp chí. - Phân tích các nội dung về lý luận, thực tiễn nghiên cứu đã được trình bày trong các bài/ công trình nghiên cứu công bố trên tạp chí này. - Đánh giá những thành tựu, kết quả, và mức độ xử lý về mặt khoa học đối với những vấn đề đã được đề cập. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nội dung của Nam phong rất phong phú. Giới nghiên cứu ngày nay có thể khảo xét nhiều vấn đề đã được đăng tải, công bố trên tạp chí này. Quan sát sơ bộ, chúng tôi thấy, riêng đối với vấn đề quốc ngữ (ngôn ngữ và văn tự của dân tộc) và quốc học (nền văn hóa dục của đất nước), trên Nam phong đã đăng tải các bài về hàng loạt lĩnh vực như: - Tiếng Việt và văn tự. - Giảng dạy tiếng Việt trong tương quan hiện thời với tiếng Hán (chữ Nho) tiếng Pháp. Thái độ đối với tiếng Pháp, chữ Nho trong việc sử dụng chúng trong đời sống giáo dục và kiến tạo nền quốc văn của Việt Nam. - Những vấn đề về văn chương - Những vấn đề về khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật, mĩ thuật - Những vấn đề xã hội, chính trị, canh tân xã hội đời sống - Những vấn đề về đời sống xã hội, thanh niên, phụ nữ, quan lại, kinh tế, thuộc địa Trong khuôn khổ luận văn của chúng tôi, đối tượng khảo sát là các vấn đề về Việt ngữ và Việt ngữ học được nghiên cứu thảo luận trên tạp chí Nam phong. Như vậy, các đối tượng nghiên cứu chính của chúng tôi thuộc phạm vi 7 tạp chí Nam phong. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát, so sánh và thảo luận, những vấn đề có liên quan thuộc bên ngoài phạm vị tạp chí này cũng vẫn được đề cập. Sở dĩ chúng tôi làm như vậy là nhằm mục đích làm cho các so sánh đưa ra được đa diện hơn, đầy đủ hơn. Xuất xứ nguồn ngữ liệu nghiên cứu của chúng tôi là toàn bộ Nam phong tạp chí in trên đĩa DVD - ROM do Viện Việt học tại Westminster, CA. USA phát hành. 5. Về nội dung và phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi sẽ thực hiện các khảo sát và phân tích, so sánh theo cách thức sau đây: a. Khảo sát các bài đăng trên Nam phong tạp chí và phân loại theo từng loại vấn đề, từng lĩnh vực. b. Phân tích, nhận định về nội dung nghiên cứu được trình bày trong các bài đó để rút ra những điểm giống nhau, khác nhau về thái độ của các tác giả đối với vấn đề được nêu. Đó là những loại nội dung về những loại vấn đề chung như: - Nghiên cứu, biên soạn từ điển. - Xây dựng và hệ thống hoá, chuẩn hoá từ vựng. - Cung cấp bổ sung các thuật ngữ khoa học, kỹ thuật ... - Truyền bá, cổ vũ việc dùng chữ Quốc ngữ. Đưa chữ Quốc ngữ đến chỗ thể hiện được khả năng diễn đạt của mình về các khái niệm khoa học. - Dịch thuật tác phẩm nước ngoài ra chữ Quốc ngữ. - Đề nghị việc sử dụng chữ Quốc ngữ trong công văn giấy tờ. - Đề nghị và kêu gọi đưa chữ Quốc ngữ vào giảng dạy trong trường học. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích định tính và định lượng thông thường: xuất phát từ khảo sát tư liệu cụ thể, phân tích dữ liệu thu được để nhận xét đánh giá về những vấn đề 8 hữu quan. Mặt khác, các thông tin và tư liệu ngoài Nam phong tạp chí (các loại sách, công trình nghiên cứu, tạp chí Tri tân ...) cũng sẽ được chúng tôi đưa ra phân tích đối chứng so sánh khi cần thiết, để làm cho vấn đề có liên quan được rõ ràng hơn. 9 Chương 1 NAM PHONG TẠP CHÍ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN LUÂN VĂN 1. Về Nam phong tạp chí 1.1. Nam phong tạp chí có vai trò quan trọng trong lịch sử văn học, văn hóa Việt Nam. Nó đã có một ảnh hưởng rất sâu xa trong giới trí thức Việt Nam trước kia và cả ngày nay nữa. Nam phong tạp chí là tờ nguyệt san, do Phạm Quỳnh làm chủ nhiệm và chủ bút, đồng thời chủ biên phần chữ quốc ngữ, Nguyễn Bá Trác làm chủ biên phần chữ Nho. Nam phong được ấn hành tại Việt Nam từ ngày 01/07/1917 đến tháng 12/1934 thì đình bản, tất cả được 17 năm và 210 số. 10 Điều đặc biệt đáng nói nhất ở đây là Nam phong có phần in bằng chữ Quốc ngữ, phần in bằng chữ Pháp và phần in bằng chữ Nho (Hán văn). Đây là một trong những tạp chí Việt Nam đầu tiên được tổ chức, thực hiện đúng thể thức, bài bản và có nhiều giá trị về tri thức, tư tưởng. Trụ sở tòa soạn ban đầu ở nhà số 1 phố Hàng Trống, Hà Nội - cùng nhà Phạm Quỳnh lúc bấy giờ. Năm 1926, tòa soạn này chuyển về nhà số 5 phố Hàng Da, Hà Nội. 4 Với ý tưởng Nam phong là ngọn gió nước Nam, tạp chí này nhằm diễn đạt truyền bá tư tưởng, học thuật đông tây kim cổ; luyện quốc văn trở nên hoàn thiện, bồi dưỡng Việt ngữ phong phú, uyển chuyển, sáng sủa và gãy gọn để lấy đó làm nền tảng dân tộc rồi phát triển thành tinh thần dân tộc. Dưới sự chỉ đạo mềm dẻo và sâu sát của Phạm Quỳnh, các tôn chỉ đó được thể hiện sinh động trên cơ sở các chuyên mục của tạp chí như: Lý thuyết, văn hóa bình luận, khoa học bình luận, triết học bình luận, văn uyển, tạp văn, thời đàm, tiểu thuyết... 1.2. Nam phong tạp chí ra đời trong hoàn cảnh khá đặc biệt. Về mặt ngôn ngữ và văn tự, lúc đó, trong đời sống xã hội Việt Nam sử dụng ba ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Pháp, văn ngôn Hán, cùng với bốn hệ chữ viết: chữ Pháp, chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ. Về mặt chính trị, xã hội, trước và trong thời gian ra đời, tồn tại của Nam phong nước ta có nhiều biến đổi sâu sắc về lịch sử chính trị, văn hóa, giáo dục: Nho học hết thời, Tây học được người pháp bảo trợ đang trên đà lấn lướt Nho học; tầng lớp trí thức Nho học đang có xu hướng bỏ bút lông cầm bút sắt... Thời điểm này là thời điểm nền Hán văn truyền thống - chữ Nho đã đến lúc chiều tà xế bóng, sắp bị thay thế bằng chữ Quốc ngữ. 4 http://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_Phong_tạp_chí 11 Năm 1915, kỳ thi Hương tại Nam Định là kỳ thi Nho học cuối cùng ở Bắc kỳ. Ở Trung kỳ, các kỳ thi Hương năm 1918 là những kỳ cuối cùng; còn thi Hội thì năm 1919 là lần cuối. Những sự kiện này, như trên đây chúng tôi đã trình bày, theo nghiên cứu của Triều Anh (1999), là do tác động và hiệu lực của hàng loạt chính sách mà chính quyền thực dân Pháp hồi đó áp đặt. Cụ thể là: Ngày 22/02/1869, thống đốc xứ Nam Kỳ G.Ohier ký đạo luật quy định: Từ ngày 10/04/1869, chữ Hán chữ Nôm bị vô hiệu hóa trong các văn bản giao dịch chính thức. Ngày 06/04/1878 thống đốc J.Lafont ký đạo luật quy định: từ ngày 01/01/1882 tất cả các văn thư giao dịch chính thức đều phải kí, viết và niêm yết bằng chữ Latin (chữ quốc ngữ) Ngày 31/01/1882, thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers đã kí một đạo luật quyết định các văn kiện chính thức được biên soạn bằng tiếng Annam bắt buộc phải dùng hoàn toàn bằng chữ Pháp (chữ quốc ngữ) trên toàn lãnh thổ Nam Kỳ thuộc Pháp. Ngày 21/12/1917 Albert Saraut ban hành “Quy chế chung của Bộ quốc dân giáo dục ở Đông Dương”. Ngày 14/07/1919, triều đình Huế đã phải ra quyết định chuyển toàn bộ nền giáo dục cổ truyền bằng chữ Hán cho chính quyền bảo hộ của Pháp. Từ đó, trên toàn cõi Việt Nam chỉ còn toàn nền giáo dục thuộc địa dạy bằng Pháp ngữ và chữ Việt Latin (chữ quốc ngữ), chữ Hán (Nho) chỉ được dạy trong một khuôn khổ cực kỳ hạn chế. Trên thực tế, từ cuối thế kỷ XIX, tờ Gia Định Báo (1865 - 1897) do Trương Vĩnh Ký chủ trương sáng lập đã ra đời và ấn hành tại Sài Gòn. Kế theo đó, trước khi Nam phong ra đời, trên đất Việt Nam đã có những tờ báo khác như: - Nông Cổ Mín Đàm ra đời năm 1901 tại Sài-gòn. 12 - Đại Việt Tân Báo ra đời và tồn tại từ 1905 đến 1909 tại Hà-nội. - Đại Nam đồng văn nhật báo, (sau đổi thành Đăng Cổ Tùng báo) ra đời năm 1907. - Lục Tỉnh Tân Văn ra đời tại Sài Gòn năm 1909. - Đăng Cổ Tùng Báo (lúc đầu, có tên là Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo) ra đời tại Hà Nội, từ 1907 - 1909. - Trung Bắc Tân Văn ra đời tại Hà Nội năm 1913. - Đông Dương Tạp Chí ra đời tại Hà Nội, từ 1913 - 1916. 1.3. Nam phong tạp chí ra đời năm 1917, tồn tại cho đến năm 1934 thì đình bản. Nam phong nhằm nhiều mục đích, trong đó, về mặt văn hóa, khoa học, giáo dục, có mục đích mở mang tri thức, dịch thuật, truyền bá khoa học, nghiên cứu, trau dồi và sáng tác văn chương quốc ngữ (văn chương Việt), Việt ngữ và Việt ngữ học, biên khảo văn học, triết học, khoa học, dịch thuật từ Pháp - Việt ... cùng những vấn đề trực tiếp có liên quan. Nói một cách khái quát hơn, Nam phong có hai mục đích chính: 1) Cung cấp, truyền bá các tri thức cổ, kim, Đông, Tây về các lĩnh vực đời sống lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội cho người Việt Nam 2) Về mặt ngôn ngữ, văn tự của Việt ngữ và Việt ngữ học, Nam phong có chủ ý cung cấp thêm vào tiếng Việt hàng loạt từ ngữ chuyên môn mới, khoa học cùng với các khảo cứu khoa học nói chung, khảo cứu về Việt ngữ và Việt ngữ học nói riêng. Như vậy, mục đích chính của Nam phong là dùng chữ quốc ngữ để diễn tả, giải thích các tư tưởng, học thuật Âu - Á để mang những kiến thức này đến cho người không biết tiếng Pháp hoặc chữ Nho. Đánh giá về vai trò của Nam phong đối với sự phát triển, truyền bá chữ Quốc ngữ, văn chương, học thuật viết bằng chữ quốc ngữ, nhiều người cho rằng tạp chí này đóng vai trò rất tích cực và hữu hiệu, có tác dụng đắc lực nâng trình độ của chữ Quốc ngữ, ngôn ngữ của dân tộc lên so sánh được với tiếng Pháp và chữ Nho. 13 2. Tiểu kết Bối cảnh văn hóa xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có nhiều biến đổi sâu sắc đặc biệt là về mặt ngôn ngữ - văn hóa và văn tự. Thời kì này chữ Quốc ngữ đã nổi lên, thể hiện vai trò ảnh hưởng mạnh mẽ của nó đối với đời sống ngôn ngữ, văn hóa và xã hội Việt Nam. Tháng 7/1917 Nam Phong tạp chí ra đời. Tờ tạp chí này nhận được rất nhiều sự quan tâm của các học giả thời bấy giờ cũng như các nhà nghiên cứu sau này bởi những giá trị nó đem lại trên nhiều phương diện như: văn hóa, văn học, lịch sử, Việt ngữ và Việt ngữ học. Riêng về phương diện Việt ngữ và Việt ngữ học, Nam Phong cần được xem xét đánh giá thật đầy đủ bởi những nghiên cứu trên Nam Phong đã có những đóng góp rất lớn đối với sự hình thành và phát triển của Việt ngữ và Việt ngữ học cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. 14 Chương 2 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ VIỆT NGỮ VÀ VIỆT NGỮ HỌC TRÊN TẠP CHÍ NAM PHONG 1. Những nghiên cứu về tiếng Việt trước, trong, và sau thời kì Nam phong Để có được cái nhìn và sự đánh giá khách quan về tình hình nghiên cứu Việt ngữ và Việt ngữ học được công bố trên Nam phong tạp chí, chúng tôi thấy cần điểm qua việc nghiên cứu đó bên ngoài Nam phong, trước và sau Nam phong. Đó chính là bối cảnh của các nghiên cứu Việt ngữ và Việt ngữ học có được trên Nam phong. Quá trình hình thành và phát triển Việt ngữ học đương nhiên là gắn liền và phụ thuộc vào tình hình nghiên cứu về Việt ngữ. Nói cho công bằng, Việt ngữ học chỉ được hình thành rõ nét và bắt đầu dần dần phát triển từ thời kỳ cận đại của lịch sử tiếng Việt, nhất là khi xã hội việt Nam đã tiếp xúc với văn hóa phương Tây. Rất nhiều đóng góp về phương diện lí luận và thực tiễn đối với Việt ngữ học trong thời kỳ này thuộc về các học giả phương Tây. Đối với các nhà nghiên cứu phương Tây hồi đó, vì không phải là người bản ngữ nên sự am tường của họ về tiếng Việt tất nhiên có những hạn chế nhất định. Do vậy, họ không nhận thấy được những nét khác biệt về mặt loại hình của tiếng Việt (loại hình đơn lập) so với các ngôn ngữ châu (loại hình ngôn ngữ hòa kết). Họ đã đem cái khung của ngôn ngữ châu Âu (đặc biệt trên phương diện ngữ pháp) áp dụng vào ngữ liệu tiếng Việt để phân tích và miêu tả. Kết quả là tất cả các khung lý thuyết trong các công trình nghiên cứu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX về ngữ pháp tiếng Việt đều không vượt được ra ngoài lý thuyết ngữ pháp châu Âu. 15 Những nghiên cứu đầu tiên về ngữ pháp tiếng Việt là những trình bày về từ loại, vai trò của trật tự từ trong những từ điển đối chiếu do các học giả phương Tây biên soạn. Với con mắt nhìn của họ, tiếng Việt có mấy đặc trưng nổi bật: 1) Từ tiếng Việt không biến đổi hình thái khi được sử dụng trong câu nên không có cơ sở hình thái học để xác định từ loại, và do đó có thể xem tiếng Việt là một ngôn ngữ không có từ loại. 2) Trật tự từ trong câu đóng một vai trò rất quan trọng đến ngữ nghĩa của câu. Điều này thể hiện rõ rệt nhất trong phần “Báo cáo vắn tắt về tiếng An-nam hay Đông Kinh” được in trong cuốn “Từ điển An Nam-LusitanLatinh” của A.de Rhodes xuất bản tại Rome năm 1651. Ở đây, tác giả có những ghi chú, được trình bày dưới dạng các luật, về chức năng của từ trong câu tiếng Việt như sau: “Luật thứ nhất: chủ từ phải đi trước động từ; bằng không nó không còn là chủ từ của động từ ấy nữa (...) Luật thứ hai: danh từ theo sau động từ là bổ sung của động từ ấy (...). Luật thứ tư: trong hai danh từ đặt liền nhau thì tiếng thứ hai chỉ gián tiếp, thí dụ: Chúa nhà, Dominus domus (ông chủ của nhà); nếu tôi nói nhà Chúa, idest, domus Dominus (tức là nhà của ông Chúa)” (Nguyễn Minh Thuyết) Sang đầu thế kỉ thứ XX, có sự xuất hiện một loạt các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước nhưng các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài vẫn chiếm đa số; rồi kế đó mới dần dần xuất hiện những tên tuổi người Việt như: Trương Vĩnh Kí, Truơng Vĩnh Tống, Huỳnh Tịnh Của, Lê Quang Trinh, Nguyễn Hiệt Chi, Lê Thước, Lê Văn Hoè, Lê Văn Nựu, Lê Ngọc Vượng, Trần Trọng Kim, Bùi Kỉ và Phạm Duy Khiêm…. 16 Sang đầu thế kỷ XX, nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu về Việt ngữ và Việt ngữ học đã phong phú hơn nhiều so với các nghiên cứu trước đây. Có thể kể đến các công trình tiêu biểu như: - Phonétique annamite (Dialecte du Haut-Annam) (L. Cadière. Paris, 1902); - Eléments de grammaire annamite (Ed. Diguet; Imp. Nationale, Paris, 1904); - Quoc ngu et mecanisme des sons de la langue annamite. (M. Dubois. Revue Indochinoise; Hanoi - Haiphong. 1909). - Monographie de la semi-voyelle labiale en annamite et en sinoannamite (L. Cadière. BEFEO vol.VIII-X, 1909-1910); - Le dialecte du Bas - Annam (L. Cadière. BEFEO vol.11, 1911); - Études sur la langue annamite (M. Grammont, Le Quang Trinh; M. S. L.; Paris 1911); Muộn hơn một chút, từ sau những năm 1930 trở đi, có thể kể đến những công trình như: - Sách mẹo tiếng Nam (Nguyễn Hiệt Chi, Lê Thước, Hà Nội, 1935); - Việt nam văn phạm (Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm; Hà nội, 1940); - Khảo cứu về tiếng Việt Nam (Trà Ngân - Lê Ngọc Vượng; Hà Nội, 1942 - 1943); - Lược khảo Việt ngữ (Lê Văn Nựu; Hà Nội, 1942) ... - Cours d’ annamite (B. Bulteau; Paris, Larouse, 1950) ... Trong các công trình đó, cuốn sách Việt Nam văn phạm của Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ và Phạm Duy Khiêm đã từng được sử dụng rộng rãi như một cuốn sách giáo khoa trong các trường đại học ở Việt Nam lúc đó và đã có một số ảnh hưởng nhất định đến các công trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt về sau này. Các tác giả đó cũng có một cách nhìn không khác các học giả châu 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan