Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tieuluanlythuyetcongtacxahoi...

Tài liệu Tieuluanlythuyetcongtacxahoi

.DOCX
34
132
116

Mô tả:

Tài liệu tổng hợp cơ bản một số lý thuyết trong công tác xã hội sau khi học xong học phần Lý thuyết và thực hành công tác xã hội
Tiểu luận lý thuyết công tác xã hội LỜI MỞ ĐẦU Công tác xã hội là một nghề làm việc với con người đòi hỏi người làm công tác xã hội chuyên nghiệp phải có những kiến thức, kinh nghiệm nhất định mới có thể làm việc hiệu quả Một trong những nguyên tắc làm việc trong công tác xã hội là phải khoa học dựa trên những học thuyết chứ không phải cảm tính. Những vấn đề con người gặp phải và cần được hỗ trợ thì rất nhiều dạng, một học thuyết thì không thể giải quyết hết được hết tất cả các khía cạnh đời sống tình cảm con người vì vậy một người được đào tạo để hoạt động trong nghề công tác xã hội việc nắm các học thuyết là rất quan trọng. chỉ khi nắm được các học thuyết chúng ta mới có thể có cái nhìn tổng quan, nó chính là kim chỉ nam để có thể giải quyết vấn đề cho thân chủ Hiện nay, có nhiều học thuyết được đưa vào giảng dạy và áp dụng cho nhiều ngành nghề trên thế giới mang lại hiệu quả trong nhiều lĩnh vực. Ở Việt Nam có một số học thuyết được đưa vào giảng dạy đặc biệt đối với ngành công tác xã hội. Sau khi học tập và nghiên cứu bộ môn lý thuyết công tác xã hội. Với sự hiểu biết của mình qua quá trình học tập và tự tìm hiểu về các học thuyết trong công tác xã hội , trong tiểu luận này tôi xin trình bày ngắn gọn sự hiểu biết của mình một số học thuyết trong công tác xã hội. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Huỳnh Văn Chẩn đã tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành bộ môn lý thuyết trong công tác xã hội. Với sự hiểu biết còn hạn chế của tôi tiểu luậ không tránh khỏi thiếu sót cả về nội dung và hình thức, kính mong nhận được ý kiến đóng ghóp của thầy. 1 Tiểu luận lý thuyết công tác xã hội MỤC LỤC I - LÝ THUYẾT VỀ NHU CẦU CON NGƯỜI..............................................4 1.1- Nội dung lý thuyết nhu cầu.............................................................................................................4 2.1 - Hạn chế...........................................................................................................................................5 3.1 - Ưu điểm...........................................................................................................................................5 4.1 - Ứng dụng lý thuyết trong công tác xã hội........................................................................................6 II – LÝ THUYẾT HỆ THỐNG SINH THÁI...................................................6 1.2 – Nội dung lý thuyết...........................................................................................................................7 Một số khái niệm khi nghiên cứu thuyết hệ thống:...............................................................................7 Môi trường được nhắc đến trong lý thuyết hệ thống bao gồm ba cấp độ:............................................7 Nét đặc trưng của học thuyết hệ thống căn bản ứng dụng cho tư vấn tập trung vào ba khái niệm:.....8 Sự kết hợp giữa hệ thống và sinh thái:.................................................................................................8 BIỂU ĐỒ HỆ THỐNG SINH THÁI TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI:................................................9 2.2 - Ưu điểm lý thuyết..........................................................................................................................10 3.2 - Nhược điểm lý thuyết.....................................................................................................................10 4.2 - Ứng dụng của lý thuyết trong công tác xã hội...............................................................................11 III - LÝ THUYẾT CAN THIỆP KHỦNG HOẢNG......................................12 1.3 - Khái niệm khủng hoảng:...............................................................................................................12 2.3 - Đặc tính của khủng hoảng:...........................................................................................................12 Các giai đoạn của khủng hoảng:.......................................................................................................14 3.3 - Ưu điểm.........................................................................................................................................14 3.4 - Ứng dụng trong công tác xã hội....................................................................................................14 IV – LÝ THUYẾT PHÂN TÂM...................................................................15 1.4 - Nội dung lý thuyết.........................................................................................................................16 Mục đích trị liệu theo lý thuyết phân tâm..........................................................................................16 Các cơ chế tự vệ:...............................................................................................................................17 2.4 – Ưu điểm của lý thuyết.....................................................................................................................18 3.4 – Hạn chế của lý thuyết......................................................................................................................19 4.4 - Ứng dụng trong công tác xã hội....................................................................................................20 V – LÝ THUYẾT HÀNH VI........................................................................21 2 Tiểu luận lý thuyết công tác xã hội 1.5 – Nội dung lý thuyết........................................................................................................................21 Mô hình kích thích - phản ứng:..........................................................................................................21 Phân tích hành vi áp dụng:.................................................................................................................22 2.5 – Ưu điểm........................................................................................................................................22 3.5 – Hạn chế.........................................................................................................................................23 VI – LÝ THUYẾT NHẬN THỨC – HÀNH VI............................................23 1.6 - Bản chất của Thuyết nhận thức - hành vi......................................................................................24 2.6 – Nội dung lý thuyết.........................................................................................................................24 VII – BẢNG SO SÁNH MỘT SỐ LÝ THUYẾT TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI................................................................................................................ 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 34 3 Tiểu luận lý thuyết công tác xã hội I - LÝ THUYẾT VỀ NHU CẦU CON NGƯỜI Abraham Maslow là một nhà tâm lý hoc nổi tiếng người mỹ, ông là người đáng chú ý nhất với sự đề xuất về tháp nhu cầu và ông được xem là cha đẻ của chủ nghĩa nhân văn trong tâm lý học. 1.1- Nội dung lý thuyết nhu cầu Theo thuyết động cơ của Maslow con người có những nhu cầu cá nhân cho sự tồn tại từ nhu cầu cơ bản nhất đó là nhu cầu sống còn sau đó là nhu cầu được an toàn tiếp đến nhu cầu thuộc vào một nhóm nào đó cao hơn nữa là nhu cầu được tôn trọng sau là nhu cầu được hoàn thiện Con người khi sinh ra đều có những nhu cầu cơ bản giống nhau tuy nhiên mỗi cá nhân là một cá thể độc lập có hoàn cảnh sống, kinh nghiệm, văn hóa, nhận thức... khác nhau chính vì vậy nhu cầu cụ thể của mỗi cá nhân đối với từng loại nhu cầu khác nhau. Khi con người thỏa mãn được những nhu cầu cấp thấp rồi mới nghĩ đến những nhu cầu cao hơn ví dụ như thỏa mãn được nhu cầu ăn no rồi mới thỏa mãn nhu cầu ăn ngon thẩm mỹ. Có nhiều cách để phân loại nhu cầu tuy nhiên về cơ bản có thể phân loại nhu cầu theo lý thuyết của Maslow như sau: + Nhu cầu vật chất sinh lý: thức ăn, nước uống, không khí để thở... + Nhu cầu an toàn: nhà ở, việc làm, sức khỏe... + Nhu cầu tình thương: được thuộc về ai đó, nhóm nào đó, cha mẹ, bạn bè, họ hàng... + Nhu cầu được tôn trọng: được chấp nhận có vị trí trong một nhóm người + Nhu cầu được hoàn thiện: nhu cầu được phát triển trí tuệ, được thể hiện khả năng và tiềm lực của mình + Nhu cầu về tâm linh tôn giáo Các nhu cầu luôn tồn tại, thay đổi và phát triển, chúng đan xen, phụ thuộc, quan hệ qua lại nhau. Nếu cá nhân được thỏa mãn nó sẽ đem lại cảm giác an toàn, thoải 4 Tiểu luận lý thuyết công tác xã hội mái, đảm bảo cho sự phát triển cá nhân. Nếu không được thỏa mãn sẽ gây ra những căng thẳng dẫn đến đe dọa sự an toàn và tồn tại của con người Trong hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow ông cho rằng mỗi nhu cầu của con người đều phụ thuộc vào nhu cầu trước đó. Nếu một nhu cầu không được đáp ứng cá nhân sẽ gặp cản trở trong việc theo đuổi nhu cầu cao hơn Nhu cầu thường được khẳng định thông qua các mong muốn về sự ổn định cuộc sống, được sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ở... nhiều người tìm đến sự che chở bởi các niềm tin tôn giáo, triết học cũng là do nhu cầu an toàn này, đây chính là sự tìm kiếm sự an toàn về mặt tinh thần. Chế độ bảo hiểm, các chế độ về hưu, các kế hoạch để dành tiết kiệm cũng chính là thể hiện sự đáp ứng nhu cầu an toàn này. 2.1 - Hạn chế Các nghiên cứu chưa xác nhận được sự tồn tại năm thứ bậc về nhu cầu con người một cách chính xác Các nhu cầu xuất hiện không theo thứ bậc như maslow đã đề nghị mà tùy thuộc nhiều vào giai đoạn nghề nghiệp, quy mô của tổ chức và vị trí địa lý. Không tìm được bằng chứng để hỗ trợ cho lý luận của Maslow: nhu cầu này được đáp ứng thì sẽ nảy sinh nhu cầu mới cao hơn Nhu cầu an toàn được xếp hạng cao hơn nhu cầu tự hoàn thiện ở những quốc gia có tính tập thể như là Mexico và Pakistan Đôi khi nhu cầu của con người thì không theo thứ bậc của Maslow, không lý giải được hành động bản năng Hệ thống nhu cầu của con người dựa trên nền tảng nhu cầu nhất định, nhu cầu của con người cũng phụ thuộc vào điều kiện, phương thức sinh hoạt của gia đình, xã hội. 3.1 - Ưu điểm Thông qua lý thuyết về thang bậc nhu cầu được đề xướng bởi nhà tâm lý học Abraham Maslow, mỗi người trong chúng ta có thể rút ra nhiều điều thú vị về 5 Tiểu luận lý thuyết công tác xã hội những nhu cầu, giá trị trong cuộc sống, tìm hiểu các khó khăn mà mỗi người gặp phải, các phương thức cần thiết để giáo dục hiệu quả. Trong mỗi con người chúng ta đều tồn tại năm nhu cầu này, song khi chúng ta sống nhu cầu chủ lực sẽ quyết định đến tính cách và hành vi của chúng ta. Và mỗi giai đoạn khác nhau chúng ta sẽ có những nhu cầu chủ lực khác nhau. Chính vì thế, khi làm việc với thân chủ nhân viên xã hội cần hiểu được họ đang ở nấc thang nhu cầu nào để tác động một cách hợp lý nhất Bằng thang bậc nhu cầu, bạn cũng có thể tự rút ra nhiều điều về nhu cầu của chính chúng ta, để có thể điều chỉnh hành vi, mục đích của mình cho phù hợp, hướng đến những mặt tích cực hơn của cuộc sống. Thang nhu cầu Maslow có thể giúp ta nhận ra và chiêm nghiệm được nhiều điều thú vị trong cuộc sống, ứng dụng của nó là có thể giải thích những điều xay ra xung quanh ta 4.1 - Ứng dụng lý thuyết trong công tác xã hội Học thuyết nhu cầu giúp cho nhân viên công tác xã hội xác nhận được thứ bậc nhu cầu hiện tại của thân chủ từ đó xây dựng chiến lược, kế hoạch can thiệp cho phù hợp Mục đích cuối cùng của việc ứng dụng lý thuyết nhu cầu trong công tác xã hội là những hoạt động nhằm hỗ trợ nguồn lực để thân chủ được đáp ứng nhu cầu bị thiếu hụt Khi lý giải hành vi hay vấn đề của thân chủ theo thuyết nhu cầu thì nguyên nhân là do cá nhân, nhóm, cộng đồng không được đáp ứng những nhu cầu cần thiết II – LÝ THUYẾT HỆ THỐNG SINH THÁI Lý thuyết hệ thống trong CTXH có hai nhóm là lý thuyết hệ thống chung và lý thuyết hệ thống sinh thái. Sự hình thành hai nhóm lý thuyết này xuất phát từ lịch sử hình thành lý thuyết còn trong ứng dụng thường được kết hợp. Lý thuyết hệ thống được đưa vào CTXH trong những năm 1970 chính nhằm mục đích phê phán lý thuyết tâm lý động học không có mấy hiệu quả. Còn lý thuyết hệ thống sinh thái xuất hiện tại Mỹ được sáng lập bởi Ludwig von Bertalanffy (1968) 6 Tiểu luận lý thuyết công tác xã hội Lý thuyêt hệ thống sinh thái là một trong những lý thuyết được sử dụng rộng rãi trong nhiều chuyên ngành bao gồm cả kinh tế, giáo dục, tâm lý... Đối với công tác xã hội cũng vậy, dựa vào lý thuyết sinh thái chúng ta có được cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết tới các thành tố trong xã hội từ đời sống con người đến tất cả những gì ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Trong lý thuyết này tất cả các vấn đề của con người được nhìn nhận một cách tổng quan trong mối quan hệ tương tác qua lại với các yếu tố khác, lý thuyết hệ thống chú đến vị trí của cá nhân trong môi trường sống, con người thì không thể sống biệt lập với môi trường sống mà có tác động qua lại. Con người và môi trường có ảnh hưởng tới an sinh cá nhân và xã hội. 1.2 – Nội dung lý thuyết Đại diện của thuyết hệ thống dựa trên quan điểm sinh thái là Hearn, Siporin, Germain, Gitterman, Kển, Kisrt Ashman Một số khái niệm khi nghiên cứu thuyết hệ thống: + Hệ thống: là bất cứ đơn vị, tổ chức nào có những giới hạn xác định được với những bộ phận tương tác, những đơn vị tổ chức này có thể mang tính vật chất ?/9nhuw nhà cửa, các vật dụng hàng ngày), mang tính xã hội (hệ thống gia đình, bạn bè, hàng xóm), mang tính kinh tế (tài chính, ngân sách, đầu tư ) hoặc mang tính lý luận (ý tưởng, lý thuyết...) bản thân cá nhân cũng là một hệ thống bao gồm một chuối tiểu hệ thống như (sinh lý, nhận thức, phản ứng...) + Động năng: là những tương tác nhằm duy trì chu trình hoạt động của hệ thống thông qua trao đổi với các thành tố bên ngoài hệ thống nhằm mục đích mang lại những thay đổi trong suốt tiến trình. + Đường biên: là những hạn định hoặc biên giới của hệ thống đóng vai trò là nền tảng cho việc thiết lập một hệ thống cụ thể với những hệ thống bên ngoài đó. + Sự phản hồi: là tiến trình đặc biệt trong một hệ thống mở ở đó hệ thống đón nhận và sử dụng các thông tin thu nhận được, lấy đó làm nền tảng cho sự thay đổi của hệ thống Môi trường được nhắc đến trong lý thuyết hệ thống bao gồm ba cấp độ: + Ở cấp vi mô: môi trường là những mối quan hệ của cá nhân và kết hợp với các hệ thống ảnh hưởng lên cá nhân ấy 7 Tiểu luận lý thuyết công tác xã hội + Ở cấp trung mô: yếu tố mở rộng hơn cấp vi mô như là mối quan hệ giữa nhóm nhỏ ảnh hưởng tới cá nhân như gia đình, trường học, nhóm làm việc và những nhóm xã hội khác... + Ở cấp vĩ mô: Môi trường xung quanh cá nhân được hiểu rộng hơn, những nhóm lớn hơn gia đình. Bốn hệ thống vĩ mô tác động lên cá nhân là các tổ chức, các thiết chế, cộng đồng và nền văn hóa. Lý thuyết chỉ ra được sự tác động của các tổ chức cộng đồng, tổ chức, các chính sách, các nhóm ảnh hưởng lên cá nhân Nét đặc trưng của học thuyết hệ thống căn bản ứng dụng cho tư vấn tập trung vào ba khái niệm: - Nguyên nhân gây ra những khó khăn : không phải đến từ một phía, nó là kết quả của tác động qua lại từ hai phía. - Hệ thống tâm lý - xã hội : được hiểu như là những khuynh hướng tư duy và ứng xử cá nhân lặp đi lặp lại giữa những người trong một mối quan hệ, ví dụ chồng nóng tính. - Những hành vi có vấn đề: phải được đặt trong bối cảnh liên quan đến mọi đối tượng trong một tổ chức quan hệ. Ví dụ chồng nóng tính phải có nguyên nhân từ anh ta, từ vợ, hoặc từ các con nữa. Vì thế, thuyết hệ thống căn bản luôn cố gắng đi tìm những sự cố, cắt nghĩa nguyên nhân sự cố, và đề nghị giải pháp cho sự cố; tất cả đều dựa trên nền tảng quan hệ liên quan đến tất cả mọi thành viên trong gia đình. Theo thuyết này, vấn đề của một người cũng là vấn đề của cả nhà. Nói khác đi, một người có sự cố, điều đó có nghĩa cả nhà có sự cố. Đây là một khái niệm rất nổi cộm trong thuyết này. Sự kết hợp giữa hệ thống và sinh thái: Hệ thống sinh thái gồm hai ý tưởng: Môi trường sinh thái của cá nhân đó đang cố gắng để thích nghi với môi trường xung quanh, hệ thống khi nhìn vào mối tương 8 Tiểu luận lý thuyết công tác xã hội quan của những bộ phận khác nhau. Ta phối hợp hai chữ này thành hệ thống sinh thái Cá nhân gắn chặt với gia đình với cộng đồng có những cá nhân rất mạnh có thể lay chuyển cả một hệ thống lớn, hành vi con người rất phức tạp,không có một yếu tố nào duy nhất giải thích về hành vi con người. Chúng ta phải cố gắng kết hợp các lý thuyết về cá nhân, gia đình, nhóm, xã hội và lý thuyết về thế giới để hiểu về con người theo hệ thống sinh thái BIỂU ĐỒ HỆ THỐNG SINH THÁI TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI: Chú thích: Quan hệ tốt nhưng chỉ một phía Quan hệ xấu khó tiếp cận Quan hệ hai chiều Quan hệ tốt (mức độ dài ngắn thể hiện mối quan hệ xa gần, thân mật ít hay nhiều) Hang xóm Bạn bè Tôn giáo Đoàn thể Khác Dịch vụ chăm sóc sức khỏe Thân chủ/ Gia đình Cơ quan Khu vui chơi giải trí Trường học Gia đình mở rộng 9 An sinh xã hội Chính quyền địa phương Tiểu luận lý thuyết công tác xã hội 2.2 - Ưu điểm lý thuyết Quan tâm nhiều hơn tới việc làm biến đổi môi trường hơn là việc tiếp cận tâm lý Mang tính tương tác, tức là nhấn mạnh đến sự tác động của cá nhân với cá nhân hơn là về cách suy nghĩ ở bên trong Thuyết hệ thống hướng nhân viên xã hội tới khả năng và cách thức đạt được mục đích. Nó mô tả sự vật ở mọi cấp độ giúp chúng ta hiểu được mọi hình thức can thiệp từ đó nhân viên xã hội có thể chọn những lý thuyết phù hợp để can thiệp Tránh được cách lý giải nhân quả quyết định về hành vi và các hiện tượng xã hội. Các mô hình và các mối quan hệ, các phạm vi và hình thức can thiệp được chia sẻ với mô hình khác. Thuyết hệ thống giúp nhà thực hành công tác xã hội có những hiểu biết về các thể chế, sự tương tác của các hệ thống này với nhau và với các đối tượng nhóm, biết cách thức mà mọi cá nhân tương tác với nhau, những nhân tố nào hỗ trợ cho sự thay đổi sẽ tham gia vào tiến trình giúp đỡ này. Tóm lại thuyết hệ thống lý đã cung cấp một mô hình giúp nâng cao hiểu biết cho nhà chuyên môn và cách đáp ứng những nhu cầu cần thiết cho con người trong môi trường của họ. Ở góc độ công tác xã hôi, người nhân viên công tác xã hội nếu hiểu biết về hệ thống sẽ có được cơ hội lựa chọn các dịch vụ không phải chỉ để hỗ trợ trực tiếp đối tượng mà còn để xác định sự đóng ghóp vào việc cung cấp các dịch vụ xã hội. 3.2 - Nhược điểm lý thuyết Thứ nhất: thuyết hệ thống chưa xác định được rõ ràng các khái niệm và hệ thống chuẩn mực chẳng hạn như: Cái gì hình thành ra hệ thống?, Ranh giới của hệ thống là gì?, và những thành tố khác của hệ thống. Vì vậy thuyết hệ thống chưa hoàn toàn đưa ra những lý giải thỏa đáng trong cả lý thuyết và thực hành. Thứ hai: một số nhà bình luận đã chỉ ra sự không thống nhất giữa giá trị công tác xã hội và thuyết hệ thống Ví dụ khi đề cập đến một trong những giá trị công tác xã hội người ta quan tâm tới tính cá biệt của đối tượng có nghĩa là yêu cầu nhân viên công tác xã hội cần tuân 10 Tiểu luận lý thuyết công tác xã hội thủ các nguyên tắc cá biệt hóa trong quá trình giúp đỡ, tức là tìm hiểu từng cảnh ngộ, từng hoàn cảnh, tôn trọng tự do và khát vọng độc lập của các em trong khi đó thuyết hệ thống lại nhấn mạnh vào mối tương tác và mạng lưới làm việc. Sự không thống nhất này làm cho nhân viên xã hội mất đi sự tập trung vào tính riêng biệt của mỗi cá nhân Thuyết hệ thống mang tính mô tả nhiều hơn là lý giải vì vậy sẽ có sự khó khăn trong việc thử nghiệm về mặt thực nghiệm vì nó không cho ta biết cần phải làm những gì?, Tác động tới hệ thống ở đâu?, Như thế nào?, chúng ta cũng không biết được từng bộ phận của hệ thống sẽ tác động tới nhau như thế nào. Lý thuyết hệ thống mang tính bao quát khá lớn nên rất chung chung vì vậy khó áp dụng được với mọi tình huống cụ thể 4.2 - Ứng dụng của lý thuyết trong công tác xã hội Thuyết hệ thống được sử dụng trong công tác xã hội như một công cụ trợ giúp nhân viên công tác xã hội trong quá trình sắp xếp, thu thập thông tin để từ đó xác định được mức độ của vấn đề của thân chủ đồng thời dựa vào đó xác định nguồn tài nguyên có thể sử dụng để cùng thân chủ thực hiện giải pháp hỗ trợ cho thân chủ. Mỗi cá nhân sinh ra đều có một hoàn cảnh và môi trường khác nhau, họ đã chịu sự ảnh hưởng và tác động từ môi trường đó như thế nào? Nó có phải là yếu tố tác động ảnh hưởng tới hành vi của cá nhân đó hay không? Những yếu tố đó có thể là tài nguyên để giúp thân chủ hay không? Từ yếu tố môi trường nhân viên công tác xã hội có thể vẽ sơ đồ sinh thái với thân chủ để họ có thể nhìn thấy được những vấn đề mà trước đây họ chưa nhìn thấy. Thuyết có thể sử dụng rộng rãi trong công tác xã hội nhóm vì thuyết giúp cho nhân viên xã hội hiểu được nhóm như là một hệ thống các yếu tố tương tác với nhau. Bên cạnh đó để hệ thống nhóm này hoạt động hiệu quả, nhóm sẽ có nhiều tương tác với các hệ thống bên ngoài khác. 11 Tiểu luận lý thuyết công tác xã hội III - LÝ THUYẾT CAN THIỆP KHỦNG HOẢNG Erich Lindemann là bác sĩ thần kinh người Mỹ khởi xưởng ra lý thuyết này vào năm 1942 sau đó ông và Gerald Caplan đã mở rộng và phát triển lý thuyết này trong suốt thập niên 1960. Lý thuyết được phát triển dựa trên nền tảng của nhiều lý thuyết khác như tâm năng động, lý thuyết về học tập, hệ thống... Ngày nay lý thuyết này được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực có liên quan đến sức khỏe tâm thần. 1.3 - Khái niệm khủng hoảng: Khủng hoảng là một tình trạng mất cân bằng hay một sự đảo lộn các hoạt động của cảm xúc và lý trí do một biến cố bất ngờ hay một sự kiện bất thường gây nên. Sự kiện hay biến cố này làm ảnh hưởng tiêu cực trầm trọng tới cá nhân, nhóm hay cộng đồng. 2.3 - Đặc tính của khủng hoảng: Không phải mọi căng thẳng đều là khủng hoảng. Thông thường khủng hoảng có những đặc tính sau. - Thời gian khủng hoảng thường kéo dài từ vài giờ đến vài tuần. Trạng thái cân bằng sẽ được thiết lập trong khoảng từ 4 đến 6 tuần. Đôi khi khủng hoảng diễn ra theo từng cơn, trong khoảng thời gian ngắn. Cũng có trường hợp, do không được hỗ trợ, hoặc không có chiến lược ứng phó phù hợp, khủng hoảng có thể quay trở lại mỗi khi có sự kiện gợi nhớ về nỗi tổn thương cũ. - Khi bị khủng hoảng, các phương án đối phó thường ngày tỏ ra không còn hữu hiệu nữa. Lời khuyên của bạn bè, người thân... không còn tác dụng gì - Những vấn đề cũ chưa được giải quyết có nguy cơ tái bùng phát - Khủng hoảng là mối nguy hiểm có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng kể cả tử tự, đồng thời cũng là cơ hội vì nó bó buộc con người phải cố gắng nỗ lực giải quyết hoặc tìm sự giúp đỡ để sống còn - Khủng hoảng trải qua những giai đoạn có thể đoán trước được. Theo Francis J. Turner và các cộng sự nghiên cứu về khủng hoảng: Khi con người đối diện với các nguy hiểm trong đời người cũng như đối diện với tình trạng stress làm cho con người có biểu hiện về tâm lý như lo lắng bị xáo trộn 12 Tiểu luận lý thuyết công tác xã hội trong sinh hoạt xã hội, sai lệch về nhận thức cũng không phải là chuyện bất thường. Con người có thể gặp những sự cố, khó khăn đột ngột gây ra sự hỗn loạn về cảm xúc, nhận thức, hành vi. Điều này có thể xảy ra với bất kỳ ai trong cuộc sống và có khả năng với nhiều người trong cùng một thời điểm. Trong tình trạng khủng hoảng con người sẽ cảm thấy đau khổ, mất tin tưởng vào khả năng của bản thân. Trong thời gian dài có thể mất phương hướng không thể tìm ra biện pháp để khắc phục. Những sự việc xảy ra làm cho con người có những biểu hiện không ổn định về mặt tâm lý, hành vi và đôi khi là nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh thần kinh. Nguyên nhân gây ra khủng hoảng thì có thể rất nhiều tuy nhiên có thể chia làm hai dạng : Khủng hoảng do quá trình phát triển: thường thấy khi cá nhân bước vào giai đoạn trong quá trình phát triển như dậy thì, trưởng thành, tuổi già... Khủng hoảng do tình huống: thường thấy khi con người gặp các chấn động như hỏa hoạn, động đất, thiên tai, chiến tranh, hãm hiếp, cướp bóc... nói chung là các tai nạn xảy ra bất ngờ không lường trước. 13 Tiểu luận lý thuyết công tác xã hội Các giai đoạn của khủng hoảng: Trước khủng hoảng Khủng hoảng Chồấi từ Mặc cả Tác động Sau khủng hoảng a. Mức độ thực hiện chức năng cao hơn b. Trở lại mức độ thực hiện chức năng như trước khi bị khủng ho ảng Giai đoạn ải quyếất Giai đoạn xáo trộn * Cộging đồồng Chấấp nhận * Gia đình Hi vọng mới * Bản thấn Ổn định (Băất đấồu hồồi phục) c. Ở lại trong khủng hoảng, giả sútệm chvà ứcmăấ năng Th ửm nghi c lồỗi Tức giận / thấất vọng Trấồm uấất / buồồn sấồu Chấấp nhận / cam chịu 3.3 - Ưu điểm Cách tiếp cận theo lý thuyết can thiệp khủng hoảng không những được dùng rộng rãi trong lĩnh vực có liên quan đến sức khỏe tâm thần mà con được sử dụng để hỗ trợ các trường hợp như thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, thất nghiệp, bị đuổi việc, thảm sát, hãm hiếp..... Cách tiếp cận theo lý thuyết khủng hoảng là phương pháp hỗ trợ nhanh cho cá nhân, nhóm hay cộng đồng... đang trong tình trạng khủng hoảng nhanh chóng thoát khỏi tình trạng mất cân bằng về mặt thể chất, tâm lý, xã hội Lý thuyết được áp dụng hữu hiệu trong việc trợ giúp cho thân chủ thoát khỏi tình trạng khủng hoảng qua việc nhân viên xã hội giúp cho thân chủ bày tỏ cảm xúc, chấp nhận hiện thực và nhận biết được các việc cần làm trong tương lai. 3.4 - Ứng dụng trong công tác xã hội Cách tiếp cận theo lý thuyết khủng hoảng là phương pháp hỗ trợ nhanh cho cá nhân, nhóm hay cộng đồng... đang trong tình trạng khủng hoảng nhanh chóng thoát 14 Tiểu luận lý thuyết công tác xã hội khỏi tình trạng mất cân bằng về thể chất – tâm lý – xã hội nhằm có được sự nhận biết và nhận đúng về sự việc đã xảy ra. Phương pháp này không được áp dụng nhiều trong công việc liên quan đến sức khỏe tâm thần, phòng tranh tự sát, hỗ trợ giảm stress cho gia đình bên cạnh đó được sử dụng nhiều trong công việc liên quan đến an sinh nhi đồng, công tác học đường, hỗ trợ phục hồi tâm lý sau khi bị hãm hiếp, hỗ trợ người lao dộng tại nhà máy… Lý thuyết can thiệp khủng hoảng rất hữu dụng trong việc hỗ trợ thân chủ thoát khỏi tình trạng khủng hoảng qua việc nhân viên xã hội giúp cho thân chủ bày tỏ cảm xúc, chấp nhận hiện thực và nhận biết được các việc cần làm trong tương lai. Nhân viên công tác xã hội không phải là nhân viên cấp cứu, vì vậy trong nhiều trường hợp khủng hoảng, chỉ can thiệp sau khi sự an toàn của thân chủ được đảm bảo. Đối với những trường hợp nhân viên công tác xã hội đối diện với khủng hoảng của thân chủ, mối quan tâm ưu tiên trước hết cũng là thể chất của thân chủ. Công tác xã hội trong trường hợp khủng hoảng có tính cách tức thời, tập trung, ngắn gọn và cụ thể. Sau khi ổn định tâm lý cho thân chủ, nhân viên công tác xã hội tiến hành công tác lượng định để tìm hiểu khủng hoảng, cung cấp sự hỗ trợ về mặt tinh thần và vật chất. Bên cạnh vai trò khuyến khích, động viên và hỗ trợ tinh thần, nhân viên công tác xã hội có thể phải giữ một vai trò tích cực và chủ động hơn trong giai đoạn tiến hành kế hoạch giúp đỡ so với những trường hợp không khủng hoảng. IV – LÝ THUYẾT PHÂN TÂM Sigmund Freud là người khởi xướng và đặt nền móng cho phân tâm học sau Freud có thể kể đến Anna Freud, Alfed Adler, Carl Jung, Harry Stack, Sullivan, Otto Rank và Wikhem Reich Freund nhấn mạnh vai trò của những quyết định vô thức đối với hành vi, và thể hiện những khía cạnh trọng yếu nhất của hành vi được ảnh hưởng nặng nề bởi những động cơ của những gì mà chúng ta nhận ra như thế nào. Mô hình họa đồ: Khởi đầu của nhân cách chia tâm trí ra thành ba hệ thống mức độ: Vô thức, tiềm nhận thức, và nhận thức. Sau này, tron mô hình cấu trúc của ông về nhân cách, ông định ra ba cấu trúc tinh thần: Xung động bản năng, bản ngã và siêu ngã. Sự tương tác liên tục giữa ba cấu trúc này được định rõ đặc điểm một cách ưu thế bởi xung đột nội tâm 15 Tiểu luận lý thuyết công tác xã hội 1.4 - Nội dung lý thuyết Phương pháp tiếp cận phân tâm theo lý thuyết Freud cho rằng nhân cách của mỗi cá nhân được hình thành từ mối quan hệ phức tạp của cá nhân và những trải nghiệm từ thời thơ ấu. Những hành vi của một cá nhân, do đó là kết quả của những mẫu hành vi thơ ấu và có nguồn gốc vô thức. Nói cách khác, chúng ta có những nhu cầu và ước muốn bị dồn nén và nhờ vào các mối quan hệ với những người khác trong thời thơ ấu mà chúng ta học được những cách thức rõ ràng để thoả mãn những dồn nén này. Nếu mỗi cá nhân không học được cách thoả mãn những nhu cầu dồn nén từ thuở ấu thơ của mình thì cá nhân ấy sẽ trở thành người không bình thường . Freud nhìn thấy hành vi con người có động cơ từ những đam mê và bản năng, ông đánh giá tính dục ở con người cao hơn những động lực tâm lý khác, con người là những sinh thể có nhu cầu Ông cho rằng con người được sinh ra với những bản năng thuộc về vô thức. Nó bao gồm các bản năng sống và bản năng chết, xã hội, sinh lý S. Freud cho rằng cấu trúc của nhân cách gồm có 3 cấu thành, đó là cái nó, cái tôi và cái siêu tôi. Các cấu trúc này được hình thành và phát triển dần tới khi con người được 5 tuổi. - Cái ấy : Hệ thống này bao gồm các bản năng vô thức và thúc đẩy con người thỏa mãn những mong muốn mà không tính tới các nguyên tắc và các quy định của xã hội. - Cái tôi : được hoạt động, điều chỉnh (kiểm soát) bởi thực tiễn thế giới xung quanh. - Cái siêu tôi : bao gồm ý thức và đạo đức. Mục đích trị liệu theo lý thuyết phân tâm Nhằm dựa vào những điều ẩn dấu ở tầng vô thức ra khu vực ý thức để tăng cường sức mạnh nội lực, cái tôi của thân chủ giúp thân chủ hiểu được những động cơ vô thức đã giữ không cho họ thay đổi, chỉ khi thân chủ nhận biết được những điều từ vô thức đã chi phối hành vi của họ thì lúc đó thân chủ mới có thể tự do lựa chọn những hành vi phù hợp mà từ đó cho phép họ hướng tới chỉnh sửa hành vi dựa trên những suy nghĩ có ý thức thay vì trước đây hành vi của thân chủ bị điều khiển bởi bản năng vô thức 16 Tiểu luận lý thuyết công tác xã hội Các cơ chế tự vệ: + Sự đè nén (dồn nén): là gạt bỏ, đẩy ra ngoài vòng ý thức những cảm nghĩ hình tượng khó chấp nhận, không thể chịu được + Sự phóng chiếu: Phóng chiếu phóng lên, gán cho người khác những cảm xúc, ham muốn mà mình không thể chấp nhận + Sự né tránh: Thể hiện là chúng ta không chối bỏ thực tế nhưng chúng ta né tránh sự thật + Sự đền bù (bù trừ): Là một quá trình tâm lý thúc đẩy một số người muốn khắc phục những yếu kém về thân thể hoặc tâm trí của mình + Sự viện lý: là sự viện lý lẽ không đúng sự thật nhưng có vẻ logic, được xã hội chấp nhận để giải thích, thanh minh cho hành động hay cảm xúc không hay của mình + Sự thoái bộ : Được hiểu là khi được đặt trong một tình huống hẫng hụt, cá nhân bất kể độ tuổi nào đều rơi vào phản ứng như trẻ con + Đồng nhất hoá: Là cơ chế qua đó ta chấp nhận cách thức ứng xử của một người mà chúng ta ngưỡng mộ như một hình mẫu + Sự thăng hoa: Là quá trình mà những xung lực bản năng không được thoả mãn trực tiếp đem đầu tư vào những hoạt động được xã hội đề cao như nghệ thuật, khoa học, sự nghiệp xã hội, tôn giáo… + Sự huyễn tưởng: Là những hình ảnh, biểu tượng do trí tượng tưởng tạo ra lúc thức hay ngủ + Sự hợp lý hoá: Là tìm cách lý giải biện minh một hành vi vô lý vô nghĩa, gán cho những động cơ nguyên nhân có vẻ hợp lý + Sự phủ định: Là gạt bỏ một ý nghĩa, một biểu tượng và nếu nó xuất hiện thì xem như không phải do bản thân nghĩ đến + Sự hình thành phản ứng: Là một cơ chế tự vệ ngược lại ý muốn bị dồn nén, chủ thể có ý muốn một đàng nhưng thể hiện ra ngoài ngược lại 17 Tiểu luận lý thuyết công tác xã hội 2.4 – Ưu điểm của lý thuyết Thuyết phân tâm học của S. Freud đã chống lại nền tâm lý học duy tâm chủ quan để xây dựng một nền tâm lý khách quan. Phần quan trọng trong học thuyết Freud nói về hình thức ngụy trang và tượng trưng thông qua đó những cảm nghĩ vô thức biểu hiện ra ngoài. Chính những cảm nghĩ vô thức là phần quan trọng nhất với xung lực mạnh nhất trong tâm trí con người và hoạt động của vô thức diễn biến theo những luật khác hẳn với hữu thức. Đó là đóng góp quan trọng nhất, lâu dài nhất của Freud cho tâm lý học. Freud cũng đã đưa ra một lí thuyết trọn vẹn về nhân cách, nó đầy đủ và cho phép giải quyết nhiều vấn đề tâm lý có ứng dụng thực tế mà đến nay vẫn còn được ứng dụng. Các kết quả của phân tâm học được rút ra từ những nghiên cứu thực hành chữa bệnh tâm thần do chính S.Freud thực hiện, những thành tựu mà ông mang đến cho khoa học loài người nói chung, khoa học nghiên cứu về tâm lý con người nói riêng là một khám phá vô cùng lớn về một mảng hiện tượng vô thức ở con người mà cho đến nay chưa ai vượt qua được những nghiên cứu của ông. Thuyết phân tâm học có ảnh hưởng rộng khắp trên toàn thế giới, nó đã tạo ra một phương pháp cho việc ứng dụng vào những ngành liên quan, hiện nay thuyết này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như điều trị bệnh nhân bằng liệu pháp tâm lý, điều tra tội phạm, tội phạm học để tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những phản kháng tiêu cực đối với các chuẩn mực xã hội do hành vi, để đưa cá nhân đó đi theo con đường đúng đắn Ông còn được đánh giá cao khi là người đã khám phá ra một lĩnh vực nghiên cứu mới của tâm lý học: vô thức. Có công lớn trong việc nghiên cứu động lực hành vi vủa con người là động cơ vô thức. Và đưa ra những khái niệm: sự dồn nén, cơ chế tự vệ, sự đồng nhất hoá, xung đột, sự xã hội hoá Vấn đề các động cơ bị che giấu của bệnh nhân trong lâm sàng và ý nghĩa của nhân tố này đối với các nhà lâm sàng Theo lý thuyết phân tâm học việc hỗ trợ thân chủ theo phương pháp này quan tâm tới việc thiết lập mối quan hệ tích cực với thân chủ ngay từ đầu Giúp thân chủ hiểu bản thân và khám phá chính mình Phương pháp phân tâm học có thể loại trừ tức thời các triệu chứng tâm bệnh, có thể làm thay đổi nhiều phẩm chất ở thân chủ Ưu điểm trong cách tiếp cận 18 Tiểu luận lý thuyết công tác xã hội Phương pháp phân tâm học quan tâm tới việc thiết lập mối quan hệ tích cực với thân chủ ngay từ đầu Giúp thân chủ hiểu bản thân và khám phá chính mình Phương pháp phân tâm học có thể loại trừ tức thời các triệu chứng tâm bệnh, có thể làm thay đổi nhiều phẩm chất ở thân chủ 3.4 – Hạn chế của lý thuyết Do quá nhấn mạnh đến cái bản năng vô thức của con người, Freud đã không thấy được một bản chất trong ý thức của con người, không thấy được bản chất xã hội, lịch sử của các hiện tượng tâm lý của con người và đồng nhất tâm lý của con người với tâm lý của động vật. Phân tâm học đã đối lập hoàn toàn với các nguyên tắc cơ bản của tâm lý học duy vật biện chứng. Nó tách biệt hoàn toàn nhân cách với những điều kiện xã hội của sự hình thành nhân cách, đề cao cái vô thức, cái sinh vật lên hàng đầu. Yếu tố sinh học thuần túy là bất biến. Đây là chủ nghĩa sinh vật điển hình, hạ thấp vai trò của ý thức, không xem ý thức là đối tượng của tâm lý học Quan niệm về con người và nhân cách con người trong phân tâm học Fread cũng bộc lộ những khía cạnh không đúng đắn. Con người trong thuyết phân tâm là con người cơ thế, con người sinh vật bị phân ly ra nhiều mảng, con người với những mong muốn chủ yếu là thỏa mãn các đam mê tính dục, con người đối lập với xã hội. Về mặt chính trị - xã hội, một cách khách quan, phân tâm học của Freud đã trở thành cơ sở cho một thứ triết lý sống không tích cực, luôn có xu hướng đối lập với xã hội trong các tầng lớp xã hội, đặc biệt là trong giới trẻ ở các nước phương tây sống chỉ đòi hỏi xã hội và người khác thỏa mãn nhu cầu của mình mà không tính đến trước tiên phần đóng ghóp của mình cho xã hội. Nhược điểm trong cách tiếp cận: Quan niệm vấn đề của thân chủ mang tính cực đoan vì quá nhấn mạnh đến yếu tố vô thức Phương pháp tiếp cận này mất nhiều thời gian, tốn chi phí đồng thời đòi hỏi thân chủ là người có khả năng ngôn ngữ lưu loát 19 Tiểu luận lý thuyết công tác xã hội 4.4 - Ứng dụng trong công tác xã hội Trước Freund không có bất kỳ học thuyết nào có hệ thống để giúp cho tình trạng rối loạn cảm xúc của con người, mà nó được coi như những khoảng không vô thức. Các nhà liệu pháp trước đó, thực hiện cho bệnh nhân mọi điều mà không hề biết đến lý do tại sao cách xử lý đặc thù có thể có giá trị. Sarnoff (1972) đã tóm tắt sự tác động mạnh mẽ của thuyết Freund trong cách nhìn này. Không nghi ngờ gì nữa, những khái niệm Freund đã giúp vô số bác sỹ lâm sàng đương đầu một cách trí tuệ với những thách thức lao khổ trong công việc của họ, gây tác động đến trình tự nhận thức dựa vào những gì có thể làm bối rối họ hoàn toàn, nó như là hỗn hợp gây rối những cá tính đặc biệt của hành vi. Thuyết Freund đã đem đến cho các bác sĩ lâm sàng một hệ thống nhận thức về việc giải thích những gì diễn ra đằng sau những phạm trù chẩn đoán có tính biểu hình đơn thuần cái mà được xem là lĩnh vực của tâm thần học. Ông đã định ra những quá trình tâm lý tiềm ẩn một cách riêng biệt cho những triệu chứng có thể quan sát rất đa dạng, Freund cũng đồng thời đặt ra lý thuyết phù hợp cho việc thây đổi chúng. Từ việc định từ đầu cho các bác sỹ lâm sàng một tập hợp những đường dẫn lý thuyết cho liệu pháp, phân tâm học đã trở thành một kỹ thuật chữa bệnh và là một ngành học trên khắp thế giới. Hiện nay nó được học một cách có hệ thống, và đã được các nhà phân tích cá nhân áp dụng một cách có hệ thống cho việc điều trị bệnh nhân của họ. Thuyết Freund không chỉ là thuyết khoa học đầu tiên về hành vi con người, mà còn chứng tỏ là một trong những cái nhìn tổng quan nhận thức về bản chất của con người phát triển đến đó. Trong một khuôn khổ duy nhất và một lý luận của học thuyết, Freund cung cấp một cấu trúc nhân cách và cấu trúc này bao gồm một nhận thức về những ảnh hưởng quan trọng trên hành vi được bắt nguồn từ thự tế, xã hội, và sinh vật học. Phân tâm học cũng biểu hiện cho ta thấy con người được thúc đẩy như thế nào bởi những lực ép vô thức để tham dự vào hành vi quan trọng, minh họa cả hai hành vi bình thường và dị thường phát triển và vận hành như thế nào; diễn giải cá nhân bị rối loạn có thể được điều trị như thế nào để có gắng sửa đổi hành vi trục trặc. Phải chăng, trong bức chân dung nhận thức được học thuyết Freund cung cấp, cho ta thấy nền tảng học thuyết này ảnh hưởng vĩ đại cả trên những ngành học trí tuệ lẫn cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Ý nghĩa của Freund khi xem con người như là một tạo vật mà cùng lúc vừa thô sơ lại vừa phức tập, vừa bốc đồng lại vừa duy lý, vừa ích kỷ lại vừa quảng đại, vừa thái hóa lại Về 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan