Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tieuluan duoclieu an than o vinhlong...

Tài liệu Tieuluan duoclieu an than o vinhlong

.DOCX
34
496
135

Mô tả:

Khảo sát các chế phẩm nguồn gốc từ dược liệu có tác dụng an thần tại địa bàn tỉnh Vĩnh Long
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ Giấc ngủ chính là một phần không thể thiếu trong cuộc sống , sau một ngày hoạt động mệt mỏi thì lúc chìm vào giấc ngủ chính là lúc cơ thể nghĩ ngơi và nạp lại năng lượng để chuẩn bị cho hoạt động ngày hôm sau .Giấc ngủ có chất lượng khi đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: đủ giờ, đủ sâu, cảm thấy khoẻ khoắn khi thức dậy. Ngày nay, những gánh nặng và áp lực từ cuộc sống khiến thần kinh lúc nào cũng căng như dây đàn (CHỊ GHI CĂNG THẲNG LÀ ĐƯỢC RỒI, ĐÂY LÀ BÀI VIẾT KHOA HỌC NÊN DÙNG CÂU NGẮN GỌN, RÕ RÀNG HẠN CHẾ TỪ NGỮ VĂN HỌC), cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, stress thì chắc chắn khó có được một giấc ngủ ngon. Khi não bộ và các cơ quan trong cơ thể không được thả lỏng sẽ dễ dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra giấc ngủ sẽ thay đổi theo tuổi tác. Khi bước vào giai đoạn cao niên tâm sinh lý thay đổi nên thời gian dành cho giấc ngủ sẽ ít đi, thường ngủ muộn và thức dậy sớm, thậm chí trằn trọc khó ngủ vào bao đêm, mặc dù ban ngày ngủ ít hoặc không ngủ. Có rất nhiều thuốc có tác dụng an thần gây ngủ. Tuy nhiên, do độc tính và tác dụng khác nhau, hiện nay chỉ còn một số thuốc được sử dụng, chủ yếu thuộc nhóm benzodiazepin. Chúng bao gồm các thuốc: diazepam, bromazepam (dẫn xuất benzodiazepin), levomepromazin, chlorpromazin (dẫn xuất phenothiazin), phenobarbital (dẫn xuất của barbiturat).. Tác dụng của thuốc an thần là tạo ra giấc ngủ cho người dùng, chống lại sự mất ngủ. Nhưng một trong các tác dụng phụ khó tránh của thuốc ngủ đó là gây buồn ngủ vào sáng ngày hôm sau và sự lệ thuộc vào thuốc. Để giảm tác dụng phụ, nên chọn các thuốc có tác dụng nhẹ đến trung bình. Các thuốc an thần có nguồn gốc dược liệu như Mimosa, Rotudin là những thuốc được ưu tiên lựa chọn đầu tiên. 1 Do đó, đề tài “ Những thuốc an thần gây ngủ có nguồn gốc dược liệu tại Thành phố Vĩnh Long” CHÚ Ý VIẾT ĐÚNG TÊN KHÓA LUẬN “Khảo sát một số chế phẩm từ dược liệu có tác dụng an thần tại địa bàn Thành phố Vĩnh Long tỉnh Vĩnh Long” , được thực hiện với mục tiêu cụ thể như sau: khảo sát các sản phẩm thuốc an thần gây ngủ có nguồn gốc dược liệu tại Thành phố Vĩnh Long. BỔ SUNG GHI CHÚ TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CÓ TÁC DỤNG AN THẦN- GÂY NGỦ 2.1. BÌNH VÔI: Hình 2.1 bình vôi 2.1.1. Tên khoa học: Stephania rotunda Lour. [Stephania glabra (Roxb)Miers.] 2.1.2. Họ: Tiết dê (Menispermaceae) 2.1.3. Tên khác: Củ một, Củ mối trôn, Ngải tượng, Tử nhiên, Cà ton (Thổ) 2.1.4. Mô tả: Bình vôi thuộc loại cây dây leo, dài từ 2-6m. Lá mọc so le: phiến lá hình bầu dục, hoặc hình tim hoặc hơi tròn. Hoa tự tán nhỏ, tính khác gốc, màu vàng cam. Quả hình cầu, khi chín có màu đỏ tươi trong chứa 1 hạt hình móng ngựa có gai. Bình vôi có phần gốc thân phát triển to thành củ, có khi nặng tới 20 – 30kg, hình dáng thay đổi tùy theo từng nơi củ phát triển. Củ Bình vôi có vỏ ngoài màu đen, khi cạo bỏ vỏ ngoài thì trong có màu xám.[1] 3 2.1.5. Phân bố: Các loài bình vôi ở nước ta phân bố khá rộng trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Thường gặp ở các vùng núi đá vôi: Tuyên Quang, Hoà Bình, Cao Bằng, Thanh Hoá, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu... Một số loài thường chỉ gặp ở các vùng núi đất và biển như S. pierrei, S. brachyandra, S. haianensis. Riêng loài S. pierrei Diels tập trung chủ yếu ở các tỉnh ven biển Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận. 2.1.6. Bộ phận dùng: Củ (Tuber Stephania) đã cạo sạch vỏ nâu đen 2.1.7. Thành phần hóa học chính: Rotundin tỉ lệ 1,2 đến 1,5% (tính trên củ tươi). 2.1.8. Công dụng: Theo kinh nghiệm của nhân dân ta dùng bình vôi thái lát phơi khô chữa mất ngủ, ho hen, sốt, lỵ, đau bụng. Ngày uống 3 – 6g dạng thuốc sắc. Có thể tán bột ngâm rượu 40o với tỉ lệ 1 phần bột 5 phần rượu. Uống 5 – 10 ml rượu/ngày, có thể thêm đường cho dễ uống. Bình vôi chủ yếu được dùng làm nguyên liệu chiết xuất lấy L – tetrahydropalmatin hoặc cepharanthin tuỳ theo loài. L – tetrahydropalmatin (Rotundin) được dùng làm thuốc trấn kinh, an thần trong các trường hợp: mất ngủ, trạng thái căng thẳng thần kinh, một số trường hợp rối loạn tâm thần. Liều dùng: 0,03g – 0,1g dưới dạng viên 1 – tetrahydropalmatin hydroclorid hoặc sulfat, mỗi viên 0,03g. Ngoài dạng viên 30 và 60 mg Rotundin còn có dạng tiêm Rotundin sulfat, mỗi ống 2 ml (60 mg) làm thuốc giảm đau, an thần, gây ngủ trong điều trị loét dạ dày tá tràng, đau dây thần kinh, mất ngủ do lo âu, căng thẳng thần kinh, hen co thắt phế quản.[1] 4 2.2. LẠC TIÊN Hình 2.2 Lạc tiên 2.2.1. Tên khoa học: Passiflora foetida L. 2.2.2. Họ: Lạc tiên (Passifloraceae). 2.2.3. Tên khác: Hồng tiên, dây nhãn lồng, lồng đèn. 2.2.4. Mô tả: Lạc tiên là loại dây leo bằng tua cuốn, lá mọc cách, hình tim chia làm 3 thùy nhọn; toàn thân, lá có lông mềm. Hoa đơn độc, có 5 cánh màu trắng hơi phớt tím. Quả hình tròn hay hình trạng,. bên ngoài được bao bởi lá bắc tồn tại (trông giống như cái đèn lồng); khi chín có màu vàng, trong chứa. nhiều hạt mọng có vị ngọt, thơm, ăn được. 2.2.5. Phân bố: Cây Passiflora foetida L. mọc hoang khắp nơi ở nước ta, thường trẻ con vẫn hái quả ăn. Trước đây hầu như nhân dân ta không dùng cây này làm thuốc. Từ năm 1940, một số dược sĩ Việt Nam từ Pháp về thấy cây này hơi giống Passiflora ở bên Pháp mà tại Pháp người ta dùng cây đó làm thuốc an thần nên đã dùng cây lạc tiên của ta chế thành thuốc an thần. Từ đó ta quen dùng, chứ chưa ai kiểm tra theo dõi tác dụng đến đâu.[1] 2.2.6. Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất của cây 5 2.2.7. Thành phần hóa học: Chưa thấy tài liệu nghiên cứu ở nước ta. Theo Quesland ( Agr. J., 43-1930:605) quả chin chứa acid xyanhydric. Tuy nhiên trẻ con ăn không thấy triệu chứng bị ngộ độc. 2.2.8. Công dụng, cách dùng: Các xí nghiệp và bệnh viện thường dùng chế thành thuốc nước ngọt có pha cồn làm thuốc an thần, chữa mất ngủ, tim hồi hộp. Nhưng thường phối hợp với nhiều vị thuốc khác như tim sen, lá dâu, đôi khi thêm cả bromua cho nên khó đánh giá tác dụng Có người nói chỉ dùng cây này sắc uống cũng thấy tác dụng ngủ và an thần. Ngày dùng 6 đến 16g cây khô dưới dạng thuốc sắc hay pha rượu [1] 2.3. SEN 6 Hình 2.3 Tâm sen 2.3.1. Tên khoa học: Nelumbo nucifera Gaernt 2.3.2. Họ: Sen (Nelumbonaceae) 2.3.3. Tên khác: Liên, Quỳ 2.3.4. Mô tả: Thân rễ hình trụ mọc trong bùn gọi là ngó sen, dùng làm thực phẩm. Lá mọc lên khỏi mặt nước, cuống lá dài có gai nhỏ. Phiến lá hình đĩa to, đường kính 40-70 cm, có gân tỏa tròn. Hoa to, gồm rất nhiều cánh hoa màu trắng đỏ hồng, đều, lưỡng tính, nhiều nhị, bao phấn 2 ô, mở bởi kẽ nứt dọc, trung đới mọc dài ra thành một phần trụ màu trắng gọi là hạt gạo, phần này có hương thơm dùng để ướp chè. Lá noãn nhiều và rời nhau đựng trong một đế hoa loe hình nón ngược. Vòi ngắn, núm nhụy chỉ nhô lên khỏi đế hoa. Mỗi lá noãn sinh ra một quả, trong đựng một hạt, hạt không có nội nhũ. Hai lá mầm nạc dày bao bọc bởi một màng mỏng. Chồi mầm (tâm sen) mang 4 lá non gập vào trong, có diệp lục.[1] 2.3.5. Phân bố: Sen được trồng ở nhiều nơi trong nước ta để ăn và dùng làm thuốc. 2.3.6. Bộ phận dùng: 7 Hạt Sen - Semen Nelumbinis là hạt còn màng lụa hồng bên ngoài, phơi khô, còn gọi là liên nhục. Quả Sen - Fructus Nelumbinis là quả già phơi khô, còn gọi là liên thạch. Tâm Sen - Embryo Nelumbinis là chồi mầm phơi khô, còn gọi là liên tâm. Tua Sen - Stamen Nelumbinis là nhị hoa, còn gọi là liên tu. Lá Sen - Folium Nelumbinis, hái vào mùa hè và mùa thu, phơi khô bỏ cuống. Ngoài ra người ta còn dùng gương sen tức là đế hoa gọi là liên phòng, ngó sen là thân rễ gọi là liên ngẫu.[2] 2.3.7. Thành phần hóa học: Hạt có thành phần chính là tinh bột. Hạt tinh bột hình trứng, rốn hạt hình vạch, kích thước hạt tinh bột từ 3-25 mm. Lá có nhiều alcaloid đã được phân lập và xác định cấu trúc: nuciferin, anonain, roemerin, pronuciferin, N-nornuciferin, O-nornuciferin, methyl-N-methylcoclaurin, nepherin, liriodenin, N-methyl-coclaurin, 4- dehydroroemerin, armepavin, dehydronuciferin, dehydroanonain, N- methylsococlaurin. Nuciferin là thành phần chính. Ngoài alcaloid ra, lá sen còn có các flavonoid: quercetin, isoquercitrin, leucocyanidin, leucodelphinidin. Tâm sen có các alkaloid sau đã được biết: liensinin, isoliensinin, methyl-corypalin, neferin, lotusin, 1(p.hydroxybenzyl) 6,7-dihydroxy-1,2,3,4-tetra-hydroisoquinolin. Gương sen có quercetin. 2.3.8. Công dụng,cách dùng: 8 Hạt sen thường dùng để nấu chè ăn hoặc làm mứt. Trong y học dân tộc cổ truyền dùng hạt sen làm thuốc bổ tỳ, thuốc chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ, di tinh, đi tiêu lỏng. Ngày dùng 30g. Tâm sen là thuốc an thần, chữa mất ngủ. Ngày dùng 4-10g tâm sen khô dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha, có thể thêm đường cho dễ uống. Lá sen cũng tác dụng như tâm sen, ngoài ra còn dùng làm thuốc cầm máu.Ngày dùng 20g. Gương sen và tua sen cũng dùng làm thuốc cầm máu, chữa di mộng tinh. 2.4. VÔNG NEM Hình 2.4 Vông nem 2.4.1. Tên khoa học: Erythrina oriantalis (L.) Murr., 2.4.2. Họ: Cánh bướm (Papilionaceae) 2.4.3. Tên khác: hải đồng bì, thích đồng bì, 2.4.4. Mô tả: 9 Vông nem thuộc loại cây thân gỗ cao tới 10 – 20m, thân có gai ngắn. Lá mọc so le vòng quanh thân; lá kép có 3 lá chét hình trứng. Hoa mọc thành chùm, màu đỏ thắm. Quả loại đậu, trong chứa 1 – 8 hạt hình tròn màu đỏ sẫm. 2.4.5. Phân bố: Mọc hoang và được trồng khắp nơi trong nước ta để làm hàng rào và lấy lá ăn hoặc làm cảnh. 2.4.6. Bộ phận dùng: Lá tươi hay phô hoặc sấy khô, vỏ thân phơi hay khô 2.4.7. Thành phần hoá học: Là và thân đều chưa một alkaloid độc Erythrine có tác dụng làm giảm và có khi làm mất hẳn hoạt động thần kinh trung ương, tuy nhiên không ảnh hưởng tới độ kích thích vận động và sự co bóp của cơ. Có tác giả còn lấy được chất saponin gọi là migarin có tính chất làm dãn đồng tử. Hạt có chứa alkaloid là hypaphorin.- (The Wealth of India, vol. 3, 1952), erythroidin, erythramin. Dầu béo, acid béo, chất vô cơ (Choudhory A.R. và cs., 1986) Dầu béo từ hạt đỏ: 11,3% gồm các acid béo no 36,7%, các acid béo không no 63,3% (acid oleic 53,42%, acid linoleic 9,87%. Dầu từ hạt trắng 12%, 23 acid amin 21,97% (Abdel Hafir và cs., 1983)[2] 2.4.8. Công dụng, cách dùng: 10 Thuốc an thần , gây ngủ. Rượu lá vông dùng với 1-2g một ngày hoặc siro lá vông ( rượu lá vông tươi 1/5, 150ml, siro vừa đủ 500ml) uống mỗi ngày 20ml trước khi đi ngủ. Có thể dùng thuốc hãm hoặc thuốc sắc, ngày uống 2-4g lá Nhân dân ta còn uống lá vông và đắp lá vông hơ nóng vào hậu môn để chữa trĩ. Bệnh viện 108 đã dùng lá vông nem đã rửa sạch bằng thuốc tím giã nhỏ với một ít cơm nguội đắp lên các vết loét ( chữa bằng lối khác không khỏi) thấy vết loét chóng lên thịt non. Nếu đắp lâu quá thì thịt có thể lên cao quá mức cũ. Vỏ cây vông làm thuốc chữa sốt, sát trùng, thông tiểu, an thần và gây ngủ, dùng trong bệnh thổ tả, lỵ, amip và trực trùng, nhuận tràng. Dùng với liều 6-12g dạng thuốc sắc. Còn dùng làm thuốc xoa bóp, thuốc mỡ.[1] 2.5. TÁO TA 11 Hình 2.5 táo nhân 2.5.1. Tên khoa học: Ziziphus mauritiana Lamk. (=Z.jujuba Lam.), 2.5.2. Họ: Táo ta (Rhamnaceae). 2.5.3. Tên khác: Táo ta, toan táo nhân 2.5.4. Mô tả: Cây nhỡ cao 2-4 m có gai, cành nhiều. Lá hình trứng, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới có lông trắng, có 3 gân dọc lồi lên rõ. Hoa màu vàng xanh, mọc thành xim ở kẽ lá. Quả hạch. Vỏ ngoài nhẵn bóng, lúc non màu xanh khi chín màu hơi vàng. Thịt quả ăn được, vị chua chát hơi ngọt. Các nhà khoa học Việt Nam đã tạo nhiều chủng loại táo sai quả, quả to, vị ngon, ngọt trồng khắp nơi trong nước ta.[1] 2.5.5. Phân bố: Được trồng khắp nơi ở nước ta để lấy quả ăn. 2.5.6. Bộ phận dùng: nhân hạt 2.5.7. Thành phần hóa học chính: Thành phần hạt táo Z.jujuba Mill. có các saponin: jujubosid A và jujubosid B, khi thủy phân thì trong thành phần của đường xác định có glucose, rhamnose, arabinose, xylose. Phần aglycon là jujubogenin một sapogenin thuộc nhóm dammaran. Hạt còn chứa các peptid alkaloid có tên là sanjonine (14 chất). Ngoài ra còn có acid betulinic, betulin là các triterpenoid thuộc nhóm lupan và một số thành phần khác như chất béo, vit.C. 12 Trong táo nhân có 2 loại phytosterol. Ngoài ra còn chứa tinh dầu, có 2.52% saponin và có phản ứng với alkaloid. Trong lá táo có rutin và quexetin.[1] 2.5.8. Công dụng, liều dùng: Theo quan sát trên lâm sàng, vị thuốc có tác dụng trấn tĩnh và gây ngủ rõ rệt (Dược học thông báo, 1953) Người lớn uống 15-20 hạt ( tương đương với 0,8-1,8 g) thì có công hiệu. Dùng quá liều có thể bị trúng độc và mất tri giác, hôn mê. Theo tài liệu cổ, toan táo nhân có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can, đởm, định tâm, an thần. Dùng chữa hư phiền không ngủ được, hồi hợp hay quên , tân dịch ít, miệng khô, người yếu ra nhiều mồ hôi.[1] 2.6. LONG NHÃN 13 Hình 2.6 cây nhãn 2.6.1. Tên khoa học: Euphoria longana Lamk 2.6.2. Họ: Bồ hòn (Sapindaceae) 2.6.3. Tên khác: lệ chi nô, á lệ chi 2.6.4. Mô tả: Cây cao 5-7m, lá rườm rà, vỏ cây xù xì, sắc xám, nhiều cành, nhiều lá um tùm, xanh tươ luôn, không hay héo và rụng như lá các cây khác. Lá kép hình lông chim, mọc so le gồm 5 đến 9 lá chét hẹp. Hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá. Quả có vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhẵn (chỉ có một ô bầu phát triển thành quả, các ô kia tiêu giảm đi). Hạt đen nhánh có áo hạt bao bọc. 2.6.5. Phân bố: Ở Việt Nam đâu cũng có, nhưng nhiều và quý nhất là nhãn Hưng Yên, có mọc ở miền Nam Trung Quốc, Thái Lan, Đông Ấn Độ. 2.6.6. Bộ phận dùng: long nhãn nhục, hạt, lá. 2.6.7. Thành phần hóa học: Cùi khô chứa 0,85% nước, chất tan trong nước, chất không tan trong nước có glucoza, sacaroza 14 Hạt nhãn có chứa tinh bột, saponin, chất béo và tannin Lá nhãn có quexitrin, tannin. 2.6.8. Công dụng và cách dùng: Ngoài công dụng làm thực phẩm, long nhãn nhục là một vị thuốc dùng để bồi bổ, chữa các bệnh hay quên, thần kinh kém, hay hoảng hốt, thần kinh suy nhược, không ngủ được. Ngày dùng 8-10g dưới dạng thuốc sắc hay cao lỏng. Hạt dùng ngoài hay dùng hoặc uống trong (rất ít dùng) với liều 3-9g. Hạt chữa các chứng chốc lở, bị đứt tay, đứt chân ( tán nhỏ rắc lên vết đứt), gội đầu.[1] 2.7. CÂY XẤU HỔ 15 Hình 2.7 cây xấu hổ 2.7.1. Tên khoa học: Mimosa pudica 2.7.2. Họ: Trinh nữ ( Mimosaceae) 2.7.3. Tên khác: cây mắc cở, cây trinh nữ, hàm tu thảo. 2.7.4. Mô tả: Cây nhỏ, phân nhiều nhánh, mọc thành bụi, loà xoà trên mặt đất, cao độ 50cm, thân có nhiều gai hình móc. Lá kép lông chim chẵn, hai lần, cuống phụ xếp như hình chân vịt, khi dụng chạm nhẹ thì lá cụp xẹp lại, hoặc buổi tối cũng cụp lại. Lá chét nhỏ gồm 1214 đôi. Hoa nhỏ, màu tím nhạt, tụ lại thành hình đầu. Quả giáp nhỏ, dài độ 2cm, rộng 2-3mm, tụ lại thành hình ngôi sao, có lông cứng-hạt nhỏ, dẹt dài độ 2mm, rộng 11,5mm. 2.7.5. Phân bố: Mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, không thấy ai trồng 2.7.6. Bộ phận dùng: Dùng toàn cây hoặc là và rễ 2.7.7. Thành phần hóa học: Có alkaloid gọi là mimosin, trong lá và quả cây có selen. 2.7.8. Công dụng, cách dùng : Lá cây xấu hổ dùng làm thuốc ngủ và dịu thần kinh. Liều dùng hàng ngày 6-12g dạng thuốc sắc, uống trước khi đi ngủ. Rễ cây được dùng chữa bệnh nhức xương 2.8. THUYỀN THUẾ 16 Hình 2.8 thuyền thuế 2.8.1. Tên khoa học: Cryptotympana pustilata 2.8.2. Họ: Ve sầu (Cicadae) 2.8.3. Tên khác: thuyền thoái, thiền xác, thiền thuế. 2.8.4. Mô tả: Là xác lột của ve sầu trưởng thành, nguyên con, màu nâu nhạt, thủy phân không quá 10%, tỷ lệ vụn nát không quá 5%. 2.8.5. Phân bố: Ve sầu có nhiều ở các vifng rừng núi, các thành phố , ở những nơi có cây to. 2.8.6. Bộ phận dùng: Xác lột của con ve sầu khi đang lớn lên. 2.8.7. Thành phần hóa học: Hoạt chất chưa rõ, chỉ mới biết trong xác ve có chất kitin 2.8.8. Công dụng và cách dùng: Còn ở trong phạm vi nhân dân dùng làm thuốc trấn kinh và chữa sốt, chữa kinh giật, kinh phong, co quắp tay chân của trẻ em, ho mất tiếng, viêm tai giữa. Dùng ngoài làm thuốc chữa lở, mắt có màng mỏng. Gần đây người ta dùng thiền thuế chữa một số trường hợp uốn ván có kết quả. Ngày uống 1-3g dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. 2.9. CÂU ĐẰNG 17 Hình 2.9 câu đằng 2.9.1. Tên khoa học: Uncaria rhynchophylla (Miq) Jack 2.9.2. Họ: Cà phê ( Rubiaceae) 2.9.3. Tên Việt Nam: câu đằng 2.9.4. Mô tả: Cây Câu đằng là loại cây dây leo, dài tới 7 – 8m. Lá mọc đối phiến lá hình trứng đầu nhọn, mặt trên bóng nhẵn, mă tă dưới có phấn mốc, Ở kẽ lá có hai móc (giống móc câu) ở hai bên đối xứng như lá. Hoa thành hình cầu. Quả nang, trong chứa nhiều hạt. 2.9.5. Phân bố: Cây mọc hoang ở vùng thượng du Cao Bằng, Lào Cai. Chưa được trồng. 2.9.6. Bộ phận dùng: mẩu thân có gai của cây 2.9.7. Thành phần hóa học: Trong câu đằng có 2 chất alkaloid : rhynchophylin và isorynchophylin. 2.9.8. Công dụng và cách dùng: Theo tài liệu cổ: vị ngọt, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, bình can, trấn kinh. Chữa trẻ con hàn nhiệt kinh giản, người lớn nhức đầu mắt hoa. Hiện nay cây đằng được dùng làm thuốc trấn kinh, trấn tĩnh, bệnh cao huyết áp. Đầu quay, mắt hoa, trẻ con kinh giât, khóc đêm, phụ nữ xích bạch đới. Ngày dùng 6-15g dạng thuốc sắc.[1] 18 2.10. CHU SA- THẦN SA Hình 2.10 chu sa-thần sa 2.10.1. Tên khoa học: Cinnabaris 2.10.2.Tên khác: châu sa, đơn sa 2.10.3. Mô tả: Chu sa thường ở thể bột đỏ, thần sa thường ở thể cục thành khối óng ánh, to nhỏ không nhất định, màu đỏ tối hay đỏ tươi, chất nặng nhưng dễ vỡ vụn, không mùi, vị nhạt 2.10.4. Phân bố: Chu sa – thần sa hiện nay ta đều còn phải nhập, tuy nhiên chu sa và thần sa đều là những vị thuốc rất thông dụng. 2.10.5. Bộ phận dùng: bột màu đỏ 2.10.6. Thành phần hóa học: Thành phần chủ yếu là sunfua thủy ngân thiên nhiên. Nguyên chất có thủy ngân 86,2%, sunfua 13,8%. Thường lẫn một số tạp chất như chất hữu cơ. 2.10.7. Công dụng, cách dùng: 19 Tây y hiện nay không dùng sunfua thủy ngân làm thuốc. Trước kia có dùng tị bệnh giang mai nhưng thường chỉ dùng dưới dạng thuốc mỡ 10%. Ít dùng để uống. Trái lại trong đông y coi chu sa thần sa là một vị thuốc thông thường có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chữa hoảng hốt, mất ngủ, ngủ hay mê, giật mình hoảng sợ, trẻ con hay khóc đêm. Còn dùng làm bột bao thuốc viên chống mốc của thuốc viên.[1] CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu: khảo sát một số nhà thuốc tại Thành phố Vĩnh Long về các loại thuốc an thần gây ngủ có nguồn gốc dược liệu Các địa điểm nghiên cứu: (hình ảnh một số nhà thuốc) 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan