Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luậnnông nghiệp và phát triển kinh tế...

Tài liệu Tiểu luậnnông nghiệp và phát triển kinh tế

.PDF
10
245
83

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ MÔN HOC: KINH TẾ PHÁT TRIỂN GVHD: PGS.TS NGUYỄN VĂN NGÃI HỌC VIÊN: NGUYỄN THÀNH ĐẠT LỚP: CAO HỌC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MSSV: 156051001 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015 MỤC LỤC 1.VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ ........ 1 1.1Nông nghiệp đóng góp vào phát triển ........................................................ 1 1.2 Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm ............................. 2 1.3 Làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ .............................. 3 1.4 Nông nghiệp là nguồn cung ứng các yếu tố sản xuất cho phi nông nghiệp ................................................................................................................. 3 1.5.Nông nghiệp là nguồn cung ứng ngoại tệ .................................................. 4 1.6. Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường ................ 4 2.VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ... 5 2.1.Can thiệp nhà nước được ủng hộ .............................................................. 5 2.2.Can thiệp nhà nước chưa được ủng hộ ..................................................... 6 2.2.1.Phân chia đất cho nông dân ................................................................. 6 2.2.2.Tổ chức nông dân .................................................................................. 7 2.2.3.Tổ chức thị trường nhà nước (marketing board) .............................. 7 2.2.4.Giá nông sản .......................................................................................... 7 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 8 NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.1Nông nghiệp đóng góp vào phát triển Nông nghiệp không chỉ có vai trò quan trọng và to lớn đối với việc phát triển trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá mà cho đến tận thế kỉ 21 nay, nông nghiệp vẫn là công cụ chính cho sự phát triển bền vững và giảm nghèo. Nông nghiệp đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, cung cấp các cơ hội cho đầu tư khu vực tư nhân và tạo động lực phát triển các ngành công nghiệp liên quan đến nông nghiệp, bao gồm cả công nghiệp chế biến nông sản, lâm, thuỷ sản (phục vụ đầu ra cho nông nghiệp) và cả công nghiệp hoá chất, cơ khí (đầu vào cho nông nghiệp). theo báo cáo của ngân hàng thế giới, trong các nước đang phát triển nông nghiệp đóng góp 29% GDP và giải quyết việc làm cho 65% lực lượng lao động xã hội. không những thế các ngành công nghiệp và dịch vụ gắn kết với nông nghiệp trong chuỗi giá trị thường chiếm hơn 30% GDP. Các nước phát triển chiếm tỉ trọng nhỏ trong nông nghiêp 2-3%. Đối với các nước phát triển nông nghiệp cho thấy là ngành dẫn đầu trong tăng trưởng kinh tế, khi năng suất quyết định giá và tính cạnh tranh thì nó là chìa khoá cho sự tăng trưởng Trong quá trình đầu của công nghiệp hoá, lợi thế so sánh vẫn thuộc về các ngành sản xuất thô (nông nghiệp và khai khoáng). Để thu ngoại tệ hầu hết các nước đều dựa vào xuất khẩu nông sản thô, nông sản sơ chế và khoáng sản, một phần từ du lịch. Vì vậy tăng trưởng cả phần thương mại và phi thương mại ngành nông nghiệp sẽ hộ trợ tăng trưởng của các ngành trong nền kinh tế theo cấp số nhân. Kinh Tế Phát Triển Page 1 Nông nghiệp là một sinh kế. theo ngân hàng thế giới, nông nghiệp là sinh kế cho 86% dân số nông thôn, tạo việc làm cho 1.3 tỷ nông hộ nhỏ và những nông dân không có ruộng đất, đồng thời nông nghiệp còn tạo ra phúc lợi xã hội dựa vào nông nghiệp khi có những biến động ở khu vực đô thị và là nền tảng đối với cộng đồng nông thôn. Trong 5.5 tỷ người của thế giới đang phát triển thì có 3 tỷ người sống ở vùng nông thôn chiếm hơn một nửa tổng dân số. Số người sống dưới chuẩn nghèo 2USD tại các nước đang phát triển gần đây giảm xuống nhanh chủ yếu do giảm tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn, hơn 80% trong mức giảm tỷ lệ hộ nghèo do cải thiện điều kiện ở nông thôn chứ không phải do di cư 1.2 Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển. Ở những nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên ở những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản cuả các nước này khá lớn và không ngừng tăng, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống cho con người những sản phẩm tối cần thiết đó là lương thực, thực phẩm. Lương thực thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Điều đó do tác động của các nhân tố: sự gia tăng dân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con người. Cũng có quan điểm cho rằng, việc thiếu hụt lương thực có thể bù đắp qua việc nhập khẩu, nhất là trong điều kiện kinh tế mở. Tuy nhiên việc này khó thực hiện Kinh Tế Phát Triển Page 2 do khan hiếm ngoại tệ và chi phí cao, không giống như nhập khẩu máy móc sẽ gia tăng vốn kinh tế. Thực tiễn lịch sử các nước trên thế giới đã chứng minh, chỉ có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đã có an ninh lương thực. Nếu không đảm bảo an ninh lương thực thì khó có sự ổn định chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển, từ đó sẽ làm cho các nhà kinh doanh không yên tâm bỏ vốn vào đầu tư dài hạn. 1.3 Làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp. Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất. Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập dân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát triển, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm của nông nghiệp và có thể cạnh tranh với thị trường thế giới. 1.4 Nông nghiệp là nguồn cung ứng các yếu tố sản xuất cho phi nông nghiệp Nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường… Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, bởi vì đây là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân. Nguồn vốn từ nông Kinh Tế Phát Triển Page 3 nghiệp có thể được tạo ra bằng nhiều cách, như tiết kiệm của nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản trong đó thuế có vị trí rất quan trọng. 1.5.Nông nghiệp là nguồn cung ứng ngoại tệ Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Các loại nông, lâm thủy sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các hàng hóa công nghiệp. Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản thường bất lợi do giá cả trên thị trường thế giới có xu hướng giảm xuống, trong lúc đó giá cả sản phẩm công nghiệp tăng lên, tỷ giá kéo khoảng cách giữa hàng nông nghiệp và hàng công nghệ ngày càng mở rộng làm cho nông nghiệp, nông thôn bị thua thiệt so với công nghiệp và đô thị. Gần đây một số nước đa dạng hoá sản xuất và xuất khẩu nhiều loại nông lâm thuỷ sản, nhằm đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước. 1.6. Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường Nông nghiệp là nơi cung cấp dịch vụ môi trường. Sản xuất nông nghiệp cần sử dụng đến các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, nên nông nghiệp cũng tác động xấu và tốt đến môi trường. Hiện nay nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất nên làm cho nguồn nước cạn kiệt, ô nhiễm hoá và biến đổi khí hậu chiếm tới 30% khí thải nhà kính. Nhưng nông nghiệp cũng góp phần cung cấp dịch vụ môi trường, như cố định các-bon, quản lí lưu vực sông và bảo tồn đa dạng sinh học. vì thế trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cần tìm những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường Kinh Tế Phát Triển Page 4 2.VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Quản lý nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp là sự quản lý vĩ mô mang tính chất thực hiện quyền lực Nhà nước trong quản lý, thông qua công cụ kế hoạch, pháp luật và các chính sách để tạo điều kiện tiền đề, môi trường cho nông nghiệp phát triển, đồng thời kiểm soát quá trình phát triển đó theo mục tiêu đã định. Bản chất của sự can thiệp, hay nói cách khác là vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông thôn là cung cấp các dịch vụ và hàng hóa công, việc mà thị trường tự do không đảm đương được. Ngoài ra, một số lý do khác biện minh cho sự can thiệp của Nhà nước vào khu vực nông thôn là Nhà nước phải kích thích quá trình phát triển ngay từ điểm khởi đầu, và sau đó, tạo điều kiện cho các thành phần tư nhân và thị trường tham gia. Hơn nữa, quá trình chuyển đổi nông thôn về phía phát triển và xóa đói giảm nghèo cần nhiều công cụ chính sách, ví dụ chính sách giá, thương mại, tạo ra công ăn việc làm, phát triển nông thôn và trợ giúp lương thực. Các chính sách cung cấp dịch vụ và hàng hóa công này góp phần thúc đẩy phát triển khu vực nông thôn, tạo ra tính năng động, hiệu quả và đồng thời thực hiện xóa đói giảm nghèo và bảo đảm tính công bằng song song với tăng cường hiệu quả. Phát triển nông thôn cũng đòi hỏi cơ sở hạ tầng và hàng hóa dịch vụ công hỗ trợ và thị trường tốt. Vấn đề quan trọng là mức độ sâu và rộng của các can thiệp của Nhà nước vào quá trình chuyển đổi nông thôn có thể bị quá đà, dẫn đến triệt tiêu thị trường hoặc làm mất những vai trò điều tiết quan trọng của thị trường. Các can thiệp quá sâu và không khôn ngoan có thể tạo ra các thất bại còn tệ hại hơn là các thất bại thị trường. 2.1.Can thiệp nhà nước được ủng hộ Nhìn chung, có hai xu hướng khác biệt về một số loại can thiệp thường được các chính phủ thực hiện. Các nhà khoa học thường đạt được sự đồng thuận khoa học về một số can thiệp của Nhà nước như: Kinh Tế Phát Triển Page 5 + Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học nông nghiệp, các nhà khoa học đều cho là phần lớn hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp và các kết quả khoa học là các hàng hóa, dịch vụ công. Hầu hết các kết quả nghiên cứu, các sản phẩm giống cây trồng, vật nuôi mới và quy trình canh tác, nuôi dưỡng đều được cung cấp cho nông dân một cách miễn phí. Nhà nước cũng bỏ ra chi phí để thu thập, đánh giá, kiểm chứng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, các sáng kiến do nông dân tạo ra trên nông trại cho các nông dân khác + Khuyến nông cũng là một dạng dịch vụ công mà hầu hết các chính phủ đều cung cấp cho nông dân của họ. Mục tiêu của khuyến nông là nhằm chuyển giao công nghệ và kiến thúc đến nông dân + Đầu tư thủy lợi là can thiệp được đồng thuận nhiều. Tuy nhiên, một số ý kiến vẫn cho rằng Nhà nước chỉ nên đầu tư cho các công trình có quy mô lớn, và để cho khu vực tư nhân, thị trường thực hiện các công trình quy mô nhỏ, và đưa ra cách nhìn cơ sở hạ tầng như là hàng hóa hỗn hợp + Đầu tư về cơ sở hạ tầng tiếp thị, nhằm giúp khu vực nông thôn và nông dân tiếp thị hàng hóa nông sản có hiệu quả hơn cũng được ủng hộ. Các loại hình cụ thể bao gồm đầu tư vào đường giao thông nông thôn, quốc lộ, đường sắt, đường thủy; mạng lưới truyền thông, thông tin; cung cấp điện; xây dựng các chợ trung tâm và chợ sỉ trong khu vực và thiết lập các tiêu chuẩn hàng hóa nông sản cho giao dịch. 2.2.Can thiệp nhà nước chưa được ủng hộ 2.2.1.Phân chia đất cho nông dân Sự can thiệp của chính phủ đối với chính sách đất đai gây ra nhiều tranh cãi. Vấn đề cốt lõi là tùy theo các yếu tố văn hóa, lịch sử, chính trị và kinh tế mà các chính phủ có thể lựa chọn con đường khác nhau giữa tính công bằng hay hiệu quả trong sử dụng đất đai. Nhiều chính phủ ủng hộ việc hình thành các nông trại Kinh Tế Phát Triển Page 6 quy mô nhỏ dựa trên hộ gia đình để bảo đảm tính công bằng về sở hữu hay sử dụng đất đai trong xã hội nông thôn 2.2.2.Tổ chức nông dân Tổ chức nông dân sản xuất dưới các hình thức tập thể cũng là can thiệp gây tranh cãi. Vấn đề là, liệu khi nông dân hợp tác sản xuất thì liệu hiệu quả tổng thể có được cải thiện hay không. Để tham gia sản xuất hợp tác, nông dân cần có các động lực,khuyến khích mà các tổ chức nông dân đem lại so với sản xuất cá thể 2.2.3.Tổ chức thị trường nhà nước (marketing board) Can thiệp của Nhà nước còn thể hiện ở việc thành lập các hội đồng tiếp thị (marketing board). Đây là các tổ chức nhà nước trực tiếp làm tiếp thị đối với các yếu tố đầu vào và sản phẩm. Nhiều chính phủ giữ thế độc quyền trong kinh doanh xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu nào đó, nhất là lương thực, ngũ cốc. Thông qua các hội đồng tiếp thị này, Nhà nước đánh thuế hàng hóa xuất khẩu, ổn định giá nội địa, giữ vai trò độc quyền trên thị trường. 2.2.4.Giá nông sản Khi chính phủ can thiệp về giá nông sản, nhất là lương thực, câu hỏi đặt ra là chính phủ có nên làm như thế hay không.Phía ủng hộ việc can thiệp này cho rằng ổn định giá trong dài hạn đóng góp cả hai phía tăng hiệu quả kinh tế và hiệu quả phân phối thu nhập. Trong khi đó, phía không ủng hộ lại cho rằng phúc lợi có được từ ổn định giá ít hơn và chi phí bỏ ra để ổn định giá. Như vậy, có thể nói vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông thôn là hết sức cần thiết. Tùy vào hoàn cảnh riêng của từng quốc gia, và sự tỉnh táo của chính phủ mà các can thiệp của Nhà nước thành công hay thất bại. Kinh Tế Phát Triển Page 7 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kinh Tế Phát Triển, 2007 – tác giả:Nguyễn Trọng Hoài..và cộng sự nhà xuất bản: Lao Động, TPHCM. 2. Giáo trình kinh tế nông nghiệp – tác giả:GS.TS.Nguyễn Thế Nhã –PGS.TS.Vũ Đình Thắng- nhà xuất bản:Thống Kê. 3. Ngân hàng thê giới (2007): Báo cáo phát triển thế giới 2008 – Tăng cường nông nghiệp cho phát triển. Nhà xuât bản Văn hóa thông tin. 4. Giáo trình kĩ thuật nông nghiệp:quản lí nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp – các tác giả:Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Kinh Tế Phát Triển Page 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan