Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận việc học ngữ pháp tiếng nhật của sinh viên năm thứ 2 khoa ngôn ngữ và...

Tài liệu Tiểu luận việc học ngữ pháp tiếng nhật của sinh viên năm thứ 2 khoa ngôn ngữ và văn hóa nhật bản trường đại học ngoại ngữ huế

.DOC
18
308
69

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước ta hiện nay và thời đại bùng nổ công nghệ thông tin trong bối cảnh toàn cầu thì ngoại ngữ có vị trí vai trò quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo và trong sự phát triển của đất nước. Nói chung, biết ngoại ngữ không những là yêu cầu tất yếu của lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp ứng các quy trình công nghệ thường xuyên được đổi mới, mà còn là một năng lực cần thiết đối với người Việt Nam hiện đại. Vì thế học tập và nghiên cứu ngoại ngữ trở thành một nhu cầu cấp thiết trong đời sống con người. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nước. Và việc trang bị kiến thức ngoại ngữ tốt chính là con đường giúp chúng ta hội nhập vào tiến trình quốc tế đó. Hiện nay, ngoài tiếng Anh, tiếng Pháp thì tiếng Hàn, tiếng Trung, và tiếng Nhật cũng đang dần dần được phổ biến, đặc biệt là tiếng Nhật - ngôn ngữ đang thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên, Tiếng Nhật là một ngôn ngữ khó nên đã gây ra không ít khó khăn trong quá trình học tại trường, do đó s inh viên cần chủ động nghiên cứu và tự thực hành. Ngữ pháp là một khía cạnh ngôn ngữ, một phần không thể thiếu trong từng câu bạn nói, nghe, đọc và viết. Vì thế, việc tự học ngữ pháp tiếng Nhật sẽ giúp cho sinh viên dùng chính xác và thành thạo các cấu trúc ngữ pháp khi giao tiếp cũng như khi viết bài “sakubun”... Từ những suy nghĩ đó chúng tôi đã chọn đề tài “Việc tự học ngữ pháp Tiếng Nhật của sinh viên năm thứ 2 Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản –Trường Đại học Ngoại ngữ Huế”. 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu tình hình tự học ngữ pháp của sinh viên năm thứ 2 khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản. - Tìm hiểu về những khó khăn trong học tập mà sinh viên năm thứ 2 khoa tiếng Nhật trường Đại học Ngoại Ngữ-Đại học Huế gặp phải trong quá trình tự học ngữ pháp tiếng Nhật. - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kết quả tự học ngữ pháp tiếng Nhật đối với sinh viên. 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Sinh viên năm thứ 2 khoa Ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản – Đại học Ngoại Ngữ Huế. - Các hiện tượng ngữ pháp và việc tự học ngữ pháp thực hành. 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận. 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 4.2.1. Phương pháp quan sát: tình hình tự học ngữ pháp của sinh viên. 4.2.2. Phương pháp điều tra: thu thập các thông tin bằng bảng câu hỏi. a. Nhận thức của sinh viên về việc tự học. b. Các khó khăn cơ bản của việc tự học ngữ pháp tiếng Nhật. c. Internet và việc tự học tiếng Nhật. 4.4. Phương pháp thống kê toán học. 4.5. Phương pháp tổng hợp và phân tích : tổng hợp và phân tích các ý kiến. 2 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Tự học là gì ? Là quá trình của bản thân người học tích cực, độc lập, tự giác chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo bằng những phương pháp phù hợp. Tự học là quá trình học tập có thể diễn ra với sự tham gia của giáo viên. Mặt khác, tự học cũng có thể diễn ra không có sự góp mặt của giáo viên. Sinh viên tự sắp xếp cho mình thời gian, chương trình học tập phù hợp. Tự học là quá trình con người tự tìm tòi tự nghiên cứu bằng khả năng sức lực của mình. Trong quá trình học tập, bao giờ cũng có tự học, nghĩa là tự mình lao động trí óc để chiếm lĩnh kiến thức. Tự học có ý nghĩa to lớn đối với bản thân sinh viên để hoàn thành nhiệm vụ học tập của họ đối với chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học - đào tạo trong nhà trường. Tự học là sự thể hiện đầy đủ nhất vai trò chủ thể trong quá trình nhận thức của sinh viên. Trong quá trình đó, người học hoàn toàn chủ động và độc lập, tự lực tìm tòi, khám phá để lĩnh hội tri thức dưới sự chỉ đạo, điều khiển của giáo viên. Để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mình, sinh viên cần tự rèn luyện phương pháp tự học, đây không chỉ là một phương pháp nâng cao hiệu quả học tập mà là một mục tiêu quan trọng của học tập. Để hoạt động học tập của sinh viên đạt chất lượng và hiệu quả, sinh viên phải có tri thức và kỹ năng tự học. - Hình thành mục tiêu tự học: người học phải ý thức được mục tiêu học của mình là gì và liên hệ việc học của mình theo mục tiêu ấy. - Người tự học chủ động tìm kiếm cơ hội tham khảo tài liệu để thấu hiểu, thực hành và học hỏi những vấn đè mà mình đang tự học. - Đánh giá nhận xét về quá trình tự học của bản thân mình xem đã hiệu quả chưa. 3 II. Ngữ pháp là gì? Ngữ pháp là một bộ phận của cấu trúc ngôn ngữ, nó có đơn vị khác với đơn vị của từ vựng và ngữ âm. Ngôn ngữ bắt đầu bằng việc con người tạo ra âm thanh cái mà lấy ra trong các từ, cụm từ, câu. Các ngôn ngữ nói thông thường không cố định.ngữ pháp giúp bạn học ngôn ngữ đó nhanh hơn và hiệu quả hơn. Khi bạn hiểu được ngữ pháp (hoặc hệ thống) của ngôn ngữ, bạn có thể hiểu nhiều hơn bạn nghĩ mà không cần thiết giáo viên của bạn nói cho biết hay tìm kiếm trong sách vở. 4 CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA II.1. Đánh giá tình hình việc tự học ngữ pháp của sinh viên năm thứ 2 khoa Nhật Bản. Kết quả từ những phiếu điều tra phát cho sinh viên: Hiện nay hình thức đào tạo học theo hệ thống tín chỉ đã được triển khai trên hầu hết tất cả các trường đại học và cao đẳng. Chính vì thế, trong quá trình học tập, mỗi sinh viên tự mình chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kỹ năng, phải nắm vững những kiến thức cơ bản nhất và ngày càng phải trau dồi thêm vốn học thức của mình để đáp ứng chương trình học và nhu cầu của xã hội. Muốn vậy, khi tiến hành hoạt động học tập, sinh viên không chỉ phải có năng lực nhận thức thông thường mà cần tiến hành hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu trên cơ sở khả năng tư duy độc lập, sáng tạo phát triển ở mức độ cao. Điều đó có nghĩa là, dưới vai trò chủ đạo của thầy, sinh viên không nhận thức một cách máy móc chân lý có sẵn mà còn đào sâu hoặc mở rộng kiến thức... Như vậy, hoat động học là thiết yếu.Tự học là yếu tố quyết định đến kết quả của sinh viên trong đào tạo theo học tín chỉ.Trong học chế tín chỉ sinh viên tự nghiên cứu, tự tìm hiểu tài liệu để có kiến thức. Giáo viên chỉ là người cung cấp những hướng làm. Để có được khối lượng kiến thức đáp ứng yêu cầu cũng như hình thành các kỹ năng khác thì mỗi sinh viên cần bỏ ra rất nhiều thời gian tự học. Nếu sinh viên không tự học mà chỉ học máy móc câu chữ của giáo viên thì những gì tiếp thu được chỉ là những định hướng rất chung chung và không có hiểu biết sâu sắc vấn đề. Từ đó, dẫn đến kết quả học tập không được như mong muốn và không đạt yêu cầu đề ra đối với môn học. Qua cuộc khảo sát trên 60 sinh viên khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản về tình hình tự học, có 68% sinh viên cho rằng tự học rất quan trọng, 32% sinh viên cho rằng việc học quan trọng. Số liệu trên cho thấy sinh viên đã có nhận thức đúng đắn về vai trò của việc tự học. Về mức độ thường xuyên trong tự học. Dựa vào kết quả khảo sát, sinh viên khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản củng rất thường xuyên tự học, chiếm 80 %, thường xuyên tự học chiếm 18.2 % 5 và ít khi học chỉ chiếm 1.82 %. Điều này cho thấy, sinh viên khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Nhật Bản đã ý thức được tầm quan trọng của việc học và đã chú tâm vào việc học. Nhưng mà thời gian dành cho học ngữ pháp trong một ngày tương đối ít. Đây là ngữ pháp thực hành nên sử dụng cả trong đọc hiểu, nghe, viết, giao tiếp hằng ngày nhưng chỉ có 10.9 % sinh viên học trên 4 giờ là 52.7 % sinh viên học từ 2-4 giờ, và 36.4 % sinh viên học dưới 2 giờ. Với lượng kiến thức trong một bài học, cấu trúc ngữ tương pháp mới, đối giống nhau thì lượng thời gian dành cho học ngữ pháp chưa hẳn đạt yêu cầu. Về chất lượng tự học: Mặc dù phần lớn sinh viên cho rằng tự học là quan trọng thế nhưng chất lượng tự học chưa cao. Về tài liệu sử dụng trong học tập: Hầu hết các bạn đều chỉ sử dụng sách giáo khoa (47.3 %), 23.6 % sử dụng cả sách giáo khoa và sách tham khảo; 1.82 % sử dụng internet và 21.8% sử dụng cả 4 phương tiện trên phục vụ cho việc học ngữ pháp tiếng Nhật. Với chương trình năm 2, ngoài sách giáo khoa ra thì lượng bài tập áp dụng không nhiều, để hiểu rõ và không bị nhầm lẫn các cấu trúc câu thì sách tham khảo và các trang web hỗ trợ rất tốt trong học và ứng dụng ngữ pháp. Bên cạnh đó, ngoài những 6 bài tập mà giáo viên giao cho sinh viên ít khi tìm thêm tài liệu và làm thêm bài tập. Chỉ có 9 % thường xuyên làm bài tập thêm, 52.72 % thỉnh thoảng làm bài tập thêm và 16.3 % hiếm khi làm thêm bài tập, không chỉ thế ngữ pháp tiếng nhật năm thứ 2 rất nhiều cấu trúc tương đương nhau, rất dễ nhầm lẫn, khi được hỏi về tình trạng nhầm các cấu trúc ngữ pháp đã học có 52.72 % thường xuyên nhầm, 39.89 % thỉnh thoảng bị nhầm, một vài lần chiếm 5.45 % và không nhẩm lẫn lần nào chiếm 1.82 %. Về ý thức tự học: khi gặp những cấu trúc ngữ pháp không hiểu thường thì các bạn hay hỏi bạn bè. Tỷ lệ này chiếm 36.36 %, hỏi giáo viên chiếm 29.09 %, tự tìm hiểu chiếm 18.18 %, tuy nhiên cũng có tới 3.63 % bỏ qua cấu trúc ngữ pháp đó. Qua bảng điều tra và các phương án trả lời thấy hiện lên một thực tế: các bạn sinh viên đều hiểu việc tự học là quan trọng nhưng hầu như đều chưa chú tâm vào học tập hay phương pháp học tập chưa tốt. Sinh viên vẫn chưa thật sự tạo cho mình thói quen luyện bài tập mồi ngày chưa thật sự tìm tòi sáng tạo vẫn còn bị động chưa hoàn toàn quen được với hệ thống học theo tín chỉ. Bên cạnh tình trạng chung của sinh viên thì vẫn có những sinh viên học tập rất tốt, những sinh viên đó đã hiểu được tầm quan trọng của yếu tố tự học, đặt kế hoạch học tập có mục đích rõ ràng. Phạm Thị Hương II.2 Những khó khăn khi tự học ngữ pháp tiếng Nhật. 7 Ngữ pháp là một yếu tố rất quan trọng khi chúng ta học bất kỳ một ngoại ngữ nào. Chúng ta thường sử dụng hay bắt gặp các điểm ngữ pháp trong văn viết, văn nói, khi đọc một bài đọc hiểu, một bài văn, tờ báo hay khi dịch một câu văn hay đoạn văn nào đó… Để hiểu và ghi nhớ hết tất cả các điểm ngữ pháp cũng không phải là điều đơn giản đối với mỗi sinh viên khi học ngoại ngữ. Ngoài thời gian học ngữ pháp ở trên lớp các bạn cần có thời gian tự học ở nhà hoặc tự học bên ngoài. Vì thế, việc tự học ngữ pháp là công việc quan trọng và gặp khó khăn trong lúc tự học ngữ pháp là điều không thể tránh khỏi của các sinh viên ngoại ngữ nói chung và sinh viên khoa Ngôn ngữ Và Văn hóa Nhật Bản nói riêng. Nhóm chúng em đã thực hiện điều tra, khảo sát, và đi sâu vào tìm hiểu những khó khăn mà các bạn sinh viên khoa Ngôn ngữ Và Văn hóa Nhật Bản thường gặp khi tự học ngữ pháp tiếng Nhật, đặc biệt là đối với sinh viên năm thứ 2 khoa Ngôn Ngữ Và Văn Hóa Nhật Bản trường Đại Học Ngoại Ngữ Huế. Qua quá trình tìm hiểu và tham khảo ý kiến của 60 bạn sinh viên năm thứ 2 khoa Ngôn ngữ Và Văn hóa Nhật Bản: các bạn thường xuyên gặp các khó khăn khi tự học ngữ pháp tiếng Nhật chiếm 90,9 % , không gặp khó khăn chỉ chiếm 9.1 %. Những khó khăn của các bạn thường là: Khó khăn đầu tiên mà các bạn thường gặp phải đó là điều kiện tự học của hầu hết các sinh viên chưa thực sự đầy đủ, nguồn tài liệu mà các bạn tìm được cũng rất hạn chế, thường là giáo trình và sách giáo khoa học trên lớp (47.3%), 5.48% trong tổng số 60 sinh viên tự học ngữ pháp bằng các tài liệu tham khảo. Ngoài ra, một số ít bạn sinh viên có tìm tòi và tự học ngữ pháp tiếng Nhật từ Internet (1.82%). Hơn nữa. giáo 8 trình dành cho sinh viên khoa tiếng Nhật thường là giáo trình song ngữ Nhật – Anh, vì giáo trình không có phụ đề tiếng Việt nên các bạn sinh viên thật sự khó khăn khi muốn tự mình hiểu hết và hiểu đúng ý nghĩa của các cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật. Khó khăn thứ 2 đó chính là thời gian dành cho việc tự học ngữ pháp tiếng Nhật của các bạn chưa nhiều. Bởi mỗi ngày các bạn có nhiều bài vở cần phải học với các kỹ năng khác nhau: nghe, nói, đọc, viết… Là sinh viên tuy thời gian không bị hạn chế hoặc bị bó hẹp nhưng thời gian mà chúng ta dành cho việc học ở trường, ở lớp và các hoạt động khác cũng không phải là nhỏ, chưa kể các bạn sinh viên thường đi làm thêm, dạy kèm… Theo điều tra đối với các bạn sinh viên năm thứ 2 khoa Ngôn Ngữ Và Văn Hóa Nhật Bản của nhóm chúng tôi đối với việc dành bao nhiêu thời gian cho việc tự học ngữ pháp tiếng Nhật, chúng tôi nhận thấy thời gian mà các bạn dành cho việc tự học ngữ pháp còn chưa thực sự cao (dưới 2 giờ/ngày: chiếm 40 %, từ 2-4 giờ/ ngày chiếm 50 %, trên 4 giờ chiếm 10 %). Điều này có nghĩa sinh viên vẫn còn nhiều khó khăn trong việc sắp xếp thời gian đầy đủ cho việc tự học ngữ pháp. Khó khăn thứ 3 là ý thức tự học của mỗi sinh viên chưa thực sự cao.Ý thức tự học là điều kiện và là yếu tố quyết định thành công cho việc tự học nói chung và tự học ngữ pháp tiếng Nhật nói riêng. Các bạn sinh viên cũng thường hay gặp khó khăn đối với ý thức tự học ngữ pháp tiếng Nhật của bản thân, bởi lẽ khi gặp một cấu trúc ngữ pháp khó hiểu, đa số các bạn tự tìm tòi qua sách giáo khoa và giáo trình để có thể hiểu được ý nghĩa của cấu trúc ngữ pháp đó, số sinh viên hỏi trực tiếp giáo viên hoặc bạn bè chiếm 30 % (trong tổng số 60 sinh viên), số ít 9 còn lại là bỏ qua phần ngữ pháp đó và không tiếp tục tìm hiểu nữa (chiếm rất ít, chỉ 4%)... Đối với câu hỏi “Yếu tố nào quan trọng nhất khi tự học ngữ pháp tiếng Nhật? ”, chúng tôi nhận thấy rằng đa số các bạn chọn yếu tố ý thức bản thân là yếu tố khá quyết định (chiếm 60 %). Khó khăn cuối cùng là trong tiếng Nhật có rất nhiều cấu trúc ngữ pháp nên rất khó nhớ. Hơn nữa có các điểm ngữ pháp có cấu trúc giống nhau nhưng cách sử dụng khác nhau hoặc cấu trúc ngữ pháp khác nhau nhưng cùng cách sử dụng nên rất dễ khiến các bạn nhầm lẫn. Và do là tự học ngữ pháp nên các bạn chưa thực sự hiểu cách sử dụng và ý nghĩa của từng cấu trúc vì vậy thường hay nhầm lẫn giữa cấu trúc ngữ pháp này với cấu trúc ngữ pháp khác cũng như cách áp dụng của từng điểm ngữ pháp. Các bạn sinh viên năm thứ 2 khoa Ngôn Ngữ Và Văn Hóa Nhật Bản cho rằng ngữ pháp tiếng Nhật rất khó nhớ, khó hiểu lại có nhiều cách sử dụng và nhiều điểm ngữ pháp nên các bạn thường gặp khó khăn khi tự học ngữ pháp tiếng Nhật. Để hiểu và nhớ một điểm cấu trúc ngữ pháp cần phải có sự tập trung cao độ và thời gian tìm tòi tự học. Đặc biệt, trong tiếng Nhật thường sử dụng cấu trúc ngữ pháp thể kính ngữ và thể khiêm nhường ngữ, vì thế các bạn rất khó phân biệt được hai loại thể này khi tự học ngữ pháp. Nói chung, học bất cứ ngoại ngữ nào cũng không tránh khỏi gặp khó khăn khi tự học ngữ pháp của ngoại ngữ đó. Trên đây là một vài khó khăn mà nhóm chúng em đã thu thập được trong quá trình tìm hiểu. Hoàng Thị Mỹ Hương II.3 Những giả pháp khắc phục khó khăn. Để giúp cho việc tự học ngữ pháp tiếng Nhật của sinh viên năm thứ 2 khoa Ngôn Ngữ VàVăn Hóa Nhật Bản đạt hiệu quả tốt, nhóm chúng em xin đưa ra một số biện pháp để khắc phục những khó khăn trên là: Cách khắc phục đối với khó khăn thứ nhất là ngoài nguồn tài liệu là giáo trình và sách giáo khoa các bạn cần tìm hiểu thêm cho mình những nguồn tài liệu khác để bổ trợ thêm vào kho kiến thức của mình khi tự học ngữ pháp tiếng Nhật. Chúng ta có thể tìm hiểu thêm về các cấu trúc ngữ pháp và cách sử dụng 10 các cấu trúc đó ở trên mạng Internet hoặc ở những sách tham khảo khác.Do điều kiện tự học ngữ pháp tiếng Nhật còn gặp nhiều khó khăn về nguồn tài liệu nên các bạn sinh viên cần có sự trao đổi kiến thức hay tài liệu mình có với nhau để thuận lợi hơn cho việc học. Trong bảng ankets của nhóm mình, chúng em đã đưa ra câu hỏi “theo bạn, đối với việc tự học ngữ pháp tiếng Nhật, yếu tố nào là quan trọng nhất?” thì đa số các bạn chọn yếu tố là ý thức bản thân, tự tìm tòi, bổ sung lượng kiến thức cho mình. Còn về ý thức của bản thân là yếu tố rất quan trọng vì đó là điều mà quyết định đến việc tự học có đạt được hiệu quả cao hay không? Mỗi một sinh viên cần phải có tính chủ động, tự giác cao trong việc tự học, có như vậy ta mới say mê tìm tòi, nghiên cứu và từ đó tích lũy những kiến thức bổ ích cho băn thân. Có một số bạn sinh viên không có tính chủ động trong việc tự học ngữ pháp mà tương đối phụ thuộc vào giáo viên (ở trong điều tra chiếm 43,63 %). Tuy nhiên đây là một điều không tốt, vì giáo viên chỉ hướng dẫn những cấu trúc ngữ pháp ở trong giáo trình,hơn nữa số lượng cấu trúc ngữ pháp vô cùng đa dạng nên việc chủ động tự học ngữ pháp là rất cần thiết. Ngoài tính chủ động, chúng ta cần phải có sự tập trung cao độ, có như vậy chúng ta mới có thể nắm vững cấu trúc ngữ pháp. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải có chế độ giải trí phù hợp,cần tìm cho mình một không gian học thật yên tĩnh, thoáng mát để việc tự học đạt kết quả cao.Nếu gặp một cấu trúc ngữ pháp mà bạn không hiểu thì không nên chán nản, không được bỏ qua mà cần phải tự tìm tòi hoặc có thể là hỏi giáo viên, hỏi bạn bè. Có như vậy thì vốn hiểu biết của mình mới được mở rộng. Ngoài ra cần có phương pháp học hợp lý, học một cách thường xuyên và đều đặn sẽ giúp ta nhớ lâu hơn. Đồng thời, cần có sự hăng say trong học tập và có động lực học tập thì việc tự học sẽ không trở nên chán nản và tẻ nhạt. Bên cạnh đó, việc sắp xếp thời gian cho việc học ngữ pháp tiếng nhật cũng rất cần thiết, chúng ta cần phải biết cách sắp xếp thời gian đầy đủ hợp lí, cần lập kế hoạch học tập, mỗi ngày nên dành vài chục phút hoặc vài tiếng đồng hồ để tìm tòi về ngữ pháp tiếng Nhật. Như chúng ta đã biết, cấu trúc ngữ pháp tiếng 11 Nhật là vô cùng phong phú, có nhiều cấu trúc khó nhớ, cách tốt nhất nên đọc đi đọc lại nhiều lần, mỗi cấu trúc nên học thuộc một ví dụ hoặc tự mình đặt câu để có thể nhớ lâu và hiểu cấu trúc đó hơn. Ngoài ra, còn có nhiều cấu trúc ngữ pháp có ý nghĩa giống nhau, cách dùng cũng giống nhau nên cần phải biết phân biệt để tránh sự nhầm lẫn.Thêm vào đó, các cấu trúc ngữ pháp về thể khiêm nhường ngữ và thể kính ngữ vô cùng phức tạp, dễ nhầm lẫn nên cần phải nắm chắc để không bị lẫn lộn. Trên đây chỉ là một vài biện pháp để có thể giúp các bạn sinh viên khắc phục được những khó khăn mà mình đang gặp. Trần Thị Thùy Linh 12 BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA Về việc tự học ngữ pháp tiếng Nhật Trong tiếng Nhật, Ngữ pháp là một trong những phần rất quan trọng. Để có thể hiểu được người khác nói gì và truyền đạt được những suy nghĩ của mình thì chúng ta phải hiểu được không chỉ ngữ từ vựng mà sử dụng chính xác các cấu trúc ngữ pháp. Nhằm nâng cao chất lượng học ngữ pháp, những khó khăn sinh viên gặp phải trong quá trình học ngữ pháp và biện pháp để học ngữ pháp có hiệu quả chúng tôi tiến hành tìm hiểu việc tự học ngữ pháp tiếng Nhật của sinh viên năm thứ 2 khoa Ngôn Ngữ và Văn Hóa Nhật Bản – Trường Đại Học Ngoại Ngữ Huế.Ý kiến của các bạn chính là cơ sở giúp cho chúng tôi nắm rõ được tình hình tự học ngữ pháp của sinh viên và những khó khăn gặp phải trong quá trình tự học ngữ pháp. Từ đó, đưa ra những biện pháp hữu ích nhằm nâng cao chất lượng của việc tự học ngữ pháp cũng như giúp cho chúng tôi hoàn thành tốt bài tiểu luận này. Rất mong nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Câu 1: Bạn có thường xuyên tự học ngữ pháp tiếng Nhật không ?  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Hiếm khi Câu 2: Bạn dành bao nhiêu thời gian để học ngữ pháp trong một ngày?  dưới 2 giờ  2-4 giờ  hơn 4 giờ Câu 3 : Bạn tự học ngữ pháp qua phương tiện gì ?  sách giáo khoa  sách tham khảo  internet Câu 4: Ngoài bài tập giáo viên giao cho bạn có thường xuyên làm bài tập thêm hay không?  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Hiếm khi 13 Câu 5 : khi học được một cấu trúc ngữ pháp mới bạn có áp dụng ngay vào viết essay hay không ?  Áp dụng ngay  Ít khi  Khi thấy cần thiết  Không bao giờ Câu 6 : Bạn có hay bị nhầm hoặc quên các cấu trúc ngữ pháp hay không ?  Thường xuyên  Một vài lần  Thỉnh thoảng  Không Câu 7 : khi bạn gặp một cấu trúc ngữ pháp mà bạn không hiểu , bạn thường làm gì ?  Hỏi giáo viên  Tự tìm hiểu  Hỏi bạn bè  Bỏ qua vì khó quá Câu 8 : bạn có thường xuyên làm bài tập ngữ pháp trên mạng không ?  Cập nhật liên tục  Ít khi  Thỉnh thoảng  Không bao giờ Câu 9 : Bạn có chủ động trong việc tự học ngữ pháp không ?  Có  Tương đối phụ thuộc vào giáo viên  Hoàn toàn phụ thuộc  Không vào giáo viên Câu 10 : Bạn có hay gặp khó khăn trong việc tự học ngữ pháp tiếng nhật ?  Có  Không Và đó là gì?.................................................................................................. Câu 11 : Theo bạn , đối với viêc tự học ngữ pháp tiếng Nhật , yếu tố nào là quan trọng nhất  Sách vở , tài liệu  Ý thức bản thân  Thời gian tự học  Cả 3 yếu tố trên. Câu 12: Theo bạn việc tự học có quan trọng không?  Rất quan trọng  Quan trọng  Không quan trọng  Hoàn toàn không quan trọng 14 Chương 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận. Đề tài nghiên cứu của chúng tôi đã tìm hiểu tình hình tự học ngữ pháp tiếng Nhật của 60 sinh viên năm thứ 2 khoa Ngôn Ngữ và Văn Hóa Nhật Bản Trường Đại Học Ngoại Ngữ Huế, chúng tôi nhận thấy rằng: Tất cả các sinh viên đã có nhận thức đúng đắn về vai trò của việc tự học và hiểu được rằng hiểu và nắm vững các cấu trúc ngữ pháp giúp ích rất nhiều trong giao tiếp đọc báo chí tin tức, viết đơn từ. Chúng tôi nhận thấy rằng sinh viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tự học ngữ pháp tiếng Nhật về cả năng lực bản thân và điều kiện học tập: tài liệu học tập, phương pháp học tập... Ngoài việc học ở trường ra sinh viên cũng đã chủ động tìm tài liệu tự học tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao. Qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp để khắc phục những khó khăn của sinh viên trong việc tự học ngữ pháp, đồng thời chúng tôi cũng đã rút ra được những kinh nghiệm thật bổ ích cho bản thân : nên lập kế hoạch học tập, sắp xếp thời gian học tập, học ở đâu học khi nào, cách học như thế nào cho hiệu quả và phù hợp... II. Kiến nghị. Qua việc tìm hiểu thực trạng tình hình tự học của sinh viên, với mong muốn giúp cho sinh viên nâng cao kỹ năng tự học ngữ pháp chúng tôi đề xuất một số biện pháp sau: Làm cho sinh viên ý thức một cách đúng đắn về tầm quan trọng của học ngữ pháp. Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong quá trình tự học ngữ pháp. Sinh viên nên dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc tự học ngữ pháp. Rèn luyện phương pháp tự học đẻ trở thành một mục tiêu của sinh viên, sinh viên nên phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mình. 15 Những hạn chế của đề tài: - Do nghiên cứu trong thời gian ngắn nên chúng tôi chưa thể nghiên cứu chi tiết hơn về đề tài này. - Chưa có điều kiện thuận lợi trong quá trình điều tra vì vậy số liệu có thể chưa hoàn toàn chính xác. - Chưa có kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học nên chúng tôi đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu. 16 Để hoàn thành được tốt đề tài tiểu luâ nâ của nhóm mình, đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn là tiến sĩ Nguyễn Thị Ngân Hà, giảng viên bô â môn nghiên cứu khoa học tại trường Đại Học Ngoại Ngữ Huế đã tâ nâ tình giúp đỡ và hướng dẫn cho chúng em cách thực hiê ân đề tài nghiên cứu khoa học một cách có hiê âu quả. Chúng em xin chân thành cảm ơn Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản đã tạo điều kiện tốt cho chúng em hoàn thành đề tài tiểu luận này. Chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện tốt cho chúng em học tập và thực hành môn học này. Chúng em xin chân thành cảm ơn bạn bè đã ủng hộ và giúp đỡ chúng em trong thời gian học tập và nghiên cứu. Mặc dù đã cố gắng nhưng do thời gian hạn hẹp cũng như kiến thức, năng lực còn hạn chế chưa có kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học nên bài tiểu luận này không thể không mắc phải những khuyết điểm. Chúng em kính mong nhận được sự thông cảm và tận tình chỉ bảo của quý thầy cô và bạn bè. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 1.Lý do chọn đề tài....................................................................................................1 17 2.Mục đích nghiên cứu..............................................................................................1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:............................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu:........................................................................................2 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................................3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................................3 I. Tự học là gì ?.........................................................................................................3 II. Ngữ pháp là gì?....................................................................................................4 CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA....................................................................5 II.1. Đánh giá tình hình việc tự học ngữ pháp của sinh viên năm thứ 2 khoa Nhật Bản.........5 II.2 Những khó khăn khi tự học ngữ pháp tiếng Nhật.......................................................8 II.3 Những giả pháp khắc phục khó khăn.....................................................................11 BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA...................................................................................13 Chương 3 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................15 I. Kết luận...............................................................................................................15 II. Kiến nghị...........................................................................................................15 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan