Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đảng và xây dựng đảng...

Tài liệu Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đảng và xây dựng đảng

.DOC
32
439
149

Mô tả:

Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đảng và xây dựng đảng
Häc viÖn chÝnh trÞ-hµnh chÝnh quèc gia hå chÝ minh Häc viÖn x©y dùng ®¶ng TIÓU LUËn MÔN : giới thiệu các tác phẩm của Hồ Chí Minh và văn kiện Đảng về Đảng và xây dựng Đảng §Ò tµi: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG VÀ XÂY DỰNG ĐẢNG QUA HAI TÁC PHẨM “ĐƯỜNG CÁCH MỆNH” VÀ “SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC”: Häc viªn Líp : Cao học 17 – TT Chuyªn ngµnh : Xây dựng ĐCSVN ~ Hà Nội, 02/2012 ~ Häc viÖn chÝnh trÞ-hµnh chÝnh quèc gia hå chÝ minh Häc viÖn x©y dùng ®¶ng TIÓU LUËN MÔN : giới thiệu các tác phẩm của Hồ Chí Minh và văn kiện Đảng về Đảng và xây dựng Đảng §Ò tµi: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG VÀ XÂY DỰNG ĐẢNG QUA HAI TÁC PHẨM “ĐƯỜNG CÁCH MỆNH” VÀ “SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC”: Häc viªn : Líp : Cao học 17 – TT Chuyªn ngµnh : Xây dựng ĐCSVN ~ Hà Nội, 02/2012 ~ MỤC LỤC Trang 4 6 LỜI MỞ ĐẦU NéI DUNG CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG VÀ XÂY DỰNG ĐẢNG QUA HAI TÁC PHẨM “ĐƯỜNG CÁCH MỆNH” VÀ 6 “SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC”. I/ Thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. 2 6 II/ Xây dựng hệ thống tổ chức. 16 III/ Xây dựng và rèn luyện đội ngũ đảng viên trong điều kiện Đảng cầm quyền. IV/ Xây dựng đội ngũ cán bộ. 18 20 V/ Tăng cường công tác kiểm tra trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng. 24 CHƯƠNG II: Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN 26 VIỆT NAM TRONG CÁC TÁC PHẨM “ĐƯỜNG CÁCH MỆNH” VÀ “SỬA ĐỐI LỐI LÀM VIỆC”. I/ Ý nghĩa của tác phẩm “Đường cách mệnh”. 26 II/ Ý nghĩa của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”. 27 31 32 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Lêi më ®Çu Sinh ra và lớn lên khi đất nước chìm đắm trong đêm dài nô lệ, yêu nước và thương dân, khâm phục ý chí không cam tâm làm nô lệ của đồng bào và tấm gương cứu nước của các vị tiền bối cách mạng, song không giống họ, Nguyễn Tất Thành (tên gọi Hồ Chí Minh khi đó) đã lựa chọn con đường ra nước ngoài, "tìm đường đi cho dân tộc". Chặng đường bôn ba gần 10 năm (1911-1920) đã đưa Hồ Chí Minh từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản. Ðến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đến với con đường cứu nước theo quỹ đạo cách mạng vô sản, với khát khao cháy bỏng: Ðộc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào, Hồ Chí Minh đã xác định lộ trình và quyết định trở về Quảng Châu, Trung Quốc (11-11-1924), xúc tiến công cuộc giải phóng dân tộc. Tại đây, Người đã thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, mở lớp Huấn luyện chính trị,ra báo Thanh Niên, truyền giảng cho đội ngũ cán bộ cốt cán đầu tiên của Việt 3 Nam những nội dung cơ bản của học thuyết Mác - Lê-nin, chuẩn bị cho sự ra đời một chính đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam Ðường Kách mệnh được viết một cách mộc mạc, đơn giản, ngắn gọn, nhưng nội dung phong phú, hàm chứa những tư tưởng lớn mang tính quốc gia và quốc tế vĩ đại của Hồ Chí Minh. Người đã đưa chủ nghĩa Mác-Lê-nin vào Việt Nam theo cách của riêng mình. Với những lời mộc mạc, dễ hiểu về "vũ khí tư tưởng của thời đại", làm cho lý luận Mác - Lê-nin đến với Việt Nam, thật giản dị và sinh động. Đường cách mệnh là một cuốn sách "phác thảo đường lối cứu nước"[3], nhưng "là tư tưởng cốt lõi trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc"[4] và chỉ ra nội dung sách gồm 6 vấn đề: Một là, chỉ có cách mạng vô sản là cách mạng triệt để, vì lợi ích của đa số dân chúng. Hai là, mục tiêu và con đường đi lên của cách mạng Việt Nam. Ba là, về lực lượng cách mạng. Bốn là, về phương pháp cách mạng. Năm là, đoàn kết quốc tế. Sáu là, cách mạng trước hết phải có Đảng cách mạng. Là người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng Đảng là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành của tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong nhiều tác phẩm, bài viết, bài nói chuyện, Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ tư tưởng của mình về xây dựng Đảng ta thành Đảng cầm quyền, đại diện cho lợi ích của giai cấp, của xã hội, của cả dân tộc, có sứ mệnh lịch sử là lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng. Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh X.Y.Z, viết xong tháng 10 năm 1947. Đây là tác phẩm quan trọng về xây dựng Đảng, một tài liệu học tập của cán bộ để tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và tác phong làm việc… Chủ tịch Hồ Chí Minh (lấy bút danh X. Y. Z) viết Sửa đổi lối làm việc vào lúc cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ của nhân dân ta chống thực dân Pháp mới bắt đầu. Đảng ta trở thành đúng cầm quyền được hơn hai năm. Sự nghiệp cách mạng đang đứng trước nhiều thử thách. Qua thực tiễn đấu 4 tranh bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chính quyền non trẻ, trong hàng ngũ cán bộ cách mạng đã sớm bộc lộ những nhược điểm, sai sót trong phương thức, lề lối làm việc. Nếu chậm khắc phục sẽ ảnh hưởng tới uy tín của Đảng và sự nghiệp cách mạng. Nhằm vạch ra những sai lầm khuyết điểm, lệch lạc; chấn chỉnh lại nhận thức tư tưởng, nâng cao trình độ chính trị, lý luận, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác của cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cách mạng, Bác Hồ đã viết tác phẩm này . Đây là một tác phẩm rất quan trọng, đề cập nhiều vấn đề lớn, vừa có tính lý luận, tính nguyên tắc, vừa có tính chỉ đạo thực tiến sâu sắc về xây dựng Đảng trong điều kiến Đảng cầm quyền, chăm làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, gắn bó mặt thiết với nhân dân, và ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ. Những di sản tư tưởng của Hồ Chí Minh xây dựng Đảng Cộng sản ở Việt Nam - một nước thuộc địa, nửa phong kiến, nhưng lại là một dân tộc văn hiến, có truyền thống yêu nước “giàu lòng đồng tình và bác ái” [HCM, TT, T.4, Tr.95] đã được thực tiễn kiểm nghiệm và được nhiều người thừa nhận là một sự phát triển độc đáo, một sáng tạo mới góp phần làm phong phú, hoàn chỉnh lý luận xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Những tư tưởng của Người vừa là cơ sở lý luận, vừa có sức cảm hóa, lôi cuốn để xây dựng Đảng ta thật trong sạch, vững mạnh, tiếp tục xứng đáng là một Đảng cách mạng chân chính làm tròn nhiệm vụ của một tổ chức chính trị tiên phong, là “bộ tổng tham mưu của giai cấp vô sản và của nhân dân lao động” [HCM, TT, T.3, Tr.396] trong sự nghiệp đổi mới xây dựng Việt Nam thành một nước “độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh”. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Đảng và xây dựng Đảng qua các tác phẩm của Người về Đảng và xây dựng Đảng càng trở nên quan trọng và cấp thiết. 5 Với đề tài tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng về tổ chức trong các tác phẩm “Đường cách mệnh” và “Sửa đổi lối làm việc”. Tôi xin đề cập các nội dung sau: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng về tổ chức trong các tác phẩm “Đường cách mệnh” và “Sửa đổi lối làm việc”, và từ đó rút ra ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu tư tưởng qua hai tác phẩm này. 6 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG VÀ XÂY DỰNG ĐẢNG QUA HAI TÁC PHẨM “ĐƯỜNG CÁCH MỆNH” VÀ “SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC”: I/ Thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng: 1/ Về nguyên tắc tập trung dân chủ: Trong tác phẩm “Đường Cách mệnh”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến nguyên tắc tập trung dân chủ đây là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và sinh hoạt Đảng. Người chỉ rõ: “Từ tiểu tổ đến Đại hội đều theo cách dân chủ tập trung” [HCM, TT, T.2, Tr.306]. Người còn giải thích thế nào là dân chủ và thế nào là tập trung và cách thức thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ “Nghĩa là có việc gì thì ai cũng được bàn, cũng phải bàn. Khi bàn rồi thì bỏ thăm, ý kiến nào nhiều người theo hơn thì được. Ấy là dân chủ. Đã bỏ thăm rồi, thì giao cho hội uỷ viên làm, khi ấy thì tất cả hội viên phải theo mệnh lịnh hội ấy. Ấy là tập trung. Ai không nghe lời thì uỷ viên hội có quyền phạt” [HCM, TT, T.2, Tr.306]. Để đảm bảo cho nguyên tắc tập trung dân chủ được giữ vững trong mọi tình huống, Người chỉ rõ: Gặp việc bất thường không kịp triển khai hội, thì ủy viên có quyền xử trí, sau báo cáo cho hội. Gặp việc bất thường lắm, thì hội ủy viên cứ phép giao quyền cho một người, người này có quyền độc đoán, giải quyết xong việc rồi mới báo cáo cho hội. Theo Người, Đảng Cộng sản là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân nên càng cần tuân thủ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, coi đó là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng. Theo Hồ Chí Minh, nguyên tắc tập trung dân chủ bảo đảm cho Đảng là một khối thống nhất về ý chí và hành động, giữ nghiêm kỷ luật. Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi trong Đảng, đội quân tiên phong của giai cấp, “Tư tưởng và hành động phải tuyệt đối nhất trí” Hồ Chí Minh cho rằng, sở dĩ Đảng ta tuy đông người, nhưng khi hoạt động chỉ 7 như một người, không có tình trạng “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” là nhờ có kỷ luật nghiêm túc và tự giác. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong phần: “Phải rèn luyện tính Đảng” Hồ Chí Minh đòi hỏi mỗi đảng viên, tổ chức đảng “Phải kiên quyết thực hành kỷ luật, tức là cá nhân phải tuyệt đối phục tùng tổ chức, số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng Trung ương” [HCM, TT, T.5, Tr.268]. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tập trung hoàn toàn xa lạ với độc đoán, chuyên quyền. Dân chủ trong Đảng khác hẳn với tự do vô kỷ luật, vô chính phủ. Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng là dân chủ. Tuy nhiên, Người cũng vạch rõ thực tế cho thấy, một mặt dân chủ trong Đảng chưa được thực hiện rộng rãi; mặt khác vẫn còn những cán bộ làm việc theo lối thủ công nghiệp. Hồ Chí Minh yêu cầu: Mọi việc đều bàn bạc một cách dân chủ và tập thể. Khi đã quyết định rồi thì phân công tác phải đến nơi đến chốn. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về tập trung dân chủ được Đại hội X của Đảng ta phát triển lên một tầm cao nhận thức mới, khẳng định: “Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” [Điều lệ ĐCSVN, NXB CTQG, H 2006, Tr.5]. 2/ Về nguyên tắc tự phê bình và phê bình: Người chỉ ra Đảng muốn thành công phải biết tự phê bình để tìm nguyên nhân thất bại mà sửa chữa để lần sau không mắc phải sai lầm đó. Người ví phê bình sửa chữa như rèn dao phải biết chỗ cùn mà mài thì mới có dao tốt: “Trải qua lần thất bại ấy, Đảng nghiên cứu lại, phê bình lại, sai lầm ở đâu, vì sao mà thất bại? Biết rõ ràng những chỗ khuyết điểm mà sửa sang lại. Cũng như rèn một con dao, thử cắt mới biết chỗ nào sắc, chỗ nào cùn; sau cứ theo chỗ cùn mà mài, con dao mới tốt” [HCM, TT, T.2, Tr.278]. 8 Trong phê bình sửa chữa Người nhắc nhở đối với người thì phải có lòng bao dung với tổ chức đoàn thể thì phải nghiêm và phải chỉ ra cho người được phê bình chỗ đúng, chỗ sai để khắc phục sửa chữa: “Với từng người thì khoan thứ. Với đoàn thể thì nghiêm. Có lòng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo. Hay xem xét người” [HCM, TT, T.2, Tr.260]. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Người định nghĩa rõ về tự phê bình và phê bình, hai lĩnh vực tự phê bình và phê bình phải đi đôi với nhau theo đó khi thực hiện tự phê bình và phê bình thì tự phê bình mình trước sau đó phê bình đồng chí mình. Mục đích của phê bình là để sửa chữa, giúp nhau cùng tiến bộ chứ không phải để công kích nhau, phê bình phải rõ ràng, thành thật: “Phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của đồng chí mình”. “Tự phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của mình”. “Tự phê bình và phê bình phải đi đôi với nhau. Mục đích là cho mọi người học lẫn ưu điểm của nhau và giúp nhau chữa những khuyết điểm” “…mục đích là cốt sửa chữa, chứ không phải để công kích, cốt giúp nhau tiến bộ, chứ không phải làm cho đồng chí khó chịu, nản lòng” [HCM, TT, T.5, Tr.267]. Trong phê bình và tự phê bình mọi đảng viên mà trước hết là cán bộ phải thật thà tự phê bình để tự sửa chữa khuyết điểm, để đoàn kết thống nhất nội bộ thì mới có hiệu quả: “Phải đòi hỏi mỗi đảng viên, trước hết là mỗi cán bộ, phải thật thà tự phê bình, tự sửa chữa những khuyết điểm của mình” [HCM, TT, T.5, Tr.268]. “Cách phê bình: Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ. Vì vậy, phê bình mình cũng như phê bình người phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời, chớ dùng những lời mỉa mai, chua cay, đâm thọc. Phê bình việc làm, chứ không phải phê bình người. 9 Những người bị phê bình thì phải vui lòng nhận xét để sửa đổi, không nên vì bị phê bình mà nản chí, hoặc oán ghét” [HCM, TT, T.5, Tr.232]. Công tác tự phê bình và phê bình phải được thực hiện thường xuyên nhất là trong Đảng, phải kịp thời thấy khuyết điểm của mình, của đồng chí mình để sửa chữa và kiên quyết sửa chữa thì Đảng mới phát triển và công việc mới thành công: “Vì vậy, ngay từ bây giờ, các cơ quan, các cán bộ, các đảng viên, mỗi người mỗi ngày phải thiết thực tự kiểm điểm và kiểm điểm đồng chí mình. Hễ thấy khuyết điểm phải kiên quyết tự sửa chữa, và giúp đồng chí mình sửa chữa. Phải như thế, Đảng mới chóng phát triển, công việc mới chóng thành công” [HCM, TT, T.5, Tr.233]. Hồ Chí Minh chỉ ra ý nghĩa và tác dụng của tự phê bình và phê bình, Người ví có khuyết điểm mà dấu không chịu sửa chữa như bệnh không chịu uống thuốc: “Nếu không kiên quyết sửa chữa khuyết điểm của ta, thì cũng như giấu giếm tật bệnh trong mình, không dám uống thuốc, để bệnh ngày càng nặng thêm, nguy đến tính mệnh” [HCM, TT, T.5, Tr.233]. Và phê bình phải đúng cách, đúng lúc, đúng nơi đảm bảo cho người được phê bình nhận thấy khuyết điểm để tự sửa chữa không phải phê bình là triệt tiêu lẫn nhau, phê phán nhau: “Ta phải biết cách phê bình sáng suốt, khôn khéo, như chiếu tấm gương cho mọi người soi thấu những khuyết điểm của mình, để tự mình sửa chữa” [HCM, TT, T.5, Tr.244]. “Phê bình không phải để công kích, để nói xấu, để chửi rủa” [HCM, TT, T.5, Tr.261]. Người còn nhắc nhở, phê bình phải thẳng thắng, không nễ nang né tránh, trong sinh hoạt Đảng nếu nễ nang, né tránh không dám phê bình thì dễ đưa đồng chí mình đến với sai lầm ngày càng trầm trọng hơn đến lúc khuyết điểm nhiều lên thì mất cán bộ. Người ví nễ nang không dám phê bình như thấy bệnh của đồng chí mình mà không chữa cho họ: “Nói về từng người, nể nang không phê bình, để cho đồng chí mình cứ sa vào lầm lỗi, đến nỗi hỏng việc. Thế thì khác nào thấy đồng chí mình ốm, mà không chữa cho họ” [HCM, TT, T.5, Tr.261]. Đối với bản thân từng người không dám tự phê bình cũng như tự đầu độc mình: 10 “Nể nang mình, không dám tự phê bình, để cho khuyết điểm của mình chứa chất lại. Thế thì khác nào mình tự bỏ thuốc độc cho mình!” [HCM, TT, T.5, Tr.261]. Đối với Đảng, Người khẳng định: “Nói về Đảng, một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng” [HCM, TT, T.5, Tr.261]. Đảng phải thường xuyên phê bình để tự chỉnh đốn thì Đảng đó mới mạnh và là Đảng chân chính, Đảng biết được ưu, khuyết điểm của mình thì mới giáo dục được Đảng viên và quần chúng, Đảng sợ phê bình là Đảng quan liêu xa rời quần chúng: “Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính. Đảng cần phải biết những ưu điểm và khuyết điểm của mình để dạy dỗ đảng viên, dạy dỗ quần chúng. Sợ phê bình, tức là "quan liêu hoá", tức là tự mãn tự túc, tức là "mèo khen mèo dài đuôi" [HCM, TT, T.5, Tr.261]. “Đảng không che giấu những khuyết điểm của mình, không sợ phê bình. Đảng phải nhận khuyết điểm của mình mà tự sửa chữa, để tiến bộ, và để dạy bảo cán bộ và đảng viên” [HCM, TT, T.5, Tr.250] . Người yêu cầu, trong phê bình không nên có thái độ gay gắt, vạch rõ những ưu khuyết điểm không lợi dụng phê bình để mỉa mai, chua cay, đâm thọc. Như vậy, “Phải đòi hỏi mỗi đảng viên, trước hết là mỗi cán bộ, phải thật thà tự phê bình, tự sửa chữa những khuyết điểm của mình” [HCM, TT, T.3, Tr.268]. Tự phê bình và phê bình phải trở thành nếp sinh hoạt thường xuyên với tinh thần nghiêm túc, thẳng thắn, muốn vậy “Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt” [HCM, TT, T.5, Tr.239]. Như vậy, sửa đổi lối làm việc của Đảng ở các cấp, theo tư tuởng Hồ Chí Minh, trước hết phải phê bình và sửa chữa bệnh chủ quan, bệnh hẹp hòi, bệnh ích kỷ, bệnh giáo điều, ba hoa… 11 Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình mãi mãi soi sáng cho cán bộ, đảng viên và toàn Đảng trong công cuộc xây dựng Đảng, nhằm làm cho Đảng ta luôn đoàn kết, thống nhất, phát triển, đủ sức lãnh đạo dân tộc Việt Nam trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng. Tự phê bình hiện nay phải tập trung chủ yếu vào tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và đề cao tính tiên phong gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên. Muốn vậy, phải mở rộng dân chủ trong nội bộ Đảng, trong tất cảc các tổ chức quần chúng của Đảng và nhân dân lao động. Đó là biện pháp quan trọng để khắc phục tệ đặc quyền, đặc lợi, tính bảo thủ trì trệ, tệ tham nhũng, quan liêu, góp phần thực hiện cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình được Đại hội X của Đảng ta phát triển lên một tầm cao nhận thức mới, khẳng định: “Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” [Điều lệ ĐCS VN, NXB CTQG, H 2006, Tr.5]. 3/ Về nguyên tắc đoàn kết, thống nhất: Tác phẩm “Đường cách mệnh” là tác phẩm phản ánh tập trung nhất những luận điểm cốt lõi của tư tưởng chiến lược đoàn kết, thống nhất dân tộc nói chung và trong Đảng nói riêng. Có thể khái quát theo lôgic hệ thống một số luận điểm sau: - Các mạng là sự nghiệp chung của quần chúng nhân dân, không phải là việc của một người, hai người. - Muốn làm cách mạng thì phải đoàn kết lực lượng dân tộc chống lại chính sách “chia để trị” và các thủ đoạn nô dịch, lừa bịp, đàn áp của đế quốc Pháp. 12 - Công, nông là gốc, là chủ của cách mạng, là nồng nốt của khối đoàn kết dân tộc, học trò, nhà buôn và các tầng lớp khác là bầu bạn của cách mạng, cần phải tập hợp, đoàn kết. Muốn tập hợp đoàn kết dân chúng, những người cách mạng phải tổ chức các hội quần chúng thích hợp, như: công hội, nông hội, phụ nữ, thanh niên. - Đảng Cộng sản có vai trò quyết định trong việc tổ chức nhân dân trong nước, liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản các nước. - Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới vận động theo quỹ đạo của cách mạng vô sản, có quan hệ mật thiết với cách mạng Pháp và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa khác. Trong tác phẩm này, Người không trực tiếp nói về đoàn kết thống nhất mà Người nêu lên ý nghĩa của việc đoàn kết thống nhất đó là phải đồng tâm hiệp lực thì việc khó mấy làm cũng xong: “Việc gì khó cho mấy, quyết tâm làm thì làm chắc được, ít người làm không nổi, nhiều người đồng tâm hiệp lực mà làm thì phải nổi. Đời này làm chưa xong thì đời sau nối theo làm thì phải xong” [HCM, TT, T.2, Tr.261]. Đồng thời trong tác phẩm này, Người cũng chỉ ra cơ sở để đoàn kết thống nhất đó là mọi người phải bền gan, phải hiểu lý do tại sao phải làm, phải làm cho mọi người hiểu mục đích của công việc; mọi người hiểu và có cùng mục đích và cùng tham gia, bên cạch đó phải biết cách tổ chức thực hiện thì mới thành công: “Muốn đồng tâm hiệp lực, muốn bền gan thì trước ai ai cũng phải hiểu rõ vì sao mà phải làm, vì sao mà không làm không được, vì sao mà ai ai cũng phải gánh một vai, vì sao phải làm ngay không nên người này ngồi chờ người khác. Có như thế mục đích mới đồng; mục đích có đồng, chí mới đồng; chí có đồng, tâm mới đồng; tâm đã đồng, lại phải biết cách làm thì làm mới chóng” [HCM, TT, T.2, Tr.261]. Người còn chỉ rõ: Tư tưởng mấu chốt, có ý nghĩa hàng đầu là Đảng Cộng sản đóng vai trò quyết định đối với việc “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để 13 trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi [HCM, TT, T.2, Tr.267, 268]. Nói một cách khác, muốn lôi cuốn tập hợp đông đảo quần chúng cần lao vào trận tuyến cách mạng, lật đổ chế độ cũ, xây dựng xã hội mới thì Đảng Cộng sản trước hết, phải là một tổ chức đoàn kết, thống nhất. Nghĩa là từ rất sớm trong tư duy lý luận của Hồ Chí Minh, đoàn kết, thống nhất đã là một thuộc tính cơ bản của Đảng Cộng sản. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về đoàn kết, thống nhất được Đại hội X của Đảng ta phát triển lên một tầm cao nhận thức mới, khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược nhất quán của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [VK, Tr.40, 41]. “Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” [Điều lệ ĐCS VN, NXB CTQG, H 2006, Tr.5]. 4/ Về nguyên tắc giữ mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân: Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định Đảng: “Phải liên lạc mật thiết với dân chúng, hiểu biết dân chúng” [HCM, TT, T.5, Tr.275]. Người đã nêu lên ba cơ sở chính đòi hỏi Đảng phải xây dựng mối gắn bó keo sơn với dân: Thứ nhất, muốn cách mạng thành công trước hết cần có Đảng, nhưng nhân dân luôn là một lực lượng quyết định. Bởi vì “So với số nhân dân thì số đảng viên chỉ là tối thiểu”. Do đó “Chỉ đoàn kết trong Đảng, cách mạng cũng 14 không thành công”. Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc quá trình cách mạng Việt Nam. Người không chỉ nghiên cứu và học tập kinh nghiệm cách mạng của các nước mà còn lăn lộn, gắn bó với phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Từ quá trình hoạt động phong phú, sáng tạo đó, Hồ Chí Minh nhận xét kinh nghiệm trong nước và quốc tế đều cho thấy “Có lực lượng dân chúng, việc to tát mấy, khó khăn mấy cũng làm được. Không có, thì việc gì cũng không xong”. Hồ Chí Minh kết luận: “Nếu không có dân giúp sức, thì Đảng không làm được việc gì”. Thứ hai, Đảng cần có mối liên hệ mật thiết với dân. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh đánh giá rất cao kinh nghiệm, trí tuệ của nhân dân. Hồ Chí Minh viết “Dân chúng biết nhiều vấn đề một cách đơn giản mau chóng đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra”. Chính vì vậy Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên không chỉ có nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân mà “Chúng ta phải học dân chúng, phải hỏi dân chúng”. Việc này không chỉ làm cho quan hệ Đảng-Dân ngày thêm gắn bó mà còn để làm giàu kinh nghiệm, trí tuệ của Đảng. Thứ ba, điều đặc biệt quan trọng trong sửa đổi lối làm việc là Hồ Chí Minh trở đi trở lại tới ba lần luận điểm: tóm lại, cách làm việc, tổ chức, nói chuyện, tuyên truyền, khẩu hiệu, viết báo…của chúng ta đều phải lấy câu này làm khuôn phép: “Từ trong quần chúng ra. Về sâu trong quần chúng”. Điều này cho thấy, Hồ Chí Minh rất coi trọng trong công tác dân vận. Tất cả những điều nêu trên nằm trong nguyên tắc: theo đúng đường lối nhân dân. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh với những nội dung có tính quy luật: “Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”. Nói cách ngắn gọn là phải “Từ trong quần chúng mà ra, trở lại nơi quần chúng”. Nhận thức và giải quyết tốt những vấn đề nêu trên sẽ mang lại kết quả tốt đẹp: Đảng được dân tin, dân phục, dân yêu. Mối quan hệ giữa Đảng và dân sẽ mãi bền chặt, trở thành động lực đưa sự nghiệp đổi mới đến thành công. 15 Tư tưởng của Hồ Chí Minh về giữ mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân được Đại hội X của Đảng ta phát triển lên một tầm cao nhận thức mới, khẳng định: “Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” [Điều lệ ĐCS VN, NXBCTQG, H 2006, Tr.5]. II/ Xây dựng hệ thống tổ chức: Trong tác phẩm “Đường cách mệnh” khi tuyên truyền chủ nghĩa MácLênin vào Việt Nam, Người đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của tổ chức đối với cách mạng nước ta: “Cách mệnh thì phải có tổ chức rất vững bền mới thành công” [HCM, TT, T.2, Tr.274]. Và Người đưa ra một loạt các tổ chức, nói rõ nhiệm vụ của từng tổ chức, cách thức tổ chức và hoạt động của các tổ chức như: Quốc tế, Phụ nữ quốc tế, Công nhân quốc tế, Cộng sản thanh niên quốc tế, cách tổ chức công hội, tổ chức dân cày…Đây cũng là những cơ sở cho việc thành lập Đảng và các tổ chức chính trị xã hội sau này và đã góp phần tích cực vào sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh đã thâu tóm thành 12 điều về tư cách của đảng chân chính cách mạng như sau: - Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng. - Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau. - Khi đặt ra khẩu hiệu và chỉ thị, luôn luôn phải dựa vào điều kiện thiết thực và kinh nghiệm cách mạng ở nước ta, ở trong nước và ở địa phương. 16 - Phải luôn luôn do nơi quần chúng mà kiểm soát những khẩu hiệu và chỉ thị đó có đúng hay không. - Phải luôn luôn xem xét lại tất cả các công tác của Đảng. - Mọi công tác của Đảng luôn luôn phải đứng về phía quần chúng, phải đem tinh thần yêu nước và cần, kiệm, liêm, chính mà dạy bảo cán bộ, đảng viên và nhân dân. - Mỗi công việc của Đảng phải giữ nguyên tắc và phải liên hợp chặt chẽ với dân chúng. Nếu không vậy, thì không biết nắm vững các cách thức tranh đấu và các cách thức tổ chức, không biết liên hợp lợi ích ngày thường và lợi ích lâu dài của dân chúng. - Đảng không che dấu những khuyết điểm của mình, không sợ phê bình. Đảng phải nhận khuyết điểm của mình và tự sửa chữa, để tiến bộ và để dạy bảo cán bộ, đảng viên. - Đảng phải lựa chọn những người rất trung thành và rất hăng hái, đoàn kết họ thành nhóm tring kiên lãnh đạo. - Đảng phải luôn luôn tẩy bỏ những phần tử hủ hoá ra ngoài. - Đảng phải giữ kỷ luật rất nghiêm từ trên xuống. Kỷ luật này là tư tưởng phải nhất trí, hành động phải nhất trí. Kỷ luật này là do lòng tự giác của đảng viên về nhiệm vụ của họ đói với Đảng. - Đảng phải luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành thế nào. Nếu không vậy thì những chỉ thị và nghị quyết đó sẽ hóa ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng. “Muốn cho Đảng thật vững bền Mười hai điều đó chớ quên điều nào” [HCM, TT, T.5, Tr.249, 250]. Ngày nay, bàn về công tác xây dựng Đảng, chúng ta có thể nói và viết rất nhiều, bao nhiêu cũng không đủ. Song chung quy lại nội dung cũng nằm trong 12 điều răn của Bác viết tháng 10 năm 1947. Những điều này hiện nay 17 còn mang tính thời sự vẫn rất nóng hổi. Suốt 24 năm trên cương vị đứng đầu Nhà nước, đứng đầu một đảng cầm quyền. Người đã cùng tập thể lãnh đạo Đảng giải quyết không biết bao nhiêu vấn đề lớn của quốc gia trên tất các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quân sự, ngoại giao, những vấn đề của kháng chiến kiến quốc, của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và sự nghiệp giải phóng miền Nam thực hiện thống nhất nước nhà. Trong đó, vấn đề về Đảng cầm quyền bao giờ cũng là vấn đề được đặc biệt chú ý. III/ Xây dựng và rèn luyện đội ngũ đảng viên trong điều kiện Đảng cầm quyền: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và trưởng thành từ một nước nông nghiệp nạc hậu, số đông đảng viên xuất phát từ giai cấp nông dân, lại phải lãnh đạo hai cuộc cách mạng là: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vì thế, trong những bài viết, bài nói chuyện, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của công tác đảng viên và coi công tác đảng viên là một nội dung quan trọng, then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Người chỉ rõ rằng khi Đảng đã đường lối chính trị đúng đắn thì chi bộ vừa là nơi tổ chức thực hiện cụ thể đường lối, chính sách của Đảng, vừa là nơi trực tiếp giáo dục đảng viên để tạo nên sức mạnh của Đảng. Hồ Chí Minh nói: “Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt”. Người lại đảng viên kém cả số lượng và chất lượng thì tổ chức Đảng suy yếu, Người coi trọng đảng viên là tế bào cấu thành nên Đảng. Công tác đảng viên là vấn đề sống còn của tổ chức Đảng. Đội ngũ đảng viên trong điều kiện Đảng cầm quyền có mặt ở tất cả các tổ chức của hệ thống chính trị và thường là có chức có quyền. Hồ Chí Minh rất coi trọng việc xây dựng và rèn luyện đội ngũ đảng viên trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới. 18 Trước khi thành lập Đảng, Hồ Chí Minh đã chuẩn bị một cách tích cực, chu đáo, cẩn thận, bài bản đội ngũ cán bộ, đảng viên cho Đảng, tuyển chọn những thành viên yêu nước, có tinh thần cách mạng, có trình độ học vấn để thành lập tổ chức tiền thân của Đảng. Thông qua tổ chức tiền thân ấy mà đào tạo đội ngũ cán bộ đảng viên cho Đảng. Hồ Chí Minh đã chuẩn bị hơn 200 đảng viên trước khi thành lập Đảng. Những đảng viên ấy học lý luận do Hồ Chí Minh trực tiếp giảng dạy. Sau khi học thì đưa họ vào phong trào “Vô sản hoá” để thử thách đảng viên. Khi Đảng ra đời đã có ngay những đảng viên trung kiên làm cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh: củng cố và phát triển Đảng là một nhiệm vụ phải tiến hành thường xuyên, phải quán triệt phương châm phát triển đi đôi với củng cố trong công tác xây dựng Đảng. Về phát triển Đảng, phải dữ vững tích chất giai cấp công nhân của Đảng, trên cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn đảng viên. Hồ Chí Minh căn dặn phải chăm lo cải thiện cơ cấu thành phần xã hội của Đảng, tăng cường thành phần công nhân trong Đảng. Người nói : “Đảng phải phát triển tổ chức của mình một cách thận trọng, vững vàng và rộng rãi trong quần chúng, chủ yếu là trong quần chúng công nhân để tăng cường thành phần vô sản trong Đảng”. Trong công tác kết nạp đảng viên mới, Hồ Chí Minh nhắc rằng: “Đảng không phải chỉ cần con số cho nhiều, tuy nhiều là tốt, nhưng phải có cái chất của người đảng viên”. Vì vậy, “phải chọn lọc đảng viên mới một cách hết sức cẩn thận”. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Đảng không bắt buộc ai vào Đảng cả. Vào thì có nhiệm vụ, có trách nhiệm của Đảng viên, nếu sợ không phục vụ được nhân dân, phục vụ được cách mạng thì đừng vào và khoan hãy vào”. Đi đôi với công tác phát triển Đảng, Hồ Chí Minh yêu cầu các cấp bộ đảng phải tăng cường củng cố Đảng, phải đưa ra khỏi Đảng những người không còn đủ tư cách đảng viên. Phát triển và củng cố đảng viên là phương châm cần được tiến hành thường xuyên trong quá trình xây dựng Đảng để làm cho Đảng ta luôn luôn trong sạch và vững mạnh đủ sức thực hiện đường lối chính trị của Đảng trong mọi thời kỳ cách mạng. 19 Công tác đảng viên bao gồm: Tạo nguồn, bồi dưỡng, rèn luyện và tổ chức kết nạp đảng viên mới, thử thách đảng viên, giao nhiệm vụ chính trị cho đảng viên, kiểm tra đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao trình độ mọi mặt cho đảng viên, cân nhắc đảng viên để bổ sung đội ngũ cán bộ cho Đảng, tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, giúp đỡ cho đảng viên cả vật chất lẫn tinh thần. Khen thưởng đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, bổ sung đội ngũ đảng viên mới cho Đảng. Đồng thời phải đào thải những đảng viên thoái hoá biển chất vi phạm điều lệ Đảng, nguyên tắc tổ chức Đảng, những đảng viên không đủ tư cách. Những người làm công tác đảng viên bao gồm: Cấp uỷ, tổ chức, kiểm tra, đoàn thể, các đảng viên, hệ thống chính trị. Làm công tác xây dựng Đảng để làm gì? Để đánh giá xếp loại đảng viên tổ chức Đảng và các đoàn thể quần chúng tham gia đánh gia xếp loại đảng viên. Dựa vào điều lệ Đảng, dựa vào nhiệm vụ chính trị của mỗi đảng viên, dựa vào tiêu chuẩn của mỗi đảng viên và dựa vào hiệu quả công tác đảng viên đối với nhiệm vụ được giao, dựa vào uy tín đảng viên để đánh giá. Chú ý trong đánh giá xếp loại phải bảo đảm tính dân chủ, công bằng, công khai, vừa đảm bảo tính nghiêm túc nhưng vừa động viên khuyến khích đảng viên phấn khởi, tin tưởng để tiến bộ không ngừng. IV/ Xây dựng đội ngũ cán bộ: “Cán bộ” ở đây được quan niệm là cán bộ cách mạng trong điều kiện Đảng cầm quyền, mà thường số đông cán bộ là đảng viên. Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, Người cho rằng: cán bộ là cái gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Trong nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh có một bộ phận rất quan trọng là tư tưởng về đạo đức cách mạng. Ngay từ năm 1927 khi còn đang chuẩn bị thành lập Đảng, trong cuốn “Đường cách mệnh”, sau khi dẫn lời Lênin về vai trò của 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng