Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận triết học sử dụng cặp phạm trù trong giảng dạy hóa học...

Tài liệu Tiểu luận triết học sử dụng cặp phạm trù trong giảng dạy hóa học

.DOC
15
913
69

Mô tả:

17 HỌ VÀ TÊN: TRẦN THANH TÙNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP Họ và tên tác giả luận văn: TRẦN THANH TÙNG CHUYÊN NGÀNH: CƠ SỞ LÝ THUYẾT HÓA TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ KHẢ NĂNG VÀ HIỆN THỰC TRONG VIỆC GIẢNG DẠY BỘ MÔN HÓA HỌC LỚP 10 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ VĂN TÁM, TỈNH SÓC TRĂNG. LUẬN VĂN MÔN TRIẾT HỌC KHOÁ V Đồng Tháp – 2016 17 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP Họ và tên tác giả luận văn: TRẦN THANH TÙNG TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ KHẢ NĂNG VÀ HIỆN THỰC TRONG GIẢNG VIỆC DẠY BỘ MÔN HÓA HỌC LỚP 10 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ VĂN TÁM, TỈNH SÓC TRĂNG. Lớp cao học: HÓA LÝ THUYẾT VÀ HÓA LÝ LUẬN VĂN MÔN TRIẾT HỌC Giáo viên giảng dạy: TS: TRẦN QUANG THÁI Đồng Tháp – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực nếu sai tôi hoàn chịu trách nhiệm. 17 Tác giả luận văn Trần Thanh Tùng MỤC LỤC TRANG A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................5 2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................5 3. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................6 4. Giả thuyết khoa học.....................................................................................6 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................6 6. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................6 B. NỘI DUNG Chương 1: lý luận chung về cặp phạm trù khả năng và hiện thực………………6 1.1. Khái niệm khả năng và hiện thực…………………………………….6 1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa cặp phạm trù khả năng và hiện thực…7 1.3. Ý nghĩa phương pháp luận…………………………………………...8 Chương 2: Vận dụng khả năng và hiện thực trong việc giảng dạy môn hóa học lớp 10……………………………………………………………………………8 2.1. Thực trạng của học sinh học môn Hóa học lớp 10 ở học kỳ I..................8 2.1.1. Học sinh học còn yếu........................................................................8 2.1.2. Học sinh học khá giỏi........................................................................9 2.2. Cách thực hiện...........................................................................................9 2.2.1. Đối với các em học yếu, kém............................................................9 2.2.2. Đối với học sinh từ trung bình trở lên............................................10 17 Chương 3. Kết quả thực nghiệm..........................................................................11 3.1. Tổ chức kiểm tra, đánh giá......................................................................11 3.2. Thống kê kết quả.....................................................................................11 3.2.1. Kết quả thu được sau khi áp dụng cách làm mới.............................11 3.2.2. Nhận xét..........................................................................................11 3.3. Bài học kinh nghiệm................................................................. .............11 C. Kết luận và kiến nghị......................................................................................12 1. Kết luận.................................................................................................12 2. Kiến nghị...............................................................................................12 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong công tác giảng dạy để đánh giá một học sinh đôi khi chúng ta cần phải thận trọng, không nên vì một cái lỗi nhất thời mà đánh giá ngay học sinh đó không ngoan hoặc vì một con điểm nhỏ khi kiểm tra mà chúng ta lại kết luận em đó học yếu. Vì như thế chúng ta lại rơi vào tình trạng nhìn sự vật hiện tượng một 17 cách phiến diện siêu hình, phủ nhận năng lực vốn có của học sinh và như thế học sinh sẽ không có cơ hội sửa chữa bản thân và vươn tới những điều tốt đẹp. Do vậy trong giáo dục chúng ta cần phải tìm hiểu kĩ, phân loại từng học sinh để có phương pháp giáo dục phù hợp cho từng đối tượng. Trong thực tế, có những đối tượng học sinh không cố gắng nên học thật sự yếu kém, có những em siêng năng chăm học nên học giỏi và cũng có những đối tượng học sinh do hoàn cảnh nào đó mà kết quả hiên tại rơi vào yếu kém và đối tượng này nếu chúng ta biết tác động đúng chỗ, tạo động lực tốt để các em khắc phục hoàn cảnh khó khăn thì chắn hẳn sau này kết quả các em sẽ có phần được nâng lên. Do vậy trong công tác chủ nhiệm cũng như công tác giảng dạy người giáo viên phải thực hiện hết vai trò của mình nắm bắt hoàn cảnh của từng đồi tượng học sinh để có những phương pháp cũng như nghệ thuật giáo dục tốt nhằm tạo điều kiện cho các em phát huy hết khả năng vốn có của mình. Vì thế giữa khả năng và hiện thực khi đánh giá học sinh người giáo viên phải có cách nhìn tổng thể, phải có kinh nghiệm nhìn nhận khả năng của từng em để có cách giáo dục phù hợp và đây cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “Vận dụng cặp phạm trù khả năng và hiện thực trong việc giảng dạy bộ môn Hóa học lớp 10 ở trường trung học phổ thông Lê Văn Tám, tỉnh Sóc Trăng. 2. Mục đích nghiên cứu. Môn Hóa học khối 10 ở học kỳ I là phần kiến thức của Hóa học đại cương rất mới mẻ đối với học sinh do đó vì một lý do nào đó cấc em không chú ý thì kết quả sẽ không được tốt nhưng không vì thế mà học kỳ II các em cũng thấp. Do đó giáo viên cần phải xem lại kết quả của những năm lớp 8,9 các em học như thế nào để có cách đánh giá khả năng của các em một cách chính xác hơn. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. Xem xét khả năng của từng em để giúp các em vận dụng hết năng lực của bản thân vươn lên trong học tập, không nên nhìn vào hiện thực mà đánh giá sẽ dễ dẫn đến sai lầm đáng tiếc. 17 4. Giả thuyết khoa học. Khả năng là cái chưa có, chưa tới nhưng sẽ có, sẽ tới khi có điều kiện tương ứng hội đủ. Hiện thực là cái hiện có và đang tồn tại. Do đó hiện thực chưa tốt nếu không có điều kiện tương ứng hội đủ thì khả năng sau này cũng sẽ không tốt và ngược lại nếu có điều kiện tương ứng hội đủ thì các em trong tương lai sẽ học tốt, nên trong quá trình giảng dạy môn Hóa học 10 giáo viên cần phải xem xét lại một số em học yếu có khả năng học tốt được không, nếu có chúng ta cần phải tạo điều kiện cho các em phát huy hết khả năng vốn có của mình. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng: Một số em học sinh có khả năng học tốt môn Hóa học lớp 10. Phạm Vi nghiên cứu: Học sinh khối 10 ở trường trung Học Phổ thông Lê Văn Tám. Tỉnh Sóc trăng năm học 2014-2015. 6. Phương pháp nghiên cứu Tiểu luận dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và một số phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, đánh giá.. B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẶP PHẠM TRÙ KHẢ NĂNG VÀ HIỆN THỰC 1.1 Cơ sở lý luận về cặp phạm trù khả năng và hiện thực. Hiện thực là phạm trù chỉ những cái đang tồn tại trên thực tế. Khả năng là phạm trù chỉ cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trên thực tế, nhưng sẽ xuất hiện, sẽ tồn tại thực sự khi có các điều kiện tương ứng hội đủ Khả năng là để chỉ cái hiện chưa có chưa tới nhưng sẽ tới sẽ có khi có các điều kiện thích hợp Khả năng là “ cái hiện chưa có” nhưng bản thân khả năng với tư cách là “ cái chưa có” đó lại tồn tại. tức là các sự vật được nói tới trong khả năng chưa tồn tại, nhưng bản thân khả năng được đề xuất hiện sự vật đó thì tồn tại Ví dụ: trước mắt ta có đủ gỗ, cưa, bào, đục, đinh… đó là hiện thực. Từ đó nảy sinh 17 khả năng xuất hiện một cái bàn. Trong trường hợp này sự vật này là chưa có, chưa tồn tại trên thực tế nhưng khả năng xuất hiện cái bàn thì tồn tại trên thực sự Hiện thực là phạm trù triết học dùng để chỉ cái tồn tại thực sự, cái đã tới đã có, hiện thực bao gồm : Hiện thực khách quan ( hay là vật chất ) tất cả những gì đang tồn tại độc lập với ý thức của con người. Hiện thực chủ quan ( hiện tượng tinh thần) nó cũng tồn tại như tồn tại trong óc của con người; ví dụ như ý thức, tu duy Như vậy dấu hiệu căn bản để phân biệt khả năng với hiện thực ở chỗ: khả năng là cái chưa có, còn hiện thực là cái hiện đang có, đang tồn tại 1.2 Mối quan hệ biện chứng về cặp phạm trù khả năng và hiện thực. Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau, thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật. điều đó có nghĩa là trong sự vật hiện tượng đang tồn tại chứa đựng khả năng, sự vận động phát triển của sự vật chính là quá trình biến khả năng thành hiện thực. Trong hiện thực mới đó lại nảy sinh khả năng mới, khả năng mới này nếu có nhưng điều kiện lại biến thành hiện thực mới. Quá trình đó được tiếp tục, làm cho sự vật vận động, phát triển một cách vô tận trong thế giới vật chất. Quan hệ giữa khả năng và hiện thực có tính phức tạp. Điều đó thể hiện ở chỗ cùng trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật có thể tồn tại nhiều khả năng chứ không phải chỉ một khả năng. Ví dụ: Học sinh ngay thời điểm hiện tại đang học lớp 10 môn Hóa học còn yếu, tuy nhiên trong những thời gian tới khả năng các em có thể vẫn giữ mức này hoặc có thể vươn lên khá giỏi nếu có điều kiện tương ứng hội đủ. Trong đời sống xã hội, hoạt động có ý thức của con người có vai trò hết sức to lớn trong việc biến khả năng thành hiện thực. Nó có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm quá trình biến khả năng thành hiện thực, có thể điều khiền khả năng phát triển theo chiều hướng nhất định bằng cách tạo ra những điều kiện tương ứng, không thấy vai trò của nhân tố chủ quan của con người sẽ rơi vào sai lầm hữu khuynh, “chịu bó tay”, khuất phục trước hoàn cảnh. Tuy nhiên cũng không được tuyệt đối hóa vai trò của nhân tố chủ quan mà xem thường những điều kiện 17 khách quan. Như vậy chúng ta rễ rơi vào sai lầm chủ quan, mạo hiểm, duy ý chí. 1.3 Ý nghĩa phương pháp luận. Vì hiện thực là cái tồn tại thực sự, còn khả năng là cái hiện chưa có, nên trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện thực, không được dựa vào khả năng để sinh ra chủ trương, phương hướng hành động của mình V.I Lê-nin cho rằng: “ chủ nghĩa Mác căn cứ vào những sự thật chứ không phải dựa vào những khả năng. Người Macxit chỉ có thể sử dụng, để làm căn cứ cho chính sách của mình, những sự thật được chứng minh rõ rệt và không thể chối cãi được”. Khả năng là cái chưa tồn tại thật sự nhưng nó cũng biểu hiện khuynh hướng phát triển của sự vật trong tương lai. Do đó, tuy không dựa vào khả năng nhưng chúng ta cũng phải tính đến các khả năng để việc đề ra kế hoạch giáo dục sát hợp hơn. Trong xã hội, chúng ta phải chú ý đế việc phát huy nguồn lực con người, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc phát huy tính năng động sáng tạo của mỗi con người để biến khả năng thành hiện thực thúc đẩy xã hội phát triển. Trong giáo dục cũng thế giáo viên cũng cần tạo điều kiiện thuận lợi nhất để các em phát huy hết khả năng đích thực của bản thân, tránh nhìn thực tại mà phủ nhận sự cố gắng của các em sau này. Trong thực tế cũng cần tránh hai thái cực sai lầm, một là : tuyệt đối hóa vai trò nhân tố chủ quan; hai là: hạ thấp vai trò nhân tố chủ quan trong việc biến khả năng thành hiện thực. CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG KHẢ NĂNG VÀ HIỆN THỰC TRONG VIỆC GIẢNG DẠY MÔN HÓA HỌC LỚP 10. 2.1. Thực trạng của học sinh học môn Hóa học lớp 10 ở học kỳ I. 2.1.1. Học sinh học còn yếu. Kiến thức Hóa học lớp 10 ở học kỳ I là phần kiến thức đại cương rất khó đòi hỏi các em phải tập trung nhiều mới lĩnh hội được kiến thức tốt. Vì vậy trong năm học qua ớ học kỳ I các em đạt từ 5.0 trở lên chỉ đạt 47,25% trong khi đó chỉ tiêu của lãnh đạo đưa xuống phải đạt trên 60%. Do đó trong quá trình giảng dạy phải chú ý thật nhiều để nâng chất lượng các em lên ở học kỳ II. Muốn vậy giáo viên cần phải xem xét thật kỹ các đối tượng này, hiện thực là các 17 em yếu kém nhưng khả năng để được nâng lên ở học kỳ II là bao nhiêu em, với cách làm nào thì các em có điều kiện phát huy tối đa khả năng của mình thì giáo viên cần phải suy nghĩ áp dụng. 2.1.2. Học sinh học khá giỏi. Với những học sinh khá giỏi ở học kỳ I thì không có nghĩa là học kỳ II các em vẫn khá giỏi. Thực tế chứng minh ở nhiều năm qua sang học kỳ II một số em bi sa sút ở kiến thức bộ môn kết quả xuống ở mức độ trung bình thậm chí xuống yếu. Với chỉ tiêu Lãnh đạo đưa xuống như thế để đạt được thì trong quá trình giảng dạy không cho phép số học sinh này giảm xuống. Muốn được như thế giáo viên cần phải có phương pháp giảng dạy linh hoạt, sáng tạo để các em tiếp tục phát huy khả năng vốn có của mình, vì sang học kỳ II kiến thức sẽ gần gũi hơn, dễ tiếp thu hơn. 2.2. Cách thực hiện. 2.2.1. Đối với các em học yếu, kém. Hiện thực là các em học yếu, kém tuy nhiên trong tương lai khả năng của các em có thể vươn lên trung bình, khá giỏi vì khi điều kiện hội đủ, khả năng sẽ biến thành hiện thực mới và hiện thực mới sẽ biến thành khả năng mới, dân gian có truyền miệng câu “không có gì là không thể” nhằm khuyên mọi người phải cố gắng hết mình thì một thời điểm nào đó đạt được đều mình muốn tức là khả năng đã biến thành hiện thực. Trong quá trình giảng dạy môn Hóa học lớp 10 ở trường tôi thường chú ý đến mức độ nắm kiến thức của học sinh để có phương pháp giảng dạy phù hợp từng đối tượng. Ví dụ: Nguyên tố X có hóa trị I trong hợp chất khí với hiđrô. Trong hợp chất oxit cao nhất X chiếm 38,8% về khối lượng. a. Xác định X. Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X. b. Viết công thức oxit và hợp chất khí. 17 Hướng dẫn: - Từ công thức hợp chất khí với H suy ra công thức oxit. - Từ phần trăm của R suy ra phần trăm của nguyên tố O - Tính toán để tìm khối lượng mol của R để xác định nguyên tố R. Với ví dụ trên giáo viên cần xác định được bao nhiêu em làm được câu a, bao nhiêu em làm chưa hết câu b và bao nhiêu em làm hết câu b. Để kết quả được nâng lên trong những lần sau các em cần chú ý các điểm sau: Đọc kĩ đề ra trước khi làm bài Tóm tắt đề bằng cách gạch chân dưới những nội dung quan trọng. Học sinh được trang bị một số phương pháp giải toán hóa: Phương pháp bảo toàn khối lượng, phương pháp đặt ẩn số, cách giải bài toán một ẩn, lập hệ phương trình để giải bài toán 2 ẩn,.. Ngoài ra phân lý thuyết cần nắm vững, muốn vậy mỗi ngày khi lên lớp giáo viên cần phải trả bài để tạo động lực cho các em về nhà học bài, làm như thế thì các em vận dụng kiến thức được tốt hơn. 2.2.2. Đối với học sinh từ trung bình trở lên. Đây là lực lượng học sinh vốn đã có khả năng tốt nên biểu hiện thành hiện thực tốt. Do đó cần phải tạo điều kiện cho các em giữ được “cái vốn” hiện có hoặc phát huy thêm để khả năng được tốt hơn từ có cái hiện thực mới tốt hơn. Những em này trong quá trình giảng dạy sẽ nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên việc kiểm tra bài thường xuyên là điều không thể thiếu, vì như thế các em mới duy trì và phấn đấu hơn nữa khả năng vốn có của mình. Khi đến kiểm tra 1 tiết cũng giáo viên cũng cần xem lại điểm số, nếu thấy thấp hơn những bài trước thì cần phải quan tâm tìm hiểu nguyên nhân hoạc phần nào các em nắm chưa chắc để có phương pháp bồi dưỡng kịp thời. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 3.1. Tổ chức kiểm tra, đánh giá. 17 Để kiểm tra khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh sau khi áp dụng phương pháp trên, tôi thường cho các em kiểm tra viết 1 tiết. Nọi dung kiểm tra gồm phần lý thuyết đã học: Tính chất hóa học của các nguyên tố halogen: F 2, Cl2, Br2, I2, viết các phương trình hóa học minh họa; các bài tập định lượng: tính khối lượng của chất tham gia, sản phảm hoặc chất khí tạo ra… 3.2. Thống kê kết quả. 3.2.1. Kết quả thu được sau khi áp dụng cách làm mới. Trên trung bình đạt 74,5% (Thống kê chi tiết phần phụ lục) 3.2.2. Nhận xét. Học kì I tổng số học sinh đạt trên trung bình chỉ đạt 47,25% nhưng khi vận dụng cặp phạm trù khả năng và hiện thực vào giảng dạy, linh hoạt trong phương pháp giảng dạy với từng đối tượng khác nhau để tạo điều kiện cho các em phát huy hết khả năng của mình thì kết quả tăng lên rõ rệt (74,5% học sinh trên trung bình). 3.3. Bài học kinh nghiệm. Để việc giảng dạy học sinh kết quả được nâng lên theo tôi cần phải: Tìm hiểu từng đối tượng học sinh. Xác định được khả năng của từng em để có hướng tác động phù hợp. Xác định rõ mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực tránh trù dập, phủ nhận sự cố gắng của học sinh. Luôn tạo điều kiện cho học sinh cố gắng cũng như để khả năng các em được phát huy hết mức... C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận. Trong quá trình giáo dục học sinh cần phải lấy hiện thực làm đối tượng 17 của mọi quá trình nhận thức, nghiên cứu hiện thực để khám phá các quy luật, phát hiện bản chất chi phối sự vận động và phát triển của nó, đồng thời phải phân tích điều kiện tồn tại của hiện thực để phát hiện ra những khả năng tiềm ẩn trong hiện thực; xác định đúng các khả năng có độ tất yếu cao để thấy được xu hướng vận động và phát triển của hiện thực. Học sinh đến trường đạt kết quả học lực khá giỏi, hạnh kiểm tốt là điều mong ước của các bậc phụ huynh và ngay cả bản thân chính học sinh, giáo viên là một trong những đối tượng quan trọng góp phần tạo nên kết quả đó. Do đó bản thân của giáo viên chúng ta phải linh hoạt trong phương pháp giảng dạy, phải giảng dạy bằng cả cái tâm, cái đạo đức của nhà giáo, phải tạo điều kiện tối đa cho các em phấn đấu hết khả năng vốn có của mình, để gặt hái được những thành quả tốt nhất, tạo ra một lực lượng trẻ vừa hồng vừa chuyên để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước sánh vai cùng với cường quốc năm châu như Bác Hồ đã từng căn dặn. 2. Kiến nghị. Cần đầu tư nhiều cơ sở vật chất: tu chỉnh lại phòng thí nghiệm, cung cấp thêm một số danh mục hóa chất, màn hình đẻ trình chiếu. Cần có biện pháp tách nhóm học sinh theo trình độ để có lịch sắp xếp phụ đạo học sinh yếu kém cũng như bồi dưỡng thêm cho học sinh khá giỏi. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO `1. Cao Cự Giác (2009), thiết kế và dụng bài tập hóa học thực nghiệm trong dạy và học hóa học. Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội. 17 2. Web side: http: luanvan.net.vn. 3. PGS.TS Huỳnh Ngọc Long-GS.TS. Nguyễn Hữu Vui (2006) Giáo trình triết học Mác LêNin, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội. 4. Nguyễn Xuân Trường (2005). Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông. Nhà xuất bản Giá Dục, Hà Nội. 5. Nguyễn Xuân Trường, Cao Cự Giác. Các xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông hiện nay. 6. Tạp chí hóa học và ứng dụng 7. Sách giáo khoa hóa học lớp 9,10 8. TS. Trần Quang Thái, Giáo trình triết học. 9. Đặng Xuân Thu – Lê Kim Long: Ôn tập hóa học 10. 10. Đào Hữu Vinh (1995), 500 bài tập hóa học. Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội. PHỤ LỤC A. MỞ ĐẦU 17 Lý do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu. Nhiệm vụ nghiên cứu. Giả thuyết khoa học. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu B. NỘI DUNG Chương 1: lý luận chung về cặp phạm trù khả năng và hiện thực. 1.1. Khái niệm khả năng và hiện thực. 1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa cặp phạm trù khả năng và hiện thực. 1.3. Ý nghĩa phương pháp luận. Chương 2: Vận dụng khả năng và hiện thực trong việc giảng dạy môn hóa học lớp 10. 2.1. Thực trạng của học sinh học môn Hóa học lớp 10 ở học kỳ I. 2.1.1. Học sinh học còn yếu. 2.1.2. Học sinh học khá giỏi. 2.2. Cách thực hiện. 2.2.1. Đối với các em học yếu, kém. 2.2.2. Đối với học sinh từ trung bình trở lên. Chương 3. Kết quả thực nghiệm. 3.1. Tổ chức kiểm tra, đánh giá. 3.2. Thống kê kết quả. 3.2.1. Kết quả thu được sau khi áp dụng cách làm mới. TT Lớp Sĩ số 2 10a4 31 Giỏi SL TL 8 25.81 Khá SL TL 12 38.71 Trung bình SL TL 5 16.13 Yếu SL TL 2 6.45 Kém SL TL 4 12.9 17 10a5 3 10a6 10a7 4 10a8 Tổng: 34 34 27 35 161 Tổng môn Hóa 10 161 3 8.82 10 29.41 10 6 17.65 8 23.53 8 16 59.26 5 18.52 4 6 17.14 8 22.86 11 39 24.22 43 26.71 38 Trên TB Tỉ lệ Dưới TB Tỉ lệ 120 74.5 41 25.5 29.41 23.53 14.81 31.43 23.6 3.2.2. Nhận xét. 3.3. Bài học kinh nghiệm. C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận. 2. Kiến nghị. 6 8 2 6 24 17.65 23.53 7.41 17.14 14.91 5 4 0 4 17 14.71 11.76 0 11.43 10.56
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan