Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận tội đánh bạc trong luật hình sự việt nam...

Tài liệu Tiểu luận tội đánh bạc trong luật hình sự việt nam

.PDF
33
586
66

Mô tả:

Tội đánh bạc trong Luật hình sự Việt Nam Lời Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài. “Cờ bạc là bác thằng bần ; cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm” đây là câu nói dân gian mà mọi người trong xã hội luôn truyền miệng nhau. Đó cũng là bài học vừa mang tính dạy dỗ, vừa để răn đe mà thế hệ đi trước muốn để lại cho thế hệ sau này. Cờ bạc là nguyên nhân gây tan vỡ nhiều gia đình, nghèo đói, phát sinh của nhiều loại tội phạm như: Tội phạm trộm cắp, lừa đảo, gây rối trật tự….Chính vì lẽ đó, ngay từ khi mới ra đời Nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng, đồng thời không ngừng đổi mới, hoàn thiện việc tổ chức và quản lý lĩnh vực này. Bên cạnh việc dùng biện pháp hành chính, kinh tế, thuyết phục giáo dục, biện pháp hình sự được coi là biện pháp cần thiết góp phần bảo vệ an toàn, trật tự công cộng. Trong Bộ luật hình sự Việt Nam 1999, tội đánh bạc được quy định tại Điều 248 chương XIX . Đây là tội xâm phạm nghiêm trọng đến an toàn công cộng, trật tự công cộng. Hậu qủa của nó đối với xã hội là vô cùng to lớn và diễn biến của nó càng ngày càng phức tạp. Vì vậy trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu những đặc điểm, bản chất cơ bản của tội đánh bạc để hoàn thiện điều luật là rất cần thiết. Công việc này hết sức khó khăn và phức tạp, nó không đơn giản chỉ là công việc của các nhà lập pháp, mà nó cần sự đóng góp ý kiến rất lớn từ phía cử tri trong cả nước, để họ có nhiều tình huống dự liệu thực tế và từ đó họ chọn ra những phương pháp tối ưu nhất. Đây cũng là lý do người viết chọn đề tài “tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam” làm đề tài tiểu luận của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Khi nghiên cứu đề tài này là tập trung phân tích , đánh giá về mặt lý luận, những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội đánh bạc, những yếu tố cơ bản của tội đánh bạc, qua đó thấy được những khó khăn, và rút ra bài học cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm đánh bạc. Đồng thời, cho ta có biện pháp đúng đắn GVHD: Nguyễn Văn Tròn Page 1 SVTH Phạm Nhựt Pháp Tội đánh bạc trong Luật hình sự Việt Nam để ngăn chặn và đi đến đẩy lùi tội phạm. Và qua đó thấy được việc đấu tranh phòng chống tội phạm không chỉ là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa toàn Đảng, toàn dân nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để đẩy lùi tội phạm này góp phần làm ổn định trật tự xã hội. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Trong giới hạn đề tài, người viết sẽ nghiên cứu một số vấn đề về lý luận chung xung quanh tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự Việt Nam, khái quát sự hình thành và phát triển của các quy định về tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự Việt Nam, những nội dung cơ bản của các tội này như: khái niệm, đặc điểm, bản chất và những trường hợp áp dụng cụ thể..... Từ đó có thể rút ra một số nhận xét và đề xuất hướng hoàn thiện chế định này trong chính sách hình sự nước ta . 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích, tổng hợp từ sách bình luận khoa học, giáo trình, báo, tạp chí, tài liệu có liên quan và vận dụng những kiến thức tích lũy trong thời gian học tập để hoàn thành đề tài này. 5. Cơ cấu đề tài - Phần mở đầu. - Phần nội dung: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về đánh bạc và tội đánh bạc. Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về tội đánh bạc (Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999) Chương 3: Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về tội đánh bạc. - Kết luận chung. - Tài liệu tham khảo GVHD: Nguyễn Văn Tròn Page 2 SVTH Phạm Nhựt Pháp Tội đánh bạc trong Luật hình sự Việt Nam CHƯƠNG 1 LÝLUẬN CHUNG VỀ TỘI ĐÁNH BẠC TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1Khái niệm tội đánh bạc Đánh bạc là một tệ nạn xã hội, một hiện tượng xã hội tiêu cực gây ra thiệt hại nghiêm trọng làm cho đạo đức xã hội xuống cấp, quan hệ giữa người với người trở nên hận thù vì thua . Hiện nay, tệ nạn đó đã len lỏi vào mọi tầng lớp quần chúng nhân dân, không phân biệt già trẻ, nghề nghiệp, nam nữ không bỏ sót bất kỳ đối tượng nào ham mê đỏ đen,cá cược tự biến mình thành con thiêu thân, sẵn sàng vì thỏa đam mê cờ bạc mà tự đưa bản thân mình vào con đường phạm tội. Đánh bạc được gọi là Cờ bạc theo nhân gian được hiểu những trò chơi được tính bằng những trận thắng và thua bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị tương đương với tiền hoặc hơn tiền. Do đó, việc tìm hiểu khái niệm cơ bản về “đánh bạc” là rất cần thiết. “Đánh bạc là hành vi tham gia trò chơi bất hợp pháp mà sự được thua kèm theo việc được hoặc mất lợi ích vật chất đáng kể (tiền hoặc hiện vật hoặc các hình thức tài sản khác” Theo Điều 248, Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 định nghĩa về tội đánh bạc như sau:“Đánh bạc là tham gia trò chơi có được thua bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào” “Đánh bạc là một trong những tệ nạn xã hội, xâm phạm đến trật tự công cộng, gây ảnh hưởng xấu nhiều mặt tới cuộc sống bình thường của chính gia đình người đánh bạc, đồng thời còn là nguyên nhân của nhiều loại tội phạm nguy hiểm khác.”1 “Đánh bạc là hành vi tham gia vào trò chơi bất hợp pháp mà sự được thua kèm theo việc được hoặc mất lợi ích vật chất đáng kể (tiền hoặc hiện vật hoặc các hình thức tài sản khác).” “Đánh bạc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trật tự xã hội, không chỉ ảnh hưởng xấu đến gia đình và cá nhân người chơi mà còn có thể là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội và tội phạm khác.” Theo hướng dẫn tại Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật Hình sự, các hành vi đánh bạc được quy định như sau: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999/ tập II phần các tội phạm cụ thể/ quyển II (từ Điều 202 đến hết/ NXB chính trị quốc gia 2004 1 GVHD: Nguyễn Văn Tròn Page 3 SVTH Phạm Nhựt Pháp Tội đánh bạc trong Luật hình sự Việt Nam “Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp” Việc tìm hiểu những khái niệm trên sẽ giúp ta hiểu hơn về tội phạm đánh bạc, cũng như những tác hại mà chúng gây ra cho xã hội. Để thúc đẩy mọi người cùng góp sức đấu tranh phòng chống loại tội phạm này. Đây là một công việc, nhiệm vụ hết sức quan trọng. Ngày nay với sự phát triển của xã hội loại hình này đã được biến hóa muôn kiểu khác nhau để phù hợp mọi thành phần trong xã hội, nó không còn được hiểu một cách đơn giản là một hình thức đánh bài được thua bằng tiền .Tương ứng theo sự phát triển của xã hội hiện đại, kỹ thuật cờ bạc ngày càng phát triển. Đã xuất hiện nhiều hình thức cờ bạc mới như cá độ bóng đá, đá gà ăn tiền, đánh bạc điện tử, v.v. Điển hình là vụ án Trương Văn Cam, trong nhiều tội danh mà các bị can trong vụ án này bị khởi tố có tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc và cá bạc. Theo tài liệu của cơ quan điều tra, tổ chức cờ bạc của Trương Văn Cam (Năm Cam) và đồng bọn đã thu được một khoản tiền khổng lồ. 1.2 Đặc điểm của tội đánh bạc Tội đánh bạc được quy định tại Điều 248, chương XIX, Bộ luật hình sự 1999 các tội “xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng”. Tội đánh bạc đã xâm phạm đến trật tự, nếp sống văn minh của xã hội, và có một số đặc điểm sau: Hành vi phạm tội thể hiện ở hành vi đánh bạc, tức là hành vi sát phạt lẫn nhau (với mục đích được thua bằng tiền hoặc hiện vật) của nhiều người ( từ hai người trở lên) dưới bất kỳ hình thức nào ( như chơi số đề, cá cược, xóc đĩa, tổ tôm, đỏ đen, tá lả..).Đối với loại tội phạm này tất cả mọi người này đều có thể là chủ thể phạm tội không phân biệt giai cấp, giàu nghèo, giới tính, tuổi tác , tôn giáo, quốc tịch vì đây là loại tội phạm phổ biển trong xã hội, bởi trước đây đánh bạc được gọi là trò chơi tiêu khiển giải trí vào dịp đầu xuân trong thời xưa . Một trò chơi, không mang nặng thắng GVHD: Nguyễn Văn Tròn Page 4 SVTH Phạm Nhựt Pháp Tội đánh bạc trong Luật hình sự Việt Nam thua, được mất mà chủ yếu là tính giải trí nhưng lòng tham của con người , một trò chơi bình thường lại trở thành một tội được quy định trong luật hình sự Việt Nam Lỗi của cấu thành tội phạm của tội này đều là lỗi cố ý. Động cơ không là dấu hiệu bắt buộc của tội này. 1.3Nguyên nhân, điều kiện phạm tội đánh bạc Tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn cờ bạc nói riêng tồn tại và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, đối tượng tham gia đánh bạc rất đa dạng và phức tạp, chúng hoạt động thường xuyên, thay đổi biến động theo địa bàn và thời gian không theo một quy luật nhất định. Động cơ, mục đích nhằm vụ lợi bất chính. Lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ, thành phần xuất thân của những đối tượng rất khác nhau. Đã phát hiện nhiều cán bộ kể cả cán bộ trung cao cấp trong nhà nước cũng tham gia đánh bạc nhất là cá độ bóng đá và đánh đề. Về hậu quả và mức độ nghiêm trọng mọi người đều nhận biết. Song sỡ dĩ tệ nạn cờ bạc không những chưa được chặn đứng mà ngày càng phát triển là do những nguyên nhân cơ bản sau đây: Nguyên nhân chính làm phát sinh loại tội phạm này chính là sự phát triển của xã hội làm phát triển loại tội phạm này. Khoa học phát triển, mạng Internet phổ biến đưa con người đến nhau hơn, tiếp cận kiến thức nhanh hơn thì đó cũng là điều kiện thuận lợi của loại tội phạm này , hiện nay các con bạc tổ chức đánh bạc mà không cần ở cùng một nơi, môt địa điểm chỉ cần thông qua mạng Internet vào trang web đánh bạc nào đó được mặc định sẵn thì có thể đánh bạc trực tuyến với tất cả các con bạc bất chấp quốc gia khu vực lãnh thổ…. Thêm vào đó là khi chuyển sang nền kinh tế thị trường các khu công nghiệp mọc lên ở khắp nơi đòi hỏi một số lượng lao động lớn, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động dư thừa trong xã hội. Và lao động nông thôn chính là một nguồn bổ sung lớn cho số lao động đang thiếu trong các khu công nghiệp. Song họ vốn quen với lối sống và cách làm việc ở nông thôn lại không có tay nghề nên ra thành thị rất khó kiếm việc làm hoặc nếu có chủ yếu là lao động tay chân, thu nhập thấp, công GVHD: Nguyễn Văn Tròn Page 5 SVTH Phạm Nhựt Pháp Tội đánh bạc trong Luật hình sự Việt Nam việc không ổn định. Vì vậy, họ sẵn sàng tham gia vào các trò đỏ đen, cầu kiếm một cơ may để có tiền sinh sống. Những người thất nghiệp, hoặc nghề nghiệp không ổn định , họ thường lựa chọn hình thức đánh bạc làm trò chơi giải trí tiêu khiển lôi kéo, rủ rê những người khác cùng tham gia . Ngoài nguyên nhân trên thì còn phải kể đến chính công tác tuyên truyền, xử phạt hành chính đối với tội phạm này còn quá nhẹ chưa đủ sức răn đe ,việc xét xử loại tội phạm này chỉ dừng lại ở mức giáo dục chưa thể hiện tính nghiêm minh của Luật hình sự , bởi nhiều vụ án phạm tội đánh bạc được đưa ra xét xử công khai thì người phạm tội hưởng sự khoan hồng của nhà nước cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ. Từ đó dẫn đến nhiều trường hợp người phạm tội tái phạm ở mức độ tinh vi, nguy hiểm hơn Ngày nay, phương tiện truyền thông hiện đại, phổ cập. Hầu như nhà nào cũng có tivi, máy tính, điện thoại và ngồi nhà vẫn có thể xem trận đá bóng giữa các đội bóng hàng đầu quốc tế ở tận bên nước Anh. Có thể gọi điện thoại tham gia cá cược. Ngay trên tivi cũng luôn có lời mời chào dự đoán lĩnh thưởng. Một nguyên nhân nữa là hiện nay do cuộc sống mưu sinh quá bận bịu nên các thành viên trong gia đình cũng mỗi người mỗi việc ít quan tâm đến nhau.Cha mẹ không có thời gian quan tâm đến con cái, để chúng tự do tham gia vào các sòng bạc. Đó là những tác nhân làm gia tăng thêm tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn cờ bạc nói riêng. Ngoài ra công tác quản lý địa phương còn yếu , ít kiểm tra , giám sát nhằm phát hiện và ngăn chặn hành vi đánh bạc kịp thời. Đây là nhân tố chính để loại tội phạm này xuất hiện ngày càng nhiều. Mặt khác những người phạm tội sau khi mãn hạn tù , lại không được địa phương quan tâm , tạo công việc làm ổn định Những yếu tố trên chính là điều kiện thuận lợi để tội đánh bạc hoạt động mạnh và lanh nhanh . Vì vậy cần phải loại bỏ những điều kiện thuận lợi trên để góp phần hạn chế , đẩy lùi tội đánh bạc ra khỏi đời sống dân cư . GVHD: Nguyễn Văn Tròn Page 6 SVTH Phạm Nhựt Pháp Tội đánh bạc trong Luật hình sự Việt Nam 1.4Khái quát lịch sử hình thành và phát triển tội đánh bạc trong Luật hình sự Việt Nam Thời xa xưa ở Việt Nam những người vô công rồi nghề, thường có tính ham mê cờ bạc . Trong những tháng giêng, tháng hai, tháng ba, gọi là “tháng ăn chơi”, đàn bà, trẻ con đến người lớn, chỗ thì tụm năm, tụm ba chơi xúc sắc, chẳn lẻ, tam cúc, tứ sắc, bài cào … đâu đâu cũng thấy nói tới chuyện cờ bạc Trong xã hội phong kiến Việt Nam vấn đề cờ bạc được đề cập đến trong các Bộ luật lớn như Quốc Triều Hình Luật triều Lê, Luật Gia Long triều Nguyễn ở một góc độ giữ gìn an ninh trật tự phong kiến. Đặc biệt vấn đề tệ nạn cờ bạc đã được đề cập đến nhiều trong hương ước của làng xóm, ở các vùng nông thôn Việt Nam Năm 1802 Vua Gia Long lên ngôi đã ban hành lệnh cấm đánh bạc , quy định hình phạt nghiêm khắc, tịch thu những khoản tiền hoặc hiện vật làm phần thưởng cho người có công tố giác . Tiếp theo dưới triều Nguyễn , tội đánh bạc lại phân biệt quan, lính và người dân đánh bạc sẽ có mức hình phạt khác nhau . Nếu là quan phạm tội đánh bạc thì bị tịch thu tài sản thậm chí bị xử treo cổ, còn lính thì có thể bị giáng chức từ hai đến bốn cấp…. Sau khi cách mạng tháng tám thành công, chính quyền nhân dân còn non trẻ. Nền kinh tế vốn đã nghèo nàn lạc hậu lại phải đối phó với những khó khăn chồng chất.Trong tình hình xã hội cấp bách đó, Nhà nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 168/SL ngày 14/4/1948 thể hiện đường lối cứng rắn, thái độ nghiêm khắc đối với tội phạm này, nhằm mục đích chặn tay địch và những phần tử thuộc giai cấp bóc lột, chưa bị thủ tiêu, dùng cờ bạc vào mục đích phá hoại, đầu độc, bóc lột nhân dân, làm cho một số người sao lãng nhiệm vụ cách mạng Qua từng thời kỳ cách mạng, đường lối xử lý đối với người phạm tội đánh bạc cũng thay đổi, nhưng các dấu hiệu cấu thành tội đánh bạc vẫn không có gì thay đổi. Bộ luật hình sự 1985 quy định tội đánh bạc , tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một điều luật (Điều 200). Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 quy định tội đánh bạc tại GVHD: Nguyễn Văn Tròn Page 7 SVTH Phạm Nhựt Pháp Tội đánh bạc trong Luật hình sự Việt Nam Điều 248, còn tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc được quy định tại Điều 249. Việc tách tội đánh bạc và tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thành hai điều luật riêng là nhằm cá thể hóa trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội do yêu cầu thực tiễn đấu tranh phòng chống loại tội phạm này. Ở nước ta, tội phạm đánh bạc xuất hiện trong mọi thời đại với những dấu hiệu khác nhau, trong từng giai đoạn có quy mô và mức độ khác nhau. Tội phạm đánh bạc ngày nay đã lan rộng, với những thủ đoạn bọn mà chúng sử dụng ngày càng tinh vi, đa dạng gây ảnh hưởng và nguy hiểm rất cao cho xã hội. Do đó, việc ban hành các Bộ luật hình sự 1985, Bộ luật hình sự Việt Nam 1999, và Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) để nghiêm trị loại tội phạm này là rất cần thiết. Điều 248 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 quy định về Tội đánh bạc như sau: “Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm” trước đây, mức xử lý hình sự là một triệu đồng thì nay nâng lên là hai triệu đồng và bỏ việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã bị xử lý hành chính về tội đánh bạc mà còn vi phạm dưới hai triệu đồng mà chỉ xử lý hình sự khi họ đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của BLHS chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. Mặt khác, khi chúng ta xác định trách nhiệm hình sự đối với người đánh bạc không được tính tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của tất cả các lần đánh bạc, mà phải căn cứ vào từng lần đánh bạc để xem xét, cụ thể Vào ngày 1/7/2016 Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực thi hành trong đó đã nâng mức độ xử lý hình sự từ hai triệu đồng lên năm triệu đồng đối với người phạm tội đánh bạc. Điều 321quy định tội đánh bạc như sau :“Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng GVHD: Nguyễn Văn Tròn Page 8 SVTH Phạm Nhựt Pháp Tội đánh bạc trong Luật hình sự Việt Nam đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên; c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Page 9 SVTH Phạm Nhựt Pháp Tội đánh bạc trong Luật hình sự Việt Nam CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TỘI ĐÁNH BẠC 2.1 Dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc 2.1.1Mặt khách thể Tội phạm này xâm phạm trật tự, nếp sống văn minh của xã hội. Cũng như đối với tội hành nghề mê tín, dị đoan, tội đánh bạc là tội xâm phạm đến trật tự nếp sống văn minh của xã hội, vì tội đánh bạc cũng là một tệ nạn xã hội. Tệ nạn cờ bạc làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về an ninh xã hội, là nguồn gốc phát sinh nhiều loại tội phạm như trộm cắp, lừa đảo… Ví dụ: Ngày 21/04/2009, anh Nguyễn Đình Hội, chủ xưởng sửa chữa xe ôtô tại 120 đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội tới Công an phường Nghĩa Tân trình báo bị mất chiếc ôtô Innova BKS 29Z-5299. Anh Hội cũng cho biết cùng thời gian phát hiện vụ mất ôtô, 2 nhân viên phục vụ quán ăn ở cạnh xưởng ôtô là Nguyễn Văn Lĩnh (34 tuổi) và Trần Thanh Lâm (23 tuổi), quê ở Lý Nhân, Hà Nam cũng "mất tích". Đến ngày 29/04/2009, Công an phường Nghĩa Tân đã bắt giữ được Lĩnh và Lâm khi cả 2 đang lang thang tại công viên Nghĩa Đô. Lĩnh khai nhận lợi dụng bảo vệ xưởng xe ngủ say đã cùng Trần Thanh Lâm trộm cắp chìa khóa, mang xe đi đặt tại một hiệu cầm đồ trên đường Bưởi lấy 100 triệu đồng để ăn tiêu, cờ bạc.2 Tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn cờ bạc nói riêng đã làm cho đạo đức xã hội xuống cấp, quan hệ giữa người với người trở nên hận thù vì thua bạc dẫn đến cướp bạc, đâm chết người… Ví dụ: Khoảng 19 giờ 30 phút tối 23/04/2009, tại một địa điểm đánh bạc ở quận Kiến, hai nhóm thanh niên, mỗi nhóm ban đầu xác định khoảng 6 người có xảy ra mâu thuẫn với nhau trong khi đánh bạc. Cả hai nhóm đã hẹn nhau đến ngã ba phố Trần Nguyên Hãn – Vũ Chí Thắng, quận Lê Chân để “nói chuyện”. Tại đây chúng đã 2 www.cand.com.vn GVHD: Nguyễn Văn Tròn Page 10 SVTH Phạm Nhựt Pháp Tội đánh bạc trong Luật hình sự Việt Nam lao vào gây gỗ đánh nhau bằng dao, kiếm, chai lọ và súng tự tạo. Vụ việc chỉ được chấm dứt khi một tiếng nổ vang lên, một người trong nhóm gục xuống tại chỗ bên cạnh các mãnh vỡ thủy tinh. Nạn nhân là Nguyễn Công Tú (sinh năm 1987) trú ở Nghĩa Xá, quận Lê Chân bị sát hại do nhiều nhát đạn găm trên người. Khẩu súng gây án được xác định là súng bắn đạn hoa cải mà các băng nhóm tội phạm đất cảng hay sử dụng.3 Tệ nạn đánh bạc làm cho nhân cách con người bị hủy hoại, phá tán tài sản gia đình. Tệ nạn đánh bạc cũng gây ảnh hưởng đến tình cảm, hạnh phúc gia đình, làm cho nhiều gia đình dẫn đến tan vỡ hạnh phúc – cha mẹ phải ly hôn, con cái bơ vơ lang thang trộm cắp, cướp giật. Ví dụ: Tên Vũ Văn Huỳnh ở Hải Bối, huyện Đông Anh là chủ chứa cờ bạc, nhiều lần vợ y can ngăn nhưng do ham mê cờ bạc dẫn đến hạnh phúc gia đình bị tan vỡ. Tệ nạn cờ bạc thường gắn liền với tệ nạn khác như nghiện hút, mại dâm, côn đồ càn quấy gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự và gây ra những hậu qủa xã hội khác hết sức nghiêm trọng. Nó góp phần cho vấn nạn tham nhũng, nhận hối lộ phát triển. Ví dụ: Nguyên một giám đốc ngân hàng ở huyện Yên Bái đã tự sát vì dùng tiền công qũy đánh đề. Kế toán trưởng kho bạc một huyện thuộc tỉnh Cao Bằng và nhiều cán bộ Nhà nước khác đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính về tội lấy tiền công quỹ đánh đề, nhiều người đã tự tử vì không trả được nợ. 2.1.2Mặt khách quan của tội phạm Hiện nay các cơ quan, tổ chức có nhiều hình thức vui chơi giải trí có được thua bằng tiền hay hiện vật đều không bị coi là hành vi phạm tội đánh bạc như: chơi xổ số, lô tô, Casino…các trò chơi này được Nhà nước cho phép nên không coi hành vi phạm tội. 3 www.google.com.vn GVHD: Nguyễn Văn Tròn Page 11 SVTH Phạm Nhựt Pháp Tội đánh bạc trong Luật hình sự Việt Nam Đánh bạc được hiểu là nhiều người (ít nhất từ hai người trở lên) cùng tham gia thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật. Khi xác định trách nhiệm hình sự đối với người đánh bạc không được tính tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của tất cả các lần đánh bạc, mà phải căn cứ vào từng lần đánh bạc để xem xét, cụ thể như sau: Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của từng lần đánh bạc đều dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự hai triệu đồng và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm) thì người đánh bạc không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của lần đánh bạc nào bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự từ hai triệu đồng trở lên thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc đối với lần đánh bạc đó Trường hợp đánh bạc từ hai lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự; Trường hợp đánh bạc từ năm lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự và lấy tiền, hiện vật do đánh bạc mà có làm nguồn sống chính thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết định khung “ có tính chất chuyên nghiệp” quy định tại điểm a khoản 2 Điều 248 của Bộ luật hình sự. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Page 12 SVTH Phạm Nhựt Pháp Tội đánh bạc trong Luật hình sự Việt Nam Theo điều 1 Nghị quyết số 01/2010 ngày 22/10/2010 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại điều 248 và điều 249 của Bộ luật hình sự thì tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc gồm Tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc thu giữ trực tiếp tại chiếu bạc Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được dùng để đánh bạc Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc Khi truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa … cần phân biệt: Một lần chơi số đề, một lần cá độ bóng đá, một lần cá độ đua ngựa…(để tính là một lần đánh bạc ) được hiểu là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ trong một trận bóng đá, tham gia cá độ trong một kỳ đua ngựa … trong đó người chơi có thể chơi làm nhiều đợt. Trách nhiệm hình sự được xác định đối với người chơi một lần đánh bạc trong các trường hợp này là tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để chơi trong các đợt đó Trường hợp người choi số đề, cá độ, có trúng số đề, thắng cược cá độ thì số tiền họ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ ra để mua số đề,cá độ cộng với số tiền thực tế mà họ được nhận từ chủ thầu đề , chủ cá độ Trường hợp người chơi số đề, cá độ không trúng số đề, không thắng cược cá độ hoặc bị phát hiện ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng thì số tiền mà họ dùng để đánh bạc là tổng số tiền mà họ bỏ ra để mua số đề, cá độ Xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của chủ thầu đề, chủ cá độ Trường hợp có người chơi số đề, cá độ trúng số đề hoặc thắng cá cược, cá độ thì số tiền của chủ thầu đề, chủ cá cược,cá độ là toàn bộ số tiền mà chủ thầu đề, chủ cá độ, cá cược đã nhận của những người chơi số đề, cá cược,cá độ và toàn bộ số tiền mà chủ thầu đề, chủ cá cược bỏ ra để trả cho người trúng GVHD: Nguyễn Văn Tròn Page 13 SVTH Phạm Nhựt Pháp Tội đánh bạc trong Luật hình sự Việt Nam Trường hợp không có người cá độ trúng, số đề, thắng cược hoặc bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng, kết quả bóng đá, kết quả đưa ngựa.. thì chủ thầu đề, chủ cá độ, cá cược được dùng để đánh bạc là tổng số tiền mà chủ thầu đề, chủ cá độ nhận của người chơi số đề. 2.1.3 Mặt chủ thể của tội đánh bạc Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. Chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 thì người đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này là tội phạm do cố ý và không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Nếu số tiền hoặc tài sản dùng để đánh bạc có giá trị không lớn thì người có hành vi đánh bạc phải là người bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc và hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới là chủ thể của tội phạm này. Các tội phạm đánh bạc thuộc mọi thành phần khác nhau không phân biệt dân tộc tôn giáo , xuất thân và hoàn cảnh gia đình nhưng họ có chung đặc điểm là thấy lợi trước mắt và do bạn bè rủ rê đánh bạc nên họ đã trở thành tội phạm đánh bạc. Nhưng đa số tội phạm đánh bạc là những thành phần không có việc làm,nhàn rỗi, chiếm tỷ lệ cao hơn những đối tượng bị rủ rê , lôi kéo Nếu số tiền hoặc tài sản dùng để đánh bạc có giá trị không lớn thì người có hành vi đánh bạc phải là người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc và hành vi tổ chức đánh bạc, gá bạc hoặc bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới là chủ thể của tội phạm này 2.1.4 Mặt chủ quan tội đánh bạc Tội phạm này thực hiện với lỗi cố ý, mục đích động cơ không là dấu hiệu bắt buộc của tôi phạm này. Nếu hành vi đánh bạc chỉ là giải trí không nhằm bóc lột, sát GVHD: Nguyễn Văn Tròn Page 14 SVTH Phạm Nhựt Pháp Tội đánh bạc trong Luật hình sự Việt Nam phạt nhau , không dùng tiền hoặc hiện vật có giá trị ,để quy định việc thắng thua thì không bị coi là tội phạm của tội Mục đích tham gia vào đánh bạc do hám lợi, nhìn thấy lợi ích trước mắt nếu họ may mắn có được lợi ích vật chất đó mà không cần phải lao động, bất chấp hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự 2.2 Các trường hợp phạm tội cụ thể 2.2.1 Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1, điều 248 Bộ luật hình sự Đối với tội đánh bạc thì hành vi đánh bạc chỉ cấu thành tội phạm khi xảy ra một trong các trường hợp sau: Giá trị ăn thua từ hai triệu đồng trở lên Dưới hai triệu đồng, nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại điều 249 Bộ luật hình sự , chưa được xóa án tích mà còn vi phạm Theo quy định tại khoản 1 Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999, thì người phạm tội đánh bạc có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm, là tội phạm ít nghiêm trọng. Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt tiền hoặc hình phạt cải tạo không giam giữ. Nếu người phạm tội vừa đánh bạc với số tiền hay hiện vật có giá trị lớn, vừa đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm và có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt tới ba năm tù. Về tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều 248 và Điều 249 mà còn vi phạm” là trường hợp trước đó một người đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi được liệt kê trong các tội đó (đánh bạc , tổ chức GVHD: Nguyễn Văn Tròn Page 15 SVTH Phạm Nhựt Pháp Tội đánh bạc trong Luật hình sự Việt Nam đánh bạc hoặc gá bạc ) bằng một trong các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện một trong những hành vi được liệt kê trong các tội đó. Ví dụ: A đã bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc, chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính, A lại thực hiện một trong các hành vi (đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc) được quy định tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật hình sự Việt Nam 1999. “Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Điều 248 và Điều 249 chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” là trường hợp trước đó một người đã bị kết án về tội “đánh bạc” (tội “tổ chức đánh bạc” hoặc “gá bạc”), chưa được xóa án tích mà lại thực hiện một trong những hành vi (đánh bạc, tổ chức đánh bạc) được liệt kê trong các tội đó.Ví dụ: A đã bị kết án về tội “tổ chức đánh bạc” quy định tại Điều 249 của Bộ luật hình sự Việt Nam 1999. Sau khi ra tù, chưa được xóa án tích, A lại thực hiện hành vi đánh bạc (hoặc gá bạc). Khi áp dụng tình tiết “đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Điều 248 và Điều 249 Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” cần phân biệt: Trường hợp tiền án của bị cáo đã được xem xét là dấu hiệu trong cấu thành cơ bản của tội phạm (đã bị kết án … chưa được xóa án tích mà còn vi phạm), thì tiền án đó không được tính để xác định tái phạm đối với bị cáo. Trường hợp các tiền án của bị cáo không được xem xét là dấu hiệu cấu thành tội phạm “đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Điều 248 hoặc Điều 249 Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” vì hành vi phạm tội của bị cáo đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm, thì các tiền án của bị cáo phải tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm. 2.2.2 Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 điều 248 Bộ luật hình sự a)Có tính chất chuyên nghiệp GVHD: Nguyễn Văn Tròn Page 16 SVTH Phạm Nhựt Pháp Tội đánh bạc trong Luật hình sự Việt Nam Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là người phạm tội lấy việc đánh bạc là nguồn sống cho chính mình.Việc xác định một người đánh bạc có tính chất chuyên nghiệp hay không. Cũng không đơn giản, bởi lẽ việc đánh bạc là xuất phát từ các trò chơi, nhiều người đam mê tới mức không thể bỏ được như nghiện thuốc lá, nghiện rượu,…nhưng không phải trường hợp nào cũng coi hành vi đánh bạc của họ là có tính chất chuyên nghiệp; có người chơi số đề, cá độ bóng đá được cũng nhiều, thua cũng không ít, họ thường xuyên đánh bạc không thể nhớ được bao nhiêu lần nhưng cũng không thể coi là đánh bạc có tính chất chuyên nghiệp, vì họ không lấy đánh bạc là nguồn sinh sống chính.Để xác định một người phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ căn cứ vào số lần phạm tội nhiều hay ít mà không căn cứ vào yếu tố quan trọng là lấy việc phạm tội là nguồn sống chính. Vì vậy, khi xác định tình tiết phạm tội này, không chỉ căn cứ vào số lần phạm tội mà phải căn cứ vào tính chất của hành vi và mục đích của người phạm tội, và cũng chỉ nên coi là phạm tội đánh bạc có tính chất chuyên nghiệp trong trường hợp rõ ràng như người phạm tội không có nghề nghiệp, lấy việc đánh bạc là nguồn sống chính cho bản thân và gia đình. b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn Trường hợp phạm tội này không khó xác định, chỉ căn cứ vào giá trị tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao 4thì . Khi xác định trách nhiệm hình sự đối với người đánh bạc không được tính tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của tất cả các lần đánh bạc, mà phải căn cứ vào từng lần đánh bạc để xem xét cụ thể như sau: Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc đều dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (dưới 2.000.000 đồng) và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (đã bị 4 Nghị quyết số 01/2010/NQ- HĐTPTANDTC GVHD: Nguyễn Văn Tròn Page 17 SVTH Phạm Nhựt Pháp Tội đánh bạc trong Luật hình sự Việt Nam kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật hình sự, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm) thì người đánh bạc không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của lần đánh bạc nào bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc đối với lần đánh bạc đó Trường hợp đánh bạc từ hai lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” quy định tại Điều 48 của Bộ luật hình sự c) Tái phạm nguy hiểm Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 thì tái phạm nguy hiểm là trường hợp người phạm tội bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý,hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án mà lại phạm tội do cố ý.Như vậy, đối với tội đánh bạc, người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm chỉ có thể là người đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội đánh bạc, vì đối với tội phạm này không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm, là tội phạm nghiêm trọng. Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu chỉ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khỏan 2 của điều luật; tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị rất lớn và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể áp dụng hình phạt dưới hai năm tù GVHD: Nguyễn Văn Tròn Page 18 SVTH Phạm Nhựt Pháp Tội đánh bạc trong Luật hình sự Việt Nam hoặc được chuyển sang hình phạt cải tạo không giam giữ. Nếu thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật; tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị đặc biệt lớn, có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến bảy năm tù. 2.2.3 Hình phạt bổ sung đối với tội đánh bạc theo Luật hình sự Việt Nam Ngoài hình phạt chính, người phạm tội đánh bạc còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng. Khi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội đánh bạc cần lưu ý: chỉ áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung nếu không áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính. Nói chung, trong tình hình phạm tội đánh bạc hiện nay, các Tòa án rất ít áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính, mà chủ yếu áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung và hầu hết đối với người phạm tội đánh bạc đều bị phạt tiền ngoài hình phạt chính. 2.3 So sánh tội đánh bạc với tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo quy định tại điều 249 Bộ luật hình sự Trên thực tế hai tội đánh bạc và tội tổ chức đánh bạc luôn đi kèm với nhau , thường gây nhầm lẫn cho mọi người. Trong một vài vụ án cụ thể thường sẽ có một vài đối tượng đóng vai trò tổ chức đánh bạc , gá bạc và người tham gia đánh bạc . Nhưng khi giải quyết vụ án và đưa ra xét xử sẽ phân loại đối tượng nào phạm tội tổ chức đánh bạc, đối tượng nào phạm tội đánh bạc.Vì thế , người viết sẽ phân tích làm rõ một số điểm giống và khác nhau giữa hai loại dựa vào dấu hiệu pháp lý của điều luật quy định GVHD: Nguyễn Văn Tròn Page 19 SVTH Phạm Nhựt Pháp Tội đánh bạc trong Luật hình sự Việt Nam 2.3.1 Dấu hiệu pháp lý của tội chức đánh bạc Về mặt chủ thể Tương tự tội đánh bạc, chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này. Nếu số tiền hoặc tài sản dùng để đánh bạc có giá trị không lớn thì người có hành vi đánh bạc phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc và hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới là chủ thể của tội phạm này. Khác nhau: là theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì ngươi đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc, vì tội phạm này là tội phạm do cố ý và không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Còn tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thì người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của Điều luật; người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật. Về mặt khách thể Cả hai tội, tội phạm đều xâm phạm trật tự, nếp sống văn minh của xã hội. Vì cờ bạc nói chung và đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc nói riêng cũng là một tệ nạn xã hội. Về mặt chủ quan Cả hai tội, tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Mục đích, động cơ không là dấu hiệu bắt buộc. Nhưng riêng ở tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thường người phạm tội thực hiện hành vi với mục đích vụ lợi. Về mặt khách quan Cả hai tội giống nhau là có ít nhất từ hai người trở lên tham gia đánh bạc. Ngoài ra có sự khác nhau cơ bản về hành vi khách quan GVHD: Nguyễn Văn Tròn Page 20 SVTH Phạm Nhựt Pháp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng