Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận tình huống - giải quyết tình huống trong quản lý nhà nước về công tác ...

Tài liệu Tiểu luận tình huống - giải quyết tình huống trong quản lý nhà nước về công tác giải phóng mặt bằng tại quận cầu giấy

.PDF
26
1265
78

Mô tả:

Tiểu luận tình huống - Giải quyết tình huống trong quản lý nhà nước về công tác giải phóng mặt bằng tại quận Cầu Giấy
LỜI NÓI ĐẦU Quận Cầu Giấy – là cửa ngõ phía tây của thủ đô Hà Nội – là địa bàn có tốc độ đô thị hoá phát triển nhanh. Nhu cầu về nhà ở của nhân dân cấp thiết, mặt khác dân các tỉnh, thành phố khác về tập trung sinh sống nhiều, trong khi đó quỹ đất có hạn. Giá đất ở cao rất nhiều lần so với các địa bàn khác, giá đất ở Cầu Giấy cao hơn rất nhiều so với các địa bàn các quận khác. Để phục vụ cho quá trình đô thị hoá và phát triển của địa phương, quận đã triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng được 368 dự án với diện tích thu hồi 2.589 ha. Mặc dù số lượng các dự án nhiều, diện tích đất thu hồi lớn, song với tinh thần quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể quần chúng cùng sự ủng hộ của nhân dân nơi có đất thu hồi, nên hầu hết các dự án được giao, quận đều hoàn thành bàn giao mặt bằng đúng tiến độ. Hạn chế việc khiếu nại tố cáo của công dân, an ninh trên địa bàn được giữ vững. Trong những năm tiếp theo (2010-2015), cùng với đặc điểm tình hình chung của cả nước và Thủ đô, quận Cầu Giấy Phường Dịch Vọng đã chuyển phần lớn đất nông nghiệp sang đất xây dựng cơ bản. Thực tiễn này đòi hỏi công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này cần phải xác định là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên; phải đảm bảo thực hiện đúng chính sách pháp luật của Nhà nước, hạn chế khiếu nại tố cáo phức tạp, giữ gìn an ninh trên địa bàn. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng do nhiều nguyên nhân nên luôn là vấn đề phức tạp, việc triển khai thực hiện thường gặp không ít khó khăn. Xin nêu một thực tiễn khó tránh khỏi là mét sè n¬i cã nh÷ng chñ tr­¬ng hoÆc viÖc lµm sai lÇm lµm cho nh©n d©n hiÓu r»ng Nhµ n­íc cã chñ tr­¬ng tr¶ l¹i ®Êt cò, tr¶ l¹i ®Êt «ng cha. ViÖc Nhµ n­íc lu«n t¸ch, nhËp hoÆc thµnh lËp c¸c ®¬n vÞ hµnh chÝnh míi, viÖc x¸c ®Þnh ®Þa giíi kh«ng lµm kÞp thêi hoÆc kh«ng râ rµng, lµm cho t×nh h×nh tranh chÊp ®Êt ®ai phøc t¹p thªm. Trong qu¸ tr×nh ®« thÞ hãa do nhu cÇu ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi, viÖc gi¶i phãng mÆt b»ng ( GPMB ) thu håi ®Êt ®Ó x©y dùng c¬ së h¹ tÇng diÔn ra ë kh¾p n¬i dÉn ®Õn ph¸t sinh khiÕu kiÖn vÒ ®Òn bï ch­a ®óng chÝnh s¸ch, kh«ng ®óng ®èi t­îng, thiÕu d©n chñ c«ng khai, gi¸ ®Òn bï thÊp, kh«ng nhÊt qu¸n,. . .vì vậy, công tác giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án không chỉ trên địa bàn quận Cầu Giấy mà ở nhiều địa bàn khác vẫn tồn tại thực trạng là không đảm bảo tiến độ về mặt thời gian so với kế hoạch thực hiện đã đề ra của mỗi dự án. Với vốn kiến thức đã được học, bản thân tôi đã lựa chọn nội dung: “Giải quyết tình huống trong quản lý nhà nước về công tác giải phóng mặt bằng ở phường Dịch Vọng - quận Cầu Giấy” để làm tiểu luận tốt nghiệp lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên; mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng vì điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, do vậy nội dung giải quyết tình huống chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết, vì vậy rất mong được sự tham gia góp ý và sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo để tiểu luận tình huống của tôi được hoàn chỉnh hơn, giúp cho tôi thực hiện tốt nhiệm vụ trên cương vị công tác của mình. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo đã giảng dạy, và tập thể thầy, cô trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình học tập. Bố cục của Tiểu luận bao gồm những nội dung sau : Phần I : Lời nói đầu. Phần II: Nội dung I. Mô tả tình huống II. Phân tích tình huống III. Xử lý tình huống IV. Xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện phương án được lựa chọn VI. Kết nghị, đề xuất. Phần III. Kết luận 2 PHẦN II NỘI DUNG I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG 1. Hoàn cảnh ra đời tình huống Thực hiện Quyết định số: 5672/QĐ-UB ngày 18/10/2004 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thu hồi đất tại phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy (đoạn Cầu Mai Dịch, đường Hồ Tùng Mậu); Tạm giao cho Ban quản lý dự án Giao thông đô thị (sở Giao thông công chính) để điều tra, lập phương án giải phóng mặt bằng chuẩn bị thực hiện dự án mở rộng đường quốc lộ 32 (đoạn Cầu Vượt Mai Dịch – Nghĩa trang Mai Dịch) theo chỉ giới mở đường rộng 50m và hệ thống đường vòng tránh cầu vượt Mai Dịch. Lãnh đạo Quận uỷ, HĐND, UBND quận nhận định dự án mở rộng đường quốc lộ 32 (đoạn Cầu Vượt Mai Dịch – Nghĩa trang Mai Dịch) theo chỉ giới mở đường rộng 50m là công trình không lớn, số hộ dân giải phóng mặt bằng không nhiều, nhưng lại phục vụ cho một dự án trọng điểm của Quốc gia, do đó đã chỉ đạo phải kiên trì vận động thuyết phục nhân dân tạo điều kiện thuận lợi trong giải phóng mặt bằng, giải quyết dứt điểm các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Giao cho Ban quản lý Dự án quận Cầu Giấy, chính quyền phường Mai Dịch và các cơ quan, đoàn thể có liên quan tổ chức nhiều cuộc họp với nhân dân để: - Thông báo quyết định thu hồi đất của UBND Thành phố Hà Nội và các hồ sơ pháp lý liên quan; - Trình bày quá trình thực hiện dự án và mục tiêu sử dụng của dự án; - Giải thích và trả lời các vấn đề liên quan đến việc thu hồi và phương án đền bù cho những hộ dân bị thu hồi đất; Để triển khai thực hiện được các Quyết định nói trên, vấn đề đầu tiên là giao cho các đơn vị tiến hành tổ chức giải phóng mặt bằng. Muốn tiến hành giải phóng mặt bằng thì nhiệm vụ trước tiên là phải tổ chức điều tra hiện trạng (đo vẽ hiện trạng thửa đất, đo vẽ các công trình hiện có; xác định số lượng, chủng loại, 3 mật độ các loại cây trồng, điều tra nhân hộ khẩu…) để làm căn cứ lập phương án bồi thường cho các hộ đang sử dụng đất bị thu hồi. Sau khi đã có số liệu đo vẽ xác định hiện trạng, Ban quản lý dự án căn cứ các Quyết định của UBND Thành phố để lập phương án trình Hội đồng giải phóng mặt bằng quận xem xét và UBND quận trình Hội đồng thẩm định Thành phố và Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố thống nhất. UBND quận Cầu Giấy đã ban hành Quyết định số: 2216/QĐ - UB ngày 10/7/2008 về việc Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án: Mở rộng quốc lộ 32 (đoạn Cầu Vượt Mai Dịch – Nghĩa trang Mai Dịch) theo chỉ giới mở đường rộng 50m và hệ thống đường vòng tránh cầu vượt Mai Dịch, trên địa bàn phường Mai Dịch. Theo Quyết định này: - Tổng số diện tích đất bị thu hồi là 8.958 m2. - Tổng giá trị phương án bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng về đất, công trình, tài sản, cây cối, hoa màu là 2.580.000.000 tỷ đồng. Trong quá trình thực hiện phương án của Quyết định 2216/QĐ - UB đã phát sinh khiếu kiện, liên quan đến quyền và lợi ích của người dân, làm ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng. Khó khăn lớn nhất trong quá trình giải phóng mặt bằng của Dự án là phải làm sao để vừa đảm bảo được quyền lợi của người dân bị thu hồi đất, vừa đảm bảo quyền lợi của Nhà nước, của xã hội, tiến độ và hiệu quả thực hiện đúng tiến độ của Dự án. 2. Diễn biến tình huống Trên cơ sở phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại Quyết định số: 2216/QĐ - UB ngày 10/7/2008, Ban quản lý dự án quận Cầu Giấy đã tiến hành thông báo trả tiền và đề nghị các hộ dân đến nhận tiền và bàn giao mặt bằng. Về cơ bản, các hộ dân thuộc diện bị giải phóng mặt bằng do nắm bắt và hiểu được chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Dự án này nên đã nhiệt tình ủng hộ. Vì vậy, sau các lần thông báo, đa số các hộ dân đã đến nhận tiền đền bù và sẵn sàng thực hiện bàn giao mặt bằng theo đúng tiến độ, yêu cầu. Duy có 01 hộ đã không đến nhận tiền đến bù, chưa bàn giao mặt bằng vì không nhất trí với phương án đền bù cho gia đình mình nên đã có đơn khiếu nại, làm phát sinh tình 4 huống. Đơn khiếu nại gửi UBND quận Cầu Giấy, Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư quận Cầu Giấy, UBND phường Mai Dịch là của gia đình bà NguyÔn BÝch Ph­¬ng (58 tuổi), thường trú tại số nhà 11, tổ 4, phường Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội. Bà NguyÔn BÝch Ph­¬ng và chồng là ông Trần Văn Khánh trong quá trình chung sống đã mua tổng diện tích đất là 154m2 tại địa chỉ số số nhà 11, tổ 4, phường Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội. Sau năm 1986, gia đình bà Phương đã nhượng lại cho gia đình ông Cao Văn Mạnh người hàng xóm 52 m2. Hiện tại chỉ còn lại 102 m2. Trong đó: + Diện tích đất trong chỉ giới GPMB là 62 m2 + Diện tích đất còn lại là 40 m2 Năm 2002 bà Phương, ông Khánh ly hôn theo Quyết định của Toà án nhân dân quận Cầu Giấy. Riêng phần tài sản do 2 bên tự thoả thuận (Không yêu cầu Toà án giải quyết) là: - Bà Phương lấy 3,9m mặt phố, tổng diện tích là: 58 m2 - Ông Khánh lấy 3,5m mặt phố, tổng diện tích là: 44 m2 Biên bản kiểm tra của Hội đồng giải phóng mặt bằng quận Cầu Giấy, bà Phương đã kê tách biệt hai hộ sử dụng đất ngày 10/9/2005. Năm 2008, UBND quận Cầu Giấu đã duyệt phương án đền bù số: 29B/3/PA-BT-HT-TĐC. Gia đình bà Phương chưa nhất trí với phương án vì: - Mới chỉ bồi thường 22 m2 đất ở, hiện còn thiếu 36 m2 - Tiền bồi thường hỗ trợ công trình còn thiếu. - Đề nghị tách rời hai phương án chủ hộ đang sử dụng đất là bà NguyÔn BÝch Ph­¬ng và ông Trần Văn Khánh theo bảng kê khai ngày 10/9/2005 và xin được cấp hai suất tái định cư. II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 1.Cơ sở pháp lý 1.1. Căn cứ pháp lý - Bộ luật Dân sự năm 2005 về phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn; 5 - Luật Đất đai năm 2003 quy định việc thu hồi đất và bồi thường khi thu hồi đất: “Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất mà người sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 của Luật đất đai năm 2003 thì được bồi thường, trừ các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 và các điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều 43 Luật đất đai 2003”. - Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Đất đai năm 2003; - Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; - Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 3-12-2004 của Chính phủ về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; - Quyết định 72/2001/QĐ-UB ngày 17-9-2001 của UBND Thành phố Hà Nội quy định về trình tự, thủ tục tổ chức thực hiện công tác bồi thường thiệt hại, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; - Quyết định số 100/QĐ-UB ngày 21/8/ 2003 của UBND Thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh bổ sung một số điều tại quyết định số 72/2001/QĐ-UB ngày 17-9-2001 của UBND Thành phố Hà Nội. - Quyết định số 18/2008/QĐ ngày 29/9/2008 UBND của UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội và thay Quyết định 26/2005/QĐ-UB. - Quyết định số 199/2004/NĐ-CP ngày 29-12-2004 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội; - Quyết định số 62/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND Thành phố Hà Nội, về việc ban hành giá các loại đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2009. 1.2. Căn cứ văn bản thực tiễn của Dự án: - Quyết định 6192/QĐ-UB ngày 17/10/2003 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án đầu tư nâng cấp quốc lộ 32 6 (đoạn Cầu Vượt Mai Dịch – Nghĩa trang Mai Dịch) theo chỉ giới mở đường rộng 50m và hệ thống đường vòng tránh cầu vượt Mai Dịch; - Quyết định số 1102/QĐ-UB ngày 21/10/2005 của UBND quận Cầu Giấy về việc kiện toàn Hội đồng giải phóng mặt bằng Dự án mở rộng đường quốc lộ 32 (đoạn Cầu Vượt Mai Dịch – Nghĩa trang Mai Dịch) theo chỉ giới mở đường rộng 50m và hệ thống đường vòng tránh cầu vượt Mai Dịch; - Quyết định 2216/QĐ - UB ngày 10/7/2008 của UBND quận Cầu Giấy về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án mở rộng đường quốc lộ 32 (đoạn Cầu Vượt Mai Dịch – Nghĩa trang Mai Dịch) theo chỉ giới mở đường rộng 50m và hệ thống đường vòng tránh cầu vượt Mai Dịch; - Quyết định số 6055/QĐ-UB ngày 09/5/2009, UBND quận Cầu Giấy về việc Điều chỉnh Quyết định số: 2216/QĐ - UB ngày 10/7/2008 của UBND quận Cầu Giấy tại Dự án: Mở rộng quốc lộ 32 (đoạn Cầu Vượt Mai Dịch – Nghĩa trang Mai Dịch) theo chỉ giới mở đường rộng 50m và hệ thống đường vòng tránh cầu vượt Mai Dịch; - Báo cáo số 422/BC-TNMT ngày 15/6/2009 về việc kiểm tra, thẩm định xác nhận nguồn gốc đất đai tại phường Mai Dịch, Cầu giấy; - Báo cáo số 75/BC-QLĐT ngày 10/7/2009 về việc thẩm tra, xác nhận phần công trình còn lại của bà Nguyễn Bích Phương và ông Trần Văn Khánh; - Biên bản kiểm tra tình hình sử dụng đất và hiện trạng tài sản trên đất trong phạm vi cần di chuyển giải phóng mặt bằng thực hiện dự án mở rộng quốc lộ 32 (đoạn Cầu Vượt Mai Dịch – Nghĩa trang Mai Dịch) theo chỉ giới mở đường rộng 50m và hệ thống đường vòng tránh cầu vượt Mai Dịch; do Tổ Công tác giải phóng mặt bằng quận Cầu Giây lập ngày 10/9/2005. - Biên bản phúc tra tình hình sử dụng đất và hiện trạng tài sản trên đất trong phạm vi cần di chuyển giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án mở rộng quốc lộ 32 (đoạn Cầu Vượt Mai Dịch – Nghĩa trang Mai Dịch) theo chỉ giới mở đường rộng 50m và hệ thống đường vòng tránh cầu vượt Mai Dịch, ngày 09/10/2009. 7 - Phiếu xác nhận nhân khẩu của Công an phường Mai Dịch ký ngày 25/2/2007; - Quyết định công nhận thuận tình ly hôn số 65/QĐTTLH của Toà án nhân dân quận Cầu Giấy ngày 15/11/2002; - Đơn khiếu nại của bà Nguyễn Bích Phương ngày 09/2/2009 và 25/10/2009. - Giấy thoả thuận chia nhà của bà Phương, ông Khánh (tự lập, có người làm chứng nhưng không có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền). 2. Nguyên nhân: 2.1. Nguyên nhân khách quan: Nước ta, trong đó có thủ đô Hà Nội nói chung và Quận Cầu Giấy nói riêng, đã trải qua rất nhiều biến động về đất đai. Qua mỗi thời kỳ chúng ta lại thực hiện chính sách khác nhau. Ngày nay, bước sang nền kinh tế thị trường, Hà Nội đang trên đà phát triển kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Hà Nội thu hút rất nhiều dân cư đèn sinh sống, do vậy đây là thành phố có mật độ dân cư lớn dẫn đến thực tế khan hiếm đất đai. Đặc biệt tại quận Cầu Giấy là nơi tập trung nhiều trường đại học lớn - nơi đang đô thị hoá nhanh thì quan hệ đất đai diễn ra hết sức phức tạp. Khi quan hệ đất đai đi vào cơ chế thị trường sẽ có rất nhiều tình huống quan hệ kinh tế có thể nảy sinh cần phải được chế định về mặt pháp lý để có cơ sở giải quyết. Đồng thời khi chuyển sang cơ chế mới, khiếu, kiện về quyền sử dụng đất đai khi thu hồi giải phóng mặt bằng cũng có nội dung và tính chất khác biệt với các chủ thể sử dụng đất (nhất là các hộ ở nông thôn cũng như ở thành thị) được cấp sử dụng, ổn định, lâu dài. Chính sách đất đai thay đổi nhiều lần theo xu hướng ngày càng mở rộng quyền và lợi ích cho người sử dụng đất, giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thường xuyên và không kiểm soát được gây khó khăn cho công việc giải phóng mặt bằng. Nhiều dự án kéo dài nhiều năm và phải áp dụng các mức giá khác nhau gây khiếu kiện. Thậm chí chính sách còn nhiều mâu thuẫn, bất cập, khó thực hiện và chưa có chính sách chung cho các chủ dự án hỗ trợ xây dựng hạ tầng khi thu hồi đất. Các quy định về trình tự giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai, đặc biệt trong giải phóng mặt bằng chưa cụ thể, và chưa đảm bảo tính đồng bộ. 8 Các văn bản pháp luật hướng dẫn về áp dụng khung giá tiền đền bù, khi thu hồi giải phóng mặt bằng chưa phù hợp với giá đất trên thực tế. 2.2. Nguyên nhân chủ quan: Việc lập, duyệt phương án đền bù còn có những sai sót dẫn tới khiếu kiện. Khi phát hiện thì việc xử lý thiếu kiên quyết, không dứt điểm, gây khó khăn cho việc khắc phục sai sót. Thực hiện chưa đúng trình tự thủ tục nên phải bổ sung điều chỉnh nhiều lần về giá và phương án đền bù. Trong quá trình đô thị hóa do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, việc giải phóng mặt bằng ( GPMB ) thu hồi đất để dự án mở rộng quốc lộ 32 (đoạn Cầu Vượt Mai Dịch – Nghĩa trang Mai Dịch) theo chỉ giới mở đường rộng 50m và hệ thống đường vòng tránh cầu vượt Mai Dịch, do công tác đền bù chưa đúng chính sách, không đúng đối tượng, thiếu dân chủ công khai, giá đền bù thấp, không nhất quán,. . . Dự án chưa thực sự quan tâm đến việc đầu tư xây dựng khu Tái định cư cho người dân bị thu hồi đất giải phóng mặt bằng. Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn yếu (do thiếu hiểu biết kiến thức pháp luật và do tính toán lợi ích cá nhân) không chấp hành các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Giá cá thị trường biến động quá lớn, theo chiều hướng tăng liên tục (chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2010 tăng trên 11%, bình quân 4 tháng đầu năm 2011 tăng gần 14%) đặc biệt là nhóm các mặt hàng chiến lược như điện, xăng dầu, sắt thép, xi măng … làm giá thành xây dựng tăng nhanh trong khi đó giá đền bù nhà cửa, tài sản vật kiến trúc, cây cối hoa màu xây dựng theo giá trung bình Quý IV/2009 chưa được điều chỉnh kịp thời dẫn đến việc người dân không đồng thuận. 3. Hậu quả So với một số trường hợp xảy ra khiếu kiện trong giải phóng mặt bằng và vấn đề bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng ở nhiều dự án khác thì đây không phải là tình huống phức tạp. Song tình huống này có tính khá phổ biến do chính sách tái định cư mang tính đền bù trong giải phóng mặt bằng của nhà nước ta. 9 Đây là một chính sách ưu việt, nhân văn, vì con người nhưng đã bị lợi dụng khá phố biến, gây ra nhiều khó khăn cho các dự án. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra trong quản lý nhà nước là phải phát huy tính tích cực, ưu thế của công tác giải phóng mặt bằng, hạn chế, khắc phục những tiêu cực, kẽ hở dễ bị lợi dụng gây thất thoát, thiệt hại cho nhà nước. Trong tình huống vừa nêu trên đây, có thể thấy các quyết định về mở rộng đường quốc lộ 32 (đoạn Cầu Vượt Mai Dịch – Nghĩa trang Mai Dịch) theo chỉ giới mở đường rộng 50m của Thành phố Hà Nội là hết sức đúng đắn, thiết thực nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã hội không chỉ của riêng địa bàn quận Cầu Giấu mà còn của cả Thành phố Hà Nội. Dự án mở rộng đường 32(đoạn Cầu Vượt Mai Dịch – Nghĩa trang Mai Dịch) theo chỉ giới mở đường rộng 50m đã được người dân Cầu giấy mong đợi từ lâu và đa phần đều có ý thức ủng hộ, chấp hành nghiêm túc. Vì vậy, trường hợp như hộ nhà bà Phương là hết sức cá biệt. Thường trực Quận uỷ - HĐND - UBND quận cũng phải trực tiếp xuống làm việc tại phường Mai Dịch nhằm đảm bảo: Các phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng là đầy đủ, đúng chính sách, pháp luật hiện hành. Cụ thể: Sau khi UBND huyện đã chỉ đạo Hội đồng giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư và UBND quận Cầu Giấy dựa trên cơ sở chính sách hiện hành của UBND Thành phố; thực hiện đúng các trình tự, công khai các thủ tục pháp lý; tổ chức họp dân, giải thích, vận động, hướng dẫn kê khai; phát tờ khai theo mẫu đến người có đất bị thu hồi để thực hiện việc kê khai (đã thực hiện 4 lần họp); phổ biến đầy đủ các văn bản chính sách liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Các cuộc họp với dân đều được thực hiện công khai, dân chủ, thiện chí. Các cơ sở pháp lý như Quyết định phê duyệt dự án đầu tư, Quyết định thu hồi đất, các Quyết định và các chính sách hiện hành của Thành phố, của quận có liên quan đều được niêm yết tại trụ sở UBND phường Mai Dịch theo đúng quy định. Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư… đều được xây dựng trên cơ sở quy định của pháp luật, chính sách của nhà nước và phù hợp với tình hình thực tiễn của thị trường. 10 Tuy nhiên, việc khiếu kiện của hộ bà Phương vẫn xảy ra là do: + Chưa thống nhất với phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng về cách và mức đền bù đối với tài sản của gia đình bà. Cụ thể, bà Phương cho rằng: - Tiền bồi thường, hỗ trợ công trình còn thiếu. - Còn bỏ sót phần tài sản không tính đến bù: Mới chỉ bồi thường 22 m2 đất ở, hiện còn thiếu 36 m2. + Do chính sách đền bù tái định cư chưa mang lại lợi ích cá nhân lớn cho người bị thu hồi đất. Vì vậy, bà Phương cho rằng sau khi vợ chồng bà đã ly hôn theo quyết định của Toà án và trở thành 2 hộ độc lập thì phải được hưởng 2 xuất đất tái định cư. Trong khi đó theo phương án chỉ được hưởng 1 xuất đền bù tái định cư. Sau khi nhận được đơn khiếu nại của bà Nguyễn Bích Phương, UBND quận Cầu Giấy đã chỉ đạo sớm giải quyết sự việc để đảm bảo tiến độ của dự án. Đề nghị Hội đồng bồi thường và hỗ trợ tái định cư, Trung tâm phát triển Quỹ đất, phòng Tài nguyên và Môi trường quận Cầu Giấy, UBND phường Mai Dịch phối hợp tổ chức họp với bà Phương để động viên, khuyến khích, giải thích cho bà Phương hiểu rõ về phương án bồi thường, hỗ trợ, từ đó nhận tiền và bàn giao mặt bằng. Tuy nhiên, bà Phương đã không nhất trí (Không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và chưa bàn giao mặt bằng). Ngày 15/10/2009, Hội đồng bồi thường và hỗ trợ tái định cư quận Cầu Giấy đã gửi Thông báo số 765/TB-HĐBTHT&TĐC yêu cầu bà Phương phá dỡ phần công trình trong chỉ giới GPMB và bàn giao mặt bằng đúng chỉ giới cho dự án. Bà Phương không thực hiện Thông báo này với lý do “Gia đình chưa tháo giỡ vì chưa có phương án khiếu nại”. Ngày 25/10/2009, bà Phương tiếp tục gửi đơn khiếu nại lần 2 với nội dung đúng như đơn khiếu nại lần đầu. Đến thời điểm này, vấn đề đặt ra là UBND quận Cầu Giấy và các cơ quan chức năng phải nghiên cứu đề xuất các phương án giải quyết, để bảo đảm tiến độ thi công của Dự án. III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 11 1. Mục tiêu giải quyết tình huống. Mục tiêu giải quyết tình huống là nhằm hướng tới đạt được những kết quả mà hai bên trong quan hệ tình huống mong muốn thông qua việc thực hiện những hành động cụ thể của mình trên cơ sở quy định của pháp luật. Tức là, phải dựa trên các văn bản, chính sách hiện hành của nhà nước để giải quyết tình huống vừa có tình nhưng phải đúng pháp luật nhằm: - Đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch, hiệu quả của dự án, của việc giải phóng mặt bằng và việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư… - Đảm bảo tiến độ bàn giao mặt bằng đề ra, đáp ứng tiến độ thi công của công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định trước. - Đảm bảo được quyền và lợi ích của người dân có đất bị thu hồi phục vụ cho dự án như: tiền bồi thường, nơi tái định cư, điều kiện sinh sống, học tập, lao động, việc làm… - Không được để các hộ dân quá bức xúc; giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội; đảm bảo quyền khiếu nại tố cáo của công dân nhưng cũng không để nảy sinh khiếu kiện vượt cấp, lợi dụng dân chủ để chống phá, cản trở, gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện dự án. - Giải quyết dứt điểm vấn đề lợi ích và mong muốn của người dân trên cơ sở các quy định của pháp luật và phù hợp với quyền, lợi ích của nhà nước, của xã hội và địa phương. - Việc giải quyết tình huống phải đúng thẩm quyền. Các quyết định của cơ quan quản lý, hoạt động của cán bộ thụ lý, tham mưu… phải đúng pháp luật, có tính khả thi cao. Thể hiện rõ vai trò trách nhiệm trong việc giải quyết công việc, bảo vệ các quyền và lợi ích của nhân dân. Có như vậy mới tạo được niềm tin trong nhân dân, hoạt động giải quyết tình huống mới có tính thuyết phục với nhân dân, làm cho dân tin tưởng các dự án của nhà nước, của thành phố và địa phương thực sự là nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho cuộc sống của chính gia đình họ và xã hội. 2. Các phương án xử lý 12 Dự án mở rộng đường quốc lộ 32 (đoạn Cầu Vượt Mai Dịch – Nghĩa trang Mai Dịch) theo chỉ giới mở đường rộng 50m và hệ thống đường vòng tránh cầu vượt Mai Dịch, là một giải pháp lớn, phục vụ cho nhiều mục đích của Thành phố Hà Nội và quận Cầu Giấy. Dự án đã thực hiện được tương đối đầy đủ các thủ tục, trải qua các giai đoạn theo trình tự pháp luật quy định. Vì vậy, việc bàn giao mặt bằng để thi công dự án là hết sức quan trọng và gấp rút. Trên quan điểm bảo đảm tiến độ, hiệu quả của dự án, quyền và lợi ích của bà Phương, ông Khánh. Căn cứ vào diễn biến tình huống, phương án giải quyết tình huống đã đặt ra như sau: 2.1. Phương án 1: Trên cơ sở quy định của pháp luật và nếu phương án bồi thường, hỗ trợ do UBND quận Cầu Giấy phê duyệt là phù hợp thực tế và đúng đắn thì buộc bà Phương phải bàn giao mặt bằng đúng thời hạn quy định. Nếu tiếp tục không thực hiện việc bàn giao mặt bằng thì sẽ cưỡng chế theo Nghị định số197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ; Quyết định 26/2005/QĐUB ngày 18/02/2005 của UBND Thành phố Hà Nội: Trong quá trình tổ chức thực hiện GPMB người có đất bị thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất, kế hoạch giải toả, có hành vi cố ý gây cản trở thì UBND quận, huyện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai; tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định của pháp luật để giải phóng mặt bằng… + Ưu điểm: Đảm bảo tính kịp thời, hiệu lực của quyết định giải phóng mặt bằng và tiến độ, hiệu quả của việc thực hiện dự án. + Nhược điểm: Mang tính mệnh lệnh, cứng nhắc, có thể thiếu chính xác và không đảm bảo được các quyền và lợi ích của người bị thu hồi đất. Trường hợp này chưa chắc phương án bồi thường, hộ trợ mà UBND quận Cầu Giấy phê chuẩn đã là đúng đắn. Vì vậy, nếu cưỡng chế có thể sẽ dẫn đến sự phản ứng quyết liệt từ phía người dân bị thu hồi đất. 13 3.2. Phương án 2: Xuất phát từ tình hình thực tế, việc bà Phương và ông Khánh đã ly hôn từ năm 2002 theo Quyết định của Toà án nhân dân quận Cầu Giấy và có đủ giấy tờ hợp pháp đối với phần tài sản được chia (nhà, đất…) và có đủ điều kiện về hộ khẩu (đã tách 2 hộ) thì có căn cứ pháp lý để xem xét bổ sung mức bồi thường, hỗ trợ còn thiếu và cấp 2 xuất đất tái định cư. + Ưu điểm: Bảo vệ tốt hơn quyền và lợi của người bị thu hồi đất, trên cơ sở đó cũng đảm bảo đúng tiến độ giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án. + Nhược điểm: Có thể tạo sự bất bình đẳng với các hộ dân thuộc diện giải phóng mặt bằng khác vì công tác kê khai, khảo sát, lập phương án đền bù là như nhau. Nếu bổ sung tiền hỗ trợ cho bà Phương không phù hợp thực tế sẽ làm phát sinh khiếu nại từ những hộ dân khác. Mặt khác, nếu sau khi ly hôn nhưng ông bà Khánh, Phương chưa thực hiện việc tách hộ thì không thể cấp 2 xuất tái định cư theo quy định của pháp luật. 3.3. Phương án 3: Đề nghị các cơ quan chức năng của quận Cầu Giấy: Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và Tái định cư; phòng Tài nguyên và Môi trường; Công an; UBND Mai Dịch… kiểm tra, thẩm định lại các thông tin về nhà, đất, tài sản gắn liền với đất, nhân hộ khẩu… của gia đình ông bà Khánh, Phương để xác lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư phù hợp với thực tế, đúng pháp luật. Trên cơ sở đó mới xem xét quyết định việc bồi thường, hỗ trợ bổ sung hay tăng xuất tái định cư theo đề nghị của bà Phương đã trình bày trong đơn khiếu nại. + Ưu điểm: - Thể hiện rõ tính cẩn trọng, trách nhiệm, đảm bảo tính chính xác, khách quan, bình đẳng trong điều kiện hết sức nhạy cảm của vấn đề giải phóng mặt bằng và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. - Có thể khắc phục được những sai sót trong phương án bồi thường, hỗ trợ đã được phê duyệt và kịp thời ngăn chặn được những kết quả không thuận lợi mà hai phương án đầu gây ra. 14 - Việc kiểm tra, thẩm định lại… để có phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đúng vẫn bảo vệ tốt quyền lợi của người dân bị thu hồi đất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện dự án sau này. + Nhược điểm: - Phải kéo dài thời gian, có nhiều tổ công tác và phát sinh chi phí. - Có thể ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện dự án. IV. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN Đà LỰA CHỌN. Trong đó phương án 3 là có tính khả thi và đảm bảo hiệu quả giải quyết tình huống tốt hơn cả. Các ưu điểm của phương án 3 được xem là quan trọng nhất và rất cần thiết trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo hay thắc mắc, kiến nghị của nhân dân. Chỉ khi nào chúng ta có được những thông tin chính xác, khách quan, kết quả đáng tin cậy thì mới có thể giải quyết tốt những đơn thư khiếu nại đó. Đồng thời, nếu theo hai phương án 1 và 2 thì những hạn chế của phương án 3 cũng chưa chắc đã tránh khỏi. Vì vậy, tôi chọn phương án 3 để giải quyết tình huống này. Tuy nhiên, việc thực hiện phương án 3 cần tiến hành theo các bước với các quyết định được ban hành đảm bảo tính chính xác, đúng pháp luật và khoa học. Để thực hiện được phương án 3, UBND quận Cầu Giấy cần chỉ đạo và tổ chức họp với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài chính, phòng Quản lý đô thị của quận Cầu Giấy, Tổ công tác giải phóng mặt bằng, UBND và Công an phường Mai Dịch, Toà án nhân dân quận Cầu Giấy để: + Đánh giá lại kết quả điều tra, kê khai ban đầu … về đất đai, nhân khẩu, rà soát lại các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trong phương án bồi thường, hỗ trợ số 29B/3/PA-BT-HT-TĐC đã không được bà Phương chấp nhận. Trên cơ sở đó chỉ rõ những điểm phù hợp, chưa phù hợp và trách nhiệm trong từng khâu của việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ này. + Thống nhất cách thức thực hiện phương án 3 và trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền theo các bước sau: 15 Bước thứ nhât: Kiểm chứng, đối chiếu các thông tin đã thu thập được để lập phương án bồi thường, hỗ trợ số 29B/3/PA-BT-HT-TĐC với hiện trạng thực tế nhà, đất, tài sản trên đất của bà Phương, ông Khánh theo hướng làm rõ và bổ sung thêm (nếu có) các nội dung: - Kiểm tra, thẩm định xác nhận nguồn gốc đất đai, diện tích đất của bà Phương tại địa chỉ số nhà 11, tổ 4, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy; - Thẩm tra, xác định phần diện tích đất và công trình còn lại ngoài quy hoạch dự án của bà Nguyễn Bích Phương và ông Trần Văn Khánh. - Kiểm tra tình hình sử dụng nhà đất và hiện trạng tài sản trên đất trong phạm vi cần di chuyển giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án mở rộng quốc lộ 32 (đoạn Cầu Vượt Mai Dịch – Nghĩa trang Mai Dịch) theo chỉ giới mở đường rộng 50m và hệ thống đường vòng tránh cầu vượt Mai Dịch. - Thẩm định tính hợp pháp của tình trạng hôn nhân và số hộ đăng ký hộ khẩu tại số nhà 11, tổ 4, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy. Tổ công tác giải phóng mặt bằng, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài chính, phòng Quản lý đô thị của quận Cầu Giấy, công an phường Mai Dịch có trách nhiệm thực hiện các nội dung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Bước thứ hai: Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài chính trên cơ sở kết quả công tác ở bước thứ nhất lập Tờ trình để UBND quận Cầu Giấy ra quyết định điều chỉnh bổ sung hay không điều chỉnh các mức và hình thức đến bù trong phương án bồi thường, hỗ trợ số 29B/3/PA-BT-HT-TĐC đối với bà Phương, ông Khánh. Bước thứ ba: Thông báo kết quả giải quyết và trả lời đơn khiếu nại của bà Phương bằng Quyết định điều chỉnh bổ sung hay không điều chỉnh bồi thường, hỗ trợ của UBND quận Cầu Giấy. Đây vừa là cơ sở đảm bảo quyền lợi của bà Phương, ông Khánh vừa đảm bảo tính pháp lý của việc thực hiện dự án (Cơ sở để tiến hành cưỡng chế nếu bà Phương một lần nữa không chấp hành quyết định giải phóng mặt bằng). 1. Kết quả thực hiện bước thứ nhất: 16 Trên cơ sở thực hiện các nội dung ở bước thứ nhất cho thấy những thông tin hết sức cơ bản và quan trọng cho việc giải quyết tình huống là: * Về nguồn gốc, diện tích đất: - Bản đồ đo đạc năm 1988: Hộ gia đình bà Nguyễn Bích Phương và ông Trần Văn Khánh đang sử dụng thuộc thửa đất số 250, tờ bản đồ số 3, diện tích 154m 2, sở mục kê ghi tên Nguyễn Bích Phương. - Bản đồ đo đạc năm 1994: Do sai sót của cơ quan đo vẽ lập bản đồ nên thửa đất hộ gia đình bà Nguyễn Bích Phương và ông Trần Văn Khánh sử dụng không có số thửa, diện tích, sổ mục kê không ghi tên, chỉ xác định được thuộc tờ bản đồ số 34. Vì bản đồ năm 1994 không thể hiện, do đó căn cứ vào bản đồ năm 1988 để xác định như sau: - Hộ gia đình bà Nguyễn Bích Phương và ông Trần Văn Khánh đang sử dụng thuộc thửa đất số 250, tờ bản đồ số 3, diện tích 154m2 như đã nêu trên. Sau đó gia đình bà Phương bán lại cho gia đình ông Cao Văn Mạnh người hàng xóm 52 m2. Số diện tích bà Phương bán chỉ có giấy viết tay, không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Sau khi bán 52 m2, thửa đất của gia đình ông Hoàng Mạnh Hùng còn lại là: 102 m2. * Về công tác giải phóng mặt bằng: Theo kết quả điều tra của Tổ công tác, diện tích thửa đất được tách thành hai phần. Phần đất phía Đông thuộc bà Nguyễn Bích Phương, phần đất phía Tây thuộc ông Trần Văn Khánh (do bà Nguyễn Bích Phương và ông Trần Văn Khánh năm 2002) nên thửa đất được tính như sau: - Diện tích nằm trong bản đồ là 66 m2 (diện tích này bằng số diện tích của hộ gia đình được thể hiện trên bản đồ sau khi trừ đi phần đã bán là 52 m2). Từ những cơ sở nêu trên có thể xác định như sau: + Theo biên bản điều tra hiện trạng của Tổ công tác, Bà Phương có tổng diện tích sử dụng là: 58 m2 17 Bà Phương có tổng diện tích sử dụng là: 58 m2, được xác định cụ thể gồm: Diện tích trong chỉ giới giải phóng mặt bằng là 58 m2, trong đó: - Diện tích đất được bồi thường đất ở: 25 m2 - Diện tích đất hỗ trợ đất giao thông: 12 m2. Diện tích ngoài chỉ giới giải phóng mặt bằng là: 21 m2. + Theo biên bản điều tra hiện trạng của Tổ công tác, ông Trần Văn Khánh có tổng diện tích sử dụng là 42 m2, được xác định cụ thể gồm: Diện tích trong chỉ giới giải phóng mặt bằng là: 42 m2, trong đó: - Diện tích đất được bồi thường đất ở: 18 m2 - Diện tích đất hỗ trợ đất giao thông: 08 m2. Diện tích ngoài chỉ giới giải phóng mặt bằng là: 16 m2 * Về quan hệ hôn nhân: Theo Quyết định số 65/QĐTTLH của Toà án nhân dân quận Cầu Giấy ngày 15/11/2002 đã: + Công nhận sự thuận tình ly hôn giữa: Bà Nguyễn Bích Phương và ông Trần Văn Khánh. + Công nhận sự thoả thuận của hai bên về tài sản chung là: Không yêu cầu Toà giải quyết vì đã tự thoả thuận. * Về quan hệ sở hữu nhà, quyền sử dụng đất: + Do bà Phương và ông Khánh không yêu cầu Toà án giải quyết phân chia nhà, đất mà tự thoả thuận với nhau. Sự thoả thuận đó được bà Phương và ông Khánh lập thành văn bản: Giấy thoả thuận chia nhà ngày 15/12/2002, có 02 người làm chứng. + Quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất chưa được bà Phương và ông Khánh chia tách về mặt pháp lý, tức là chưa thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất với cơ quan có thẩm quyền (phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng nhà đất quận Cầu Giấy) tương ứng với phần diện tích mà hai bên đã tự thoả thuận phân chia trước khi ly hôn. 18 Theo kết quả điều tra của Tổ công tác và căn cứ trên bản đồ năm 1988 thì: Toàn bộ diện tích nhà đất tại địa chỉ số 11, tổ 4, phường Mai Dịch về mặt pháp lý vẫn đứng tên của bà Trần Bích Phương (chưa có sự chia tách về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật). Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, trong trường hợp này: - Giấy thoả thuận chia nhà có người làm chứng là căn cứ xác lập quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất của bà Phương và ông Khánh đối với phần diện tích mà hai ông bà tự thoả thuận chia. - Việc tự thoả thuận chia nhà giữa bà Phương và ông Khánh không nhờ đến Toà án và trong Quyết định số 65/QĐTTLH ngày 15/11/2002 của Toà án nhân dân huyện Từ Liêm cũng không xác định phần diện tích nhà đất mà bà Phương và ông Khánh thoả thuận chia trước khi ly hôn. Nhưng trong bản án này, về phần chia tài sản, Toà án nhân dân quận đã công nhận việc thoả thuận chia nhà đất của hai bên. Đồng thời, Điều 219 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất. 2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung…”. Theo nguyên tắc, khi ly hôn, tài sản của hai vợ chồng phải chia đôi. Vì vậy, dù ông Khánh có chưa làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất đối với phần tài sản của mình thì vẫn có quyền sở hữu phần nhà và quyền sử dụng phần đất trong tổng diện tích hiện vẫn đứng tên bà Phương. * Về đăng ký hộ khẩu: Căn cứ vào Phiếu xác nhận nhân khẩu của Công an phường Mai Dịch thì tại địa chỉ số 11, tổ 4, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy có 2 hộ là hộ của bà Nguyễn Bích Phương và ông Trần Văn Khánh. 1.2. Thực hiện bước thứ hai: Kết quả thực hiện bước thứ nhất đã cho thấy việc xác lập phương án bồi thường, hỗ trợ số 29B/3/PA-BT-HT-TĐC là thiếu chính xác đối với phần tài sản 19 của bà Phương. Đơn khiếu nại của bà Phương là có căn cứ và thiết thực để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Dựa vào kết quả điều tra của Tổ công tác về hiện trạng nhà, đất… gia đình bà Phương và ông Khánh có hộ khẩu ở Hà Nội và thoả mãn đủ các điều kiện được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định tại Điều 8 Nghị định 197/CP ngày 3-12-2004 của Chính phủ. Vì vậy, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cần lập Tờ trình để UBND quận Cầu Giấy ra quyết định giải quyết khiếu nại của bà Phương đúng pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích của công dân. Tờ trình cần nêu rõ và đầy đủ các nội dung mà UBND quận Cầu Giấy cần điều chỉnh phương án bồi thường: + Điều chỉnh bổ sung phần diện tích đất thuộc diện phải giải phóng mặt bằng của hộ bà Phương, ông Khánh và số tiền bồi thường, hỗ trợ tương ứng. + Do 2 hộ bà Phương và ông Khánh đều thoả mãn điều kiện tái định cư, phần diện tích đất còn lại nằm ngoài chỉ giới giải phóng mặt bằng là quá nhỏ (dưới 30m 2: Hộ bà Phương còn 21 m2 và ông Khánh còn 16 m2, không đủ điều kiện được xây nhà theo quy định. Vì vậy, mỗi hộ phải được 1 xuất tái định cư. 1.2. Thực hiện bước thứ ba: - Trên cơ sở kết quả điều tra của Tổ công tác, Tờ trình của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quận Cầu Giấy, UBND quận Cầu Giấy đã ban hành Quyết định điều chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với hộ bà Phương và ông Khánh, và thông báo bằng văn bản để các hộ này biết. - Thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ. - Ra quyết định giải phóng mặt bằng đối với phần diện tích đất thuộc diện giải phóng mặt bằng mới được điều chỉnh. Hộ bà Phương và ông Khánh phải có nghĩa vụ di dời tài sản, bàn giao mặt bằng phục vụ việc thực hiện dự án. 2. Một số hạn chế trong việc giải quyết tình huống. + Công tác tổ chức cho nhân dân tự kê khai và kiểm tra tính chính xác kết quả kê khai tài sản để bồi thường, hỗ trợ còn gặp nhiều khó khăn. + Việc tiến hành điều tra xác định nhà, đất, tài sản, nhân hộ khẩu để làm căn cứ lập phương án chưa được thực hiện đầy đủ, chính xác, nhiều tài sản không được xác minh rõ ràng, công tác quản lý nhân hộ khẩu thiếu chặt chẽ… 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng