Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ TIỆU LUẬN TIỀN LƯƠNG CÔNG CHỨC...

Tài liệu TIỆU LUẬN TIỀN LƯƠNG CÔNG CHỨC

.PDF
43
398
64

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU 5 NỘI DUNG 6 I. KHÁI QUÁT CHUNG: 6 1. Một số khái niệm và thuật ngữ: 6 1.1. Công chức : 6 1.2. Tiền lương: 7 1.3. Tiền lương công chức: 8 2. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về chế độ tiền lương CC: 8 2.1. Từ 1945 đến 1986: 9 2.2. Từ sau 1986 đến nay (2012): 9 II. CÁC QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG CÔNG CHỨC: 10 1. Các văn bản quy phạm pháp luật cơ bản về tiền lương công chức: 10 2. Nội dung các qui định pháp luật cơ bản của tiền lương CC: 11 2.1. Đối tượng áp dụng: 11 2.2. Nguyên tắc chung về tiền lương: 12 2.3. Mức lương tối thiểu chung: 14 2.4. Các bảng lương: 15 2.5. Các chế độ phụ cấp lương: 15 2.6. Chế độ nâng bậc lương: 21 2.7. Chế độ trả lương: 23 2.8. Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương: 26 2.9. Quản lý tiền lương và thu nhập: 27 III. THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NHỮNG BẤT CẬP VỀ TIỀN LƯƠNG CÔNG CHỨC: 28 1.1. Mặt tích cực: 28 1.2. Mặt tiêu cực: 30 1.2.1. Bộ máy công chức cồng kềnh đang là gánh nặng của NSNN: 30 1.2.2. Tiền lương của công chức hiện nay vẫn còn quá thấp: 30 1.2.3. Hệ thống thang lương, bảng lương, hệ số lương và phụ cấp lương chưa phù hợp: 33 1.2.4. Vấn đề chi tiêu ngân sách ở Việt Nam để trả lương cho công chức chưa hợp lý: 34 2. Giải pháp về cải cách tiền lương công chức: 35 KẾT LUẬN 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA LUẬT -------- PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ CÔNG CHỨC Đề tài: TIỀN LƯƠNG CÔNG CHỨC Giảng viên: Ths. Trần Thị Thu Hà Tp.HCM - 2012 Tiền Lương Công Chức 1. Phạm Thị Lộc GVHD: Ths. Trần Thị Thu Hà NHÓM THỰC HIỆN (NHÓM 3) MSSV 3109430037 2. Hồ Thị Sang MSSV 3109430056 3. Nguyễn Thị Ngân MSSV 3109430045 4. Phạm Xuân Thanh MSSV 3109430060 5. Nguyễn Ngọc Anh Tiên MSSV 3109430073 6. Tăng Văn Thiện MSSV 3109430067 7. Đặng Công Tâm MSSV 3109430058 8. Nguyễn Thị Điểm MSSV 3109430009 9. Trịnh Văn Quyền MSSV 3109430055 10. Trang Thị Kim Ngọc MSSV 3109430048 Nhóm 3 Trang 2 Tiền Lương Công Chức GVHD: Ths. Trần Thị Thu Hà MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 5 NỘI DUNG ......................................................................................................................... 6 I. KHÁI QUÁT CHUNG: ............................................................................................ 6 1. Một số khái niệm và thuật ngữ:.................................................................................. 6 1.1. Công chức : ........................................................................................................... 6 1.2. Tiền lương: ............................................................................................................ 7 1.3. Tiền lương công chức: ......................................................................................... 8 2. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về chế độ tiền lương CC: .............. 8 2.1. Từ 1945 đến 1986: ................................................................................................ 9 2.2. Từ sau 1986 đến nay (2012): ................................................................................ 9 II. CÁC QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG CÔNG CHỨC:.................... 10 1. Các văn bản quy phạm pháp luật cơ bản về tiền lương công chức:....................... 10 2. Nội dung các qui định pháp luật cơ bản của tiền lương CC: ................................. 11 2.1. Đối tượng áp dụng: ............................................................................................. 11 2.2. Nguyên tắc chung về tiền lương: ....................................................................... 12 2.3. Mức lương tối thiểu chung: .............................................................................. 14 2.4. Các bảng lương:.................................................................................................. 15 2.5. Các chế độ phụ cấp lương: ................................................................................. 15 2.6. Chế độ nâng bậc lương: ..................................................................................... 21 2.7. Chế độ trả lương: ................................................................................................ 23 2.8. Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương: .............................................. 26 Nhóm 3 Trang 3 Tiền Lương Công Chức GVHD: Ths. Trần Thị Thu Hà 2.9. Quản lý tiền lương và thu nhập: ........................................................................ 27 III. THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NHỮNG BẤT CẬP VỀ TIỀN LƯƠNG CÔNG CHỨC: .................................................................................................................. 28 1.1. Mặt tích cực: ........................................................................................................... 28 1.2. Mặt tiêu cực: ........................................................................................................... 30 1.2.1. Bộ máy công chức cồng kềnh đang là gánh nặng của NSNN: ..................... 30 1.2.2. Tiền lương của công chức hiện nay vẫn còn quá thấp: ................................ 30 1.2.3. Hệ thống thang lương, bảng lương, hệ số lương và phụ cấp lương chưa phù hợp: ............................................................................................................................. 33 1.2.4. Vấn đề chi tiêu ngân sách ở Việt Nam để trả lương cho công chức chưa hợp lý: ................................................................................................................................ 34 2. Giải pháp về cải cách tiền lương công chức: .......................................................... 35 KẾT LUẬN........................................................................................................................ 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 42 Nhóm 3 Trang 4 Tiền Lương Công Chức GVHD: Ths. Trần Thị Thu Hà LỜI MỞ ĐẦU Tiền lương là một bộ phận của sản phẩm xã hội biểu hiện bằng tiền được trả cho người lao động dựa trên số lượng và chất lượng lao động của mọi người, dùng để bù đắp lại hao phí lao động của mọi người và nó là một vấn đề thiết thực đối với người lao động. Tiền lương được quy định một cách đúng đắn, là yếu tố kích thích sản xuất mạnh mẽ, nó kích thích người lao động tạo ra sức sản xuất và làm việc, nâng cao trình độ tay nghề, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động. Theo đó, chức năng cơ bản của tiền lương còn là nhằm duy trì và phát triển được sức lao động. Tiền lương không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị và xã hội. Nó phản ánh sự ưu việt của bản chất chế độ, sự quan tâm của Nhà nước đối với người lao động, sự phát triển của xã hội và mối tương quan giữa các tầng lớp xã hội. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, tiền lương phải tiếp cận với giá trị sức lao động, phản ánh giá cả hàng hoá trên thị trường lao động. Gắn với công cuộc đổi mới nền kinh tế, quá trình đổi mới tư duy tiền lương công chức ở Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, những năm gần đây, mục tiêu cải cách tiền lương công chức lại gặp nhiều lực cản và chưa tìm ra được điểm đột phá. Trên cơ sở đánh giá đến năm 1999, các khảo sát về tiền lương của công chức cho thấy bất cập: “Chế độ tiền lương, thu nhập bộc lộ nhiều bất hợp lý, không còn ý nghĩa đòn bẩy, kích thích người lao động tích cực làm việc”. Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn nêu trên, nhóm chúng tôi nghiên cứu về đề tài “Tiền lương của công chức – lý luận và thực tiễn” nhằm phân tích rõ hơn về hệ thống quy định pháp luật hiện hành về tiền lương ở Việt Nam và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện hệ thống chính sách tiền lương ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nhóm 3 Trang 5 Tiền Lương Công Chức GVHD: Ths. Trần Thị Thu Hà NỘI DUNG I. KHÁI QUÁT CHUNG: 1. Một số khái niệm và thuật ngữ: 1.1. Công chức : là một thuật ngữ để chỉ một nhóm người đặc biệt làm việc cho Nhà nước. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước mà nhóm người này được quy định khác nhau. Ở Việt Nam, theo khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.” Tóm lại, công chức có những đặc điểm sau đây: - Được hình thành từ con đường tuyển dụng hoặc bổ nhiệm. - Là những người làm việc thường xuyên và có tính chất ổn định, không theo nhiệm kì, nhằm đảm bảo cho các cơ quan đó vận hành liên tục, thông suốt. - Là những người làm việc chủ yếu theo chuyên môn, nghiệp vụ. - Được hưởng lương từ NSNN hoặc từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập. - Làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội. Nhóm 3 Trang 6 Tiền Lương Công Chức GVHD: Ths. Trần Thị Thu Hà Như vậy, nhìn chung, pháp luật hiện hành đã có những qui định khá cụ thể và có sự phân biệt rõ ràng để xác định đối tượng được xem là công chức, tạo cơ sở pháp lý 1 cho việc xác định các quyền và nghĩa vụ của công chức theo Luật CB, CC 2008. 1.2. Tiền lương: Theo Mác, tiền lương là biểu hiện giá trị sức lao động, đó là giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì cuộc sống của người có sức lao động, theo điều kiện kinh tế, xã hội và trình độ văn minh của mỗi nước. Theo quan niệm của các nhà kinh tế học hiện đại: Tiền lương là giá cả của lao động, được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường lao động. Ở Việt Nam trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, tiền lương được hiểu là một bộ phận thu nhập quốc dân dùng để bù đắp hao phí lao động tất yếu do Nhà nước phân phối cho công nhân viên chức bằng hình thức tiền tệ, phù hợp với quy luật phân phối theo lao động. Theo từ điển Tiếng Việt thì “tiền lương” là “công trả định kỳ hàng tháng, cho công nhân, viên chức”. Ưu điểm của định nghĩa này là chỉ ra được đối tượng hưởng lương và chỉ một trong những đặc điểm cơ bản của tiền lương( lương trả theo định kỳ thời gian) Tuy nhiên, các tác giả này đã sử dụng khái niệm tương đồng và điều đó dẫn tới hệ quả là chưa thực sự trả lời được câu hỏi “tiền lương là gì”. Còn theo TS. Đinh Sơn Hùng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh, tiền lương là hình thức thu nhập cơ bản, là biểu hiện, phản ánh kết quả của nguyên tắc phân phối theo lao động. - Xét về góc độ pháp lý, Theo pháp luật Việt Nam, tiền lương của công chức được định nghĩa dựa theo qui định về tiền lương của người lao động theo Điều 55 Bộ luật Lao động 1994 (đã sửa đổi, bổ sung): “Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.” Theo pháp luật quốc tế, Điều 1 Công ước số 95 (1949) về bảo vệ tiền lương có quy định: “từ “tiền lương” là “sự trả công hoặc thu nhập, bất luận tên gọi hay cách tính mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng sự thỏa thuận giữa NSDLĐ và Điều 2 Nghị định 06/2010/ NĐ-CP của Chính phủ pháp luật cũng quy định cụ thể những người nào là công chức và được hướng dẫn tại Điều 1 Thông tư 08/2011/TT – BNV của Bộ Nội Vụ. 1 Nhóm 3 Trang 7 Tiền Lương Công Chức GVHD: Ths. Trần Thị Thu Hà NLĐ, hoặc bằng pháp luật quốc gia, do NSDLĐ phải trả choNLĐ theo một hợp đồng thuê mướn lao động, bằng viết hoặc bằng miệng, cho một công việc thực hiện hãy sẽ phải thực hiện, hoặc cho những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm”. Với định nghĩa này, ILO đã đưa ra dấu hiệu cơ bản nhận biết tiền lương, bao gồm: (i)Tiền lương là sự trả công lao động; (ii)Hình thức biểu hiện tiền lương là bằng tiền mặt; (iii)Tiền lương được ấn định bằng sự bằng sự thỏa thuận của các bên hoặc bằng pháp luật quốc gia; Lí do mà NSDLĐ phải trả cho NLĐ. 1.3. Tiền lương công chức: Công chức Việt Nam là một bộ phận của lực lượng lao động Việt Nam nên tiền lương công chức cũng chịu sự chi phối của quy luật tương đương giá trị hàng hóa sức lao động của những công chức này trong bối cảnh thị trường lao động Việt Nam đang phát triển nhưng chưa đồng bộ với các loại thị trường khác. Theo đó, sức lao động nói chung, sức lao động của công chức nói riêng chưa thật sự là hàng hóa và còn thiếu các yếu tố cần thiết để tham gia vào thị trường lao động thật sự. Hơn nữa, hàng hóa sức lao động của công chức cũng có những đặc điểm riêng, vừa theo thông lệ quốc tế vừa có đặc thù Việt Nam. Trong thành phần kinh tế nhà nước và khu vực hành chính sự nghiệp, tiền lương là số tiền mà các doanh nghiệp quốc doanh, các cơ quan, tổ chức của nhà nước trả cho người lao động theo cơ chế và chính sách của nhà nước và được thể hiện trong hệ thống lương thang lương, bảng lương do Nhà nước qui định. Nguồn tiền lương chi trả cho công chức được trích từ NSNN, riêng đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. (theo Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, Công chức 2008). 2. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về chế độ tiền lương CC: Chính sách tiền lương, tiền công và thu nhập là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Chính sách tiền lương có mối quan hệ mật thiết và tác động đa chiều đối với động lực phát triển, tăng trưởng kinh tế, cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.Tiền lương có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một nền công vụ chuyên nghiệp, hiệu quả và trung thực. Mục đích tiền lương là trả công cho người lao động cho công việc họ đã làm, kích thích họ làm việc tốt và giữ được người tài và cạnh tranh với các khu vực khác Nhóm 3 Trang 8 Tiền Lương Công Chức GVHD: Ths. Trần Thị Thu Hà 2.1. Từ 1945 đến 1986: Ở thời điểm trước những năm 1986, đặc trưng lớn nhất của nền kinh tế nước ta là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung nên tiền lương công chức(mang tính chất danh nghĩa trong bối cảnh giá cả do Nhà nước quyết định và phân phối theo hệ thống thương mại nhà nước), họ còn được nhận những khoản hiện vật khác không mất tiền hoặc và chỉ phải trả một khoản tiền nhỏ từ tiền lương danh nghĩa mà họ đã nhận được như nhà ở, sổ lương thực, tem phiếu thực phẩm, vải, sổ khám chữa bệnh, nghỉ mát, gửi trẻ... Đây được coi là thu nhập ngoài lương với đặc trưng nhà nước bao cấp toàn bộ theo chủ nghĩa bình quân khi sức lao động không phải là hàng hóa và không công nhận sự tồn tại của thị trường hàng hóa cũng như thị trường lao động. Tiền lương không phải là thu nhập chính của công chức theo đúng nghĩa của từ này nhưng lại chiếm tới 90 - 100% thu nhập của họ do những khoản thu nhập bằng tiền ngoài tiền lương ít có giá trị khi khó có thể tiếp cận các hàng hóa và dịch vụ cần thiết nếu không có tem phiếu hay quyền được phân phối ngay cả khi có tiền. Trong một nền kinh tế hiện vật theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung và bao cấp, tiền lương công chức và thu nhập của họ đã được hiện vật hóa một cách cơ bản và cắt đứt mối liên hệ với giá trị hàng hóa sức lao động. 2.2. Từ sau 1986 đến nay (2012): Ở Việt Nam, khi nền kinh tế thay đổi từ chế độ kế hoạch hóa tập trung sang chế độ kinh tế thị trường thì chính sách tiền lương cũng được cải cách chuyển đổi từ cơ chế tập trung, bao cấp, cân bằng đối với các mức lương và các nghề khác nhau sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước (năm 1986).Bắt đầu bằng việc bỏ sổ gạo và hệ thống tem phiếu những năm 1985-1986 và bỏ chế độ phân phối nhà ở đầu những năm 1990, tư duy mới về tiền lương công chức của Việt Nam mới bắt đầu hình thành và phát triển để bắt kịp với những tiến bộ trong phát triển kinh tế - xã hội. Chính sách mới về tiền lương nói chung, tiền lương công chức nói riêng theo hướng tiền tệ hóa được chính thức khởi động từ năm 1993 với việc ban hành Nghị định số 25-CP thay thế Nghị định 235 - HĐBT từ năm 1985. Tiếp theo đó căn cứ theo Nghị quyết Đại hội Đảng VIII (1996)Nhà nước ta một lần nữa đã cải tiến chính sách tiền lương để tiền lương thực sự gắn liền với năng suất, hiệu quả của người lao động. Để triển khai chủ trương này, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 (1999) đã ban hành một Nghị quyết về “Một số vấn đề về tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị và tiền lương, trợ cấp xã hội thuộc ngân sách Nhóm 3 Trang 9 Tiền Lương Công Chức GVHD: Ths. Trần Thị Thu Hà nhà nước”, trong đó thể hiện những thay đổi tương đối mạnh mẽ tư duy về tiền lương công chức. Chế độ tiền lương đối với công chức là biểu hiện của sự đánh giá chính thức của Nhà nước đối với lao động của công chức, đồng thời là động lực thúc đẩy công chức thực thi công vụ. Vì vậy, kể từ năm 1999 đến nay, chế độ tiền lương ở nước ta đã được cải cách thêm nhiều lần, đặc biệt là lần cải cách năm 2004 với nội dung rút gọn số lượng các bảng lương, ngạch, bậc; tăng lương tối thiểu và hệ số lương... Tuy nhiên, tiền lương còn mang nặng tính bình quân, thiếu sự phân hoá giữa các đối tượng công chức, viên chức, đồng nhất lương của công chức lãnh đạo và công chức chuyên môn. Mặt khác, chế độ tiền lương quá thấp hiện nay khiến không ít người phải dành phần lớn trí tuệ và thời gian, trong đó có cả thời gian công vụ, để làm thêm những "nghề" khác, mà đôi khi mang lại thu nhập chính. Bởi vậy, lương vẫn chưa đóng vai trò kích thích nhân tài tham gia nền công vụ và chưa thực sự trở thành nguồn thu nhập chính của công chức, tình trạng "chảy máu chất xám" trong khu vực nhà nước ngày một gia tăng. Theo Bộ Nội vụ, chúng ta đã có 3 lần cải cách chính sách tiền lương đó là các năm 1985, 1993 và 2004. Như vậy tính trung bình khoảng trên dưới 10 năm chúng ta lại có 1 lần cải cách tiền lương và trong 10 năm (từ 2003-2012), Chính phủ đã có 8 lần điều chỉnh tăng lương cho công chức, viên chức: Từ 210.000 lên 1.050.000, tăng 400%, cao hơn mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (154%). Tuy vậy, mức lương tối thiểu hiện hành (1.050.000 đồng) mới chỉ đạt 37,5% nhu cầu sinh hoạt tối thiểu. II. CÁC QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG CÔNG CHỨC: 1. Các văn bản quy phạm pháp luật cơ bản về tiền lương công chức: Hiện nay, vấn đề tiền lương công chức được điều chỉnh bằng các văn bản quy phạm pháp luật như sau:  Văn bản luật: - Luật Cán bộ, Công chức 2008 - Bộ luật lao động 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007)  Văn bản dưới luật: - Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Nhóm 3 Trang 10 Tiền Lương Công Chức GVHD: Ths. Trần Thị Thu Hà - Nghị định 76/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 09 năm 2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. - Nghị định 14/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công, viên chức và LLVT và Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp; cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội và Công an - Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công chức. - Nghị định 31/2012/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung. - Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung từ ngày 1/5/2012 đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội và đơn vị sự nghiệp. Và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan. 2. Nội dung các qui định pháp luật cơ bản của tiền lương CC: 2.1. Đối tượng áp dụng: Công chức được hưởng chế độ tiền lương theo qui định của pháp luật hiện hành về tiền lương công chức, bao gồm: - Công chức làm việc trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; - Công chức làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; - Công chức làm việc trong cơ quan đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp. - Công chức làm việc trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. - Công chức làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lí của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội( sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Như vậy, nhìn chung, phần lớn công chức là đối tượng được hưởng lương từ nguồn NSNN hiện nay khá đông, không chỉ những công chức làm việc trong bộ máy NN mà còn cả công chức trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công. Qui Nhóm 3 Trang 11 Tiền Lương Công Chức GVHD: Ths. Trần Thị Thu Hà định này xuất phát từ đặc thù của NN VN, theo đó, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo NN và XH 2. Ngoài ra, Công đoàn, Mặt trận tổ quốc VN và các tổ chức thành viên là cơ quan giám sát hoạt động của NN, cùng NN chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân. Vì vậy, các công chức làm việc trong các tổ chức này cũng được xem là những người thực thi quyền lực NN và phục vụ cho lợi ích của nhân dân nên họ cũng được hưởng lương từ NSNN. Bên cạnh đó, những công chức công tác trong các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân mà chưa được hưởng lương theo qui định riêng dành cho sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp cũng sẽ được hưởng lương từ nguồn NSNN. Đây là một qui định khá chi tiết và bảo vệ quyền được hưởng lương của công chức NN – những công bộc của nhân dân. 2.2. Nguyên tắc chung về tiền lương: Việc xếp lương, phụ cấp chức vụ, trả lương và thực hiện chế độ tiền lương được thực hiện theo những nguyên tắc chung như sau:  Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo: Nguyên tắc này được qui định cụ thể tại 3Khoản 1, Điều 3, Nghị định 204/2004/NĐ-CP như sau:  Công chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào (sau đây viết tắt là ngạch) hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ nào thuộc ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là chức danh) thì xếp lương theo ngạch hoặc chức danh đó. Theo đó, căn cứ cơ bản để xếp lương cho công chức là ngạch hoặc chức danh mà công chức đó được bổ nhiệm. Trong đó, ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức. Như vậy, việc xếp lương công chức chủ yếu được xác định dựa trên trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ của công chức, được xếp theo ngạch hoặc theo chức danh. Qui định này đã phần nào giúp công chức phần nào cảm thấy được đánh giá đúng năng lực bản thân khi được hưởng một mức lương tương ứng với trình độ chuyên môn. Riêng đối với các công chức giữ chức danh lãnh đạo, việc xếp lương được xác định theo chức vụ và các khoản phụ cấp như sau: 2 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001) 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Nhóm 3 Trang 12 Tiền Lương Công Chức GVHD: Ths. Trần Thị Thu Hà  Công chức giữ chức danh lãnh đạo nào thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó. Nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất. Nếu kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm. Với vị trí là người lãnh đạo, đặc thù công việc của các công chức giữ chức danh lãnh đạo có những yêu cầu nhiệm vụ khá nặng nề .Vì vậy, qui định để công chức giữ chức danh lãnh đạo được hưởng thêm phụ cấp chức vụ thể hiện sự quan tâm của NN và luôn chăm lo cho đời sống của những công chức lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm.  Công chức thuộc đối tượng lực lượng vũ trang qui định hưởng lương theo bảng lương nào thì xếp lương theo bảng lương đó. Ngoài ra, việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải gắn với việc rà soát, sắp xếp biên chế của các cơ quan, đơn vị; rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức; rà soát lại việc xếp lương cũ, những trường hợp đã xếp lương hoặc phụ cấp chức vụ chưa đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền thì chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) theo đúng quy định. Qui định này được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 01/2005/TTLT – BNV – BTC 4 .  Nguyên tắc trả lương: Việc trả lương phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và nguồn trả lương (từ ngân sách nhà nước cấp hoặc hỗ trợ và từ các nguồn thu theo quy định của pháp luật dùng để trả lương) của cơ quan, đơn vị.  Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương: Công chức thuộc lực lượng vũ trang khi thay đổi công việc thì được chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) cho phù hợp với công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (trừ trường hợp bị kỷ luật bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại) để làm công việc khác hoặc giữ chức danh lãnh đạo khác mà có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng, sau đó xếp lại lương hoặc phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm. Theo yêu cầu nhiệm vụ, công chức thuộc lực lượng vũ trang đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác có mức lương chức vụ Thông tư 01/2005/TTLT – BNV – BTC ngày 05 tháng 1 năm 2005 hướng dẫn chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với cán bộ, công chức và viên chức. 4 Nhóm 3 Trang 13 Tiền Lương Công Chức GVHD: Ths. Trần Thị Thu Hà hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn, thì được giữ mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ. Trường hợp công việc mới được luân chuyển đến quy định xếp lương theo ngạch hoặc theo chức danh thấp hơn thì được giữ mức lương cũ (kể cả phụ cấp chức vụ nếu có) và được thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định ở ngạch hoặc chức danh cũ. Các đối tượng được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong cơ quan nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì được chuyển xếp lại ngạch, bậc lương và hưởng phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp xếp lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương hoặc theo bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân, nếu có mức lương cũ cao hơn so với mức lương mới được xếp thì được bảo lưu phần chênh lệch cao hơn này theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, khi thực hiện việc xếp lương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương, trả lương, quản lý tiền lương và thu nhập phải theo đúng đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, điều kiện, chế độ được hưởng và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.Việc thực hiện chế độ tiền lương phải gắn với cải cách hành chính; bảo đảm tương quan giữa các ngành, nghề và giữa các loại cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm ổn định chính trị - xã hội. 2.3. Mức lương tối thiểu chung: Đây là mức lương tối thiểu do Chính phủ qui định, được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng. Mức lương tối thiểu này được dùng làm căn cứ để tính các mức lương trong hệ thống bảng lương, phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ về tiền lương khác theo quy định của pháp luật.  Đặc trưng cơ bản là:  Do nhà nước quy định  Là mức trả công lao động thấp nhất mà không một người sử dụng lao động nào được phép trả thấp hơn  Mức trả công đã được luật hóa  Không cố định mà ngày càng được nâng cao. Nhóm 3 Trang 14 Tiền Lương Công Chức GVHD: Ths. Trần Thị Thu Hà Hiện nay, mức lương tối thiểu chung được qui định theo 5Nghị định 31/2012/NĐ – CP là 1.050.000 đồng/ tháng. Đây là mức lương tối thiểu được áp dụng chung cho mọi đối tượng công chức để tính mức lương thực hiện (tiền lương cơ bản) mà công chức được hưởng. 2.4. Các bảng lương: Bảng lương là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa những công nhân cùng nhóm ngành khi họ đảm nhiệm những công việc có mức độ phức tạp khác nhau. Mục đích chung của việc hình thành nên hệ thống bảng lương là nhằm bù đắp lao động hao phí, bảo đảm cho cuộc sống bản thân người lao động và gia đình họ. Mỗi thang, bảng lương gồm có:  Số lượng bậc nhất định.  Các nhóm ngành nghề công việc khác nhau tùy thuộc vào mức độ nặng nhọc với phức tạp của công việc.  Hệ số lương tương ứng với từng nhóm lương và bậc. 2.5. Các chế độ phụ cấp lương: Là tiền trả công lao động ngoài tiền lương để bù đắp thêm do có những yếu tố không ổn định, hoặc vượt quá điều kiện bình thường nhằm khuyến khích người lao động yên tâm làm việc. Theo qui định tại Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ – CP của Chính phủ, có các loại phụ cấp sau: 1) Phụ cấp thâm niên vượt khung: áp dụng đối với các đối tượng xếp lương theo bảng 2, bảng 3, bảng 4 và bảng 7 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 6, đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh. a) Mức phụ cấp như sau: a1) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3, các chức danh xếp lương theo bảng 7 và các chức danh xếp lương theo bảng lương 5 Nghị định 31/2012/NĐ – CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ qui định về mức lương tối thiểu chung. Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân. 6 Nhóm 3 Trang 15 Tiền Lương Công Chức GVHD: Ths. Trần Thị Thu Hà chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát: Sau 3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1%. Ví dụ: Bà Huỳnh Thị N, đã xếp lương bậc 9, hệ số lương 4,98, ngạch chuyên viên từ ngày 01 tháng 9 năm 2005 và từ năm 2005 đến nay đủ tiêu chuẩn để hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, thì bà N được tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung như sau: Thời gian bà M đã xếp lương bậc 9 từ ngày 01 tháng 9 năm 2005 đến ngày 01 tháng 9 năm 2012 (đủ 7 năm), như vậy, bà N được tính hưởng thêm phụ cấp thâm niên vượt khung là: 5% (3 năm tính từ ngày 01 tháng 9 năm 2005 đến ngày 01 tháng 9 năm 2008) + 1% x 4 năm (từ ngày 01 tháng 9 năm 2005 đến ngày 01 tháng 9 năm 2012). Vì vậy bà M được hưởng tổng mức phụ cấp thâm niên vượt khung là 5% + 1% x (7-3) = 9% của mức lương cuối cùng trong ngạch chuyên viên (bậc 9, hệ số lương 4,98); thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung của bà N được tính kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012. a2) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch loại B, loại C của bảng 2, bảng 3 và nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4: Sau 2 năm (đủ 24 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch đó; từ năm thứ ba trở đi mỗi năm được tính thêm 1%. (cách tính tương tự như ví dụ ở a1) b) Các đối tượng quy định tại điểm a (a1 và a2) khoản 1 Điều này, nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bị bãi nhiệm thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật bị kéo dài thêm thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung 1 năm (đủ 12 tháng) so với thời gian quy định. c) Phụ cấp thâm niên vượt khung được dùng để tính đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Các qui định về đối tượng hưởng phụ cấp, mức phụ cấp, cách chi trả phụ cấp được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 04/2005/TT-BNV của Bộ Nội Vụ7. Thông tư 04/2005/TT-BNV của Bộ Nội Vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức 7 Nhóm 3 Trang 16 Tiền Lương Công Chức GVHD: Ths. Trần Thị Thu Hà 2) Phụ cấp chức vụ lãnh đạo: Được áp dụng đối với công chức (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát) được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập và công chức thuộc biên chế nhà nước và xếp lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức được cử đến giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội và các tổ chức phi Chính phủ. Các qui định cụ thể về phụ cấp chức vụ lãnh đạo được qui định tại Thông tư 02/2005/TT – BNV của Bộ Nội Vụ8. 3) Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo: áp dụng đối với các đối tượng đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị, đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm. Mức phụ cấp bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo cũng chỉ hưởng một mức phụ cấp. Các qui định về đối tượng hưởng phụ cấp, mức phụ cấp, cách chi trả phụ cấp được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 78/2002/TT-BNV của Bộ Nội Vụ. 9 4) Phụ cấp khu vực: áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu. Phụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung. Đối với hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc lực lượng vũ trang, phụ cấp khu vực được tính so với mức phụ cấp quân hàm binh nhì. Các qui định về đối tượng hưởng phụ cấp, mức phụ cấp, cách chi trả phụ cấp được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC-UBDT. 10 Thông tư 02/2005/TT – BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức, viên chức. 8 Thông tư 78/2002/TT-BTV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác 9 Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05 tháng 01 năm 2005 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực. 10 Nhóm 3 Trang 17 Tiền Lương Công Chức GVHD: Ths. Trần Thị Thu Hà 5) Phụ cấp đặc biệt: áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở đảo xa đất liền và vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn. Phụ cấp gồm 3 mức: 30%; 50% và 100% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm hiện hưởng đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang. Các qui định về đối tượng hưởng phụ cấp, mức phụ cấp, cách chi trả phụ cấp được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 09/2005/TT-BNV của Bộ Nội Vụ.11 6) Phụ cấp thu hút: áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn. Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Thời gian hưởng phụ cấp từ 3 đến 5 năm. Các qui định về đối tượng hưởng phụ cấp, mức phụ cấp, cách chi trả phụ cấp được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư liên tịch 10/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC.12 7) Phụ cấp lưu động: áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở một số nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở. Phụ cấp gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung. Các qui định về đối tượng hưởng phụ cấp, mức phụ cấp, cách chi trả phụ cấp được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư của Bộ nội vụ số 06/2005/ TT-BNV của Bộ Nội Vụ. 13 8) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương. Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung. Các qui định về đối tượng hưởng phụ cấp, mức phụ cấp và thủ tục chi trả phụ cấp được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV của Bộ Nội Vụ. 14 Thông tư 09/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 1 năm 2005 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đặc biệt đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. 12 Thông tư liên tịch 10/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC ngày 05 tháng 1 năm 2005 hướng dẫn chế độ phụ cấp thu hút đối với cán bộ, công chức và viên chức. 13 Thông tư của Bộ nội vụ số 06/2005/ TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức. 11 Nhóm 3 Trang 18 Tiền Lương Công Chức GVHD: Ths. Trần Thị Thu Hà 9) Phụ cấp công vụ: Được áp dụng đối với công chức theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức và các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 12 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức; không bao gồm công chức quy định tại Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP. (theo điểm b, khoản 1 Điều 2 Nghị định 34/ 2012/ NĐ – CP của Chính phủ.15 Mức phụ cấp công vụ bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Các qui định khác về chế độ phụ cấp công vụ được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 34/ 2012/ NĐ – CP. 10) Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc: a) Phụ cấp thâm niên nghề: áp dụng đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân, sĩ quan và hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân, công chức hải quan và người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu. Mức phụ cấp như sau: Sau 5 năm (đủ 60 tháng) tại ngũ hoặc làm việc liên tục trong ngành hải quan, cơ yếu thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm được tính thêm 1%. b) Phụ cấp ưu đãi theo nghề: áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, có chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chưa được xác định trong mức lương. Phụ cấp gồm 10 mức: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Một số nghề có văn bản hướng dẫn, chẳng hạn như: Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC 16, Thông tư liên tịch 12/2006/TTLT-BTM-BNVBTC 17,… Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức. 15 Nghị định 34/ 2012/ NĐ – CP ngày 15 tháng 04 năm 2012 quy định về chế độ phụ cấp công vụ. 16 Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005. 14 Thông tư liên tịch 12/2006/TTLT-BTM-BNV-BTC hướng dẫn chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức quản lý thị trường lái tàu, lái xe, lái ca nô 17 Nhóm 3 Trang 19 Tiền Lương Công Chức GVHD: Ths. Trần Thị Thu Hà c) Phụ cấp trách nhiệm theo nghề: áp dụng đối với các chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ và bảng lương chức vụ thuộc ngành Tòa án, Kiểm sát, Thanh tra và một số chức danh tư pháp. Phụ cấp gồm 5 mức: 10%; 15%; 20%, 25% và 30% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề quy định tại điểm này thì không hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định tại điểm b khoản 8 Điều này. Có một số văn bản quy định về từng nghề cụ thể như ở Quyết định số 202/2005/QĐ-TTg ngày 09/08/2005 về chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với thanh tra viên, Thông tư 02/2009/TT-BTP về chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành, Thông tư liên tịch 04/2005/TTLTTANDTC-BNV-BTC hướng dẫn Quyết định 171/2005/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với thẩm phán, thư ký tòa án và thẩm tra viên ngành tòa án do Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành,… d) Phụ cấp trách nhiệm công việc: d1) Những người làm việc trong tổ chức cơ yếu được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bảo vệ cơ mật mật mã. Phụ cấp gồm 3 mức: 0,1; 0,2 và 0,3 so với mức lương tối thiểu chung. d2) Những người làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc. Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung. Phạm vi, đối tượng áp dụng, mức phụ cấp và nguồn chi trả phụ cấp được qui định cụ thể tại Thông tư 05/2005/TT-BNV của Bộ Nội Vụ.18 đ) Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh: áp dụng đối với các đối tượng không thuộc diện xếp lương theo bảng 6 và bảng 7 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang và cơ yếu. Phụ cấp gồm 2 mức: 30% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).  Cách tính lương và phụ cấp: Thông tư 05/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 1 năm 2005 của Bộ Nội Vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức. 18 Nhóm 3 Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan