Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận Thuế - Nhóm Phế Liệu...

Tài liệu Tiểu luận Thuế - Nhóm Phế Liệu

.DOC
17
340
124

Mô tả:

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHẾ LIỆU PHẾ PHẨM 1. Khái niệm phế liệu, phế phẩm (PLPL) Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, khái niệm phế liệu được định nghĩa lần đầu tiên tại khoản 1 Điều 3 Quyết định số 03/2004/QĐ-BTNMT ngày 02/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy định về bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất: "Phế liệu – phế phẩm là sản phẩm, vật liệu được loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng nhưng đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất". Khái niệm phế liệu tiếp tục được Luật Bảo vệ môi trường 2005 (Luật BVMT 2005) định nghĩa tại khoản 13 Điều 3: "Phế liệu –phế phẩm là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất". Mặc dù có sự khác biệt về việc sử dụng một số từ ngữ trong hai định nghĩa này nhưng giữa các định nghĩa này không có sự khác biệt về bản chất pháp lý. Theo các định nghĩa trên, vật chất sẽ trở thành phế liệu, phế phẩm khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau: Thứ nhất: Là sản phẩm hoặc vật liệu Thứ hai: Bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng Thứ ba: Được thu hồi dùng làm nguyên liệu 2. Thực trạng và vai trò Phế liệu phế phẩm đang trở thành một nguồn nguyên liệu vô cùng quan trọng trong các ngành sản xuất. Do sự bùng nổ của các ngành công nghiệp, nguồn nguyên liệu là phế phẩm, phế liệu được loại ra ngày càng nhiều trên thế giới. Thêm vào đó , sự mất cân đối giữa khả năng sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu cũng là một trong những yếu tố dẫn nâng tầm quan trọng của ngành kinh doanh PLPP. Nguồn cung cấp phế liệu, phế phẩm: Có hai nguồn chính: thu mua trong nước và nhập khẩu nước ngoài. Ở Việt Nam, trước đây tỷ lệ thu gom trong nước chiếm đa số. Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại, hầu như phế liệu phế phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài để đáp ứng đủ sản xuất của nhiều ngành khác nhau. Có nhiều nhóm PLPP khác nhau, chủ yếu gồm nhóm kim loại, nhựa, giấy: PLPP từ nhựa thường được sử dụng cho ngành xây dựng, đồ gia dụng hoặc lắp ráp các sản phẩm điện tử; PLPP từ kim loại thương sử dụng cho ngành luyện kim ; và PLPP từ giấy thường dung cho tái chế các sản phẩm từ giấy như sách vở, túi giấy v.v.. Không chỉ là nguồn nguyên vật liệu rẻ hơn so với khai thác và sử dụng nguyên vật liệu nguyên sinh, sử dụng PLPP còn giúp hạn chế việc khai thác tài nguyên môi trường. Ngoài ra, ngành kinh doanh PLPP cũng đã mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho nhiều lao động và thậm chí là những nhà kinh doanh lớn. Tuy nhiên, việc thiếu kiểm soát trong việc nhập khẩu PLPP khiến nhiều doanh nghiệp nhập khẩu phế thải, rác thải trái phép gây ra vấn đề lớn cho môi trường trong nước. Để tăng mức độ kiểm soát, đã có nhiều chính sách được đưa ra: Đối với kinh doanh trong nước: Theo quy định, các cơ sở kinh doanh phế liệu phải đáp ứng những yêu cầu bắt buộc- ngoài giấy phép kinh doanh, còn phải có giấy cam kết bảo vệ môi trường, có hệ thống phòng chống cháy nổ. Đối với nhập khẩu : PLPP phải nằm trong danh mục được cho phép nhập khẩu, đáp ứng các yêu tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ tài nguyên và môi trường quy định và các thủ thục hải quan nghiêm ngặt. CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH THUẾ HIÊN HÀNH ĐỐI VỚI NGÀNH HÀNG PHẾ LIỆU PHẾ PHẨM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG CHÍNH SÁCH ĐÓ. 1. THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Phù hợp với tình hình nước ta trong giai đoạn đang cất cánh, việc xuất nhập khẩu cũng như kinh doanh phế phẩm phế liệu đang ngày càng phát triển, mang lại nhiều xu hướng kinh tế tích cực. Doanh thu từ ngành phế liệu, phế phẩm rất cao và nó cũng đồng nghĩa với việc thuế giá trị gia tăng mà nó đóng góp vào ngân sách nhà nước là không hề nhỏ. Theo Luật số 45/2005/QH2011, phần Luật về Thuế GTGT, chương II “Căn cứ và phương pháp đánh thuế” thì thuế giá trị gia tăng của HHNK = thuế suất* ( giá nhập khẩu tại cửa khẩu + thuế nhập khẩu”, như vậy có thể thấy thuế GTGT đã tính lên cả thuế nhập khẩu. a) Thuế suất của thuế GTGT Theo điều 11, thông tư 219/2013/tt-btc quy định về thuế suất 10% như sau : “Phế liệu, phế phẩm được thu hồi để tái chế, sử dụng lại khi bán ra áp dụng mức thuế suất thuế GTGT theo thuế suất của mặt hàng phế liệu, phế phẩm bán ra”. Như vậy mức thuế suất của phế phẩm phế liệu đó khi bán ra áp dụng mức thuế suất của mặt hàng được tạo ra từ phế phẩm, phế liệu đó, nói cách khác phế liệu phế phẩm cũng có 3 mức thuế suất 0%, 5% và 10%. Căn cứ vào điều khoản trên, xác định thuế suất thuế GTGT của phế liệu thu hồi từ quá trình luyện cán kéo bán ra được căn cứ theo mức thuế suất của sản phẩm luyện, cán, kéo; cụ thể: Sản phẩm luyện, cán, kéo kim loại ở dạng thỏi, thanh, tấm, dây bán ra, áp dụng thuế suất thuế GTGT 5%, nên khi bán phế liệu thu hồi từ quá trình này cũng áp dụng thuế suất thuế GTGT 5%; Sản phẩm luyện cán kéo, như: Dây dẫn điện, dây điện thoại… khi bán ra, áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10%, nên khi bán phế liệu thu hồi từ quá trình này, áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% Với ngành bông phế phẩm, Tại Khoản 9, Điều 10, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT (sau đây gọi tắt là Thông tư 219) quy định về trường hợp áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 5%: Và theo điều 11 đã trích dẫn ở trên và kết hợp biểu thuế suất các mặt hàng đính kèm, như vậy các mặt hàng bông thuộc mã 52.01, 52.02, 52.03 chịu mức thuế suất 5%, ngoài ra sẽ chịu mức thuế 10% b) Tác động của thuế GTGT tới việc kinh doanh mặt hàng phế phẩm  Thuế GTGT là loại thuế gián thu áp dụng cho các cá nhân, tổ chức tiêu dùng hay cung ứng mặt hàng phế liệu, phế phẩm, do đó đã tạo nguồn thu lớn, tăng ngân sách nhà nước.  Đối với việc xuất khẩu phế liệu, phế phẩm không những không phải nộp thuế GTGT mà còn được khấu trừ hay hoàn lại thuế GTGT đầu vào. Việc này khuyến khích xuất khẩu  Thuế GTGT gắn liền với sự sửa đổi, bổ sung đối thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XNK do đó giúp hoàn thiện hệ thống thuế của Việt Nam 2. THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU a. Thuế xuất khẩu Xuất khẩu phế liệu phế phẩm ở Việt Nam hiện nay không còn là một lĩnh vực kinh doanh mới mẻ mà đã tồn tại từ khá lâu. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu hàng hóa đặc biệt này vẫn còn khá nhỏ, bó hẹp trong một số mặt hàng nhất định, mà chủ yếu là phế liệu các loại kim loại thông thường, cơ bản. Mức thuế suất hiện nay cho phế liệu và mảnh vụn sắt, phế liệu đúc lại từ sắt là 1517%, đặc biệt, một số kim loại cơ bản khác có mức thuế xuất khẩu lên tới 22% như vonfram, maggie, coban,…Trong khi đó, các kim loại quen thuộc khác là 0% ( đồng, niken, nhôm, …) [xem phụ lục bảng 2] Có thể thấy rõ ràng, tồn tại một sự khác biệt rất lớn giữa phế liệu của nhóm kim loại phổ biến mà thường tham gia vào rất nhiều quá trình sản xuất với tỷ lệ không nhỏ (đồng, niken, nhôm,..) với phế liệu của sắt và nhóm kim loại cơ bản khác ( tantan, coban, cadimi,..). Nguyên nhân có sự khác biệt này, là do chính sách bảo vệ tài nguyên cùng với các cam kết của Việt Nam khi tham gia vào các tổ chức thương mại quốc tế Trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay, nâng cao sản xuất là điều không thể tránh khỏi, đi cùng với đó là như cầu lớn về nguyên vật liệu các kim loại, gồm cả kim loại thông thường và các kim loại hiếm, đặc biệt là với những ngành công nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, tài nguyên là có hạn, do đó, xu thế hiện nay của các nước phát triển và các nước công nghiệp hàng đầu là “bảo toàn” tài nguyên khoáng sản trong nước và tìm kiếm, khai thác nguồn nguyên liệu thô ở nước ngoài để đảm bảo nguồn cung cho sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, việc tái chế, sử dụng lại phế liệu phế phẩm cũ cũng được nhiều nước đánh giá cao, do vừa không phải tìm cách xuất khẩu hay thiêu hủy phế liệu mà chi phí nguyên vật liệu đầu vào rẻ hơn, trong khi cùng phải xử lý lại nguyên liệu thô và phế liệu để có thể sử dụng được. Từ đó, xuất nhập khẩu phế liệu phế phẩm trở thành một lĩnh vực tiềm năng. Tuy nhiên đối với các nước đang phát triển như Việt Nam,nơi mà lượng nguyên liệu thô nhập khẩu chiếm tỷ lệ khá cao trong giá trị hàng hóa, và giá trị gia tăng tạo được là không nhiều, thì việc xuất khẩu kim loại phế liệu trong khi lại nhập chính những nguyên liệu đó có thể coi là một sự lãng phí tài nguyên. Do đó, Nhà nước đã quy định mức thuế suất xuất khẩu khá cao cho phế liệu kim loại. Tuy nhiên, đi cùng với xu thế của quốc tế, Việt Nam cũng đang dần hòa nhập vào thế giới, cả về kinh tế, văn hóa, chính trị, nên việc tham gia các tổ chức thương mại quốc tế là không tránh khỏi. Khi trở thành thành viên các tổ chức kinh tế lớn, Việt Nam thu đươc rất nhiều lợi ích kinh tế : thị trường tiềm năng, thuế suất ưu đãi, khoa học công nghệ hiện đại tiên tiến,.. Nhưng đi cùng đó cũng là những thách thức : canh tranh gay gắt, nguy cơ phụ thuộc nước ngoài, bãi rác công nghệ,… cùng với các cam kết liên quan tới hoạt động thương mai quốc tế, trong đó có cam kết thuế quan. Theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, thuế suất đối với mặt hàng sẽ giảm đáng kể, trong đó có cam kết về giảm thuế xuất từ 29% và 22% xuống 22% và 17% với phế liệu phế phẩm từ sắt và các kim loại màu (tantan, maggie, coban,…). Bảng 3. Thuế suất một số mặt hàng phế liệu phế phẩm từ năm 2011-2015 (Xem phụ lục bảng 3) Mức thuế suất giảm mạnh ( từ 33% năm 2011 xuống 22% năm 2012) khiến cho tình hình xuất khẩu phế liệu phế phẩm có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, dù đã giảm đáng kể, nhưng thuế xuất khẩu phế liệu phế phẩm kim loại vẫn tương đối cao so với các mặt hàng khác ( thông thường là 10%-17%, riêng mặt hàng là khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên là từ 25%-40%), dẫn tới họat động xuất khẩu phế liệu phế phẩm kim loại ở Việt Nam không quá mạnh mẽ, giá trị xuất khẩu không lớn, điển hình là năm 2014 chỉ xuất khẩu 1.434 tấn, trị giá hơn 141 tỷ VND, chiếm 0.0045 % tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. mức thuế suất này đã phần nào hạn chế hoạt động xuất khẩu phế phẩm . Tuy nhiên, khi không xuất khẩu được, thì lượng phế liệu đó cũng không được đưa hết vào cho sản xuất trong nước. Các doanh nghiệp khi sử dụng nguyên liệu tái chế, thường ít mặn mà với phế liệu phế phẩm trong nước, mà lại nhập khẩu mặt hàng này về sử dụng. Nguyên nhân do đâu khiến cho các doanh nghiệp thà chấp nhận nhập khẩu phế liệu để sản xuất với chi phí tăng thêm do quá trình vận chuyển, rủi ro về chất lượng hàng hóa, và sự phụ thuộc và nhà cung cấp nước ngoài, hơn là nhập nguyên liệu phế liệu phế phẩm trong nước? Câu trả lời nằm ở thuế giá trị gia tăng. Khi nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài về, doanh nghiệp sẽ có các chứng từ hóa đơn mua bán cho phép doanh nghiệp được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trong khi đó, nếu nhập từ trong nước, việc cung cấp đủ chứng từ để được khấu trừ thuế gặp khó khăn khi mà số phế liệu đó được gom bởi những người mua ve chai đơn lẻ và số ít những cơ sở thu gom phế liệu lẻ tẻ. Thực tế cho thấy, phế liệu phế phẩm ở Việt Nam có giá trị thấp do không được phân loại kỹ, số lượng thu gom tuy không ít nhưng lẻ tẻ, và được sơ chế không hoàn toàn đảm bảo. Bên cạnh đó, hoạt động tái chế ở nước ta còn chưa phát triển, chủ yếu là các xưởng gia đình công suất bé, cùng một vài nhà máy công suất vừa và lớn như nhà máy luyện đồng Tằng Loỏng, nhà máy luyện kim màu Bản Lầu (Lào Cai). Tất cả lý do trên khiến doanh nghiệp không muốn sử dụng phế liệu phế phẩm trong nước. Không thể sử dụng trong nước, xuất khẩu lại gặp khó khăn về thuế, một lượng không nhỏ phế liệu phế phẩm kim loại bị dồn ứ trong nước không xử lý được, gây nên gánh nặng cho ngân sách Nhà nước khi phải tìm cách thiêu hủy hoặc tái chế lại. Bên cạnh đó, sự tồn tại của nhưng phế liệu này trong lúc chờ được xử lý cũng gây ảnh hưởng xấu tới mỹ quan, gây ô nhiễm môi trường b. Thuế nhập khẩu Hiện nay trên lãnh thổ Việt Nam có tổng cộng 349 cơ sở nhập khẩu và sử dụng phế liệu.Trong đó, số lượng cơ sở đã NKPL để trực tiếp phục vụ sản xuất là 220 cơ sở; số lượng doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác là 94 doanh nghiệp.Có 35 cơ sở, doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện NKPL nhưng không có hoạt động nhập khẩu.Các địa phương có cơ sở NKPL số lượng lớn như: Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bà RịaVũng Tàu. Một số loại phế liệu chính bao gồm: sắt, thép, nhựa. Sắt, thép chiếm tới 40% tổng số lượng phế liệu nhập khẩu trong năm 2014, khối lượng nhập khẩu là 2,55 triệu tấn với giá trị khoảng 11,5 triệu USD. Ngoài ra, mặt hàng phế liệu nhập khẩu năm 2014 tăng đột biến so với năm 2013 là nhôm phế liệu. Tuy nhiên, một số loại phế liệu khác như giấy (giảm xấp xỉ 3 triệu tấn so với năm 2013), đồng, xỉ hạt nhỏ (xỉ cát), phế liệu kim loại màu khác như crom, niken lại giảm so với năm 2013 (giảm xấp xỉ 1 triệu tấn so với năm 2013). Hiện có 2 nguồn phế liệu nhập khẩu, bao gồm: Nguồn phế liệu từ nước ngoài (phế liệu sắt, thép được nhập khẩu từ Mỹ, Nhật Bản, Ôxtrâylia; phế liệu giấy được nhập khẩu từ Hà Lan, Singapo, Nhật, Mỹ, Trung Quốc, Vương quốc Anh; phế liệu nhựa được nhập khẩu từ Canađa, Hồng Công; phế liệu đồng được nhập khẩu từ Thái Lan, Singapo) và nguồn phế liệu được nhập khẩu từ các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan. Bảng 1. Thuế nhập khẩu ưu đãi các một số mặt hàng phế liệu năm 2015 (xem phụ lục bảng 4) Trên đây là biểu mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi một số mặt hàng phế liệu, phế phẩm trong năm 2015. Tuy nhiên mức thuế suất này cũng hầu như không khác của các năm trước do chưa có sự thay đổi từ phía nhà nước của những mặt hàng này trong thời gian vừa qua Đối chiều giữa mức thuế suất nhập khẩu và xuất khẩu, có thể thấy rằng thuế suất xuất khẩu luôn luôn cao hơn nhập khẩu. Một phần nguyên nhân là do nguồn nguyên liệu trong nước phục vụ cho sản xuất còn hạn hẹp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Do đó nhà nước phải duy trì mức thuế nhập khẩu tương đối thấp đối với các mặt hàng phế liệu để khuyến khích nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước. Trong biểu thuế nhập khẩu đối với phế liệu, mức thuế đánh vào sắt thép phế liệu, kim loại phế liệu và giấy phế liệu hầu hết ở mức 0%, trong khi đó, phế liệu một số loại phế liệu khác phải chịu mức thuế nhập khẩu từ 5-10%,thậm chí lên đến 20% (phế liệu pin ắc qui,..). Có thể thấy nhà nước ưu đãi hơn đối với nhập khẩu sắt thép vì trong thời gian gần đây, chính phủ đang triển khai rất nhiều dự án tái cấu trúc cơ sở hạ tầng đòi hỏi nguồn nguyên vật liệu săt thép rất lớn. Bên cạnh đó, các nguồn phế liệu như tơ, bông phục vụ cho ngành dệt may, hạt nhựa dùng cho ngành nhựa thì trong nước khá sẵn có nên mức thuế cao hơn tránh nhập siêu, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp trong nước. Phế liệu của pin, ắc quy thì có thể gây tác động xấu đến môi trường rất mạnh nếu không được tái chế, xử lý đúng quy các. Do đó mức thuế suất cao (20%) có tác dụng ngăn cản việc doanh nghiệp nhập khẩu tràn lan, không quản lý được gây ra ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, mức thuế suất 0% được duy trì trong những năm gần đây đối với kim loại phế liệu, sắt thép phế liệu và giấy phế liệu dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp lợi dụng mức thuế suất này nhập về ồ ạt sản phẩm phế liệu, dẫn đến tình trạng nhập siêu phế liệu. Thu gom phế liệu trong nước cũng không phải đóng thuế nhập khẩu nhưng vì nguồn phế liệu trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất cả về số lượng lẫn chất lượng nên thay vì thu gom trong nước, các doanh nghiệp đã đồng loạt nhập khẩu. Đặc biệt hơn, nếu doanh nghiệp nhập khẩu giấy phế liệu thì ngoài việc không phải đóng thuế nhập khẩu doanh nghiệp còn được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào vì có hóa đơn mua hàng. Trong khi đó, doanh nghiệp thu gom giấy phế liệu trong nước chỉ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào nếu có hóa đơn. Và rất dễ hiểu, hóa đơn cho nguồn giấy phế liệu vốn được thu gom từ những người mua ve chai đơn lẻ là gần như không thể. Chính vì vậy mà nhiều doanh nghiệp chọn hình thức nhập khẩu. 3. THUẾ KHÁC, PHÍ VÀ LỆ PHÍ Nhập về ồ ạt nhưng có nhiều doanh nghiệp trong quá trình nhập khẩu, quản lý phế liệu đã không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường trong diện rộng ở các nhà kho bãi chứa. Để ngăn chặn tình trạng trây ì, trốn tránh trách nhiệm của một số doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu sản xuất gây ô nhiễm môi trường thì vừa qua, chính phủ đã ban hành nghị định 38 quy định: Từ ngày 15 tháng 6 năm 2015, các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu đều phải ký quỹ bảo vệ môi trường. Mức ký quỹ giao động từ 10 đến 20% tổng giá trị lô hàng nhập khẩu. Doanh nghiệp sau đó sẽ được hoàn trả lại số tiền ký quỹ và nhận thêm phần lãi suất tính theo lãi suất của số tiền gửi không kì hạn Xung quanh nghị quy định mới này, rất doanh nghiệp đang thắc mắc và có ý kiến kiến nghị lên trên rằng quy định này là chưa phù hợp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất sắt thép, giấy và nhựa. Doanh nghiệp đa phần sẽ phải đi vay ngân hàng để ký quỹ do không có sẵn. Tiền ký quỹ sẽ được nhà nước hoàn trả cộng thêm tiền lãi, tuy nhiên tiền lãi này là rất nhỏ so với lãi ngân hàng mà các doanh nghiệp phải trả . Theo thống kê thì hiện nay ngành nhựa cần 30% nguyên liệu nhập khẩu là phế liệu để sản xuất, ngành giấy là 70-80% và sắt thép là 90%. Nếu bắt buộc phải ký quỹ thì số tiền mà doanh nghiệp nhập khẩu giấy phế liệu bị mất khoảng 10 tỷ đồng 1 năm, thậm chí lên tới 4200 tỷ với toàn ngành sắt thép. Nhiều quan điểm chỉ ra rằng: “Ngoại trừ một số ít doanh nghiệp làm ăn phi pháp thì hầu hết các doanh nghiệp đã bỏ tiền ra nhập khẩu phế liệu về thì sẽ mua đúng sản phẩm , chất lượng tốt về để phục vụ sản xuất chứ không ai mua rác về”. Rất nhiều doanh nghiệp, nhập khẩu phế liệu không gây hại cho môi trường bao năm nay đột nhiên lại mất một khoản tiền lớn để ký quỹ sẽ gây ra thiếu vốn để cho phục vụ sản xuất, mất đi chi phí cơ hội dùng số tiền ký quỹ cho việc đầu tư khác; từ đó quy mô sản xuất có thể bị thu hẹp dần, ngăn cản sự phát triển của nền kinh tế. Thực tế thì việc bảo vệ môi trường là rất cần thiết song cần có những chính sắt chặt chẽ và cụ thể hơn nữa để tránh trường hợp những doanh nghiệp làm ăn nghiêm chỉnh, chấp hành tốt quy định của nhà nước phải chịu thiệt. CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ 1. Kiến nghị về thuế GTGT Thuế suất GTGT: Trong kinh doanh nên chỉ sử dụng 2 loại thuế suất: 0% cho phế liệu xuất khẩu và 5% cho phế liệu nhập khẩu, kinh doanh và tiêu dùng trong nước. Việc xác định thuế suất rõ ràng sẽ giúp việc quản lí thuế của nhà nước dễ dàng hơn. Phương pháp tính thuế GTGT: Nên chỉ sử dụng một phương pháp khấu trừ duy nhất, loại bỏ phương pháp tính trực tiếp, để chỉ tồn tại một loại hóa đơn GTGT và tạo sự công bằng cho các đối tượng tham gia nộp thuế. Hoàn thiện khâu hoàn trừ thuế, khấu trừ thuế: Một số mặt hàng phế liệu phế phẩm đang trong đối tượng không chịu thuế GTGT nên bị đánh thuế GTGT, thu hẹp phạm vi không chịu thuế. Khi đó việc khấu trừ chỉ được dựa trên một cơ sở duy nhất đó là hóa đơn chứng từ. Nên đưa thêm vào các loại thuê như: + Thuế bảo vệ môi trường áp với từng loại hàng nhập khẩu vào Việt Nam xác định mức độ ảnh hưởng đến môi trường Việt Nam + Thuế Thuế ô nhiễm môi trường bào gồm: thuế ô nhiễm không khí, thuế ô nhiễm nguồn nước, đất 2. Kiến nghị về ký quỹ bảo vệ môi trường: Điều chỉnh giảm mức ký quỹ và tăng lãi suất cho số ký quỹ môi trường lên tùy theo lãi suất vay vốn cho các doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng làm vốn hoạt động tái chế phế liệu khi nhập khẩu phế liệu vào trong nước. Mức ký quỹ là tương đối cao (10-20% giá trị lô hàng), đa phần doanh nghiệp trong nước đều vay ngân hàng làm vốn nên mức ký quỹ trên là hơi cao,thêm vào đó mức lãi suất ký quỹ thấp hơn nhiều so với lãi suất vay ngân hàng nên gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp nhập khẩu. Số lượng doanh nghiệp làm ăn phi pháp, hay quản lý không chặt chẽ trong việc nhập khẩu phế liệu gây ô nhiễm môi trường là không nhiều nên nếu áp dụng việc ký quỹ cho tất cả các doanh nghiệp thì sẽ gây thiệt hại lớn cho hầu hết các doanh nghiệp làm ăn nghiêm chỉnh khác. Thay vào đó, cần lập ra danh sách những doanh nghiệp mà có dấu hiệu hoặc xác suất gây ô nhiễm môi trường cao từ nguồn phế liệu nhập về, từ đó áp dụng biện pháp ký quỹ. Nếu doanh nghiệp nào vi nhập phê liệu gây ảnh hưởng xấu đến môi trường thì sẽ bị xử phạt dựa trên mức độ ô nhiễm đồng thời phải ký quỹ bảo vệ môi trường 3 năm liên tiếp sau đó nếu nhập khẩu phế liệu. 3. Kiến nghị về thuế và chính sách quản lý nhập khẩu phế liệu Vấn nạn nhập phế liệu, rác thải công nghiệp về VN đã từng nâng thành mức báo động đỏ từ cách đây 5 năm. Thế nhưng, những biện pháp quản lý, ngăn ngừa đã áp dụng từ trước đên giờ gần như không có hiệu lực. Hiện nay thực trạng “rác” nhập về nước vẫn ào ạt, tồn đọng tại các cảng biển hoặc phân tán đi các vùng miền và gieo rắc hiểm họa ô nhiễm môi trường rất lớn. Do đó nhà nước cần có những chính sách chặt chẽ và chi tiết hơn để giảm thiểu được tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường từ phế liệu nhập khẩu như hiện nay. Bên cạnh đó cũng cần đưa ra những giải pháp, quy định giúp doanh nghiệp trong nước có thể giảm bớt lượng phế liệu nhập khẩu mà vẫn đủ dùng cho nhu cầu sản xuất. Cụ thể là: Tăng thuế nhập khẩu sắt thép phế liệu, kim loại phế liệu lên mức cao hơn, có thể là từ 5-7%. Việc tăng thuế nhập khẩu này sẽ giúp giảm thiểu việc doanh nghiệp nhập “rác” về gây ô nhiễm môi trường. Điều này ít nhiều sẽ khiến lượng nhập khẩu phế liệu để sản xuất thép giảm đi. Tuy nhiên mức tăng này cũng không phải là quá cao nên việc nhập khẩu vẫn sẽ diễn ra; đồng thời lượng hàng còn tồn đọng trong các năm trước vẫn còn tương đối nhiều nên sẽ không lo thiếu hụt sắt thép phục vụ nhu cầu trong nước. Thuế nhập khẩu giấy phế liệu cũng nên tăng, có thể lên đến mức 10%. Công nghiệp giấy là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nặng nề nhất, không chỉ gây ô nhiễm do phế liệu mà còn ô nhiễm do khí thải ra trong quá trình sản xuất. Nhưng nếu doanh nghiệp dùng gỗ thay vì giấy phế liệu thì tình trạng ô nhiễm môi trường có khi còn lớn hơn bởi lượng cây bị chặt là vô cùng lớn. Do đó ngoài việc tăng thuế để hạn chế nhập khẩu bừa bãi, nhà nước cần có những biện pháp giúp các doanh nghiệp có thể duy trì sản xuất với nguồn cung giấy phế liệu trong nước. Nhà nước cần đưa quy định và tiêu chuẩn cho công nghiệp tái chế ở Việt Nam, điều chỉnh lại và phát triển hệ thống pháp lý liên quan đến hoạt động thu gom vật liệu tái chế, đồng thời cần có chính sách khuyến khích hoạt động thu gom và tái chế như giảm bớt mức thuế giá trị gia tăng khi nhập khẩu giấy phế liệu trong nước Nhựa phế liệu hiện nay đang ở mức thuế suất 10%. Nhà nước có thể giữ nguyên mức thuế này hoặc tăng nhẹ nhưng hơn hết là phải có những quy định, chính sách thúc đẩy việc thu gom nhựa phế liệu trong nước để hệ thống thu gom phế liệu trong nước tập trung và có quy mô hơn, đạt yêu cầu về số lượng và chất lượng. Thêm vào đó là những chính sách khuyến khích sử dụng nguồn phế liệu trong nước; từ đó các doanh nghiệp sẽ dần dần hạn chế nhập khẩu và chuyển hướng sang dùng nguồn phế liệu trong nước. Tóm lại, nếu tận dụng triệt để được nguồn phế liệu nội địa thì vấn đề môi trường sẽ được cải thiện đáng kể đồng thời các doanh nghiệp dần dần sẽ tiết kiệm được chi phí cho đầu vào sản xuất 4. Kiến nghị cho hoạt động kinh doanh phế liệu phế phẩm - Căn cứ theo cam kết với WTO về thuế quan, việc tăng thuế xuất khẩu và giảm thuế nhập khẩu đối với phế liệu phế phẩm được dùng làm nguyên liệu như sắt thép, giấy,.. là tương đối khó. Tuy nhiên, trước thực trạng ô nhiễm môi trường và hoạt động xử lý phế liệu phế phẩm không hiệu quả ở vn hiện nay, ta có thể tăng thuế bảo vệ môi trường đối với phế liệu phế phẩm. Mức tăng bao nhiêu cần được xem xét kỹ vì việc tăng thuế bvmt ảnh hưởng tới không chỉ phế liệu phế phẩm nhập khẩu mà còn cả phế liệu phế phẩm trong nước. đồng thời vẫn đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất. - Một trong những lý do khiến dn không muốn sử dụng phế liệu phế phẩm trong nước là do việc nhập nguyên liệu thiếu bằng chứng chứng từ đầy đủ, khiến cho khấu trừ VAT gặp khó khăn. Khắc phục tình trạng này, chúng ta cần có cơ chế quản lý hoạt động thu gom phế liệu phế phẩm chặt chẽ hơn, kiểm soát các đầu mối thu - - thập phế liệu phế phẩm lớn của thành phố, thị xã, giúp liên hệ các đầu mối với các xưởng tái chế gia đình, các nhà máy. Khuyến khích, hỗ trợ các đầu mối thu gom lớn thành lập dn nhỏ để dễ kiểm soát đầu ra cũng như tiêu thụ đầu ra trong nước. Kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu các hàng hóa phế liệu phế phẩm tại các cảng, cửa khẩu, trong các phế liệu phế phẩm có thể có chất độc hại nghiêm trọng ảnh hưởng tới môi trường và hệ sinh thái (Vi dụ: trong ác quy và pin cũ có hàm lượng chì cao, axit độc) Kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường với các cơ sở tái chế nhằm đảm bảo sản phẩm tái chế không phải là “rác” hoặc sản phẩm độc hại. Tăng mức phạt hành chính với các hành vi gây ô nhiễm môi trường như : không xử lý hoặc tìm hướng tái chế cho chất thải là phế liệu phế phẩm, nhập khẩu phế liệu phế phẩm độc hại ( mức phạt hiện nay đối với các hành vi sử dụng, lưu trữ, nhập khẩu mua bán các chất độc hại chị cấm, hoặc không có giấy phép là từ 500.000 5.000.000 VND - Nghị định 163/2013/NĐ-CP). PHỤ LỤC Bảng 1: BIỂU THUẾẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Tên mặt hàng Thuế suất GTGT Phế liệu, phế phẩm từ ngành sản xuất thực phẩm, thức ăn gia súc đã chế biến 5% Phế phẩm từ bông 5% Phế liệu từ lông cừu, lông động vật hoặc lông mịn 5% Phế liệu, phế phẩm của plastic và của các sản phẩm từ plastic 10% Phế liệu, phế phẩm và mảnh vụn từ cao su 10% Phế liệu, phế phẩm giấy 10% Phế phẩm tơ tằm 10% Phế phẩm từ bông mã 52.01, 52.02, 52.03 10% Phế liệu, phế phẩm từ vải, quần áo đã qua sử dụng 10% Phế liệu từ sắt, thép, niken, kẽm 10% Máy móc hỏng 10% Bảng 2: BIỂU THUẾẾ XUẤẾT KHẨU Mã hàng Mô tả hàng hóa 7204 Phế liệu, mảnh vụn sắt; thỏi đúc phế liệu nấu lại từ sắt hoặc thép. 72041000 - Phế liệu và mảnh vụn của gang Thuế xuất khẩu 17 - Phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim: 72042100 - - Bằng thép không gỉ 15 72042900 - - Loại khác 17 72043000 - Phế liệu và mảnh vụn của sắt hoặc thép tráng thiếc 17 - Phế liệu và mảnh vụn khác: - - Phoi tiện, phoi bào, mảnh vỡ, vảy cán, mạt cưa, mạt 72044100 giũa, phoi cắt và bavia, đã hoặc chưa được ép thành khối hay đóng thành kiện, bánh, bó 0 72044900 - - Loại khác 17 72045000 - Thỏi đúc phế liệu nấu lại 17 74040000 Đồng phế liệu và mảnh vụn. 22 75030000 Niken phế liệu và mảnh vụn. 22 76020000 Nhôm phế liệu và mảnh vụn. 22 78020000 Chì phế liệu và mảnh vụn. 22 79020000 Kẽm phế liệu và mảnh vụn. 22 80020000 Phế liệu và mảnh vụn thiếc. 22 81019700 Phế liệu và mảnh vụn vonfram 22 81029700 Phế liệu và mảnh vụn Molypden 22 81033000 Phế liệu và mảnh vụn Tantan 22 81042000 - Phế liệu và mảnh vụn maggie 22 81053000 - Phế liệu và mảnh vụn coban 22 81060010 - Bismut chưa gia công; phế liệu và mảnh vụn; bột 22 81073000 - Phế liệu và mảnh vụn cadimi 22 81083000 - Phế liệu và mảnh vụn titan 22 81093000 - Phế liệu và mảnh vụn zircon 22 81102000 - Phế liệu và mảnh vụn antimon 22 81110000 Mangan và các sản phẩm làm từ mangan, kể cả phế liệu và mảnh vụn. 22 81121300 Phế liệu và mảnh vụn beryli 22 81122200 Phế liệu và mảnh vụn crom 22 81125200 Phế liệu và mảnh vụn tali 22 81129200 Chưa gia công ; phế liệu và mảnh vụn; bột các loại khác 81130000 Gốm kim loại và các sản phẩm làm từ gốm kim loại, kể cả phế liệu và mảnh vụn. 22 22 Bàng 3: Thuế suất một số mặt hàng phế liệu phế phẩm từ năm 2011-2015 Mã hàng Mô tả hàng hóa 2015 2014 2013 2012 2011 7204 Phế liệu, mảnh vụn sắt; thỏi đúc phế liệu nấu lại từ sắt hoặc thép. 17 17 17 17 25 72042100 - - Bằng thép không gỉ 15 15 15 15 25 72042900 - - Loại khác 17 17 17 17 25 - Phế liệu và mảnh vụn của sắt 17 hoặc thép tráng thiếc 17 17 17 25 - - Phoi tiện, phoi bào, mảnh vỡ, vảy cán, mạt cưa, mạt giũa, phoi 72044100 cắt và bavia, đã hoặc chưa được ép 0 thành khối hay đóng thành kiện, bánh, bó 17 17 17 0 72044900 - - Loại khác 17 17 17 17 25 72045000 - Thỏi đúc phế liệu nấu lại 17 17 17 0 74040000 Đồng phế liệu và mảnh vụn. 0 22 22 22 33 75030000 Niken phế liệu và mảnh vụn. 0 23 22 22 33 76020000 Nhôm phế liệu và mảnh vụn. 0 24 22 22 33 78020000 Chì phế liệu và mảnh vụn. 0 25 22 22 33 79020000 Kẽm phế liệu và mảnh vụn. 0 26 22 22 33 80020000 Phế liệu và mảnh vụn thiếc. 0 27 22 22 33 81019700 22 22 22 22 33 72041000 - Phế liệu và mảnh vụn của gang - Phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim: 72043000 - Phế liệu và mảnh vụn khác: Phế liệu và mảnh vụn vonfram 81029700 22 22 22 22 33 81033000 Phế liệu và mảnh vụn Tantan 22 22 22 22 33 81042000 - Phế liệu và mảnh vụn maggie 22 22 22 22 33 81053000 - Phế liệu và mảnh vụn coban 22 22 22 22 33 - Bismut chưa gia công; phế liệu 22 và mảnh vụn; bột 22 22 22 33 81060010 Phế liệu và mảnh vụn Molypden 81073000 - Phế liệu và mảnh vụn cadimi 22 22 22 22 33 81083000 - Phế liệu và mảnh vụn titan 22 22 22 22 33 81093000 - Phế liệu và mảnh vụn zircon 22 22 22 22 33 81102000 - Phế liệu và mảnh vụn antimon 22 22 22 22 33 Mangan và các sản phẩm làm từ 81110000 mangan, kể cả phế liệu và mảnh 22 vụn. 22 22 22 33 81121300 Phế liệu và mảnh vụn beryli 22 22 22 22 33 81122200 Phế liệu và mảnh vụn crom 22 22 22 22 33 81125200 Phế liệu và mảnh vụn tali 22 22 22 22 33 81129200 Chưa gia công ; phế liệu và mảnh 22 vụn; bột các loại khác 22 22 22 33 Gốm kim loại và các sản phẩm 81130000 làm từ gốm kim loại, kể cả phế 22 liệu và mảnh vụn. 22 22 22 33 Bảng 4: BIỂU THUẾẾ HÀNG NHẬP KHẨU Tên sản phẩm Mức thuế suất ưu đãi (%) 3915 Phế liệu, phế thải và mẩu vụn, của plastic. 10 40040000 Phế liệu, phế thải và mảnh vụn từ cao su (trừ 3 cao su cứng) và bột và hạt thu được từ chúng. 4706 Bột giấy từ giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa) hoặc từ vật liệu xơ sợi 0 xenlulo khác. 4707 Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn 0 thừa). 50030000 Tơ tằm phế phẩm (kể cả kén không thích hợp 10 để quay tơ, xơ sợi phế liệu và xơ sợi tái chế). 50050000 Sợi kéo từ phế liệu tơ tằm, chưa đóng gói để 5 bán lẻ. 5103 Phế liệu lông cừu hoặc lông động vật loại mịn hoặc loại thô, kể cả phế liệu sợi nhưng trừ 10 lông tái chế. 5202 Phế liệu bông (kể cả phế liệu sợi và bông tái 10 chế). 5505 Phế liệu (kể cả phế liệu xơ, phế liệu sợi và 3 nguyên liệu tái chế) từ xơ nhân tạo. 7112 Phế liệu và mảnh vụn của kim loại quý hoặc kim loại dát phủ kim loại quý; phế liệu và mảnh vụn khác chứa kim loại quý hoặc các 1 hợp chất kim loại quý, loại sử dụng chủ yếu cho việc thu hồi kim loại quý. 7204 Phế liệu, mảnh vụn sắt; thỏi đúc phế liệu nấu lại từ sắt hoặc thép. 72041000 - Phế liệu và mảnh vụn của gang 72043000 - Phế liệu và mảnh vụn của sắt hoặc thép tráng 0 thiếc 72045000 - Thỏi đúc phế liệu nấu lại Mã hàng 3 3 74040000 Đồng phế liệu và mảnh vụn. 75030000 Niken phế liệu và mảnh vụn. 76020000 Nhôm phế liệu và mảnh vụn. 78020000 Chì phế liệu và mảnh vụn. 79020000 Kẽm phế liệu và mảnh vụn. 80020000 Phế liệu và mảnh vụn thiếc. 81110000 Mangan và các sản phẩm làm từ mangan, kể 0 cả phế liệu và mảnh vụn. 81130000 Gốm kim loại và các sản phẩm làm từ gốm 0 kim loại, kể cả phế liệu và mảnh vụn. 8548 Phế liệu và phế thải của các loại pin, ắc qui; các loại pin và ắc qui điện đã sử dụng hết; một 20 số bộ phận điện của máy móc hay thiết bị 0 0 0 0 0 3 ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM STT MSV Họ Tên 1 1311110333 Trần Văn Khoa 2 1211110329 Dương Thị Kim 3 1211110332 Hoàng Mạnh Lâm 4 1311110344 Nguyễn Trần Tùng Lâm 5 1211510044 Hán Thị Lê Na 6 1211120074 Lý Văn Nam 7 1311110469 Trương Thị Hằng Nga Điểm đánh giá
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan