Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận tăng trưởng & phát triển: Kỳ tích sông Hàn và bài học cho Việt Nam...

Tài liệu Tiểu luận tăng trưởng & phát triển: Kỳ tích sông Hàn và bài học cho Việt Nam

.DOCX
48
778
138

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ ---------***-------- TIỂU LUẬN TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Đề tài: KỲ TÍCH SÔNG HÀN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Nhóm thực hiện : nhóm 11 Lớp: KTE410(1-1718).1 Khóa: 53 Giảng viên hướng dẫn: Ths. Phạm Xuân Trường Hà Nội, tháng 9 năm 2017 DANH SÁCH THÀNH VIÊN STT 41 Họ và tên Mã sinh viên Nhiệm vụ Nhóm trưởng, tổng Đặng Thanh Hiền 1411410086 hợp tiểu luận và thuyết trình thứ 3 Viết tiểu luận, tổng Lưu Thị Hoa 1414410094 hợp tiểu luận và thuyết trình thứ 2 Viết tiểu luận và làm 81 Nguyễn Thị Thanh slide Nhàn Lê Thanh Nga Nguyễn Thị Hồng 1414410163 1514420084 Viết tiểu luận Viết tiểu luận Nhung Nguyễn Thị Thu Hoàng Thu Thủy Nguyễn Thị Cẩm Tú 72 1414410173 1414410219 1414410226 1414410253 Viết tiểu luận Viết tiểu luận Viết tiểu luận và thuyết trình đầu tiên MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU..............................................................................................5 LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG.....................................7 1.1 Khái niệm và phương pháp đo lường tăng trưởng kinh tế..................................7 1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế......................................................................7 1.1.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế........................................................................7 1.2 Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế.........................................................................8 1.2.1 Lý thuyết trường phái Keynes - Mô hình Harrod – Domar..........................8 1.2.2 Lý thuyết tân cổ điển - Mô hình Solow........................................................9 1.2.3 Lý thuyết tăng trưởng nội sinh....................................................................10 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VỀ HIỆN TƯỢNG KỲ TÍCH SÔNG HÀN CỦA HÀN QUỐC..................................................................................................................................12 2.1 Tình hình kinh tế - xã hội của Hàn quốc trước Kỳ tích sông Hàn....................12 2.1.1 Kinh tế Hàn Quốc trước Kỳ tích sông Hàn (trước năm 1960)...................12 2.1.2 Xã hội Hàn Quốc trước Kỳ tích sông Hàn..................................................18 2.2 Chính sách chính phủ Hàn Quốc thực hiện để đạt được kỳ tích.......................21 2.2.1 Các chính sách kinh tế.................................................................................21 2.2.2 Các chính sách xã hội..................................................................................28 2.3 Thành tựu và hạn chế.........................................................................................30 2.3.1 Thành tựu của kỳ tích sông Hàn.................................................................30 2.3.2 Hạn chế của Kỳ tích sông Hàn....................................................................33 CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM............................................36 3.1 Những nét tương đồng giữa kinh tế và xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc....36 3.1.1 Điểm tương đồng về điều kiện địa lý tự nhiên giữa Việt Nam và Hàn Quốc 36 3.1.2 Điểm tương đồng trong lịch sử phát triển kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc 37 3.1.3 Điểm tương đồng văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc............................38 3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam...................................................................39 3.2.1 Cải cách giáo dục, nâng cao dân trí và trọng dụng nhân tài.......................39 3.2.2 Phát triển nông nghiệp và nông thôn..........................................................40 3.2.3 Xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải................................................42 3.2.4 Phát triển công nghiệp dựa theo thế mạnh của Việt Nam..........................43 3.2.5 Sử dụng vốn đầu tư hiệu quả.......................................................................44 KẾT LUẬN.....................................................................................................................46 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................47 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Chỉ số sản xuất các mặt hàng chính giai đoạn 1946 – 1953...............................10 Bảng 2.2 Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu giai đoạn 1945 - 1953.......................................11 Bảng 2.3 Tốc độ tăng GNP và các ngành sản xuất chính hàng năm..................................13 giai đoạn 1954 – 1972.........................................................................................................13 Bảng 2.4 Chỉ số giá cả chính ở Hàn Quốc giai đoạn 1953 – 1972.....................................15 Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc giai đoạn 1953 – 2013..............................19 Hình 2.3 Thay đổi cấu trúc xuất khẩu - từ nông nghiệp đến công nghiệp nhẹ và đến công nghiệp nặng và hoá chất......................................................................................................23 Hình 2.4 Chỉ số ICOR Hàn Quốc từ năm 1961 -1991.......................................................25 Bảng 2.5 Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hàn Quốc....................................................28 giai đoạn 1953 – 2010.........................................................................................................28 LỜI MỞ ĐẦU Sau Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, Hàn Quốc là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới với thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 64 USD. Đến những năm 1960, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc vẫn chỉ mức tương đương với các nước nghèo tại châu Phi và châu Á. Năm 1963, tướng Park Chung Hee trở thành Tổng thống Hàn Quốc. Với tư tưởng biến Hàn Quốc trở thành một quốc gia hùng mạnh, ông bắt tay vào thúc đẩy kinh tế. Hàn Quốc tập trung xây dựng các tập đoàn kinh tế lớn, hay chaebol.Các chaebol được giao nhiệm vụ đưa một Hàn Quốc từ quốc gia bị tàn phá sau chiến tranh trở thành một cường quốc kinh tế như hiện nay. Hiện nay, cụm từ “Hàn Quốc năng động” đã trở thành khẩu hiệu của người Hàn Quốc khi nói về đất nước mình, đó cũng chính là hình ảnh mà chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực xây dựng và truyền bá đi khắp Thế giới. Qua đó, Hàn Quốc trở thành một trong bốn "con rồng" kinh tế của châu Á đầu thập niên 1990. Để có được một “kỳ tích sông Hàn ” như ngày nay, Hàn Quốc đã phải trải qua cả một quá trình tìm tòi và thực hiện các chính sách kinh tế trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ… Đó là những bài học quý giá, là những kinh nghiệm của nước đi trước cho các nước đi sau như Việt Nam tham khảo và vận dụng một cách hợp lý với hoàn cảnh đất nước mình để có thể vươn mình ra thế giới. Dựa trên thực tiễn đó, nhóm tác giả quyết định lựa chọn đề tài “ Kỳ tích sông Hàn và bài học cho Việt Nam” để phân tích các yếu tố tạo nên thành công của Hàn Quốc từ đó rút ra bài học cho Việt Nam trên con đường phát triển. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG 1.1 Khái niệm và phương pháp đo lường tăng trưởng kinh tế 1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng của những đại lượng chính đặc trưng cho một trạng thái kinh tế, trước hết là tổng sản phẩm xã hội, có tính đến mối liên quan với dân số ( World Bank, 1991) Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng hoặc sự tăng lên về thu nhập bình quân đầu người của một nước (E.Wayne Nafziger, 1998, tr 412) Như vậy, có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song có thể định nghĩa một cách khái quát như sau: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm). 1.1.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế Các chỉ số đo lường tăng trưởng kinh tế bao gồm:  Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm). GDP có thể tính theo phương pháp chi tiêu (GDP = C + G + I + X - M), phương pháp thu nhập (GDP = W + R + In + Pr + Dp + Tt) hoặc phương pháp giá trị gia tăng (GDP = VA).  Tổng thu nhập quốc dân (GNI): chính là GDP cộng thêm chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài - thu nhập lợi tức nhân tố từ nước ngoài trừ đi phần chi trả lợi tức nhân tố ra nước ngoài.    Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. 1.2 Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế 1.2.1 Lý thuyết trường phái Keynes - Mô hình Harrod – Domar Mô hình giải thích mối quan hệ giữa tăng trưởng và thất nghiệp ở các nước phát triển. Mô hình này coi đầu ra của các đơn vị kinh tế phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư cho nó. ICOR – Incremental Capital OutputRatio - Hệ số này nói lên trình độ kỹ thuật của sản xuất và số đo năng lực sản xuất của đầu tư. ICOR nhỏ thể hiện trình độ kỹ thuật thô sơ và sử dụng nhiều lao động. ICOR còn thể hiện hiệu quả đầu tư. Nếu phân bổ hiệu quả thì cùng 1 mức đầu tư sản lượng tăng thêm lớn hơn và ICOR thấp hơn. g = s / k cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP tỷ lệ thuậnvới tỷ lệ tiết kiệm và tỷ lệ nghịch vớiICOR. Cho nên bí mật của tăng trưởng là tiết kiệm và đầu tư. Đối với các nước đang phát triển, trở ngại là khả năng huy động vốn do thu nhập thấp nên s thấp. Vậy nên cần có kế hoạch hóa và mệnh lệnh của chính phủ để thúc đẩy đầu tư. Ưu điểm: Chỉ số gia tăng tư bản – đầu ra: vận dụng đã đề ra kế hoạch cho sự ưu tiên phát triển của một ngành hay một khu vực nào đó của nền kinh tế quốc dân, dựa vào đó cũng có thể đưa ra những chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế khi xét tới mối tương quan giữa nguồn tài chính và nguồn nhân lực hiện có. Hạn chế: Nếu như xem xét nó trên các nước đang phát triển, vì những nước này có cái vòng luẩn quẩn (thu nhập thấp, tiết kiệm thấp, đầu tư thấp, tích lũy thấp, năng suất lao động thấp...). Mặt khác ở các nước đang phát triển thi trường tài chính và thi trường hàng hóa hoạt động yếu ớt. Rõ ràng là toàn bộ tiết kiệm sẽ không được đưa ra đầu tư hết. Lý thuyết Harrod – Dormar không giải thích rõ một số điểm khác nhau căn bản trong sự tăng trưởng giữa các quốc gia, trong khi mọi người muốn biết tại sao lại có sự khác nhau rất lớn giữa các nước, các khu vưc về chỉ số gia tăng tư bản – đầu ra. 1.2.2 Lý thuyết tân cổ điển - Mô hình Solow Robert Solow (1956) đưa thêm lao động và công nghệ vào phương trình tăng trưởng. Tiến bộ kỹ thuật là yếu tố quyết định đến tăng trưởng trong ngắn hạn và dài hạn. (y=Y/L, k=K/L, y = f(k)…) Các giả định: - Nền kinh tế chỉ sản xuất ra một loại hàng hóa sử dụng duy nhất hai yếu tố đầu vào - là K và L, tổng lượng hàng hóa được sản xuất ra được ký hiệu là Y. Hàm sản xuất được sử dụng là hàm sản xuất dạng Cobb - Douglas có hiệu suất - không đổi theo quy mô Y = A.K . L1- (0<<1) MPK và MPL lần lượt là sản phẩm cận biên (năng suất cận biên) của tư bản và lao - động có hiệu suất giảm dần theo quy mô. Toàn bộ dân số được coi như lực lượng lao động. Ban đầu mô hình cố định L, T - sau đó cho các biến này thay đổi. Nền kinh tế đóng. Toàn bộ tiết kiệm xuất phát từ trong nước. Sử dụng dạng tiến bộ công nghệ trung lập Harrod Các dạng tiến bộ công nghệ: - Trung lập Hicks: Y = A.F(K,L) công nghệ không bao hàm trong các yếu tố đầu - vào. Trung lập Solow Y = F(AK,L) công nghệ bao hàm trong vốn. Trung lập Harrod Y = F(K,AL) công nghệ bao hàm trong lao động. Có 2 yếu tố tác động đặc biệt đến lượng tư bản đó là đầu tư (+) và khấu hao (-) Hàm ý chính sách - Tăng vốn chỉ thúc đẩy tăng trưởng trong ngắn hạn, trong dài hạn muốn có tăng - trưởng phải có tiến bộ công nghệ. Tăng dân số tác động tiêu cực tới trạng thái dừng dài hạn. Tỷ lệ tiết kiệm phù hợp được xác định theo quy tắc vàng: MPK = δ + n + gA. Ưu điểm: - Linh hoạt hơn về tỷ lệ của các biến yếu tố sản xuất (vốn và lao động). Hiệu suất biên giảm dần theo vốn có ý nghĩa thực tế và chính xác hơn. - Tập trung vào quá trình di chuyển về trạng thái dừng. Hạn chế: - Không phân tích được các ảnh hưởng khác có tác động đến trạng thái dừng (ổn định kinh tế và chính trị, giáo dục và y tế tốt, chính phủ hiệu quả, mở cửa - thươngmại, vị trí địa lý thuận lợi…). Mô hình chỉ bao gồm một khu vực, nên nó không làm rõ được vai trò của sự phân bổ giữa vốn và lao động giữa các lĩnh vực sản xuất khác nhau như (nông nghiệp và công nghiệp…). Ngoài ra, mô hình Solow còn dự đoán một hiện tượng thú vị khác là hiệu ứng đuổi kịp giữa các nền kinh tế. Cụ thể, hai nền kinh tế có xuất phát điểm khác nhau nhưng nếu có chung tỷ lệ tiết kiệm và tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật thì sau một thời gian hai nền kinh tế này sẽ có quy mô tương đương. 1.2.3 Lý thuyết tăng trưởng nội sinh Giả định: Công nghệ không có tính cạnh tranh, tức là mọi quốc gia đều có thể tiếp cận công nghệ mới. Với giả định trên, mô hình học hỏi và mô hình R&D không thể giải thích được sự chênh lệch về thu nhập giữa các nước. Để giải thích sự chênh lệch này người ta thường nhấn mạnh vai trò của vốn con người. Vì thế vốn con người đã được đưa thêm vào mô hình Solow và tạo thành các mô hình Mankiw-Romer-Weil, AK, “ Học hay làm”. Mặc dù các mô hình tăng trưởng nội sinh vẫn đề cao vai trò của tiết kiệm đối với tăng trưởng của nền kinh tế, nhưng các kết luận của mô hình này có nhiều điểm trái ngược với mô hình Solow. Đặc biệt là ở chỗ các mô hình này cho thấy không có hiệu ứng đuổi kịp giữa các nền kinh tế. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự chênh lệch không chỉ là vốn vật chất, mà quan trọng hơn là vốn con người. Về nguyên tắc, mô hình vốn con người nhất quán với bằng chứng trên thế giới, là các nước nghèo sẽ tiếp tục bị trì trệ. Tuy nhiên, dự báo về các nước nghèo không hoàn toàn bi quan. Bởi vì tốc độ tăng trưởng là nội sinh, mô hình chỉ ra một con đường thoát khỏi nghèo đói: một nước đầu tư nhiều vào nguồn nhân lực hơn sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn. Như vậy, trái với lý thuyết tăng trưởng Tân cổ điển, các mô hình tăng trưởng nội sinh đề cao vai trò của chính phủ trong việc phát triển kinh tế thông qua đầu tư vào giáo dục - đào tạo, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào những ngành công nghiệp sử dụng nhiều tri thức như phần mềm máy tính, viễn thông… Mặc dù có những ý nghĩa và đóng góp to lớn, tuy nhiên các mô hình tăng trưởng nội sinh vẫn còn những hạn chế: - Về mặt thực tiễn các nghiên cứu cho thấy: mô hình vốn con người đã đánh giá quá cao vai trò của vốn con người. - Một số đề xuất của các mô hình về vốn con người còn mang tính trực quan. - Các mô hình tăng trưởng nội sinh vẫn còn phụ thuộc vào một số giả định Tân cổ điển truyền thống mà không phù hợp với các nền kinh tế đang phát triển. - Giả định công nghệ không có tính cạnh tranh là không có trong thực tế. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VỀ HIỆN TƯỢNG KỲ TÍCH SÔNG HÀN CỦA HÀN QUỐC 2.1 Tình hình kinh tế - xã hội của Hàn quốc trước Kỳ tích sông Hàn 2.1.1 Kinh tế Hàn Quốc trước Kỳ tích sông Hàn (trước năm 1960) 2.1.1.1 Kinh tế Hàn Quốc từ năm 1946 đến 1953 Dữ liệu về thu nhập quốc nội cũng như chỉ số về sản xuất toàn bộ ngành công nghiệp đều không có trong giai đoạn 1946 đến 1953. Tuy nhiên, chỉ số sản xuất cho các ngành hàng hóa chính vẫn được thu thập. Dù chỉ số trung bình sản xuất của các ngành hàng hóa chính chỉ ở dạng trung bình giản đơn, nó cũng là một chỉ báo về sự tăng trưởng sản xuất. Bắt đầu từ giá trị ban đầu rất thấp vào năm 1946, hoạt động sản xuất hậu chiến phục hồi khá nhanh. Chỉ số sản xuất trung bình đã tăng khoảng 2,5 lần từ năm 1946 đến năm 1949. Ngành sản xuất điện và tungsten để xuất khẩu tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp nặng hồi phục khá chậm, đặc biệt sản xuất sắt, thép và hóa chất. Chiến tranh Triều Tiên một lần nữa đã làm các hoạt động sản xuất công nghiệp sụt giảm nhanh chóng trong năm 1950 và 1951. Khoảng năm 1952, ngành công nghiệp bắt đầu phục hồi khi cuộc chiến hai miền dần dần đi vào bế tắc. Mặc dù căng thẳng không dừng lại cho đến năm 1953, thời điểm này chỉ số sản xuất trung bình đã vượt qua mức năm 1949. Sự hồi phục tuy nhiên vẫn chưa chắc chắn. Sản xuất tungsten tăng trưởng rất ngoại mục, nhưng sản xuất các mặt hàng khác, ví dụ như than hay cotton, vẫn chưa hồi phục lại mức năm 1949. Bảng 2.1 Chỉ số sản xuất các mặt hàng chính giai đoạn 1946 – 1953 Năm 1947 1948 1949 1950 1951 1952 1953 Gạo 115 123 122 121 94 77 117 Lúa mì và lúa mạch Than anthracite Quặng vonfamat 90 95 123 127 74 106 125 169 353 281 394 347 413 222 112 44 327 175 1,106 269 2,347 Muối 87 113 225 208 99 241 238 Hải sản chế biến sẵn Thuốc lá và xì gà Tơ thô 72 61 118 52 61 61 78 237 100 296 91 367 92 280 46 316 66 480 70 433 112 Sợi bông 109 115 247 191 111 188 257 Vải bông 119 79 230 198 116 154 216 Giấy và chế phẩm giấy Xà phòng Xi măng 83 84 213 150 62 266 261 7 172 141 212 197 225 164 108 268 68 316 339 310 390 Đồ sứ 107 150 419 303 274 356 330 Đinh 598 595 865 716 225 569 1,114 Máy biến áp 93 74 41 14 53 51 57 Bóng đèn 163 162 127 49 35 30 68 Điện 109 217 291 182 140 282 327 Chỉ số chung Chỉ số chung không tính quặng vonfamat 155 143 184 171 259 250 180 184 135 124 270 221 392 277 Mặt hàng Nguồn: Tổng cục Thống kê Nghiên cứu Kinh tế Hàn Quốc Từ năm 1946 đến năm 1953, chỉ số sản xuất trung bình tăng trưởng khoảng 3,9 lần. Mặc cho tốc độ tăng trưởng rất nhanh, ngành công nghiệp của Đại Hàn Dân Quốc vào năm 1953 vẫn thấp hơn hẳn so với mức đạt được vào năm 1940. Từ dữ liệu có được, tổng giá trị ngành công nghiệp năm 1953 vẫn chưa bằng 1/3 giá trị năm 1940. Bảng 2.2 Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu giai đoạn 1945 - 1953 Đơn vị: triệu won Nguồn: Tổng cục Thống kê Nghiên cứu Kinh tế Hàn Quốc Bảng trên bao gồm giá trị xuất khẩu và nhập khẩu (không bao gồm nhập khẩu aid) từ năm 1946 đến năm 1953. Xuất nhập khẩu của Hàn Quốc trong năm 1946 khá là nhỏ do Hàn Quốc mới bắt đầu phục hồi sau Chiến tranh Thế giới II. Vào năm 1949, xuất khẩu và nhập khẩu vẫn khá nhỏ, khoảng 17 triệu USD và 22 triệu USD. Mặc dù Chiến tranh Triều Tiên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giao thương, xuất khẩu vào năm 1953 đã vượt qua mức năm 1949 khoảng 32% và nhập khẩu đã tăng 6 lần so với năm 1949. Hầu hết tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Đại Hàn Dân Quốc trong giai đoạn này chủ yếu là hàng hóa thô sơ. Các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản đã giảm từ 80% giá trị xuất khẩu trong năm 1946 xuống chỉ còn 10 đến 15% trong giai đoạn 1951- 1953 bời vì ngành đánh bắt cá bị cản trở trong cuộc chiến Hàn Quốc. Ngoài ra, xuất khẩu khoáng sản, chủ yếu là tungsten và than chì, đồng, cao lanh và hoạt thạch đã tăng trưởng từ chỉ 10% trong năm 1946 lên 80% từ năm 1951 đến năm 1953. Nhập khẩu chủ yếu trong giai đoạn này là ngũ cốc và thực phẩm chế biến. Trong năm 1946, 1952 và 1953, nhập khẩu ngũ cốc chiếm từ 34% đến 44% tổng giá trị nhập khẩu hàng không cứu trợ. Trong những năm khác, khi nhập khẩu ngũ cốc không cao, thì nhập khẩu thực phẩm chế biến chiếm từ 39% đến 59% tổng giá trị nhập khẩu. 2.1.1.2 Tái cấu trúc sau Chiến tranh Triều Tiên Cuộc đình chiến ở Hàn có hiệu lực vào ngày 27 tháng 7 năm 1953. Theo ước đoán của chính phủ, thiệt hại do chiến tranh trong các nhà máy sản xuất, thiết bị, công trình công cộng, nhà cửa và ở Đại Hàn Dân Quốc lên tới 3 tỷ USD. Thiệt hại này gần bằng với GNP cả năm 1952 và 1953 cộng lại. Không chỉ vậy, khoảng 1 triệu người dân đã bị thiệt mạng trong suốt cuộc chiến tranh. Sau Chiến tranh Triều Tiên, GNP thực tế đã tăng khá nhanh từ năm 1953 đến năm 1957, trung bình là 5%/năm. Năm duy nhất suy giảm là năm 1956 khi sản xuất nông nghiệp giảm 6%. Bảng 2.3 Tốc độ tăng GNP và các ngành sản xuất chính hàng năm giai đoạn 1954 – 1972 Đơn vị: % Nguồn: Tổng cục Thống kê Nghiên cứu Kinh tế Hàn Quốc Thăm dò và sản xuất tăng trưởng khoảng 15%/năm. Ngược lại, giai đoạn 1958 – 1960 lại là thời kỳ tốc độ GNP giảm dần, trung bình dưới 4%. Do dân số tăng khoảng 2,9%/năm, thu nhập trên đầu người gần như không đổi. Tăng trưởng của ngành thăm dò và sản xuất trung bình là 9%/năm trong giai đoạn này, ít hơn 23% tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 4 năm trước. Một trong những nguyên nhân cho sự sụt giảm này là chương trình ổn định tài chính bị áp dụng trong năm 1957 và 1958. Hầu hết các nhập khẩu của Đại Hàn Dân Quốc từ năm 1953 đến năm 1960 chủ yếu được tài trợ bởi viện trợ quốc tế đến từ hai nguồn: UNKRA và chương trình viện trợ song phương với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Viện trợ của UNKRA từ năm 1953 đến năm 1960 có giá trị tổng cộng là 120 triệu USD, và hỗ trợ từ Mỹ trong cùng giai đoạn lên tới 1.745 triệu USD, bao gồm 158 triệu USD cho thực phẩm. Viện trợ quốc tế từ UNKRA và Mỹ được sử dụng để nhập khẩu thực phẩm và các nguyên liệu thô cần thiết. Giữa năm 1954 và năm 1960, viện trợ quốc tế, không bao gồm quyên góp từ các tổ chức tình nguyện nước ngoài, đã tài trợ hơn 70% tổng giá trị nhập khẩu. Từ năm 1956 đến năm 1958, nhập khẩu được tài trợ bởi viện trở của Mỹ chiếm hơn 80% tổng giá trị nhập khẩu. Khoảng 74% giá trị đầu tư của Đại Hàn Dân Quốc đến từ viện trợ quốc tế từ năm 1953 đến năm 1960. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng từ năm 1953 đến năm 1957, phần lớn dẫn đến việc sụt giảm viện trợ nước ngoài, đi kèm với tốc độ tăng lạm phát nhanh chóng. Chỉ số giá bán buôn tăng gấp 3.5 lần giữa năm 1953 và 1957, trung bình lạm phát mỗi năm tăng 40%. Quan ngại với lạm phát đã đưa đến sự ký kết giữa chính phủ Đại Hàn Dân Quốc và Văn phòng quản lý Kinh Tế bằng một chương trình bình ổn tài chính được bắt đầu từ năm 1957. Chỉ số lạm phát bắt đầu giảm dần từ năm đó. Giá cả trở nên bình ổn trong năm 1958 – 1959, (chỉ số giá bán buôn còn giảm nhẹ trong năm 1958). Sau cuộc nổi dậy của sinh viên trong tháng 4 năm 1960, chính phủ mới đã phá bỏ chương trình bình ổn trong những tháng đầu tiên tại vị. Giá cả bán buôn tăng khoảng 11% trong năm 1960. Xuất khẩu hàng hóa giảm mạnh trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh trong những năm 1950. Đến năm 1957, giá trị xuất khẩu ít hơn 1 nửa so với năm 1953 trên đồng USD. Trong thời gian bình ổn, xuất khẩu bắt đầu phục hồi nhưng không đạt lại mức năm 1953 cho đến năm 1961. Tuy nhiên, trong suốt thời kỳ 1953 đến 1960, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ khá nhỏ, chỉ bằng 1,1% đến 2,4% GNP. Xuất khẩu chủ yếu là khai khoáng, nông nghiệp và thủy sản. Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ khá lớn, từ 8,8% đến 14,3% GNP, trung bình gấp 7 lần giá trị xuất khẩu. Ngũ cốc và thực phẩm chế biến là hàng hóa được nhập khẩu chính. Bảng 2.4 Chỉ số giá cả chính ở Hàn Quốc giai đoạn 1953 – 1972 Year GNP Deflator 1953 1954 1955 1956 1957 1958 1959 1960 1961 1962 1963 1964 1965 1966 1967 1968 1969 1970 1971 1972 5.7 7.5 12.4 16.2 19.5 19.4 19.9 21.8 25.1 28.6 36.8 48.6 52.6 60.1 68.5 76.6 86.7 100 111.5 127.7 Wholesal e Price Index 8.2 10.5 19.1 25.1 29.2 27.3 28 31 35.1 38.4 46.3 62.3 68.5 74.6 79.4 85.8 91.6 100 108.6 123.8 Wholesale Price of Foods Wholesale Price index excluding Foods Seoul consumer price index 8.1 6.5 15.4 24.7 28.4 23.3 20.4 24.4 28.9 32.6 44.8 61.4 60.4 65.3 70.9 79.7 89.3 100 115 137.5 8.3 13.9 21.5 26.2 30.6 30.3 32.5 35.2 39 41.9 46.3 61.5 73 79.8 84.1 89.3 93 100 105.7 117.5 7.5 10.2 17.3 21.2 26.1 25 26.4 28.6 30.9 32.9 39.7 51.4 58.4 65.4 72.5 80.6 88.7 100 112.3 125.6 Nguồn: Tổng cục Thống kê Nghiên cứu Kinh tế Hàn Quốc 2.1.2 Xã hội Hàn Quốc trước Kỳ tích sông Hàn 2.1.2.1 Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến xảy ra và kéo dài từ giữa năm 1950 đến năm 1953 trên bán đảo Triều Tiên bị chia cắt vì sự chiếm đóng tạm thời của Liên Xô và Hoa Kỳ. Chiến sự được châm ngòi vào ngày 25 tháng 6 năm 1950 khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) tấn công Đại Hàn Dân Quốc (Nam Triều Tiên). Từ một cuộc chiến quy mô nhỏ giữa hai lực lượng đối nghịch trên bán đảo Triều Tiên, quy mô cuộc chiến đã trở nên lớn hơn khi lực lượng của Liên hiệp quốc được Hoa Kỳ lãnh đạo và sau đó là Chí nguyện quân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa can thiệp vào cuộc chiến. Lực lượng hỗ trợ chính cho miền Bắc Triều Tiên là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với sự tiếp ứng hạn chế của Liên Xô dưới hình thức các cố vấn quân sự, phi công quân sự và vũ khí. Đại Hàn Dân Quốc được lực lượng Liên Hiệp Quốc, chủ yếu là quân đội Hoa Kỳ, hỗ trợ. Trước cuộc xung đột, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn Dân Quốc tồn tại như hai chính phủ lâm thời đang tranh giành ảnh hưởng kiểm soát toàn bộ Bán đảo Triều Tiên. Sau 3 năm, chiến cuộc tạm ngưng khi hai miền đạt được một thỏa hiệp ngừng bắn vào ngày 27 tháng 7 năm 1953, và vì không có hiệp định hòa bình nên trên thực tế, cuộc chiến này vẫn chưa kết thúc cho đến tận nay. Xung đột quy mô nhỏ vẫn diễn ra, hai bên tiếp tục ở trong tình trạng chiến tranh và có thể phát động tấn công bất ngờ mà không cần tuyên chiến. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) vẫn tiếp tục đầu tư rất lớn cho quân đội và coi việc thống nhất đất nước Triều Tiên là mục tiêu cao nhất của họ. Trong khi đó, Mỹ vẫn duy trì 28.000 quân tại Hàn Quốc để ngăn chặn việc Bắc Triều Tiên tấn công Hàn Quốc một lần nữa. Hiện nay, lập trường của hai bên là đối nghịch nhau khi họ đều cho rằng chính phủ mình mới là hợp pháp và chính danh trong việc tấn công đối phương nhằm thống nhất đất nước Triều Tiên. Các con số của phương Tây về thương vong của Trung Quốc và Bắc Triều Tiên chủ yếu được dựa vào những báo cáo từ mặt trận về ước tính thương vong, việc hỏi cung các tù nhân và các tài liệu tịch thu được. Ước tính của Trung Quốc về số thương vong của Liên Hiệp Quốc cho rằng "Tuyên bố chung sau chiến tranh của Quân Chí nguyện Trung Quốc và Quân đội Nhân dân Triều Tiên công bố rằng họ đã "loại trừ" 1,09 triệu quân địch, bao gồm 390.000 quân của Mỹ, 660.000 quân Nam Triều Tiên, và 29.000 quân các nước khác. Con số "loại trừ" mập mờ không nêu chi tiết có bao nhiêu người chết, bị thương và bị bắt." Nói về thương vong của chính họ, cũng là nguồn đó nói rằng "Trong suốt thời gian chiến tranh, 70 phần trăm các lực lượng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã được khai triển đến Triều Tiên như Quân Chí nguyện Nhân dân Trung Quốc (tổng lượt lên đến 2.97 triệu) cùng với hơn 600.000 dân công. Quân Chí nguyện bị thiệt hại tổng cộng 148.000 người chết, trong đó có 114.000 tử trận, tai nạn, và chết rét, 21.000 chết sau khi được cấp cứu, 13.000 chết vì bệnh tật; và số người bị thương là 380.000 người. Cũng có 29.000 người mất tích, bao gồm 21.400 bị bắt trong đó 14.000 được đưa sang Đài Loan, 7.110 được trao trả." Cũng nguồn tương tự kết luận con số thương vong của Bắc Triều Tiên, "Quân đội Nhân dân Triều Tiên có 290.000 thương vong và 90.000 bị bắt. Có một con số tổn thất dân sự rất lớn tại miền bắc Triều Tiên nhưng không có con số chính xác nào được xác nhận." 2.1.2.2 Thành lập Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc (1948 - 1960) Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc được thành lập vào tháng 8 năm 1948, theo chế độ tổng thống và vị tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc là Lee Myung Bak. Hàn Quốc cũng áp dụng Luật An ninh Quốc gia, Luật này cấm các nhóm chống đối chính phủ Đại Hàn và thể hiện ủng hộ với Bắc Triều Tiên. Tổng thống Lee Myung Bak được tái bầu vào tháng 8 năm 1952 trong bối cảnh thời chiến. Ngay trước khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra, giữa tổng thống Lee Myung Bak và đảng đối lập bầu ông vào năm 1948 có sự đối đầu gay gắt. Căng thẳng bắt nguồn từ dự luật sửa đổi Hiến Pháp mà Đảng đối lập trình nhằm hạ bệ tổng thống bằng việc thay chế độ Tổng thống bằng thể chế đại nghị. Dự luật cuối cùng bị bãi bỏ, nhưng căng thẳng vẫn tiếp tục ở Busan, thủ phủ của Hàn Quốc trong thời chiến. Lee Myung Bak thực thi một chính sách cai trị độc tài, đàn áp rất thẳng tay những người cánh tả, thậm chí còn sát hại không ít nhân vật bất đồng chính kiến. Đồng thời, bộ máy quản lý đất nước do ông xây dựng lại bị nạn tham nhũng nặng nề, kinh tế đất nước phát triển chậm chạp. Chính vì thế nên năm 1960, Lee Myung Bak phải đối mặt với làn sóng bất bình rất lớn của người dân. Ông phải rời bỏ nhiệm sở, lên máy bay chạy sang Honolulu (Mỹ) sống tỵ nạn cho tới cuối đời. Cho tới nay dư luận ở Hàn Quốc vẫn đánh giá về Lý Thừa Vãn rất tiêu cực.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan