Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Tieu luan sinh ly pdf

.PDF
45
610
141

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cảm xúc là trạng thái không thể thiếu được trong hoạt động hành vi của người và động vật. Đối với mọi hoạt động của não bộ, cảm xúc luôn giữ vai trò mang tính chất quyết định. Vì nó tham gia vào quá trình tổ chức, xác lập củng cố hành vi. Nó có thể làm cho hành vi thể hiện một cách dễ dàng, chính xác hơn và cũng có thể phá hủy hành vi để tạo ra sự rồi loạn về mặc chức năng của hoạt động thần kinh cấp cao. Đã từ lâu vấn đề cảm xúc luôn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau. Không biết đã có bao nhiêu công trình khoa học đã nghiên cứu đến vẫn đề này. Tuy nhiên kể cả những công trình nghiên cứu mới nhất gần đây thì vấn đề cảm xúc nhìn nhận dưới góc độ sinh lý và tâm lý còn khiến nhiều người băn khoăn, bàn luận. Các học thuyết về cảm xúc của James – Lange (1884), thuyết các cảm xúc phân hóa của Irazd (1971), các công trình nghiên cứu của Palov hay đến các thí nghiệm trên động vật của Preobrajenxki nhấn mạnh vai trò của cảm xúc trong sự phát triển ban đầu của con người, là khâu phát triển trung gian giữa hoạt động phản xạ và quá trình tâm lý của con người. Điều đó đảm bảo cho con người dần dần thích nghi với thế giới. Vận dụng những lý thuyết này ứng dụng vào giáo dục mầm non, ta nhận thấy việc hình thành và phát triển cảm xúc cho trẻ là cần thiết và là một nội dung quan trọng để phát triển nhân cách và con người trẻ. Điều 22 Luật giáo dục (2005) của nước ta xác định: “Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị cho trẻ em học vào lớp một”. Đáp ứng mục tiêu chung đó, chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ giai đoạn mới hiện nay đã đề ra mục tiêu cụ thể là phải trang bị đầy đủ cho trẻ những gì tốt nhất kể cả vật chất và tinh thần. Trong những năm gần đây, bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới chương trình giáo dục mầm non phù hợp với yêu cầu phát triển cao của xã hội. Nhìn nhận từ lý luận và thực tiễn, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Phát triển cảm xúc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch tại trường Mầm non Hoa Mai – thành phố Huế”. 1 2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. - Điều tra, nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động đóng kịch của trẻ ở trường Mầm non Hoa Mai. - Xây dựng một số biện pháp nhằm nâng cao cảm xúc biểu diễn nghệ thuật đóng kịch cho trẻ ở trường mầm non Hoa Mai. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: cảm xúc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trò chơi đóng kịch. Khách thể nghiên cứu: 13 giáo viên, 60 trẻ tại trường Mầm non Hoa Mai – thành phố Huế. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích – tổng hợp: Người nghiên cứu tham khảo, tìm hiểu và phân tích tài liệu có liên quan. - Sau đó tổng hợp kiến thức: Tổng hợp kiến thức có chọn lọc trên cơ sở tham khảo tài liệu và bày tỏ quan điểm của cá nhân để nghiên cứu làm nổi bật vấn đề khai thác. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp trò chuyện, quan sát: Sử dụng các phương pháp này để thấy được mức độ hứng thú, tính tích cực và đặc biệt là kỹ năng quan sát. Sử dụng phương pháp trò chuyện để trao đổi trò chuyện với giáo viên về quá trình dạy học theo hướng tích hợp được các giáo viên sử dụng. 5. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, cấu trúc của tiểu luận được chia làm 2 chương : Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Phát triển cảm xúc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch tại trường Mầm non Hoa Mai – thành phố Huế. 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Cảm xúc 1.1.1 Khái niệm Cảm xúc (emotion) trước đây là phạm trù của tâm lý học, chỉ trong thời gian gần đây cảm xúc mới trở thành đối tượng nghiên cứu của sinh lý học. Tâm lý học xem cảm xúc, cũng như các khái niệm tâm lý khác là một trong những hình thức phản ánh về thế giới hiện thực, tuy nhiên khác với quá trình nhận thức, cảm xúc phản ánh hiện thực khách quan qua các “rung động”, chứ không phản ánh dưới các dạng cảm giác, hình tượng, khái niệm, ý nghĩ. Cảm xúc là thái độ chủ quan của con người (hay động vật) đối với các hiện tượng, sự vật xung quanh. Có sự kiện, hiện tượng, sự việc làm cho con người phấn khởi, vui mừng, có sự kiện , hiện tượng làm cho người ta thờ ơ, lãnh đạm [1]. Cảm xúc là những thái độ rung cảm của con người với sự vật hiện tượng có liên quan đến việc thoả mãn hay không thoả mãn những nhu cầu cá nhân. Hay nói một cách khác, cảm xúc là những rung động của con người đối với hiện thực, trong quá trình tác động tương hỗ với môi trường xung quanh và trong quá trình thoả mãn nhu cầu. Henri Walton, nhà tâm lý học người Pháp (1879 – 1962 ) nhấn mạnh vai trò của cảm xúc trong sự phát triển ban đầu của con người. Theo ông ở giai đoạn phát triển ban đầu của con người, cảm xúc là một chức năng có vai trò quan trọng. Ông coi cảm xúc là khâu phát triển trung gian giữa hoạt động phản xạ và quá trình tâm lý của con người. Điều đó đảm bảo cho con người dần dần thích nghi với thế giới bên ngoài. Thông qua hoạt động cảm xúc, con người có thể cảm nhận được sự chăm sóc và các cách mà những người xung quanh đã thực hiện để làm thỏa mãn nhu cầu của nó [2]. Cảm xúc là một hiện tượng không phải đơn giản cho nên có nhiều cách hiểu về cảm xúc. Khuynh hướng thứ nhất mà đại diện là Schachter cho rằng cảm xúc là chức năng chung của tình huống kích thích về mặt sinh lý, của sự đánh giá nó và thái độ của chủ thể đối với tình huống này. Khuynh hướng thứ hai mà đại diện là Lazaus, Averill, lại cho rằng cảm xúc là sự tuyể chọn các quá trình nhận 3 thức một cách kỹ càng và cẩn thận. Khuynh hướng thứ ba mà đại diện là Arnold lại coi cảm xúc là một quá trình trực giác tự động hóa. Nhìn nhận vấn đề cảm xúc dưới góc độ sinh lý học thần kinh, Toomkins cho rằng chính sự biến đổi mật độ hay cấp độ kích thích thần kinh đó tạo nên cảm xúc. Izard lại cho rằng tri giác và tri thức có vai trò rất quan trọng đối với sự xuất hiện các cảm xúc khác nhau. Hiện nay nhiều người cho rằng, cảm xúc là thái độ chủ quan của con người đối với các sự vật, hiện tượng của môi trường xung quanh, là sự phản ánh vào trong não những rung động hiện thực. Cảm xúc là quá trình phức tạp bao gồm các quá trình sinh lý thần kinh và được biểu hiện qua các đặc điểm chức năng như: Biến đổi nét mặt. Hình 1. Các kiểu nét mặt theo các trạng thái cảm xúc. Biến đổi chức năng của hệ tuần hoàn như biến đổi nhịp tim, cường độ co tim, huyết áp, sự co giãn của mạch máu… Biến đổi chức năng hô hấp như biến đổi nhịp thở, biến đổi dung tích khí thở và biến đổi thời gian của các pha thở ra, hít vào… Biến đổi chức năng bài tiết như biến đổi chức năng bài tiết mồ hôi, số lần tiểu tiện, số lượng nước tiểu của mỗi lần thải, biến đổi tính chất của phản xạ tiểu tiện…. Biến đổi chức năng tiêu hóa, trao đổi chất… Biến đổi trương lực và hoạt động của cơ, nhất là các cơ của vùng mặt… 4 Trong nghiên cứu cảm xúc, các nhà khoa học chú ý đến hai nội dung: biểu hiện cảm xúc và tính động lực của cảm xúc: Biểu hiện của cảm xúc, như trên đã nói, là bực tức, giận giữ, buồn chán, vui mừng, phấn chấn cùng các biểu hiện do các phản ứng thuộc hệ thần kinh thực vật. Còn động lực của cảm xúc là sự kích thích , nó thúc đẩy con vật (hay người) tìm kiếm sự thỏa mãn hoặc tránh xa tình huống khó chịu. Kích thích làm cho con vật tìm kiếm sự thỏa mãn được gọi là kích thích dương tính, còn kích thích khiến con vật tránh xa nó được gọi là kích thích âm tính [1]. 1.1.2 Các loại cảm xúc Dựa theo ảnh hưởng của cảm xúc đối với hoạt động của con người có thể chia cảm xúc thành hai nhóm: cảm xúc phấn chấn và cảm xúc mềm yếu. Cảm xúc phấn chấn có tác dụng tăng cường (kích thích) sự vận động. Cảm xúc mềm yếu có tác dụng ngược lại, kìm hãm hoạt động. - Dựa theo tính chất và tác dụng của cảm xúc điíu với hoạt động của con người có thể chia ra: cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực. + Cảm xúc tích cực có tác dụng tăng nghị lực, lạc quan, trách nhiệm, thôi thúc hành động hiệu quả. + Cảm xúc tiêu cực có tác dụng hạn chế và cản trở hoạt động, làm cho con người trở nên yếu đuối, bi quan, chán nản, mất tin tưởng, thiếu sáng suốt, hoạt động một cách thụ động bất lực. - Dựa theo hình thức biểu hiện của cảm xúc có thể chia ra thành: tâm trạng, xúc động, say mê và stress. Tâm trạng là một dạng cảm xúc có cường độ yếu, thường kéo dài, không rõ nguyên nhân. Những nhân tố chủ yếu gây tâm trạng là hoàn cảnh sống, cuộc sống thực tế, quan hệ giữa người với người, lối sống thế giới quan, tính cách và khí chất của cá nhân. Tâm trạng có thể ảnh hưởng tốt hay xấu đối với hoạt động của cá nhân. Tâm trạng vui vẻ, phấn chấn giúp con người đạt kết quả tốt trong học tập, lao động, ngược lại tâm trạng lo âu, thiếu tự tin sẽ ảnh hưởng không tốt đến công tác và học tập. 5 + Xúc động là biểu hiện (phản ứng) có cường độ mạnh, diễn ra trong thời gian ngắn. Đặc điểm của xúc động là có những biến đổi lớn về ý thức (mất cân bằng, sáng suốt, nổi xung, hoảng sợ). Nguyên nhân gây xúc động là những kích thích mạnh, bất ngờ tác đông, làm cho con người không thể thích nghi tức khắc được. Say mê: là một dạng cảm xúc có cường độ mạnh, kéo dài. Say mê thường gắn với hứng thú và tạo ra thái độ tích cực của cá nhân trong hoạt động sống, có thể đạt được những thành tích tốt. Stress là trạng thái cảm xúc nảy sinh trong những tình huống khó khăn, sống cách biệt, hoạt động căng thẳng hoặc khi bị tác động mạnh bởi các yếu tố gây stress (stressor), ví dụ: bị tác động của khí hậu bất thường (quá nóng hoặc quá lạnh), bệnh tật, chấn thương, mất người thân, quá sợ hãi…Khi cơ thể lâm vào trạng thái stress có thể diễn ra nhiều giai đoạn (báo động, cầm cự, kiệt quệ). Cơ thể có thể huy động mọi khả năng để chống trả lại stress và trở về trạng thái phục hồi, không diễn ra giai đoạn cuối cùng. Nếu cơ thể không đủ khả năng chống trả thì sẽ chuyển sang giai đoạn kiệt quệ và chết. Rèn luyện thể lực và ý chí thường xuyên là biện pháp ngăn ngừa stress có hiệu quả nhất. - Dựa theo mức phức tạp về nội dung có thể chia cảm xúc thành hai nhóm: Cảm xúc cấp thấp và cảm xúc cấp cao. Cảm xúc cấp thấp liên quan với tác dụng của hệ thống tín hiệu tự nhiên, gắn liền với việc thỏa mãn nhu cầu mang tính chất sinh học. Cảm xúc cấp cao liên quan với hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ hai (ngôn ngữ), với sự tích lũy kinh nghiệm trong hoạt động sống của con người (học tập, lao động, giao tiếp, nhận thức…). Ví dụ: khi xem một bức tranh, nghe một bản nhạc có thể gây cho ta một cảm giác vui, phấn chấn.. - Dựa trên những biến đổi sinh lý do cảm xúc gây ra có thể chia cảm xúc thành hai nhóm: hưng cảm va trầm cảm. Cảm xúc hưng cảm là trạng thái khí sắc nâng cao, vui vẻ cùng với sự ham muốn, tư duy và phản xạ nhanh, trạng thái lạc quan chế ngự toàn bộ. Đôi khi trạng thái hưng cảm có kèm theo sư bẳn gắt, nổi nóng. 6 Trạng thái hưng cảm có được là do sự hưng phấn toàn bộ vở não, từ võ não đến nhiều vùng dưới vỏ. Trong trạng thái này các phản xạ được hình thành nhanh chóng, thời gian tiềm tàng của phản xạ rút ngắn, không xuất hiện các quá trình ức chế. Điều này chứng tỏ quá trình hưng phấn chiềm ưu thế so với quá trình ức chế. Cảm xúc trầm cảm là trạng thái khí sắc suy giảm, buồn rầu, chán nản, là cảm giác âm u và khó xác định về một điều khó chịu nào đó. Khi bị xúc cảm trầm cảm thường phát sinh những cảm giác nặng nề về thể xác như khó thở, nặng nề ở vùng tim, ngực, ở toàn than. Ham muốn bị giảm sút. Tất cả xung quanh đều trở nên tẻ nhạt, không có gì có thể mang lại được sự vui thích. Đôi khi trạng thái trầm cảm còn kèm theo sự lo lắng, sợ hãi, nói lắp. Trong trạng thái trầm cảm có sự giảm hoạt động của não bộ với sự ức chế mạnh ở các trung khu dưới vỏ. Do đó, các phản xạ được hình thành chậm, có thời gian tiềm tàng lớn. Loại cảm xúc này có tác dụng kìm hãm hoạt động của cơ thể. 1.1.3 Cơ sở sinh lý của cảm xúc Cảm xúc được gây ra do các kích thích từ môi trường sống tác động lên các trung khu thuộc các cơ quan phân tích khác nhau và do đó, tác động lên cả các trung khu thuộc các cơ quan phân tích nằm trong não bộ. Sau khi xử thông tin từ ngoại vi truyền về, từ các trung khu thần kinh sẽ phát ra các xung động ly tâm đến các cơ quan thực hiện, nghĩa là phát sinh phản ứng trả lời lại kích thích. Người ta đã xác định được vị trí của các trung khu thần kinh thực hiện các phản xạ cảm xúc. Chúng định khu ở vỏ não vùng trán, ở hệ limbic và vùng dưới đồi. Hưng phấn từ các trung khu này truyền theo các dây thần kinh thuộc hệ giao cảm và phó giao cảm có tác dụng làm thay đổi chức năng của các cơ quan nộ tạng, gây ảnh hưởng dinh dưỡng lên hệ cơ xương và có tác dụng chuyển vào máu các hormone, các trung gian hóa học cũng như các chất được được tạo ra trong quá trình chuyển hóa vật chất. Các chất này, đến lượt, lại tác động lên các cơ quan do hệ thần kinh thực vật chi phối. Tùy thuộc vào cường độ kích thích mà mức độ biểu hiện của các phản ứng cảm xúc có khác nhau [1]. 7 1.2. Những nghiên cứu trên các động vật thí nghiệm. 1.2.1. Thí nghiệm tự kích thích ở chuột [1]. Thí nghiệm cắm điện cực vào các trung khu thưởng và phạt ở chuột được thực hiện đầu tiên bởi Olds và Milner (1954). Thí nghiệm: Điện cực được cắm vào phần đáy và phần giữa của não, cũng như vào các cấu trúc thuộc hệ limbic, đặc biệt là vào bó giữa não trước (tr.cerebralis medialis) ở chuột. Kết quả: Các tác giả cho thấy chuột có thể tự dẫm lên công tắc để nối dòng điện tự kích thích trung khu thưởng với tần số kích thích rất cao, đến 5000 lần trong một giờ. Tần số tự kích thích tối đa quan sát được trong những trường hợp điện cực được cắm vào phần đáy và phần giữa của não, cũng như vào các cấu trúc thuộc hệ limbic, đặc biệt là vào bó giữa não trước (tr.cerebralis medialis). Trong một số thí nghiệm trên chuột, Olds nhận thấy con vật có thể tự kích thích liên tục cho đến khi mệt lử, không thể cử động được nữa, con vật thích tự kích thích hơn là ăn hay thực hiện phản xạ sinh dục. Chuột sẵn sàng chịu đau (điện giật) để có thể chạy đến công tắc và dẫm lên nó để tự kích thích. Ngược lại, trong trường hợp điện cực được cắm vào trung khu phạt con vật không những không tự kích thích mà còn cố gắng tránh kích thích vào các vùng này của não. Người ta không rõ con vật có cảm thấy hài lòng không khi dẫm lên bàn đạp để tự kích thích, vì hiển nhiên rằng, chúng ta không thể biết được cảm giác chủ quan ở con vật. Song những dẫn liệu lâm sàng (Sem- Jacobssen et al., 1960) cho biết kích thích vào các vùng não tương ứng ở các bệnh nhân trong thời gian phẫu thuật có thể nhận được thông tin về sự kiện trên. Bệnh nhân cho biết ở họ xuất hiện cảm giác phấn chấn và hài lòng cũng như có cảm giác dễ chịu như được sờ vào các cơ vùng chậu. Phần đáy và phần giữa của não, cũng như các cấu trúc thuộc hệ limbic có vai trò quan trọng trong việc hình thành các phản ứng xảm xúc ở động vật và ở người (khó chịu hay dễ chịu). 8 1.2.2. Thí nghiệm dung điện kích thích vào các vùng khác nhau của não mèo[2]. Đengađô (1971) đã tiến hành các thí nghiệm trên động vật và chứng minh rằng có nhiều vùng não tham gia vào quá trình cảm xúc. Ông đã dung điện kích thích vào các vùng khác nhau của não mèo thì ở mèo cũng xuất hiện những trạng thái cảm xúc khác nhau. Ví dụ: Khi kích thích phần trước của vùng dưới đồi thị đã gây ra cơn giận dữ giả tạo của mèo. Cơn giận dữ đó được thể hiện ra bên ngoài qua sự thay đổi hành vi của mèo như xù lên, lông dựng đứng, hai tai cụp lại, đồng tử mở rộng, kêu rít lên và giơ vuốt ra cào cấu. Còn khi kích thích phần bên của vùng dưới đôig thị thì ocn mèo chỉ tấn công những con vật bị khuất phục, đồng thời cũng đề phòng sự tấn công lại của những con vật mạnh hơn. 1.2.3. Thí nghiệm kích thích và phá hủy các cấu trúc thuộc hệ limbic [1] Cơ sở để tiến hành các thí nghiệm kích thích và phá hủy các cấu trúc thuộc hệ limbic để tìm hiểu chức năng của vùng này đối với cảm xúc là ý kiến về vòng Papez của chính tác giả (Papez, 1937). Tác giả chú ý nhiều đến đường liên hệ giữa hệ limbic với vùng dưới đồi và cho rằng các xung động từ đồi thị được truyền đến các vùng khác nhau trong não, trước hết là đến vỏ não để đảm bảo quá trình tiếp nhận thông tin và đường thứ hai là đến hồi hải mã. Ở đây các xung động được truyền theo các sợi của vòm não đến thể vú thuộc vùng dưới đồi, rồi từ đó truyền theo bó thể vú- đồi thị (tr. mamillo- thalamicus) đến các nhân trước đồi thị. Từ đây các xung động được truyền tiếp đến hồi đai rồi quay lại hồi hải mã. Các xung động chạy theo một vòng khép kín gọi là vòng Papez và chính vòng này là nơi xử lý thông tin về trạng thái cảm xúc. Từ hồi đai các xung động còn được truyền đến các vùng khác nhau trong vỏ não mới, đặc biệt là vỏ não vùng trán - cấu trúc có mối liên hệ hai chiều với vòng Papez. 9 Hình 2. Cấu trúc thuộc vòng Papez [5] (Hải mã – vòm não - thể vú – các nhân trước đồi thị - hồi đai – hải mã) Hậu quả của việc kích thích và phá hủy phức hợp hạnh nhân(Amidan)[1] Kết quả khi kích thích: tăng hoặc giảm huyết áp, tăng hoặc giảm nhịp tim, rối loạn dẫn truyền và lọan nhịp tim, kìm hãm hô hấp, dẫn đến ngừng thở, gây phản xạ vận động về tiêu hóa như ngửi, nhai, nuốt, gây tăng hoặc giảm tiết nước bọt, gây tăng hoặc giảm tiết dịch vị, gây tăng hoặc giảm co bóp ruột; làm cho con vật trở nên hung hăng. Kết quả khi phá hủy: giảm phản ứng sợ hãi, con vật bớt hung hăng, giảm phản ứng cảm xúc được biểu hiện bằng mát khả năng tự vệ. Con vật không phân biệt được môi trường và không đáp ứng lại các kích thích. Về tập tính, ở con vật có sự tăng cường phản xạ sinh dục và trở nên háu ăn, không còn khả năng phân biệt được thức ăn với vật liệu không ăn được. Kích thích phức hợp hạnh nhân quan sát được các phản ứng về tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa và tập tính. Từ các kết quả nhận được do kích thích và phá hủy phức hợp hạnh nhân có thể nhận định rằng phức hợp hạnh nhân đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phản ứng cảm xúc và hành vi ở động vật. Hậu quả của việc kích thích và phá hủy hồi hải mã[1] Kết quả khi kích thích: giảm huyết áp, loạn nhịp tim cũng như gây phản ứng sợ hãi. Ở con vật (chó) quan sát được phản xạ mở rộng đồng tử, xù lông, 10 cụp tai, nhe răng, run rẩy, đái và phóng uế. Nếu kích thích từ xa (bằng vô tuyến) con vật sẽ chạy trốn. Kết quả khi phá hủy: Con vật trở nên háu ăn, ăn no rồi vẫn đứng bên cạnh chậu đựng thức ăn. Tăng hoạt động sinh dục. Con vật không còn biết sợ, song cũng không hung hăng. Tăng phản xạ định hướng. Những kết quả trên chứng tỏ rằng hồi hải mã là một trong các cấu trúc tham gia vào thực hiện các phản ứng cảm xúc và tập tính, hành vi ở các động vật. Hậu quả của việc kích thích và phá hủy hồi đai [1] Kết quả khi kích thích: con vật có phản ứng sợ hãi như nổi da gà, dựng lông ở phần trước cơ thể, mở rông đồng tử, đồng thời con vật còn ngáp, quay đầu, nhai và kêu la. Kích thích hồi đai còn làm biến đổi các phản xạ thực vật như giảm nhịp tim, giảm huyết áp, tăng co bóp ruột và dạ dày, tăng co bóp bàng quang. Kết quả khi phá hủy: con vật không còn biết sợ, bớt hung hăng, dễ dạy bảo. Nếu cắt bỏ phần giữa hồi đai, con cái sẽ bị mất khả năng làm mẹ. Kết luận: Như vậy, hồi đai cũng là một cấu trúc quan trọng đối với việc thực hiện các phản xạ cảm xúc và tập tính, hành vi ở động vật. • Hậu quả của việc kích thích và phá hủy vách não [1]: Kết quả khi kích thích: Quan sát được sự kìm hãm phản ứng tự vệ và tấn công cũng như giảm cường độ của các cảm xúc. Kết quả khi phá hủy: cắt bỏ vách não sẽ gây tăng cường các phản ứng cảm xúc như tăng trương lực cơ, con vật trở nên hung hăng, kêu la và cắn xé, cào cấu các vật xung quanh. Kết luận: Như vậy, vách não cũng là cấu trúc tham gia vào việc thực hiện các phản ứng cảm xúc và hành vi của con vật. 1.2.4. Vai trò của các cấu trúc não khác trong việc thực hiện các phản ứng cảm xúc (ngoài các cấu trúc thuộc hệ limbic nói trên) [1] + Kích thích vào một số nhân của vùng dưới đồi và vỏ não thùy thái dương cũng quan sát được phản ứng sợ hãi ở con vật. 11 + Kích thích vùng nằm ở sau hypothalamus và vùng kề cận kéo đến chất xám não giữa lại thấy xuất hiện trạng thái hung hãn ở con vật. + Người ta cũng nhận thấy sự thay đổi tập tính ở những con vật hung hăng khi cắt bỏ vùng trán, tuy nhiên ở con vật lại xuất hiện trạng thái bàng quan với các kích thích của môi trường xung quanh, đồng thời không còn nhận ra ai là chủ nữa. Kết luận: Như vậy, vỏ não vùng trán, vỏ não vùng thái dương và một số nhân trong hypothalamus, cũng như vùng cận sau nó và vùng chất xám não giữa đều có chức năng cảm xúc và tham gia vào quá trình hình thành hành vi, tập tính ở động vật. * Những quan sát ở người [1] Nghiên cứu các cấu trúc não có liên quan với chức năng cảm xúc ở người không thể thực hiện được bằng phương pháp kích thích và phá hủy như ở các động vật thí nghiệm. Qua những trường hợp phẫu thuật não ở bệnh nhân có thể kết hợp với việc kích thích một số vùng não nằm sâu dưới bán cầu đại não cho phép quan sát được những vùng não, khi kích thích chúng ở đối tượng xuất hiện cảm giác dễ chịu (Penfield, Jasper, 1954) Trong lâm sàng thường xuyên gặp các bệnh nhân tâm thần có nhiều trạng thái khác nhau như thờ ơ, lãnh đạm hoặc hung hăng, đập phá do có những tổn thương ở vùng sàn não hoặc ở hệ limbic và vùng dưới đồi. Những nghiên cứu về sinh lý và tâm thần cho phép phát hiện được ở các bệnh nhân bị tổn thương vùng trán có dấu hiệu chung được gọi là hội chứng vùng trán. Trong đó có các dấu hiệu liên quan đến sự biến đổi của cảm xúc là thái độ bàng quan hay nói lặp đi, lặp lại một ý tưởng nào đó, đặc biệt là có sự thay đổi sâu sắc về cá tính (Mettler, 1949; Smarian, 1949; Penfield et al., 1950) Khi kích thích thùy thái dương sẽ gây ra cảm xúc khiếp sợ . + Khi kích thích amidan sẽ gây ra tức giận và cuộc tấn công bằng lời + Kích thích vùng mấu não dưới của bệnh nhân mắc bệnh trầm uất làm xuất hiện một nụ cười trên khuôn mặt vốn rất buồn rầu ngày sau khi kích thích . 12 + Kích thích lên vùng não xung quanh cống Sylvius ở não giữa và kéo dài lên tới các cấu trúc bao quanh não thất III của vùng dưới đồi và vùng đồi thị gây nên các cảm giác đau đớn, trừng phạt, các xu hướng trốn thoát. Khi kích thích lên các trung khu gây đau đớn và trừng phạt thì có thể ức chế hoàn toàn các trung khu gây khoái cảm. Chứng tỏ cảm xúc đau đớn có thể chiếm vị trí cao hơn so với cảm xúc khoái cảm [2]. + Khi con người ở trong trạng thái lo sợ thì tần số co bóp tim, huyết áp đều tăng lên. Khi con người lo lắng thì tần số co tim tăng và điện trở của da cũng tăng lên. Như vậy, hệ thần kinh dinh dưỡng cũng có một vai trò đối với các quá trình cảm xúc, khi con người xuất hiện những cảm xúc khác nhau thì hưng tính của hệ thần kinh dinh dưỡng cũng biến đổi làm cho các chức năng dinh dưỡng của cơ thể cũng biến đổi theo [2]. Kết luận: Đúng như nhận xét của Ganong (1999), ông cho rằng, mặc dù hoạt động cảm xúc ở người phức tạp và tinh vi hơn so với ở động vật, song vai trò của các cấu trúc thần kinh đối với hoạt động cảm xúc cũng như hành vi, tập tính ở người và động vật là tương tự nhau [1]. Trên cơ sở các thí nghiệm ở động vật, các nhà nghiên cứu rút ra được chức năng, vai trò của các trung khu, các vùng có liên quan đến cảm xúc. 1.3. Các vùng khác nhau của não có liên quan đến cảm xúc Cũng như mọi chức năng cao cấp phức tạp khác của hệ thần kinh, cảm xúc không chỉ do hoạt động của một vùng não nhất định, mà nó phụ thuộc vào nhiều vùng, nhiều hoạt động một cách tương ứng, phối hợp với nhau. a. Tại não bộ, những vùng thường được kích hoạt trong cảm xúc là: - Vỏ não trước trán (cortex prefrontal), đặc biệt vùng bụng giữa (ventromedian) - Hồi đai (gyrus cingulaire) trước và sau . - Thùy đảo (insula) - Hạ đồi (hypothalamus) - Trung não (mesencephale) hay còn gọi là não giữa. - Cầu não (pons) 13 Ngoài ra còn có hai vùng đặc biệt quan trọng đối với cảm xúc là: - Amidan hay Hạnh nhân (amygdala): là một nhân hình hạnh nhân nằm hai bên sâu trong não, về phía nền. Amidan giữ vai trò thiết yếu trong một số cảm xúc tiêu cực, đặc biệt là sợ hãi. Hình 3. Hạnh nhân (Amydala)[5] - Hồi hải mã (Hippocampus): là một cơ quan hình dài, nằm ngay phía sau amidan (hạnh nhân), liên quan đến trí nhớ. Hồi hải mã cần thiết cho cảm xúc vì nó cho phép chủ thể nhận ra bối cảnh của sự vật. Những vùng đó thuộc đường vòng viền (circuit limpique), nó đóng vai trò quan trọng trong cảm xúc. Hình 4. Hồi cá ngựa nằm phía sau hạnh nhân [5] Hồi đai, hồi hải mã, hạnh nhân… nó thuộc một hệ gọi là hệ limbic (đường viền). 14 Hệ Limbic là phần não phủ trên thân não, nằm ở mặt trong các bán cầu đại não. Hệ limbic pha trộn các cảm giác nguyên thủy với các chức năng tâm thần cao cấp thành một chỉnh thể thống nhất. Theo Mc Lean, người có nhiều công trình nghiên cứu cấu trúc cũng như chức năng của hệ limbic thì hệ Limbic gồm hai phần: phần vỏ và phần dưới vỏ [1,tr63]. Phần vỏ có: - Hồi quả lê (gyrus pyriformis). - Vỏ não bao quanh hành khứu. - Vách não (septum). - Các phần sau của hồi ổ mắt (gyrus orbitalis). - Vòm não (fornis). - Hồi cận gối (gyrus parasuplenialis). - Hồi đai (gyrus cingularis). - Hồi hải mã (gyrus hippocampus). - Hồi dưới thể chai (gyrus subcallosus). - Thùy móc câu (uncus). - Thùy trán (lobus frontalis). Phần dưới vỏ có: - Phức hợp hạnh nhân (complex amygdale). - Các nhân trước của đồi thị (nuclei thalamici anterior). - Vùng dưới đồi (hypothalamus). - Vùng dưới thị (subthalamus). - Cận đồi thị (epithalamus). Hệ limbic nhận xung động từ nhiều cơ qua phân tích khác nhau (thị giác, thính giác, cảm giác đau, cảm giác nội tạng) và có mối liên hệ qua lại với nhiều cấu trúc khác nhau trong hệ thần kinh trung ương (tất cả các vùng của ỏ não mới, thể vân, đồi thị, chất xám não giữa, cầu não…). Trong hệ Limbic có đường liên hệ nội bộ, nối một số cấu trúc trong hệ Limbic với nhau, tạo ra một đường khép kín gọi là vòng Papez (mang tên tác giả phát hiện ra vòng này). Các cấu trúc trong vòng Papez gồm: hồi hải mã 15 (gyrus hippocampus) – vòm não (fornis) – thể vú (corpus mamillaris) – các nhân trước đồi thị (nuclei thalamici anterior) - hồi đai (gyrus cingularis) – hồi hải mã. Qua nghiên cứu chức năng các cấu trúc trong hệ limbic các nhà sinh lý học thần kinh đi đến nhận định rằng, hồi hải mã chính là cái lõi của hệ limbic. Hồi hải mã nhận thông tin từ nhiều cơ quan phân tích và có các đường liên hệ hướng tâm và ly tâm với hầu hết các cấu trúc khác nhau trong não bộ. Cụ thể là có đường qua lại với vách não, thể vú, với hồi hải mã ở bán cầu đối diện, với các nhân trước đồi thị và hồi đai. Hải mã còn nhận thông tin từ thể vân, từ vỏ não mới, trước hết là từ hồi mắt, hồi thái dương, các nhân giữa của đồi thị, nhân gối, nhân mái, thể lưới thân não, vùng dưới đồi và não giữa. Một trong những chức năng chính của Hồi hải mã là tham gia thực hiện các phản ứng cảm xúc, tạo động lực. Hình 5. Hệ Limbic [5] b. Vai trò và nhiệm vụ trong việc hình thành các phản ứng cảm xúc. Các kích thích từ môi trường sống tác động lên các thụ cảm thể thuộc các cơ quan phân tích khác nhau và do đó, tác động lên cả các trung khu thần kinh thuộc các cơ quan phân tích nằm trong não bộ. Sau khi xử lý thông tin từ ngoại vi truyền về, từ các trung khu thần kinh sẽ phát ra các xung động ly tâm đến các cơ quan thực hiện, nghĩa là phát sinh phản ứng trả lời kích thích. Người ta đã xác dịnh được vị trí của các trung khu thần kinh thực hiện các phản xạ cảm 16 xúc. Chúng định khu ở vỏ não vùng trán, ở hệ limbic và vùng dưới đồi. Hưng phấn từ các trung khu thần kinh này truyền theo các dây thần kinh thuộc hệ giao cảm và phó giao cảm có tác dụng làm thay đổi chức năng của các cơ quan nội tạng, gây ảnh hưởng dinh dưỡng lên hệ cơ xương và có tác dụng chuyển vào máu các hormon, các chất trung gian hóa học cũng như các chất được tạo ra trong quá trình chuyển hóa vật chất. Các chất này, đến lượt, lại tác động lên các cơ quan do hệ thần kinh thực vật chi phối. Tùy thuộc vào cường độ kích thích mà mức độ biểu hiện của các phản ứng cảm xúc có khác nhau 1.4. Chức năng của cảm xúc 1.4.1 Chức năng phản ánh – đánh giá Cảm xúc là sự phản ánh các nhu cầu cấp thiết (chất lượng và kích thước) của người và động vật qua não bộ, nó cho thấy khả năng hiện thực hóa các nhu cầu này trên cơ sở kinh nghiệm di truyền và tập nhiễm của các cá thể (Ximonov,1964,1881). Đây cũng chính là chức năng phản ánh – đánh giá của cảm xúc [3]. Cụ thể: Con người có rất nhiều nhu cầu khác nhau (ăn, ngủ, bảo toàn tính mạng, duy trì nòi giống, phát triển trí tuệ…). Chính những nhu cầu đó là động lực làm xuất hiện các hành vi nhằm thỏa mãn nhu cầu. Như vậy, nhờ có nhu cầu mà hoạt động phản xạ của bộ não không phải là hoạt động phản ánh thụ động, mà mang tính tích cực chủ động, tích cực phản ánh tất cả những gì cấp thiết cho cơ thể. Trong đó, hành vi là một dạng hoạt động vật chất đặc biệt của động vật và con người. Hành vi được thể hiện qua các phản ứng chống lại các yếu tố độc hại tác động lên cơ thể;các phản ứng nhằm bảo tồn sự sống; nhằm đảm bảo sự phát triển của loài v.v…Hành vi một phần là bản năng bẩm sinh. Bản năng bắt nguồn từ nhu cầu. Có nhu cầu mới làm xuất hiện bản năng, nó được di truyền phức tạp, ổn định nhằm đáp ứng nhu cầu. Khi thực hiện hóa các nhu cầu có hai trường hợp xảy ra: + Nếu thỏa mãn được nhu cầu =>ở đối tượng sẽ xuất hiện cảm xúc dương tính. 17 + Nếu không thỏa mãn nhu cầu => xuất hiện cảm xúc âm tính. Hay nói cách khác, nhìn vào cảm xúc (dương tính hay âm tính) ta có thể biết được đối tượng có đạt được nhu cầu hay không. Đó chính là chức năng phản ánh của cảm xúc. Bên cạnh đó, cảm xúc không chỉ thông báo cho não bộ biết mức độ lợi/hại của các tác động lên cơ thể để đưa ra câu trả lời thích hợp (các phản ứng, các hành vi) mà nó còn đánh giá tình huống nhằm tạo ra các điều kiện tốt nhất trong hoạt động của não bộ. Có thể nói, cảm xúc là thước đo vạn năng các giá trị chứ không chỉ đánh giá theo khía cạnh tương đương hóa, theo nguyên tắc: độc hạikhó chịu; có lợi dễ chịu. Nhờ có cảm xúc mà mọi phản ứng của cơ thể trở nên chính xác, tiết kiệm và hợp lý hơn [3]. 1.4.2 Chức năng chuyển giao của cảm xúc Có hai trường hợp xảy ra của cảm xúc: Cảm xúc dương tính: báo hiệu thời điểm thỏa mãn nhu cầu đã gần tới. Khi đó, chủ thể sẽ có xu hướng muốn kéo dài/tăng cường/lặp lại trạng thái này. Kéo dài/tăng cường/lặp lại là xu hướng cực đại hóa của hành vi. Cảm xúc âm tính: báo hiệu thời điểm thỏa mãn nhu cầu bị đẩy ra xa. Khi đó, chủ thể cố gắng giảm bớt/ngăn cản/chấm dứt trạng thái này. Giảm bớt/ngăn cản/chấm dứt là xu hướng cực tiểu hóa của hành vi. Như vậy, hành vi được thực hiện theo nguyên tắc : Thoải mái cực đại hóa; khó chịu  cực tiểu hóa. Ví dụ : Thí nghiệm cắm điện cực vào trung khu thường và phạt trong não chuột của Olds và Miner. Cho nên, cảm xúc của động vật phải được đánh giá qua hành vi, chứ không phải qua các biểu hiện bên ngoài [3]. Chức năng chuyển giao của cảm xúc được thể hiện qua phản xạ không điều kiện và có điều kiện. Cụ thể: Cảm xúc phản ánh nhu cầu và khả năng thực hiện hóa nhu cầu. Các phản xạ đều là các phản ứng trả lời các kích thích từ bên ngoài hay bên trong tác động lên cơ thể. Khi có kích thích sẽ xuất hiện khả năng tư duy, phân tích logic 18 dưới dạng “tiên đoán cách giải quyết” trong não bộ để tìm ra định hướng tốt nhất cho phản ứng trả lời lại kích thích,nhằm lựa chọn hành vi tốt nhất để thực hiện. Như vậy, cảm xúc đã chuyển giao từ sự phản ánh, đánh giá sang định hướng hành vi. Muốn thỏa mãn nhu cầu (tức là muốn có cảm xúc dương tính) thì hành vi phải được định hướng lại với sự tham gia của hệ thần kinh. Đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy sự tiến hóa của não bộ. 1.4.3 Chức năng củng cố của cảm xúc THỂ HIỆN CỦA CHỨC NĂNG CỦNG CỐ Tạo ra các ổ hưng phấn ưu thế - dễ hình thành phản xạ có điều kiện Thay đổi tốc độ thành lập và độ bền vững của phản xạ có điều kiện Chỉ có tác dụng củng cố khi kích thích tác động vào ngoại thụ cảm Hiện tượng cộng hưởng cảm xúc – sự đồng cảm về cảm xúc Hình 6. Sơ đồ mối liên quan giữa chức năng củng cố của cảm xúc với hoạt động hành vi [3] Quá trình hình thành phản xạ có điều kiện trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Khi hai trung khu thần kinh đại diện cho tín hiệu và tác nhân củng cố cùng hưng phấn một lúc trên vỏ não sẽ làm xuất hiện sự liên hệ giữa hai trung khu này, gọi là đường liên hệ tạm thời. Đường liên hệ tạm thời sau khi được củng cố nhiều lần sẽ hình thành phản xạ có điều kiện. Khi đó, cảm xúc xuất hiện nhằm tạo ra các ổ hưng phấn ưu thế rất cần thiết cho việc hình thành các phản xạ có điều kiện, nhất là đối với phản xạ có điều kiện công cụ. Phản xạ có điều kiện công cụ khác với các phản xạ có điều kiện thông thường, phản xạ có điều kiện công cụ là phản ứng tìm tòi một cách tích cực của 19 cơ thể để vượt qua những vật cản nhằm đạt được những mục đích cần thiết cho bản thân trước sự khó khăn và cản trở của điều kiện môi trường. Như vậy, đối tượng thí nghiệm phải chủ động tìm ra cách giải quyết nhằm đáp ứng các nhu cầu cấp thiết. Sự củng cố hành vi và cách giải quyết thích hợp không tự nó đến mà phụ thuộc vào phản ứng của đối tượng đối với tín hiệu có điều kiện. Ví dụ: Hình thành phản xạ bật đèn – cho ăn – tiết nước bọt. Nếu không có nhu cầu ăn sẽ không có phản ứng nào được thực hiện. Vì vậy, phản ứng cảm xúc trong trường hợp này là yếu tố quyết định, không thể thiếu được đối với việc hình thành hành vi. Phản ứng củng cố trực tiếp ở đây không phải chỉ nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó mà là phải nhận được kết quả mong muốn (dễ chịu, cảm xúc dương tính) hay phải loại bỏ kích thích không hợp (khó chịu, cảm xúc âm tính). Phản ứng này sẽ xuất hiện ra sao phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái chức năng của cơ thể - vào cảm xúc. Tùy thuộc vào trạng thái cảm xúc mà các kích thích dễ chịu hay khó chịu sẽ làm xuất hiện các phản ứng trả lời khác nhau. Điều này có nghĩa là trạng thái cảm xúc đã ảnh hưởng tới tốc độ hình thành phản xạ và thời gian duy trì nó. Một ví dụ liên quan với việc kích điện tác động vào các trung khu tạo ra phản ứng hiếu chiến kết hợp với các kích thích tiêu hóa. Giả sử ta cho mèo ăn no, nghĩa là nó không có cảm giác đói, không có nhu cầu tìm thức ăn. Bây giờ ta bắt đầu kết hợp kích thích điện tác động vào vùng “hiếu chiến” với tác nhân củng cố bằng thức ăn. Kết quả, con mèo sẽ thấy giận dữ và lo sợ khi nhìn thấy thức ăn. Sau từ 5 – 50 lần củng cố sẽ tạo được hành vi bỏ chạy một cách sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn. Cảm xúc sợ hãi kết hợp với việc nhìn hoặc ngửi thấy mùi thức ăn ở con vật no bụng đã làm cho phản xạ tự vệ - vận động hình thành nhanh và bền vững hơn. Đây chính là vai trò củng cố của cảm xúc [3]. Theo Oniani (1975) thì ảnh hưởng củng cố chỉ thực hiện được khi kích thích các cấu trúc của não bộ mà trong điều kiện bình thường có thể bị hoạt hóa dưới tác động của các yếu tố bên ngoài . Ví dụ: Khi nhìn một người khác bị đói thôi thì ta sẽ không có cảm giác đói. Nhưng khi nhìn thấy một hình ảnh đáng sợ thì ta sẽ có cảm giác sợ. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan