Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận quản trị nguồn nhân lực tại khách sạn The Imperial Vũng Tàu...

Tài liệu Tiểu luận quản trị nguồn nhân lực tại khách sạn The Imperial Vũng Tàu

.DOC
50
9940
75

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Tên đề tài: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TUYỂN DỤNG TẠI KHÁCH SẠN THE IMPERIAL VŨNG TÀU VŨNG TÀU 2017 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KHÁCH SẠN THE IMPERIAL 3 1. Vị trí của khách sạn 3 2. Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn 3 3. Kiến trúc và quy mô khách sạn 4 4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn 4 5. Cơ cấu tổ chức nhân sự của khách sạn 7 Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG I. 11 Khái quát về công tác tuyển dụng 11 1. Khái niệm 11 2. Mục tiêu, vai trò của công tác tuyển dụng 11 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng 12 II. Công tác thu hút ứng viên 13 1. Nguyên tắc chọn nguồn tuyển dụng 2. Nguồn thu hút ứng viên 13 14 Chương 3. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC 19 I. Quy trình nghiên cứu 19 1. Mục đích khảo sát nghiên cứu 19 2. Đối tượng khảo sát 19 II. Phương pháp nghiên cứu 19 1. Thiết kế nghiên cứu 19 2. Thiết kế bảng câu hỏi 19 3. Mô tả mẫu và cỡ mẫu 20 4. Kiểm định thang đo 20 III. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu 20 IV. Kết quả khảo sát và thực trạng công tác tuyển dụng tại khách sạn 20 Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TẠI KHÁCH SẠN THE IMPERIA. …………………….....43 I. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng tại khách sạn 43 1. Về kế hoạch và chính sách tuyển dụng 43 2. Phân tích công việc 43 II. Kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng tại khách sạn 43 1. Công tác tiếp nhận hồ sơ và nhập hồ sơ 44 2. Công tác phỏng vấn 44 3. Chính sách động viên khuyến khích và thu hút người tài KẾT LUẬN 45 Bảng chữ cái viết tắt KMS: nhân viên khách sạn. Trang 1 LỜI MỞ ĐẦU Thực tiễn cho thấy sự tồn tại, phát triển của một tổ chức phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều điều kiện nhưng chủ yếu nhất vẫn là phụ thuộc vào con người hay nguồn nhân lực của tổ chức. Một số tổ chức từ những ngày sơ khai đều có nguồn nhân lực của mình. Để có được nguồn nhân lực đó không cách nào khác tổ chức đó phải tiến hành tuyển dụng lao động và trực tiếp quản lý sử dụng nguồn nhân lực đó. Trong xu thế ngày càng phát triển và hội nhập Quốc tế, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt và khốc liệt của các tổ chức để phát triển bền vững cũng là do nguồn nhân lực con người vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, cả về thể lực và trí lực. Vậy tuyển dụng có một vị trí vô cùng quan trọng đối với tổ chức cũng như đối với công tác quản trị nguồn nhân lực. Tuyển dụng là tiền đề cho các hoạt động khác của quản trị nguồn nhân lực. Hiện nay khách sạn THE IMPERIAL đang phát triển thị trường trong nước kết hợp với việc mở rộng thi trường ra nước ngoài. Việc phát huy năng lưc của khách sạn THE IMPERIAL tại thị trường du lịch Vũng Tàu đang tốt. Tuy nhiên, đối với việc mở rộng thị trường ra nước ngoài thì khách sạn vẫn chưa có nguồn nhân lực đủ trình độ. Mọi công việc liên quan đến thị trường này chỉ do một mình cá nhân lãnh đạo cao nhất khách sạn thực hiện, dẫn đến chưa đáp ứng được mục tiêu của khách sạn một cách tốt nhất. Việc đào tạo và phát triển cho nhân lực khách sạn để phát triển thị trường nước ngoài này là vô cùng cấp thiết. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: " thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuyển dụng tại khách sạn THE IMPERIAL Vũng Tàu” Trang 2 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KHÁCH SẠN THE IMPERIAL 1 . Vị trí của khách sạn - Tên gọi: The IMPERIAL Hotel mang ý nghĩa là Cung Điện. - Khách sạn IMPERIAL được toạ lạc tại số 159-163 đường Thùy Vân, TP.Vũng Tàu với 1 vị trí lý tưởng hướng ra “Bãi Sau”, một trong những bãi biển đẹp nhất ở Vũng tàu với chiều dài hơn 10km. - Cách Tp HCM 125km với khoảng 2h15 phút lái xe, cách tàu cánh ngầm khoảng 4km, khoảng 90 phút đi tàu cao tốc. 2. Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn. - Công ty cổ phần bất động sản Lạc Việt là một công ty phát triển bất động sản chuyên nghiệp mang thương hiệu quốc tế THE IMPERIAL Group do ông Huỳnh Trung Nam làm chủ tịch hội đồng quản trị đã chính thức đi vào hoạt động từ năm 2003 với số vốn điều lệ là 150 tỷ đồng và tăng lên 250 tỷ đồng vào năm 2007 với các lĩnh vực hoạt động chủ yếu địa ốc, cao ốc văn phòng, khách sạn, khu mua sắm và giải trí, du lịch với nhiều dự án trực tiếp làm chủ đầu tư và góp vốn đầu tư. Tất cả các công trình này đều nằm ở các trung tâm kinh tế, du lịch của thành phố lớn có tiềm năng phát triển rất tốt. Và với những ý tưởng kinh doanh lớn hơn, công ty Lạc Việt đã chính thức ra mắt thương hiệu IMPERIAL Group. IMPERIAL Group phát triển trên 4 lĩnh vực: Trung tâm thương mại với thương hiệu IMPERIAL Plaza, Khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp với thương hiệu IMPERIAL Hotel & Resort, căn hộ cao cấp cho thuê với thương hiệu IMPERIAL Presidences và dịch vụ cho thuê văn phòng cao cấp với thương hiệu IMPERIAL Business Center . - Tập đoàn Celadon sau 5 năm thành lập đã có mặt tại nhiều thành phố tại các nước Việt Nam, Campuchia và Pusan sau khi gia nhập vào Việt Nam đã nhanh chóng tìm được một chỗ đứng thực sự trong việc quản lý kinh doanh và phát triển nhiều khách sạn và khu nghỉ mát cao cấp trong đó có IMPERIAL Group. Đứng đầu tập đoàn là ông Paul Stoll, người đã tham gia vào Hiệp hôi du lịch Việt Nam từ năm 1996. Trang 3 - Khách sạn THE IMPERIAL là một trong những hoạt động kinh doanh chính đã mang lại cho THE IMPERIAL Group nhiều nguồn thu lớn từ việc kinh doanh, cung cấp những dịch vụ lưu trú, giải trí, hội họp ngay tại khách sạn. Sau hơn 3 năm khởi công xây dựng, khách sạn THE IMPERIAL Vũng Tàu chính thức đưa vào hoạt động những hạng mục đầu tiên từ tháng 3-2009. Khách sạn THE IMPERIAL có hướng nhìn ra bãi Sau với bờ cát trắng dài khoảng 10km thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. - “Cung điện” này đã là nơi đón tiếp các thí sinh tham gia vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu Quý bà đẹp và thành đạt Việt Nam 2009. Và cũng là nơi nghỉ ngơi của hàng trăm quý bà đến từ các quốc gia trên thế giới, chính tại nơi đây đã diễn ra cuộc thi Hoa hậu Quý bà đẹp và thành đạt thế giới 2009 với nhiều thành công rực rỡ. 3. Kiến trúc và quy mô khách sạn. Khách sạn THE IMPERIAL Vũng Tàu là khách sạn tiêu chuẩn 5 sao đầu tiên tại TP. Vũng Tàu mang đậm nét cổ điển phương Tây do công ty thiết kế lừng danh Graham Taylor thực hiện. Sau hơn 3 năm khởi công xây dựng, khách sạn THE IMPERIAL Vũng Tàu chính thức đưa vào hoạt động những hạng mục đầu tiên từ tháng 3-2009. Khách sạn cao 7 tầng với 144 phòng (diện tích mỗi phòng từ 40m 2 đến 270m2) được đặt tên theo các cung điện nổi tiếng ở phương Tây. Ở THE IMPERIAL Vũng Tàu tranh có mặt ở khắp nơi. Tranh được treo trên tường, tranh ở trong phòng ngủ, phòng tắm; trên mỗi trần ở các phòng, sảnh đều có những bức bích họa lớn rất sắc nét… Ước tính, trong khuôn viên khách sạn THE IMPERIAL Vũng Tàu có khoảng 3.000 bức tranh nghệ thuật với chủ đề hoài cổ phương Tây. 4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Khách sạn với mặt tiền tương đối rộng nằm song song với trục đường giao thông. Toàn bộ nội thất của khách sạn được làm từ những chất liệu mộc như đá hoa cương trắng, đồng, gỗ, thủy tinh hoặc gốm sứ… Đồ dùng, trang trí nội thất, các hoa văn trên Trang 4 tường đến hệ thống đèn chùm, bàn ghế, cốc bằng sứ chạm nhũ vàng hay vòi tắm hoa sen… đều được các nghệ nhân làm bằng tay, chăm chút từng chi tiết nhỏ. Gối nệm ở khách sạn THE IMPERIAL Vũng Tàu cũng được thiết kế độc đáo, với sự pha trộn hài hòa giữa lông ngỗng và bông, đưa du khách đến một giấc ngủ nhẹ nhàng và êm ái. Ngoài hệ thống phòng ngủ sang trọng, khách sạn THE IMPERIAL còn có ba phòng hội nghị sang trọng theo phong cách hoàng cung. Phòng lớn nhất có sức chứa khoảng 600 người, đây cũng là không gian lý tưởng để tổ chức họp mặt, tổ chức sinh nhật và tiệc cưới. Khách sạn THE IMPERIAL còn có 4 nhà hàng sang trọng: nhà hàng hải sản, nhà hàng quốc tế, nhà hàng Trung Hoa và khu ẩm thực Trung tâm thương mại. Bên cạnh đó còn có 3 quầy bar phục vụ với mô hình khác nhau về nhu cầu ẩm thực, giải trí của du khách; có hẳn một bãi biển riêng với quầy bar và bể bơi ngay trên bờ biển.  Khu công cộng: Có thang máy riêng (cho khách, cho nhân viên) có hệ thống cứu hoả, phương tiện phòng cháy chữa cháy đầy đủ hoạt động tốt, có cầu thang thoát hiểm khi gặp sự cố. Hệ thống điện cung cấp đủ 24 giờ trong ngày, độ chiếu sáng đảm bảo theo yêu cầu của từng khu vực. Có hệ thống xử lý nước sạch, tiệt trùng.  Quầy tiếp tân: Được thiết kế sang trọng và hiện đại.  Trang thiết bị phục vụ lưu trú: Khách sạn có 144 phòng sang trọng, trên 80% số phòng có ban công, sàn phòng được lát bằng vật liệu chất lượng tốt sau đó còn được trải thảm, 100% số phòng có tivi bắt được nhiều kênh truyền hình quốc tế. Tất cả các phòng đều có máy điều hoà nhiệt độ và tủ lạnh.  Trang thiết bị phục vụ Meeting: Tại phòng hội thảo THE IMPERIAL Vũng Tàu, cung cấp một không gian ấm áp nhất và chính thức đó là lý tưởng cho các cuộc họp quan trọng của công ty giữa các đối tác kinh doanh. Trang bị hiện đại, đầy đủ bàn ghế, micro, đèn điện các loại, máy chiếu, màn chiếu, trang thiết bị văn phòng phục vụ hội thảo, trực quan, hệ thống âm thanh và ánh sáng cũng như năng lực tiêu chuẩn, phòng hội nghị THE IMPERIAL Vũng Tàu sẽ là một lựa chọn hoàn hảo của sự kiện và chương trình nghị sự hàng năm cho cả doanh nghiệp và giải trí.  Thiết bị giải trí: Spa and Massage, Kids clup. Trang 5  Kho gửi hành lý: Khách sạn có sẵn phòng gừi hành lý cho khách, nhân viên phục vụ khuân vác lúc nào trong tư thế sẵn sàng phục vụ quý khách với thái độ nhiệt tình.  Bảo dưỡng trang thiết bị: Lập, tổ chức và triển khai kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng định kỳ ngắn hạn và dài hạn cho tất cả các trang thiết bị, máy móc cũng như toàn bộ hệ thống cơ điện lạnh và cơ sở hạ tầng của Khách sạn; và đảm bảo công tác vận hành các trang thiết bị hàng ngày được thực hiện tốt.  Cơ sở phục vụ ăn uống: Là một bộ phận không thể thiếu trong khách sạn, hệ thống nhà hàng của khách sạn trang trí bên trong vừa tiện nghi vừa thoải mái, nhà hàng có sức chứa 100 khách. Đây là nơi lý tưởng để tổ chức các buổi tiệc sang trọng theo đơn đặt hàng. 5. Cơ cấu tổ chức nhân sự của khách sạn. Trang 6 Sơ đồ cơ cấu tổ chức khách sạn: General Manager Excutive serc Director of operation Finance FO Human Resource s HK Sales & Marketing F&B Recreatio n M&E Securit y Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức khách sạn The IMPERIAL Vũng Tàu Trang 7  Tổng giám đốc - Chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Pháp luật, và tổ chức Lạc Việt về mọi hoạt động kinh doanh của khách sạn. - Thực hiện và điều hành có hiệu quả mọi hoạt động kinh doanh, lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị thực hiện tốt mọi chỉ tiêu của cấp trên. - Tiếp nhận, thi hành mọi chỉ thị và báo cáo đúng, đủ các chỉ tiêu theo yêu cầu của cấp trên. Mở rộng và không ngừng nâng cao uy tín của khách sạn với khách hàng trong và ngoài nước trên cơ sở chất lượng, số lượng dịch vụ. - Tổ chức và tìm mọi biện pháp đảm bảo công ăn việc làm và đời sống cho người lao động.  Giám đốc điều hành - Trực tiếp nhận chỉ thị từ Tổng Giám Đốc và thi hành những kế hoạch đã đề ra. - Trực tiếp quản lý các nhân viên trong khách sạn và xử lý, giải quyết những trường hợp khiếu nại của khách hàng cấp cao.  Các bộ phận Tài chính kế toán (Finance) Bộ phận này bao gồm nhiều kế toán của từng bộ phận khác nhau để tiện tính toán việc thu chi của khách sạn. Bộ phận kế toán có nhiệm vụ báo cáo cân đối thu chi hàng tháng và thể hiện tất cả các báo cáo trên giấy tờ, chứng từ cụ thể khi cấp trên cần. Hiện nay bộ phận kế toán của khách sạn IMPERIAL gồm có 17 người trong đó có 01 kế toán trưởng và 01 trợ lý kế toán làm nhiệm vụ báo cáo tổng cộng thu chi của toàn bộ các bộ phận và tính lương cho tất cả các nhân viên. Ở mỗi bộ phận có 2 kế toán viên để theo dõi báo cáo hàng ngày. Sales & Marketing Đây là bộ phận có ít thành viên nhất trong khách sạn. Chịu trách nhiệm gặp gỡ khách hàng giới thiệu những sản phẩm dịch vụ cũng như đưa ra những giải pháp Trang 8 ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ để ngày càng bán được nhiều hơn số sản phẩm đó. Bộ phận này còn chịu trách nhiệm nhận đặt hàng từ phía khách hàng về tiệc, họp, hay những sự kiện trong khách sạn để báo cho các trưởng bộ phận để chuẩn bị và trang trí cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Tất cả những gì cần cho các yêu cầu của khách hàng và những bộ phận phối hợp tổ chức tất cả các sự kiện diễn ra như ngày tháng tổ chức, yêu cầu số lượng, cách thức, món ăn, sân khấu, và những phụ kiện trang trí sẽ được nhân viên phòng Sales thể hiện trên giấy tờ và email gửi cho các trưởng bộ phận được gọi là B.E.O (Banquet Event Oder). Bộ phận phục vụ thực phẩm và thức uống (Food and Baverage hay còn gọi là F&B) Đây là bộ phận có số lượng nhân viên đông nhất và đem lại nhiều doanh thu cho khách sạn nhất. F&B được chia thành 2 khâu phân biệt: + Khâu cung cấp thực phẩm và thức uống cho khách sạn (F&B Product) : Khâu này gồm 58 nhân viên làm công việc đặt những thực phẩm và đồ uống mà khách sạn cần trong một ngày, hay một tháng. Làm sổ sách và thống kê những nguyên vật liệu đã nhập và đã xuất cho kế toán thu chi của bộ phận F&B. Bất kỳ một bộ phận nào khi đặt những thực phẩm và nước uống cho khách đều phải có hoá đơn đặt hàng cho F&B Product và ký xác nhận đã lấy hàng từ kho nguyên vật liệu. Khâu phục vụ (F&B Service) Hiện nay, khâu này có số nhân viên đông nhất trong khách sạn và được chia ra thành 2 nhánh nhỏ: Yến tiệc (Banquet), Nhà hàng (Restaurant) và Bếp (Kitchen). Kỹ thuật (Engineering) Trang 9 Bộ phận này có 18 nhân viên và 01 trưởng bộ phận phối hợp làm việc chuyên “chăm sóc” các trang thiết bị máy móc, quạt, đèn, âm thanh và bảo trì nó để khách sạn được hoạt động tốt nhất. Bộ phận này còn chịu trách nhiệm kiểm tra và chạy thử những máy móc mới nhập về trong khách sạn. Bộ phận tiếp tân (Front Office) Lễ tân được chia ra nhiều nhánh nhỏ gồm: Canh cửa (Doormen), khuân vác hành lý (Bellboy), ký gửi hành lý của khách (Concert), nhận đặt phòng (Reservation), lễ tân (Receptionist) Trang 10 Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG Khái quát về công tác tuyển dụng Khái niệm Công tác tuyển dụng là quá trình tìm kiếm, thu hút, đánh giá và quyết định lựa chọn những người lao động có đủ năng lực, tình nguyện ứng tuyển vào làm việc cho khách sạn nhằm đáp ứng nhu cầu lao động cả về số lượng và chất lượng để đảm bảo kế hoạch hoạt động và phát triển của chính khách sạn đó đề ra. Mục tiêu, vai trò của công tác tuyển dụng Mục tiêu của công tác tuyển dụng Giúp cho khách sạn có đầy đủ số lượng lao động phù hợp với vị trí công việc mà khách sạn đó cần trong giới hạn thời gian yêu cầu. Nhân sự được tuyển dụng phải là người có đạo đức, có nhân cách phù hợp với môi trường làm việc và văn hóa của khách sạn, có đủ năng lực để hoàn thành công việc ở vị trí công việc mà họ đảm nhiệm, có động cơ làm việc phù hợp với yêu cầu của công việc và mục tiêu của khách sạn. Đây là một yêu cầu khách quan trong công tác tuyển dụng của khách sạn. Việc công tác tuyển dụng hoàn thành tốt sẽ đáp ứng được nhu cầu phát triển và nhu cầu thay thế lao động của khách sạn. Vai trò của công tác tuyển dụng Tuyển dụng là khâu đầu tiên và rất quan trọng trong công tác quản trị nguồn nhân lực của khách sạn. Công tác tuyển dụng được thực hiện tốt sẽ góp phần giúp khách sạn đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra thông qua việc lựa chọn hợp lý và sắp xếp nguồn nhân lực đúng vị trí để họ hoàn thành nhiệm vụ và phát huy khả năng của mình. Quá trình tuyển dụng giúp nhà quản trị nhân sự đưa ra các quyết định tuyển dụng một cách đúng đắn nhất. Quyết định tuyển dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với chiến lược kinh doạnh và các hoạt động của tổ chức là chìa khóa mang đến sự thành công cho bạn cũng như cho khách sạn bạn, bởi vì quá trình tuyển dụng tốt sẽ giúp cho khách sạn có được những con người có kỹ năng, phẩm chất phù hợp cho sự phát triển của khách sạn. Quyết định tuyển dụng tốt tạo nền tảng cho việc thực hiện công việc hiệu quả của nhân viên, của nhóm và của toàn bộ khách sạn. Trái lại, quyết định tuyển dụng tồi sẽ kéo năng lực làm việc xuống thấp và gây nhiều tốn kém trong điều chỉnh. Tuyển dụng tốt giúp cho các khách sạn giảm chi phí tuyển dụng lại và đào tạo lại, chi phí cho việc gián đoạn công việc, đồng thời tránh được các thiệt hại rủi ro trong quá trình thực hiện công việc do sự Trang 11 thiếu hụt về số lượng hay chất lượng lao động. David Oglivy đã đúc kết vai trò của việc tuyển dụng: “Nếu mỗi chúng ta đều tuyển những người kém hơn chúng ta, chúng ta sẽ trở thành công ty của những gã lùn. Còn nếu tuyển những người giỏi hơn, chúng ta sẽ trở thành công ty của những người khổng lồ”. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng rất đa dạng, có thể phân ra thành hai nhóm chính như sau: Môi trường bên ngoài khách sạn và môi trường bên trong khách sạn. Môi trường bên ngoài khách sạn Đối với các khách sạn lớn, trong thực tế việc dự báo nguồn cung cấp ứng viên từ thị trường lao động thường dựa trên cơ sở dự báo tình hình kinh tế nói chung. Những yếu tố đó bao gồm: Cơ cấu ngành nghề: Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và du lịch của quốc gia, địa phương. Nếu như ở một địa phương nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn hơn những ngành nghề khác rất nhiều thì số lượng và chất lượng lao động cho các ngành nghề khác rất nhiều thì số lượng và chất lượng lao động cho các ngành nghề khác là rất hạn chế. Những quy định của chính phủ: Luật đầu tư, luật bảo hiểm xã hội, luật bảo hiểm y tế, luật bảo hiểm thất nghiệp, luật lao động… Văn hóa dân tộc: Văn hóa dân tộc có ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng chính sách tuyển dụng cụ thể là những tiêu chuẩn về ứng viên sao cho có thể tuyển dụng được những người phù hợp với nền văn hóa của khách sạn đồng thời khách sạn cũng xây dựng văn hóa gần gũi với nền văn hóa dân tộc ở địa phương đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ứng viên. Mức sống dân cư: Mức sống dân cư ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực (trình độ, chuyên môn, thể lực…), đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động (động cơ, động lực, nhu cầu của người lao động). Đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định tuyển dụng của khách sạn. Thị trường lao động: Thị trường lao động của địa phương cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc cung ứng ứng viên cho khách sạn. Việc làm có thể tăng lên hay giảm rõ rệt trong thành phố hoặc một vùng nào đó do kết quả mở hay đóng cửa của một vài khách sạn lớn hoặc một vài đợt di dân. Môi trường bên trong khách sạn Trang 12 Tính cạnh tranh của khách sạn: Là loại hình, tên gọi, uy tín, quy mô, triển vọng của khách sạn. Nếu như những mặt đó được mọi người đánh giá cao thì khả năng thu hút ứng viên giỏi của khách sạn là rất cao. Chính sách về nhân sự của khách sạn: Chính sách nhân sự của khách sạn mà tốt thì khả năng thu hút ứng viên giỏi rất cao. Nếu khách sạn theo đuổi chính sách thăng tiến, đề bạt nội bộ thì khách sạn đã tự hạn chế số lượng ứng viên cho công việc, đặc biệt là những chức vụ quan trọng. Còn nếu khách sạn có chính sách động viên khuyến khích nhân viên tốt thì khách sạn đó sẽ có tính cạnh tranh cao trên thị trường lao động. Văn hóa khách sạn: Văn hóa khách sạn bạn phải có sức hấp dẫn đối với những loại người mà bạn muốn thu hút. Tùy theo kiểu người mà bạn muốn tìm kiếm, bạn có thể thay đổi môi trường văn hóa trang trọng hoặc thân mật hơn, thoải mái hơn hoặc có nhịp điệu nhanh hơn. Văn hóa khách sạn còn là một hệ thống các giá trị, các niềm tin, các chuẩn mực được chia sẽ, nó thống nhất các thành viên trong tổ chức, và nó được thể hiện qua biểu tượng, các mẫu chuyện, nghi thức và nghi lễ… Công tác thu hút ứng viên Nguyên tắc chọn nguồn tuyển dụng Khi một khách sạn hoạch định nhu cầu về nhân viên, trước hết các khách sạn đó phải đánh giá các giải pháp khác rồi mới tính đến việc tuyển thêm người. Các giải pháp tuyển dụng khác bao gồm lao động phụ trợ, tuyển nhân viên tạm thời và thuê mướn từ khách sạn khác. Khi các giải pháp này vẫn không đáp ứng nhu cầu thì khách sạn bắt đầu tiến hành tuyển dụng từ sự yêu cầu bổ sung nhân sự của một cấp quản trị nào đó. Bộ phận này có trách nhiệm nêu lên chức danh công việc, tên bộ phận cần tuyển, ngày cần tuyển nhân viên và các chi tiết khác. Nhận được thông tin này trưởng bộ phận nhân sự đối chiếu với bản mô tả công việc để xác định cần phải tuyển ứng viên có trình độ như thế nào và nguồn tuyển dụng nào là phù hợp nhất. Kế tiếp là xác định loại nhân viên đang cần tuyển đã có sẵn trong nội bộ khách sạn hay chưa hoặc phải tuyển từ nguồn bên ngoài. Bởi vì, việc tuyển người mới tốn kém hơn cho nên khách sạn phải cân nhắc kĩ xem đã sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có chưa. Khi nguồn nội bộ cũng không giải quyết được nhu cầu thì khách sạn mới tuyển người từ bên ngoài. Trang 13 Mỗi kênh tuyển dụng đều có mặt tích cực và mặt tiêu cực cho nên các nhà quản trị phải cân nhắc trong việc lựa chọn kênh tuyển dụng để có thể thu hút được những ứng viên phù hợp với công việc mà khách sạn đang cần tuyển với chi phí thấp nhất. Nguồn thu hút ứng viên Nguồn ứng viên từ nội bộ khách sạn Tuyển nhân viên từ trong nội bộ khách sạn thường được gọi là tuyển nhân viên hiện hành. Khác với đề bạt, bổ nhiệm nội bộ, hình thức này được thực hiện công khai với các tiêu chuẩn rõ ràng đối với tất cả các ứng viên từ trong nội bộ khách sạn. Để có thể xác định được có bao nhiêu ứng viên từ trong nội bộ khách sạn, các khách sạn nên có những thông tin về số lượng, chất lượng và các đặc điểm cá nhân của nhân viên thông qua việc thu thập và xây dựng hồ sơ nhân viên, biểu đồ thuyên chuyển nhân viên và phiếu thăng chức. Ưu điểm Nhân viên đã được thử thách về lòng trung thành, thái độ làm việc nghiêm túc, trung thực, tinh thần trách nhiệm cao và ít bỏ việc. Nhân viên cũ sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn nhân viên mới trong quá trình thực hiện công việc, nhất là trong thời gian đầu, bởi lẽ họ đã hiểu được chính sách, văn hóa của khách sạn, đã có sẵn các mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới nên có thể nhanh chóng hội nhập vào môi trường làm việc. Nhân viên sẽ thấy được cơ hội thăng tiến tại khách sạn do đó họ sẽ gắn bó với khách sạn và làm việc tích cực. Khách sạn đánh giá được khả năng của họ một cách chính xác hơn thông qua quá trình làm việc tại khách sạn. Hơn nữa, nguồn tuyển này cũng sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với nguồn tuyển từ bên ngoài. Nhược điểm Việc tuyển nhân viên vào một chức vụ trống trong khách sạn theo kiểu thăng chức có thể gây ra hiện tượng chai lì, xơ cứng do các nhân viên được thăng chức quen với cách làm việc của cấp trên trước đây và họ sẽ rập khuôn theo cách làm việc đó, dẫn đến thiếu sáng tạo, điều này rất nguy hiểm nếu khách sạn đang ở tình trạng trì trệ, hoạt động kém hiệu quả. Trang 14 Trong khách sạn dễ hình thành nhóm “ứng viên không thành công”, họ là những người ứng cử vào một vị trí chức vụ còn trống nào đó nhưng lại không được tuyển chọn, từ đó có tâm lý không phục lãnh đạo, bất hợp tác với lãnh đạo, dễ chia bè phái, mất đoàn kết, ảnh hưởng công việc chung. Để tránh điều này, khách sạn cần công bằng trong việc đánh giá ứng viên, công bố rõ các tiêu chuẩn, kết quả thi để không gây tâm lý hoang mang. Nguồn ứng viên từ bên ngoài khách sạn Trước khi tuyển dụng nhân viên từ bên ngoài khách sạn cần xem xét hoạch định rõ ràng các chức danh cần tuyển đã có sẵn trong nội bộ khách sạn hay chưa hoặc phải tuyển từ bên ngoài. Có nhiều kênh tuyển dụng, tùy thuộc vào quy mô, khả năng tài chính và vị trí cần tuyển mà khách sạn lựa chọn kênh tuyển dụng hiệu quả và phù hợp nhất. Kênh do người trong khách sạn giới thiệu Nhân viên biết rõ hoạt động của khách sạn và vị trí mà khách sạn đang cần tuyển dụng đồng thời họ cũng hiểu rõ được bạn bè, người thân của họ cần việc làm gì. Bên cạnh đó, họ lại hiểu rõ về văn hóa, môi trường làm việc của khách sạn và tính cách, năng lực của bạn bè, người thân họ có phù hợp với vị trí mà khách sạn đang cần tuyển hay không. Ưu điểm Chi phí tuyển dụng từ nguồn này tương đối thấp so với các nguồn khác. Vì uy tín của những người làm trong khách sạn nên họ luôn giới thiệu những người phù hợp với công việc, với tổ chức. Nhược điểm Trong quá trình tuyển dụng vì sợ mất lòng với đồng nghiệp (người giới thiệu) nên chuyên viên tuyển dụng họ sẽ ưu tiên những người do đồng nghiệp giới thiệu hơn là người từ nguồn khác, điều này sẽ tạo sự bất bình đẳng, không công bằng trong tuyển dụng. Trong trường hợp này chuyên viên tuyển dụng phải thật khách quan, công bằng và có lập trường riêng của mình. Tất cả các hồ sơ ứng tuyển đều được xem xét như nhau, tuy nhiên nếu hai ứng viên có số điểm ngang nhau thì chọn ứng viên do người do khách sạn giới thiệu. Nếu người được giới thiệu không trúng tuyển có thể làm mất tình cảm đối với người giới thiệu. Từ các trường học Trang 15 Ngày nay, các trường đại học và cao đẳng trở thành nguồn cung cấp nhân lực chính cho khách sạn. Nhiều khách sạn thường đến các trường đào tạo để tìm kiếm ứng viên cho đơn vị mình. Khách sạn thường tổ chức các cuộc hội thảo, ngày hội việc làm tại trường, phát đơn tuyển dụng đến các trường… và qua các buổi kiểm tra, phỏng vấn sẽ tìm được ứng viên sáng giá để trao học bổng hay nhận vào làm việc. Ưu điểm Sinh viên mới ra trường có những phẩm chất mà những lớp người đi trước thường không có như: trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo và khả năng tiếp thu cái mới rất nhanh. Đây là kênh tuyển dụng rất hiệu quả nhờ vào những ưu điểm nổi bật của nó mà các kênh tuyển dụng khác không có được. Nhược điểm Lớp trẻ thường đi với thiếu kinh nghiệm, tính nông nổi nên chỉ có thể đảm nhận được những nhiệm vụ đơn giản, tính trách nhiệm không cao. Để sử dụng kênh này có hiệu quả đòi hỏi khách sạn phải có tiềm lực tài chính và uy tín cao, và đội ngũ dìu dắt lớp trẻ này. Đăng thông tin tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng Khách sạn thường đăng thông báo tuyển dụng trên các báo đài, tivi, Internet. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, thì Internet là công cụ hữu ích cho việc đăng các thông tin tuyển dụng. Ưu điểm Từ kênh này khách sạn sẽ thu hút được rất nhiều ứng viên tham gia ứng tuyển, điều này giúp cho khách sạn có thể lựa chọn được nhiều ứng viên đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của khách sạn. Nhược điểm Do quá nhiều ứng viên tham gia nên chi phí tuyển dụng cao (chi phí đăng quảng cáo, chi phí thu nhận, xét duyệt hồ sơ, chi phí kiểm tra, trắc nghiệm thông minh, tâm lý, cá tính…) Chi phí đăng trên các kênh như báo, tivi khá cao… Trang 16 Mức độ quảng cáo: Số lần xuất hiện, khi nào xuất hiện quảng cáo và nên quảng cáo theo hình thức nào… phải căn cứ vào số lượng ứng viên cần tuyển, chức vụ, loại yêu cầu cần tuyển và thời gian cần ứng viên. Nội dung quảng cáo: Nên nhấn mạnh vào nội dung, yêu cầu của công việc và tính chất nghề nghiệp, tính năng thu hút của công việc và khả năng có thể thỏa mãn các yêu cầu của ứng viên như (lương thưởng, phúc lợi, đào tạo, khả năng thăng tiến trong nghề nghiệp…). Kênh săn đầu người Kênh này được phổ biến rộng rãi ở các nước phát triển, ở Việt Nam các khách sạn rất ít sử dụng kênh này. Ưu điểm: Các khách sạn săn đầu người có chuyên viên tuyển dụng chuyên nghiệp do đó chất lượng ứng viên được tuyển chọn khá cao. Kênh này được các khách sạn sử dụng khi cần tuyển những người giỏi và những chức vụ quan trọng vì vậy ít tốn kém trong việc đào tạo lại, tuyển dụng lại… Nhược điểm: Chi phí cho việc sử dụng kênh này rất cao, phù hợp với việc tuyển các vị trí quan trọng. Vì vậy, cần xem xét khả năng tài chính, mức độ cần ứng viên của khách sạn khi sử dụng kênh này. Từ các trung tâm dịch vụ việc làm Trung tâm giới thiệu việc làm được thành lập đầu tiên để hỗ trợ cho bộ đội xuất ngũ, thanh niên có trình độ thấp, sau đó được mở rộng cho các sinh viên mới tốt nghiệp. Hiện nay, ở các thành phố lớn đã có trung tâm giới thiệu việc làm cho cán bộ chuyên môn kỹ thuật. Ưu điểm Sử dụng văn phòng dịch vụ có lợi là giảm được thời gian tìm kiếm, phỏng vấn, lựa chọn ứng viên và thường được áp dụng trong các trường hợp sau: Kênh này thuận lợi cho các khách sạn không có phòng nhân sự riêng. Khách sạn gặp khó khăn hoặc thực hiện không hiệu quả việc tuyển dụng nhân viên mới hoặc có nhu cầu bất thường đối với ứng viên Khách sạn cần tuyển gấp số lượng lớn lao động là phụ nữ, lao động chưa có trình độ lành nghề… Nhược điểm Trang 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng