Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận Probiotics dùng cho người...

Tài liệu Tiểu luận Probiotics dùng cho người

.DOC
20
545
133

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC  BÁO CÁO CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC PHẨM Đề tài: Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thanh Kiều. Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Thành phố Hồ Chí Minh 1 Tháng 9/2009 NỘI DUNG Phần 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PROBIOTICS I. Lịch sử của probiotics. II. Probiotics. Phần 2: PROBIOTICS DÙNG CHO NGƯỜI. I. Các tác dụng trị liệu của probiotics trong một số bệnh tiêu hóa ở người. 1. Probiotics trong tăng cường khả năng tiêu hóa lactose và họat động của các enzym khác. 2. Tiêu chảy do kháng sinh. 3. Viêm đường tiêu hóa. 4. Điều trị cấp tính. 5. Nhiễm Helicobacter pylori. 6. Ung thư ruột kết. II. Khích thích miễn dịch niêm mạc. III. Sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Phần 3: MỘT SỐ SẢN PHẨM PROBIOTICS PHỔ BIẾN. I. Probio - Bột đông khô Lactobacillus acidophilus 1tỷ (109) vi sinh sống. II. Cốm vi sinh bio-acimin Phần 4: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA PROBIOTICS TRONG TƯƠNG LAI.  Tài liệu tham khảo: 2 Phần 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PROBIOTICS. I. Lịch sử của probiotics: - Việc sử dụng vi sinh vật sống nhằm tăng cường sức khỏe con người không phải là cái mới. Trên hàng nghìn năm về trước, rất lâu trước khi có sự tìm ra thuốc kháng sinh, con người đã biết tiêu thụ các thực phẩm chứa vi sinh vật sống có lợi chẳng hạn như các sản phẩm sữa lên men. - Các nhà khoa học đầu tiên, như Hippocrates và những người khác cũng chỉ định sữa lên men với tính chất dinh dưỡng và thuốc của nó, để chữa trị rối loạn ruột và dạ dày (Oberman, 1985). - Eli Metchnikoff với giải Nobel vào năm 1907, ông đã tuyên bố: "Sự phụ thuộc của hệ vi sinh vật trong ruột đối với thực phẩm làm cho nó có khả năng chấp nhận biện pháp thay đổi hệ vi sinh vật trong người của chúng ta, tức là thay thế vi sinh vật có hại bởi vi sinh vật hữu ích " - Metchnikoff tin vào lý do chính gây ra quá trình lão hóa của con người là do chất độc tạo thành bởi sự thối rữa và sự lên men trong ruột (O ' Sullivan et al., 1992 ). Và khi nhận thấy quá trình lên men acid lactic của sản phẩm sữa ngăn chặn sự thối rữa, ông ta đã tin rằng sự tiêu thụ sản phẩm sữa lên men như thế sẽ tương tự với việc ngăn chặn lại quá trình thối rữa ruột. - Metchnikoff đưa ra giả thuyết rằng cuộc sống khoẻ mạnh và lâu dài của nông dân Bun-ga-ri là do sự tiêu thụ các sản phẩm sữa lên men. Ông tin khi được tiêu thụ, các vi khuẩn lên men trong sản phẩm ảnh hưởng tốt đến hệ vi sinh vật của ruột kết: giảm hoạt động của vi khuẩn độc, bằng cách ấy dẫn đến cuộc sống được kéo dài hơn. Điều này khiến cho Metchnikoff đã khuyên trong sách của ông rằng: uống đồ uống chẳng hạn như sữa chua chứa vi khuẩn lactic sẽ ngăn cản lão hóa. - Một điều thú vị là một vài năm trước khi Metchnikoff đọat giải Nobel, thì Pastuer và Joubert (1877), trong khi quan sát sự đối kháng giữa các chủng vi khuẩn, đã nhận thấy sự tiêu thụ vi khuẩn không gây bệnh để kiểm soát các vi khuẩn gây bệnh. - Ngoài ra, cùng một thời gian, Henry Tissier đã phân lập Bifidobacteria (thành viên của nhóm vi khuẩn lactic), từ phân của trẻ được nuôi bằng sữa mẹ và nhận thấy chúng là một thành phần nổi bật của hệ vi sinh vật ruột (Ishibashi và Shimamura, 1993). Tissier tin rằng sự thống trị của Bifidobacteria trong cơ thể trẻ sẽ chiếm chỗ của các vi khuẩn thối rữa liên quan đến sự xáo trộn dạ dày và sự tự thành lập của chúng để chiếm chỗ của các vi khuẩn có ích trong ruột. Như vậy tương tự như Metchnikoff, Tissier tin vào giả thuyết ảnh hưởng lớn của Bifidobacteria tới số trẻ em 3 được nuôi bằng sữa mẹ (O ' Sullivan et al., 1992). Lý thuyết của ông được khẳng định bởi quan sát lâm sàng số trẻ này so với trẻ được nuôi bằng sữa hộp (Rasic và Kurmann, 1983). - Mặc cho Thế chiến I diễn ra và cái chết của Metchnikoff thì nền tảng cho khái niệm hiện đại về probiotics rõ ràng đã được thành lập. Nghiên cứu về việc sử dụng vi khuẩn lactic trong chế độ ăn uống đã được tiếp tục suốt cả thế kỷ vừa qua. Trong khi công việc ở giai đoạn trước của thế kỷ là đề cập đến việc sử dụng sữa lên men để điều trị bệnh lây nhiễm đường ruột, các nghiên cứu gần đây đã tập trung vào lợi ích về sức khỏe khác của các vi sinh vật này cũng như về bảo đảm sự sống sót của các vi khuẩn này khi chúng ở trong vùng dạ dày - ruột và các loại thực phẩm để vận chuyện chúng vào trong cơ thể con người ( Lourens - Hattingh và Viljoen, 2001 ). II. Probiotics: - Probiotics là những thức ăn bổ sung chứa những vi khuẩn có lợi hoặc men. - Dựa vào định nghĩa của FAO/WHO thì probiotic là những vi sinh vật còn sống khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của ký chủ”. - Lactic acid bacteria (LAB) and Bifidobacteria là hai loại vi khuẩn phổ biến nhất được sử dụng như Probiotics, bên cạnh đó còn có men (Yeasts) và vi khuẩn hình que ( Bacilli ). Lactic acid bacteria (LAB) 4 Bacilli - Probiotics tác dụng có lợi cho ký chủ bằng cách cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, do đó kìm chế mầm bệnh và chất độc sản sinh từ các vi khuẩn. Ngày nay probiotics được nghiên cứu và chứng minh có hiệu quả trên các loại bệnh như: làm giảm bớt những bệnh viêm ruột mãn tính, phòng ngừa và điều trị những mầm bệnh được sinh ra khi bị tiêu chảy, nhiễm trùng niệu - sinh dục và những bệnh dị ứng. - Các vi sinh vật được lựa chọn làm probiotics là đặc trưng cho mỗi lòai, do vậy một chủng được lựa chọn làm probiotics cho lòai bày có thể không phù hợp với lòai khác. Nhưng nói chung, các vi sinh vật dùng làm probiotics thường phải có các đặc điểm sau đây: + Có khả năng bám dính vào niêm mạc đường tiêu hóa của vật chủ. + Dễ nuôi cấy. + Không sinh chất độc và không gây bệnh cho vật chủ. + Có khả năng tồn tại độc lập trong một thời gian dài. + Có khả năng sinh các enzym hoặc các sản phẩm cuối cùng mà vật chủ có thể sử dụng. + Chịu được pH thấp ở dạ dày và muối mật ở ruột non. + Biểu hiện hiệu quả có lợi đối với vật chủ. - Cơ chế tác dụng của các vi sinh vật trong probiotic như sau: + Cạnh tranh thức ăn và vị trí bám với các vi sinh vật gây bệnh. + Làm bất họat các độc tố hay các sản phẩm trao đổi chât có hại do các vi sinh vật gây bệnh gây ra. + Tạo ra các chất ức chế sự sinh trưởng các vi sinh vật gây bệnh, ví dụ: chất kháng sinh, hydroperoxit.... - Hiện nay đã có rất nhiều chế phẩm probiotic dùng cho người đã được đăng kí bản quyền. Phần lớn các chế phẩm này có chứa Lactobacillus, Streptococcus, Bifidobacteria, nấm men, hoặc Bacillus. Ảnh hưởng của các chế này thường là trực tiếo hay gián tiếp. Nhiều chế phẩm lọai này rất có lợi cho sức khỏe của con người. + Giúp cho việc tiêu hóa thức ăn được hữu hiệu hơn. Đối với những người thường bị chứng bất dung nạp đường lactose (intolérance au lactose) thì probiotic sẽ giúp họ tiêu hóa chất đường nầy được dễ dàng hơn. + Giảm nguy cơ bị tiêu chảy do uống nhiều thuốc kháng sinh + Điều hoà hệ miễn dịch. + Ngừa cancer ruột. + Giảm cholesterol trong máu. 5 + Giảm thiểu hiện tượng dị ứng. + Các thí nghiệm gần đây cho biết probiotic cũng có ít nhiều tác dụng tốt trong việc chữa trị các bệnh viêm ruột tiêu chảy do virus và vi khuẩn chẳng hạn như Clostridium difficile. Hình: Vai trò của probotics. - Tuy nhiên, đến nay cũng không có một bằng chứng nào kết luận rằng probiotics có thể thay thế được toàn bộ hệ vi sinh vật trong ruột một khi chúng chết hoàn toàn. Theo WHO, probiotics được khuyến cáo nên dùng qua con đường uống dưới sự hướng dẫn đặc biệt. Trong một số trường hợp đặc biệt (bệnh nhân bệnh nặng), thì họ có nguy cơ gặp nguy hiểm khi dùng probiotics. 6 Tuyển chọn và xác định chủng dựa trên kiểu hình và kiểu gen. Tên chi, loài, ký hiệu chủng Đăng ký trong bảo tàn giống quốc tế nào Xác định chức năng * Invitro * Trên động vật vật Đánh giá độ an toàn Invitro và trên động vật Trên người: pha 1 Pha 2: Thử nghiệm mù kép ngẫu nhiên gồm nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng uống thuốc vờ (DBPC) để xác định tính công hiệu của chủng hoặc sản phẩm. Pha 3: Kiểm nghiệm mức độ hiệu quả tên người. So sánh hiệu quả điều trị một bệnh đặc trưng bằng probiotic với phương pháp điều trị thông thường. Tốt nhất nên thử nghiệm DBPC độc lập lần 2 để khẳng định kết quả. PROBIOTIC Dán nhãn Tên chi, loài, ký hiệu chủng Số lượng tối thiểu số vi khuẩn sống ở hạn chót Điều kiện bảo quản thích hợp Thông tin liên hệ với khách hàng Hình: Hướng dẫn của FAO và WHO trong tuyển chọn probiotics 7 Phần 2: PROBIOTICS DÙNG CHO NGƯỜI. I. Các tác dụng trị liệu của probiotics trong một số bệnh tiêu hóa ở người. 1. Probiotics trong tăng cường khả năng tiêu hóa lactose và họat động của các enzym khác: - Như chúng ta đã biết sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu và lý tưởng cho trẻ, khó có chọn lựa nào khác thay thế. Với người lớn, nguồn dinh dưỡng đầy đủ như sữa cũng vô cùng cần thiết, nhất là với người già, người bệnh cần hồi phục, người lớn tuổi cần phòng ngừa loãng xương,…Thế nhưng có không ít trường hợp, có thể từ em bé cho đến người già,và những người mắc chứng viêm ruột non..... chỉ uống một ly sữa là có cảm giác khó tiêu, đau bụng. Hiện tượng trên có thể là do bất dung nạp lactose. Cơ thể thiếu hoặc không có men lactase thủy phân đường lactose. 8 - Lactose (trong sữa mẹ có khoảng 72g/lít, sữa bò 47g/lít) là loại đường đôi liên kết glucose và galactose, khi tiêu hóa cần phải cắt liên kết thành hai đường đơn mới hấp thu được bởi enzyme lactase. - Cơ chế của hiện tượng trên là do : Lactase khu trú tại các vi nhung mao ruột non, vì lý do nào đó bị thiếu hụt Lactase thì lactose sẽ không được phân giải. Lactose không được hấp thu bị lên men thối rữa tại ruột ảnh hưởng niêm mạc ruột gây hiện tượng không hấp thụ được khoáng chất dẫn đến giữ nước trong lòng ruột (tiêu chảy) và hoặc lactose không được hấp thu chuyển hóa sinh hơi, nhất là ruột già (chướng bụng, sình bụng, phân có bọt,..) và hoặc sinh acid (phân chua, xét nghiệm phân pH thấp hơn bình thường, hậu môn rát đỏ); và dĩ nhiên có hiện tượng chọt bụng, đau quặn bụng do sự kích ứng niêm mạc ruột gây viêm, co thắt… - Nguyên nhân dẫn đến thiếu lactase: có thể do một số trường hợp + Thiếu lactase do cơ địa (bẩm sinh, thường hiếm có): trẻ sinh ra không có hoặc thiếu lactase . Trẻ có thể nguy hiểm đến tính mạng vì không bú được sữa mẹ, phải dùng sữa thay thế đã loại bỏ lactose. + Thiếu tương đối: gặp ở trẻ sinh non, do hệ tiêu hóa chưa tạo đủ lactase, sau đó có thể dần dần tạo ra lactase. Trẻ cần được chăm sóc đặc biệt, có chế độ sữa giảm hoặc loại bỏ lactose, bổ sung lactase . + Thiếu lactase nguyên phát: không có lactase tương đối hoặc tuyệt đối do thói quen, điều kiện, tập quán dùng sữa nó khởi phát âm thầm không nhận thấy sau nhiều năm. + Thiếu lactase thứ phát: với mọi lứa tuổi, do những nguyên nhân nào đó gây nên bệnh lý cấp, nhất là mãn tính như: tiêu chảy viêm ruột thường xuyên (nhiễm khuẩn, dùng hóa trị liệu, kháng sinh,…); trẻ teo niêm mạc ruột, suy dinh dưỡng nặng và nói chung là các bệnh dạ dày ruột lâu dài ảnh hưởng chuyển hóa hấp thu, gây tổn thương niêm mạc ruột nhất là nhung mao ruột nơi lactase hiện diện. - Trên thực tế, chúng ta biết rõ rằng đối với những người có tiền sử khó tiêu hóa lactose thì việc tiêu hóa và hấp thu sữa chua diễn ra tốt hơn nhiều so với sữa thường. Cơ chế của hiện tượng này là do trong sữa chua có các vi khuẩn chứa enzym lactase phân hủy lactose. Enzym này được giải phóng ra khi vi khuẩn bị dung giải do tác dụng của các acid mật. - Ngòai ra, tình trạng tiêu hóa kém saccarose ở trẻ sơ sinh do thiếu hụt saccarose cũng được khắc phục bằng cách cho uống S. cerevisiae hay nấm men có chứa saccarase. 9 2. Tiêu chảy do kháng sinh: - Tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân như: do vi trùng hoặc ký sinh trùng đường ruột, do chế độ ăn uống, do kháng sinh (loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh) - Bệnh tiêu chảy do kháng sinh có nguyên nhân từ sự mất cân bằng vi sinh vật, là sự suy giảm hệ vi sinh vật tự nhiên tồn tại trong ruột. - Bình thường trong đường ruột luôn tồn tại một quần thể vi khuẩn lành tính với nhiều loài khác nhau. Các vi khuẩn này luôn duy trì ở thế cân bằng, nhằm tăng cường quá trình tiêu hoá, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ các chất độc hại, kìm hãm và làm mất tác dụng của các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột . Khi sử dụng một hoặc nhiều loại kháng sinh mạnh có tác dụng lên nhiều loại vi khuẩn, với liều cao và kéo dài, thì các loài vi khuẩn lành tính nói trên cũng bị kháng sinh tiêu diệt, phá vỡ thế cân bằng gây ra hiện tượng loạn khuẩn, do đó thúc đẩy sự phát triển của các chủng vi khuẩn gây bệnh có sẵn hoặc mới xâm nhập, dẫn tới chứng tiêu chảy hoặc viêm ruột do kháng sinh. Ví dụ: Clostridium difficile và Kelbsiella oxytoca là các tác nhân gây chính, bình thường chúng tồn tại trong ruột nhưng khi hệ vi sinh vật bị mất cân bằng chúng tăng lên bất thường và giải phóng độc tố. Clostridium difficile - Hiện nay, có rất nhiều cố gắng nhằm xác định xem chữa trị bằng probiotics có thực sự ngăn ngừa các bệnh tiêu chảy do kháng sinh hay không. Và thực tế kết quả cho thấy chủng S. bolardii có thể giảm mức độ nguy hiểm của bệnh và thời gian bị bệnh. Tuy nhiên cơ chế tác dụng của probiotics này vẫn chưa được rõ ràng lắm vì nấm men có rất nhiều tác động sinh học trong đường tiêu hóa. 10 3. Viêm đường tiêu hóa: - Viêm đường tiêu hóa là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy cấp tính. Viêm đường tiêu hóa có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như: vi khuẩn, virus, kí sinh trùng nhưng nguyên nhân chính và phổ biến nhất ở trẻ em là do nhiễm virus Rota (virus Rota là một loại siêu vi khuẩn được phát hiện vào năm 1972 do Kapikian) - Cơ chế: các virus này xâm nhập vào các tế bài ở đỉnh nhung mao ruột, phá hủy nhung mao, làm mất khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và chất điện giải. Do hấp thu chất dinh dưỡng kém, các chất cacbonhydroxit ứ đọng trong lòng ruột, làm tăng áp suất thẩm thấu, kéo nước vào trong lòng ruột, dẫn đến tiêu chảy thẩm thấu, mất nước trầm trọng, làm mất cân bằng điện giải, gây hậu quả nghiêm trọng đối với trẻ sơ sinh, trẻ dưới 3 tuổi và nhất là trẻ suy dinh dưỡng. - Phương pháp điều trị: a. Cung cấp chất điện giải: không có phương pháp điều trị cụ thể cho virus Rota. Các chất điện giải có thể làm dịu các triệu chứng nhưng vẫn không rút ngắn được thời gian tiêu chảy. Cụ thể là có thể uống dung dịch oresol (ORS). Đây là loại thuốc rất dễ mua. Uống ORS có thể bù đắp được trên 95% số nước và chất điện giải bị mất do tiêu chảy hoặc sốt. Ngoài ra ORS còn chứa đường glucoza là loại đường đơn rất dễ hấp thu và cũng không sợ bị ảnh hưởng của sự thiếu hụt men tiêu hóa đường ruột. Nguyên tắc pha ORS là dùng một gói pha trong một lít nước đun sôi để nguội. Nếu pha đúng, tỷ lệ này sẽ tạo nên áp suất thẩm thấu tốt nhất. Nếu chia gói ORS để pha làm nhiều lần có thể sẽ làm cho dung dịch trở nên đậm hơn thì khi uống vào tiêu chảy sẽ tăng lên, ngược lại nếu pha loãng hơn thì khi uống dung dịch đó vào sẽ không có tác dụng bù nước và chất điện giải. b. Dùng probiotics: cho trẻ sơ sinh uống Bifidobacterium bifidum và Streptococcus thermophilus có thể làm giảm được nguy cơ mắc tiêu chảy và viêm đường hóa do virus Rota. 11 Virus Rota. - một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy. 4. Điều trị cấp tính: - Uống Lactobacillus rhamnosus có thể rút xuống một nữa thời gian mắc bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: sử dụng Lactobacillus rhamnosus đã gây bất họat bởi nhiệt cũng có hiệu quả như Lactobacillus rhamnosus sống, tuy nhiên, sử dụng Lactobacillus rhamnosus sống cho hiệu quả cao hơn trong đáp ứng của IgA đặc hiệu với virus Rota - Ngòai chủng vi khuẩn nêu trên thì Enterococcus faecium cũng có tác dụng tương tự. - Cơ chế tác dụng của các vi khuẩn lactic này là: + Đầu tiên: vi khuẩn cạnh tranh vị trí thụ thể. Vi khuẩn lactic gắn với các vị trí thụ thể trên bề mặt đỉnh nhung mao ruột non, nơi mà virus Rota bám vào, nhờ đó ngăn cản sự dính và xâm nhập của virus. + Thứ 2: đáp ứng miễn dịch được tăng cường nhờ vi khuẩn lactic ( kháng thể IgA tạichổ được tăng cường để chống lại virus Rota + Thứ 3: liên quan đến việc truyền tín hiệu từ các vi khuẩn lactic đến vật chủ để điều khiển hàng rào tiết và nhu động để loại bỏ các chất độc. + Thứ 4: vi khuẩn lactic sản xuất ra các chất như acid, chất kháng với virus làm virus bị bất hoạt. Lactobacillus rhamnosus Enterococcus faecium 12 5. Nhiễm Helicobacter pylori: - Helicobacter pylori là một loại xoắn khuẩn gram âm, sống trong lớp nhày trên bề mặt niêm mạc dạ dày. H. pylori được Robin Warren và Barry Marshall phát hiện thấy khoảng 1980. vi khuẩn H.pylori có thể sống, phát triển được ở môi trường axit dạ dày. Chính lớp chất nhày dạ dày đã bảo vệ cho vi khuẩn khỏi sự tác động của axit. Ngoài ra, H.pylori còn sinh ra urease, một loại men thủy phân ure (chất có sẵn trong dạ dày) tạo ra môi trường kiềm thích hợp cho vi khuẩn phát triển. Chúng gây ra viêm loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày. - Vi khuẩn lactic có thể ức chế sinh trưởng của vi khuẩn gây bệnh và làm giảm hoạt tính của urease cần thiết cho H. pylori để sống trong môi trường axit của dạ dày. + Cơ chế tác dụng: hiện nay vẫn còn chưa rõ ràng, tuy nhiên có nhiều giả thuyết cho là vi khuẩn lactic đã cảm ứng cơ thể vật chủ gây ra những tác động làm giảm sự sống sót của H. Pylori và ức chế sự lan truyền của chúng bằng cơ chế cạnh tranh các thụ thể bám glycolipid. Hình : Cơ chế tác dụng của vi khuẩn lactic Part A: Helicobacter pylori is most commonly passed from host to host through a fecal-oral route. So, needless to say, H. pylori is much more common in areas around the world, such as third world countries, where health and hygiene standards are low. This can happen through contaminated food or water. However, new studies have shown data that an oral-oral route may also be possible. 13 Part B: To begin its travels to your stomach, the cell enters the mouth and travels down the esophagus, where the pH, or acidity, is neutral. When it reaches your stomach, the pH becomes much more acidic. Most microorganisms would be killed but not H. pylori! Here it buffers its internal structures and surroundings through the enzymic activity of urease. 14 Once it is in the stomach, it rapidly enters the mucous layer that surrounds the walls of the stomach (mucosa) to protect it from the gastric fluids. Here it multiplies itself in the same way most bacteria reproduce themselves, through binary fission. Binary fission can be explained in a few simple steps. (1) The bacterium replicates its DNA. (2) The bacterium then separates its newly created chromosome from the other. (3) Cytokinesis then occurs, and the cell is split into two new daughter cells. ) H. 1) H.pylori invading mucous layer 2) H. pylori neutralizing surroundings using the enzymic activity of urease 3) H. pylori colonizing mucous layer 4) H. pylori causing inflammation, mucosal degredation, and cell death Helicobacter pylori can then be passed through the digestive system and excreted through the anus in feces. If contaminated feces gets in the food or water supply, the circle will then be completed! 15 6. Ung thư ruột kết: - Các chuyên gia ở Viện y học George (Australia) vừa đưa ra cảnh báo rằng, lối sống “tràn ngập” rượu và thuốc lá là con đường ngắn nhất dẫn tới bệnh ung thư ruột kết. - Khả năng cải tạo hệ vi sinh vật đường ruột nhờ vi khuẩn lactic và Bifidobacterium. Và chúng còn làm giảm nguy cơ mắc ung một phần là nhờ vào khả năng giảm mức β-glucuronidase cũng như các tác nhân gây ung thư khác. - Sự tái phát ung thư ở một số vị trí khác như bàng quang, cũng được giảm nhờ L. casei Shirota (có ở Yakult, là loại nước uống chế biến từ sữa của Nhật) - Vi khuẩn L. rhamnosa GG, Bifidobacterium và Propiobacterium sp có tác dụn làm giảm ung thư ở xoang ruột do độc tố aflatoxin Hình: Ung thư ruột kết. Hình : L. casei Shirota 16  Một số lưu ý khi điều trị tiêu chảy bằng thuốc probiotic: Probiotic được chế biến dạng gói bột hoặc dạng viên nang chứa bột. Khi uống vào ruột thì các vi sinh vật sẽ được hồi sinh và phát huy tác dụng. Do thuốc có nguồn gốc từ vi sinh vật nên cần có một số lưu ý: + Bảo quản thuốc nơi mát tránh nhiệt độ cao. + Nên uống với nước lã đun sôi để nguội, không nên hòa với hóa nước nóng trên 50oC. (Nếu thuốc chứa nấm men thì nấm sẽ chết, thuốc không có tác dụngnếu nhiệt độ trên 50oC ). + Nếu thuốc là nấm men (như Bioflor) thì không được uống chung với thuốc kháng nấm vì thuốc kháng nấm sẽ diệt nấm men. + Có thuốc probiotic có thể uống chung với nhiều loại kháng sinh như antibio, antibio philus nhưng không dược uống chung với tetracyline vì chung sẽ cản trở sự hấp thụ tetracyline qua niêm mạc ruột vào máu làm tetracyline mất tác dụng. + Trong điều trị tiêu chảy cấp tính nhất là trẻ em điều trước tiên là bù nước và chất điện giải (dùng thuốc oresol) trước khi dùng thuốc cằm tiêu chảy. + Dùng probiotic, tức là cấy vi sinh vật có ích vào ruột. Một số thực phẩm có tác dụng tương tự, như là sữa chua. II. Kích thích miễn dịch niêm mạc: - Mặc dù về cơ chế có nhiều điều chưa sáng tỏ, nhưng thực tế hiện nay việc sử dụng probiotic có tác dụng tăng cường đáp ứng miễn dịch, nhất là miễn dịch tự nhiên. - Nhiều chủng Lactobacillus có khả năng hoạt hoá đại thực bào, kích thích hình thành bạch cầu trung tính, khích thích tế bào tua (dendrit) làm tăng khả năng tổng hợp IgA và tăng cường khả năng tổng hợp interferon gamma. III. Sức khỏe sinh sản của phụ nữ: - Các nghiên cứu về probiotics đối với hệ niệu – sinh dục ở phụ nữ đã diễn ra từ khá lâu, cho đến thới gian gần đây, nhiều nghiên cứu cho thấy khi uống hàng ngày 109-1010 vi khuẩn L. rhamnosa GR-1 và L. fermentunn RC14 sẽ tránh được các bệnh viêm nhiễm âm đạo. - Cơ chế: Các vi khuẩn này sau khi uống sẽ di chuyển từ trực tràng tới âm đạo và làm giảm colifom tổng số cũng như nấm men Candida abbicans trong âm đạo. Phần 3: MỘT SỐ SẢN PHẨM PROBIOTICS PHỔ BIẾN. 17 I. Probio - Bột đông khô Lactobacillus acidophilus 1tỷ (109) vi sinh sống. - Lactobacillus acidophilus, chúng ảnh hưởng có lợi lên hệ tiêu hóa bằng cách cải thiện sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột. Cơ chế tác động bao gồm: + Tạo ra các chất có tác dụng kiềm khuẩn trực tiếp như: acid lactic, lactocidin, acidophilin.. + Kích thích miễn dịch không chuyên biệt của niêm mạc: tăng sự tổn hơp IgA. + Ức chế, cạnh tranh với sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. - Do đó, sản phẩm giúp tiêu hoá thức ăn, hổ trợ tốt sự tiêu hóa Lactose (có nhiều trong sữa), kìm chế vi khuẩn gây bệnh phát triển. Probio ngừa và ngăn chặn tiêu chảy do rối loạn hệ tạp khuẩn ruột hoặc dùng kháng sinh; giảm táo bón, hạ cholesterol trong máu; kích thích hệ miễn nhiễm ở đường tiêu hoá; giảm dị ứng, giảm nguy cơ ung thư đại tràng. II. Cốm vi sinh bio-acimin - Thành phần: 18 Lactobacillus acidophilus ........................................ >= 108CFU/g Bacillus subtilis ..................................................... >= 108 CFU/g Streptococcus faecalis ........................................... >= 108CFU/g Vitamin B1 ......................................................................... 0.5mg Vitamin B2 ......................................................................... 0.5 mg Vitamin B6 ...........................................................................0.5mg Vitamin B5 ..............................................................................2mg Vitamin B9 .......................................................................150mcg Tính chất men bia ..................................................................1,2g Lactose, kem thực vật, hương sữa vđ ..................................... 3g - Tác dụng của thuốc: + Bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế vi khuẩn có hại, giúp tạo cân bằng hệ vi sinh đường ruột bị phá vỡ do rượu, stress, nhiễm độc thức ăn… đặc biệt đối với trẻ nhỏ bị tiêu chảy do sử dụng kháng sinh. + Phòng và hỗ trợ trong điều trị các rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột: Đau bụng, đầy bụng khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, phân sống… + Bổ sung các acid và Vitamin cần thiết giúp kích thích ăn ngon và tăng cường hấp thu các dưỡng chất, đặc biệt ở trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn, gầy yếu. + Kích thích hệ miễn dịch, hỗ trợ trong điều trị: viêm dạ dày, viêm đại tràng mãn tính. Phần 4: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA PROBIOTICS TRONG TƯƠNG LAI. 19 Probiotics có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đường ruột trước các vi khuẩn gây bệnh. Với những tác dụng tuyệt vời của chúng, Probiotics được xem như một thần dược trong việc bảo vệ sức khoẻ và mang lại một cuộc sống khỏe mạnh cho con người. Các sản phẩm có chứa Probiotics đã được sử dụng tại rất nhiều nước trên toàn thế giới như Mỹ, Nhật, Châu Âu… Probiotics được bổ sung vào rất nhiều sản phẩm như thực phẩm thông thường: sữa chua, nước trái cây…đến các thực phẩm bổ sung dành cho người bệnh và dưới dạng thuốc không cần kê toa như viên nén hay dạng bột. Tuy nhiên, để Probiotics phát huy được hết tiềm năng, chúng phải là các vi khuẩn còn sống khi đưa vào cơ thể. Trở ngại thường gặp phải là acid mạnh trong dịch vị có khả năng tiêu diệt đến 90% Probiotics được đưa vào cơ thể. Vì thế, để cung cấp đủ số lượng vi khuẩn Probiotics cho đường ruột, chúng ta cần phải đưa vào một lượng rất lớn các Probiotics để khấu hao lượng bị mất đi như vậy. Không chỉ dừng lại đó, ngày nay Probiotics còn được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực xa hơn như cải thiện chất lượng nước, xử lý ô nhiễm môi trường nhằm nâng cao chất lượng sống, đồng thời Probiotics cũng là một thành phần quan trọng nhiều loại mỹ phẫm. Với nhiềi lợi ích như thế, trong tương lai Probiotics sẽ được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực mà con người chúng ta đã và đang nghiên cứu, khám phá.  Tài liệu tham khảo: - Công Nghệ Vi Sinh Và Môi Trường – Phạm Văn Ty, Vũ Nguyên ThànhNXBGD - Công Nghệ Sinh Học Trong Thú Y – Nguyễn Ngọc Hải - NXBNN - http://www.benhhoc.com - http://www.yduocngaynay.com - http://www.benhviennhi.org.vn 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng