Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tieu luan phat giao môn quản lý nhà nước về dân tộc và tôn giáo...

Tài liệu Tieu luan phat giao môn quản lý nhà nước về dân tộc và tôn giáo

.DOC
21
371
55

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU ˜™ Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu công nguyên với truyện cổ tích Chử Đồng Tử học đạo của một nhà sư Ấn Độ. Luy Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) là trị sở của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng. Các truyền thuyết về Thạch Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà La (Ksudra) trong khoảng các năm 168-189. Phật giáo lúc đầu xuất hiện như một "viếng sáng châu Á" nhưng dần dần đã trở thành ánh đạo vàng của Đông Tây, hiện hữu ở mọi châu lục, đáp ứng được nhu cầu cao cấp của đời sống tâm linh của nhân loại, không lệ thuộc vào thần quyền, tha lực, nhưng đặt nặng sự chuyển hóa tâm tư bằng những nỗ lực tự thân như thiền định, đời sống đạo đức và nhận thức tuệ giác. Vấn đề chính yếu của người Phật tử Việt Nam không phải là làm thế nào để truyền bá Phật giáo sâu rộng ở các nước phương Tây, mà là làm thế nào để Phật giáo Việt Nam có lịch sử trên dưới 2000 năm tại đất nước con Rồng cháu Tiên. Cũng như bất kỳ một học thuyết nào thì Phật giáo cũng có lịch sử phát triển riêng của mình. Song sự tồn tại lâu dài cũng như sự ảnh hưởng sâu rộng của học thuyết này tới đời sống văn hóa xã hội, tinh thần và nhất là chính trị của một số nước Châu Á cũng còn rất sâu sắc. Với sự ảnh hưởng của Phật giáo đã đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội đặc biệt về chính trị. Vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu và học tập Phật giáo cũng trở nên vấn đề hết sức quan trọng với toàn thể nhân loại. Phật giáo là một trường phái triết học- tôn giáo điển hình của nền tư tưởng Ấn độ cổ đại, có ảnh hưởng lâu dài sâu rộng trên phạm vi thế giới. Để nhận thức được tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo đối với người dân Việt Nam, nhóm đã chọn đề tài nghiên cứu về “Phật giáo”, bởi Phật giáo là một Tôn giáo lớn nhất trong 06 tôn giáo lớn. Xin chân thành biết ơn sự dạy dỗ tân tâm, đầy nhiệt huyết của giảng viên trong thời gian qua, với sự hiểu biết và với kiến thức hạn hẹp, nên sẽ không tránh khỏi còn những thiếu sót nhất định, rất mong được sự nhận xét và hướng dẫn của quý thầy cô. 2 Phạm vi nghiên cứu. Xuất phát từ những thực tiễn về đường lối chính trị trong các thời kỳ lịch sử Việt Nam xưa và nay. Nó góp phần nhận thức đúng đắn vai trò tích cực của Phật giáo về chính trị, từ đó đem lại cho chúng ta cái nhìn khách quan về những mặt tích cực mà Phật giáo đạt được và kế thừa nó vào giai đoạn hiện nay. Nhằm xây dựng xã hội dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Phạm vi của đề tài này chỉ nghiên cứu lịch sử, quá trình hình thành, những đặc điểm của Phật giáo và giáo lý Phật pháp.
Học viện Hành chính quốc gia Môn: QLNN về dân tộc – Tôn giáo __________________________________________________________________________ _ LỜI MỞ ĐẦU ˜™ Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu công nguyên với truyện cổ tích Chử Đồng Tử học đạo của một nhà sư Ấn Độ. Luy Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) là trị sở của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng. Các truyền thuyết về Thạch Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà La (Ksudra) trong khoảng các năm 168-189. Phật giáo lúc đầu xuất hiện như một "viếng sáng châu Á" nhưng dần dần đã trở thành ánh đạo vàng của Đông Tây, hiện hữu ở mọi châu lục, đáp ứng được nhu cầu cao cấp của đời sống tâm linh của nhân loại, không lệ thuộc vào thần quyền, tha lực, nhưng đặt nặng sự chuyển hóa tâm tư bằng những nỗ lực tự thân như thiền định, đời sống đạo đức và nhận thức tuệ giác. Vấn đề chính yếu của người Phật tử Việt Nam không phải là làm thế nào để truyền bá Phật giáo sâu rộng ở các nước phương Tây, mà là làm thế nào để Phật giáo Việt Nam có lịch sử trên dưới 2000 năm tại đất nước con Rồng cháu Tiên. Cũng như bất kỳ một học thuyết nào thì Phật giáo cũng có lịch sử phát triển riêng của mình. Song sự tồn tại lâu dài cũng như sự ảnh hưởng sâu rộng của học thuyết này tới đời sống văn hóa xã hội, tinh thần và nhất là chính trị của một số nước Châu Á cũng còn rất sâu sắc. Với sự ảnh hưởng của Phật giáo đã đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội đặc biệt về chính trị. Vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu và học tập Phật giáo cũng trở nên vấn đề hết sức quan trọng với toàn thể nhân loại. Phật giáo là một trường phái triết học- tôn giáo điển hình của nền tư tưởng Ấn độ cổ đại, có ảnh hưởng lâu dài sâu rộng trên phạm vi thế giới. Để nhận thức được tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo đối với người dân Việt Nam, nhóm đã chọn đề tài nghiên cứu về “Phật giáo”, bởi Phật giáo là một Tôn giáo lớn nhất trong 06 tôn giáo lớn. Xin chân thành biết ơn sự dạy dỗ tân tâm, đầy nhiệt huyết của giảng viên trong thời gian qua, với sự hiểu biết và với kiến thức hạn hẹp, nên sẽ không tránh khỏi còn những thiếu sót nhất định, rất mong được sự nhận xét và hướng dẫn của quý thầy cô. 2 Phạm vi nghiên cứu. Xuất phát từ những thực tiễn về đường lối chính trị trong các thời kỳ lịch sử Việt Nam xưa và nay. Nó góp phần nhận thức đúng đắn vai trò tích cực của Phật giáo về chính trị, từ đó đem lại cho chúng ta cái nhìn khách quan về những 1 Võ Thuỳ Anh. Tổ 01-Lớp KS10TC78. Học viện Hành chính quốc gia Môn: QLNN về dân tộc – Tôn giáo __________________________________________________________________________ _ mặt tích cực mà Phật giáo đạt được và kế thừa nó vào giai đoạn hiện nay. Nhằm xây dựng xã hội dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Phạm vi của đề tài này chỉ nghiên cứu lịch sử, quá trình hình thành, những đặc điểm của Phật giáo và giáo lý Phật pháp. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài có mục đích làm rõ quá trình hình thành phát sinh và phát triển của Phật giáo. Nêu lên những tư tưởng chính trị cơ bản của Phật giáo. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của tư tưởng chính trị Phật giáo ở Việt Nam qua các thời kỳ. 4. Tình hình nghiên cứu Ở Việt Nam những năm qua đã có những công trình nghiên cứu về Phật giáo như tiểu luận" triết học phật giáo của ấn độ ", “ảnh hưởng của Phật giáo trong nhân sinh quan Phật giáo trong xã hội”, … 5. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu Phương pháp luận của tư tưởng về thế giới quan chủ yếu trong bộ Tạng luận, là các quan điểm luận giải vể thế giới triết học Phật giáo. 6. Câu hỏi nghiên cứu, giả thiết nghiên cứu: a: Câu hỏi nghiên cứu - Phật giáo hình thành dựa trên cơ sở tư tưởng triết học nào? - Phật giáo có nhữngđặc điểm gì ? - Tư tưởng chính trị của Phật giáo có ảnh hưởng đến công cuộc đổi mới ở nước ta trong thời kỳ chiến tranh và hiện nay như thế nào? b: Giả thiết nghiên cứu: - Phái Nam tông và Bắc tông ở nước ta hiện phát triển như thế nào, phái nào xâm nhập vào Việt Nam trước,sự phát triển của 02 phái có tương xứng không? - Tại sao trong kháng chiến Phật giáo bị vùi dập mà các đạo khác vẫn được phát triển? - Phật giáo hưng thịnh vì sao? Những đóng góp của Phật giáo cho đất nước về kinh tế, văn hoá, xã hội. 7. Điểm mới về khoa học: - Cung cấp một số quan điểm về Phật giáo, đóng góp vào những thành tựu nghiên cứu lý luận lịch sử nói chung và lịch sử triết học Phật giáo nói riêng. - Tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với đổi mới đất nước ta hiện nay. 8. Kết cấu Phần mở đầu, nội dung, kết luận, những mốc thời gian quan trọng, Tiểu luận gồm III chương. Chương I: Quá trình hình thành, phát triển và những tư tưởng chính trị cơ bản của Phật giáo. Chương II: Những đặc trưng Phật giáo 2 Võ Thuỳ Anh. Tổ 01-Lớp KS10TC78. Học viện Hành chính quốc gia Môn: QLNN về dân tộc – Tôn giáo __________________________________________________________________________ _ Chương III: Gíao lý. CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA PHẬT GIÁO 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo: 1.1.1. Quá trình hình thành: Thời kì đầu: Đạo Phật truyền vào Việt Nam: Dựa trên giả thiết đạo Phật bắt đầu truyền vào Việt Nam trong khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước CN thì có thể nhận xét rằng đạo Phật đó có tính chất nguyên thủy. Chữ "Buddha" được phiên âm trực tiếp sang tiếng Việt là "Bụt"; dân gian coi Bụt như một vị tiên hay xuất hiện để giúp đỡ người nghèo khổ, hiền lành. Nhiều nghiên cứu xác nhận đạo Phật được truyền trực tiếp vào Việt Nam, thời đó gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, từ Ấn Độ theo đường biển chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ VI trước công nguyên, trong điều kiện xã hội phân chia theo chế độ đẳng cấp bất bình đẳng. Đạo Phật ra đời là sự kế thừa, tiếp nối các trào lưu tôn giáo, triết học nổi tiếng của Ấn Độ cổ đại và được coi là một trong những học thuyết xã hội chống lại sự bất công trong xã hội đương thời. 1.1.2 Những tư tưởng cơ sở triết học Phật giáo: Tư tưởng chủ đạo của đạo Phật là dạy con người hướng thiện, có tri thức để xây dựng cuộc sống tốt đẹp yên vui trong hiện tại. Đạo Phật không công nhận có một đấng tối cao chi phối đời sống của con người, không ban phúc hay giáng hoạ cho ai mà trong cuộc sống mỗi người đều phải tuân theo luật Nhân - Quả, làm việc thiện thì được hưởng phúc và làm việc ác thì phải chịu báo ứng. Đạo Phật còn thể hiện là một tôn giáo tiến bộ khi không có thái độ phân biệt đẳng cấp. Đức Phật đã từng nói: “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn”. Ngoài ra, đạo Phật cũng thể hiện tinh thần đoàn kết và không phân biệt giữa người tu hành và tín đồ, quan điểm của đạo Phật là “Tứ chúng đồng tu”, đó là Tăng, Ni, Phật tử nam và Phật tử nữ đều cùng được tu và nếu ai có quyết tâm đều có thể thành tựu như Đức Phật. Tư tưởng về thế giới quan chủ yếu trong bộ Tạng luận; là các quan điểm luận giải về thế giới triết học phật giáo. Thực chất là học thuyết có sự đan xen 3 Võ Thuỳ Anh. Tổ 01-Lớp KS10TC78. Học viện Hành chính quốc gia Môn: QLNN về dân tộc – Tôn giáo __________________________________________________________________________ _ giữa yếu tố duy vật và duy tâm thể hiện tính biện chứng khá sâu sắc, gồm nhiều thuyết như: Thuyết Vô tạo giả: thuyết về nguồn gốc vu 4trụ Thuyết Vô thường: thuyết về sự tồn tại của thế giới Vạn vật đều biến đổi vôcùng theo chu trình sinh-trụ-dị-diệt. Thuýet vô ngã: là thuyết về bản chất sự tồn tại ; không có cái gì là thực thể và cũng không có cái gì là bản ngã, là chân lý cho ta biết cái chân thể tuyệt đối của vũ trụ và bản chất của con người. Thuyết nhân quả - nhân duyên: Cái nhân nhờ cái duyên mới sinh ra được và thành cái quả. Quả là do duyên mà thành nhân và cứ như thế xoay vòng. Khác với một số tôn giáo lớn trên thế giới, đạo Phật chủ trương không có hệ thống tổ chức thế giới và hệ thống giáo quyền. Điều này xuất phát từ lý do Đức Phật hiểu rõ sự ham muốn quyền lực của con người, do đó Đức Phật chủ trương không giao giáo quyền quản lý cho ai mà chỉ hướng dẫn đệ tử nương vào giáo lý, giáo luật để duy trì và tồn tại theo hệ thống sơn môn (như dòng họ thế tục ngoài đời). Một đặc điểm nổi bật của đạo Phật là một tôn giáo hoà bình, hữu nghị, hợp tác. Trải qua hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển, đạo Phật du nhập vào trên 100 nước trên thế giới, ở hầu khắp các châu lục nhưng luôn với trạng thái ôn hoà, chưa bao giờ đi liền với chiến tranh xâm lược hay xảy ra các cuộc thánh chiến. Tính đến năm 2008, đạo Phật có khoảng 350 triệu tín đồ và hàng trăm triệu người có tình cảm, tín ngưỡng và có ảnh hưởng bởi văn hoá, đạo đức Phật giáo. 1.1.3. Sự phát triển của Phật giáo: - Đạo Phật bắt đầu truyền vào Việt Nam Tại Giao Chỉ, Tại Chăm Pa. + Đạo Phật được truyền vào thời Bắc thuộc. Sau khi khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại năm 43 CN, đất Giao Chỉ thành thuộc địa của nhiều triều đại Trung Hoa gần một ngàn năm tuy có độc lập vài thời điểm. Thời kì dài này đạo Phật tại đây phát triển mạnh mẽ hơn, xuất hiện nhiều tông phái, nhiều cao tăng. + Đạo Phật được truyền vào trước thời nhà Đường Bồ Đề Đạt Ma, tổ sư của Thiền phái quan trọng đầu tiên tại Việt Nam là Tì-niđa-lưu-chi, Người đầu tiên là Khương Tăng Hội, sống tại Giao Chỉ khoảng thế kỉ thứ ba CN. Một số ý kiến xem ông là thiền sư đầu tiên của Việt Nam. Tất nhiên từ "Thiền" của ông có khác biệt với phương pháp mà Bồ Đề Đạt Ma sẽ truyền sau này, vì ông sinh trước tới hai thế kỉ. Ông biên tập nhiều kinh sách, sang Đông Ngô bấy giờ là thời Tam Quốc truyền đạo và để lại dấu ấn nơi này. 4 Võ Thuỳ Anh. Tổ 01-Lớp KS10TC78. Học viện Hành chính quốc gia Môn: QLNN về dân tộc – Tôn giáo __________________________________________________________________________ _ Kế đến là Mâu Tử (hay Mâu Bác). Cần biết rằng Giao Chỉ tuy nội thuộc nhà Hán nhưng vì ở quá xa và vì phong tục văn hóa khác biệt với người Hán nên thư tịch Trung Hoa kể cả Hậu Hán Thư, hầu như không hề đề cập đến. Tác phẩm đạo Phật đầu tiên bằng Hán tự lại được viết tại Giao Chỉ năm 189 CN, đó là cuốn Lý Hoặc Luận của Mâu Tử, một người Trung Hoa trước theo Lão giáo, về sau cư ngụ tại Giao Chỉ, theo học đạo Phật ở đây và trở thành một Phật tử rất thuần thành.[2] Vào cuối thế kỉ thứ sáu (khoảng năm 580), thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi vào Việt Nam mang theo đạo Thiền của tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, và như vậy Thiền tông chính thức xuất hiện tại xứ này. Đặc biệt, các thiền sư dòng Tì Ni Đa Lưu Chi thường có hình thức tu tập "Tổng Trì Tam Muội" (Dharani samadhi), một hình thức tu tập phổ biến của Mật tông (Tantra), dùng chân âm kết hợp với ấn quyết trong trạng thái đại định để giữ được thân, khẩu, ý. Ở Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình, Việt Nam), một cột kinh Phật bằng đá vào thế kỉ thứ 10 có khắc bài thần chú Phật Đỉnh Tối Thắng Đà La Ni (Usnisavijaya dharani), một thần chú phổ biến của Mật tông, đã được phát hiện. Như vậy, rất có thể Mật tông, một nhánh quan trọng của đạo Phật, đã xuất hiện ở đây nếu không cùng thời điểm thì cũng sau Thiền tông không quá lâu. Thời nhà Đường Nhiều người như Vận Kỳ và Ðại Thừa Ðăng đã vân du cả hai xứ Trung Hoa và Ấn Ðộ để mở rộng kiến thức và hành đạo. Tuy sự cai trị của nhà Ðường đối với Giao Châu rất khắc nghiệt, và tuy chính quyền đô hộ tìm mọi cách để ngăn chặn sự tiến triển của học thuật và văn hóa Giao Châu, nhưng giới thiền sư tại Giao Châu đã có phương tiện để theo đuổi sự tu học và hành đạo của mình. Thời độc lập - Thời Đinh – Lê Sau một nghìn năm Bắc Thuộc, năm 905 Giao Châu chính thức độc lập. Năm 968 Đinh Tiên Hoàng lên ngôi vua, lập ra nhà Đinh, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, mở ra thời kì độc lập và thống nhất phát triển lâu dài trong lịch sử Việt Nam. Đạo Phật thời này cũng không là ngoại lệ, đã phát triển đến đỉnh cao và tham dự vào nhiều sự kiện hệ trọng của đất nước. Khởi đầu là Đinh Tiên Hoàng với việc lập ra chức tăng thống cho thiền sư Khuông Việt - người đứng đầu phật giáo của đất nước trong lịch sử. Hoa Lư dần trở thành trung tâm Phật giáo. Theo các thư tịch và dấu vết còn sót lại, vào thế kỷ 10, tại đây đã có khá nhiều chùa tháp. Ninh Bìnhcũng là quê hương của quốc sư triều Lý Nguyễn Minh Không, ông đã sáng lập ra ở quê hương mình khá nhiều chùa tháp như: chùa Bái Đính, chùa Địch Lộng, 5 Võ Thuỳ Anh. Tổ 01-Lớp KS10TC78. Học viện Hành chính quốc gia Môn: QLNN về dân tộc – Tôn giáo __________________________________________________________________________ _ động chùa Am Tiêm... Ở Việt Nam có 3 chùa động được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động” là chùa Hương, chùa Bích Động, chùa Địch Lộng thì 2 trong số đó nằm ở Ninh Bình. Điều độc đáo ở đây là có khá nhiều chùa được xây dựng trong các hang núi đá vôi, dựa vào núi đá hoặc tận dụng hẳn núi đá làm chùa mà tiêu biểu là các động chùa: động Hoa Sơn,động Thiên Tôn, Bích Động, động Địch Lộng, chùa Bái Đính, Linh Cốc… Thời nhà Lý Nhà Lý ra đời tiếp tục đưa đạo Phật lên hàng quốc đạo, nhiều triều vua nối tiếp nhau đã thực hiện rất nhiều Phật sự, không chỉ góp phần phát triển việc tu học mà còn qua đó phát triển một nền văn hóa riêng của Đại Việt khác biệt với Trung Hoa. Một dấu ấn quan trọng thời này là việc khai sinh Thiền phái Thảo Đường. Đạo Phật thời nhà Lý có nhiều ảnh hưởng không chỉ với dân thường mà cả vua quan. Có chín trên 19 vị của Thiền phái Thảo Đường là cư sĩ mà phần lớn là vua quan, trong đó có ba vị vua là Lý Thánh Tông, Lý Anh Tông, và Lý Cao Tông.[7] Rất nhiều thiền sư đời Lý tham gia chính sự mà không tham dự chính quyền. Rất nhiều công trình chùa chiền, tượng tháp được xây dựng mà một trong số đó là An Nam Tứ Đại Khí gồm có: tháp Báo Thiên, chuông Quy Ðiền, đỉnh Phổ Minh và tượng Quỳnh Lâm. Về lối sống của người dân thời bấy giờ, học giả Hoàng Xuân Hãn viết trong tác phẩm "Lý Thường Kiệt": “Ðời Lý có thể gọi là đời thuần nhất trong lịch sử nước ta. Ðó chính là ảnh hưởng của đạo Phật”. Chùa Hoa Yên trên núiYên Tử, nơi khai sinh Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Nhà Trần lên nắm quyền tiếp tục kế thừa và phát triển thêm nền tảng xã hội đã có từ thời Lý trong đó có đạo Phật. Nét nổi bật nhất của đạo Phật thời kì này so với thời trước là sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, do người Việt sáng lập mà tổ sư chính là vị vua rời bỏ chính sự để xuất giaTrần Nhân Tông. Một điểm nổi bật khác là sách Thiền Uyển Tập Anh (hay Thiền Uyển Tập Anh Ngữ Lục), cổ thư xưa nhất còn giữ lại được đến nay viết về đạo Phật tại Việt Nam, đã được kết tập vào thời này. Đây là một tập sách nói về các vị thiền sư Việt Nam từ cuối thế kỷ thứ sáu đến thế kỷ thứ mười ba. Sách này bắt đầu được biên tập vào khoảng trước năm 1134 cho đến đầu thế kỷ thứ mười ba thì hoàn tất. Cũng cần nói thêm là không phải cổ thư đạo Phật thời Lý Trần nói chung là ít ỏi mà do chính sách cai trị của nhà Minh khi xâm lược Đại Việt đầu thế kỉ 15 nên phần lớn di sản thời này đã bị tịch thu và tận diệt. Số lượng chùa chiền cũng như tăng sĩ tăng lên rất nhiều, có lẽ là nhiều nhất trong lịch sử Việt Nam nếu so với tương quan số dân ngày ấy. Các chùa cũng 6 Võ Thuỳ Anh. Tổ 01-Lớp KS10TC78. Học viện Hành chính quốc gia Môn: QLNN về dân tộc – Tôn giáo __________________________________________________________________________ _ như tăng sĩ được nhiều ưu đãi lớn không chỉ từ phía vua quan nhà Trần mà còn từ nhân dân. Sự ưu ái quá mức dành cho giới xuất gia cho đến cuối thời nhà Trần đã tạo ra một số dấu hiệu khởi đầu cho sự suy thoái của đạo Phật sau này. Từ thời Hậu Lê đến năm 1858 : => đạo phật bị suy thoái Đạo Phật như đã biết đạt đến cực thịnh vào thời nhà Trần rồi bắt đầu suy thoái vào thời nhà Hậu Lê, mà hai nguyên nhân chính phải kể ra là: nguyên nhân nội tại trong chính đạo Phật, và nguyên nhân ngoại tại từ sự phát triển của Khổng giáo (hay Nho giáo). Thứ nhất là nguyên nhân nội tại. Khi đạo Phật được vua chúa quý trọng thì các nhà quyền quý và trăm họ đều hướng vào. Chùa chiền càng nhiều thì nếp sống thanh quy càng khó bảo đảm được. Tăng chúng càng đông thì càng có nhiều phần tử bất hảo làm hại thanh danh tăng đoàn, sự kính trọng càng nhiều thì niềm kiêu hãnh càng thêm cao. Sự cúng dường càng hậu thì sự ỷ lại càng tăng. Đây là biểu hiện của sự suy thoái. Thứ hai, nguyên nhân ngoại tại. Như đã biết, thời Lý Trần nhiều thiền sư tham dự chính sự và có tiếng nói quan trọng với vua quan. Vào cuối thế kỉ 14, Hồ Quý Ly vốn xuất thân Nho học trong quá trình tiếm quyền nhà Trần đã thực hiện một số biện pháp nhằm giảm ảnh hưởng của đạo Phật. Thêm nữa, nhiều nhà Nho vốn trọng từ chương, tự cho mình là độc tôn trí thức nên không ưa đạo Phật vốn trọng tinh thần bao dung. Chẳng hạn các đại thần Lê Quát, Trương Hán Siêu đã công khai chỉ trích đạo Phật. Ngoài ra, việc nhà Minh xâm lược Đại Việt đầu thế kỉ 15 cùng chính sách tận diệt nền văn hóa độc lập của đất nước đã hủy diệt không chỉ truyền thống của đạo Phật tại Việt Nam mà là cả truyền thống dân tộc. Từ khi nhà Hậu Lê thành lập, và nhất là từ khi vua Lê Thánh Tông suy Khổng giáo làm quốc học thì đạo Phật chính thức suy thoái trong một thời gian kéo dài đến mấy trăm năm. Thời chúa Nguyễn tại Đàng Trong Chùa Thiên Mụ ở Huế ngày nay, được xây dựng năm 1601. chúa Nguyễn muốn lấy đạo Phật làm chỗ dựa tinh thần cho công trình lập quốc của dòng họ Nguyễn. Cho nên sau này, các chúa Nguyễn đều tỏ vẻ sùng đạo Phật. Còn nhân dân Ðàng Trong cũng nghênh đón các vị du tăng Trung Quốc với một tấm lòng chân thật, mặn nồng. Trong thời đại chuyển tiếp giữa hai triều Minh Thanh, nhiều cao tăng Trung Hoa đã tới Ðàng Trong hành hóa. Một phần quan trọng của những tổ đình hiện nay là do các thiền sư Trung Hoa sáng lập. 7 Võ Thuỳ Anh. Tổ 01-Lớp KS10TC78. Học viện Hành chính quốc gia Môn: QLNN về dân tộc – Tôn giáo __________________________________________________________________________ _ Thời chúa Trịnh tại Đàng Ngoài : Như đã biết đạo Phật thời Hậu Lê không còn thịnh bằng thời Lý Trần. Khi đất nước chia hai thành Đàng Ngoài và Đàng Trong thì tại Đàng Ngoài đạo Phật không phổ biến như ở Đàng Trong. Vào thế kỉ 17, dòng Thiền Tào Động (do các ngài Tào Sơn Bản Tịch(840-901) và Ðộng Sơn Lương Giới (807-869) sáng lập) từ Trung Hoa truyền vào Việt Nam và có nhiều ảnh hưởng tại Đàng Ngoài. Nhiều chùa ở Hà Nội như chùa Trấn Quốc, Hàm Long, Hòe Nhai... đến nay vẫn được xem là truyền thừa của dòng thiền này 100 năm nhiều biến cố : Đạo Phật thời hiện đại Thời kỳ đạo phật bị suy thoái: Năm 1858, quân Pháp tấn công Đà Nẵng mở đầu gần 100 năm Việt Nam bị thực dân đô hộ. Chính quyền thực dân đã dùng nhiều phương kế nhằm tiêu diệt truyền thống lịch sử và văn hóa Việt Nam. Đạo Phật lúc này đứng trước nguy cơ mất còn do chính sách hủy diệt có hệ thống của người Pháp. Đến giữa thế kỉ 20, tuy đất nước bị chia hai nhưng nhìn chung chính sách của hai thể chế cầm quyền rất khác nhau này với đạo Phật cũng không tích cực hơn thời Pháp thuộc được bao nhiêu. Thời Pháp thuộc : Một trong những cái cớ chủ yếu mà người Pháp dựa vào để xâm lược Việt Nam là chính sách kì thị Thiên Chúa giáo của nhà Nguyễn. Cho nên sau khi đạt được mục tiêu, chính quyền thực dân ra sức ủng hộ tuyệt đối để tôn giáo này lan rộng khắp nơi, mà biện pháp cụ thể và trực tiếp nhất là phá hủy đạo Phật bằng nhiều hình thức khác nhau. Số chùa chiền bị phá đi rất nhiều, mà không ít trong số đó sau này trở thành cơ sở của Thiên Chúa giáo. Chẳng hạn nhà thờ Đức Bà tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhà thờ La Vang tại Quảng Trị xưa vốn là vị trí của hai ngôi chùa đã bị người Pháp phá hủy và giao lại cho tôn giáo mới theo chân họ vào Việt Nam. Thời kỳ Chấn hưng Phật giáo: Đầu thế kỉ 20 thế giới bắt đầu tìm lại và nghiên cứu các di sản của đạo Phật. Còn tại Việt Nam, bên cạnh chính sách kì thị của người Pháp thì trước đó nhà Nguyễn do độc tôn Nho học nên đạo Phật không được quan tâm. Bản thân đạo Phật cũng tự làm suy yếu do một số cách hành trì đạo pháp không đúng đắn lại được phổ biến nhiều nơi.Trước tình hình đó, một phong trào chấn hưng và cải tổ là cần thiết. Phong trào chấn hưng Phật giáo có thể nói được khởi xướng từ Thiền sư Khánh Hòatại miền Nam, thiền sư Phước Huệ tại miền Trung, và thiền sư Thanh Hanh tại miền Bắc. Ba vị được tôn là Tổ của phong trào. Nhiều 8 Võ Thuỳ Anh. Tổ 01-Lớp KS10TC78. Học viện Hành chính quốc gia Môn: QLNN về dân tộc – Tôn giáo __________________________________________________________________________ _ hội Phật học, nhiều trường giảng dạy Phật học được thành lập. Nhiều ấn phẩm như sách, báo, tạp chí viết về đạo Phật ra đời. Thậm chí nhiều vị xuất thân Nho học như Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ cũng tham dự vào. Sư Thích Quảng Ðức tự thiêu để phản đối chính sách kì thị đạo Phật của tổng thống Ngô Đình Diệm. Phật giáo ở miền Trung với trung tâm là Huế đã khởi đầu những sự cải tổ đánh dấu mốc chuyển biến thành một nền Phật giáo hiện đại, làm mẫu cho toàn quốc. Nói đến Phật giáo miền Trung, bắt đầu từ những năm 1930 không thể không nhắc đến trung tâm Phật giáo Huế. Cần nhắc lại không phải đến thế kỷ 20 Huế mới trở thành một trung tâm của Phật giáo. Từ thế kỷ 17 cho đến đầu thế kỷ 20, Phật giáo Huế - Thuận Hóa đã từng được biết đến với sự thâm nhập của hai dòng Thiền tông Trung Quốc là Lâm Tế và Tào Động với sự xuất hiện của các Thiền sư Trung Hoa từ Viên Cảnh đến Thạch Liêm, và tại đây còn hình thành một dòng truyền thừa Thiền phái Việt: Thiền Liễu Quán (mang tên của Thiền sư Liễu Quán, 1667 - 1742). Đây là lần thứ hai trong lịch sử Phật giáo Việt Nam có được một dòng Thiền phái riêng biệt với vị Tổ sư người Việt sau Truyền phái Trúc Lâm thời Trần. Không ai không biết chính các nhà sư miền Trung là linh hồn của cuộc đấu tranh Phật giáo chống chế độ Ngô Đình Diệm, và kết cục là cả một chế độ gia đình trị sụp đổ. Khoảng năm 1920, tại Việt Nam có duy trì một một đào tràng tại các chùa lớn do các hòa thượng dẫn dắt như: Tại miền Nam: Thiền sư Thích Từ Phong giảng dạy tại chùa Giác Hải; Thiền sư Khánh Hòa tại chùa Tiên Linh; Thiền sư Chí Thành tại chùa Phi Lai, chùa Giác Hoa; Thiền sư Huệ Quang tại chùa Long Hòa; Thiền sư Khánh Anh tại chùa Long An. Tại miền Trung: Thiền sư Tuệ Pháp giảng dạy tại chùa Thiên Hưng; Thiền sư Thanh Thái chùa Từ Hiếu; Thiền sư Đắc Ân chùa Quốc Ân; Thiền sư Tâm Tịnh chùa Tây Thiên; Thiền sư Phước Huệ chùa Thập Tháp; Thiền sư Phổ Tuệ chùa Tĩnh Lâm. Tại miền Bắc: Thiền sư Thanh Hanh giảng dạy tại chùa Vĩnh Nghiêm; chùa Bà Đá cũng là một đạo tràng lớn; Thiền sư Đỗ Văn Hỷ in ấn kinh sách rất nhiều. Sau năm 1954 đến năm 1976 9 Võ Thuỳ Anh. Tổ 01-Lớp KS10TC78. Học viện Hành chính quốc gia Môn: QLNN về dân tộc – Tôn giáo __________________________________________________________________________ _ Tại miền nam, sự phát triển của Phật giáo chi lam hai thời kỳ dưới Chính quyền Việt Nam Cộng Hoà. Chính quyền VNCH đệ nhất của tổng thống Ngô Đình Diệm kì thị đạo Phật một cách công khai và quyết liệt. Trong những năm cầm quyền, ông dùng quyền hạn của mình để đàn áp đạo Phật bằng nhiều cách khác nhau. Vì chính sách nhiều người cho là ưu đãi Thiên Chúa giáo của chính phủ Ngô Đình Diệm, Phật tử miền Nam Việt Nam đã xuống đường đông đảo ủng hộ Phật giáo ở Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn. Đỉnh điểm là sự kiện nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963 để phản đối sự kì thị này [2]. Mặc dù vậy Phật giáp vẫn phát triển. Trong cuốn “Phật Giáo tại Việt Nam”, ông Mai Thọ Truyền cho biết lúc ông Diệm lên cầm quyền, số chùa tại miền Nam là 2206 cái. Dướt thời ông Diệm số chùa lên đến 4776 cái. Sự kiện Phật Đản, 1963: Sang đến VNCH đệ nhị của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, phật giáo có điều kiện phát triển hơn. Có nhiều phong trào phật giáo phát triển trong thời kỳ này, cả thân chính quyền lẫn thân Cộng sản. Tháng 3 năm 1958, Hội Phật giáo Thống nhất được thành lập, hòa thượng Thích Trí Độ làm Hội trưởng và giữ chức vụ này liên tục cho đến ngày viên tịch năm 1979. Ông cũng hình thành nên trường Tu học Phật pháp Trung ương tại chùa Quảng Bá (Hà Nội) năm 1970, tiền thân của trường Cao cấp Phật học Việt Nam sau này. Một đặc điểm quan trọng là ở miền Nam Việt Nam thời kỳ này có quá nhiều Hệ Phái Phật Giáo. Ví dụ: về phương diện lịch sử. Phái thứ Nhứt: Tì-ni-đa-lưu-chi Phái thứ II: Vô Ngôn Thông. Phái thứ III: Phái Thảo- Đường. Phái Trúc Lâm Tam Tổ. Phái Tào-Động. Phái Liên Tôn. Phái Lâm Tế. Phái Liễu Quán. Phật Giáo hiện Đại. Từ năm 1976 đến nay - Một số tư tưởng chính trị cơ bản của Phật giáo: Từ năm 1976, chính quyền nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà hạn chế hoạt động tín ngưỡng với đạo Phật cũng như nhiều tôn giáo khác. Sau sự kiện 30/4/1975, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và các phong trào Phật giáo khác ở miền Nam Việt Nam bị hạn chế hoạt động. Một loạt các hòa thượng có chức danh đi tị nạn, như Thích Nhất Hạnh, Thích Tâm Châu. Năm 1981, nhằm thống nhất các hệ phái Phật giáo, sau ba năm vận động chính phủ cho thành lập một tổ chức mới mang tên Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) làm tổ chức duy nhất đại diện Phật giáo toàn quốc, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Võ Thuỳ Anh. 10 Tổ 01-Lớp KS10TC78. Học viện Hành chính quốc gia Môn: QLNN về dân tộc – Tôn giáo __________________________________________________________________________ _ Nam. Trưởng ban vận động Thống nhất Phật giáo Việt Nam là Hòa thượng Thích Trí Thủ, lúc đó là Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN. Nhiều lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất gia nhập tổ chức mới và trở thành lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam mới. Tới năm 1990, Hòa thượng Thích Đôn Hậu lúc đó là Phó pháp chủ kiêm Giám Luật Hội đồng Chứng minh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhân danh Viện Tăng thống, trụ trì chùa Thiên Mụ của Giáo hội Thống nhất, hiệu triệu Phật tử Việt Nam toàn cầu khôi phục lại Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Tổ chức này bị Chính phủ Việt Nam cấm tại Việt Nam. Tuy nhiên tổ chức vẫn có một số hoạt động trong nước. Một số các cao tăng và thiều sư bị đi tù hoặc bị quản chế như Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ. Tại hải ngoại Giáo hội này cũng có phân viện. Trong những năm gần đây, đạo Phật và các tôn giáo khác đã được tự do phát triển hơn trước, thể hiện qua nhiều chùa chiền được trùng tu hoặc xây mới, nhiều sự kiện được tổ chức, cũng như số lượng khá lớn ấn phẩm về đạo Phật được xuất bản. Sau nhiều năm không được phép quay về Việt Nam, hòa thượng Thích Nhất Hạnh được về lần đầu tiên vào năm 2005. Tuy nhiên, hòa thượng bị vướng vào Vụ mâu thuẫn ở tu viện Bát Nhã. Tại Việt Nam hiện nay, đạo Phật là tín ngưỡng được nhiều người dân tôn thờ nhất cùng với đạo thờ phụng tổ tiên truyền thống. Tất cả các tông phái quan trọng của đạo Phật như Thiền tông, Tịnh độ tông, Mật tông, đạo Phật nguyên thuỷ đều được người dân hành trì, tu tập. Những mốc thời gian quan trọng : - Thế kỉ thứ 3 - thế kỉ thứ 2 trước CN: đạo Phật nguyên thủy truyền vào Giao Chỉ và Chăm Pa. - Năm 189 CN: Lý Hoặc Luận, tác phẩm về đạo Phật bằng chữ Hán đầu tiên được Mâu Tử viết tại Giao Chỉ. - Năm 247 CN: Khương Tăng Hội thiền sư người Việt đầu tiên sang Đông Ngô truyền đạo. - Năm 580: thành lập Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi. - Năm 820: thành lập Thiền phái Vô Ngôn Thông theo Thiền nam tông. Võ Thuỳ Anh. 11 Tổ 01-Lớp KS10TC78. Học viện Hành chính quốc gia Môn: QLNN về dân tộc – Tôn giáo __________________________________________________________________________ _ - Năm 1009: nhà Lý ra đời, mở đầu cho thời cực thịnh của đạo Phật tại Việt Nam kéo dài 400 năm. - Năm 1069: thành lập Thiền phái Thảo Đường. - Năm 1299: thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, Thiền phái lớn đầu tiên của người Việt. - Năm 1400: nhà Trần mất; nhà Hậu Lê tôn Nho học làm quốc giáo; đạo Phật chính thức suy thoái. - Thế kỉ 17: hai dòng Thiền nam tông quan trọng là Lâm Tế và Tào Động truyền vào từ Trung Hoa, phát triển tại Đàng Trong và Đàng Ngoài. - Năm 1858: Pháp xâm lược Việt Nam; đạo Phật thêm một lần suy thoái do chính sách của nhiều chính quyền kế tiếp nhau trong hơn 100 năm.  Đạo Phật kể từ khi truyền vào Việt Nam đến nay trải hơn 2000 năm đã dần dần đi vào tâm thức, ảnh hưởng nhiều đến cách nghĩ, cách sống của phần đông người Việt. Tuy có nhiều thịnh suy do những nguyên nhân bên trong cũng như bên ngoài nhưng đạo Phật từ lâu đã có vai trò quan trọng trong đời sống người Việt, góp phần không nhỏ trong di sản lịch sử và văn hóa của đất nước Việt Nam. Chương II: NHỮNG ĐẶC TRƯNG PHẬT GIÁO 1. Dung hợp các tín ngưỡng truyền thống: Phật giáo Việt Nam dung hợp các tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam: thờ cúng Tổ tiên, thờ Thần, thờ Mẫu nhưng Phật giáo vẫn giữ vai trò chủ đạo để làm nên Đạo Phật Việt Nam. Điều này được thể hiện rất rõ việc bài trí tượng thờ trên chính điện chùa Phật giáo. Trong đó, chư vị Phật được tôn trí ở gian giữa là đại hùng bảo điện; chư vị thánh tổ của Lão giáo, Nho giáo, được an trí ở hai bên. Ngoài ra, còn tôn trí cả tượng của các vị Thiên hoàng Ngọc đế, Thập điện Diêm vương. Đặc biệt, trong khuôn viên thờ tự của chùa, nhất là các chùa ở vùng Bắc Bộ, luôn có phủ Mẫu (cũng gọi là điện Mẫu) thờ chư vị thánh Mẫu và đức thánh Cha (Trần Hưng Đạo hiển thánh). Nhiều trường hợp khác, trên gian phụ của chính điện chùa còn thờ cả các vị có công khai mở, trùng tu, tôn tạo chùa. 2. Là thành tố trong Tam giáo đồng nguyên: Phật giáo Việt Nam dung hợp cùng tinh thần Nho giáo, Lão giáo để trở thành "Tam giáo đồng nguyên" nhằm hộ trì Võ Thuỳ Anh. 12 Tổ 01-Lớp KS10TC78. Học viện Hành chính quốc gia Môn: QLNN về dân tộc – Tôn giáo __________________________________________________________________________ _ quốc gia, dân tộc. Đó là sự kết hợp rất trí tuệ để hài hoà và cùng phát triển. Từ những buổi đầu xây dựng nền phong kiến độc lập chúng ta đã thấy các vị danh tăng Phật giáo thông hiểu Nho giáo, uyên thâm Lão giáo, và vận dụng tam giáo nhuần nhuyễn trong cuộc sống, tu hành của mình. Các vị ấy hành trì Phật pháp, tham gia chính sự bàn quốc kế dân sinh như một vị thạc Nho, khi xong việc lớn lại rút về núi rừng thanh bạch ẩn tu như một Đạo sỹ. Đây là điều hiếm có ở đặc trưng văn hóa mà chưa từng thấy của bất kỳ một dân tộc nào. 3. Gắn bó với dân tộc: Phật giáo du nhập vào Việt Nam trở thành một tôn giáo gắn bó giữa đạo với đời, thể hiện tinh thần nhập thế. Phật giáo Việt Nam có truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc, đồng hành trong những giai đoạn thăng trầm của đất nước, góp phần đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Trong Phật giáo Việt Nam đã ghi nhận hai trường hợp đặc biệt: Lý Công Uẩn – một vị sư xả pháp, xuất tu để ra đời làm bậc quân vương khai mở triều đại nhà Lý, và Trần Nhân Tông – một vị hoàng đế từ bỏ ngai vàng để vào núi ẩn tu trở thành một vị Tổ sư của Phật giáo đời Trần. Trong thời kỳ hội nhập, Phật giáo luôn chia sẻ những khó khăn, hỗ trợ những người gặp hoàn cảnh khốn khó, gặp thiên tai, địch họa để chung tay cùng đất nước góp phần ổn định xã hội, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội. 4. Đoàn kết nội bộ: Phật giáo Việt Nam có tinh thần đoàn kết, gắn bó nội bộ. Tuy có nhiều tông phái Phật giáo cùng tồn tại và phát triển, nhưng tất cả đều sinh hoạt trong một tổ chức chung là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Năm 1981, trải qua một năm vận động thống nhất, 9 tổ chức, hệ phái Phật giáo trên toàn quốc đã thống nhất thành lập tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trong Hiến chương của mình Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định “Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức Giáo hội duy nhất đại diện cho tăng ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước”. Ngoài ra, Phật giáo Việt Nam còn đoàn kết với các tầng lớp trong xã hội và đoàn kết với các tôn giáo bạn để chung tay xây dựng và phát triển đất nước. Đây là điều chưa có một tổ chức Phật giáo nước ngoài nào có thể làm được. 5. Tính sơn môn, pháp phái: Du nhập vào Việt Nam, Phật giáo hình thành và phát triển theo truyền thống của cư dân, phát triển như dòng họ thế tục. Việc quản lý, kỷ luật sư sãi đều do Sơn môn, Pháp phái giải quyết. Giáo hội chung chỉ chủ trương và định hướng những công tác Phật sự lớn và có tính tổng thể. Còn các hoạt động tôn giáo cụ thể như: tiếp độ tăng ni, truyền thụ giới luật, trì giảng kinh điển, các nghi thức tôn giáo… đều mang tính Sơn môn, Hệ phái, và do người đứng đầu Sơn môn, Hệ phái chỉ đạo thực hiện. 6. Là thành tố tạo nên tính đặc trưng văn hóa: Văn hoá, đạo đức Phật giáo như quan điểm “ở hiền gặp lành” “báo đáp tứ trọng ân” “người Phật tử hiếu hạnh” “hành thiện tránh ác”, “từ bi cứu khổ”, “tôn trọng con người”, “bình đẳng tâm, không phân biệt đẳng cấp, sang hèn”, “yêu chuộng hòa bình”… đã thấm đậm trong tâm tưởng mỗi con người Việt Nam qua các thế hệ. Nó đã góp phần tạo Võ Thuỳ Anh. 13 Tổ 01-Lớp KS10TC78. Học viện Hành chính quốc gia Môn: QLNN về dân tộc – Tôn giáo __________________________________________________________________________ _ dựng nên nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Mà ở đó, người ta không còn phân biệt đâu là đạo đức xã hội, đâu là đạo đức tôn giáo. Trong bối cảnh xã hội hiện đại, tăng ni, Phật tử không chỉ bó hẹp trong mối quan hệ xóm làng, thầy trò, đồng đạo mà còn nhiều quan hệ xã hội và điều kiện xã hội chi phối. Điều đó cũng là yếu tố tác động đến tính truyền thống của Phật giáo Việt Nam. Và đáng tiếc là, đã có một số không ít tăng ni, và tín đồ Phật tử đang bị cuốn theo những mưu cầu tầm thường mà quên đi những giá trị cao cả trong lời Phật dạy. Tuy nhiên, đó không phải và không thể bản chất hay có thể làm thay đổi được bản chất, tính truyền thống của Phật giáo Việt Nam ngàn đời. Với những đặc điểm tạo nên tính đặc trưng trong truyền thống của mình, Phật giáo ở Việt Nam đã, đang và sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, sẽ mãi giữ một vị trí vững vàng trong lòng dân tộc Việt Nam Chương III: GIÁO LÝ Hiện nay đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội nhưng kiến trúc thượng tầng của xã hội cũ vẫn còn tồn tại, trong đó giáo lý Phật đã ít nhiều in sâu vào tư tưởng, tình cảm và quan niệm sống của một bộ phận lớn người dân Việt Nam. Vì thế việc xoá bỏ tư tưởng Phật giáo là không thể thực hiện được. Hệ thống giáo lý đồ sộ và số lượng phật tử đông đảo và phân bố rộng khắp. đánh dấu bằng truyện "Nhất Dạ Trạch" trong tập Lĩnh Nam trích quái kể lại việc Chử Đồng Tử được học đạo Phật với một nhà sư tên là Phật Quang . Phật giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần người Việt Nam bên cạnh đạo nho, đạo Thiên chúa,…Đặc biệt xét về khía cạnh hệ tư tưởng, Phật giáo đã ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp góp phần quan niệm sống và sinh hoạt con người Việt Nam. Bồ Đề Đạt Ma, tổ sư của Thiền phái quan trọng đầu tiên tại Việt Nam là Tì-ni-đa-lưu-chi, Người đầu tiên là Khương Tăng Hội, sống tại Giao Chỉ khoảng thế kỉ thứ ba CN. Một số ý kiến xem ông là thiền sư đầu tiên của Việt Nam. Tất nhiên từ "Thiền" của ông có khác biệt với phương pháp mà Bồ Đề Đạt Ma sẽ truyền sau này, vì ông sinh trước tới hai thế kỉ. Ông biên tập nhiều kinh sách, sang Đông Ngô bấy giờ là thời Tam Quốc truyền đạo và để lại dấu ấn nơi này. Kế đến là Mâu Tử (hay Mâu Bác). Cần biết rằng Giao Chỉ tuy nội thuộc nhà Hán nhưng vì ở quá xa và vì phong tục văn hóa khác biệt với người Hán nên thư tịch Trung Hoa kể cả Hậu Hán Thư, hầu như không hề đề cập đến. Tác phẩm đạo Phật đầu tiên bằng Hán tự lại được viết tại Giao Chỉ năm 189 CN, đó là Võ Thuỳ Anh. 14 Tổ 01-Lớp KS10TC78. Học viện Hành chính quốc gia Môn: QLNN về dân tộc – Tôn giáo __________________________________________________________________________ _ cuốn Lý Hoặc Luận của Mâu Tử, một người Trung Hoa trước theo Lão giáo, về sau cư ngụ tại Giao Chỉ, theo học đạo Phật ở đây và trở thành một Phật tử rất thuần thành.[2] Vào cuối thế kỉ thứ sáu (khoảng năm 580), thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi vào Việt Nam mang theo đạo Thiền của tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, và như vậy Thiền tông chính thức xuất hiện tại xứ này. Đặc biệt, các thiền sư dòng Tì Ni Đa Lưu Chi thường có hình thức tu tập "Tổng Trì Tam Muội" (Dharani samadhi), một hình thức tu tập phổ biến của Mật tông (Tantra), dùng chân âm kết hợp với ấn quyết trong trạng thái đại định để giữ được thân, khẩu, ý. Ở Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình, Việt Nam), một cột kinh Phật bằng đá vào thế kỉ thứ 10 có khắc bài thần chú Phật Đỉnh Tối Thắng Đà La Ni (Usnisavijaya dharani), một thần chú phổ biến của Mật tông, đã được phát hiện. Như vậy, rất có thể Mật tông, một nhánh quan trọng của đạo Phật, đã xuất hiện ở đây nếu không cùng thời điểm thì cũng sau Thiền tông không quá lâu. Về phương diện Kinh điển và đường lối tu có Phái Tiểu Thừa. Phái Đại Thừa. Về tổ chức giáo hội có: Giáo Hội Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam. Giáo Hội Phật Giáo Cổ Sơn Môn. Giáo Hội Phật Giáo Lục Hòa Tăng. các Am, Cốc... Giáo Hội Phật Giáo Khất Sĩ Việt Nam. Phái Khất Sĩ Đạo Lâm. Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ. Thiền Tông. Nhóm Tu Thiền theo Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp. Thiền Tịnh Đạo Tràng. Phật Giáo Hoa Tông. Minh Nguyện Cư Sĩ Phật Học. Tam Tông Miếu. Giáo Hội Tổ Tiên Chính Giáo. Giáo Hội Thiên Thai Quán Môn. Mật Tông hay Chơn Ngôn Tông. Tịnh Độ Tông. Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội. Hệ Phái Vạn Quốc Tự. Hội Linh Sơn Phật Học. Phái Hạnh Đầu Đà. Phái Hòa Đồng Tôn Giáo Phái Phật, Chúa Liên Hòa Du Tăng. Phật Giáo Bửu Sơn Kỳ Hương. Phật Giáo Hòa hảo. Các Hội Phật Học, các Phái Phật Giáo của người Việt gốc Miên. KẾT LUẬN Ước muốn về một cuộc sống hạnh phúc đó là ước muốn từ muôn đời nay không của chỉ riêng ai. Phật Giáo chứa một triết lí nhân sinh cao cả với ước muốn là cứu con người khỏi nỗi khổ muôn đời, với cứu cánh là giải thoát, không phải bằng sự ban bố nhân đức mà ở chỗ con người có hạnh phúc hay không là chính ở cuộc sống đức độ của con người, có như vậy con người mới có thể đạt đến cái “Chân- Thiện - Mỹ” và nhập vào thế giới niếp bàn. Ta thấy rằng đạo Phật đã du nhập vào Việt Nam từ những kỉ nguyên tây lịch, rồi tồn tại phát triển và chan hòa với dân tộc cho đến tận hôm nay. Nếu thời gian là thước đo của chân lí thì với bề dày lịch sử đó đạo Phật đã khẳng định những giá trị của nó trên Võ Thuỳ Anh. 15 Tổ 01-Lớp KS10TC78. Học viện Hành chính quốc gia Môn: QLNN về dân tộc – Tôn giáo __________________________________________________________________________ _ mảnh đất này. Vì vậy tìm hiểu triết học Phật Giáo giúp con người biết hiểu hơn về một trường phái triết học lớn, về truyền thống văn hóa mà tổ tiên đã để lại . Việt Nam là một nước chịu ảnh hưởng rất lâu đời và sâu sắc của nền văn hóa Phật giáo. Phật giáo đã được giới thống trị sử dụng như tư tưởng chỉ đạo trong kiến trúc thượng tầng của xã hội trong suốt thời kỳ phong kiến và cho tới ngày nay. Những mặt tích cực của nó vẫn tồn tại hiện hữu và tác động lên nhiều mặt của đời sống xã hội. Ngày nay, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong khuôn khổ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Song, những tàn dư của Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại ở Việt Nam và tác động vào đời sống xã hội theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực. Sở dĩ những tàn dư của Phật giáo vẫn có mặt tích cực trong xã hội Việt Nam ngày nay là vì, nó đã Việt Nam hoá và hoà đồng với nền văn hoá Việt Nam để tạo nên một truyền thống tốt đẹp về tư tưởng, đạo đức và nếp sống. Đó là ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và tình cảm đạo đức của mỗi người đối với cộng đồng. Đó là sự hiếu học, coi trọng nhân tài, coi trọng người có học vấn và tôn sư trọng đạo, là sự tích cực nhập thế, tích cực dấn thân vào công cuộc phát triển kinh tế của đất nước làm cho dân giàu, nước mạnh. Nhiều công tác từ thiện được các chư tăng, ni tại các chùa, ni viện quan tâm chăm lo công tác an sinh xã hội, cùng chi sẽ với chính quyền địa phương giúp đỡ người nghèo một cách thiết thực và hiệu quả. Đảng và bộ máy nhà nước cần rút ra những bài học bổ ích mà đặc biệt đối với cán bộ, ngoài tu dưỡng về trình độ chuyên môn thì cần tu dưỡng về đạo đức để trở thành những người đủ đức đủ tài thực hiện công việc của nhân dân giao phó. Và để đất nước ổn định về chính trị phát triển bền vững và xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là việc rất quan trọng và có tính cấp thiết. Chính vì vậy trong bối cảnh ngày nay, Phật giáo được phát triển phồn thịnh, Phật giáo cần được kế thừa và phát huy. Chúng ta phải quán triệt sâu sắc nhiệm vụ đẩy mạnh tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận chính trị là nhiệm vụ cơ bản chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới. Hiện nay bối cảnh đất nước có nhiều biến động phức tạp và sâu sắc. Trong nước đang thực hiện công nghiệp đó là hoàn cảnh đầy thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn thách thức về định hướng chính trị. Vì vậy cần kết hợp những mặt tích cực của Phật giáo là đức trị cùng với pháp trị để xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tạo sự ổn định về chính trị và phát triển đất nước. Với tất cả những ý nghĩa này, qua việc làm rõ lịch sử hình thành, phát triển lâu đời của Phật giáo, tư tưởng chính trị của Phật giáo ảnh hưởng trong đời sống, tinh thần người dân Việt Nam cũng như ý nghĩa của nó trong thời đại ngày nay. Và qua đó ta hiểu biết thêm về một học thuyết, một trào lưu tư tưởng có ảnh hưởng lớn trên thế giới, từ đó tìm ra những mặt tích cực, và vận dụng nó vào Võ Thuỳ Anh. 16 Tổ 01-Lớp KS10TC78. Học viện Hành chính quốc gia Môn: QLNN về dân tộc – Tôn giáo __________________________________________________________________________ _ hình thành tư tưởng, hoạt động thực tiễn của bản thân, gia đình, xã hội với công cuộc đổi mới hiện nay./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quản lý nhà nước về Dân tộc- Tôn giáo- Tác giả Hoàng Văn Chức 20062009-2011; 2.Lý luận về tôn giáo và tình hình Tôn giáo Việt Nam- Tác giả Đặng Nghiêm Vạn 2003; 3.Chính sách di dân trong quá trình phát triển Kinh tế- xã hội – tác giảĐặng Nguyên Anh 2006; 4. Tài liệu hỏi đáp – Tác giả Nguyễn Công Oánh 2009; 5. Những quan điểm về chính sách tôn giáo –dân tộc; 6. Nghị quyết 24/NQ-TW ngày 16/10/1990; 7. Nghị quyết 25/TW, ngày 12/3/2003- điều chỉnh NQ/24; 8. Pháp lệnh số 21/2004-PL-UBTVQH11 ngày 18/6/2004; 9. Nghị định số 22/NĐ-CP, ngày 01/3/2005 và chỉ thị số 01/CT-TTg; 10.NghỊ định 92/2012/NĐ-CP, ngày 08/11/2012. Trả lời câu hỏi phụ: Thầy tu là nhà tu hành, tu dưỡng tôn giáo khổ hạnh, sống mộtmình hoặc với một nhóm các thầy tu khác. Thầy tu có thể là người cống hiến cuộc đời mình để phụng sự chúng sinh hoặc là một người tu hành khổ hạnh tránh xa trần thế để sống cuộc sống cầu nguyện và chiêm nghiệm cuội đời Tứ diệu đế là : Khổ đế (Dukkha Ariyasacca) nói về sự khổ ở đời. Khổ không chỉ có nghĩa là cảm giác đau đớn, khổ nhọc thân, tâm mà còn chỉ trạng thái cảm thấy không yên ổn, không thỏa mãn những mong muốn trong lòng. Tư tưởng Phật giáo cho rằng, con người sinh ra ở đời là khổ: “Đời là bể khổ”. Từ khi sinh ra đến lúc nhắm mắt xuôi tay không có lúc nào hết khổ. Vũ trụ tự nhiên thì luôn trong quá trình biến đổi Thành - Trụ - Hoại - Không. Về thân xác con người thì trải qua Sinh - Lão – Võ Thuỳ Anh. 17 Tổ 01-Lớp KS10TC78. Học viện Hành chính quốc gia Môn: QLNN về dân tộc – Tôn giáo __________________________________________________________________________ _ Bệnh - Tử. Mà cả bốn quá trình ấy không khi nào xa lìa nỗi khổ:Sinh khổ (sinh ra là khổ), Lão khổ (quá trình già nua của thân thể là khổ), Bệnh khổ (có bệnh tật đau ốm là khổ), Tử khổ (chấm dứt sự sống là khổ). Rồi sống trong cuộc sống xã hội cũng luôn có nỗi khổ: Sở cầu bất đắc khổ (mong muốn mà không đạt được là khổ), Ái biệt ly khổ (yêu thương nhau mà phải xa lìa là khổ), Oán tăng hội khổ (ghét thù nhau mà phải sống gần nhau là khổ), Ngũ thụ uẩn khổ (năm giác quan tương tác với thế giới bên ngoài, thọ nhận tướng sắc của vật chất, bị hình tướng của vật chất che mất bản chất và mãi bị mê muội theo nó là khổ). Đó là tám nỗi khổ của con người mà Phật giáo gọi là Bát khổ. Theo quan niệm của Phật giáo thì những thứ khổ con người phải chịu là cái khổ trong tam giới và đều là nhânđể đời sau phải chịu quả trầm luân vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Vì sinh tử thật là khổ, không ai không gặp, không ai chối bỏ được, nó như là cái hiển nhiên đối với con người, nên gọi là Khổ đế. Tập đế (Samudayat Ariyasacca) nói về nguyên nhân sự khổ. Tập có nghĩa là nhóm họp, gộp lại. Nếu quá khứ hay hiện tại con người không biết được đời là khổ, không biết vạn vật hữu hình hay vô hình chỉ là giả tạm, luôn biến đổi; không biết những ý nghĩ, lời nói và hành động của mình sẽ gây ra nghiệp nên lần hồi cứ làm theo mãi, vì suy nghĩ và hành động xấu mà ngày càng huân tập, nhóm góp điều xấu, bị xô đẩy trôi lăn mãi trong sinh tử luân hồi, nên gọi là Tập. Đức Phật dạy rằng, vì vô mình che lấp nên con người không nhận ra thực tướng của vạn vật, rồi cứ tham đắm chạy theo cái hư ảo không vĩnh viễn đó nên tạo ra nghiệp. Đó là nguyên nhân của nỗi khổ. Trong đó, có ba thứ độc (tam độc): Tham (tham lam), Sân (giận, bực, nóng nảy), Si (ngu mờ, mê muội) là nguyên nhân chính nhất của nỗi khổ. Xét cho kỹ thì mọi việc làm thiện, ác (sẽ tạo ra các nghiệp) gắn liền với sinh tử trong tam giới mà con người không ai không vướng mắc, nên gọi là Tập đế. Diệt đế (Nirodha Ariyasacca) nói về sự khổ bị tiêu diệt, được giải thoát. Diệt tức là tịch diệt hay Niết bàn. Nghĩa là nghiệp đã hết không còn khổ lụy sinh tử luân hồi nữa. Khổ là mầm gốc của phiền não. Mà phiền não được diệt nên những nghiệp quả trong tam giới cũng diệt. Nếu các nghiệp phiền não trong tam giới đã diệt thì liền chứng đắc được cảnh giới Niết bàn (Hữu dư Niết bàn). Khi xả báo huyễn thân (nghĩa là chết), thân tứ đại không còn (nhà Phật dùng từ tịch hoặc tịch diệt hay nhập Niết bàn) cái khổ của đời sau không còn tương tục nữa, khi ấy gọi là Vô dư Niết bàn. Cảnh giới Niết bàn thật vắng lặng, tĩnh tịch và an lạc, đoạn diệt hết thảy hoặc nghiệp luân hồi nên gọi là Diệt đế. Đạo đế (Magga Ariyasacca) nói về phương pháp diệt trừ nguyên nhân sự khổ. Đạo là luân lý, là con đường đúng đắn, đạo còn có nghĩa là năng thông năng đạt, nó chính là những phương pháp, là con đường để cho chúng sinh theo đó mà tu Võ Thuỳ Anh. 18 Tổ 01-Lớp KS10TC78. Học viện Hành chính quốc gia Môn: QLNN về dân tộc – Tôn giáo __________________________________________________________________________ _ tập để mong cầu vượt thoát khỏi trầm luân, khổ ải trong tam giới. Trong đó, Đức Phật chỉ ra tám con đường chính, bao gồm: thấy biết chân chính (chính kiến); suy nghĩ chân chính (chính tư duy); lời nói chân chính (chính ngữ); nghề nghiệp chân chính (chính nghiệp); đời sống chân chính (chính mệnh); siêng năng chân chính (chính tinh tiến); tưởng nhớ chân chính (chính niệm); định tâm chân chính (chính định). Tám con đường chân chính ấy, Phật giáo gọi là Bát Chính đạo. Đạo đế có Ba mươi bẩy Phẩm trợ đạo và Bát Chính đạo nương trợ, tương hỗ với nhau chắc chắn có thể đưa chúng sinh vượt qua khổ ải, chứng nhập cảnh giới Niết bàn không hư dối, nên gọi là Đạo đế. Phật giáo chủ trương vừa lấy trí tuệ diệt trừ vô minh, phá vòng luân hồi sinh tử, vừa thực hành tu tập diệt trừ tham dục để chuyển nghiệp đạt đến sự giải thoát. Tu hành để mong cầu giải thoát trong nhà Phật cũng có nhiều phương cách. Phật nói có tám vạn bốn ngàn pháp môn, bất kỳ ai thấy khế hợp và phát nguyện tu tập theo một pháp môn nào thì đều có thể trở thành bậc giác ngộ giải thoát, vì Phật tính trong mọi chúng sinh là không khác nhau và mọi pháp môn đều đưa đến giác ngộ. Tuy nhiên, cho dù là pháp môn nào đi nữa thì cũng lấy Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ) làm căn bản và cương yếu. Kinh sách Phật giáo thường ghi, vì lòng bi mẫn với chúng sinh, vì lòng thương tưởng với đời mà Đức Phật thị hiện ra ở cõi đời này. Ngài có mặt ở đời vì một đại nhân duyên là cứu khổ độ sinh. Như vậy, với Tứ Diệu đế, Phật giáo đã giải quyết vấn đề con người một cách rốt ráo, và Tứ Diệu đế cũng là giáo lý căn bản mà bất kỳ một người xuất gia học Phật dù thuộc hệ phái nào đều phải biết tới và tu tập theo để mong cầu giải thoát, chứng ngộ Niết bàn./. Việc cạo đầu khi đi tu là thể hiện việc dứt bỏ ngã chấp, thể hiện sự khiêm hạ đến tột độ trong cuộc sống của người tu hành. Nhưng không phải dứt bỏ mọi hình thức đẹp, xấu, không cần chải chuốt, vứt bỏ mọi sĩ diện, tự ái. Đây là hành động đầu tiên c3a người tu hành thể hiện sự quyết tâm theo đạo phật, theo co đường tìm kiếm sự hoàn thiện trí tuệ. Theo lời phật dạy” ăn chay là tốt chủ yếu để nuôi dưỡng lòng từ bi và tinh thần bình đẳng . phật tử không sát sanh và người tu hành điều giữ 5 giới cấm ( cấm sát sanh, rượu chè, tửu, sắc). MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2 Phạm vi nghiên cứu liên quan đến đề tài Võ Thuỳ Anh. 19 Tổ 01-Lớp KS10TC78. Học viện Hành chính quốc gia Môn: QLNN về dân tộc – Tôn giáo __________________________________________________________________________ _ 3. Mục đích nghiên cứu 4. Tình hình nghiên cứu 5. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu 6. Câu hỏi nghiên cứu, giả thiết nghiên cứu 7. Điểm mới về khoa học 8. Kết cấu nghiên cứu Chương I: Quá trình hình thành, phát triển và những tư tưởng chính trị cơ bản của Phật giáo.  1 Lịch sử o 1.1 Thời kì đầu: đạo Phật truyền vào Việt Nam  1.1.1 Tại Giao Chỉ  1.1.2 Tại Chăm Pa o 1.2 Thời Bắc thuộc  1.2.1 Trước thời nhà Đường  1.2.2 Thời nhà Đường o 1.3 Thời độc lập  1.3.1 Thời Đinh - Lê  1.3.2 Thời nhà Lý  1.3.3 Thời nhà Trần o 1.4 Từ thời Hậu Lê đến năm 1858  1.4.1 Thời chúa Nguyễn tại Đàng Trong  1.4.2 Thời chúa Trịnh tại Đàng Ngoài o  Võ Thuỳ Anh. 1.5 100 năm nhiều biến cố 1.5.1 Thời Pháp thuộc 20 Tổ 01-Lớp KS10TC78.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan