Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tieu luan phap lenh dan chu co so...

Tài liệu Tieu luan phap lenh dan chu co so

.DOC
12
365
136

Mô tả:

I/LỜI NÓI ĐẦU 1/ Tính cấp thiết của đề tài: Sau khi cuộc cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng xác định rõ, Nhà nước của ta là Nhà nước “Của dân, do dân và vì dân”. Và từ đó đến nay, Đảng ta vẫn luôn xác định mục tiêu mà Đảng phải lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phấn đấu để xây dựng một đất nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Với quan điểm đó đã cho thấy, ngay từ những ngày đầu chính quyền còn non trẻ, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến việc phát huy dân chủ trong nhân dân, và quan điểm đó vẫn được nhất quán xuyên suốt đến tận ngày nay. Từ đó cả nước ta nói chung, từng địa phương nói riêng đã biết phát huy cao độ tinh thần dân chủ trong nhân dân, huy động sức mạnh nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Góp phần làm cho sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng đạt được những thành tựu vượt bật như hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, từng lúc từng nơi vấn đề dân chủ chưa được đảm bảo, quyền làm chủ của nhân dân chưa được phát huy, còn nặng dân chủ hình thức, hoặc đôi khi vấn đề dân chủ bị lợi dụng, và một bộ phận nhân dân lợi dụng quyền dân chủ của mình mà đưa ra nhiều “yêu sách” quá đáng, đi ngược với lợi ích chung của cộng đồng dân cư và xã hội. Mặt khác, hiện nay với mưu đồ hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để đánh bại hệ thống các nước XHCN còn lại, các thế lực thù địch đã thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ” với nhiều biện pháp tinh vi và thâm độc, trong đó chúng tập trung xuyên tạc chế độ của đất nước ta, là không đa nguyên đa đảng và mọi quyền lợi của đất nước, của dân tộc đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, như vậy là “mất dân chủ”, là “độc tài”,… Từ những lý do trên, với những kiến thức bản thân được học tập và nghiên cứu từ chương trình đào tạo của lớp Trung cấp Chính trị - Hành chính, cùng với thực trạng của địa phương trong qúa trình thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở trong thời gian qua, từ đó đề ra những giải pháp để góp phần vào việc tổ chức thực hiện pháp lệnh dân chủ cở sở trong nhân dân ở địa phương đạt kết quả tốt hơn, tác giả chọn đề tài……………để làm Tiểu luận Báo cáo tốt nghiệp cuối khóa. 2/ Phạm vi nghiên cứu của đề tài : Tìm hiểu thực tế về quá trình triển khai thực hiện và những kết quả đạt được sau 02 năm triển khai thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở ở xã Bình Hàng Tây - Huyện Cao Lãnh, qua đó thấy được những mặt mạnh và mặt yếu, những hạn chế để có những phương hướng cụ thể, đề xuất những giải pháp thực hiện tốt hơn trong những năm tới trên địa bàn xã Bình Hàng Tây về Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH và Nghị định 79/ NĐ-CP của chính phủ về vấn đề thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở. 3/ Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo sử dụng phương pháp chủ đạo là phương pháp kết hợp lôgic với lịch sử, phân tích, so sánh, tổng hợp.
I/LỜI NÓI ĐẦU 1/ Tính cấp thiết của đề tài: Sau khi cuộc cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng xác định rõ, Nhà nước của ta là Nhà nước “Của dân, do dân và vì dân”. Và từ đó đến nay, Đảng ta vẫn luôn xác định mục tiêu mà Đảng phải lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phấn đấu để xây dựng một đất nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Với quan điểm đó đã cho thấy, ngay từ những ngày đầu chính quyền còn non trẻ, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến việc phát huy dân chủ trong nhân dân, và quan điểm đó vẫn được nhất quán xuyên suốt đến tận ngày nay. Từ đó cả nước ta nói chung, từng địa phương nói riêng đã biết phát huy cao độ tinh thần dân chủ trong nhân dân, huy động sức mạnh nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Góp phần làm cho sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng đạt được những thành tựu vượt bật như hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, từng lúc từng nơi vấn đề dân chủ chưa được đảm bảo, quyền làm chủ của nhân dân chưa được phát huy, còn nặng dân chủ hình thức, hoặc đôi khi vấn đề dân chủ bị lợi dụng, và một bộ phận nhân dân lợi dụng quyền dân chủ của mình mà đưa ra nhiều “yêu sách” quá đáng, đi ngược với lợi ích chung của cộng đồng dân cư và xã hội. Mặt khác, hiện nay với mưu đồ hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để đánh bại hệ thống các nước XHCN còn lại, các thế lực thù địch đã thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ” với nhiều biện pháp tinh vi và thâm độc, trong đó chúng tập trung xuyên tạc chế độ của đất nước ta, là không đa nguyên đa đảng và mọi quyền lợi của đất nước, của dân tộc đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, như vậy là “mất dân chủ”, là “độc tài”,… Từ những lý do trên, với những kiến thức bản thân được học tập và nghiên cứu từ chương trình đào tạo của lớp Trung cấp Chính trị - Hành chính, cùng với thực trạng của địa phương trong qúa trình thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở trong thời gian qua, từ đó đề ra những giải pháp để góp phần vào việc tổ chức thực hiện pháp lệnh dân chủ cở sở trong nhân dân ở địa phương đạt kết quả tốt hơn, tác giả chọn đề tài……………để làm Tiểu luận Báo cáo tốt nghiệp cuối khóa. 2/ Phạm vi nghiên cứu của đề tài : Tìm hiểu thực tế về quá trình triển khai thực hiện và những kết quả đạt được sau 02 năm triển khai thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở ở xã Bình Hàng Tây Huyện Cao Lãnh, qua đó thấy được những mặt mạnh và mặt yếu, những hạn chế để có những phương hướng cụ thể, đề xuất những giải pháp thực hiện tốt hơn trong những năm tới trên địa bàn xã Bình Hàng Tây về Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH và Nghị định 79/ NĐ-CP của chính phủ về vấn đề thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở. 3/ Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo sử dụng phương pháp chủ đạo là phương pháp kết hợp lôgic với lịch sử, phân tích, so sánh, tổng hợp. II/ Nội dung: 1/ Cơ sở lý luận : 1.1. Dân chủ là gì: - V.I. Lê Nin quan miệm : Dân chủ là sự thống trị của đa số . Theo V. I. Lênin dân chủ được nhìn nhận như là một hình thức tổ chức nhà nước, một hình thái nhà nước, trong đó thừa nhận sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân vào công việc quản lý nhà nước để thực hiện sự thống trị đối với thiểu số những kẻ vi phạm dân chủ của nhân dân. Mức độ, phạm vi tham gia thật sự của quần chúng nhân dân vào công việc quản lý nhà nước phản ánh trình độ phát triển của nền dân chủ, phản ánh những vấn đề cốt lõi nhất của dân chủ. 1.2 Bản chất và vai trò của dân chủ: - Dân chủ là 1 phạm trù chính trị vì nó thể hiện bản chất của chế độ chính trị, của giai cấp thống trị mà ở đó nó tồn tại, phản ánh bản chất và lợi ích của giai cấp thống trị. - V. I. LêNin đã chỉ rõ mọi chế độ và nhà nước dận chủ đều do 1 giai cấp thống trị chi phối các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, do đó , tính giai cấp thống trị cũng chi phối tính dân tộc , và tính của chế độ chính trị , kinh tế, văn hóa, xã hội, …. ở mỗi dân tộc cụ thể . - Do vậy V. I. LêNin đã nhắc nhỡ những người cộng sản rằng khi xây dựng nền dân chủ Xã hội Chủ Nghĩa, không được quên trả lời câu hỏi có tình chất nguyên tắc: dân chủ cho ai và vì cái gì; tự do đối với ai, vì ai và vì cái gì. - Dân chủ với tư cách là một chế độ xã hội hoàn chỉnh, là một phạm trù lịch sử vì nó ra đời, tồn tại, phát triển trong một giai đoạn nhất định và sẽ mất đi khi trong xã hội không còn giai cấp. Tính lịch sử của dân chủ còn thể hiện qua quá trình hình thành, phát triển, vận động từ chỗ chưa có dân chủ đến có dân chủ, đến tồn tại phát triển và tiêu vong. Chủ nghĩa Mac-lê nin nêu rõ quá trình phát triển của dân chủ là từ chuyên đề đến dân chủ tư sản đến dân chủ vô sản và từ dân chủ vô sản đến không còn dân chủ nữa. - Dân chủ mang những giá trị nhân văn, nhân đạo. Thành quả đạt được của dân chủ trong xã hội trước hết tùy thuộc vào thành quả đấu tranh của nhân dân, do đó, những giá trị dân chủ đạt được trong các cuộc đấu tranh đều mang tính nhân dân. 1.3 Quan điểm của Đảng ta về dân chủ theo tinh thần của Đại hội X . - Văn kiện Đại Hội X khẳng định dân chủ XHCN vứa là mục tiêu, vừa là động lực của đổi mới. Xã Hội XHCN mà chúng ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, do nhân dân lao động làm chủ. - Dân chủ XHCN gắn liền với nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Như vậy, dân chủ XHCN nằm trong hệ mục tiêu đổi mới, thể hiện bản chất ưu việt của CNXH. Để đi lên CNXH, cùng với phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng nền văn hóa Việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng nhà nước Pháp quyền XHCN, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. - Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. - Phấn đấu cho quyền làm chủ thật sự của nhân dân được thực hiện , nhân dân là chủ thể của quyền lực, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, Nhà nước là người nhận quyền lực xã hội do nhân dân ủy giao phó để tổ chức và thực hiện đường lối chính trị của Đảng, hành động vì quyền lợi của nhân dân, làm điều lợi, tránh điều hại cho dân, bồi dưỡng và tiết kiệm sức dân theo lời dạy của Hồ Chí Minh. - Nhân dân là người chủ xã hội, cho nên nhân dân không chỉ có quyền, mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định, thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước. Nói như chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân có quyền làm chủ thì củng cón nghĩa vụ của người làm chủ. - Một nền dân chủ chân chính, tiến bộ hiện đại bao giờ cũng gắn liền với quyền và nghĩa vụ, lợi ích với trách nhiệm. Đó là quan hệ mật thiết không thể tách rời, nó thắm nhuần trong quan hệ giữa công dân với nhà nước, cá nhân với xã hội, thành viên với cộng đồng.Tất cả được luật pháp điều chỉnh, điều tiết, chi phối để dân chủ không biến dạng thành các hành vi phản dân chủ. - Pháp luật, như đã nói, là công cụ đầy hiệu lực của quản lý, bảo đảm quyền lực của nhân dân được thực hiện, thông qua sức mạnh của nhà nước. Pháp luật không tách rời dân chủ, cũng như không có dân chủ nào ở bên ngoài pháp luật.Đó là một chỉnh thể toàn vẹn. Sự vận động và phát triển toàn lành mạnh của dân chủ đòi hỏi sự hiện diện của nhà nước pháp quyền XHCN, trong đó, pháp luật là giới hạn, là hành lang vận động của dân chủ. Mọi tổ chức trong xã hội, mọi công dân và công chức phải thực hiện theo đúng chuẩn mực luật pháp, hợp hiến và hợp pháp. Sự kiểm soát, điều tiết hành vi của mỗi cá nhân cũng như hoạt động của từng tổ chức không chỉ có tác động của luật pháp, mà còn định hướng bởi đạo đức. Điều đó làm nổi bật đặc trưng pháp lý và nhân văn của dân chủ XHCN. - Bằng cách đó, đạt được mục tiêu dân chủ sẽ dẫn đến sự phát triển tích cực, lành mạnh của cá nhân và xã hội. trong các thể chế dân chủ của nền dân chủ XHCN, mối quan hệ giữa dân chủ với tập trung trong nguyên tắc tập trung dân chủ của hoạt động chính trị và quan hệ giữa chính trị với đoàn kết, đồng thuận và hợp tác của cộng đồng xã hội, trong đời sống xã hội là những mối quan hệ nổi bật. Giải quyết đúng các mối quan hệ này sẽ chẳng những làm cho dân chủ thật sự là mục tiêu, mà còn là động lực phát triển. Đó là sự thống nhất và tác động lẫn nhau giữa mục tiêu và động lực của dân chủ. Trong mối quan hệ giữa tập trung và dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị, dân chủ cần có tập trung như một bảo đảm tất yếu, không thể thiếu. Như vậy, tập trung không đối lập với tự do vô chính phủ, tính phân tán, cát cứ, cục bộ địa phương và thoái phường hội. Dân chủ không đối lập với tập trung, mà chỉ đối lập với quan liêu, chuyên chế, độc tài. Với Đảng cộng sản Việt Nam, nhờ giữ vững tập trung dân chủ mà Đảng ta là một Đảng chiến đấu, Đảng hành động, có sức mạnh tính tổ chức, tính kỷ luật. Với nhà nước pháp quyền XHCN, tập trung dân chủ sẽ làm tăng hiệu lực của quản lý, nhất là quản lý kinh tế, quản lý các nguồn lực của phát triển. Với các đoàn thể chính trị xã hội trong hệ thống chính trị, tập trung dân chủ cũng là một đòi hỏi khách quan, tất yếu do mục tiêu dân chủ và quyền làm chủ của quần chủ quy định. Ở đây có tính đặc thù của mặt trận cần lưu ý. Trên phương diện tổ chức và hệ thống tổ chức các cấp của mặt trận với thiết chế Ủy Ban MTTQ các cấp, thì vận hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ . Trong mối quan hệ giữa Mặt trận với các tổ chức thành viên của nó, với Đảng và Nhà nước, nhân tố chi phối lại là hiệp thương dân chủ dựa trên sự đồng thuận, hợp tác, thỏa thuận, tôn trọng và thuyết phục lẫn nhau, chứ không phải tập trung dân chủ. Vì lẽ đó, cần phải kết hợp, tập trung dân chủ với hiệp thương dân chủ thực hiện dân chủ ở nước ta. Trong đời sống xã hội, trong cộng đồng xã hội và dân tộc, đoàn kết để thúc đẩy dân chủ. Chỉ có thật sự tôn trọng và tin cậy lẫn nhau thì mới có thể đoàn kết thực tâm, thực lóng vì mục tiêu chung, lợi ích chung. Chính điều này cho thấy sự cần thiết xây dựng văn hóa dân chủ trong đời sống xã hội để mọi quan hệ ứng xử giữa con người với con người và tổ chức thắm nhuần tinh thần bình đẳng, tôn trọng, tin cậy, hợp tác để cúng phát triển . Đó là những vấn đề cần được nghiên cứu và ứng dụng bởi các cơ chế, quy chế xây dựng dựa trên các chuẩn mực khoa học pháp lý – đạo đức và văn hóa. Theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, phát huy dân chủ văn kiện Đại Hội X còn đề cập đến những tư tưởng về sự cần thiết phải xác lập các cơ chế bảo vệ Hiến pháp và Pháp luật, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong mọi hoạt động và hành vi, cơ chế phát huy vai trò tư vấn, phản biện và giám sát xã hội của Mặt trận, của các đoàn thể chính trị xã hội đối với các quyết sách của Đảng và Nhà nước. Để phát huy dân chủ và hoàn thiện luật pháp trở nên cực kỳ bức xúc và hệ trọng. Đó là những bảo đảm cần thiết để phát huy vai trò động lực của dân chủ trong xã hội. Qua thực tiễn đổi mới, tư duy lý luận của Đảng cũng đã vươn tới những quan điểm mới, mở ra một khả năng và triển vọng tốt đẹp để xây dựng xã hội ta thành một xã hội dân chủ, trong đó nhân dân là người chủ chân chính của nhà nước và xã hội, là chủ thể quyền lực. Vấn đề đặt ra là cần phải thực hành dân chủ rộng rãi và nghiêm túc,trước hết là dân chủ trong Đảng. Sự phát triển lành mạnh dân chủ trong Đảng chẳng những làm tăng sức mạnh của Đảng, mà còn nêu gương, thúc đẩy dân chủ trong xã hội. Thực hiện dân chủ rộng rãi sẽ là chiếc chìa khóa vạn năng giải quyết mọi khó khăn. Luận đề tư tưởng quan trọng đó của củ tịch Hồ Chí Minh đã tỏ rỏ vai trò, mục tiêu và động lực của dân chủ đối với sự phát triển của xã hội. Tư tưởng dân chủ của chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa và phong cách dân chủ của chủ Tịch Hồ Chí Minh đang được Đảng ta quán triệt, vận dụng vào sự nghiệp đổi mới, vào công tác xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước, đổi mới hệ thống chính trị hiện nay. 1.4. Sự ra đời của pháp lệnh 2/ Cơ sở thực tiễn: 2.1 Đặc điểm tình hình tự nhiên: Xã Bình Hàng Tây là một xã vùng ven của huyện Cao Lãnh, địa bàn xã nằm dọc hai bên Quốc lộ 30. - Hướng Đông giáp xã Mỹ Long. - Hướng Tây giáp xã Bình Hàng Trung. - Hướng Nam giáp xã Bình Thạnh (cách Sông Cái Nhỏ). - Hướng Bắc giáp xã Tân Hội Trung. Địa bàn xã có diện tích tự nhiên là: 1530,96ha, diện tích đất nông nghiệp: 1252,19ha, diện tích đất ở là : 55,63ha, đất nuôi trồng thủy sản là : 1,96ha. - Đường xá: có QL 30 đi qua có chiều dài khoảng 2,5km, còn lại là các lộ nông thôn được tráng nhựa ( nhũ tương), rải đá và lót dal xe gắn máy có thể đi đến tận các ấp vào mùa mưa. - Kênh gạch: có sông Cái Nhỏ và một phần sông Cái Bèo, sông Vàm Cái Bảy và sông Vàm Cái Sậy bắt nguồn từ sông Cái Nhỏ chảy thông nhau và chia ra các Rạch như: Rạch Cầu, Rạch Bà Tang, Rạch Tre, Rạch Út Liễu, Rạch Chùa Cao Đài (chia ra Rạch Phiễu và Rạch Ông Tư), Rạch Cù Lao chảy thông khắp trên toàn địa bàn. - Cầu, cống: có 2 cầu bê tông lớn nằm trên Quốc lộ 30 và 3 cầu bê tông nhỏ, 1 cầu dây được nối liền các ấp. Bên cạnh có nhiều cầu ván nhỏ bắt qua các con rạch. - Dân cư chủ yếu tập trung ven QL 30 và ven các sông rạch. - Thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9. Mùa mưa lũ nước ngập khu vực đồng ruộng bờ Nam Kênh Hội Đồng Tường ngập khoảng trên 1m, các khu vực còn lại từ 0,5m trở lên. * Tóm lại: Xã Bình Hàng Tây là địa bàn tương đối bằng phẳng, kênh rạch chằn chịt, có đê bao khép kín nhiều vườn cây ăn trái và ruộng lúa, đường xá được lát đal, trải nhựa và đá đảm bảo thông suốt từ xã đến tận các ấp. 2.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội: a/ Về kinh tế: - Cây lúa, diện tích gieo trồng cả năm 630 ha đạt tỉ lệ 98,02 % năng suất bình quân đạt 56,78 tạ / ha, cây công nghiệp ngắn ngày, diện tích 320 ha đạt 95.5% năng suất và sản lượng đạt khá; về chăn nuôi năm nay sản lượng trong dân giảm, nguyên nhân do dịch bệnh cúm gia cầm dịch heo tay xanh, về nuôi trồng thủy sản do giá cả tăng , nên bà con tự phát và đầu tư mới cải tạo ao, hầm để nuôi sản lượng ước 700 tấn cao hơn so với cùng kỳ năm 2008; về công nghiệp , nhịp độ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất ước đạt 665 triệu đồng.tình hình phát triển kinh tế cả năm đạt chỉ tiêu 15.50% đạt 21/22 chỉ tiêu chủ yếu, chỉ còn chỉ tiêu xuất khẩu lao động không đạt. b/ Về xã Hội : - Công tác giải quyết việc làm tiếp tục được triển khai và thực hiện trên cơ sở lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình phát triển kinh tế xã hội, nhằm đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động . đã giới thiệu và giải quyết việc làm cho 480 lao động, mở 02 lớp nghề nông thôn cho hơn 200 người, xuất khẩu 1 người đi lao động nước ngoài. - Tình hình bệnh sốt xuất huyết đã xảy ra trong toàn 5 ấp của xã tăng gấp 3.5 lần so với năm 2008 nguyên nhân do 1 số cán bộ chủ chốt tại xã, ấp và các ngành có liên quan chưa kiểm tra liên tục, ý thức một số người dân còn chủ quan lơ là và ỷ lại trong chờ đoàn thể đến vận động, mới thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng. - Vận động quỹ bảo trợ trẻ em được hơn 50.000.000đ đã chăm sóc cho hơn 60 em . 2.3 Thực trạng: 2.3.1 Tình hình triển khai thực hiện pháp lệnh - Pháp lệnh 34/2007/PL – UBTVQH , Nghị Định 79/2003/CP của chính phủ về pháp lệnh dân chủ cơ sở, là một chủ trương rất quan trọng của Đảng và Nhà nước, nhằm tiếp tục phát huy quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân ở cơ sở tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhằm phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội – an ninh – quốc phòng vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Việc thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở cũng là cơ sở quan trọng để MTTQ xã phát huy vai trò, vị trí của mình nhằm tập hợp, đoàn kết xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở địa phương. - Nhận thức sâu sắc điều đó Đảng ủy, UB MTTQ xã đã đưa việc thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở vào nội dung thi đua, lấy việc thi đua thực hiện pháp lệnh dân chủ là động lực quan trọng để tổ chức vận động nhân dân hưởng ứng vào các phong trào thi đua yêu nước do MTTQ các cấp phát động. Từ đó Đảng ủy và UB MTTQ xã tổ chức triển khai quán triệt đến toàn thể cán bộ đảng viên các ban ngành từ xã đến ấp. Từ đó các Đoàn thể triển khai sâu rộng đến từng Đoàn viên, Hội viên và quần chúng nhân dân thông qua các buổi họp lệ chi, tổ hội làm chuyển biến nhận thức dủa nhân dân. Thực hiện những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội phù hợp với tâm tư nguyện vọng của nhân dân, đem lại lợi ích cho nhân dân với phương châm “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là động lực thúc đẩy phát triển nhiều lĩnh vực. 2.3.2 Những kết quả đạt được a/ Vai trò cấp ủy Đảng: - Đã xác định nội dung Pháp lệnh 34/2007/PL – UBTVQH , Nghị Định 79/2003/CP của chính phủ về pháp lệnh dân chủ cơ sở là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước phù hợp lòng dân, trong giai đoạn CNH – HĐH nông nghiệp – nông thôn, để thúc đẩy phát triển kinh tế văn hóa – xã hội -, ổn định an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, dân chủ có tác dụng tốt cho cuộc vận động chỉnh đốn đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh, ngăn chặn có hiệu quả những biểu hiện tiêu cực của cán bộ đảng viên, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc thực hiện xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn. Từ đó đảng ủy luôn quan tâm chỉ đạo cả hệ thống chính trị quán triệt nắm vững các nội dung pháp lệnh dân chủ để áp dụng trong thực hiện phát triển kinh tế - xã hội gắn pháp lệnh dân chủ trong chỉnh đốn đảng – xây dựng chính quyền. Trong thực hiện luôn kiểm tra, giám sát để kịp thởi uốn nắng những biểu hiện lệch lạc để có những biện pháp lãnh đạo thích hợp. - Hàng năm lãnh đạo kiện toàn Ban thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cơ sở để tổ chức thực hiện đi vào chiều sâu, có sơ tổng kết từng phong trào đề rút kinh nghiệm, cho các mô hình làm ăn có hiệu quả để nhân rộng từ đó các phong trào được toàn dân đoàn kết tích cực tham gia thực hiện đạt hiệu quả. - Gắn pháp lệnh dân chủ cơ sở trong thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã lãnh đạo công khai lấy ý kiến quần chu1nh nhân dân đóng góp từng cán bộ - đảng viên qua học tập đạo đức Hồ Chí Minh có những hạn chế được đưa ra chi bộ, từng đảng viên thừa nhận và đã khắc phục tốt. Định kỳ tổ chức cho Bí thư Đảng ủy tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân 2 lần/ năm. Qua đó, đã kịp thời tiếp nhận và giải quyết thỏa đáng những nhu cầu chính đáng, tâm tư tình cảm, cũng như những bức xúc của nhân dân. Lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân về đạo đức lối sống, tinh thần thái độ phục vụ nhân dân và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ đảng viên từ xã đến ấp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. b/ Vai trò của chính quyền: - Trong lãnh, chỉ đạo và thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng luôn tuân thủ quy trình và nguyên tắc thực hiện theo đúng pháp lệnh dân chủ.( trích chương 1 điều 2 pháp lệnh dân chủ cơ sở ) . 1. Bảo đảm trật tự, kỷ cương, trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. 2. Bảo đảm quyền của nhân dân được biết, tham gia ý kiến, quyết định, thực hiện và giám sát việc thực hiện dân chủ ở cấp xã. 3. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 4. Công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện dân chủ ở cấp xã. 5. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. - Tổ chức công khai các thủ tục hành chính tại ban nhân dân ấp để dân biết thực hiện công khai các kế hoạch để nhân dân đóng góp, lấy ý kiến dân quyết định các công trình hạ tầng nông thôn được nhân dân đồng tình 100% mới thực hiện; kết quả trong 02 năm qua đã thực hiện xây dựng được 01 tuyến cụm dân cư, 22km lộ giao thông nông thôn, trên 18 cây cầu bê tông, xây dựng 5/5 ban nhân dân ấp , ấp có quy ước, công khai bình xét dân chủ tuyển quân hàng năm công khai dân chủ đảm bảo đạt chỉ tiêu giao, không có trường hợp đào ngũ; trong thực hiện có thành lập ban giám sát từng công trình để kịp thời phát hiện những sai sót trong bảng vẽ thiết kế để kịp thời khắc phục nâng cao tuổi thọ các công trình và công khai tài chính để dân giám sát theo đúng như Hình thức để thực hiện việc giám sát của nhân dân ( Trích chương V Điều 24 của pháp lệnh dân chủ ). 1. Nhân dân thực hiện việc giám sát thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng. Trình tự, thủ tục hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được thực hiện theo quy định của pháp luật. 2. Nhân dân trực tiếp thực hiện việc giám sát thông qua quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc kiến nghị thông qua Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp xã, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng. Trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật. - Công tác cải cách hành chính: Thực hiện quyết định số 73/2003/QĐ-UB ngày 6 tháng 11 năm 2003 của UBND Tỉnh áp dụng cơ chế 01 Cửa đối với các lĩnh vực. Trên cơ sở đó, UBND đã quán triệt cho các ngành, đoàn thể xã, ấp để tuyền truyền phổ biến cho nhân dân biết để thực hiện. UBND xã luôn quan tâm chỉ đạo từng bước đi vào nề nếp, văn phòng và các bộ phận chuyên môn được trang bị máy vi tính, máy pho to, phục vụ cho công tác cải cách hành chính giảm được thời gian đi lại và phiền hà cho nhân dân. Từng khối xây dựng quy chế làm việc và quy chế phối hợp của bộ phận tiếp nhận và trao trả kết quả. Phân công cụ thể cán bộ tiếp nhận và trao trả kết quả luôn có kiểm tr đôn đốc để thực hiện đúng theo quy trình cài cách, thủ tục hành chính, các khoản kinh phí, lệ phí được niêm yết công khai để công dân biết. - Thực hiện theo quyết định 127/2007 của Thủ tướng chính phủ về việc tổ chức làm việc ngày thứ 7 hàng tuần để giải quyết thủ tục hành chính đã thực hiện giải quyết các hồ sơ tồn đọng, các bức xúc của nhân dân được tháo gỡ kịp thời được nhân dân phấn khởi đồng tình. c/ Vai trò nồng cốt của MTTQ và các đoàn thể: - Trong 02 năm qua MTTQ và các đoàn thể đã thực hiện công tác dân vận thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở có hiệu quả, trong thực hiện thông tư 06 của MTTQ Trung ương tổ chức hiệp thương dân chủ nhân sự bầu cử bầu trưởng ấp, bầu ban thanh tra đảm bảo dân chủ, lấy ý kiến đóng góp các chức danh chủ chốt ở xã góp phần xây dựng Đảng – chính quyền vững mạnh, các tổ chức đại biểu HĐND xã họp lắng nghe ý kiến đóng góp về các chương trình phát triển kinh tế- xã hội, TTXH để HĐND , UBND có những chủ trương giải pháp phù hợp lòng dân, lấy ý kiến dân đồng tình 100% công trình phúc lợi xã hội, hướng dẫn Ban thanh tra nhân dân tham gia các tổ giám sát để phản ánh kịp thời những mặt hạn chế để có biện pháp khắc phục tốt. tổ chức lấy ý kiến dân chủ để phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia đóng góp phân tích chất lượng Đảng viên, đánh giá cán bộ công chức hàng năm về phẩm chất đạo đức lối sống để xây dựng Đảng – chính quyền trong sạch vững mạnh. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân để đoàn kết việc thực hiện toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư kết quả đạt được 5/5 ấp văn hóa, gia đình văn hóa đạt trên 90%; Ngoài ra, MTTQ xã còn xây dựng hệ thống Điểm “Thông tin nhanh” qua điện thoại và Hộp thư “Phát huy dân chủ” để tiếp nhận ý kiến phản ánh của nhân dân thường xuyên trong đời sống xã hội hàng ngày… Với những hoạt động tích cực nói trên, MTTQ xã đã góp phần thực hiện và giám sát thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức nhân dân, phát huy tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân tham gia xây dựng Đảng và chính quyền vững mạnh, tăng cường quan hệ gắn bó giữa Đảng nhân dân với chính quyền; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh , thi đua thực hiện các nhiệm vụ thắng lợi kinh tế- xã hội – an ninh – quốc phòng, giữ vững chính trị ổn định tạo cơ sở cho sự phát triển liên tục của xã nhà trong nhiều năm qua. MTTQ xã cũng nhận được nhiều sự động viên và khen thưởng của Đảng ủy và MTTQ cấp trên và đơn vị được công nhận vững mạnh nhiều năm liền. 2.3.3 Những hạn chế: - Qua những mặt đạt được vẫn còn những hạn chế công t1c vận động quần chúng chưa đi vào chiếu sâu, quá trình triển khai, tổ chức thực hiện Pháp lệnh 34/2007/PL – UBTVQH , Nghị Định 79/2003/CP của chính phủ từng lúc từng nơi còn lúng túng, một số công việc chưa tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân thật sự biết, để bàn bạc sâu hơn để quyết định những công việc do dân quyết định .Từ đó ý kiến đóng góp cho HĐND, UBND chưa kịp thời thể hiện qua việc giám sát một số công trình có vốn của dân chưa tổ chức công khai kịp thời. - Một số ít nhân dân nhận thức chưa đầy đủ về quyền và trách nhiệm của mình, làm chậm trễ một số công trình hạ tầng nông thôn. - Mặt dù còn một số hạn chế nhất định nhưng nhìn chung việc thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở xã nhìn chung đã có tác dụng tích cực rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương góp phần nâng cao vai trò của MTTQ, các Đoàn thể chính trị xã hội hoạt động vững mạnh, có hiệu quả thực sự là khối đại đoàn kết toàn dân và là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nhân dân. Việc học tập và thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở tạo điểu kiện để nhân dân gắn kết nhau bằng tình làng nghĩa xóm, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, đề cao trách nhiệm cả cộng đồng, góp phần sự ổn định chính trị - xã hội ở địa phương. 2.3 Đánh giá chung: a/ Những mặt mạnh - Qua 02 năm thực hiện Pháp lệnh 34/2007/PL – UBTVQH , Nghị Định 79/2003/CP của chính phủ về pháp lệnh dân chủ cơ sở, Đảng ủy lãnh đạo làm chuyển biến nhận thức từ trong nội bộ cấp ủy đến đảng viên, các ban ngành, đoàn thể xã, ấp và quần chúng nhân dân, từ đó đã mang lại sự đổi mới về phong cách làm việc thật sự “ trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân” tạo được sự đồng thuận giữa đảng với nhân dân và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, hoạt động có hiệu quả và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội, ổn định an ninh chính trị, an toàn xã hội. - Thực hiện pháp lệnh dân chủ theo phương châm “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã tạo mối quan hệ cộng đồng lành mạnh hơn, nhân dân càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng, sự quản lý của chính quyền và tăng cường quyền làm chủ của nhân dân, từ đó mối quan hệ đảng, chính quyền, nhân dân sẽ ngày càng bền chặt , sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng được phát huy mạnh mẽ, góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ chính trị kinh tế - xã hội địa phương theo nghị quyết của đại hội đảng bộ đã đề ra. b/ Nguyên nhân của một số hạn chế - Do địa bàn rộng, trình độ dân chí hạn chế so với mặt bằng chung, phương tiện thông tin chưa đều khắc các ấp làm ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền. - Mặt khác một số cán bộ làm công tác tuyên truyền còn hạn chế về nhận thức, nên còn lúng tu`ng trong việc thực hiện, dẫn đến phải thực hiện đi thực hiện lại làm ảnh hưởng đến sự ph1t triển chung của xã hội . 3/ Phương hướng và giải pháp: 3.1. Phương hướng: - Tiếp tục tuyên truyền học tập nâng cao nhận thức đầy đủ nội dung Pháp lệnh 34/2007/PL – UBTVQH , Nghị Định 79/2003/CP của chính phủ về pháp lệnh dân chủ cơ sở, cho Đảng viên, cán bộ các ban ngành đoàn thể xã, ấp và quần chu1nh nhân dân. - Tuyên truyền học tập cho nhân dân nhận thức được quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện pháp lệnh dân chủ để người dân tham gia giải quyết, quyết định các vấn đề có liên quan trong cuộc sống. Tổ chức cho nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào các dự thảo phát triển kinh tế - xã hội để HĐND – UBND cho chủ trương lãnh đạo phù hợp lòng dân; tạo điều kiện thuận lợi cho ban thanh tra nhân dân và nhân dân tham gia giám sát các hoạt động của nhà nước, các công trình xây dựng để đảm bảo chất lượng. - Gắn việc thực hiện pháp lệnh dân chủ với công tác dân vận xây dựng chỉnh đốn đảng. Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương VI ( lần 2) và cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” , cải cách hành chính, gắn với thực hiện chỉ thị 25 của UBND Tỉnh Đồng Tháp về ứng xử văn hóa công sở để phục vụ nhân dân, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, để tham gia xây dựng đảng – chính quyền trong sạch vững mạnh . 3.2 Giải pháp thực hiện: - Tiếp tục củng cố kiện toàn nâng cao chất lượng Ban thực hiện pháp lệnh dân chủ xã, ấp đủ số lượng đúng thành phần có xây dựng kế hoạch và phân công cụ thể từng thành viên, tham mưu kịp thời để đảng ủy có hướng lãnh chỉ đạo kịp thời. - Nâng cao chất lượng hoạt động ban thanh tra nhân dân, các tổ hòa giải, tổ dân phòng và tiếp tục thực hiện tốt nội dung Thông tư 06 của MTTQ Việt Nam. - Giải quyết kịp thời các đơn thưa khiếu nại, không để tồn đọng, không để khiếu nại vượt cấp. Các ban ngành đoàn thể đưa việc thực hiện pháp lệnh dân chủ vào chương trình, kế hoạch thực hiện hàng năm, coi đây là tiêu chuẩn quan trọng để đáng giá phân tích chất lượng đảng viên và công chức hàng năm. - Tổ chức sơ tổng kết để rút kinh nghiệm, khen thưởng kịp thời, nhân rộng các mô hình có hiệu quả để từng bước thực hiện có hiệu quả pháp lệnh dân chủ ở xã. 4/ Một số kiến nghị: - Huyện ủy và các ban ngành đoàn thể Huyện cần quan tâm, chỉ đạo sâu sát hơn nữa. - Tổ chức nhiều lớp tập huấn về pháp lệnh dân chủ nhằm trang bị kiến thức hết sức cần thiết và đầy đủ để ban thực hiện pháp lệnh dân chủ thực hiện việc tuyên truyền sâu rộng hơn trong quần chúng nhân dân. - Đảng ủy , ủy ban và các ban ngành đoàn thể tạo mọi điều kiện cho ban thực hiện pháp lệnh dân chủ thực hiện tốt việc đưa pháp lệnh dân chủ đến với người dân một cách đạt hiệu quả nhất. - Các Đoàn thể có các kế hoạch phối hợp, mở nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp lệnh dân chủ nhằm tuyên truyền pháp lệnh dân chủ đến từng chi, tổ hội và đến các đoàn viên hội viên và quần chúng nhân dân trong toàn xã. - Có sự phối hợp chặt chẽ giữa UBND với UB MTTQ và nắm vững những chủ trương chính sách của Đảng – pháp luật của nhà nước để công tác tuyên truyền vận động thực hiện có hiệu quả pháp lệnh dân chủ. III/ KẾT LUẬN Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu việc triển khai và thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở tại địa phương đã cho thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết về dân chủ trong nhân dân cũng như trong cán bộ công chức các ban ngành đoàn thể và trong đảng viên và cán bộ công chức. Để cho mọi nhiệm vụ được thực hiện và được kết quả tốt đẹp thì ngoài việc xây dựng các giải pháp đồng bộ, phân công phân nhiệm rõ ràng, phát động sâu rộng các phong trào thi đua sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp lãnh đạo, và nhất là phải biết phát huy tinh thần dân chủ, quyền kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể và đại bộ phận quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần mạnh dạng đấu tranh bác bỏ việc dân chủ hình thức, và việc lợi dụng dân chủ để làm trái các quy định trong nhân dân. Và cần phải giáo dục cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nêu cao tinh thần cảnh giác và đánh tan các âm mưu, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, sắc tộc hòng can thiệp vào nội bộ của dân tộc ta, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc ta. Dể trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong. Đảng ta ngoài lợi ích của nhân dân, đảng không có lợi ích nào khác. Nhà nước Pháp quyền XHCN Việt Nam – là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong quá trình hoạt động đều phải thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Mọi cán bộ đảng viên phải “Nghe dân nói, nói cho dân hiểu, làm cho dân tin”./.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan