Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận Phân tích chi phí lợi ích của dự án kinh doanh than sạch...

Tài liệu Tiểu luận Phân tích chi phí lợi ích của dự án kinh doanh than sạch

.DOC
41
3709
133

Mô tả:

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam nằm trong những quốc gia đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trực tiếp kết quả từ sự gia tăng trên toàn cầu cao nhất trong phát khí thải CO2 thay đổi từ 17-20% mỗi năm (Ngân hàng Thế giới báo cáo trong năm 2009). Phần lớn khí thải CO2 được tạo ra từ việc sử dụng quá nhiều than đá trong tất cả các ngành công nghiệp quốc gia được ước tính là 25 triệu tấn vào năm 2010. Nhận thức được thực tế này, không chỉ chính phủ mà cả những doanh nhân đang nỗ lực rất nhiều trong việc giảm khí nhà kính. Xã hội không bao giờ đủ nguồn lực để thực hiện tất cả các phương án. Vì vậy luôn đặt chúng ta đứng trước sự lựa chọn các phương án. Phân tích Chi phí – Lợi ích là công cụ hữu hiệu giúp cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của các dự án theo quan điểm xã hội, tạo cơ sở khoa học cho việc lựa chọn phương án đầu tư hiệu quả. Việt Nam là đất nước sử dụng nhiên liệu đốt cháy chính là than. Than là loại nhiên liệu đốt cháy rẻ, phù hợp với các hộ gia đình có thu nhập từ thấp đến trung bình. Thực tế cho thấy, do lợi ích trước mắt của việc dùng than mang lại nên nhiều nơi người dân muốn sử dụng than làm nhiên liệu đốt cháy chính, tiêu biểu là than tổ ong, than đá hoặc các loại than truyền thống khác với chi phí rẻ. Để giải quyết đưa ra phương án lựa chọn tối ưu nhất, nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Phân tích chi phí - lợi ích của dự án kinh doanh than sạch”. Nghiên cứu này nhằm tính toán đầy đủ các lợi ích và chi phí của dự án kinh doanh than sạch. Từ đó làm cơ sở tham khảo trong lựa chọn quyết định hoạt động của dự án. 2. Mục tiêu của đề tài - Vận dụng cơ sở lý luận của phân tích Chi phí – Lợi ích (CBA) để xem xét, đánh giá phương án kinh doanh than sạch. - Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường của phương án kinh doanh than sạch nhằm tìm ra giải pháp sử dụng hợp lý. - Đảm bảo duy trì được kế hoạch kinh doanh than sạch đã được lập ra. 3. Đối tượng nghiên cứu - Dự án kinh doanh và sản xuất than sạch. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt học thuật: sử dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa phận của Việt Nam. - Về thời gian: Thu thập các số liệu từ năm 2005. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp CBA là phương pháp chính để đánh giá hiệu quả của dự án kinh doanh than sạch. Tuy nhiên để thực hiện được CBA thì các phương pháp được sử dụng bổ sung đó là các phương pháp định giá, lượng giá các chi phí – lợi ích trên cơ sở phân tích và tổng hợp các số liệu về hiện trạng sử dụng than truyền thống và than sạch. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp. Để thực hiện được nội dung nghiên cứu trên, đề tài sử dụng 2 nguồn số liệu cơ bản: 1) Số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra khảo sát địa bàn nghiên cứu để lấy các dữ liệu phục vụ cho tính toán chi phí và lợi ích của việc sử dụng than truyền thống và than sạch; 2) Số liệu thứ cấp: Thu thập các dữ liệu thứ cấp từ Công ty Cổ Phần Sản Phẩm Sạch OXI (OXI Inc.,). 6. Kết cấu của tiểu luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận được chia thành 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở khoa học của việc áp dụng phân tích Chi phí – Lợi ích trong đánh giá hiệu quả dự án. Chương 2: Phân tích Chi phí –Lợi ích dự án than sạch. Chương 3: Một số giải pháp để phát triển và mở rộng dự án. CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN 1.1. CBA và vai trò của CBA trong phân tích chính sách 1.2.1 Khái niệm về CBA Có rất nhiều khái niệm về phân tích chi phí lợi ích được đưa ra. Tuy nhiên, một số khái niệm được dùng phổ biến nhất là: “Phân tích kinh tế, còn gọi là phân tích chi phí - lợi ích mở rộng của phân tích tài chính, …được sử dụng chủ yếu bởi các chính phủ và các cơ quan quốc tế để xem xét một dự án hay chính sách có làm tăng phúc lợi cộng đồng hay không” (Frances Perkins, 1994). “Phân tích chi phí - lợi ích là một phương pháp được dùng để nhận dạng, lượng hóa bằng tiền tất cả cái “được” và “mất” tiềm năng từ một dự án nhất định nhằm xem xét dự án đó có đáng mong muốn hay không trên quan điểm xã hội nói chung”. (Tevfik F.Nas) “Phân tích chi phí - lợi ích là một phương pháp hay một công cụ dùng để đánh giá và so sánh giữa các phương án cạnh tranh dựa trên quan điểm xã hội nhằm cung cấp thông tin cho việc ra quyết định lựa chọn phân bổ nguồn lực”. Như vậy, CBA là một kỹ thuật phân tích để đi đến quyết định xem có nên tiến hành các dự án được đề xuất hay không. CBA cũng được dùng để đưa ra quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều các đề xuất dự án loại trừ lẫn nhau. Người ta tiến hành CBA thông qua việc gắn giá trị tiền tệ cho mỗi một đầu vào cũng như đầu ra của dự án. Sau đó so sánh các giá trị của các đầu vào và các đầu ra. Cơ bản mà nói, nếu lợi ích dự án đem lại có giá trị lớn hơn chi phí mà nó tiêu tốn, dự án đó sẽ được coi là đáng giá và nên được triển khai. Những dự án mà CBA xếp vào loại đáng được triển khai là những dự án cho đầu ra có giá trị lớn hơn đầu vào đã sử dụng. Trong trường hợp phải chọn một dự án trong số nhiều dự án được đề xuất, CBA sẽ giúp chọn được dự án đem lại lợi ích ròng lớn nhất. Cũng có thể dùng CBA để đánh giá mức độ nhạy cảm của các đầu ra trong dự án đối với rủi ro và bất trắc xảy ra. Mặc dù ý tưởng thì đơn giản song trong thực tế sẽ có nhiều khó khăn để có thể tiến hành được một CBA có chất lượng. Chỉ đơn giản là việc xác định đâu là chi phí, đâu là lợi ích cũng đã đòi hỏi chúng ta phải cân nhắc kỹ lưỡng. Cũng có thể có nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh vấn đề này. Trong khi một số đầu vào, đầu ra có thể có các mức giá phổ biến và ổn định thì một số khác lại có mức giá biến đổi trong quá trình triển khai dự án. Tuy nhiên có thể có một số đầu vào, đầu ra không được đưa ra buôn bán trên thị trường. Điều này khiến cho chúng ta cần phải đưa ra những phương pháp định giá khác nhau. CBA mặc định rằng tất cả các mặt hàng đều có một giá trị tiền tệ nhất định. Điều này là cần thiết trong việc so sánh giữa đầu vào và đầu ra để quyết định xem liệu một dự án có khả thi về mặt kinh tế hay không. Trong khi chúng ta có những kỹ năng thích hợp để quy ra tiền với phần lớn các mặt hàng thì chúng ta khó có thể làm như vậy với một số mặt hàng nhất định. Ví dụ như không khí trong lành và sức khỏe tốt đều rất đáng quý song sẽ là một thách thức lớn để có thể xác định chính xác lợi ích ròng của một chương trình mang lại không khí trong lành và sức khỏe tốt cho mọi người. Cần phải nhận thấy một điều rằng người ta đưa các quyết định liên quan đến các dự án không chỉ đơn thuần dựa trên cơ sở CBA. Các tính toán chính trị và xã hội nằm ngoài CBA có thể có tầm quan trọng ít nhất là ngang bằng với các lợi ích kinh tế trong việc quyết định có nên triển khai dự án hay không. Điều này đúng nhất là trong trường hợp đưa ra các quyết định đối với chính sách công. Lúc đó, các tài nguyên thường được phân bổ dựa trên các lý do khác chứ không phải là hiệu quả kinh tế. Những vấn đề công bằng, bình đẳng trong các trường hợp này có thể sẽ thế chỗ cho những nguồn lợi ròng lớn về kinh tế. Nhưng ít nhất cũng có thể hy vọng rằng một CBA có thể tác động tới quyết định của một người còn đang do dự hay có thể đưa chúng ta đến với lựa chọn tối ưu giữa các dự án có tác động chính trị, xã hội tương tự như nhau. Như vậy có thể đưa ra một số nhận định về đặc điểm của phân tích chi phí lợi ích như sau: Phân tích chi phí - lợi ích là một phương pháp đánh giá để cung cấp thông tin cho việc ra quyết định lựa chọn; Phân tích chi phí lợi ích quan tâm chủ yếu đến hiệu quả kinh tế; Phân tích chi phí - lợi ích xem xét tất cả các chi phí và lợi ích có giá thị trường và không có giá thị trường; Phân tích chi phí - lợi ích xem xét vấn đề trên quan điểm xã hội nói chung. 2.2.1 Phân biệt CBA với các phương pháp phân tích khác Phân biệt CBA với phân tích hiệu quả chi phí Bảng dưới đây sẽ thể hiện một số điểm khác biệt giữa phương pháp CBA và phương pháp phân tích hiệu quả chi phí: Bảng 1- So sánh CBA và Phân tích chi phí hiệu quả CBA Phân tích hiệu quả chi phí (Cost Benefit Analysis) (Cost Effectiveness Analysis) - Khi các kết quả chủ yếu của dự án có thể - Khi các kết quả chủ yếu của dự án đo lường bằng tiền không thể đo lường bằng tiền - So sánh trực tiếp các dự án có các mục - Chỉ so sánh các phương án có cùng tiêu giống hoặc khác nhau mục tiêu - Khi thông tin tương đối rõ ràng - Thông tin càng rõ càng tốt - Ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực - Phù hợp với các dự án thuộc phạm vi các chương trình dịch vụ cộng đồng và xã hội (y tế, giáo dục, phúc lợi, ..) Nguồn: Nhóm tự tổng hợp Phân biệt CBA với phân tích tài chính Bảng 2- So sánh CBA và Phân tích tài chính CBA Phân tích tài chính Cá nhân, xí nghiệp, hộ Quan điểm Toàn xã hội Mục tiêu Tăng phúc lợi Tăng lợi nhuận/thu nhập Lợi ích Tăng phúc lợi xã hội Doanh thu bằng tiền Đo lường lợi ích Bằng lòng chi trả (WTP) Doanh thu bằng tiền Chi phí Giảm phúc lợi xã hội Chi phí bằng tiền Đo lường chi phí Chi phí cơ hội Chi phí bằng tiền Đánh giá gia đình Thay đổi ròng trong phúc lợi Đơn vị đo lường Tiền Thay đổi doanh thu Tiền Nguồn: Nhóm tự tổng hợp 3.2.1 Ưu điểm và nhược điểm của CBA a. Những ưu điểm của CBA  Cung cấp thông tin giúp xã hội ra quyết định về việc phân bổ nguồn lực hiệu quả giữa các mục tiêu sử dụng cạnh tranh lẫn nhau (sự rõ ràng và tin cậy cho việc ra chính sách).  Cung cấp khung phân tích vững chắc cho việc thu thập dữ liệu cần thiết.  Giúp tổng hợp và lượng hóa bằng tiền các tác động khác nhau để có thể so sánh được.  Được ứng dụng cho việc đánh giá nhiều loại tác động của dự án (có giá và không có giá thị trường). b. Những hạn chế kỹ thuật của CBA  Lượng hóa bằng tiền các lợi ích và chi phí đôi khi không thể thực hiện được do những hạn chế trong lý thuyết, dữ liệu.  Để khắc phục những hạn chế kỹ thuật của CBA người ta dùng các Phương pháp thay thế để thực hiện đó là:  Tiến hành CBA định tính.  Thực hiệc phân tích chi phí – hiệu quả.  Thực hiện phân tích đa mục tiêu.  Thực hiện CBA gia quyền theo sự phân phối. 4.2.1 Các vấn đề trong phân tích Chi phí – lợi ích’ a. Vấn đề phân phối Vấn đề phân phối quan tâm tới việc ai nhận được lợi ích và ai sẽ phải gánh chịu chi phí. Trong những dự án công, vấn đề phân phối phải được xem xét cùng với vấn đề hiệu quả. CBA cần phải đề cập đến vấn đề lợi ích ròng được phân phối như thế nào giữa các nhóm người khác nhau trong xã hội. b. Sự không chắc chắn Có thể chúng ta không có khả năng dự báo sở thích của người tiêu dùng tương lai - những người có thể có cách nghĩ rất khác với chúng ta về chất lượng môi trường; hoặc do thay đổi về công nghệ,... Trong một số trường hợp chúng ta có thể không biết một cách chắc chắn và chính xác về tác động của các hoạt động của con người đối với các hiện tượng tự nhiên. c. Lựa chọn tỷ lệ chiết khấu r Trong nhiều dự án, giá trị này phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ chiết khấu được lựa chọn sử dụng. Sử dụng r càng thấp thì chúng ta càng có xu hướng chọn những chương trình có lợi ích ròng cao trong dài hạn => những chương trình môi trường nên ưu tiên tỷ lệ chiết khấu thấp. d. Vấn đề giả định trong phân tích CBA Trong CBA thường phải đề ra những giả định để có thể ước lượng được giá trị của các chi phí, lợi ích khi phân tích. Nhưng trên thực tế có thể các giả định này không xảy ra. 5.2.1 Ý nghĩa của công cụ CBA a. Cung cấp thông tin cho việc lựa chọn tốt hơn các công cụ khác Các thông tin từ một bản phân tích CBA có thể đóng góp cho việc lựa chọn các phương án như sau:  Ưu tiên các phương án đem lại lợi ích ròng cao cho xã hội (lựa chọn phương án có NPV max)  Chứng minh cái gì là chi phí, cái gì là lợi ích đối với xã hội.  Chứng minh sự mất mát trong lợi ích ròng của xã hội khi chấp nhận các phương án vì nó thúc đẩy đạt tới mục tiêu công bằng xã hội và môi trường hơn là chỉ mục tiêu kinh tế. b. Đánh giá được các chi phí lợi ích có giá và không có giá.  CBA cung cấp các cách thức nhận dạng và tính toán các chi phí, lợi ích không có giá. c. Giúp cho việc thực hiện dự án hiệu quả hơn, khả thi hơn  Một dự án thực hiện CBA trước khi thực hiện sẽ đạt hiệu quả cao hơn, khả thi hơn so với dự án không thực hiện CBA hay chỉ thực hiện FA(phân tích tài chính), ECA(phân tích hiệu quả chi phí). CBA xem xét tất cả các giá trị của chi phí, lợi ích phát sinh trong từng giai đoạn của dự án. d. Giúp thay đổi hành vi  CBA xem xét tới tất cả các biến dạng thị trường, tác động ngoại ứng, vì thế có thể giúp thay đổi hành vi của cá nhân, doanh nghiệp. 2.1 Các bước thực hiện CBA cho đánh giá một dự án: 1.2.1 Nhận dạng vấn đề và xác định các phương án giải quyết : Nhận dạng vấn đề: đó là việc nhận định tình hình hiện tại và xác định mục tiêu mong muốn đạt được. Sau khi nhận dạng vấn đề cần phải xác định các phương án để có thể làm thu hẹp khoảng cách giữa tình trạng hiện tại và tình trạng mong muốn. 2.2.1 Nhận dạng các lợi ích và chi phí của mỗi phương án: Trên phạm vi toàn xã hội, nguyên tắc chung là tính tất cả các lợi ích và chi phí bất kể ai là người nhận lợi ích hoặc trả chi phí. 3.2.1 Tính toán các lợi ích và chi phí của mỗi phương án: Ở bước thứ ba này, cần cố gắng tìm ra giá trị kinh tế cho lợi ích và chi phí xã hội của mỗi phương án. Một số lợi ích và chi phí xã hội có thể đã có các giá trị tài chính (giá thị trường), một số có thể có giá trị kinh tế thực (giá thị trường đã điều chỉnh các biến dạng thị trường) và một số khác có thể không có giá trị bằng tiền nào cả. 4.2.1 Thể hiện các dòng lợi ích và chi phí theo thời gian trên bảng lợi ích chi phí: Lợi ích/ Chi phí Năm 0 Năm 1 ( Năm (Thời điểm đầu khi dự án bỏ vốn) vận hành) B0 B1 Bt Bn C0 C1 Ct Cn B0 – C0 B1 – C1 Bt – Ct Bn – Cn Năm t (Thời điểm bất kỳ) Năm n (Dự án tiến hành trong n năm) Lợi ích (B) Lợi ích TC Lợi ích MT&XH Chi phí (C) Chi phí TC Chi phí MT&XH Lợi ích ròng (B-C) 5.2.1 Tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của từng phương án đối với cả vòng đời dự án: a. Tỷ lệ chiết khấu là Tỷ lệ phần trăm của lãi suất lũy tích dùng để điều chỉnh để đưa các lợi ích và chi phí trong tương lai về giá trị hiện tại tương đương. b. Sau khi xác định được tỷ lệ chiết khấu người ta sẽ tính toán một số chỉ tiêu để phục vụ cho việc đánh giá dự án: NPV; BCR; IRR.  Giá trị tương lai (FV – Future Value): Công thức tổng quát: FVn = PV*(1+r)n Trong đó: (1+r)n là Giá trị tương lai của 1 đồng với thời gian n giai đoạn; r là tỷ lệ chiết khấu mỗi giai đoạn.  Giá trị hiện tại (PV – Present Value): Là giá trị của 1 khoản tiền trong tương lai được chiết khấu về thời điểm hiện tại với một tỷ lệ chiết khấu r. Công thức quy đổi: PV = FVn / (1+r)n Để đánh giá hiệu quả của một dự án sẽ xem xét đến các giá trị sau: 1) Giá trị hiện tại ròng (NPV – Net Present Value): NPV = Tổng giá trị hiện tại của các khoản lợi ích ròng của dự án. Bt  Ct  t t 0 (1  r ) n Công thức tính: NPV = Trong đó: t - thời gian tính dòng tiền n - Tổng thời gian thực hiện dự án r - Tỉ lệ chiết khấu Ct – Chi phí tại thời gian t Bt - Lợi ích tại thời gian t Dự án chỉ có ý nghĩa khi NPV > 0. Khi có nhiều dự án khác nhau thì sẽ lựa chọn dự án nào có giá trị NPV lớn nhất. Ý nghĩa: NPV là chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá dự án theo nguyên tắc:  NPV<0: dự án không có hiệu quả - không nên đầu tư.  NPV=0: có thể đầu tư.  NPV>0: đầu tư hiệu quả. Giá trị NPV càng lớn thì dự án càng có hiệu quả. Sau khi tính toán được chỉ tiêu NPV, có thể đưa ra đánh giá về dự án:  Trong điều kiện các dự án không loại trừ nhau: dự án nào có NPV >0 thì nên thực hiện.  Trong trường hợp các dự án loại trừ nhau, nguyên tắc lựa chọn: dự án nào có NPV max.  Nếu lựa chọn dự án trong điều kiện ràng buộc về vốn đầu tư: Lựa chọn các dự án thỏa mãn điều kiện vốn đầu tư + điều kiện NPV max. o Ưu điểm:  Dễ tính toán.  Cho biết chính xác quy mô khoản lợi ích ròng của dự án.  Có thể sử dụng để chọn lựa các dự án đầu tư khác nhau với cùng thời gian hoạt động. o Nhược điểm:  NPV phụ thuộc vào suất chiết khấu r, nên nếu cho r thấp thì NPV sẽ cao và ngược lại.  Khó tính toán và so sánh khi các dự án đầu tư không có cùng thời gian hoạt động. NPV Không xem xét đến thời gian thực hiện và quy mô vốn đầu tư của các dự án. 2) Tỷ suất lợi ích – chi phí (BCR – Benefit Cost Ratio): BCR là tỷ lệ giữa tổng giá trị hiện tại của các khoản lợi ích so với tổng giá trị hiện tại của các khoản chi phí . Ý nghĩa: Tỷ số này >1 khi Giá trị hiện tại của dòng lợi ích > Giá trị hiện tại của dòng chi phí, do đó những phương án nào có BCR >1 là có lợi và đáng được thực hiện. Phương án nào có BCR cao nhất là đáng để lựa chọn nhất. Quy tắc lựa chọn dự án dựa vào BCR: - Đối với các dự án độc lập: chọn dự án có BCR>1 . - Đối với các dự án loại trừ nhau thì BCR thường phải được sử dụng kết hợp cùng với NPV . o Ưu điểm:  Cho biết khả năng sinh lời của dự án.  Có thể so sánh các phương án không cùng thời gian hoạt động . o Nhược điểm:  Không cho biết quy mô lãi của dự án: Do BCR là một chỉ tiêu mang tính chất tương đối nên không phản ánh chính xác quy mô của khoản lợi ích ròng nên thường không được sử dụng để lựa chọn các dự án loại trừ nhau. Cần kết hợp với chỉ tiêu NPV. 3) Tỷ lệ chiết khấu (hoàn vốn) nội bộ (IRR – Internal Rate of Return) Là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó Giá trị hiện tại của dòng lợi ích bằng với Giá trị hiện tại của dòng chi phí. Hay nói cách khác đó là tỷ lệ chiết khấu làm cho NPV = 0) Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR của một dự án được tính bằng cách giải phương trình sau: Bt  Ct 0  t ( 1  IRR ) t 0 n n hoặc n Bt Ct =   t t t=0 ( 1 + IRR) t=0 1 + IRR  o Ý nghĩa:  r tăng -> NPV giảm => ý nghĩa IRR???  IRR là tỷ lệ chiết khấu tối đa mà dự án có thể chấp nhận được bởi vì nếu vượt quá tỷ lệ đó thì NPV < 0.  Xét hiệu số (IRR – r) càng lớn thì NPV càng lớn => dự án càng hiệu quả.  Nếu IRR = const -> r càng nhỏ dự án càng hiệu quả .  Nếu r = const -> IRR càng lớn -> dự án càng hiệu quả. o Quy tắc lựa chọn dự án dựa vào IRR:  Dự án độc lập: r NPV>0 thì chọn dự án.  Dự án loại trừ nhau: thường phải sử dụng IRR kết hợp với NPV.  Để xác định IRR, người ta phải giải phương trình trên. Có thể dùng phần mềm máy tính để tính toán. Ngoài ra có thể tính IRR bằng phương pháp thử - sai. Cách thực hiện phương pháp thử sai như sau:  Chọn giá trị r1 sao cho NPV1>0 (gần bằng 0).  Chọn giá trị r2 sao cho NPV2<0 (gần bằng 0).  Tính IRR theo công thức: IRR = r1 + NPV1 (r2 – r1)/ (|NPV1|+ |NPV2|)  Có thể kiểm tra giá trị IRR trên bằng cách tính lại NPV. Nếu NPV = 0 thì tỷ lệ này thực sự là IRR. o Ưu điểm:  Cho biết khả năng sinh lời của dự án.  Cho biết mức lãi suất cao nhất dự án có thể chấp nhận nếu phải vay vốn thực hiện.  Có thể so sánh các phương án không cùng thời gian hoạt động. o Nhược điểm:  Không cho biết quy mô lãi của dự án.  Có thể sai lầm nếu chỉ căn cứ vào IRR khi chọn phương án đầu tư loại trừ nhau → cần kết hợp sử dụng chỉ số IRR với NPV. o Mối quan hệ giữa 3 chỉ tiêu đánh giá: NPV BCR IRR Nếu > 0 Thì > 1 Và > r => nên thực hiện Nếu < 0 Thì < 1 Và < r => không thực hiện Nếu = 0 Thì = 1 Và = r => tùy thuộc mục đích đầu tư sẽ xác định có đầu tư hay không? 6.2.1 So sánh các phương án với nhau dựa vào các chỉ tiêu đã tính toán: So sánh các kết quả CBA của các phương án với nhau và xếp hạng các phương án. Cách xếp hạng chủ yếu dựa vào lợi ích xã hội ròng. Có thể xếp các phương án để lựa chọn cùng với hiện trạng theo thứ tự từ cao xuống thấp. Ngoài ra, nếu dự án còn có những ràng buộc về quy mô vốn cần sử dụng kết hợp các chỉ tiêu NPV, BCR và IRR để đưa ra kết luận chính xác nhất trong việc xếp hạng các phương án. 7.2.1 Phân tích độ nhạy: Trong các bước đã thực hiện ở trên, đã ngầm giả định rằng mỗi chi phí và lợi ích có thể được ước lượng một cách chắc chắn và vì thế ta có thể xác định giá trị NPV duy nhất. Nhưng thực thế là rất khó có thể ước lượng chính xác được giá trị của các lợi ích và chi phí. Nếu một trong số các yếu tố thay đổi thì NPV sẽ thay đổi thế nào? => cần kiểm tra độ tin cậy của các biến. =>kiểm tra độ nhạy. Kiểm tra độ nhạy là một cách tính toán lại NPV theo sự thay đổi của các biến số cùng với sự sắp xếp lại thứ tự ưu tiên các phương án. 8.2.1 Đưa ra kiến nghị: Ở bước này, người phân tích chỉ ra một phương án cụ thể nào đó có đáng mong muốn hay không, phương án nào hay một số phương án nào là đáng mong muốn nhất. Nhà phân tích cũng thảo luận sự tin cậy của dữ liệu, giả định, và các kiến nghị. 2.1 Tầm quan trọng của việc áp dụng CBA cho dự án than sạch Như vậy, qua phân tích cơ sở lý luận của phương pháp CBA trong phân tích so sánh dự án ở các phần trên, ta thấy CBA là một công cụ rất tốt đối với các nhà đầu tư. Vì vậy sử dụng CBA để đánh giá hiệu quả của việc sản xuất và sử dụng than sạch để từ đó làm căn cứ cho các nhà đầu tư, cụ thể là làm cho than sạch được sử dụng phổ biến và rộng rãi giúp bảo vệ môi trường. Việc phân tích, đánh giá hiệu quả của việc sản xuất than sạch cơ bản dựa trên các bước tiến hành CBA. CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CHO PHÍ LỢI ÍCH DỰ ÁN THAN SẠCH 2.1 . Nêu thực trạng hiện nay 1.2.1 Nghiên cứu thị trường Trên thế giới, than đá vẫn là nhiên liệu hóa thạch được sử dụng phổ biến. Tại Việt Nam và vùng châu thổ sông Mê Kông, than tổ ong và than củi, cũng như gỗ nhiên liệu được sử dụng để nấu nướng trong các hộ gia đình và tại các doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy một nhu cầu cấp thiết là cần có một loại nhiên liệu phù hợp hơn: a. Nhu cầu cấp thiết về một nguồn năng lượng thay thế mới. o Tác hại của than truyền thống:  Đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường sống: Hầu hết người dân Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đều sử dụng than tổ ong. Sản phẩm tạo ra rất độc hại vì các nhà sản xuất thường sử dụng công nghệ lạc hậu để sản xuất than một cách thủ công bằng phương pháp trộn bột than nguyên chất với một lượng đáng kể đất sét hoặc bùn ( không có quá trình xử lý chất thải độc hại để loại bỏ lưu huỳnh (S), hợp chất nitơ (N) , vv … để tiết kiệm than). . Những người hít phải các khí này trong một thời gian dài thường mắc phải một số bệnh nguy hiểm như bệnh hen suyễn, viêm phổi, và ung thư. Ví dụ: Làng nghể làm giấy Phong Khê (tỉnh Bắc Ninh) – còn gọi là “vùng đất chết” đang bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng do người dân đốt than độc để sản xuất. Theo chính quyền địa phương, có đến 1.675 gia đình kêu cứu sự giúp đỡ, 30% trong số đó mắc bệnh về đường hô hấp, bệnh tiêu hóa, 100 dây chuyền sản xuất tiêu thụ 40.000 tấn than mỗi ngày, hằng năm theo thống kê có 200 trường hợp nghiêm trọng do ngộ độc khói than, đây là những con số đáng báo động về tình trạng ô nhiễm môi trường gây nên bởi năng lượng không sạch. Trên một quy mô lớn hơn, chi phí để chữa trị các bệnh gây ra bởi chất độc carbon lên đến hàng triệu đô la. Gánh nặng tài chính với xã hội là rất nặng nề. o Đối với môi trường văn hóa:  Giá trị truyền thống lâu đời ở Hà Nội, nơi mà hàng ngàn khách du lịch ghé thăm mỗi năm đang dần bị hủy diệt bởi khói bụi từ việc đốt than . VD: Ở Bát Tràng có khoảng 150 xưởng làm gốm sử dụng nhiên liệu chứa chất carbon độc hại mà hàng năm ước tính tiêu thụ khoảng 21.000 tấn carbon, 20.000 tấn xăng dầu, thải ra khoảng 80.000 tấn CO2 và hàng ngàn các loại khí độc hại khác. o Thất bại thị trường: Điện là năng lượng sạch thay thế cho than đá. Tuy nhiên, ở nhiều nước đang phát triển như Việt Nam, nguồn cung rất hạn chế và ở mức giá cao hơn so với các loại năng lượng hóa thạch khác như: khí sinh học, than đá và dầu mỏ (sản xuất / tiêu thụ 54.28/48.08 tỷ kWh trong năm 2006). Do đó, những người dân nghèo ít có cơ hội được sử dụng đủ điện. Hơn thế nữa, giá điện tăng lên nhanh chóng do sự suy thoái kinh tế, và sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước; chỉ số CPI và lạm phát tại Việt Nam cũng như nền kinh tế khu vực tăng mạnh. Do đó, các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng các nhiên liệu giá rẻ như than đá, rất có hại cho sức khỏe và môi trường. b. Chính sách của chính phủ Tại Việt Nam, đã có một số dự án được tài trợ bởi ADB - một tập đoàn của Thụy Sĩ hoạt động với mục đích nhằm tăng hiệu quả của lò nung gạch & đá vôi trong nước. Thủ tưởng Chính Phủ Việt Nam đã ra Quyết Định số 64/2003/QĐ-TTg về việc giảm thiểu và loại bỏ các nhà máy sản xuất gạch, đá vôi công nghệ thấp gần khu vực dân cư đến năm 2010 và các khu vực khác đến năm 2012. Việt Nam cũng đưa ra xử phạt hành chính đối với các nhà máy sản xuất than tổ ong không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn về xử lý khí thải độc hại. c, Quy mô thị trường và nhu cầu rất lớn: Với những sản phẩm độc đáo này, chúng tôi nhận thấy 3 loại hình đáng chú ý tại Việt Nam và khu vực sông Mê Kông:  Hộ gia đình.  Cửa hàng thực phẩm & những tiệm làm tóc trong khu vực nội thành và ngoại thành.  Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất gạch, đá vôi, gốm và các doanh nghiệp khác sử dụng than như một nguồn năng lượng chính. o Tại Việt Nam: Việt Nam đang trong quá trình CNH –HDH, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Do đó, nhu cầu sử dụng năng lượng, đặc biệt là năng lượng hóa thạch ( như than, dầu khí, vv) sẽ rất lớn. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, mức độ tiêu thụ than được ước tính hơn 25 triệu tấn trong năm 2010. Nhu cầu sử dụng năng lượng hóa thạch ngày càng tăng sẽ tạo áp lực lớn đến toàn bộ nền kinh tế, trong khi đó nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt nghiêm trọng. Đây là một cơ hội lớn để THAN SẠCH OXI giới thiệu mô hình kinh doanh sử dụng nguyên liệu đầu vào phong phú đáp ứng cho việc sản xuất một số lượng lớn các sản phẩm thay thế nhiên liệu. Hình 1: Sự tăng lượng tiêu thụ năng lượng ở Việt Nam (Nguồn: Ngân hàng Phát triển Châu Á) Nhu cầu từ các hộ gia đình: Tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có khoảng 30% dân số sử dụng than đá, nhưng ở các vùng ngoại ô và nông thôn, có khoảng 60 -80% hộ gia đình sử dụng than, chất thải cây trồng, củi đun nấu, sưởi ấm. Điều này có nghĩa là, chỉ những hộ gia đình ở thành thị và ngoại thành của Việt Nam tiêu thụ khoảng 4,5 triệu đơn vị / ngày tương đương với giá trị 492.750.000 USD / năm. Nhu cầu từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất gạch và đá vôi: Ước tính có khoảng hơn 10.000 lò gạch và đá vôi ở Việt Nam. Trong năm 2005, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực này tiêu thụ 761.367 (tấn), trong đó than chiếm 705,876.90 tấn có giá trị tương đương 34.390.000 USD. o Tại Hà Nội: Nhu cầu từ các hộ gia đình: Phần lớn người dân nội thành Hà Nội đều sử dụng nhiên liệu carbon. Khảo sát của chúng tôi cho thấy 70% dân cư của 4 quận tại những khu vực trung tâm đang sử dụng gas và điện, 30% còn lại đang sử dụng than. Ở vùng ngoại ô Hà Nội, hơn 70% các hộ gia đình cũng đang sử dụng than độc hại. Như vậy xấp xỉ 400,000 hộ gia đình sử dụng than. Nếu mỗi hộ gia đình sử dụng 2 viên than một ngày, thì nhu cầu sẽ là 800,000 viên than /ngày và 24.000.000 viên than / tháng, 288.000.000 viên / năm tương đương với khoảng 400 triệu tấn than mỗi năm và một lượng lớn khí thải độc hại. Nhu cầu từ các cửa hàng thức ăn vỉa hè: Ngoài nhu cầu cho sản xuất công nghiệp, ước tính quy mô thị trường tiêu dùng than ở Hà Nội (hộ gia đình và các cửa hàng vỉa hè) tương đương với giá trị khoảng 33,6 triệu USD/năm. o Thị trường tiềm năng ở nước ngoài  THAN SẠCH OXI có thể mở rộng dây chuyền sản xuất của Than sạch sang nhiều quốc gia láng giềng trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, như Lào, Campuchia, Thái Lan, vv ... những quốc gia này đều có tiềm năng phát triển như nhau:  Với đa số dân cư là những người có thu nhập thấp và trung bình, thường xuyên sử dụng nhiên liệu giá rẻ như than đá và gỗ dân dụng. Tổng dân số trong toàn bộ khu vực châu thổ sông Mê Kông có 74 triệu người, trong đó 20% dân cư không có điện sử dụng. Trong tổng số nhân khẩu, có 80% người dân ở Lào, 83% ở Campuchia, và hơn 50% ở Việt Nam sử dụng củi và các nguồn năng lượng truyền thống khác để đun nấu. Hơn nữa, những ngành công nghiệp quy mô lớn đang mở rộng và các hộ gia đình sử dụng ngày càng nhiều nhiên liệu carbon đốt cháy.  Lao động giá rẻ cũng như các nguyên vật liệu phong phú như rơm rạ, vỏ trấu, xơ dừa, vv…. là nguồn đầu vào sẵn có cho quá trình sản xuất của Than sạch OXI tại Việt Nam và các nước láng giềng.  Thất bại thị trường ngày càng lớn hơn tại các nước đang phát triển xuất hiện nhiều vấn đề như: nhu cầu bảo vệ sức khỏe, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường cũng như các giá trị văn hóa trong bối cảnh phải đối mặt với biến đổi khí hậu trên toàn thế giới, cần phải cắt giảm việc sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch đang có nguy cơ cạn kiệt, sự leo thang giá của các nhu yếu phẩm như khí đốt, điện,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan