Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Triết học Tiểu luận nhóm ctxh với cá nhân - ToanChivas...

Tài liệu Tiểu luận nhóm ctxh với cá nhân - ToanChivas

.DOC
21
319
119

Mô tả:

MỞ ĐẦU Công tác đền ơn đáp nghĩa là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, một hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc, một phương thức ứng xử giàu văn hóa của dân tộc Việt Nam với triết lý sống “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”. Trong nhiều năm qua, ưu đãi xã hội đối với người có công và gia đình họ đã trở thành vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế hết sửa đặc biệt. Thực hiện chủ trương lớn của Đảng, cùng với các địa phương trên cả nước, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa phương có số lượng người có công khá cao, đã và đang xây dựng, triển khai thực hiện tốt các chính sách, kế hoạch theo quy định của Nhà nước, các phong trào đền ơn đáp nghĩa nhằm trợ giúp họ ổn định về đời sống vật chất, xoa dịu những mất mát, hy sinh, an ủi, động viên về mặt tinh thần, để giảm bớt khó khăn, từng bước vươn lên trong cuộc sống, xây dựng những mái ấm tình thương trong toàn xã hội. Để hiểu rõ hơn về đối tượng người có công, cũng như việc thực hiện các chính sách đối với người có công trên địa bàn thành phố Cẩm Phả đã và đang triển khai, nay nhóm 5 chọn đề tài “Công tác xã hội với người có công”. Bài tiểu luận còn nhiều hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý của các học viên trong lớp và giảng viên Ts. Mai Kim Thanh để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Nhóm Em xin chân thành cảm ơn! 1. MÔ TẢ TRƯỜNG HỢP 1 1.1 Hoàn cảnh và vấn đề của thân chủ Gia đình ông Đào văn H bao gồm 4 thành viên. Ông Đào văn H (1953), tham gia hoạt động kháng chiến và bị nhiễm chất độc hóa học, Ông bị suy giảm 60% sức lao động, Hiện nay hàng tháng ông được hưởng trợ cấp 1.549.000đ/tháng theo quy định của Nhà nước. Lúc rảnh rỗi ông chỉ có thể giúp vợ việc nhà, thỉnh thoảng cơn đau lại tái phát làm ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của Ông và gia đình. Vợ chồng ông H sinh được 2 người con, con trai lớn là anh Đào Văn A (1992). Con gái út là em Đào Thị N (1996). Vợ ông là bà Nguyễn Thị T (1960), hiện đang làm công nhân tại nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả. Với đồng lương ít ỏi 2.245.000đ/tháng. Bà phải xoay sở, làm thêm tăng ca để có thêm tiền trang trải cuộc sống gia đình và nuôi các con ăn học cũng như thuốc thang những lúc Ông H phải nằm viện. Thời gian khoảng 1 năm trở lại đây tình hình sức khỏe của Ông H không được tốt, Ông trở bệnh thường xuyên hơn khiến ông không những không giúp gì được cho vợ con mà còn làm cho gia đình trở nên khó khăn hơn với số tiền trợ cấp và lương của vợ ông thì không đủ trang trải cuộc sống, vợ ông phải vay mượn bà con làng xóm…bao vất vả dồn lên vai bà T. Từ khi ông H yếu đi cùng với việc phải lo cho các con ăn học, thì cuộc sống gia đình Ông ngày càng khó khăn. Vì lý do đó cùng với áp lực công việc, mỗi khi trở về nhà vợ ông H thường có thái độ trách móc, có những lời nói coi thường và xúc phạm Ông H, bà coi ông là người vô dụng và sống phụ thuộc vào bà và cho rằng vì ông mà mọi người trong gia đình phải vất vả..Nhiều lần vợ chồng ổng đã sảy ra cãi vã, khiến cho ông ngày càng suy nghĩ tiêu cực, thất vọng về bản thân, băn khoăn, lo lắng và trăn trở về cuộc sống của gia đình nhiều hơn. Đối mặt với hoàn cảnh đó, ông H vô cùng đau khổ…Nhưng do điều kiện chủ quan, nên ông không thể làm gì để thay đổi tình hình, ông H tự trách bản thân mình, ông mặc cảm và cho rằng mình là gánh nặng cho vợ con. Khi chứng kiến cảnh mâu thuẫn của bố mẹ, 2 người con chỉ biết im lặng và lắng nghe, mà không có phản ứng căn ngăn, hoặc bày tỏ ý kiến, suy nghĩ của mình về hoàn cảnh gia đình. Trong khi, cậu con trai chưa tìm kiếm được việc làm, cô con gái đang ôn thi đại học thì gia đình thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Chính quyền địa phương cũng nắm được tình hình, Các tổ chức hội như: Hội cự chiến Binh, Hội phụ nữ cũng, 2 hàng xóm cũng khuyên can, động viên nhưng k làm thay đổi được tình hình nhất là những biểu hiện suy nghĩ tiêu cực của ông H. Phân tích tính huống của Ông Đào Văn H, nhóm xác định đây là tình huống có vấn đề đối với thân chủ Đào Văn H. 1.2 Xác định vấn đề của thân chủ Đào Văn H: Phân loại Nội dung vấn đề Vấn đề gia Ông H mâu thuẫn với vợ đình -Sức khỏe suy giảm Vấn đề cá -Lo lắng, tự ti, tiêu cực nhân -Không có việc làm phù hợp tạo ra thu nhập. Vấn đề xã Ít giao tiếp xã hội do sức hội khỏe và tự ti tiêu cực. Biểu hiện Thường xuyên cãi vã với bà T, Bà T có những lời lẽ xúc phạm ông. -Thường xuyên đau ốm, đi viện -Chán nản, lo lắng, buồn rầu Sống khép kín Như vậy thân chủ Đào Văn H là người có vấn đề về: - Suy giảm sức khỏe bản thân. - Mâu thuẫn với vợ ông và khó khăn về kinh tế gia đình. - Mất niềm tin vào bản thân, cuộc sống, đặc biệt là ông cảm thấy lo lắng và có những suy nghĩ tiêu cực 1.3 BẢNG PHÂN TÍCH ĐIỂM ĐIỂM MẠNH – ĐIỂM YẾU TT Họ và tên Mối quan hệ với thân chủ 1 Ô. Đào Văn H Thân chủ 2 B. Nguyễn Thị T Vợ TC Điểm mạnh - Trước đó là người yêu thương vợ con. - Khi khỏe ông thường giúp đỡ vợ con việc nhà. - Ông nhiệt tình tham gia các hoạt động tại xóm, khu. - Ông hiền lành, chân thành với mọi người. - Bà là người chịu khó và chăm sóc cho các thành viên trong gia đình. - Bà tham gia các hoạt động tăng thêm thu nhập cho gia đình Điểm yếu - Sức khỏe ông H còn hạn chế. Gần đây thường đau ốm nhiều hơn - Suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống - Bà T là người ít tham gia hoạt động xã hội. - Bà thường xuyên có lời nói 3 3 A. Đào Văn A Con trai TC - Là người ngoan ngoãn, yêu thương bố mẹ. - Anh A con ngoan, động viên và giúp đỡ ông Hải. - Nhiệt tình tham gia các hoạt động chung 4 E. Đào Thu N Con gái TC - Là người ngoan ngoãn, nghe lời bố mẹ. - Học tập chăm chỉ. 5 - Hàng xóm quan tâm, động viên gia đình ông Hải. Quan hệ thân Môi trường xung - Chính quyền địa phương, thường thiết với thân quanh xuyên tổ chức thăm hỏi gia đình chủ. ông theo quy định của Nhà nước và địa phương. mắng, chửi, sỉ nhục ông H - Hiện tại, anh A chưa tìm được việc làm. - Anh A thiếu kỹ năng giúp đỡ bố mẹ giải quyết xung đột. E. N chưa biết cách đưa ra ý kiến hỗ trợ bố mẹ giải quyết xung đột. Chưa xác định và có biện pháp hỗ trợ cụ thể đối với những khó khăn ông Hải đang phải đối mặt. - Dựa vào Bảng phân tích điểm mạnh – điểm yếu ta nhận thấy: - Ông H trước khi suy giảm sức khỏe và khó khăn kinh tế bác là người yêu thương và chăm gia đình, biết động viên vợ con, nên đứng trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình ông buồn, lo lắng cho cuộc sống hiện tại và trong tương lai. - Qua những buổi trao đổi, và phân. Nhận thấy, bà T là người ít tham gia các hoạt động xã hội như Hội Phụ nữ do tính chất công việc và khó khăn gia đình…nên ít được động viên, chia sẻ, hay trợ giúp bà về mặt tâm lý, cũng như những khó khăn mà bà đang đối mặt. Đây cũng là một trong những điểm yếu của bà. Không những thế, gánh nặng cuộc sống, mọi việc trong gia đình đều do mình bà chăm lo và gây dựng. Nên bà thường cảm thấy mệt mỏi và áp lực, thường mắng chửi/ cáu gắt chồng và con cái. Bà thường làm tăng ca để tăng có đủ thu nhập, thể hiện bà là người lo lắng, có trách nhiệm với gia đình, bà luôn cố gắng hết sức trong mọi việc để cuộc sống gia đình bác tốt đẹp hơn. - Anh Đào Văn A con trai ông H và em Đào Thu N con gái ông: là những thành viên ngoan ngoãn, lễ phép, yêu thương bố mẹ. Đặc biệt anh Đào Văn A nhiệt tình tham gia các hoạt động chung của đoàn thể. Tuy nhiên anh A đang gặp khó khăn về vấn đề việc làm. Thế nhưng, hai người con, chưa biết cách đưa ra những ý kiến của mình trước xung đột của bố mẹ. Mặc dù, cả 2 người đã bước vào độ tuổi thanh niên, 2 4 anh chị đã có nhận thức về cuộc sống. Nhưng không đưa ra lời khuyên trợ giúp bố mẹ xóa bỏ xung đột. - Môi trường xung quanh, thân thiết với ông H như hàng xóm, Hội Cựu chiến binh… bao gồm cá nhân, tổ chức thường xuyên động viên, thăm hỏi ông H cùng gia đình. Tuy nhiên, môi trường này chưa thực sự quan tâm và có biện pháp trợ giúp cụ thể về những vấn đề mà ông H cũng như các thành viên trong gia đình đang phải đối mặt. Như vậy, những đối tượng trợ giúp thân chủ đều tồn tại những điểm mạnh và điểm hạn chế riêng. Nên cần phải khai thác, phát huy điểm mạnh của đối tượng và những người liên quan tới vấn đề của đối tượng, để có các biện pháp hỗ trợ đối tượng phù hợp. 2. Tiến trình giải quyết vấn đề của thân chủ (Áp dụng mô hình quản lý ca) 2.1. Giai đoạn 1: Tiếp nhận đối tượng Cách thức tiếp cận và đánh giá nhu cầu của thân chủ. Qua quá trình tiếp xúc và thu thập thông tin về vấn đề và hoàn cảnh của thân chủ, nhân viên CTXH xác định vấn đề như sau: Thân chủ là người đang phải đối mặt với trạng thái tâm lý hoang mang, lo lắng và thất vọng về cuộc sống, thân chủ đang tồn tại cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực của bản thân, mâu thuẫn trong gia đình ngày một tăng, tình trang sức khỏe ngày càng yếu hơn. Chính vì vậy, để hỗ trợ thân chủ giải quyết được vấn đề của mình, nhân viên CTXH phải thường xuyên trao đổi, trò chuyện, tiếp xúc với thân chủ đề từ đó có những thông tin phân tích vấn đề khó khăn của thân chủ. Bên cạnh đó, để quá trình hỗ trợ đạt kết quả cao, nhân viên CTXH phải chủ động tiếp xúc với các nguồn lực liên quan trực tiếp tới vấn đề của thân chủ. 2.2. Giai đoạn 2: Thu thập thông tin 2.2.1. Thông tin về thân chủ a. Thông tin cá nhân Họ và tên: Đào Văn H. Sinh năm: 1953. Nơi ở: Tổ 2, khu 1A, phường Cẩm Tây, Cẩm Phả, Quảng Ninh. 5 Ông H nhập ngũ năm 1971, tại chiến trường B. Ông tham gia hoạt động kháng chiến và bị nhiễm chất độc hóa học, suy giảm 60% sức lao động. Tình trạng sức khỏe: Ông H bị suy nhược cơ thể, rối loạn chức năng gan, viêm phế quản. Các mức hưởng trợ cấp: Căn cứ theo Nghị định số 101/2013/NĐ-CP ngày 04/09/2013 của Chính Phủ về việc Quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với các mạng. Ông được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định của Nhà nước, với mức phụ cấp là 1.549.000đ/tháng. Ngoài ra ông còn được hưởng các chế độ ưu đãi sau: Ông được cấp thẻ Bảo hiểm y tế, phục vụ cho việc khám và chữa bệnh. Hàng năm, ông được đi điều dưỡng theo quy định của địa phương. Hiện nay, gia đình ông H đang phải đối mặt với những khó khăn về vấn đề kinh tế. Mặc dù, ông cố gắng hết sức để cải thiện kinh tế cho gia đình, nhưng vợ của ông lại chưa thấu hiểu cho sự cố gắng ấy. Bà thường có thái độ trách móc, có những lời nói coi thường ông H, gây ảnh hưởng trực tiếp tới ông. Đứng trước vấn đề đó, ông H cảm thấy buồn, lo lắng, cho cuộc sống của mình và gia đình, ông thấy thất vọng và ông tự coi mình là người vô trách nhiệm, và tự trách bản thân mình. Dường như, tinh thần ông bị suy sụp và bất lực trước cuộc sống. Để hỗ trợ thân chủ giải quyết được vấn đề của mình, nhân viên CTXH cần phải giúp thân chủ thay đổi được những suy nghĩ tiêu cực đó bằng cách tiếp cận với môi trường xung quanh (gia đình, chính quyền địa phương…), Như vậy, đối tượng đang bị khủng hoảng tâm lý, bên cạnh những mặt tích cực về tâm lý thì còn có những mặt tiêu cực nhất định, và nó sẽ ảnh hưởng trục tiếp tới hành vi và quyết định của thân chủ trong những giai đoạn tiếp theo. b. Thông tin về bối cảnh môi trường, những nguồn lực từ gia đình, cộng đồng và xã hội - Những thông tin về hoàn cảnh gia đình đối tượng. Gia đình ông Đào Văn H bao gồm 4 thành viên: Bà Nguyễn Thị T, sinh năm 1953, hiện nay bà đang làm việc tại Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả. Bà là người tần tảo, chịu khó, ngoài giờ làm việc tại cơ quan, bà T còn đảm nhận vai trò của người vợ và người mẹ là chăm sóc các thành viên trong gia 6 đình. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây do phải đối mặt với nhiều áp lực cuộc sống, nên bà T thường có thái độ cáu gắt, trách mắng, và coi thường ông H. Con trai lớn của ông H là anh Đào Văn A, sinh năm 1992. Đã tốt nghiệp trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm, hiện đang tìm việc làm. Anh A là người con ngoan ngoãn, anh cũng xác định trách nhiệm của mình đối với gia đình, nên anh chịu khó đi tìm việc làm để ổn định thu nhập cho gia đình. Con gái của ông H, là em Đào Thu N, sinh năm 1999. Hiện đang học tại trường Trung học phổ thông Lương Thế Vinh. Em là người chăm ngoan, học giỏi. - Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Qua quá trình tương tác giữa các thành viên trong gia đình có thể nhận thấy rằng, giữa các thành viên trong gia đình không có sự tương tác tích cực, mà đang tồn tại những mâu thuẫn cần giải quyết. c. Những yếu tố và môi trường tác động tới thân chủ H Có thể khẳng định rằng, những môi trường tác động trực tiếp tới thân chủ đó là: - Chính quyền địa phương, Hội Cựu chiến binh là môi trường tác động trực tiếp tới ông H. - Hội Phụ nữ là nguồn lực có thể trợ giúp bà T, giải tỏa tâm lý, áp lực cuộc sống, thay đổi suy nghĩ, cảm xúc và hành vi. - Phòng Lao động TB&XH và vấn đề việc làm là một trong những yếu tố quan trọng trợ giúp thân chủ về vấn đề việc làm, để tăng thêm thu nhập cải thiện kinh tế gia đình ông H, trợ giúp gia đình ông có cuộc sống tốt đẹp hơn 2.2.2. Giai đoạn 3: Đánh giá và xác định vấn đề Thông qua việc sử dụng các kỹ năng, kỹ thuật trong CTXH và việc áp dụng các kiến thức chuyên ngành CTXH. Nhân viên CTXH đã trao đổi, tiếp xúc, thiết lập mối quan hệ tương tác với thân chủ, từ đó có những đánh giá và nhận xét về vấn đề của thân chủ. - Bố mẹ ông H sinh được 2 người con trai. Em trai ông H (1956), hiện đang sinh sống tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, cùng với người mẹ, vợ và 2 người con. Do ông H xa nhà và sống tự lập từ nhỏ nên, ông có mối quan hệ thân thiết với người em trai, giữa bác và người mẹ đang sinh sống ở quê chỉ tồn tại các hoạt động hỏi thăm… không có sự chia sẻ và đồng cảm với nhau, như vậy giữa bác và người mẹ có 7 mối quan hệ tương tác một chiều với nhau. Mặc dù có tồn tại mối quan hệ thân thiết, tuy nhiên do điều kiện khách quan nên khó tiếp cận với mối quan hệ này để hỗ trợ ông H giải quyết được vấn đề của mình. - Mẹ vợ của ông H, là bà Trần Thị A, năm nay 75 tuổi. Do bà tuổi cao, sức yếu, nên ông H đảm nhận vai trò của người con luôn chăm sóc và hỏi thăm bà A. Tuy nhiên, do bà A tuổi đã cao, suy nghĩ của bà đã thay đổi, nên ông H không thể trò chuyện thường xuyên hay tâm sự với bà. Vì thế, không thể dựa vào mối quan hệ này để hỗ trợ ông H. - Vợ chồng ông H kết hôn và sinh được 2 người con (1 trai, 1 gái). Ta thấy mối quan hệ tương tác của ông H với các thành viên trong gia đình như sau: Do mọi hoạt động kinh tế và chăm sóc gia đình cơ bản phụ thuộc vào bà T, nên áp lực cuộc sống đối với bà ngày càng gia tăng. Nên bà T thường xuyên có những lời nói lăng mạ và trách móc chồng của mình, bà T cho rằng ông H là người vô dụng, sống phụ thuộc vào bà quá nhiều, ông không có trách nhiệm chăm sóc gia đình của mình, nên mâu thuẫn giữa vợ chồng ông H ngày càng gia tăng. Đây cũng là mâu thuẫn chính dẫn đến những vấn đề mà ông H đang cần giải quyết. Vì vậy, cần phải hỗ trợ vợ chồng ông H giải quyết những mâu thuẫn trên. Do ông H đã từng trải qua khó khăn, gian khổ của cuộc sống. Nay khi đất nước đổi mới, nhưng ông cũng không mang lại cho 2 người con của mình cuộc sống no đủ và hạnh phúc. Nên ông rất thương và lo lắng cho cuộc sống hiện tại và tương lai của 2 người con. Và ngược lại 2 người con cũng rất thương ông nhất là khi hai anh em phải chứng kiến cảnh người cha chịu những lời nói lăng mạ của người mẹ và những di chứng mà vết thương chiến tranh để lại cho người cha. Vì vậy, giữa ông H và hai người con có mối quan hệ tương tác 2 chiều, họ có thể cùng nhau trao đổi, chia sẻ tâm tư, tình cảm, từ đó có thể dựa vào mối quan hệ này để hỗ trợ ông H giải quyết vấn đề của mình. Tóm lại, giữa vợ chồng ông H đang có quan hệ mâu thuẫn, xung đột cần hỗ trợ giải quyết. Đây cũng chính là mâu thuẫn dẫn đến vấn đề của ông H. Để hạn chế mâu thuẫn này, cần dựa vào mối quan hệ giữa ông H và các thành viên khác, nhất là 2 người con. Có như vậy, quan hệ mâu thuẫn mới được giải quyết. Biểu đồ sinh thái 8 Hội Phụ nữ Hội Cựu chiến binh Gia đình ông H Việc làm Đoàn thanh niên Chính quyền địa phương, hàng xóm Phòng LĐTBX H Chú thích: Quan hệ 1 chiều Quan hệ 2 chiều Quan hệ xa cách Phân tích biểu đồ sinh thái. Dựa vào hoàn cảnh và vấn đề của ông H, ta có thể phân tích các nguồn lực trợ giúp như sau: - Hội Cựu chiến binh: Ông H là người tham gia hoạt động kháng chiến và bị nhiễm chất độc hóa học, nên sau khi bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, ông H tham gia vào Hội Cựu chiến binh của khu. Trong quá trình tham gia ông H nhiệt tình, tích cực tham gia mọi hoạt động của hội. Để tạo điều kiện cho các thành viên trong hội nói chung và ông H nói riêng, hội đã thường xuyên tổ chức các buổi văn hóa, văn nghệ, giao lưu và trò chuyên, thăm hỏi các hộ gia đình…Vì vậy, hội là tập hợp những người có cùng hoàn cảnh sống, cùng chung suy nghĩ và quan điểm, nên ban lãnh đạo hội là những người hiểu rõ nhất mọi hoàn cảnh và tâm sự của ông H. NVXH có thể nhờ sự trợ giúp của ban lãnh đạo cùng 9 với thành viên gần gũi và thân thiết nhất với ông H, đây là lực lượng có thể cung cấp thông tin cần thiết về ông, đồng thời họ sẽ động viên giúp đỡ hỗ trợ bác giải quyết vấn đề của mình. Nên giữa ông và Hội Cựu chiến binh có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. - Chính quyền địa phương: Với trách nhiệm và nhiệm vụ của mình, chính quyền địa phương là lực lượng gần gũi với nhân dân và hiểu rõ hoàn cảnh của dân. Đại diện của chính quyền địa phương là Tổ dân phố, bao gồm những cá nhân thường xuyên tiếp xúc, quan sát và gần gũi với các thành viên trong gia đình ông H, nên họ đóng vai trò là người cung cấp thông tin, động viên hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề của mình. Dựa vào thông tin này, nhân viên xã hội sẽ có thêm thông tin để phân tích vấn đề của thân chủ, và đây sẽ là nguồn lực để hỗ trợ thân chủ cũng như gia đình của ông. Giữa ông và chính quyền địa phương có mối quan hệ tác động qua lại 2 chiều với nhau. - Hội Phụ nữ: Bà Nguyễn Thị T, vợ ông H, hiện đang làm tại nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả. Bà tham gia Hội Phụ nữ của khu trong nhiều năm nay, tuy nhiên do thời gian có hạn nên bà T không tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của hội. Nên để hỗ trợ bà T giải quyết vấn đề, Hội Phụ nữ cần phải chủ động tiếp xúc và trò chuyện cùng bà T, đẩy mạnh mối quan hệ tương tác tích cực giữa bà T với các thành viên trong hội. Có như vậy, hội sẽ thu thập thêm nhiều thông tin và thấu hiểu tâm trạng, cảm xúc và vấn đề của bà T. Vì vậy, Hội Phụ nữ là lực lượng cung cấp thông tin cho nhân viên CTXH và hỗ trợ bà T giải quyết những khó khăn trong cuộc sống. - Đoàn Thanh niên: Gia đình bác có 2 người con, con trai lớn là anh Đào Văn A (1992), đã tốt nghiệp trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm, hiện đang tìm việc làm. Con gái út là em Đào Thu N (1999), hiện đang học trường THPT Lương Thế Vinh. Đoàn Thanh niên là lực lượng cung cấp thông tin về 2 người con, từ đó nhân viên có biện pháp thu thập thông tin và hỗ trợ cho phù hợp. - Phòng Lao động TB&XH: là lực lượng hỗ trợ thân chủ về vấn đề việc làm, chính sách. - Việc làm: Trong gia đình ông H, bà T là người tham gia lao động chính cho gia đình. Còn ông H là người đóng góp 1 phần thu nhập cho gia đình, bằng các khoản trợ cấp tiền của Nhà nước. Với các khoản thu nhập đó, không đủ trang trải cho sinh hoạt của gia đình ông H. Bên cạnh đó, anh A hiện đang tìm việc làm, khiến kinh tế gia 10 đình ông ngày càng khó khăn. Vì vậy, vấn đề việc làm là vấn đề quan trọng đối với gia đình bác H, nhưng vẫn còn tồn tại mối quan hệ xã cách, các thành viên chưa được tiếp cận với nguồn lực này. 11 Cây vấn đề Ông H gặp khó khăn về vấn đề tâm lý Ông H mặc cảm, tự ti bản thân mình. Ông tham gia hoạt động kháng bị nhiễm chất độc hóa nên sức khỏe suy yếu. Ông sống phụ thuộc vào gia đình. Ông thường xuyên bị vợ trách móc, coi là người vô dụng Thu nhập hàng tháng của ông H không đủ trang trải cuộc sống gia đình Mọi hoạt động kinh tế-chăm sóc các thành viên trong gia đình, do bà T đảm nhận. Ông lo lắng cho 2 người con Con trai lớn của ông H đã ra trường nhưng chưa có việc làm Mâu thuẫn trong gia đình có thể tác động tới tâm lý của 2 người con 12 Phân tích nội dung cây vấn đề: Từ cây vấn đề, ta có thể phân tích nguyên nhân dẫn tới vấn đề của ông H như sau: - Ông Đào Văn H tham gia hoạt động kháng chiến và bị nhiễm chất độc hóa học, ông bị suy giảm 60% sức lao động. Mọi hoạt động sinh hoạt của bác không giống như những cá nhân khác, bác không thể làm việc quá sức, cơ thể ông thường bị đau nhức khi thời tiết thay đổi, kèm theo những biến chứng của căn bệnh bác đang mang trong mình…Chính vì vậy, sức khỏe là vấn đề khó khăn nhất đối với bản thân bác, khiến ông luôn đau buồn về thể xác và tinh thần, bác cho rằng mình không thể giúp đỡ vợ con, và bác trở thành gánh nặng cho gia đình mỗi khi nỗi đau chiến tranh đè nặng lên thân thể của ông. Điều đó, khiến cho ông H luôn có cảm giác mặc cảm, tự ti trong nhiều năm nay. Nên cần hỗ trợ ông H xóa bỏ trạng thái tâm lý trên, thông qua việc vận dụng kỹ năng, kỹ thuật trong quá trình làm việc. Do ông H là người tham gia hoạt động kháng chiến, nên bác được hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nhà nước quy định với mức trợ cấp hàng tháng là 1.549.000đ/ tháng. Tuy nhiên, mức trợ cấp này không đủ cho ông trang trải nhu cầu sống của các thành viên trong gia đình, mặc dù thêm tiền lương của người vợ, nhưng kinh tế gia đình còn khó khăn, vất vả nên ông H luôn cố gắng hết sức để cải thiện cuộc sống. Ông tự nhận thấy điều này, nên đã làm những công việc nhẹ giúp đỡ vợ con. Do ông là người chủ gia đình, nhưng không trợ giúp vợ con được nhiều, nên ông cảm thấy mặc cảm, tội lỗi vì trở thành ghánh nặng cho gia đình mình. - Vợ ông là bà Nguyễn thị T, hiện đang làm tại nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả, công việc chính của bà là nhân viên tạp vụ, với mức lương 2.245.000đ/tháng. Bà T tần tảo chịu khó đi làm đủ công trong tháng để có đồng lương trang trải cho cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, nhu cầu cuộc sống của các thành viên trong gia đình ngày càng nhiều, vợ chồng bà phải trang trải tiền học thêm cho con gái út, và trả nợ kinh phí xin việc cho con trai cả và tiền chi phí mỗi khi ông H đau ốm…nên áp lực kinh tế trong gia đình ngày càng gia tăng. Vợ chồng ông H cảm thấy lo lắng cho cuộc sống sinh hoạt của gia đình, và tương lai của các con. Mặc dù, bà T luôn yêu thương, lo lắng và có trách nhiệm với gia đình của mình, nhưng mọi việc dường như quá khó khăn đối với bà. 13 Không những áp lực về kinh tế, ngoài giờ làm việc tại nhà máy, bà T phải chăm lo công việc gia đình. Do sức khỏe của ông H hạn chế, người con gái thì tập trung vào việc học tập, con trai lớn thì đi tìm việc làm, nên các thành viên trong gia đình không ai có thể phụ giúp bà T chăm lo công việc gia đình. Mọi hoạt động trong gia đình, đều do 1 mình bà T đảm nhận. Đối mặt với những khó khăn đó mâu thuẫn giữa vợ chồng ông H bắt đầu xuất hiện. Bà T thường có thái độ cáu gắt, mắng các con và người chồng. Bà T cho rằng ông H là người vô dụng, khoản tiền kiếm được hàng tháng không đủ trang trải cho cuộc sống của ông, bà T thường coi ông là người ăn bám, cuộc sống của ông phụ thuộc vào đồng lương ít ỏi của bà T. Tình trạng này lặp đi lặp lại từ nhiều tháng nay, bắt đầu từ khi con trai bà tốt nghiệp và đang tìm việc làm. Khi đối mặt với những lời nói thiếu tôn trọng, trách móc của người vợ, ông H vô cùng lo lắng và đau buồn, có phần thất vọng, những lời nói đó khiến ông H luôn suy nghĩ, và trăn trở, ông tự trách bản thân mình là gánh nặng cho gia đình, ông không những phụ thuộc vào kinh tế, mà gia đình còn là chỗ dựa cho ông về tinh thần. Vì vậy, cuộc sống của ông ngày càng trở nên khó khăn và áp lực. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tâm lý ông bất ổn trong thời gian gần đây. - Cuộc sống vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn khi con trai lớn của gia đình ông là anh Đào Văn A đã tốt nghiệp trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm, gia đình đã mất một khoản tiền lớn để xin việc cho cậu con trai, nhưng đến nay vẫn chưa tìm được việc làm. Phần lớn thời gian trong ngày, anh A thường tìm kiếm việc làm thêm, nhưng chưa có kết quả. Nên ông H ngày càng buồn và tự trách bản thân về những khó khăn mình mang tới gia đình. Nhất là khi, ông đã không thể giúp người con trai có việc làm để ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây giữa vợ chồng ông H có xảy ra mâu thuẫn. Nhưng hai người con không có phản ứng can ngăn, hoặc đóng góp ý kiến để xóa bỏ mâu thuẫn trong gia đình. Mà hai anh em hay buồn vì gia cảnh khó khăn của gia đình, cả hai đều trầm ngâm, ít trò chuyện cùng với bố mẹ. Điều đó, khiến ông lo lắng mâu thuẫn của gia đình sẽ tác động tới suy nghĩ, cảm xúc của 2 người con, ông lo sợ điều gì đó tiêu cực có thể xảy ra với hai người con của mình. Như vậy: Vấn đề chính ông H đang cần hỗ trợ đó là ông đang gặp khó khăn về vấn đề tâm lý. Những nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề của ông là hiện tại ông cảm 14 thấy mặc cảm, tự ti về bản thân; do áp lực từ nhiều chiều nên ông thường xuyên bị bà T trách móc, có những lời nói tiên cực tác động tới ông; và ông lo lắng cho 2 người con của mình. Những điều này, khiến ông buồn, lo lắng, và ông như mất niềm tin vào cuộc sống. Vì vậy, NVXH cần có các biện pháp phù hợp để, hỗ trợ ông H giải quyết vấn đề. 2.2.3. Giai đoạn 4: Lập kế hoạch can thiệp và hỗ trợ thân chủ a. Xác định mục tiêu Mục tiêu hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề như sau: Hỗ trợ ông H ổn định sức khỏe thông qua thăm khám, điều trị. Hỗ trợ ông H giải tỏa những căng thẳng, áp lực về mặt tinh thần, có suy nghĩ lạc quan về cuộc sống. Hỗ trợ ông H giải quyết mâu thuẫn đang tồn tại trong gia đình. Đồng thời cải thiện các mối quan hệ trong gia đình. Hỗ trợ tìm việc làm tại nhà phù hợp cho ông H sau khi ổn định sức khỏe và người con trai. b. Kế hoạch can thiệp hỗ trợ thân chủ Dựa trên những thông tin thu thập được và những nhu cầu của thân chủ và dựa trên những nguồn lực sẵn có thì kế hoạch hỗ trợ ông H giải quyết vấn đề như sau: 15 Bảng kế hoạch can thiệp hỗ trợ thân chủ H STT 1 2 Mục tiêu Hoạt động Trợ giúp thăm khám sức khỏe cho ông H Trợ giúp TC có suy NVCTXH trực tiếp tham vấn, trao nghĩ lạc qua về cuộc đổi với thân chủ. sống Huy động nguồn lực Hỗ trợ tìm việc làm phù hợp khả năng - NVCTXH trực tiếp tham vấn, trợ Hỗ trợ bà T giải tỏa giúp đối tượng giải tỏa áp lực tâm áp lực của cuộc lý. sống - NVCTXH liên hệ Hội Phụ nữ của khu, cùng tham gia hỗ trợ. 3 Hỗ trợ ông H giải quyết mâu thuẫn giữa 2 vợ chồng. 4 Hỗ trợ giải quyết vấn đề việc làm: - Tìm kiếm việc làm cho con ông H. - Giúp ông H có thêm việc làm ổn định tại nhà. - Giới thiệu anh A tới Trung tâm tìm kiếm việc làm. - Liên hệ với chuyên viên lĩnh vực lao động việc làm của LĐTBXH Chia tay ông H. Thực hiện chuyển giao ca cho bác tổ trưởng. Trao đổi, tổng hợp kết quả. Đánh giá ưu nhược điểm của quá trình hỗ trợ thân chủ. Chuẩn bị tâm lý cho TC khi không có sự giúp đỡ của NVXH. 5 - Tham vấn, trị liệu tâm lí, cung cấp kiến thức Thời gian Nguồn lực Nguồn lực Nguồn lực bên trong bên ngoài Kết quả 2/2 - 25/2 Thân chủ cùng 2 người con. Chính quyền địa phương, Hội Cựu chiến binh Các tổ chức xã hội khác -Sức khỏe ổn định -Tâm lý thân chủ vào trạng thái cân bằng. -Có việc làm phù hợp khả năng 1/3 - 3/3 Vợ thân chủ Chính quyền địa phương Hội Phụ nữ Bà T giảm bớt 1 phần những suy nghĩ tiêu cực về gia đình 13/3 - 16/3 Gia đình thân chủ Thân chủ và con trai lớn Trung tâm giới thiệu việc làm. Cán bộ phòng LĐTBXH, cán bộ chuyên trách lĩnh vực LĐXH Thân chủ Ông H cân bằng tâm lý, suy nghĩ lạc quan. Bác tổ trưởng - Chuyển giao ca cho bác tổ trưởng. 17/3 - 19/3 24/3 - 26/3 04/04 Giảm bớt mâu thuẫn của vợ chồng ông H, tăng sự gắn kết các thành viên trong gia đình. - Con trai ông H tìm được việc làm. - Ông H có việc làm tại nhà phù hợp với tình hình sức khỏe 16 2.2.4. Giai đoạn 5: Triển khai và thực hiện kế hoạch a. Công tác chuẩn bị trước khi triển khai và thực hiện kế hoạch Để chuẩn bị cho việc triển khai và thực hiện kế đã đặt ra nhân viên CTXH đã chuẩn bị trước các câu hỏi đặt ra cho thân chủ, và những người có liên quan, chuẩn bị tâm thế và tư thế để đối mặt với những tình huống phát sinh có thể xảy ra. Bên cạnh đó, nhân viên CTXH cần phải nắm bắt những kỹ năng và cách thức làm việc, để hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra, và khắc phục khuyết điểm của những buổi trao đổi lần trước. Chuẩn bị tâm thế và tư thế sẵn sàng cho thân chủ. Đó là giúp cho thân chủ có tâm trạng thoải mái, giải thích cho thân chủ biết sẽ có những tình huống không may xảy ra trong quá trình giải quyết vấn đề, và thân chủ phải biết chấp nhận nó. Đồng thời thân chủ cần phải kết hợp với những nguồn lực (từ gia đình và xã hội) sẵn có để tự giải quyết vấn đề. b. Thực hiện kế hoạch Sau khi NVXH cùng TC trao đổi, thống nhất kế hoạch hành động. Nhân viên CTXH đã đi liên hệ các nguồn lực để trợ giúp TC giải quyết vấn đề của mình. Và thực hiện kế hoạch theo đúng mục tiêu và hoạt động đã đặt ra. - Những mục tiêu đã được thực hiện: + Mục tiêu 1: Hỗ trợ thân chủ lấy lại cân bằng tâm lý. Đây là một trong những mục tiêu trọng tâm, là tiền đề để giải quyết các vấn đề tiếp theo. Theo kế hoạch, NVXH đã sử dụng các kỹ năng chuyên môn để trợ giúp thân chủ thực hiện mục tiêu này. Do đây là mục tiêu khá quan trọng, nên NVXH đã thường xuyên, trực tiếp tới gặp gỡ thân chủ để trò chuyện, giúp thân chủ cởi mở và có định hướng để giải tỏa tâm lý của bản thân. NVXH đã thực hiện 2 buổi tham vấn với thân chủ. Trong 2 buổi này, đã đạt được những kết quả nhất định đó là: Thân chủ đã cởi mở chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của bản thân. Thông qua việc tham vấn NVXH đã giúp thân chủ có tinh thần lạc quan hơn, và ông sẽ suy ngẫm những biện pháp để tự mình giải thoát những suy nghĩ tiêu cực của bản thân và giải tỏa mâu thuẫn căng thẳng trong gia đình. Đây là những suy nghĩ, tích cực mà thân chủ chưa từng nghĩ đến. Đây có thể coi là 1 trong những thành công của mục tiêu, NVXH cùng thân chủ đã hoàn thành 1 trong những mục tiêu của kế hoạch. 17 + Mục tiêu 4: Hỗ trợ giải quyết việc làm Vấn đề việc làm là 1 trong những nhu cầu quan trọng mà các thành viên trong gia đình cũng như thân chủ muốn hướng tới. NVXH đã tiếp cận với chuyên viên phụ trách lĩnh vực việc làm và lao động của phòng LĐ-TB&XH thành phố Cẩm Phả để vận động sự giúp đỡ trực tiếp từ nguồn lực này. Qua quá trình trao đổi thông tin về hoàn cảnh gia đình, nhu cầu của anh A và thân chủ. Chuyên viên của phòng đã đồng ý trợ giúp anh A là con trai lớn của TC, tìm kiếm việc làm, thông qua việc chuyên viên sẽ trực tiếp huy động sự giúp đỡ của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, về phía thân chủ thì chuyên viên phòng còn xem xét và cân nhắc. Mặc dù, kế hoạch là trợ giúp hai bố con thân chủ tìm kiếm việc làm, cụ thể là anh A tìm được công việc có thu nhập và có việc làm, còn thân chủ tìm công việc nhẹ nhàng có thể làm tại gia đình. Nhưng theo đánh giá của chuyên viên phòng LĐ-TB&XH là không nên để chủ làm việc vì lý do sức khỏe. Vì vậy, mục tiêu hỗ trợ việc làm cho thân chủ chưa đạt kết quả tốt. + Mục tiêu 5: Chia tay thân chủ và chuyển giao ca. Qua một quá trình thực hiện quy trình công tác xã hội cá nhân, trợ giúp thân chủ giải quyết kế hoạch. Đến buổi làm việc cuối cùng, thân chủ đã cởi mở chia sẻ tất cả mọi suy nghĩ, về quá trình trợ giúp của NVXH. Do một số mục tiêu chưa được thực hiện, và kết quả chưa được nhìn nhận. Nên nhân viên XH chuyển giao ca cho bác tổ trưởng, nơi thân chủ đang sinh sống. * Mục tiêu chưa được thực hiện: + Mục tiêu 1: Hỗ trợ bà T, vợ của thân chủ giải tỏa áp lực cuộc sống. Mặc dù NVXH, đã trực tiếp tới gặp bà T, có sự trợ giúp của cán bộ Hội Phụ nữ nhưng bà T từ chối sự hợp tác, bà cho rằng NVXH chưa đủ trình độ và kinh nghiệm sống nên không đủ khả năng trợ giúp bà. Bà phủ nhận mọi thông tin về thân chủ mà NVXH cung cấp. Vì vậy, NVXH chỉ cung cấp cuốn sổ nhật ký mà thân chủ đã chia sẻ mọi suy nghĩ, hành vi, cảm xúc về cuộc sống, cho bà T. Với hy vọng, bà T sẽ đọc và suy ngẫm về những dòng tâm sự đó, để sau này bà có thể thay đổi suy nghĩ của bản thân về gia đình của mình. 18 Do bà T từ chối sự trợ giúp của NVXH, nên NVXH đã nhờ sự giúp đỡ của Hội Phụ nữ để nhìn nhận sự thay đổi của bà T sau khi đọc cuốn sổ. Hoặc hội sẽ thường xuyên động viên, quan tâm, gặp gỡ bà T để bà có thể giải tỏa áp lực cuộc sống với các thành viên trong hội. + Mục tiêu 2: Hỗ trợ giải quyết mâu thuẫn của vợ chồng thân chủ. Do vợ thân chủ không đồng ý để NVXH trợ giúp giải tỏa tâm lý, nên bà cũng không thể tham gia vào mục tiêu này. Ngược lại, do thân chủ đã có suy nghĩ tích cực và chủ động thay đổi bản thân, tìm cách giải quyết mâu thuẫn đang tồn tại trong gia đình. Nên mục tiêu này sẽ do thân chủ tự giải quyết mà không có sự giúp đỡ của NVXH. Tuy nhiên, với trách nhiệm của mình, NVXH cùng người tổ trưởng sẽ theo dõi sự thay đổi và hướng giải quyết của thân chủ. Như vậy, NVXH đã trợ giúp thân chủ thực hiện mục tiêu trợ giúp thân chủ cân bằng tâm lý và mục tiêu hỗ trợ việc làm. Tuy nhiên, mục tiêu hỗ trợ thân chủ giải quyết mâu thuẫn và giải tỏa áp lực tâm lý cho người vợ thân chủ, chưa được NVXH thực hiện thành công. 2.2.5. Giai đoạn 6: Lượng giá và chuyển giao ca a. Lượng giá * Đối với thân chủ - Mặt tích cực + Sau khi làm việc với NVXH, thân chủ vượt qua những khó khăn về vấn đề tâm lý. Với việc thực hiện các hoạt động trợ giúp, NVXH đã trợ giúp TC có những suy nghĩ tích cực, tinh thần lạc quan, có thêm niềm tin vào cuộc sống. Đặc biệt thân chủ đã chủ động thay đổi suy nghĩ của bản thân và tự mình tìm cách giải quyết mâu thuẫn của gia đình + Đồng thời, một số vấn đề liên quan trực tiếp tới vấn đề của thân chủ cũng đã được hỗ trợ giải quyết như vấn đề việc làm, tham vấn hỗ trợ tâm lý cho một số thành viên liên quan… cũng đạt được kết quả tích cực. - Mặt hạn chế Do những yếu tố chủ quan, nên không hoàn thiện kế hoạch theo đúng mục tiêu đặt ra, về việc hỗ trợ bà T giải tỏa tâm lý và giải quyết mâu thuẫn đang tồn tại trong gia đình thân chủ. 19 * Đối với nhân viên công tác xã hội - Những mặt tích cực + NVCTXH đã biết vận dụng kiến thức chuyên ngành Công tác xã hội vào quá trình trợ giúp thân chủ như: Tham vấn, tâm lý, kiến thức về công tác xã hội cá nhân… góp phần xác định và phân tích vấn đề một cách chính xác nhất. Từ đó, hỗ trợ thân chủ cách thức giải quyết vấn đề phù hợp. + Trong các buổi làm việc với thân chủ, NVCTXH đã biết áp dụng kỹ năng, kỹ thuật của nghề để hỗ trợ thân chủ, như: kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng quan sát, kỹ năng tham vấn,… NVCTXH đã sử dụng khá hiệu quả kỹ năng lắng nghe, kỹ năng ghi chép và xử lý thông tin, kỹ năng quan sát,… Tất cả các kỹ năng đã được vận dụng trong tất cả các bước của tiến trình trợ giúp thân chủ. + Bên cạnh đó, qua quá trình trợ giúp cá nhân NVCTXH có thêm cơ hội để trau dồi, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt NVCTXH củng cố về đạo đức và nguyên tắc của nghề Công tác xã hội nói chung và công tác xã hội cá nhân nói riêng. + Đối với ca cá nhân này, NVCTXH đã xác định vấn đề và hỗ trợ cho đối tượng giải quyết một phần vấn đề của mình, đó là hỗ trợ thân chủ có được trạng thái tâm lý cân bằng, suy nghĩ lạc quan hơn về cuộc sống. - Mặt tiêu cực. + Việc vận dụng kỹ năng vào thực tế hơi khó, và do chưa có nhiều kinh nghiễm thực tiễn. Nên trong quá trình làm việc còn lúng túng, thiếu bình tĩnh, đôi khi vận dụng kỹ năng không phù hợp với bối cảnh… + NVCTXH tự nhận thấy do thời gian hạn chế và có một số vấn đề của đối tượng chưa được giải quyết dứt điểm. b. Kết thúc và chuyển giao ca - Nhân viên xã hội và đối tượng trao đổi để chia tay và chuẩn bị về mặt tâm lý cho đối tượng chuẩn bị tâm thế cho tương lai. - Do thời gian hạn chế, nên NVCTXH chuyển giao ca cho bác tổ trưởng nơi thân chủ đang sinh sống. NVCTXH có trách nhiệm bàn giao toàn bộ hồ sơ, và kết quả trợ giúp thân chủ đã được thực hiện cho tổ trưởng. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan