Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Ngân hàng - Tín dụng Tiểu luận môn kinh tế vĩ mô...

Tài liệu Tiểu luận môn kinh tế vĩ mô

.DOCX
8
107
68

Mô tả:

Bộ ba bất khả thi
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ TÌM HIỂU VỀ BỘ BA BẤT KHẢ THI VÀ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM. 1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội cho nền kinh tế của đất nước, nhưng mặt khác cũng gặp những thách thức lớn trong việc điều hành chính sách vĩ mô. Một trong những khó khăn ấy là “Bộ ba bất khả thi”. Trên quan điểm của Bộ ba bất khả thi, một quốc gia chỉ có thể đạt được hai điều sau tại bất kỳ thời gian nhất định: Một tài khoản vốn mở, tỷ giá hối đoái cố định, và một chính sách tiền tệ độc lập. Đây thật sự là một thách thức với nền kinh tế mới nổi như Việt Nam, khi việc hội nhập ngày càng mạnh mẽ, nước ta buộc phải để luồng vốn chu chuyển tự do nhằm phục vụ nhu cầu thu hút vốn để phát triển, tuy nhiên nước ta cũng muốn thực thi chính sách tỷ giá cố định nhằm đảm bảo chính sách ngoại thương. Hai điều trên chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc thực thi chính sách tiền tệ độc lập. Trước thực tế này, em muốn tìm hiểu về lý thuyết “bộ ba bất khả thi” và quan điểm cá nhân về tác động của “bộ ba bất khả thi” đối với nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, em chọn đề tài “Tìm hiểu về bộ ba bất khả thi và các tác động đến Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Tìm hiểu về lý thuyết bộ ba bất khả thi và các tác động đến Việt Nam 1 Mục tiêu cụ thể: - Tìm hiểu về lý thuyết bộ ba bất khả thi. - Xem xét các tác động của lý thuyết bộ ba bất khả - thi đối với nền kinh tế Việt Nam. Đưa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục các ảnh hưởng tiêu cực của lý thuyết này nếu có. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: - Lý thuyết bộ ba bất khả thi. - Tình hình kinh tế của Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: thông tin được thu thập và tổng - hợp ở Việt Nam. Về thời gian: các số liệu được thu thập trong giai - đoạn 2010 – 2013. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu thứ cấp bằng phương tiện internet, trên các trang báo - điện tử uy tín và đáng tin cậy. Phương pháp phân tích: phương pháp thống kê mô tả. Đây là phương pháp thu thập thông tin, số liệu để nhằm đánh giá tổng quát đặc trưng về một mặt nào đó của tổng thể cần nghiên cứu. Trong phạm vi tiểu luận này, phương pháp này được sử dụng để trình bày về tình hình dòng vốn vay từ nước ngoài - của Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2013. Phương pháp so sánh: dùng để đánh giá các chỉ tiêu kinh tế Việt Nam qua các năm thay đổi như thế nào khi chịu sự tác động của bộ ba bất khả thi. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Lý thuyết về bộ ba bất khả thi 2.1.1 Ba nhân tố của lý thuyết bộ ba bất khả thi 2 Bộ ba bất khả thi là một trong những lý thuyết rất quan trọng của tài chính quốc tế, được phát triển dựa trên những ý tưởng của Robert Mundell và Marcus Fleming vào thập niên 1960. Theo lý thuyết bộ ba bất khả thi, một quốc gia không thể đồng thời đạt được cả ba mục tiêu: chính sách tiền tệ độc lập, tỷ giá cố định, hội nhập tài chính hoàn toàn. (Đinh Thị Thu Hồng, 2012). Hình 1 minh họa nguyên tắc hoạt động của bộ ba bất khả thi. Mỗi cạnh thể hiện cho các mục tiêu tốt nhất, lần lượt là: chính sách tiền tệ độc lập, ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính hoàn toàn. Đối nghịch với mỗi cạnh (hay mỗi mục tiêu) là các công cụ chính sách tại các đỉnh. Mục tiêu hội nhập tài chính đối ngược với đỉnh kiểm soát vốn, mục tiêu ổn định tỷ giá đối ngược với đỉnh thả nổi hoàn toàn, mục tiêu chính sách tiền tệ độc lập đối ngược với đỉnh liên minh tiền tệ. Bất kỳ cặp mục tiêu nào cũng có thể đạt được bởi một đỉnh nằm giữa và một quốc gia hoàn toàn không khả thi để đạt được đồng thời cả ba mục tiêu. Cụ thể: - Ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính được kết hợp bằng cách lựa chọn chế độ tỷ giá cố định nhưng phải từ bỏ độc lập tiền tệ. Điều này có nghĩa chính phủ đã mất đi một công cụ để điều chỉnh lãi suất trong nước độc lập với lãi suất nước ngoài. - Độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính được kết hợp bằng cách lựa chọn chế độ tỷ giá thả nổi. Với lựa chọn này, chính phủ (NHTƯ) được 3 quyền tự do ấn định lãi suất nhưng đổi lại tỷ giá phải vận hành theo những nguyên tắc của thị trường. - Ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ được kết hợp bằng cách lựa chọn thị trường vốn đóng hay chính phủ phải thiết lập kiểm soát vốn hoàn toàn. Khi có kiểm soát vốn, mối liên hệ giữa lãi suất và tỷ giá sẽ bị phá vỡ. 2.1.2 Thước đo của lý thuyết bộ ba bất khả thi Để đo lường từng mục tiêu chính sách trong bộ ba bất khả thi, Chinn và Ito (2008) đã phát triển 3 thước đo để đánh giá mức độ độc lập tiền tệ (MI), ổn định tỷ giá (ERS) và hội nhập tài chính (KAOPEN). Độc lập tiền tệ (MI): Mức độ độc lập tiền tệ được đo lường bằng hàm nghịch đảo của mức tương quan hằng năm của lãi suất hàng tháng giữa quốc gia sở tại và quốc gia cơ sở. Chỉ số mức độ độc lập tiền tệ được xác định bằng công thức: corr i i , i j  – −1 MI = 1 – 1−−1 Trong đó: i: quốc gia sở tại, j: quốc gia cơ sở. Theo đó, MI sẽ nhận các giá trị [0,1]. Giá trị càng lớn có nghĩa là chính sách tiền tệ càng độc lập hơn. Ổn định tỷ giá (ERS): Độ ổn định tỷ giá chính là độ lệch chuẩn của tỷ giá, được tính theo năm dựa trên dữ liệu tỷ giá mỗi tháng giữa quốc gia sở tại và quốc gia cơ sở. Độ ổn định tỷ giá nằm giữa giá trị 1 và 0, càng tiến về 1 tỷ giá càng ổn định. ERS = 0,01 0,01 stdev  ∆ log exchrate   Cách đo lường độ ổn định tỷ giá như trên sẽ giúp chúng ta xác định được mức độ ổn định của tỷ giá trên thực tế mà một quốc gia đang áp dụng chứ không phải dựa trên chính sách tỷ giá mà quốc gia đó tuyên bố. 4 Hội nhập tài chính (KAOPEN). Trong các chỉ số đo lường bộ ba bất khả thi, khó nhất là đo lường mức độ hội nhập tài chính, tức là đo lường mức độ mà một quốc gia tiến hành kiểm soát vốn. Tuy nhiên, việc đo lường mức độ kiểm soát vốn rất phức tạp vì rất khó để có thể nhận diện và lượng hóa tất cả những hình thức kiểm soát vốn trong thực tế. Chẳng hạn có quốc gia tuy tuyên bố mở cửa thị trường vốn bằng những chính sách khá thông thoáng nhưng trong thực tế lại kiểm soát vốn bằng những biện pháp gián tiếp khác. Chỉ số độ mở tài khoản vốn được nhắc tới nhiều nhất hiện nay chính là KAOPEN. KAOPEN dựa trên thông tin trong báo cáo hàng năm về cơ chế tỷ giá và những hạn chế ngoại hối do IMF phát hành (Annual Report on Exchange Arrangements and Exchange Restrictions - AREAER). Do đó, KAOPEN chỉ cho thấy một quốc gia về mặt pháp lý (de jure) có tiến hành các chính sách kiểm soát vốn hay không. Chỉ số KAOPEN cũng biến thiên giữa 0 và 1. Giá trị càng cao của chỉ số này cho thấy quốc gia mở cửa hơn với những giao dịch vốn xuyên quốc gia. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thu hút dòng vốn ngoại và chính sách kiểm soát vốn tại Việt nam Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Do sự lan rộng và ảnh hưởng ngày càng lớn của khủng hoảng kinh tế thế giới nên từ năm 2009 đến 2011, vốn đăng ký FDI giảm dần từ 23,1 tỷ USD xuống còn 15,6 tỷ USD, trung bình mỗi năm giảm khoảng 4 tỷ USD. Song quy mô FDI vẫn lớn hơn nhiều so với giai đoạn trước khi gia nhập WTO. Từ 2012 đến nay, cùng với sự phục hồi của kinh tế thế giới, vốn FDI bắt đầu có xu hướng tăng trở lại, tăng nhẹ lên 16,2 tỷ USD năm 2012 và đặc biệt trong năm 2013, FDI đăng ký đạt 21,6 tỷ USD, vốn giải ngân đạt 11,5 tỷ USD. 5 Hình 2. Biểu đồ tổng quan FDI tại Việt Nam Nguồn: Tổng cục Thống kê Thành quả của việc thu hút vốn FDI ở nước ta do tác động chủ yếu của các nhân tố chủ quan, liên quan đến việc tận dụng thời cơ và tạo lập môi trường đầu tư đủ đảm bảo lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút các nguồn vốn quốc tế. Chính Phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương cải thiện môi trường đầu tư, tạo lập cơ sở pháp lý bình đẳng trong kinh doanh cho mọi loại hình doanh nghiệp, coi trọng hơn việc cải tiến công tác quản lý nhà nước và cải cách thủ tục hành chính trong các hoạt động kinh tế, chủ động trong hoạt động xúc tiến đầu tư. Dòng viện trợ và vốn vay của Chính Phủ (ODA). Nguồn vốn ODA đã mang lại cho đất nước và người dân nhiều công trình kinh tế và phúc lợi xã hội quan trọng (đường bộ, cảng biển, nhà máy điện, giao thông nông thôn, bệnh viện, trường học…). Tổng vốn ODA ký kết trong các điều ước quốc tế cụ thể từ năm 1993 đến 2012 đạt trên 58,4 6 tỷ USD, chiếm 71,69% tổng vốn ODA cam kết, trong đó vốn vay ưu đãi đạt 51,6 tỷ USD và chiếm khoảng 88,4%, vốn ODA không hoàn lại đạt 6,76 tỷ USD và chiếm khoảng 11,6%. Trong hai thập kỷ qua, tổng nguồn vốn ODA giải ngân đạt 37,59 tỷ USD, chiếm trên 66,92% tổng vốn ODA ký kết. Hình 3. Biểu đổ cam kết, ký kết, giải ngân vốn ODA giai đoạn 1993 - 2012 Nguồn: Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Có thể thấy mức giải ngân vốn ODA đã có tiến bộ qua các năm song chưa tương xứng với mức cam kết. Riêng 2 năm trở lại đây, nhờ quyết tâm cao của Chính phủ, nỗ lực của các ngành, các cấp và nhà tài trợ, giải ngân của một số nhà tài trợ quy mô lớn (Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới - WB) đã có tiến bộ vượt bậc. Tỷ lệ giải ngân vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam năm 2011 đứng thứ nhì và năm 2012 đứng thứ nhất thế giới, tỷ lệ giải ngân của WB tại Việt Nam tăng từ 13% năm 2011 lên 19% năm 2012. Một số biện pháp kiểm soát vốn ở Việt Nam. 7 Mặc dù chưa có chiến lược dài hạn về kiểm soát dòng vốn nhưng cho đến thời điểm này thì Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đang cố gắng thực hiện và điều chỉnh để kiểm soát nguồn vốn nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng và đối phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Một số giải pháp được đưa ra như sau: - Thực hiện cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân - sách nhà nước. Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, sử dụng tiết kiệm năng lượng. - Tăng cường bảo đảm an sinh xã hội. - Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền. 3.2 Chính sách tiền tệ và điều hành tỷ giá hối đoái CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan