Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận môi trường và con người...

Tài liệu Tiểu luận môi trường và con người

.DOC
23
153
121

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN NƯỚC MỤC LỤC I. II. Lời mở đầu Phân loại tài nguyên nước 1. Nước mặt 1.1.Tiềm năng 1.2. Hạn chế 1.3.Hiện trạng 2. Nước ngầm 2.1.Tiềm năng 2.2.Hiện trạng 3. Nước mưa 3.1.Tiềm năng 3.2.Hiện trạng 4. Nước mặn 4.1.Tiềm năng và phát triển kinh tế biển 4.2.Hiện trạng III. Kết luận chung III. I. Lời mở đầu Nước là tài nguyên đặc biệt, vừa hữu hạn lại vừa vô hạn lại có ý nghĩa quyết định tới sự sống và phát triển kinh tế- xã hội. - Nước là chất cơ bản, cái nôi của sự sống, là môi trường chất chứa khả năng hấp thụ chuyển hóa vô cùng tinh vi giúp sinh động thực vật tồn tại, phát triển và đào thải liên tục. - Nước quan trọng trong đời sống thực vật. Tục ngữ ta có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” chứng tỏ tầm quan trọng của nước. Nước hoà tan các dưỡng liệu trong đất thì rễ cây mới hút được để chuyển tải lên các bộ phận hoa lá trong cây. Không có nước thì không có sự quang hợp tạo ra các hydrat cacbon. Để làm ra 1 kg chất khô, cây bắp cần 350 lít nước, khoai tây cần 575 lít, lúa cần trên 2000 lít v.v. - Nước cũng quan trọng trong đời sống động vật. Cũng như trong thực vật, nước giúp cho sự luân lưu, cho sự trao đổi chất: 60 đến 70% trong cơ thể con người là nước nên khát nước dễ chết hơn khát ăn. - Nước cũng cần cho các hoạt động kỹ nghệ: sản xuất thép, sản xuất chip điện tử, sản xuất tơ nhân tạo cũng cần nhiều nước và dĩ nhiên sản xuất bia, nước Coca, nước ngọt là từ nước. Trong bữa cơm người Việt, phải có tô canh, có nước chấm dùng để chấm làm gia vị trong bữa ăn. Sau bữa cơm, phải uống nước trà nóng. - Nước cũng ảnh hưởng đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết như mưa, tuyết, bão. Năng lượng mặt trời sưởi ấm không đồng đều các đại dương đã tạo nên các dòng hải lưu như dòng Gulf Stream vận chuyển nước ấm từ vùng nóng đến Bắc Đại Tây Dương làm khí hậu các xứ Bắc Âu ấm áp hơn. II. Phân loại tài nguyên nước TÀI NGUYÊN NƯỚC NƯỚC MẶT NƯỚC MƯA NƯỚC NGẦM NƯỚC BIỂN 1. Nước mặt (surface water) -Nước mặt có trên các sông, suối, hồ ao, kinh rạch ..Nước sông, suối, hồ, ao được sử dụng trong nhiều đối tượng khác nhau như phục vụ sinh hoạt (nấu cơm, tắm rửa, giặt), phục vụ nông nghiệp (tưới cây, nuôi cá, chăn nuôi), phục vụ kỷ nghệ (các công nghệ chế biến, sản xuất giấy, thuộc da, phân bón..) Nước cứng (hard water) là nước chứa nhiều ion Calci và magnesi. Khi đun nước loại này thường bị đóng váng vôi, tức là một kết tủa cacbonat calci. Nước ‘mềm’ là nước không có nhiều chất Calci và magnesi. -Nước cứng cũng không dùng để pha chế thuốc vì có thể gây kết tủa làm thay đổi thành phần của thuốc. Khi dùng nước cứng nấu thì rau, thịt khó chín; làm mất vị của nước chè. Giặt bằng nước cứng tốn xà phòng do Ca2+ làm kết tủa gốc axit trong xà phòng và làm xà phòng không lên bọt. Nhiều công nghệ hoá học đòi hỏi nước có độ cứng nhỏ do đó nếu n ước chứa nhiều Calci và magnesi thì phải làm mềm nước cứng bằng cách cho kết tủa các chất Ca và Mg với sođa (Na2CO3) hoặc tách chúng bằng nhựa trao đổi ion (ion exchange resin). Trong nhựa trao đổi ion, những hạt mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau như các cation sẽ hút các ion âm tức anion và ngược lại. 1.1. Tiềm năng Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, có nguồn nước trên mặt phong phú điều đó thể h- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, trung bình khoảng 0.5 – 1,0 km/km2. Cả nước có 2360 con sông chiều dài từ 10 km trở lên. Mạng lưới sông ngòi tỉnh Quảng Ngãi Mạng lưới sông ngòi phía Nam - Sông ngòi nước ta thường tập trung thành các hệ thông sông lớn như hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Đồng Nai, hệ thống sông Cửu Long… - Sông ngòi nước ta có lưu lượng nước lớn: 26.600m 3/s, xấp xỉ 839 tỉ m3/năm. Sông Hồng Sông Cửu Long - Hệ số dòng chảy cao: trung bình 301/s/km 2. Nhưng phân bố không đều, tốc độ dòng chảy có thể lên tới 751/s/km 2, nơi mưa ít thì xuống thấp dưới 101/s/km2. - Mạng lưới thủy văn dày đặc với nhiều sông suối, kênh mương ảnh hưởng rõ rệt tới phân bố giao thông và tưới tiêu. -Sông ngòi nước ta có trữ lượng thủy năng lớn như sông Hồng, sông Đà, sông Đồng Nai… - Về tính chất hóa học: nước sạch, độ khoáng thấp và ít biến đổi, khoảng 1mg/l, độ pH trung tính, hàm lượng chất hữu cơ thấp. - Tổng lượng nước bình quân đầu người lớn. Chỉ cần khai thác từ 10 -> 15% trữ lượng nước nói trên đảm bảo nhu cầu sản xuất – sinh hoạt của người dân. Nước trong nông nghiệp Nước trong sinh hoạt 1.2. Hạn chế: Lượng nước biến đổi khá rõ trong năm theo 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn, mùa khô và mùa mưa. Lưu lượng nước mùa lũ chiếm 80 % tổng lượng nước trong năm, còn lưu lượng mùa kiệt chỉ chiếm 20% Mùa lũ Mùa cạn - Tài nguyên nước ở nước ta phân bố không đều TÀI NGUYÊN NƯỚC THEO LÃNH THỔ Vùng Lượng mưa Tổng lượng Tổng lượng Lượng nước (mm/năm) dòng chảy dòng chảy trên người 3 3 3 mặt(km ) ngầm(km ) (m ) TD-NM Bắc Bộ ĐB.sông Hồng Bắc Trung Bộ DH.Nam Trung Bộ 1200-1500 93,0 15,0 4400 1800-2000 9,6 40,0 1000 1200-5000 69,0 22,0 9,3 1900-3000 8,7 19,0 1800 Tây Nguyên 2000-2800 50,0 19,0 48,6 N.Lâm Đồng 1600-2800 12,0 6,0 1300 ĐB.sông Cửu Long 108,4 33,4 1400 1600-28000 1.3. Hiện trạng: -Theo thống kê chưa đầy đủ trên phạm vi toàn quốc lượng nước đã khai thác là 3.557 triệu m3/ngày phục vụ cho nhu cầu ăn uống - sinh hoạt, sản xuất, dịch vụ. - Nước ta đã xây dựng được 833 hồ chứa, 945 đập, trên 2300 trạm bơm với công xuất tưới 3.4 triệu ha, tiêu trên 2.2 triêu ha Đập Hòa Bình Đập Sông La -Thủy chế thất thường, sự chênh lệch quá lớn giữa lưu lượng nước mùa cạn và mùa lũ. - Trên các lưu vực sông thường xảy ra lũ lớn như sông Hồng, sông Cửu Long. - Hệ thống sông ngòi phân bố không đông đều dẫn tới hiện tượng thiếu nước trầm trọng ở một số khu vực. - Cùng với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và sức tăng của dân số đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. 2. Nước Ngầm: (groundwater) Nước từ các nguồn nước mưa, sông, rạch, ao, hồ.. một phần thấm vào đất, nhưng không thể ngấm qua tầng đá dưới sâu nên nước tập trung nhiều ở tầng nước dưới đất . Đào giếng chính là để khai thác nước dưới đất dùng trong sinh hoạt. Ngoài ra, nông dân cũng đào giếng, khoan giếng sâu để lấy nước ngọt tưới rau màu, pha loãng với nước mặn để nuôi tôm v.v. Chính vì vậy mà hiện nay mực nước ngầm hạ xuống quá sâu kéo theo một số hậu quả: mặt đất sụt lún xuống, nước mặn xâm nhập vào túi nước ngầm. Ngoài ra, phẩm chất nước ngầm cũng bị ô nhiễm do các chất ô nhiễm trên mặt đất trôi chảy xuống: nitrat, phenol, thuốc trừ sâu, phân hoá học. 2.1. Tiềm năng: - Nước ta có trữ lượng nước ngầm khá lớn và chất lượng tốt. Trữ lượng được thăm dò là 3,3 tỉ m3/ năm - Các phức hệ có khả năng khai thác là: + Phức hệ trầm tích ở ĐB s.Hồng, ĐB s.Cửu Long. + Phức hệ trầm tích các bon ở Đông Bắc, Tây Bắc… + Phức hệ phun trào badan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. 2.2. Hiện trạng: Theo thống kê chưa đầy đủ trên phạm vi toàn quốc lượng nước đã khai thác là 6,454 triệu m3/ngày phục vụ cho nhu cầu ăn uống - sinh hoạt, sản xuất, dịch vụ (nước dưới đất chiếm 45% ) - Nguồn ngầm ở nước nước ta lại phân bố không đồng đều: + vùng ĐB, nước ngầm ở độ sâu từ 1-> 200m có thể đạt tới 10 triệu m3/năm. + vùng đồi núi, nước ngầm nằm sâu từ 10->150m. + vùng núi đá vôi, mực nước ngầm có thể nằm ở độ sâu >100m. Đặc biệt là những túi nước nằm ở độ sâu >1000m, thường cứng và có nhiều canxi. - Ở vùng ven biển , nước ngầm thường bị nhiễm mặn. Ở ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long,nước ngầm có hàm lượng Fe và độ axit cao. - Nguồn nước ngầm mới chủ yếu ở giai đoạn thăm dò. 3. Nước mưa: Quá trình tạo thành mưa Có những vùng mưa nhiều, đặc biệt các vùng có khí hậu xích đới. Sau đây liệt kê vài xứ có lượng mưa nhiều nhất thế giới: Colombia (Trung Mỹ), Liberia (Phi châu), Myanmar tức Miến Điện (Á châu), Papua New Guinea, Bangladesh (Á châu) có lượng mưa trung bình hàng năm trên dưới 4000 mm. Nhưng cũng có những xứ ít mưa như Iran, Afghanistan, các xứ Arập ở Trung Đông. Lục địa Úc châu khô hạn chỉ 800 mm mưa mỗi năm. 3.1.Tiềm năng Vùng Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, vì nằm vùng khí hậu gió mùa nên lượng mưa trung bình hàng năm khá cao: 1800 mm. Tuy nhiên cũng có những vùng khuất gió thì mưa ít hơn như đồng bằng 3 Phan: Phan Rang, Phan Rí, Phan Thiết. 3.2.Hiện trạng Ngoài ra, nước mưa không rãi đều trong năm vì chỉ tập trung vào các tháng mưa còn mùa kia thì nhiều nơi không có tí mưa, thêm vào gió Lào khô ráo, khiến nhiều vùng thiếu nước. 4.Nước mặn: Nước mặn ngoài biển có hàm lượng muối trung bình là 35gram cho mỗi kg nước biển (3,5%) và gồm 6 chất: sodium (Na+), chlorua (Cl-), sunfat (SO4 2-), magnesium (Mg 2+), calcium (Ca2+) và potat (K+). Tỷ trọng nước biển là 1,025 g/millilit, nghĩa là nặng hơn nước thường. Tuy hàm lượng muối trung bình là 3.5% ( 35 gram/lit ) nhưng ở các cửa sông, nơi có sự hoà lẫn giữa nước ngọt và nước mặn, còn gọi là vùng giáp nước thì nồng độ muối giảm nhiều: ta gọi đó là nước lợ. (brackish water). Nước lợ chứa từ 1 đến 10 gram muối trong mỗi lít và các loại muối trong nước lợ có những chất như CaSO4, MgCO3, NaCl tùy các vùng đất nước chảy qua 4.1.Tiềm năng và phát triển kinh tế vùng nước mặn -Bãi biển Việt Nam, hay để liệt kê một cách chính xác hơn là các bãi tắm có thể đã, đang và sẽ phục vụ du lịch dọc bờ biển Việt Nam, là một hệ thống gồm nhiều bãi nằm trải dài từ Bắc vào Nam. Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.400 km *Theo kết quả thăm dò khảo cho thấy tiềm năng của nước tuy không sát đến nay tài nguyên biển ta được coi là vào loại giàu có của thế giới, nhưng cũng rất đáng kể và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với phát triển đất nước. Đó là các nguồn tài nguyên biển có ý nghĩa chiến lược sau: -Dầu khí: Việt Nam nằm trong khu vực có tiềm năng dầu khí không nhỏ. Nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí đã được xác định trong đó có bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn có trữ lượng lớn nhất, điều kiện khai thác lại thuận lợi, trữ lượng đánh giá khoảng 3-4 tỷ m3 dầu quy đổi, trong đó 0,9 - 1,2 tỷ m3 dầu và 2.100 - 2.800 tỷ m3 khí, phần lớn tập trung ở vùng nước sâu xa bờ -Cảng và vận tải biển:Nước ta có trên 3.260 km bờ biển và có nhiều vị trí có thể xây dựng hệ thống cảng biển như: Của ông, Cái Lân, Nghi Sơn, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất, Vân Phong, Thị Vải... đủ điếu kiện cho hàng trăm triệu tấn hàng hóa thông quan mỗi năm, đồng thời đảm bảo cho ngành sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy và các ngành dịch vụ biển phát triển cả trong hiện tại và tương lai -Thủy sản:Trong số những lợi ích mà biển mang lại, kinh tế thủy sản chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, đan xen giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài theo một ý nghĩa đầy đủ của nó. Vì thủy sản là nguồn tài nguyên tái tạo và kinh tế thủy sản phát triển dựa trên nền tảng của các hệ sinh thái (HST), nên có thể khẳng đinh “còn biển, còn thủy sản" Số liệu thống kê cho thấy, trong vùng biển Việt Nam có khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu HST điển hình, thuộc 6 vùng đa dạng sinh học (ĐDSH) biển khác nhau. Đến nay đã xác định được 15 bãi cá lớn quan trọng, ngoài ra, còn có các bãi tôm quan trọng ở vùng biển gần bờ thuộc vịnh Bắc Bộ và biển Tây Nam Bộ. Ven biển có trên 37 vạn ha mặt nước lợ, thích hợp để nuôi các loại thủy sản xuất khẩu như: cá, tôm, cua, rong câu , . . Các HST biển - ven biển nước ta có năng suất sinh học cao và quyết đinh hầu như toàn bộ năng suất sơ cấp của toàn vùng biển. Tiềm năng nguồn lợi cá biển ước tính khoảng 3,1 - 4,2 triệu tấn, sản lượng khai thác bền vững khoảng 1,4 - 1,7 triệu tấn -Du lịch biển Dọc bờ biển và các hải đảo, nhiều nơi có tiềm năng bảo tồn thiên nhiên, và có hơn 125 bãi biển có thể phát triển du lịch, trong đó có trên 20 bãi biển đạt quy mô và tiêu chuẩn quốc tế như Trà Cổ, Bãi Cháy, Đố Sơn, Sầm Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Phú Quốc,... dọc bờ biển có các di tích lịch sử văn hóa như cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm,... Các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết nhau tạo thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như Vinh Hạ Long. Dọc ven biển hoặc nằm cách biển không xa còn có các trung tâm thương mại, các thành phố du lịch như Hạ Long, Hải Phòng, Đà Năng, Nha Trang, Vũng Tàu, .. -Khoáng sản khác: +Than đá phân bố dọc biển Hòn Gai - Cẩm Phả và kéo dài ra các đảo. Trữ lượng than đá ven biển Quảng Ninh khoảng 3 tỷ tấnThan nâu phân bố ở độ sâu từ 300 - 1000m thuộc đồng bằng sông Hồng và kéo dài ra biển với trữ lượng dự đoán hàng trăm tỷ tấn. Đây là nguồn năng lượng dự trữ rất lớn của đất nước +Than bùn phân bố rải rác dọc ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Năng, Cà Mau,... đặc biệt tập trung lớn ở U Minh với trữ lượng lên trên 100 triệu tấn +Mỏ và điểm quặng sắt có quy mô khác nhau ở vùng ven biển, trong đó quan trọng nhất là mỏ Thạch Khê với trữ lượng khoảng 580 triệu tấn, chiếm 65% trữ lượng quặng sắt của cả nước, hàm lượng quặng sắt đạt 60-65%, đảm bảo nguyên liệu cho cơ sở luyện kim quy mô lớn. +Sa khoáng titan phân bố rất phổ biến dọc bờ biển với trữ lượng dự đoán khoảng 13 triệu tấn, tập trung Ở Bình Ngọc, Sầm Sơn, Kỳ Anh, Cát Khánh và Hàm Tân +Cát thủy tinh là một trong những khoáng sản ven biển có tiềm năng lớn nhất với trữ lượng dự đoán hàng trăm tỷ tấn +Muối và các hóa chất biển chủ yếu là NaCl, là nguồn thực phẩm tối cần thiết trong cuộc sống và là nguyên liệu điều chế các hóa phẩm công nghiệp khác +Tài nguyên khác như đá vôi, đá xây dựng, đá ốp lát, cao lanh, nước khoáng, . . . phân bố rộng rãi ở vùng ven biển trên các đảo +Nguồn năng lượng Nước ta có thể thu được năng lượng từ sóng biển, dòng hải lưu, thủy triều để làm nguồn năng lượng phục vụ đời sống con người. Tuy nhiên, muốn khai thác được nguồn năng lượng này cần có vốn và kỹ thuật cao. Nguồn phát triển năng lượng sức gió, thủy triều và song rất có tiềm năng, nhưng do việc đầu tư của chúng ta còn hạn chế nên đến nay mới đang ở giai đoạn thử nghiệm và làm thí điểm 4.2.Hiện trạng Trong bối cảnh thế giới tiến mạnh ra biển ở thế kỷ 21 với các chiến lược biển (và đại dương) của những quốc gia đầy tham vọng thì quy mô phát triển kinh tế biển nước ta như hiện nay hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm năng và những giá trị mà biển sẽ đem lại cho dân tộc. Cho nên, muốn tiến ra biển phải chấp nhận đầu tư lớn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phải duy trì được tinh bền vững về mặt tài nguyên - môi trường. Đối với lĩnh vực kinh tế biển liên quan trực tiếp đến biển như chế biến sản phẩm dầu khí, chế biến thủy sản, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất muối biển công nghiệp, các dịch vụ kinh tế biển và ven biển (như thông tin, tim kiếm cứu nạn hàng hải, dịch vụ viễn thông công cộng biển trong nước và quốc tế, nghiên cứu khoa học - công nghệ biển, xuất khẩu thuyền viên,...) hiện mới bắt đầu được xây dựng và hình thành, quy mô còn nhỏ bé. Các nhà chiến lược cho rằng, biển là di sản của nhân loại, là nơi dự trữ cuối cùng của loài người nói chung và của dân tộc ta nói riêng về lương thực, thực phẩm và nguyên, nhiên liệu. Vì vậy, phải cân nhắc đến tính bền vững trong phát triển các kế hoạch và chính sách biển mà
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng