Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận lớp chuyên viên - Xử lý tình huống vi phạm quản lý nhà nước trong kinh...

Tài liệu Tiểu luận lớp chuyên viên - Xử lý tình huống vi phạm quản lý nhà nước trong kinh doanh điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đối với Ông Phạm Quang T ở Xã X, Huyện Y, Tỉnh Bạc Liêu

.DOC
24
6359
76

Mô tả:

Trò chơi điện tử là một trong những thú tiêu khiển để giải trí, giúp cho con người giảm áp lực trong cuộc sống…Hiện nay, cùng với sự phát triển và hội nhập thế giới, các ứng dụng về khoa học công nghệ ngày càng đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần của người dân, trò chơi điện tử cũng từ nhu cầu đó đã phát triển mạnh mẽ với nhiều nội dung và hình thức phong phú, đa dạng, thu hút ngày càng nhiều đối tượng tham gia. Đặc biệt, trò chơi điện tử rất hấp dẫn các em học sinh bởi nó làm cho các em có được nhiều trải nghiệm, nhiều khám phá, tạo sự hưng phấn, gây sự tò mò, tạo mối liên kết, mở rộng mối quan hệ và thoả mãn tính hiếu thắng khi chơi thắng một trò chơi nào đó. Điều này rất phù hợp với tâm lí tuổi mới lớn, ưa khám phá, thích thú trước những điều mới lạ. Bên cạnh những mặt tích cực mà trò chơi điện tử mang lại thì nó cũng tác động tiêu cực đến não, dẫn đến tình trạng nhiều học sinh trở nên bạo lực và có hành vi chống đối xã hội với tính chất cực kỳ nghiêm trọng; nhiều em trốn học, bỏ học, trộm cắp tiền bạc, thậm chí là giết người để có tiền chơi trò chơi điện tử (games); nhiều vụ án của học sinh thời gian qua cho thấy có sự ảnh hưởng của phim ảnh và trò chơi điện tử. Hiện nay, mặc dù được tuyên truyền và hiểu rõ tác hại của trò chơi điện tử đối với học sinh nhưng vì mục tiêu lợi nhuận, nhiều điểm kinh doanh trò chơi điện tử trên địa bàn Tỉnh Bạc Liêu vẫn luôn tìm nhiều cách để có thể đặt điểm kinh doanh của họ gần các trường học nhằm thu hút học sinh đến chơi; nhiều điểm kinh doanh không tuân thủ các quy định của pháp luật như: không có Giấy đăng ký kinh doanh, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động, hoạt động ngoài thời gian quy định, Giấy đăng ký thiếu thông tin,... Nhiều loại hình trò chơi điện tử đã có những chuyển biến phức tạp, đặc biệt qua môi trường internet. Các hình thức gian lận, cá cược, cờ bạc trá hình,…đang dần trở nên phổ biến và gây áp lực rất lớn đến công tác quản lý nhà nước. Chính vì các lý do trên mà trong thời gian qua các cấp chính quyền của tỉnh thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra nhằm chấn chỉnh các điểm kinh doanh trò chơi điện tử; đảm bảo kinh doanh đúng quy định; hạn chế các tệ nạn xảy ra; hạn chế tham nhũng, nhũng nhiễu của cán bộ công chức trong thực thi nhiệm vụ; góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân; tạo niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và các cơ quan Nhà nước. Qua kiểm tra đã hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Nhiều điểm kinh doanh từ trước khi có quy định khoảng cách tối thiểu cách trường học trên 200m hoặc trong quá trình kinh doanh thì nhà nước mở thêm đường, xây dựng trường mới nên vô tình các điểm kinh doanh này cách trường dưới 200m. Sau khi kiểm tra phần lớn họ đều tuân thủ quy định, tự động di dời điểm kinh doanh hoặc không kinh doanh nữa hoặc chuyển đổi hình thức kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số điểm kinh doanh trò chơi điện tử gần trường học, hoạt động ngoài thời gian quy định, gây nhiều bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, gây phản ứng trong nhân dân, tạo dư luận không tốt trong xã hội đối với loại hình trò chơi điện tử, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước, gây mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với cơ quan Nhà nước. Nguyên nhân là do cấp chính quyền cơ sở không đủ thẩm quyền xử phạt, do nể nang, do ngại va chạm, do sự manh động của người dân, do sai sót trong quá trình cấp giấy phép kinh doanh, sai sót trong thực thi nhiệm vụ của cán bộ công chức,…
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CHÂU VĂN ĐẶNG TỈNH BẠC LIÊU TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VI PHẠM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG KINH DOANH ĐIỂM CUNG CẤP DỊCH VỤ TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ CÔNG CỘNG ĐỐI VỚI ÔNG PHẠM QUANG T Ở XÃ X, HUYỆN Y, TỈNH BẠC LIÊU. Người thực hiện: LÊ HUY THUẦN Lớp: Bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên Khoá 34 năm 2016 Đơn vị công tác: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu Bạc Liêu, năm 2016 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1 PHẦN I: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG...............................................................................................3 PHẦN II: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG.....................................................5 PHẦN III: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ.....................................................7 PHẦN IV: XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.....10 4.1. Đề xuất phương án xử lý...............................................................................................10 4.2. Phân tích, đánh giá các phương án................................................................................11 4.3. Lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết tình huống...................................................15 PHẦN V: KẾ HOẠCH TỔ CHỨC PHƯƠNG ÁN ĐÃ ĐƯỢC LỰA CHỌN (PHƯƠNG ÁN IV).............................................................................................................................................16 PHẦN VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................18 6.1. Kết luận.........................................................................................................................18 6.2. Một số đề xuất, kiến nghị..............................................................................................18 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................21 Tiểu luận tình huống Lớp: Chuyên viên – K34 LỜI MỞ ĐẦU Trò chơi điê nê tử là mô êt trong những thú tiêu khiển để giải trí, giúp cho con người giảm áp lực trong cuô cê sống…Hiê nê nay, cùng với sự phát triển và hô iê nhâ pê thế giới, các ứng dụng về khoa học công nghê ê ngày càng đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần của người dân, trò chơi điê ên tử cũng từ nhu cầu đó đã phát triển mạnh mẽ với nhiều nô iê dung và hình thức phong phú, đa dạng, thu hút ngày càng nhiều đối tượng tham gia. Đặc biệt, trò chơi điện tử rất hấp dẫn các em học sinh bởi nó làm cho các em có được nhiều trải nghiệm, nhiều khám phá, tạo sự hưng phấn, gây sự tò mò, tạo mối liên kết, mở rộng mối quan hệ và thoả mãn tính hiếu thắng khi chơi thắng một trò chơi nào đó. Điều này rất phù hợp với tâm lí tuổi mới lớn, ưa khám phá, thích thú trước những điều mới lạ. Bên cạnh những mặt tích cực mà trò chơi điện tử mang lại thì nó cũng tác động tiêu cực đến não, dẫn đến tình trạng nhiều học sinh trở nên bạo lực và có hành vi chống đối xã hội với tính chất cực kỳ nghiêm trọng; nhiều em trốn học, bỏ học, trộm cắp tiền bạc, thậm chí là giết người để có tiền chơi trò chơi điện tử (games); nhiều vụ án của học sinh thời gian qua cho thấy có sự ảnh hưởng của phim ảnh và trò chơi điện tử. Hiện nay, mặc dù được tuyên truyền và hiểu rõ tác hại của trò chơi điện tử đối với học sinh nhưng vì mục tiêu lợi nhuận, nhiều điểm kinh doanh trò chơi điện tử trên địa bàn Tỉnh Bạc Liêu vẫn luôn tìm nhiều cách để có thể đặt điểm kinh doanh của họ gần các trường học nhằm thu hút học sinh đến chơi; nhiều điểm kinh doanh không tuân thủ các quy định của pháp luật như: không có Giấy đăng ký kinh doanh, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động, hoạt động ngoài thời gian quy định, Giấy đăng ký thiếu thông tin,... Nhiều loại hình trò chơi điện tử đã có những chuyển biến phức tạp, đặc biệt qua môi trường internet. Các hình thức gian lận, cá cược, cờ bạc trá hình,…đang dần trở nên phổ biến và gây áp lực rất lớn đến công tác quản lý nhà nước. Chính vì các lý do trên mà trong thời gian qua các cấp chính quyền của tỉnh thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra nhằm chấn chỉnh các điểm kinh doanh Lê Huy Thuần Trang 1 Tiểu luận tình huống Lớp: Chuyên viên – K34 trò chơi điện tử; đảm bảo kinh doanh đúng quy định; hạn chế các tệ nạn xảy ra; hạn chế tham nhũng, nhũng nhiễu của cán bộ công chức trong thực thi nhiệm vụ; góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân; tạo niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và các cơ quan Nhà nước. Qua kiểm tra đã hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Nhiều điểm kinh doanh từ trước khi có quy định khoảng cách tối thiểu cách trường học trên 200m hoặc trong quá trình kinh doanh thì nhà nước mở thêm đường, xây dựng trường mới nên vô tình các điểm kinh doanh này cách trường dưới 200m. Sau khi kiểm tra phần lớn họ đều tuân thủ quy định, tự động di dời điểm kinh doanh hoặc không kinh doanh nữa hoặc chuyển đổi hình thức kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số điểm kinh doanh trò chơi điện tử gần trường học, hoạt động ngoài thời gian quy định, gây nhiều bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, gây phản ứng trong nhân dân, tạo dư luận không tốt trong xã hội đối với loại hình trò chơi điện tử, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước, gây mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với cơ quan Nhà nước. Nguyên nhân là do cấp chính quyền cơ sở không đủ thẩm quyền xử phạt, do nể nang, do ngại va chạm, do sự manh động của người dân, do sai sót trong quá trình cấp giấy phép kinh doanh, sai sót trong thực thi nhiệm vụ của cán bộ công chức,… Đề tài “Xử lý tình huống vi phạm quản lý nhà nước trong kinh doanh điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đối với Ông Phạm Quang T ở Xã X, Huyện Y, Tỉnh Bạc Liêu” nhằm mục tiêu làm rõ hơn những bất cập của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực trò chơi điện tử (thông qua một tình huống cụ thể) để từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp; góp phần xử lý các tình huống tương tự một cách hiệu quả hơn; nâng cao vai trò của các cơ quan Nhà nước; đảm bảo ổn định xã hội; nâng cao ý thức pháp luật của người dân và tạo dựng niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, với Nhà nước ta. Lê Huy Thuần Trang 2 Tiểu luận tình huống Lớp: Chuyên viên – K34 PHẦN I: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG Ông Phạm Quang T, sinh năm 1954, thường trú tại Xã X, Huyện Y, Tỉnh Bạc Liêu. Ông T có 03 người con đều là cán bộ cấp tỉnh. Tháng 03 năm 2014, Ông T kinh doanh điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng tại nhà do ông làm chủ. Địa điểm kinh doanh của Ông Phạm Quang T khi đó cách trường trung học cơ sở (THCS) hơn 500m do nằm trong 1 con hẻm và phải đi đường vòng. Đến tháng 4 năm 2014, Nhà nước mở đường nhánh cắt ngang con hẻm nhà Ông T nên khoảng cách từ điểm kinh doanh của ông đến trường chưa đầy 100m. Từ khi mở thêm đường, nhiều em học sinh đã tranh thủ thời gian hoặc bỏ học đến chơi trò chơi điện tử tại điểm kinh doanh của Ông T; làm ảnh hưởng đến tình hình học tập của các em. Tháng 10 năm 2014, Hội cha mẹ học sinh và các thầy cô giáo trong trường đã viết đơn phản ánh đến UBND Xã X. Lãnh đạo UBND Xã X cử cán bộ đi kiểm tra, xác minh. Qua kiểm tra phát hiện thấy điểm kinh doanh của Ông Phạm Quang T có vi phạm nhưng vượt thẩm quyền của UBND Xã. Lãnh đạo UBND Xã X báo cáo vụ việc lên UBND Huyện Y. Lãnh đạo UBND Huyện Y đã chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin (cơ quan chủ trì) cùng với đội kiểm tra liên ngành của huyện tiến hành kiểm tra hành chính đối với điểm kinh doanh cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng do Ông Phạm Quang T làm chủ. Sau khi tiến hành kiểm tra điểm kinh doanh trò chơi điện tử công cộng của Ông T, cơ quan chức năng nhận thấy điểm kinh doanh của ông gần trường THCS và mở cửa từ 6 giờ sáng nên đã vi phạm quy định dựa trên các căn cứ pháp lý sau: - Khoản 1 Điều 35 Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về việc Ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng. - Khoản 2 Điều 35, Khoản 8 Điều 36 Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Lê Huy Thuần Trang 3 Tiểu luận tình huống Lớp: Chuyên viên – K34 Trong quá trình kiểm tra, Ông Phạm Quang T luôn tỏ ra có thái độ hợp tác, biết rõ khoảng cách kinh doanh phải cách trường trên 200m. Ông T lý giải việc vi phạm là do Nhà nước mở thêm đường nhánh, ông mở cửa sớm là do thói quen thức sớm; hiện ông đã đầu tư rất nhiều tiền nhưng vẫn chưa thu hồi vốn nên tạm thời chưa thể đổi địa điểm, kinh doanh dịch vụ khác hoặc nghỉ kinh doanh. Nhận thấy lỗi sai phạm có yếu tố khách quan nên Đoàn kiểm tra đã không tiến hành lập biên bản, chỉ yêu cầu Ông Phạm Quang T thay đổi địa điểm kinh doanh. Sau khi nhận được nội dung báo cáo của Đoàn kiểm tra, Lãnh đạo UBND Huyện Y đã chỉ đạo UBND Xã vận động Ông T đồng thời thông báo cho Hội cha mẹ học sinh và nhà trường biết về tình trạng kinh doanh của Ông T. Sau đợt kiểm tra một thời gian, UBND Xã X cũng có cử người đến động viên, nhắc nhở, nhưng đến nay Ông Phạm Quang T vẫn kinh doanh tại địa điểm trên và tình trạng học sinh trốn học đi chơi trò chơi điện tử ở điểm kinh doanh của ông vẫn còn diễn ra. Vụ việc của Ông T diễn ra trong thời gian dài, có nhiều em học sinh hiện đã học lên khối cao hơn hoặc đã chuyển trường hoặc cha mẹ các em trang bị máy tính để các em chơi ở nhà (với sự kiểm soát của gia đình) nên các em này không còn chơi ở điểm kinh doanh của ông nữa, nhiều phụ huynh khác thắc mắc thì được phía nhà trường cho hay chính quyền đang xử lý. Lâu dần không còn ai nhắc đến trình trạng kinh doanh cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng gần trường của Ông Phạm Quang T. Qua tình huống trên cho thấy tình trạng vi phạm pháp luật của Ông Phạm Quang T đã không được các cơ quan chức năng xử lý dứt điểm, gây mất lòng tin của Nhân dân. Các điểm kinh doanh trò chơi điện tử khác sẽ dựa vào tình huống của Ông T để gây khó khăn cho các cơ quan chức năng khi thanh tra, kiểm tra; làm ành hưởng đến môi trường giáo dục, tình hình an ninh - trật tự, văn hoá – xã hội, chính trị,.. của Huyện Y nói riêng và Tỉnh Bạc Liêu nói chung trong thời gian tới. Lê Huy Thuần Trang 4 Tiểu luận tình huống Lớp: Chuyên viên – K34 PHẦN II: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG Cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng là hoạt động kinh doanh phổ biến hiện nay; đây là loại hình kinh doanh nhằm cung cấp và thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, giải trí, hưởng thụ... của mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn Tỉnh Bạc Liêu. Bên cạnh những mặt tích cực, nguồn thu cho ngân sách mà dịch vụ này mang lại thì hiện nay nhiều điểm kinh doanh dịch vụ lợi dụng sơ hở của pháp luật, sự yếu kém trong công tác quản lý đã biến tướng thành các điểm cờ bạc trá hình (như tổ chức đánh bạc qua mạng, cá độ qua mạng, mua bán vật phẩm ảo, …). Loại hình dịch vụ này cũng đang tồn tại rất nhiều các vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo đức, lối sống của con người; đặc biệt là giới trẻ không riêng gì Tỉnh Bạc Liêu mà còn trong cả nước. Đã có nhiều trường hợp thanh thiếu niên phạm tội vì games, vì nghiện internet, nhiều em ở lứa tuổi đến trường đã phải bỏ học vùi đầu vào những cuộc chinh chiến games thâu đêm suốt sáng, thậm chí có những em đã hoang tưởng, đã phạm tội vì không phân biệt được những cảnh bắn giết trong games và trong đời thực, tình trạng trộm cắp tiền bạc, cướp giật để có tiền chơi games ngày càng gia tăng trong giới trẻ. Trước những nguy hại tiềm ẩn từ các dịch vụ trực tuyến, Nhà nước đã đưa ra những quy định (như thắt chặt công tác cấp phép, kiểm tra và giới hạn độ tuổi, khoảng cách đến cổng trường,…); tuy nhiên việc thực hiện lại chưa nghiêm còn nhiều bất cập, nhiều nơi kinh doanh cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng mở cửa cho khách hàng chơi thâu đêm suốt sáng nên hiệu quả thực sự của các biện pháp chấn chỉnh chưa cao. Chính vì vậy, các cơ quan chức năng cần tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với Nhân dân, bên cạnh đó cần có những biện pháp xử lý nghiêm minh và những quy định chặt chẽ đối với những người tham gia vào trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. Nhằm hạn chế, ngăn chặn những mặt tiêu cực do lĩnh vực dịch vụ này đem lại, đảm bảo môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh, đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Lê Huy Thuần Trang 5 Tiểu luận tình huống Lớp: Chuyên viên – K34 Ông Phạm Quang T tham gia kinh doanh cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi địa điểm kinh doanh và thời gian mở cửa vi phạm quy định. Sau khi cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra phát hiện ra thì phải đình chỉ ngay hoạt động kinh doanh tại cửa hàng của ông; đồng thời xem xét, xử lý và giải quyết vi phạm đó theo những quy định của pháp luật hiện hành. Nhằm đảm bảo thực hiện được pháp chế xã hội chủ nghĩa, thiết lập kỷ cương phép nước. Đối với những sai phạm của Ông Phạm Quang T các cơ quan chức năng cần phải xử lý, giải quyết nhanh, hợp lý, hợp pháp để thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật. Đồng thời cũng phải làm rõ được trách nhiệm của cá nhân Ông T khi tham gia vào trong lĩnh vực kinh doanh cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng bất hợp pháp. Sau khi cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý và giải quyết xong những vi phạm của Ông Phạm Quang T, nếu xét thấy tình tiết của vụ việc chưa để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với xã hội; căn cứ vào đặc điểm tình hình thực tế của địa phương thì cơ quan chức năng có thẩm quyền có thể hướng dẫn cho Ông T hoàn thành những thủ tục và điều kiện cần thiết về kinh doanh cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, để Ông T tiếp tục mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ này trên địa bàn của tỉnh Bạc Liêu. Nhằm tránh được những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho gia đình ông sau này. Bên cạnh đó cơ quan chức năng cần phối hợp với các tổ chức đoàn thể, nhà trường và gia đình có biện pháp hạn chế tình trạng học sinh bỏ học chơi games; tạo môi trường học tập, vui chơi bổ ích, lành mạnh, giúp các em phát triển cả về thể chất và tinh thần; trở thành những công dân có ích về sau. Lê Huy Thuần Trang 6 Tiểu luận tình huống Lớp: Chuyên viên – K34 PHẦN III: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ Đối với việc mở cửa trong thời gian cấm thì cơ quan chức năng có thể áp dụng các biện pháp buộc Ông Phạm Quang T chấn chỉnh lại; Tuy nhiên, đối với việc địa điểm kinh doanh của Ông T gần trường thì bắt buộc phải ngừng kinh doanh. Vụ việc của Ông Phạm Quang T kéo dài xuất phát từ một số nguyên nhân và gây ra những hậu quả như sau: Thứ nhất, công tác quản lý nhà nước ở các cấp còn hạn chế; việc cập nhật thông tin còn chậm nên khi có đơn phản ảnh nhà trường và Hội cha mẹ học sinh thì mới tiến hành kiểm tra. Nếu như UBND Huyện Y hoặc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh nắm được thông tin sẽ mở thêm đường nhánh trong thời gian tới (sau khi cấp phép cho Ông T 01 tháng) thì sẽ không tiến hành cấp phép như vậy sẽ không xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật của Ông T, không xảy ra khiếu kiện của người dân. Đây là nguyên nhân khách quan có thể do các cơ quan nhà nước thiếu nhân lực, phương tiện để có thể nhanh chóng nắm bắt thông tin; hoặc do thông tin không được công khai; hay có sự thay đổi quy hoạch đột xuất,... Thứ hai, ngay khi bắt đầu mở đường nhánh nếu UBND Huyện Y phát hiện sớm, chỉ đạo các phòng chức năng kịp thời ngăn chặn tình trạng kinh doanh vi phạm pháp luật thì sẽ hạn chế thiệt hại kinh tế cho Ông T (do thường có thể trả lại thiết bị kinh doanh trong 01 tháng). Điều này cũng sẽ giúp hạn chế tình trạng kinh doanh trái pháp luật và tạo sự đồng thuận cao của người dân. Đây là nguyên nhân chủ quan, bởi sau khi điểm kinh doanh của Ông T hoạt động 01 tháng thì Nhà nước mở đường nhánh; quá trình mở đường nhánh thì cán bộ phụ trách khu vực sẽ nắm nhưng không báo cáo về huyện khiến cho sự việc phức tạp Thứ ba, UBND Huyện Y đã không mạnh dạn giải quyết dứt điểm tình trạng kinh doanh vi phạm pháp luật của Ông Phạm Quang T; làm mất lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, với Nhà nước; tạo tiền lệ xấu cho các điểm kinh doanh khác noi theo gây bất ổn về trật tự an toàn xã hội; gây dư luận không tốt về công tác quản lý nhà nước. Đây là nguyên nhân chủ quan, Đoàn kiểm tra hoặc không nắm vững các quy định của pháp luật hoặc có sự nể nang, nặng về tình cảm hoặc Lê Huy Thuần Trang 7 Tiểu luận tình huống Lớp: Chuyên viên – K34 bao che cho hành vi vi phạm hành chính; bởi theo quy định, ngay khi phát hiện vi phạm hành chính thì phải tiến hành lập biên bản xử phạt hành chính. Thứ tư, với chức năng quản lý nhà nước về Văn hóa - Thông tin ở các cấp trên địa bàn là chưa toàn diện, sâu sát. Cơ quan quản lý nhà nước về Văn hóa Thông tin ở các cấp chưa tuyên truyền sâu rộng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến từng người dân để họ có thể hiểu được các đường lối, chính sách ấy. Chính vì vậy mà người dân đã không chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trường hợp của Ông T, mặc dù hiểu rõ quy định điểm kinh doanh cách trường học phải trên 200m nhưng vì mục tiêu lợi nhuận, vốn bỏ ra ban đầu khá lớn chưa thu đủ chi phí nên ông vẫn cố tình vi phạm; khi phát hiện thì cơ quan chức năng quản lý nhà nước về Văn hóa - Thông tin phải nhanh chóng phân tích, tuyên truyền, vận động để Ông T hiểu rõ tác hại về lâu dài do việc vi phạm phát luật của ông gây nên. Trên thực tế đến nay Ông T vẫn còn kinh doanh nên không thể đổ lỗi do chưa thu hồi vốn. Thứ năm, cán bộ làm công tác quản lý hạn chế về trình độ chuyên môn, thiếu trách nhiệm hoặc còn nể nang nên vụ việc kéo dài gây bức xúc trong Nhân dân; làm ảnh hưởng đến uy tín của cán bộ, công chức thực hiện quyền lực công; làm mất lòng tin của Nhân dân vào cơ quan nhà nước; thể hiện sự yếu kém của cán bộ trong việc sử dụng quyền lực công. Cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực Văn hóa - Thông tin (cụ thể là Phòng Văn hoá - Thông tin vai trò chính trong việc tham mưu cho UBND huyện) về quản lý văn hoá trên địa bàn huyện còn rất nhiều hạn chế nên còn để tiếp tục có trường hợp như Ông Phạm Văn T thì Phòng Văn hoá - Thông tin của huyện sẽ không quản lý được nội dung và hình thức kinh doanh của dịch vụ này, vì khi các cá nhân tham gia vào kinh doanh cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng phải đăng ký các nội dung kinh doanh với cơ quan quản lý. Để cơ quan quản lý xem xét có đủ điều kiện tham gia kinh doanh không. Với việc làm của Ông T nêu trên thì các cơ quan quản lý trong lĩnh vực này sẽ không thể kiểm soát được nội dung và hình thức kinh doanh của Ông T và như vậy việc gây ra ảnh hưởng xấu đối với môi trường Lê Huy Thuần Trang 8 Tiểu luận tình huống Lớp: Chuyên viên – K34 văn hóa trên địa bàn là rất có thể nếu như Ông T không chấp hành và không biết những nội dung, hình thức kinh doanh không được phép kinh doanh. Thứ sáu, vì mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu kinh doanh mà Ông Phạm Quang T cố tình vi phạm mặc dù được động viên nhắc nhở; điều đó cho thấy ý thức hoặc kiến thức pháp luật của Ông T vẫn còn hạn chế làm ảnh hưởng đến cộng đồng. Nếu như việc kinh doanh của Ông T chỉ phục vụ nhu cầu của người dân trong việc giải trí thì hậu quả đem lại còn ít nghiêm trọng, trường hợp Ông T kinh doanh với mục đích khác không lành mạnh thì hậu quả đem lại thật khó lường. Đối với xã hội, việc làm của Ông T sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng như: Môi trường văn hóa không được đảm bảo trong sạch, lành mạnh; gây bất bình trong dư luận xã hội; gây mất uy tín của cơ quan quyền lực công; thể hiện sự yếu kém của cán bộ trong việc sử dụng quyền lực công. Thứ bảy, mối liên kết giữa các cơ quan đoàn thể với nhà trường và phụ huynh chưa được thực hiện tốt, các em thiếu sự định hướng học tập, tuyên truyền tác hại của trò chơi điện tử; môi trường và điều kiện vui chơi của các em học sinh còn hạn chế dẫn đến tình trạng các em học sinh đam mê các trò chơi mới lạ; làm ảnh hưởng đến nhận thức của các em về thế giới thực; ảnh hưởng tâm sinh lý và gây hậu quả nghiêm trọng mà các báo thời gian qua đã đăng tải. Lê Huy Thuần Trang 9 Tiểu luận tình huống Lớp: Chuyên viên – K34 PHẦN IV: XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Qua việc mô tả, làm rõ mục tiêu xử lý, phân tích nguyên nhân và hậu quả thì để giải quyết được tình huống trên phải căn cứ vào một số quy định pháp luật chủ yếu sau: - Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012. - Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014. - Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về việc Ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng. - Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. - Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. - Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. - Thông tư 23/2013/TT-BTTTT ngày 24/12/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. Tình huống vi phạm pháp luật của Ông Phạm Quang T hiện nay có thể được xử lý nhanh chóng dự trên các phương án sau: 4.1. Đề xuất phương án xử lý - Phương án I: Báo cáo toàn bộ nội dung liên quan đến UBND cấp tỉnh và đề nghị UBND cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn (Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch,…) hoặc trực tiếp chuyển hồ sơ sang các cơ quan chuyên môn nhờ hỗ trợ giải quyết. - Phương án II: Tiếp tục vận động Ông T, đặc biệt là thông báo tình trạng vi phạm pháp luật của Ông T đến các con của ông (hiện đang là cán bộ cấp tỉnh) để con Ông T động viên cha mình; sau đó tiến hành họp dân và thông báo tình Lê Huy Thuần Trang 10 Tiểu luận tình huống Lớp: Chuyên viên – K34 trạng vi phạm pháp luật của Ông T để mọi người tham gia vận động. Cử người (có thể là công an, dân phòng,…) thường xuyên đến điểm kinh doanh của Ông T kiểm tra, nhắc nhở các em học sinh. - Phương án III: Đình chỉ ngay hành vi vi phạm, lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt. - Phương án IV: Đình chỉ ngay hành vi vi phạm, lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt, hướng dẫn các thủ tục cho Ông Phạm Quang T tiếp tục được kinh doanh ở địa điểm khác cách xa trường học theo quy định. Có biện pháp để các cơ quan đoàn thể phối hợp với nhà trường và gia đình hạn chế tình trạng các em học sinh bỏ học đi chơi trò chơi điện tử. 4.2. Phân tích, đánh giá các phương án  Phương án I: Báo cáo toàn bộ nội dung liên quan đến UBND cấp tỉnh và đề nghị UBND cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn (Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch,…) hoặc trực tiếp chuyển hồ sơ sang các cơ quan chuyên môn nhờ hỗ trợ giải quyết. Ưu điểm: Chuyển trách nhiệm lên cấp cao hơn; sự việc có thể sẽ được các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh giải quyết một cách triệt để, hạn chế rắc rối và vướng mắc sau này, không gây ảnh hưởng, mất uy tín cho cán bộ làm công tác quản lý trong lĩnh vực Văn hóa - Thông tin trên địa bàn huyện; giảm tải công việc ở cấp huyện; không mất lòng với gia đình Ông T; làm cho Hội cha mẹ học sinh và nhà trường nghĩ rằng UBND Huyện Y đã làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình; mọi vấn đề đã được cấp trên giải quyết. Hạn chế: Đùn đẩy trách nhiệm (mặc dù thuộc thẩm quyền xử lý); gây lãng phí thời gian, thêm công việc cho cấp trên; trường hợp UBND tỉnh kiểm tra phát hiện thẩm quyền của Huyện và chuyển trả hồ sơ lại thì sẽ lãng phí thời gian của Huyện; mất uy tín và thể hiện sự yếu kém trong công tác quản lý; trường hợp bị phát hiện đùn đẩy trách nhiệm sẽ làm mất lòng tin của Nhân dân; tạo tiền lệ khiếu kiện vượt cấp. Có thể trong quá trình xử lý cần sự hỗ trợ, hướng dẫn từ Lê Huy Thuần Trang 11 Tiểu luận tình huống Lớp: Chuyên viên – K34 cấp trên thì sẽ đảm bảo ít sai sót, đúng quy định; đồng thời tạo mối quan hệ làm việc về sau tốt hơn; đảm bảo thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình.  Phương án II: Tiếp tục vận động Ông T, đặc biệt là thông báo tình trạng vi phạm pháp luật của Ông T đến các con của ông (hiện đang là cán bộ cấp tỉnh) để con Ông T động viên cha mình; sau đó tiến hành họp dân và thông báo tình trạng vi phạm pháp luật của Ông T để mọi người tham gia vận động. Cử người (có thể là công an, dân phòng,…) thường xuyên đến điểm kinh doanh của Ông T kiểm tra, nhắc nhở các em học sinh. Ưu điểm: Gây sức ép từ gia đình và dư luận đối với Ông T; làm cho các em học sinh sợ không dám đến chơi; tăng năng suất làm việc, tận dụng thời gian của cán bộ, công chức; tạo mối quan hệ tốt với các con của Ông T. Hạn chế: Với thời gian vi phạm khá dài thì có thể Ông T có sự hậu thuẫn từ các con hoặc do sự nể nang nên việc nhờ tác động của gia đình rất khó; việc thông báo rộng rãi tình trạng vi phạm của Ông T sẽ làm cho Ông T cảm thấy bị xỉ nhục và tình trạng chống đối sẽ tiếp tục diễn ra; Việc cử người thường xuyên đến điểm kinh doanh sẽ gây lãng phí thời gian và ảnh hưởng đến công việc của người được cử đi, cũng chưa chắc các em sẽ sợ vì có thể các em sẽ đến chơi khi không có người kiểm tra, nhắc nhở. Cách làm này thiếu định hướng đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử công cộng, gây thiệt hại nặng nề về vật chất và tinh thần đối với Ông T (và các con Ông T nếu không cẩn thận). Từ đó dễ gây nên sự bất bình trong dư luận và nhân dân, về một khía cạnh nào đấy làm cho các chủ kinh doanh tiến tới thực hiện các thủ đoạn tinh vi hơn (như đóng cửa cho các em chơi suốt đêm,…), làm cho hiệu quả thực thi pháp luật thấp. Với việc phải thường xuyên đến “thăm” cửa hàng kinh doanh của Ông T; một mặt tạo sự khó chịu cho người cử đi và gia đình Ông T; mặt khác nói lên công tác quản lý chưa tốt, còn rất nhiều việc quan trọng hơn để thực hiện; gây dư luận không tốt về cán bộ công chức phải thường xuyên đến “thăm”.  Phương án III: Đình chỉ ngay hành vi vi phạm, lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt. Lê Huy Thuần Trang 12 Tiểu luận tình huống Lớp: Chuyên viên – K34 Các căn cứ quyết định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm của Ông Phạm Quang T: - Khoản 1 Điều 8 và Khoản 2 Điều 200 của Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014. - Điểm a Khoản 2 và Điểm g Khoản 3 Điều 69 của Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. - Khoản 2 Điều 9 Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012. - Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Ưu điểm: Đây là cách mà hiện nay nhiều nơi đang áp dụng. Cách này sẽ gây tác động mạnh mẽ, xử lý triệt để hành vi vi phạm, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật; chấn chỉnh, ngăn chặn kịp thời và không làm phát sinh thêm những sai phạm trong việc kinh doanh cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn huyện trong thời gian tới; tạo sự đồng thuận cao từ phía nhà trường và Hội cha mẹ học sinh. Hạn chế: Việc xử lý tình huống còn cứng nhắc mang tính sự vụ, chưa thấu tình đạt lý, thiếu định hướng đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử công cộng; mới chỉ đáp ứng được tính hợp pháp, chưa đáp ứng được tính hợp lý trong việc giải quyết sự việc, chưa tạo sự đồng thuận cao trong Nhân dân; các em học sinh không được chơi ở chổ của Ông T vẫn sẽ tiếp tục chơi ở các điểm kinh doanh khác; Ông T cũng không được hướng dẫn cách thức kinh doanh ở điểm khác gây thất thu ngân sách và tổn thất kinh tế cho Ông T. Phương án này chú trọng hoàn thành nhiệm vụ được giao mà không quan tâm đến sự phát triển kinh tế, sự vui chơi giải trí của các đối tượng không phải là học sinh, sự tiếp cận khoa học công nghệ, tìm kiếm thông tin của người dân. Những người như Ông T sẽ bị hụt hẫng do không biết sau khi bị xử lý thì có được tiếp tục kinh doanh nữa hay không; kinh doanh như thế nào để không bị phạt nữa. Dần dần sẽ tạo dư luận Lê Huy Thuần Trang 13 Tiểu luận tình huống Lớp: Chuyên viên – K34 không tốt về cách giải quyết của cơ quan nhà nước; có sự so sánh với các địa phương làm tốt hơn; làm mất lòng tin của người dân đối với UBND Huyện Y; ảnh hưởng đến công tác cán bộ sau này.  Phương án IV: Đình chỉ ngay hành vi vi phạm, lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt, hướng dẫn các thủ tục cho Ông Phạm Quang T tiếp tục được kinh doanh ở địa điểm khác cách xa trường học theo quy định. Có biện pháp để các cơ quan đoàn thể phối hợp với nhà trường và gia đình hạn chế tình trạng các em học sinh bỏ học đi chơi trò chơi điện tử. Các căn cứ quyết định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm của Ông Phạm Quang T: - Khoản 1 Điều 8 và Khoản 2 Điều 200 của Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014. - Điểm a Khoản 2 và Điểm g Khoản 3 Điều 69 của Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. - Khoản 2 Điều 9 Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012. - Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Hướng dẫn Ông T hoàn thiện thủ tục và chuyển địa điểm kinh doanh theo đúng Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Thông tư 23/2013/TT-BTTTT ngày 24/12/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. Các phòng chức năng của UBND Huyện Y phối hợp với các cơ quan đoàn thể, nhà trường và gia đình các em bỏ học chơi trò chơi điện tử, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra biện pháp hạn chế tình trạng này. Lê Huy Thuần Trang 14 Tiểu luận tình huống Lớp: Chuyên viên – K34 Ưu điểm: Giải quyết sự việc một cách triệt để, hợp lý, hợp pháp, đảm bảo vừa đúng pháp luật lại thể hiện tính ưu việt của luật pháp Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu trong quản lý nhà nước về văn hóa và thông tin, đáp ứng được nguyện vọng và tạo lòng tin đối với Nhân dân; không gây mất uy tín cho cán bộ làm công tác quản lý văn hóa - thông tin; phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Hạn chế: Tốn nhiều thời gian, công sức do phải hướng dẫn Ông T thủ tục chuyển đổi điểm kinh doanh và hạn chế tình trạng học sinh bỏ học đi chơi trò chơi điện tử. 4.3. Lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết tình huống Qua quá trình phân tích, đánh giá 04 phương án trên, thì phương án IV là phương án tối ưu nhất. Vì phương án này vừa đảm bảo được sức mạnh của quyền lực công, vừa đảm bảo được lợi ích cho cá nhân, lợi ích cho xã hội, quá trình xử lý vừa đúng lý hợp tình. Phương án IV thể hiện được tính hợp pháp, hợp lý của pháp luật; không gây dư luận xấu, tiền lệ xấu trong quần chúng nhân dân; đáp ứng được nguyện vọng của tổ chức, cá nhân khi tham gia kinh doanh cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, tăng sự chuyển biến về kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện cũng như của Tỉnh Bạc Liêu. Lê Huy Thuần Trang 15 Tiểu luận tình huống Lớp: Chuyên viên – K34 PHẦN V: KẾ HOẠCH TỔ CHỨC PHƯƠNG ÁN ĐÃ ĐƯỢC LỰA CHỌN (PHƯƠNG ÁN IV) Ngay sau khi UBND Huyện Y nhận được báo cáo của UBND Xã X về nội dung phản ảnh của Hội cha mẹ học sinh và trường THCS thì Lãnh đạo UBND Huyện phải lập tức, chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin (cơ quan chủ trì) cùng với đội kiểm tra liên ngành của huyện tiến hành kiểm tra hành chính đối với chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng Ông Phạm Quang T. Quá trình kiểm tra nếu phát hiện có vi phạm thì phải tiến hành lập biên bản theo quy định. Trường hợp diễn biến sự việc như đã phân tích ở các phần trên (đã xảy ra từ trước đến nay chưa lập biên bản) thì Lãnh đạo UBND Huyện Y cũng phải tiến hành lại bước kiểm tra để lập biên bản vi phạm của Ông Phạm Quang T. Dưới đây là biểu đồ thực hiện các công việc: STT Nội dung công việc Họp phân công: kiểm tra điểm kinh doanh của Ông T và phối hợp với Hội cha mẹ 01 học sinh, nhà trường tìm biện pháp hạn chế học sinh bỏ học chơi games 02 Lập biên bản vi phạm hành chính 03 Hướng dẫn thủ tục để Ông T chuyển địa điểm kinh doanh 04 Ra quyết định xử phạt Thời gian thực hiện Thực hiện 01 buổi Đơn phản ảnh hoặc xử Lãnh đạo lý tình huống đã diễn ra UBND Huyện Khi kiểm tra - Điều 8 và Điều 200 của Luật doanh nghiệp 2014 - Điều 69 của Nghị định 174/2013/NĐ-CP Đoàn kiểm tra - Điều 9 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 Nghị định 81/2013/NĐ-CP Trong khi lập biên bản 07 ngày sau khi lập biên bản Ra quyết định cưỡng chế Ghi trong (trường hợp Ông T không 05 quyết định thực hiện quyết định xử xử phạt phạt) Triển khai biện pháp hạn Tuỳ tình 06 chế tình trạng học sinh bỏ hình thực học đi chơi games tế Lê Huy Thuần Căn cứ Nghị định 72/2013/NĐĐoàn kiểm tra CP Điều 66, Luật xử lý vi Người có thẩm phạm hành chính 2012 quyền Điều 73, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 Người có thẩm - Nghị định 166/2013/ quyền NĐ-CP Những người Đơn phản ảnh được phân công Trang 16 Tiểu luận tình huống 07 Đánh giá kết quả thực hiện Lớp: Chuyên viên – K34 Sau khi hoàn tất Kết quả thực hiện Những người được phân công Cụ thể như sau: Lãnh đạo UBND Huyện Y tiến hành họp phân công nhiệm vụ cho Phòng Văn hoá – Thông tin cùng với Đoàn kiểm tra liên ngành của Huyện đi kiểm tra lại; đồng thời cũng phân công Phòng Giáo dục – Đào tạo phối hợp với Huyện Đoàn liên hệ nhà trường, Hội cha mẹ học sinh tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em học sinh bỏ học đi chơi games (ngoài nguyên nhân điểm kinh doanh gần trường và mở cửa từ 6 giờ sáng của Ông T). Đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành đình chỉ hoạt động kinh doanh của Ông T và lập biên bản vi phạm hành chính. Trong quá trình lập biên bản cần giải thích rõ các hành vi vi phạm và hướng dẫn các thủ tục để Ông T có thể tiếp tục kinh doanh đúng quy định của pháp luật. Sau khi lập biên bản về vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt (trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản, do không có tình tiết phức tạp). Quyết định xử phạt phải ghi rõ thời gian Ông T phải hoàn thành xong các tình tiết ghi trong biên bản. Trong trường hợp Ông T không chấp hành quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế theo quy định để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Ngoài ra, sau khi Phòng Giáo dục – Đào tạo phối hợp với huyện Đoàn, nhà trường, Hội cha mẹ học sinh tìm ra nguyên nhân tình trạng học sinh bỏ học chơi games thì tiến hành các biện pháp khắc phục. Cuối cùng sau khi tổng hợp báo cáo của các đơn vị có liên quan; UBND Huyện Y cần tổ chức cuộc họp tổng kết, đánh giá để tiến hành nhân rộng trong toàn huyện; góp phần hạn chế tình trạng học sinh bỏ học nói chung, trốn học chơi games nói riêng. Lê Huy Thuần Trang 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan