Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận kinh tế chính trị - giá trị thặng dư...

Tài liệu Tiểu luận kinh tế chính trị - giá trị thặng dư

.PDF
20
565
92

Mô tả:

Tiểu luận kinh tế chính trị - giá trị thặng dư
Tiểu luận kinh tế chính trị LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta đang trong quá trình đi lên XHCN, nền kinh tế còn đang ở trong giai đoạn sơ khai. Để có thể tạo lập được một nền kinh tế thị trường vững chắc thì Nhà Nước ta phải xây dựng một nền kinh tế cao dựa trên lực l ượng sản xu ất hiện đại với trình độ kỹ thuật tiên tiến. Trong lịch sử phát triển của mình, con người đã trải qua nhi ều hình thái kinh tế xã hội, nổi bật là: công xã nguyên thuỷ, chi ếm h ữu nô l ệ, phong ki ến, t ư bản chủ nghĩa, và cuối cùng là: xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trên th ực t ế l ại chưa có một hình thái kinh tế nào có một cơ ch ế quản lý và đi ều hành m ột cách hợp lý nhất.Bên cạnh đó nền kinh tế nước ta lại đang đi vào giai đoạn của s ự phát triển, đó là bước ngoặt trong quá trình chuy ển từ n ền kinh t ế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước. Nên vai trò của Nhà Nước trong nền kinh tế thị trường là rất quan trọng, nó không chỉ có mặt tích cực như: năng suất lao động tăng nhanh, công nghệ sản xuất không ngừng được cải tiến, hàng hoá đa dạng, thu nh ập quốc dân tăng ... mà bên c ạnh đó th ị trường cũng nảy sinh nhiều mặt tiêu cực, cần giải quy ết như: lạm phát, th ất nghiệp, khủng hoảng, tệ nạn-xã hội... Để kinh tế được đảm bảo là phát triển có hiệu quả, công b ằng, ổn đ ịnh và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì Nhà N ước ph ải can thi ệp và quản lý một cách chặt chẽ. Do những vấn đề tiêu cực ch ưa đ ược gi ải quy ết triệt để nên không có nền kinh tế nào mà lại không ch ịu s ự quản lý c ủa Nhà Nước ở những mức độ và phạm vi khác nhau. Từ việc phát triển kinh tế cho phù hợp với việc giải quyết những vấn đề cơ bản của nền kinh tế, em xin lựa chọn đề tài tiểu lu ận : " Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam". 1 PHẦN II VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM I- Tính tất yếu khách quan trong vai trò quản lý của Nhà Nước. Nhà Nước được coi là công cụ của giai cấp thống trị để duy trì trật tự và quản lý xã hội cho phù hợp với lợi ích c ủa chính xã h ội đó. Do đó Nhà N ước có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết nền kinh t ế vĩ mô t ừ x ưa cho đ ến nay. 1- Trong lịch sử. Trong lịch sử xã hội loài người, thời kỳ công xã nguyên thu ỷ là th ời kỳ không có Nhà Nước, do trình độ thấp kém, cuộc sống sinh hoạt bầy đàn : cùng sống, cùng lao động, cùng hưởng thành quả chung nên mọi người đều bình đẳng, xã hội không có sự phân chia giai cấp, không có kẻ giàu người nghèo, không có đấu tranh và phân chia giai cấp. Quyền lực trong th ời kỳ này h ết s ức đơn giản, với hệ thống quản lý không mang tính giai cấp mà d ưới c ơ s ở kinh t ế, xã hội xuất hiện một hình thái tổ chức mới gọi là thị tộc. Lực lượng sản xuất phát triển đã thúc đẩy năng suất lao động trong xã h ội tăng nhanh hơn, tổ chức xã hội thay đổi. Trong xã h ội không còn tồn t ại th ị t ộc, mà thay vào đó là chế độ tư hữư xuất hiện đã phân chia giai cấp thành kẻ giàu người nghèo, hình thành chủ nô và nô lệ. Những yếu tố mới xuất hiện đã làm cho thị tộc không thể đứng vững và từ đó một xã hội mới với sự phân chia khó điều hoà đã được hình thành. Để có thể quản lý, điều hoà và có khả năng dập tắt xung đột giai cấp thì tổ chức ấy phải có khả năng chi phối được cả xã hội, 2 Tiểu luận kinh tế chính trị không gì khác tổ chức ấy chỉ có thể là Nhà Nước. Theo như Mác và Ănghen đã từng nói : đó là lực lượng từ bên ngoài đặt vào xã hội, một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội có nhiệm vụ làm dịu bớt xung đột và gi ữ cho xung đ ột đó n ằm trong vòng trật tự. Không chỉ có chức năng quản lý lãnh thổ và trật tự xã hội mà Nhà Nước còn có chức năng kinh tế, cụ thể : Trong thời đại chiếm hữư nô lệ, Nhà Nước đã trực tiếp dùng quy ền lực của mình để can thiệp vào việc phân phối của cải sản xuất. Trong thời đại phong kiến, Nhà Nước bên cạnh việc tham gia vào quá trình phân phối của cải mà còn đứng ra thành lập lực lượng nhân công xây dựng kết cấu hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp, khuyến khích nhân dân đi m ở đ ường các vùng kinh tế mới, đề ra các chính sách về ruộng đất cho phù hợp với từng thời kỳ. Trong thời đại tư bản chủ nghĩa, nền kinh tế phát triển nhanh nên giai cấp tư sản cần có sự hỗ trợ và giúp đỡ của Nhà Nước để quản lý ch ặt ch ẽ n ền kinh tế.Với vai trò của mình Nhà Nước đã đưa ra các hình thức chính sách nh ằm m ục đích không cho tiền thoát ra ngoài như : không cho phép các t ư th ương n ước ngoài mang tiền ra khỏi nước họ và chỉ dược phép mang hàng vào. Trong ngoại thương, họ dùng hàng rào thuế quan để đánh thuế nhập kh ẩu cao hơn thu ế xu ất khẩu. Mặt khác, Nhà Nước hỗ trợ các phương tiện, vật ch ất và tài chính cho các thương nhân khi họ tham gia buôn bán quốc tế. Nhờ đó mà các nước tư bản có được một lượng tiền lớn, của cải dồi dào dẫn đến lĩnh v ực s ản xu ất phát tri ển. Ngành công nghiệp phát triển, tạo ra nhiều máy móc thi ết bị hiện đ ại, có k ỹ thuật tiên tiến và yếu tố thất nghiệp là hậu quả được đưa lên hàng đầu. Tự do cạnh tranh đã trở thành đòi hỏi cấp thiết trong đ ời s ống kinh t ế. Các nhà kinh tế học cổ điển đã ủng hộ tự do cạnh tranh, mà tiêu bi ểu là nhà kinh t ế học người Anh - Adam Smith đã đưa ra thuy ết bàn tay vô hình và nguyên lý Nhà 3 Nước không can thiệp vào hoạt động của nề kinh tế. Đến những năm 30 của thế kỷ XX, những cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra thường xuyên và đã chứng tỏ bàn tay vô hình không thể đảm bảo những điều kiện ổn định cho kinh tế thị trường phát triển. Bên cạnh đó trình độ sản xuất ngày càng cao đã chỉ cho các nhà kinh tế thấy tầm quan trọng của việc can thiệp vào quá trình hoạt động nền kinh tế của Nhà Nước. Theo các nhà kinh tế học thì Nhà Nước điều tiết nền kinh tế và làm cho sản xuất tăng lên kéo theo thu nhập cũng tăng lên, làm cho tiêu dùng tăng. Song khuynh hướng tiêu dùng có giới hạn nên đến một thời điểm nào đó thì khuynh hướng này sẽ giảm xuống và dẫn đến sự giảm sút về giá cả hàng hóa, làm cho tỷ suất vay của các chủ doanh nghiệp sẽ không có lợi trong việc vay vốn để đầu tư. Và như vậy họ sẽ không đầu tư kinh doanh nữa, nền kinh tế đi đến trì trệ, khủng hoảng, làm cho nạn thất nghiệp ngày càng tăng. Muốn kh ắc ph ục tình trạng này thì Nhà Nước can thiệp vào thị trường và mở ra các cuộc đầu tư lớn. Tuy nhiên nó cũng không thể xoá đi nh ững hậu quả này mà n ạn th ất nghi ệp còn xảy ra trầm trọng hơn, do đó nền kinh tế hiện đại muốn phát tri ển ph ải d ựa vào cả cơ chế thị trường cũng như sự quản lý của Nhà Nước. Nổi bật là quan điểm kinh tế hỗn hợp của nhà kinh tế học người Mỹ Paul Samuelra, ông cho rằng cơ chế thị trường xác định giá cả và sản lượng trong nhiều lĩnh vực, trong đó Chính phủ điều tiết kinh tế th ị trường bằng các chương trình thuế, chỉ tiêu, và luật lệ. Cả hai bên thị trường và chính ph ủ đều có tính chất thiết yếu. 2- Trong chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Ngay từ khi nước ta đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, Đảng và Chính phủ luôn luôn tìm cách duy trì và thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Nước ta tiền thân là nước nông nghiệp nên cuộc s ống c ủa người dân là con trâu đi trước cái cày đi sau, nhưng mấy năm trở lại đây nền kinh tế công nghiệp đang 4 Tiểu luận kinh tế chính trị trên đà phát triển, thương mại và kỹ thuật công nghệ đang từng bước mở rộng hơn. Với vai trò và chức năng của mình Nhà Nước đưa ra những chính sách phù hợp để thu về lợi nhuận tối ưu cho nền kinh tế như : thuế nhập khẩu cao hơn thuế xuất khẩu và đánh trực tiếp vào các mặt hàng xa xỉ, có giá tr ị cao, bên c ạnh đó cho phép các thương nhân nước ngoài kinh doanh nhưng dưới sự giám sát cuả Nhà Nước. Trong du lịch, bằng việc đầu tư tu sửa, nâng cấp các khu du lịch, nghỉ mát, danh lam thắng cảnh...Nhà Nước từ đó có một khoản thu nh ập l ớn đ ể đ ầu tư và phát triển mạnh khoa học kỹ thuật.. II-Đặc điểm nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường vận động theo các quy luật của thị trường, trong đó quy luật giá trị đóng vai trò chi phối và được biểu hiện bằng quan h ệ cung cầu trên thị trường. Nền kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của nền kinh tế hàng hoá, nó nằm trong tiến trình phát triển lịch s ử khách quan v ề kinh t ế c ủa xã hội loài người, do đó nền kinh tế th ị trường cũng có nh ững ưu th ế và khuy ết tật của nó. 1- Những ưu thế của nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường thúc đẩy sản xuất và gắn sản xu ất v ới tiêu th ụ, thực hiện mục tiêu của sản xuất. Do đó người ta tìm mọi cách rút ngắn chu kỳ sản xuất, thực hiện tái sản xuất mở rộng, áp dụng nhanh chóng s ản xu ất - khoa học - công nghệ và quay vòng vốn một cách nhanh chóng để đạt lợi nhuận tối đa. Nền kinh tế thị trường còn thúc đẩy và đòi hỏi các nhà sản xuất năng động, thích nghi với các điều kiện biến động của th ị trường bằng cách : thay đ ổi m ẫu mã sản xuất, tìm mặt hàng mới cùng với thị trường tiêu thụ, mở rộng quan h ệ trong kinh doanh, phá thế độc quyền, khép kín trong một đơn vị kinh doanh, tìm lợi nhuận tối đa. 5 Cùng với hai ưu điểm trên thì thúc đẩy khoa học công ngh ệ, kích thích tăng năng suất lao động, nâng cao trình độ xã hội hoá s ản xu ất và ch ất l ượng s ản phẩm, giá thành hạ, đáp ứng yêu cầu nhiều mặt của khách hàng và thị trường. Quá trình đẩy nhanh tích tụ, tập trung sản xuất. Đây là con đường để mở rộng quy mô : một mặt kinh doanh, làm ăn giỏi, có hiệu quả cao cho phép tích tụ, mở rộng quy mô sản xuất, một mặt do quá trình cạnh tranh t ạo ra cho các doanh nghiệp kinh nghiệm làm ăn có hiệu quả, đồng th ời loại bỏ nh ững đ ơn v ị làm ăn thua, kém hiệu quả. Chính quá trình cạnh tranh kinh tế là động lực thúc đẩy tích tụ và tập trung sản xuất. Quá trình tăng trưởng dồi dào sản phẩm hàng hoá, dịch vụ kích thích sản xuất, đề cao trách nhiệm của nhà kinh doanh đối với khách hàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. 2- Những khuyết điểm của nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường là mang tính tự phát, tìm kiếm lợi nhuận bằng bất cứ giá nào, không cần đi theo hướng của Nhà Nước vì mục tiêu của nó là phát triển kinh tế vĩ mô. Khuyết tật này còn sinh ra độc quy ền, thủ tiêu c ạnh tranh làm giảm hiệu quả chung của nền kinh tế. Xã hội phát sinh tiêu cực, tệ nạn đi đôi với kinh t ế sa sút, gây r ối lo ạn...Các nàh kinh doanh luôn tìm mọi thủ đoạn để làm hàng giả, buôn l ậu, tr ốn thuế...mục đích cuối cùng là thu về lợi nhuận tối đa. Vì lợi ích cá nhân mà dẫn đến tàn phá tài nguyên và huỷ diệt môi trường. III- Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường thì vai trò của Nhà Nước là vô cùng c ần thi ết và không thể thiếu được. Nhà Nước dẫn dắt thị trường phát triển theo hướng tích cực và khắc phục, sửa chữa những gì mà cơ chế thị trường chưa đạt được 6 Tiểu luận kinh tế chính trị để kinh tế phát triển một cách tốt nhất. Vậy vai trò của Nhà Nước trong n ền kinh tế thị trường được thể hiện ở những điểm sau : 1- Định hướng cho sự phát triển nền kinh tế. Hiện nay Nhà Nước cho phép các doanh nghiệp được quyền tự lựa ch ọn phương án sản xuất kinh doanh và tôn trọng quyết định của họ về việc sản xuất cái gì, bằng cách nào, tiêu thụ ở đâu...Trong khi đó thì các doanh nghiệp đưa ra phương án kinh doanh lấy mục tiêu lợi nhuận làm th ước đo hi ệu qu ả công vi ệc và cũng là định hướng cho hành vi của họ. Sự tự do kinh doanh đã đ ưa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau nhưng hoạt động c ạnh tranh v ới nhau, việc này vừa thúc đẩy sản xuất phát triển, vừa dẫn đến sự khai thác bừa bãi các nguồn lực, huỷ hoại môi trường. Không giống như doanh nghiệp, mục tiêu mà Nhà N ước đ ặt ra là theo đu ổi mục tiêu chung của dân tộc : làm cho dân giàu, nước mạnh, n ền kinh t ế tăng trưởng một cách ổn định, vững chắc trogn điều kiện công bằng xã hội và hiệu quả kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nhà Nước muốn đưa ra định hướng này th ực ch ất là th ống nh ất các l ợi ích kinh tế khác nhau và quy tụ chúng về cùng một lợi ích đ ể sao cho trong khi m ỗi người theo đuổi lợi ích cá nhân của mình cũng đồng th ời góp ph ần vào vi ệc theo đuổi lợi ích dân tộc. Để có thể hoàn thiện chức năng định hướng nền kinh tế, Chính phủ phải tạo ra được công cụ định hướng để quy tụ hành động của doanh nghiệp và người tiêu dùng theo chiều hướng vận động của nền kinh tế Nhà Nước, cụ thể ban Chính phủ đã đưa ra hai định h ướng cơ bản cho s ự phát tri ển nền kinh tế : - Chiến lược phát triển kinh tế dài hạn. - Kế hoạch hoá định hướng. 2-Tạo môi trường thuận lợi cho nền sản xuất hàng hoá nhi ều thành phần. 7 Mỗi thành phần kinh tế chỉ có thể hoạt động khi có môi trường thu ận lợi với những điều kiện kinh tế xã hội cần và đủ. Nhà Nước ch ủ động s ử dụng kiến trúc thượng tầng và quyền lực của mình để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư, mở rộng phát triển sản xuất. Để hoàn thàh vai trò đó Nhà Nước đã thực hiện những công việc sau : - Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tự do hoá giá cả, thương mại hoá nền kinh tế. - Bảo đảm các quyền của người chủ sở hữuvề tư liệu sản xuất. - Đa dạng hoá chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất. - Xây dựng hệ thống pháp luật của nền kinh tế thị trường. - Ổn định về chính trị. 3- Phân phối thu nhập quốc dân một cách công bằng - hiệu quả. Trong kinh tế thị trường càng mở rộng thì hoạt động của quy luật giá trị càng dẫn đến việc phân hoá thu nhập giữa các tầng lớp dân c ư và phân hoá dân cư thành các tầng lớp khác nhau, từ đó tạo ra các quyền l ực khác nhau gi ữa h ọ : quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị. Tình trạng bất bình đẳng x ảy ra quá khuôn khổ cho phép sẽ dẫn đến sự phản ứng của dân cư trong mọi lĩnh vực : chính trị, xã hội...Để ổn định về mặt chính trị, Nhà Nước cần phải tạo ra môi trường lành mạnh cho các doanh nghiệp làm ăn, đồng thời ph ải hoàn thành phân phối lại thu nhập của các tầng lớp dân cư sao cho thoả mãn yêu c ầu công b ằng, hiệu quả. Mặt khác, sự khác nhau về sở hữu của cải, năng lực sở trường, trình độ tay nghề và sự may mắn là điều lẽ dĩ nhiên. 4- Can thiệp vào các quá trình kinh tế mỗi khi có chấn động. Bên cạnh những chiến lược dài hạn mà Nhà Nước đặt ra và thực hiện thì cơ chế cung cầu giá cả thị trường trong nội địa và quan h ệ kinh t ế qu ốc dân cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế ở nước ta hiện nay. Trong trường h ợp Nhà Nước sử dụng : lãi suất, thuế, quỹ dự trữ quốc gia và ch ỉ tiêu ngân sách đ ể làm 8 Tiểu luận kinh tế chính trị giảm những chấn động do cú sốc mang lại như : thực hiện hoá mục tiêu đ ịnh hướng của các chương trình kéo dài...và đưa nền kinh tế đi theo đúng con đường định hướng xã hội chủ nghĩa. 5- Quản lý tài sản quốc gia, phân bổ các nguồn lực. Nhà Nước ta phải hoàn thành cùng một lúc hai nhiệm vụ l ớn trong n ền kinh tế thị trường, đó là : - Nhà Nước điều khiển sự vận động của nền kinh tế bằng cách ho ạch đ ịnh các chiến lược phát triển kinh tế xã hội dài hạn và ngắn hạn, quy ết đ ịnh các phương án phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân sao cho bình đ ẳng, công bằng, hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi, hướng dẫn các doanh nghi ệp làm ăn, can thiệp vào nền kinh tế mỗi khi có cú s ốc để làm gi ảm các ch ấn đ ộng trên con đường đi đến mục tiêu. - Nhà Nước quản lý tài sản quốc gia. Về mặt đối ngoại, Nhà N ước có trách nhiệm bảo vệ các nguồn lực, ngăn chặn mọi âm mưu từ bên ngoài đến vùng trời và vùng biển. Về mặt đối nội, Nhà Nước là ch ủ sở h ữu các ngu ồn l ực c ủa khu vực doanh nghiệp Nhà Nước. Với tư cách đó, Nhà Nước quản lý trực tiếp và đóng vai trò độc quyền ở các thị trường quan trọng. Song bên cạnh tư cách là chủ các nguồn lực, Nhà Nước còn quản lý đất nước và là trọng tài, là ch ủ th ể của quá trình phân công lại vai trò giữa các thành phần kinh tế không làm triệt tiêu lợi ích chung của toàn bộ xã hội. 6- Quá trình tự do giá cả, thương mại hoá nền kinh tế. Xoá bỏ tình trạng độc quyền, xây dựng các đạo luật chống độc quy ền bằng cách tạo điều kiện cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tạo ra các điều kiện, các tiền đề kinh tế, pháp lý cho sự hoạt động của các thị trường : th ị tr ường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường lao động.. 9 Ngoài các vai trò và chức năng trên Nhà Nước còn thiết lập và duy trì quyền sở hữu các quyền lực kinh tế theo hướng xác định số chủ sở h ữu đích th ực c ủa công nhân, của các doanh nghiệp tập thể, tư nhân và Nhà Nước, cụ thể : - Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân với các quy ền khác nh ư : thừa kế, thế chấp, cho thuê... - Cho thuê hoặc đấu thầu tài sản sản xuất. - Cho nước ngoài thuê đất và các tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh. IV- Mục tiêu và các chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà Nước. 1- Các mục tiêu. Hiện nay nước ta đang chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự chuy ển hoá này ph ải trải qua nhiều giai đoạn và không ít khó khăn. Để đạt được đích cuối cùng ta phải đề ra phương hướng và mục tiêu cụ thể. Đảm bảo tốc độ phát triển ổn định, không gặp khó khăn hay biến cố xấu. Tốc độ tăng trưởng nhanh : tốc độ GDP tăng hàng năm từ 9 - 10%, có nh ư v ậy mới đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc h ậu và tạo đà m ạnh mẽ cho bước phát triển mới. Duy trì mức độ lạm phát ở mức một con s ố, tránh khủng hoảng, đồng thời tạo việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ th ất nghiệp ở thành phố xuống 5%. Đạt được những điều đó Nhà Nước phải chú trọng : thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và năng động. Ổn định kinh tế vĩ mô, tích luỹ từ nội bộ kinh tế kìm hãm lạm phát, tích cực huy động các nguồn vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn. Tăng nhanh xuất khẩu, giảm nhập siêu và đảm bảo các quan hệ kinh t ế qu ốc t ế. T ạo l ập nh ững điều kiện vững chắc về nhân lực, tài chính, và cơ sở vật chất kỹ thuật. 10 Tiểu luận kinh tế chính trị Nhà Nước phải đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội. Nhà N ước s ửa ch ữa những khuyết điểm của thị trường để thị trường hoạt động có hiệu quả như : hạn chế ảnh hưởng của độc quyền, tình trạng vô chính phủ dẫn đ ến kh ủng hoảng kinh tế, thất nghiệp, ô nhiễm môi trường...mà những nguyên nhân đó là ở các tố chức độc quyền mà ra. Lợi dụng ưu thế cạnh tranh của mình để quy đ ịnh giá cả và thu về lợi nhuận, cũng từ đó phá vỡ cạnh tranh hoàn h ảo. Vì v ậy c ần có sự giúp đỡ và can thiệp của Nhà Nước để h ạn ch ế độc quy ền, đ ảm b ảo tình trạng hiệu quả của cạnh tranh thị trường. Đối với những hoạt động tiêu c ực từ bên ngoài cũng dẫn đến thị trường hoạt động không hiệu quả như : ô nhi ễm nguồn nước, không khí, khai thác đến cạn kiệt tài nguyên khoáng sản...Nhiệm vụ này đòi hỏi Nhà Nước phải can thiệp và sử dụng đến pháp lu ật đ ể ngăn chặn những tác động tiêu cực. Cùng với các mục tiêu trên, Nhà Nước còn có mục tiêu quan tr ọng khác đ ể giúp cho nền kinh tế phát triển lành mạnh, đó là giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế. Như đã nói ở trên, cơ ch ế th ị trường là c ơ chế tốt nhất để điều tiết một nền kinh tế có hiệu quả, tuy nhiên c ơ ch ế th ị trường có một loạt những khuyết tật, vì vậy ở nước ta nền kinh tế do cơ ch ế thị trường điều tiết phải có sự quản lý của Nhà Nước vào kinh t ế nh ằm s ửa chữa những thất bại của thị trường đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, hiệu quả, và đạt được công bằng xã hội. Đối với nước ta để đạt được các mục tiêu đó không ph ải là vi ệc đ ơn gi ản nói là làm được ngay mà nó là cả một quá trình. Quá trình đó không ch ỉ đòi h ỏi có sự can thiệp của Nhà Nước mà nó còn đòi hỏi sự nỗ lực của các t ổ ch ức, các doanh nghiệp và của mỗi thành viên trong xã h ội. Vì mục đích cu ối cùng không chỉ có lợi cho Nhà Nước, cho nền kinh tế mà còn có lợi cho mỗi gia đình, m ỗi thành viên trong xã hội. 2- Các chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế Nhà Nước. 11 Với tư cách là cơ quan quyền lực chính trị bảo vệ lợi ích c ủa toàn dân và là chủ sở hữu đại diện cho toàn dân đối với tài s ản qu ốc gia, Nhà N ước c ần th ực hiện đúng các chức năng chủ yếu trong lĩnh vực quản lý về kinh tế : - Vạch ra hành lang pháp luật cho các hoạt động kinh tế, trên cơ sở đó đ ặt ra những điều luật cơ bản về quyền sở hữu tài sản và hoạt động của th ị trường, quy định hoạt động kinh tế mà các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong mọi thành phần kinh tế phải tuân theo. Khung pháp luật ph ải đ ảm b ảo đ ược tính dân chủ, sự bình đẳng và cơ may để tất cả công dân tham gia vào các ho ạt động th ị trường mà không bị ai ngăn cản. Ngoài ra, Chính phủ cũng như chính quy ền các cấp còn lập nên một hệ thống các quy định chi tiết nhằm tạo nên một môi trường thuận lợi, lành mạnh và tạo nên hành lang an toàn cho s ự phát tri ển có hiệu quả các hoạt động kinh tế xã hội. Tuy nhiên do hệ th ống hoạt đ ộng kinh t ế còn đơn sơ chưa tạo được môi trường kinh doanh lành m ạnh nên ch ức năng này khó có thể thực hiện một cách hoàn chỉnh. Vì vậy Nhà Nước nên đổi mới việc xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế xã hội theo cơ chế thị trường, bảo đảm tính hệ thống của luật và văn bản dưới luật... - Ổn định và cải thiện các hoạt động kinh tế bằng bàn tay vô hình c ủa c ơ ch ế th ị trường nhưng nó cũng không tránh khỏi chu kỳ kinh doanh dẫn tới lạm phát, th ất nghiệp. Vì thế Nhà Nước ta cần tìm mọi cách để kiểm soát và ngăn ch ặn nh ững thăng trầm của chu kỳ kinh doanh thông qua các chính sách kinh t ế nh ư chính sách tài chính và chính sách tiền tệ để giảm biên độ dao động của chu kỳ kinh doanh, hạn chế thất nghiệp lạm phát. Bên cạnh đó Chính phủ cũng nên có những hoạt động hiệu quả như : sử dụng chính sách tài chính và chính sách tiền t ệ tác động có lợi đến sản lượng, việc làm, thu nhập và giá cả tạo nên sự phát triển nhịp nhàng, năng động của nền kinh tế. - Tạo môi trường thuận lợi về kinh tế : cơ chế thị trường có thể dẫn đến một số thất bại và làm giảm hiệu quả của sản xuất và tiêu dùng. Do đó Nhà N ước c ần 12 Tiểu luận kinh tế chính trị phân bổ tài nguyên và nguồn lực sao cho đảm bảo hiệu quả kinh tế, ngăn chặn những hành động bất chấp luật lệ, những tư tưởng cạnh tranh không lành mạnh, đồng thời có các chính sách và kế hoạch dẫn dắt n ền kinh t ế đ ể giúp nhà doanh nghiệp lựa chọn sản xuất cái gì, sản xuất như th ế nào và phân ph ối cho ai đ ể có thể sản xuất có hiệu quả cao nhất. - Chức năng công bằng xã hội : phân phối là một khâu không th ể thi ếu đ ược c ủa quá trình tái sản xuất. Nó nối liền sản xuất với tiêu dùng, ph ục vụ và thúc đẩy sản xuất, nó phản ánh quan hệ giữa lợi ích của mỗi thành viên và l ợi ích c ủa toàn xã hội. Cơ chế thị trường có thể giúp chúng ta s ử dụng có hi ệu qu ả ngu ồn vốn, vật tư, sức lao động giúp các nhà doanh nghiệp sản xuất những hàng hóa phù hợp với yêu cầu thị trường. Trong trường hợp xã hội nảy sinh nhiều sự bất bình đẳng lớn trong nền kinh tế về thu nhập, hàng hoá được sản xuất và tiêu thụ theo ti ếng g ọi c ủa l ợi nhu ận chứ không theo ước nguyện của con người thì thị trường vẫn làm đúng ch ức năng của nó là đặt hàng vào tay người có thể trả tiền nhiều nhất. Đây cũng là điều mà Nhà Nước ta cần đưa ra những biện pháp điều tiết để đạt được công bằng xã hội thông qua những chính sách, những công cụ pháp luật. - Chính phủ sản xuất hàng hóa công cộng : để đảm bảo an toàn cho xã h ội cũng như trật tự trị an thì Nhà Nước phải tự mình sản xuất một số những mặt hàng chủ yếu như : thuốc nổ, pháo, đạn dược, súng ống... được giao cho ngành quân đội chịu trách nhiệm. - Sửa chữa những thất bại của hệ thống kinh tế : +) Chống độc quyền. +) Hạn chế chu kỳ kinh tế. V- Các công cụ và biện pháp đổi mới, tăng cường vai trò quản lý kinh tế của Nhà Nước ta hiện nay. 13 Sau hơn tám năm thực hiện nghị quyết Đại hội VI, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Nền kinh tế có những bước chuyển biến tích cực, bước đầu đã có sự hình thành nền kinh t ế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước. Nguồn lực sản xuất của xã hội được huy động tốt hơn, tốc độ lạm phát được kiềm chế, đầu tư của nước ngoài vào trong nước gia tăng nhanh chóng, đời s ống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao...Tuy nhiên kết quả mà công cuộc đổi mới đem lại thì không được như ý, còn hạn chế và chưa vững ch ắc, nguyên nhân là do những thiếu sót chủ quan và những tác động bất lợi của yếu tố khách quan. Bên cạnh những nhân tố tích cực được phát huy thì tình hình kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cán bộ quản lý ch ưa theo k ịp và còn nhiều lúng túng. Trước tình hình khó khăn và phức tạp đó, Nhà Nước cần phải sử dụng những công cụ gì và có những biện pháp gì để nâng cao hiệu lực quản lý, phát huy được vai trò của mình trong việc ổn định nền kinh tế, đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách. 1- Các công cụ quản lý kinh tế Nhà Nước. Để đạt được mục tiêu và thực hiện những chức năng của mình Nhà Nước phải sử dụng những công cụ sau : a- Pháp luật. Luật pháp tạo ra một hành lang pháp lý cho các chủ thể kinh tế hoạt động trong an toàn và trong trật tự. Sự tồn tại của pháp luật là m ột nhu c ầu khách quan bắt nguồn từ chính những đòi hỏi của các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Nhìn chung hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay còn chưa đầy đủ và chưa đồng bộ, do đó Nhà Nước cần ban hành sớm các bộ luật cần thi ết để làm nền tảng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hệ thống pháp luật ph ải đảm bảo kinh tế ổn định và phát triển bảo vệ lợi ích của công dân, đảm b ảo 14 Tiểu luận kinh tế chính trị công bằng xã hội. Đó là một hoạt động có ý nghĩa kinh tế, chính trị, khoa h ọc rất quan trọng, đòi hỏi phải được thực hiện công minh, bảo đảm s ự bình đ ẳng hoàn toàn của mọi công dân trước pháp luật. b- Kế hoạch hoá nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kế hoạch hoá là quá trình nhận thức và vận dụng tổng h ợp các quy lu ật khách quan, trước hết là quy luật kinh tế mà trong đó có các quy lu ật c ủa th ị trường để xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội, là công cụ ch ủ yếu của quản lý kinh tế, nó phải xuất phát từ thị trường và đặc biệt chú ý đến việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới mức cung cầu. Kế hoạch hoá ch ủ yếu là những thông tin và chỉ tiêu hướng dẫn để các nhà doanh nghiệp có một cách nhìn dài hạn về nền kinh tế, đồng thời nó thúc đẩy nhanh chóng quá trình phân công lao động, tạo điều kiện vật chất cho sự vận động của th ị trường, t ạo đi ều kiện để cung cầu gặp nhau. Trong nền kinh tế cần phân biệt rõ : kế hoạch kinh tế xã hội và kế hoạch kinh doanh. - Về kinh tế xã hội : đó là kế hoạch có định hướng, nó đ ịnh h ướng cho Nhà Nước xây dựng nhằm cân đối toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Kế hoạch này tạo ra môi trường cho sản xuất kinh doanh, thống nhất giữa tăng tr ưởng kinh t ế v ới công bằng và tiến bộ xã hội. Nó không hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường mà có thể điều tiết thị trường - Về kinh doanh : đó là kế hoạch hành động, làm ăn, mua bán do các doanh nghiệp xây dựng và quyết định dựa theo kế hoạch Nhà Nước và th ị tr ường. K ế hoạch này phải đạt mục tiêu vừa thoả mãn nhu cầu xã h ội v ừa thu l ợi nhu ận t ối đa và gắn chặt với thị trường, coi thị trường là mệnh lệnh đối tượng c ủa k ế hoạch. 15 Cả hai hình thức kế hoạch này đều có mối liên hệ với nhau : là gi ữa ch ủ quan với khách quan. c- Chính sách tài chính. Chính sách tài chính chủ yếu thể hiện ở hai nội dung : thu và chi c ủa Chính phủ, do đó mà nó tác động vào tổng cung, tổng cầu, sản lượng, giá cả, và việc làm. Chính sách tài chính được áp dụng để giảm hoặc thoát khỏi suy thoái kinh tế thì được gọi là chính sách tài chính mở rộng. Chính sách này tác động thông qua hai con đường : tăng chi tiêu Chính phủ để tăng tổng cầu hoặc giảm thuế để kích thích tiêu dùng và đầu tư. - Về tăng chi tiêu của Chính phủ, Nhà Nước cần ưu cho các khoản đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cấp phát cho sự nghiệp hoạt động kinh tế, chi cho các hoạt động thông tin dự báo, tạo môi trường hoạt động thuận lội cho các doanh nghiệp, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá công cộng, tăng đơn đặt hàng mua và những khoản chi khác, như vậy sẽ làm tăng tổng cầu và qua đó tác động, kích thích làm tăng tổng cung, do đó giải quyết được vấn đề suy thoái và thất nghiệp. - Về đầu tư và giảm thuế, như chúng ta đã biết thuế là nguồn thu ch ủ yếu cho ngân sách Nhà Nước của bất cứ quốc gia nào. Trong các công cụ kinh t ế mà Nhà Nước sử dụng để quản lý nền kinh tế xã hội thì thuế có vai trò rất quan trọng. Nếu chính sách thuế ban hành thì nó sẽ thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng ổn định và lâu dài, ngược lại nếu một chính sách thuế không phù hợp sẽ gây trở ngại lớn cho nền kinh tế, thậm chí có thể gây nên khủng hoảng kinh t ế và r ối lo ạn chính trị. Hiện nay khi việc giao lưu kinh tế ngày càng m ở rộng trên ph ạm vi toàn th ế giới thì phương hướng chung để sửa đổi hoàn thiện chính sách thu ế là m ở r ộng diện tích đánh thuế và hạ bớt mức thuế, thu hẹp độ chênh l ệch gi ữa các m ức thuế. Việc làm này sẽ kích thích tiêu dùng và khuy ến khích các doanh nghi ệp phát triển sản xuất và kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thiết y ếu nh ằm 16 Tiểu luận kinh tế chính trị đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của nhân dân. Đồng thời đ ộng viên các doanh nghi ệp đầu tư vốn vào các dự án để mở rộng và phát triển sản xu ất, đ ộng viên các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh cả ở những vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội không thuận lợi. Như vậy sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo điều kiện giải quyết việc làm trong nước. Khi chính sách tài chính được áp dụng để giảm lạm phát thì đ ược gọi là chính sách tài chính thắt chặt. Nó tác động đến các biến cố của nền kinh t ế vĩ mô thông qua hai con đường : giảm chi tiêu Chính phủ hoặc tăng thuế. - Giảm chi tiêu của Chính phủ như : giảm chi tiêu cho các ho ạt đ ộng đ ầu t ư xây dựng kết cấu hạ tầng, cấp phát sự nghiệp hoạt động kinh t ế...dẫn đ ến gi ảm cầu của xã hội, bình ổn vận giá và hạn chế được lạm phát. - Tăng thuế dẫn đến làm giảm thu nhập, giảm tiêu dùng, đầu tư dẫn đến giảm nhu cầu xã hội và làm cho giá cả đi vào ổn định, hạn chế được lạm phát. Ngoài những công cụ đã nêu trên thì Nhà Nước còn có th ể sử dụng nhiều công cụ khác như chính sách : tiền tệ, tiền lương, bảo hiểm, kinh t ế đ ối ngo ại, dự trữ quốc gia... 2- Các biện pháp đổi mới tăng cường vai trò qu ản lý vĩ mô n ền kinh t ế ở nước ta. Vào giai đoạn hiện nay việc tăng cường hơn nữa vai trò quản lý của Nhà Nước trong nền kinh tế thị trường ngày càng cấp thiết và không còn cách nào khác là phải thúc đẩy mạnh đổi mới, hoàn thiện các công cụ qu ản lý vĩ mô c ủa Nhà Nước. a- Đổi mới và bổ sung hệ thống pháp luật. Tiếp tục đổi mới và bổ sung hệ thống pháp luật, nhất là luật kinh tế và luật bảo vệ môi trường. Tăng cường kỹ thuật trong việc chấp hành chính sách, ch ế độ của Nhà Nước. Bảo đảm tính hệ thống của luật pháp và các văn bản dưới luật. Phát triển các hình thức dịch vụ pháp lý, phổ thông c ập lu ật cho toàn dân 17 kiện toàn bộ máy kiểm tra việc thi hành pháp luật, nghiên cứu thành lập toà án kinh tế. b- Đổi mới và nâng cao chất lượng kế hoạch. Công bố kế hoạch hoá qua thời gian đổi mới đã có một số bước ti ến b ộ : chuyển từ kế hoạch hoá pháp lệnh sang kế hoạch hoá định h ướng. C ần ti ếp t ục đổi mới nâng cao kế hoạch, xác định những cân đối lớn hướng dẫn hoạt động của các thành phần kinh tế lấy thị trường làm đối tượng chính và căn cứ quan trọng. Sử dụng mục tiêu chính sách đầu tư tín dụng...để tạo điều ki ện và h ướng dẫn sự phát triển của các thành phần kinh tế, nâng cao trình đ ộ d ự báo kinh t ế xã hội trong công tác kế hoạch. c- Đổi mới ngân sách. Lĩnh vực tài chính tiền tệ thời gian qua đã có một bước đổi m ới nh ưng nhìn chung còn yếu kém, đáng chú ý là hiện t ượng th ất thu thu ế và b ội chi ngân sách còn lớn. Nhà Nước hầu như thả nổi phân phối thu nhập, các xí nghiệp quốc doanh, trong khi đó ngân hàng chưa trở thành trung tâm thanh toán và tín d ụng của xã hội. Vì thế cần đổi mới hệ thống tài chính tiền tệ, xây dựng chính sách tài chính quốc gia và thực hiện hệ thống cải cách tài chính theo h ướng khai thác tiềm năng của các tầng lớp dân cư để phát triển kinh tế, nâng cao ngu ồn thu cho ngân sách, tìm biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh, thực hiện phân phối hợp lý và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, đ ảm b ảo công bằng xã hội và góp phần hạn chế đẩy lùi lạm phát. Đổi mới ngân sách là ph ải xây dựng một ngân sách Nhà Nước lành mạnh, không bao c ấp và ỷ l ại vào vi ện trợ nước ngoài. Đồng thời ngân sách Nhà Nước phải hạch toán theo nguyên t ắc ngang giá, thu chi ngân sách hợp lý. d- Nâng cao hiệu quả của chính sách tiền tệ - tín dụng. Nhà Nước nên nhanh chóng tổ chức ngân hàng đủ mạnh, có khả năng thực hiện tốt nghiệp vụ trong cơ chế thị trường. Ngân hàng Nhà Nước làm đúng chức 18 Tiểu luận kinh tế chính trị năng quản lý đồng tiền của mình và giữ tính độc l ập t ương đ ối t ốt trong quá trình phát hành tiền. Phát huy mạnh mẽ vai trò quan đòn bẩy và công cụ điều tiết vĩ mô của chính sách tiền tệ tín dụng. Kiên trì th ực hiện nh ững nguyên t ắc c ơ bản của tín dụng ngân hàng, thúc đẩy nâng cao tính tự chủ tài chính của xí nghiệp để hiện đại hoá và hiệu quả hoá các xí nghiệp trong nền kinh t ế quốc dân. e- Nâng cao vai trò kinh tế quốc doanh. Kinh tế tập thể để có thể làm chủ được các lĩnh vực then ch ốt để từ đó điều chỉnh nền kinh tế qua hệ thống này, thông qua tổng cung và tổng cầu. g- Thực hiện tốt chính sách kinh tế đối ngoại. Mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới và trong khu vực, tạo ra môi trường quan hệ giao lưu trao đổi về văn hoá, khoa học, th ương m ại đ ể hoà nh ập nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. 19 KẾT LUẬN Nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay mặc dù có những ưu điểm nhưng không phải là hoàn hảo vì bên cạnh nh ững thành tựu đ ạt đ ược thì kinh t ế thị trường cũng gây ra những vấn đề mà bản thân nó không th ể gi ải quy ết đ ược như : thất nghiệp, lạm phát, khủng hoảng...Những tình trạng và hiện tượng đó ở mức độ khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp đều có tác động ngược lại làm cản trở sự phát triển của xã hội, của nền kinh tế. Vì vậy sự tác động của Nhà N ước vào nền kinh tế là một lẽ đương nhiên của sự phát triển kinh tế xã hội. Thiếu sự can thiệp của Nhà Nước vào kinh tế để cho nền kinh t ế th ị tr ường t ự do ho ạt đ ộng thì việc điều hành nền kinh tế nước ta sẽ không có hi ệu qu ả. Do đó, Nhà N ước với vai trò là người quản lý phải có biện pháp chính sách cụ th ể đ ể tác đ ộng vào các hoạt động của nền kinh tế làm cho nền kinh tế phát triển lành mạnh hơn. Để vai trò của Nhà Nước được thực hiện có hiệu quả trong giai đoạn hi ện nay thì phải đổi mới hệ thống bộ máy Nhà Nước làm cho nó thích ứng v ới n ền kinh tế thị trường, tức là phải đảm bảo trên thực tế Nhà Nước thực sự là công cụ điều hành có hiệu quả nền kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế th ị trường, xây dựng được một hệ thống pháp luật hiện đại, đồng bộ đủ sức quản lý mọi mặt của đời sống xã hội : tạo ra trên thực tế những điều kiện tốt nhất để khai thác mọi tiềm năng, phát huy dân chủ đảm bảo công bằng và ti ến bộ xã h ội, đ ẩy mạnh hợp tác và liên kết quốc tế. Thực hiện tốt những việc đó thì vai trò quản lý của Nhà Nước sẽ góp phần làm cho nền kinh t ế phát tri ển nhanh h ơn, xã h ội trở nên công bằng, văn minh hơn, đát nước ngày càng trở nên giàu đẹp hơn. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan