Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận Khảo Sát Thành Phần Giống Loài Họ Tôm Penaeidae Ở Hà Tiên tỉnh Kiên Gi...

Tài liệu Tiểu luận Khảo Sát Thành Phần Giống Loài Họ Tôm Penaeidae Ở Hà Tiên tỉnh Kiên Giang

.DOCX
25
599
143

Mô tả:

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..................................................................................1 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................2 1. Về thành phần giống loài....................................................................................2 Theo hệ thống phân loại hiện nay thì tôm Penaeidae thuộc :................................2 2. Về phân bố..........................................................................................................2 2.1. Trên thế giới.................................................................................................2 2.2. Tại Việt Nam................................................................................................3 3.2. Phân bố theo độ sâu......................................................................................4 3.2,2. Nhóm phân bố rộng...................................................................................4 4. Những thách thức cùng các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi tôm họ Penaeidae.............................................................................................................4 CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................6 1. Thời gian, địa điểm.............................................................................................6 2. Phương pháp thu và bảo quản mẫu....................................................................6 3. Phương pháp phân tích mẫu...............................................................................6 4. Vật liệu và dụng cụ.............................................................................................6 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN..............................................................7 1. Điều kiện tự nhiên...............................................................................................7 2. Khảo sát thành phần loài họ tôm PENAEIDAE.................................................7 3 Một số loài kinh tế.............................................................................................11 3.1. Giống MELICERTUS................................................................................11 3.2. Giống PENAEUS Fabricius,1798..............................................................11 3.3. Giống LITOPENAEUS Boone, 1931.........................................................13 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.........................................................14 1. KẾT LUẬN.......................................................................................................14 2. ĐỀ XUẤT.........................................................................................................14 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................15 1 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 4.1 Sự biến động các loài tôm họ penaeidae đặc trưng ở Hà Tiên 08 Hình 4.2 Sự biến động động về số loài tôm họ Penaeidae ở các chợ 10 Hình 4.3. Sự biến động về số loài của họ tôm Penaeidae 11 Hình 4.4 Melicertus latisulcatus ( Tôm Nylon) 11 Hình 4.5. Penaeus monodon ( Tôm sú) 12 Hình 4.6. Litopenaeus vanamei ( thẻ chân trắng) 13 DANH SÁCH BẢNG trang Bảng 2.1 Thành phần loài họ Penaeidae ở Hà Tiên 03 Bảng 4.1. Thành phần giống loài họ tôm Penaeidae qua đợt khảo sát 07 Bảng 4.2 Một số loài đặc trưng phân bố ở Hà Tiên Kiên Giang 08 Bảng 4.3. So sánh thành phần loài tôm họ Penaeidae ở Hà Tiên – Kiên Giang với thành phần loài tôm họ Penaeidae ở ĐBSCL 09 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta rất phát triển. Ngành thủy sản đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Theo đánh giá của Tổng cục Thủy sản 2010, trong khai thác thủy sản ĐBSCL chưa thiết lập được hệ thống quản lý nguồn lợi thủy hải sản; chưa tổ chức cho tàu thuyền khai thác hợp lý tài nguyên tôm cá gắn với bảo vệ, phát triển và tái tạo nguồn lợi hải sản. Hiện nguồn lợi hải sản ven bờ biển ĐBSCL giảm mạnh và đã có dấu hiệu tổn thương khá nghiêm trọng. Giáp xác khai thác vượt quá giới hạn, làm mất dần khả năng tái tạo, phục hồi mật độ quần thể. Hải sản tầng đáy cũng bị khai thác ở mức độ cao, vượt quá giới hạn cho phép, trong đó có nhiều giống loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng. Theo thống kê của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang (2015), số lượng tàu đánh cá ở Kiên Giang tăng dần theo cá năm, Từ 2010 đến năm 2014 tăng gấp đôi, trong đó chủ yếu là phương tiện đánh bắt công suất nhỏ. Năm 2005 sản lượng khai thác của Kiên Giang đạt 305.000 tấn, đến năm 2010 sản lượng khai thác 370.000 tấn (tăng 16% ); kết thúc năm 2014 số lượng này tăng lên 420.000 tấn (tăng 12%). Như vậy nếu so tỷ số phương tiện tăng thêm thì giá trị khai thác đã giảm xuống mức thấp nhất. Mặc dù đến nay Kiên Giang chưa có thông kê chính sát trữ lượng khai thác ven bờ, nhưng theo khảo sát của phòng khai thác thủy sản Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Kiên Giang thì sản lượng khai thác giảm 70 - 100 tấn/năm, (2013). Các phương tiện khai thác ven bờ có công suất nhỏ, phương pháp khai thác lạc hậu và còn các hình thức khai thác hủy diệt nguồn lợi như cào bay, xung điện, xiệp mé, thuốc nổ. chính điều này đã làm suy giảm đến nguồn lợi biển. Vì thế chuyến đi thực tế ở Hà Tiên – Kiên Giang từ ngày 26/1230/12/2016 nhóm sinh viên nuôi trồng thủy sản 8 đã khảo sát và thu mẫu để thực hiện chuyên đề: “ Khảo Sát Thành Phần Giống Loài Họ Tôm Penaeidae Ở Hà Tiên – Kiên Giang”. với mục tiêu của đề tài xác định Thành Phần Giống Loài Giáp Xác Thuộc Họ Penaeidae Ở Hà Tiên – Kiên Giang, trên cơ sở đó đề ra phương hướng bảo vệ và phát triển nguồn lợi. Nội Dung Chuyên Đề: Xác định thành phần giống loài giáp xác họ tôm Penaeidae ở Hà Tiên –Kiên Giang. So sánh các loài xuất hiện ở các chợ Hà Tiên – Kiên Giang. Sự biến động số loài họ tôm Penaeidae ở Hà Tiên – Kiên Giang qua các năm. Một số loài có giá trị kinh tế trong nuôi trồng thủy sản. 1 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Về thành phần giống loài Theo hệ thống phân loại hiện nay thì tôm Penaeidae thuộc : Ngành: Arthopoda. Ngành phụ: Crustacea. Lớp: Malacostraca. Lớp phụ:Eumalacostraca. Bộ: Decapoda. Bộ phụ: Dendrobranchiata. Tổng họ: Penaeoidea. Họ: Penaeidae. Theo Dall (1990) thì tôm Penaeidae là loài có giá trị kinh tế cao, phân bố rộng khắp thế giới, chúng phân bố ở khu vực biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trong vùng đẳng nhiệt tối thiểu 20oC vào mùa đông. Ở Việt Nam chúng phân bố dọc ở các bờ biển thuộc Vịnh Bắc Bộ, ven biển miền Trung và vùng biển Nam Bộ. Vùng biển Tây và Đông Nam Bộ chiếm trữ lượng lớn và khả năng khai thác cao (1.946 tấn và 1.691 tấn) (Phạm Thược, 2005). Do đó tôm Penaeidae trở thành một trong những đối tượng khá quan trọng được nước ta đẩy mạnh nghiên cứu, điều này tạo nền tảng cơ bản, có ý nghĩa đến nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Có vai trò thương phẩm quan trọng đối với các nước châu Âu, châu Mĩ,... và có một sự đóng góp rất lớn đối với nền sản xuất tôm công nghiệp trên thế giới. Họ Penaeidae gồm 26 giống 206 loài đã đóng góp hơn phân nữa sản lượng tôm sản xuất trên thế giới (FAO, 2001). Vùng biển trung tâm khu vực Tây-Thái Bình Dương tìm thấy 11 giống 112 loài thuộc họ Penaeid, trong số đó thì Penaeus đóng vai trò quan trọng với số lượng khá nhiều, 2 loài quan trọng nhất là Penaeus monodon và Fenneropenaeus merguiensis (FAO, 2001). Từ đó thấy rằng tôm họ Penaeidae đóng vai trò quan trọng trong nền sản xuất tôm của các nước trên thế giới. 2. Về phân bố 2.1. Trên thế giới Tôm Penaeidae phân bố rộng khắp các nơi trên thế giới ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhưng yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố của chúng theo vùng vĩ độ. Hầu hết các loài sống trong vùng đẳng nhiệt độ thấp nhất 20 oC vào mùa Đông. Chúng có số lượng và mật độ phân bố cao ở khu vực Ấn Độ-Tây Thái Bình Dương (Nguyễn Văn Thường, 2004). Khu vực phân bố của tôm Penaeidea được chia thành 4 khu hệ chính: Ấn Độ-Tây Thái Bình Dương ( trong đó có 9 vùng phụ), Đông Thái Bình Dương (2 vùng phụ), Tây Đại Tây Dương (5 vùng phụ) và Đông Đại Tây Dương (2 vùng phụ) (Briggs, 1947 và Abele, 1982 trích dẫn bởi Nguyễn Văn Thường, 2004). Từ đây cho thấy sự phân bố rộng 2 của các giống loài trong họ tôm này, đồng thời tạo điều kiện dễ dàng để xác định khu vực phân bố của tôm Penaeoidea. 2.2. Tại Việt Nam Tôm Penaeidae phân bố khắp các ven biển nước ta như Quảng Ninh, Hà Nam Ninh, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên…đặc biệt là các vùng ven bờ biển phía Đông và Tây Nam Bộ là những bãi tôm lớn (Vũ Trung Tạng, 1997). Điều này nói lên sự phân bố rộng rãi của các giống loài trong họ tôm này, đồng thời có ảnh hưởng sâu sắc đến các quá trình nghiên cứu, phân loại cũng như khai thác tôm biển họ Penaeidae. Qua khảo sát khu vực biển Đông có các bãi tôm chính: Cù Lao Thu, Nam-Đông Nam Vũng Tàu, cửa sông Cửu Long, Đông Nam mũi Cà Mau, Kiên Giang … đã đóng góp một phần rất lớn vào số lượng thành phần loài tôm Penaeidae của Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung, góp phần làm phong phú về giống loài tôm He ở Việt Nam. Hà Tiên – Kiên Giang cũng là nơi họ tôm penaeidae phân bố rất phong phú, “Báo cáo nguồn lợi thủy sản Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), Đại Học Cần Thơ 2010” tìm được 13 loài thuộc 5 giống. Trong đó chỉ cung cấp danh sách 9 loài. (http://timtailieu.vn/tai-lieu/bao-cao-nguon-loi-thuy-san-dong-bang-song-cuu-long) Bảng 2.1 Thành phần loài họ Penaeidae ở Hà Tiên STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tên Khoa Học Giống Fenneropenaeus Fenneropenaeus indicus Giống Melicertus Melicertus latisulcatus Giống Metapenaeus Metapenaeus affinis Metapenaeus ensis Metapenaeus tenuipes Metapenaeus brevicornis Giống Parapenaeopsis Parapenaeopsis hungerfordi Giống Penaeus Penaeus monodon Penaeus semisulcatus Tên Địa Phương Thẻ Đuôi Đỏ Tôm Nylon Tôm Chì Tôm Đất Tôm Bạc Tôm Bạc Nghệ Tôm Gậy Tre Tôm sú Tôm rằn 3. Phân bố tôm họ Penaeidae. 3.1. Phân bố theo điều kiện sinh thái. Dựa vào điều kiện: chất đáy, độ mặn, độ trong…Đa số các giống loài tôm biển sống nơi có nền đáy bùn, cát bùn hay bùn cát. Có thể phân chia thành 2 nhóm chính sau: 3.1.1.Nhóm loài cửa sông 3 Là nhóm tôm có số lượng loài đông nhất, được chia thành 2 nhóm phụ: Nhóm phụ rộng muối Nhóm này thích nghi với khu vực nền đáy bùn, cát bùn ven sông, ven biển giáp cửa sông, nơi có độ trong thấp và biên độ dao động độ mặn lớn kể cả giai đoạn trưởng thành : Metapenaeus ensis (Tôm đất), Metapenaeus lysianassa (Tép bạc). Nhóm phụ hẹp muối Có số lượng loài khá nhiều gồm những loài thích nghi vùng cửa sông nhưng hẹp muối. Thời kỳ ấu trùng và tôm con sống ở vùng cửa sông hay ven biển giáp cửa sông, khi trưởng thành chúng di chuyển ra nơi có độ mặn cao và ổn định: Parapenaeopsis cultrirostris (Tôm sắt), Metapenaeus affinis (Tôm chì), Parapenaeopsis hungerfordi (tôm gậy tre). 3.1.2. Nhóm hải đảo xa bờ Nhóm này thích nghi với vùng biển có nền đáy bùn, bùn cát hay cát bùn thuộc các vùng vịnh xa cửa sông, nơi có độ mặn cao, độ trong lớn và ổn định hoặc các khu vực xa bờ: Penaeus monodon (Tôm sú), Penaeus semisulcatus (Tôm rằn), Melicertus latisulcatus (Tôm Nylon). 3.2. Phân bố theo độ sâu. 3.2.1. Nhóm phân bố biển nông Có số lượng loài đông nhất, bao gồm những loài sống chủ yếu ở độ sâu dưới 50 m. Hầu hết các loài có giá trị kinh tế đều tập trung ở nhóm này, tiêu biểu gồm có các loài: Penaeus semisulcatus (Tôm rằn), Penaeus monodon (Tôm sú), Metapenaeus ensis ( Tôm đất), Metapenaeus affinis (Tôm chì), Parapenaeopsis cultrirostris (Tôm sắt). 3.2,2. Nhóm phân bố rộng 3.2.2.1. Nhóm phụ gần bờ Đây là nhóm quan trọng thứ hai, bao gồm các loài có phạm vi rộng độ sâu từ bờ đến 200 m, gồm những loài thích nghi độ sâu từ bờ đến 100 m, có giá trị kinh tế và quan trọng cho xuất khẩu như: Metapenaeus affinis (Tôm chì), Metapenaeus lysianassa (Tép bạc). 3.2.2.2. Nhóm phụ xa bờ Bao gồm những loài sống ở độ sâu 40-50 m lên đến 200-300 :Penaeus monodon (Tôm sú), Penaeus semisulcatus (Tôm rằn), melicertus latisulcatus (Tôm Nylon). 4. Những thách thức cùng các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi tôm họ Penaeidae. 4.1. Những thách thức Hiện nay thủy sản Hà Tiên - Kiên Giang đang đối mặt với nhiều thách thức, trở ngại: Đối với khai thác Giá nhiên liệu tăng, thiếu vốn, giá hải sản giảm….làm nhiều phương tiện đánh bắt không hoạt động được phải neo đậu dài hạn. Các tàu có công suất lớn thì không đủ nguyên liệu vốn để mạnh dạn đầu tư phát triển xa bờ, trong khi các tàu ghe nhỏ lại họat động nhiều trong khu vực ven bờ. Điều này làm suy giảm một lượng đáng kể các loài tôm có kích thước nhỏ, thành phần và giống loài các loài tôm biển này đang có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng. Đối với nuôi trồng Các cơ sở sản xuất Tôm sú giống phân bố rãi rác xen kẽ các vùng nuôi làm trở ngại lớn cho công tác quản lý chất lượng giống, do không kiểm tra được chất lượng giống, nhập 4 giống bị bệnh làm thiệt hại cho người nuôi. So với nhu cầu thả nuôi thì lượng giống sản xuất trong tỉnh không cung cấp đủ cho người nuôi mà chỉ đáp ứng được khoảng 20%. Do đó người nuôi phải nhập giống từ các Tỉnh ngoài (Sở Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Kiên Giang, 2008). Hơn nữa chi phí con giống cao, giá thức ăn tăng trong khi giá thành sản phẩm lại giảm, nhiều nông dân bị thua lỗ nên nhiều diện tích ao nuôi bị bỏ hoang nên không đáp ứng đủ nguồn sản phẩm cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu. 4.2. Những giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi tôm họ Penaeidae. Về khai thác Xử phạt nặng các đối tượng đánh bắt bằng các phương pháp hủy diệt nguồn lợi thủy sản. Coi trọng việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân về tầm quan trọng của công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi sinh, môi trường thông qua các hoạt động khuyến ngư, thông tin đại chúng. Về nuôi trồng Qui hoạch vùng nuôi, trạm quản lý kiểm dịch thủy sản cần phải quản lý chặt chẽ các hoạt động sản xuất, vận chuyển. Ngăn chặn nhập những giống xấu, kém chất lượng để tránh thiệt hại trong quá trình nuôi. Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho người nuôi, phát triển nghề nuôi theo hướng đa dạ hóa các giống tôm biển nói chung và tôm sú nói riêng 5 CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian, địa điểm - Thời gian đi thu mẫu từ ngày 26 – 30/12/2015 - Địa diểm: chợ Hà tiên 2. Phương pháp thu và bảo quản mẫu - Thu mẫu tại chợ Hà tiên, Kiên Lương, Cái Khế số lượng tùy thuộc vào loài . - Cố định mẫu: Mẫu sau khi thu rửa sạch và quan sát sơ hình thái bên ngoài của mẫu. - Bảo quản mẫu bằng cách bảo quản lạnh. 3. Phương pháp phân tích mẫu - Rã đông, chia ra từng nhóm để phân tích. -Quan sát định danh phân loại -Công thức răng chủy: CR=Răng trên chủy/Răng dưới chủy. -Hình dạng chủy. -Rãnh và gai trên vỏ đầu ngực. -Hình dạng của Thelycum và Petasma. -Hình dạng, kích thước và màu sắc khi vừa thu mẫu. -Phân tích số liệu dựa vào chương trình Excel 4. Vật liệu và dụng cụ - Thùng giữ lạnh - Khay nhựa - Máy chụp ảnh - Nhiếp, kim mũi giáo Dựa trên các tài liệu phân loại định danh đã có Nguyễn Văn Thường, 2004. Hình thái và phân loại giáp xác-Khoa Thủy Sản-Đại Học Cần Thơ 2004, 161 trang. Trung tâm khoa học và công nghệ quốc gia. Động vật chí Việt Nam - Tôm Biển - Tập 1. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ Thuật, 2001, 254 trang. 6 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 1. Điều kiện tự nhiên Hà Tiên là thị xã nhỏ nằm ở phía tây bắc của tỉnh Kiên Giang. Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài 13,7 km, Đông và Nam giáp huyện Kiên Lương, Tây giáp vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 22 km. Nhình chung về địa lí, Hà Tiên có nhiều tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản. Thị xã Hà Tiên là một dải đất hẹp nằm ven biển, với đầy đủ các dạng địa hình: vũng, vịnh, đồng bằng, núi, sông, hang động, hải đảo... Hà Tiên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, khí hậu ở đây có những đặc điểm chính như sau: Số giờ nắng trung bình 7,5 giờ/ngày. Năng lượng bức xạ trung bình 150 - 160 kcal/cm² năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27 °C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 23,9 °C, thường rơi vào khoảng tháng 12 - tháng 1; nhiệt độ cao nhất là 30,2 oC, thường rơi vào tháng 4 – 5. Nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất đo được là 14,8 °C, nhiệt độ tuyệt đối cao nhất là 37,6 °C. Độ ẩm trung bình 81,9%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, có nhiều năm mùa mưa đến sớm và kết thúc muộn hơn các khu vực khác của đồng bằng Sông Cửu Long. Lượng mưa lớn, trung bình 2.118 mm/năm. 2. Khảo sát thành phần loài họ tôm PENAEIDAE Qua đợt khảo sát, kết quả thu được 10 loài tôm biển với 6 giống (Melicertus, Penaeus, Metapenaeus, Parapenaeus, Litopenaeus, Fenneropenaeus) thuộc họ Penaeidae. Qua kết quả khảo sát cho thấy thành phần giống loài thuộc họ Penaeidae khá phong phú. Bảng 4.1. Thành phần giống loài họ tôm Penaeidae qua đợt khảo sát STT 1 2 3 4 5 6 7 Tên Khoa Học Giống Fenneropenaeus Fenneropenaeus indicus Giống Litopenaeus Litopenaeus vannamei Giống Melicertus Melicertus latisulcatus Giống Metapenaeus Metapenaeus affinis Metapenaeus ensis Metapenaeus tenuipes Metapenaeus brevicornis Giống Parapenaeopsis Tên Địa Phương Thẻ Đuôi Đỏ Hà Tiên Kiên lương + + Thẻ Chân Trắng + Tôm Nylon + + Tôm Chì Tôm Đất Tôm Bạc Tôm Bạc Nghệ + + + + + 7 Cái Khế + + + 8 9 10 Tổn g Parapenaeopsis hungerfordi Tôm Gậy Tre Giống Penaeus Penaeus monodon Penaeus semisulcatus Tôm sú Tôm rằn 10 + + + + + + 7 9 3 Qua bảng 4.1 tuy xuất hiện 10 loài nhưng do thu mẫu ở các chợ nên có một số loài không có phân bố ở vùng Hà Tiên – Kiên giang mà do nhập ở các vùng khác về. Ví dụ loài Litopenaeus vannamei phân bố ở vùng Nam Mĩ và được nuôi thâm canh là chủ yếu. Bảng 4.2 Một số loài đặc trưng phân bố ở Hà Tiên Kiên Giang. STT 1 2 3 4 5 6 7 8 Tên Khoa Học Giống Fenneropenaeus Fenneropenaeus indicus Giống Melicertus Melicertus latisulcatus Giống Metapenaeus Metapenaeus affinis Metapenaeus ensis Metapenaeus brevicornis Giống Parapenaeopsis Parapenaeopsis hungerfordi Giống Penaeus Penaeus monodon Penaeus semisulcatus Tên Địa Phương Thẻ Đuôi Đỏ Tôm Nylon Tôm Chì Tôm Đất Tôm Bạc Nghệ Tôm Gậy Tre Tôm sú Tôm rằn 8 12.50% 12.50% MELICERTUS PENAEUS METAPENAEUS PARAPENAEOPSIS FENNEROPENAEUS 12.50% 25.00% 37.50% Hình 4.1 Sự biến động các loài tôm họ penaeidae đặc trưng ở Hà Tiên Qua hình 4.1 Tìm thấy tổng cộng có 8 loài tôm họ Penaeidae phân bố ở vùng biển Hà Tiên – Kiên giang . Theo Nguyễn Văn Thường và ctv (2004) có 25 loài hiện diện ở ĐBSCL. Trong đó giống Metapenaeus chiếm nhiều nhất 47% trong tổng số loài. Nhưng là loài có giá trị kinh tế không cao, không được chú trọng nhiều. Nên xuất hiện ở chợ khảo sát ít đi. Giống Melicertus , Feneropenaeus, Parapenaeopsis có số lượng loài ít nhất là 1 loài, chiếm tỷ lệ bằng nhau là 13%. Trong đó 2 loài có giá trị kinh tế cao do có kích thước lớn, chất lượng thịt ngon là Fenneropenaeus indicus, Melicertus latisulcatus. Giống Penaeus có 2 loài, chiếm tỷ lệ bằng nhau là 25%; Các loài giống Penaeus có giá trị kinh tế cao được chú trọng về nuôi và khai thác. Trong đó loài Penaeus semisulcatus khai thác là chủ yếu ở vùng xa bờ, còn loài Penaeus monodon sản lượng khai thác không nhiều, Chủ yếu do nuôi (Tôm Sú). Qua đợt khảo sát cho thấy sự phong phú về thành phần loài tôm họ PENAEIDAE ở Hà Tiên – Kiên Giang. Nguyên nhân, Hà Tiên – Kiên Giang có điều kiện tự nhiên thích hợp, nhiệt đới, môi trường nước thích hợp với các loài tôm Họ Penaeidae. Bảng 4.3. So sánh thành phần loài tôm họ Penaeidae ở Hà Tiên – Kiên Giang với thành phần loài tôm họ Penaeidae ở ĐBSCL STT 1 2 3 4 5 Tên khoa học Số loài trong đợt thu mẫu Số loài ở ĐBSCL 0 1 1 2 4 1 1 2 2 5 Marsupenaeus Melicertus Feneropenaeus Penaeus Metapenaeus 9 6 7 8 9 Parapenaeopsis Trachypenaeus Metapenaeopsis Litopenaeus Tổng 1 0 0 1 6 3 5 Không xác định 10 25 Số loài giồng Melicertus và Feneropenaeus trong đợt khảo sát đều có 1 loài bằng với số loài hiện có ở ĐBSCL. Giống Penaeus ở ĐBSCL có 2 loài đều xuất hiện trong đợt khảo sát. Cho thấy 2 giống này không có sự biến động. Ngoài 3 giống có giá trị kinh tế cao xuất hiện trong đợt khảo sát, còn giống Metapenaeus và Parapenaeopsis cũng xuất hiện trong đợt khảo sát. Giống Metapenaeus xuất hiện 4 loài so với 5 loài ở ĐBSCL, Parapenaeopsis xuất hiện 1 loài, ĐBSCL thì có tới 6 loài. Ngoài ra Giống Marsupenaeus, Trachypenaeus, Metapenaeopsis có xuất hiện ở ĐBSCL nhưng không có xuất hiện trong đợt khảo sát ở Hà Tiên – Kiên Giang. Qua bảng 4.3 cho thấy sự chêch lệch giữa số loài ở Hà Tiên – Kiên Giang với ĐBSCL (Nguyễn Văn Thường và ctv, 1997). Số Loài 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 Hà Tiên Kiên Lương Cái Khế Hình 4.2 Sự biến động động về số loài tôm họ Penaeidae ở các chợ Chợ Kiên Lương có số loài nhiều nhất 9 loài, chợ Cái Khế số loài ít nhất 3 loài vì ở vùng nước ngọt và qui mô chợ không lớn nên số loài ít. Chợ Hà Tiên có 7 loài do chợ Hà Tiên là chợ lớn nên một số loài không có giá trị kinh tế hoặc có kích thước nhỏ, ít xuất hiện hoặc không xuất hiện nên không thu được. Do đó số loài ở chợ Hà Tiên ít hơn chợ Kiên Lương. Nguyên nhân có sự chệch lệch địa điểm khảo sát, thời gian khảo sát. Và điều quan trọng là môi trường sống của các loài có sự khác biệt như: môi trường nước ( lợ - mặn), nơi sống, khu vực. 10 Số loài 14 12 10 8 6 4 2 0 2010 2015 Hình 4.3. Sự biến động về số loài của họ tôm Penaeidae các năm Trong đợt khảo sát ở Hà Tiên – Kiên Giang họ tôm PENAEIDAE thu được 10 loài ít hơn 3 loài so với “Báo cáo Nguồn lợi thủy sản đồng bằng sông Cửu Long (12/2010)” 3 Một số loài kinh tế 3.1. Giống MELICERTUS Loài 1 : Melicertus latisulcatus ( Kishinouye, 1896) – Tôm Nylon Hình 4.4 Melicertus latisulcatus ( Tôm Nylon) Đặc điểm nhận dạng 9 - 10 CR= ------1 Thường có 4 răng sau hốc mắt, rãnh bên rộng bằng gờ sau chủy và rõ ràng ở nữa phần sau của Carapace, . Cơ thể có màu vàng sáng, xanh nhạt đến xanh nâu. Vòng vỏ ở phần bụng có những dãi sắc tố ngắn màu nâu đen, rõ. Chủy, gờ sau chủy, mép ngoài của vảy râu và 11 gờ lưng ở phần bụng có màu nâu đậm, ba đôi chân ngực cuối có màu xanh nhạt. ở phần sau của chân đuôi và rìa chân đuôi có màu đỏ. Kích thước: dài tối đa 165 mm ( đực), 210 mm (cái) Môi trường sống : Độ sâu từ 0-80 m, nền đáy bùn cát, sỏi đá Phân bố Trên thế giới: Ấn Độ-Tây Thái bình Dương: từ Hồng hải, Đông Nam châu Phi tới Triều Tiên, Nhật bản, Mã Lai, Úc và Việt Nam. Trong nước : Vịnh Bắc bộ, ven biển miền Trung và Nam bộ, Vùng biển Tây Nam bộ : Ngư trường Nam du. Đặc điểm sinh học: Thường sống ở vùng nhiệt đới, sống đáy bùn cát, sỏi đá với môi trường lợ mặn, độ sâu từ 0- 80 m. Điều kiện nhiệt độ thích hợp là 25- 32oC . 3.2. Giống PENAEUS Fabricius,1798. Đặc điểm chung Là loài tôm có giá trị kinh tế cao.Phân bố trong các thủy vực giới hạn từ 40 o vĩ bắc đến 40o vĩ Nam, thường xuất hiện ở vùng ven biển nước lợ, cửa sông. Cạnh trên và cạnh dưới chủy đều có răng. Carapace có nhiều gờ rãnh. Loài 2 : Penaeus monodon Fabricus, 1798 (Tôm sú). Hình 4.5. Penaeus monodon ( Tôm sú) Đặc điểm nhận dạng 6-8 CR = ------2-3 Chủy kéo dài đến rìa của cuống râu I. Gờ gan thẳng, song song với mặt lưng của Carapace. Không có gờ dạ dày-trán. Gờ dạ dày-hốc mắt chiếm 1/2 khoảng cách giữa gai gan và bờ sau hốc mắt. Chân ngực V không có nhánh ngoài. Màu sắc : Cơ thể màu xanh đậm, có những vân sắc tố trắng đen ở các đốt bụng. Phần còn lại của thân biến đổi từ màu nâu sang màu xanh hoặc đỏ Kích thước : dài tối đa 270 mm, thường gặp 122 - 232 mm. Môi trường sống Phân bố ở độ sâu từ 0-162 m, đáy cát bùn hay bùn hoặc cát, thích hợp nhất ở thủy vực có độ trong cao. Giai đoạn Juvenile sống ở vùng cửa sông nước cạn. Con trưởng thành sống ở mức nước sâu hơn. Bãi đẻ ở thủy vực có độ sâu từ 30-40 m hay sâu hơn. Phân bố 12 Trên thế giới : Ấn độ-Tây Thái Bình Dương: Từ Đông và Đông Nam châu Phi, Pakistan đến Nhật bản, Malay Archipelago, Indonesia, New Guinea, Bắc Úc, Philippines, Đài Loan và Việt Nam Trong nước : Vịnh Bắc bộ, ven biển miền Trung và Nam Bộ; Vùng biển Tây Nam bộ: Ông Trang, Bảy Háp , sông Ông Đốc và Khánh hội, Kim qui, Hòn Chông, Hà Tiên. Đặc điểm sinh học Thường sống ở vùng nhiệt đới, sống đáy với môi trường lợ mặn, độ sâu dao động 0 đến 162m. Sinh sản kéo dài quanh năm, điều kiện sinh sản thích hợp là 26-32oC Giai đoạn ấu trùng thường sống ở vùng cửa sông ven bờ, khi trưởng thành di cư ra khơi xa để đẻ trứng. Tầm quan trọng đối với nghề Thủy sản Đối với nghề khai thác : đây là loài tôm có kích thước lớn nhất trong họ tôm biển Penaeidae thu được tạiKiên Giang đồng thời là một trong những đối tượng có giá trị kinh tế cao trong xuất khẩu. Đối về nghề nuôi trồng: đây là loài có vai trò quan trọng được nuôi phổ biến trong các đầm nuôi. 3.3. Giống LITOPENAEUS Boone, 1931 Loài 3 : Litopenaeus vannamei Boone, 1931 Hình 4.6. Litopenaeus vannamei ( thẻ chân trắng) Đặc điểm nhận dạng Tôm chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên có tên là tôm Bạc, bình thường có màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà nên gọi tôm chân trắng. Chuỳ là phần kéo dài tiếp với bụng. Dưới chuỳ có 2 4 răng cưa, đôi khi có tới 5 - 6 răng cưa ở phía bụng. Những răng cưa đó kéo dài, đôi khi tới đốt thứ hai. Vỏ đầu ngực có những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi (gai telssm), không có rãnh sau mắt, đường gờ sau chuỳ khá dài đôi khi từ mép sau vỏ đầu ngực. Gờ bên chuỳ ngắn, chỉ kéo dài tới gai thượng vị. Có 6 đốt bụng, ở đốt mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc không có. Telsson (gai đuôi) không phân nhánh. Môi trường sống Sống môi trường nhiệt đới, sống nơi đáy là bùn, độ sâu khoảng 72 m, có thể sống ở độ mặn trong phạm vi 5 - 50‰, thích hợp ở độ mặn nước biển 28 - 34‰. Phân bố 13 Phân bố vùng ven bờ phía Đông Thái Bình Dương, từ biển Pêru đến Nam Mê-hi-cô, vùng biển Equađo; Hiện tôm chân trắng đã được di giống ở nhiều nước Đông á và Đông Nam á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Indonexia, Malaixia và Việt Nam. Đặc điểm sinh học Sống nơi đáy là bùn, độ sâu khoảng 72 m, nhiệt độ 12-28oC. Tôm chân trắng thành thục sớm, con cái có khối lượng từ 30 - 45 g/con là có thể tham gia sinh sản. Sau mỗi lần đẻ hết trứng, buồng trứng tôm lại phát triển tiếp. Thời gian giữa 2 lần đẻ cách nhau 2 - 3 ngày. 14 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. KẾT LUẬN Đặc điểm thành phần loài tôm họ Penaeidae ở Hà Tiên – Kiên Giang tương đối phong phú, qua khảo sát sơ bộ đã thấy được 10 loài 6 giống. Chợ Kiên Lương tìm thấy 9 loài, chợ Hà Tiên tìm thấy 7 loài, Cái khế 3 loài. Qua đợt khảo sát tìm thấy 10 loài nhưng ít hơn 3 loài so với năm 2010 “Báo cáo nguồn lợi ĐBSCL, Đại Học Cần thơ 2010”. 2. ĐỀ XUẤT Đề ra giải pháp bảo vệ nguồn lơi thủy sản ở Hà Tiên – Kiên Giang. Cấm đánh bắt hủy diệt nguồn lợi thủy sản. Mở rộng mô hình nuôi tôm thâm canh các loài có giá trị kinh tế. Nghiên cứu những loài có giá trị kinh tế nhưng chưa thuần hóa được để đưa vào nuôi. 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Văn Thường, 2004. Hình thái và phân loại giáp xác-Khoa Thủy Sản-Đại Học Cần Thơ 2004, 161 trang. Trung tâm khoa học và công nghệ quốc gia. Động vật chí Việt Nam - Tôm Biển - Tập 1. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ Thuật, 2001, 254 trang. Nguồn lợi Thuỷ sản Việt Nam, 1996 Báo cáo Nguồn lợi thủy sản đồng bằng sông Cửu Long, Đại Học Cần Thơ 2010. Bài giảng quản lý chất lượng nước, Nguyễn Lê Hoàng Yến 2015. 16 PHỤ LỤC Bảng thành phần loài tôm họ Penaeidae trên thế giới STT Giống Loài 1 Artemesia Bate, 1888 1 2 Atypopenaeus Alcock, 1905 5 3 Farfantepenaeus Burukovsky, 1997 8 4 Fenneropenaeus Pérez Farfante, 1969 5 5 Funchalia J. Y. Johnson, 1868 5 6 Heteropenaeus De Man, 1896 1 7 Litopenaeus Pérez Farfante, 1969 5 8 Macropetasma Stebbing, 1914 1 9 Marsupenaeus Tirmizi, 1971 1 10 Megokris Pérez Farfante and Kensley, 1997 4 11 Melicertus Rafinesque-Schmaltz, 1814 7 12 Metapenaeopsis Bouvier, 1905 73 13 Metapenaeus Wood-Mason, 1891 26 14 Miyadiella Kubo, 1949 2 15 Parapenaeopsis Alcock, 1901 19 16 Parapenaeus Smith, 1885 13 17 Pelagopenaeus Pérez Farfante and Kensley, 1997 1 18 Penaeopsis Bate, 1881 6 19 Penaeus Fabricius, 1798 3 20 Protrachypene Burkenroad, 1934 1 17 21 Rimapenaeus Pérez Farfante and Kensley, 1997 6 22 Tanypenaeus Pérez Farfante, 1972 1 23 Trachypenaeopsis Burkenroad, 1934 3 24 Trachypenaeus Alcock, 1901 18 25 Trachysalambria Burkenroad, 1934 8 26 Xiphopenaeus Smith, 1869 1 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng