Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận kế toán tài chính 1 - kế toán trái phiếu phát hành...

Tài liệu Tiểu luận kế toán tài chính 1 - kế toán trái phiếu phát hành

.PDF
43
226
143

Mô tả:

Kế toán Trái phiếu phát hành HỌC VIỆN NGÂN HÀNG DANH SÁCH THÀNH VIÊN: 1. 2. 3. 4. 5. 6. Hoàng Văn Nhất. Đinh Công Đạt. Lê Ngọc Hân. Lê Thị Huyền. Nguyễn Việt Hưng. Vũ Ngọc Tú. Nhóm 6 – KTTC 1 Thứ 6 Ca 2 H401 Page 1 Kế toán Trái phiếu phát hành NỘI DUNG CHÍNH 1. Trái phiếu. 2. Một số quy định khi hạch toán tài khoản 343. 3. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 343 – Trái phiếu phát hành (Điều 59 – Thông tư 200/2014/TT-BTC). 4. Hạch toán kế toán trái phiếu phát hành. 5. Hạch toán kế toán chi phí phát hành trái phiếu. 6. Điểm mới của Thông tư 200/2014/TT-BTC về TK 343 – Trái phiếu phát hành. 7. Ví dụ minh họa. Tài liệu tham khảo. Nhóm 6 – KTTC 1 Thứ 6 Ca 2 H401 Page 2 Kế toán Trái phiếu phát hành KẾ TOÁN TRÁI PHIẾU PHÁT HÀNH 1. Trái phiếu. Trái phiếu là một loại chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành đối với việc trả cả gốc và lãi cho người sở hữu trái phiếu. Trái phiếu có thể được doanh nghiệp phát hành dưới hình thức chứng chỉ hay dưới hình thức bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Đặc điểm phổ biến của trái phiếu là người sở hữu trái phiếu chỉ được rút tiền gốc khi đáo hạn nên tiền gốc được trả một lần đến khi đáo hạn nhưng tiền lãi có thể được trả theo định kỳ, trả trước( ngay khi phát hành) hoặc trả sau cùng với gốc khi đáo hạn. Căn cứ mức độ uy tín của doanh nghiệp, hiệu quả của dự án đầu tư và tình hình thị trường tài chính, tiền tệ doanh nghiệp phát hành trái phiếu quyết định lãi suất cho từng đợt phát hành. Lãi suất trái phiếu có thể xác định cố định cho cả kỳ hạn hoặc thả nổi trên thị trường. Trường hợp phát hành trái phiếu với lãi suất thả nổi, tổ chức phát hành công bố mức lãi suất tham chiếu để làm căn cứ xác định mức lãi phải trả cho người sở hữu trái phiếu. Tiền lãi của trái phiếu có thể được doanh nghiệp trả trước ( trả ngay tại thời điểm phát hành), trả lãi theo định kỳ hoặc trả lãi sau cùng với khoản tiền gốc khi trái phiếu đáo hạn cho người sở hữu trái phiếu.  Nếu trả lãi trước, thì số lãi được khấu trừ vào số tiền mà người mua trái phiếu trả cho doanh nghiệp, số lãi này được kế toán ghi nhận như một khoản trả trước dài hạn để định kỳ phân bổ vào chi phí SXKD hoặc vốn hóa vào giá trị của tài sản dở dang.  Nếu trả lãi sau (khi trái phiếu đáo hạn) thì định kỳ kế toán phải tính lãi phải trả trong kỳ để ghi nhận vào chi phí SXKD hoặc vốn hóa vào giá trị của tài sản dở dang.  Trường hợp trả lãi định kỳ mà kỳ trả lãi không trùng với thời điểm lập Báo cáo tài chính thì khi lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp vẫn phải trích trước chi phí lãi vay phải trả như đối với trường hợp trả lãi sau. Khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu, có thể xảy ra 3 trường hợp : Nhóm 6 – KTTC 1 Thứ 6 Ca 2 H401 Page 3 Kế toán Trái phiếu phát hành  Phát hành trái phiếu ngang giá (giá phát hành bằng mệnh giá) : Là phát hành trái phiếu với giá đúng bằng mệnh giá của trái phiếu. Trường hợp này thường xảy ra khi lãi suất thị trường bằng lãi suất danh nghĩa của trái phiếu phát hành.  Phát hành trái phiếu có chiết khấu (giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá): Là phát hành trái phiếu với giá nhỏ hơn mệnh giá của trái phiếu. Trường hợp này thường xảy ra khi lãi suất thị trường lớn hơn lãi suất danh nghĩa của trái phiếu. Phần chênh lệch giữa giá phát hành trái phiếu nhỏ hơn mệnh giá của trái phiếu gọi là giá trị chiết khấu trái phiếu phát hành. Lãi suất thị trường lớn hơn lãi suất danh nghĩa, điều này có nghĩa là lãi suất đáng lẽ nhà đầu tư nhận được cao hơn lãi suất nhận được. Nhưng căn cứ để tính lãi lại là lãi suất danh nghĩa, nên công ty chiết khấu giá bán cho Nhà đầu tư để bù lại khoản chênh lệch mà Nhà đầu tư bị mất đi.  Phát hành trái phiếu có phụ trội (giá phát hành trái phiếu lớn hơn mệnh giá): là phát hành trái phiếu với giá lớn hơn mệnh giá của trái phiếu. Trường hợp này xảy ra khi lãi suất thị trường nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa của trái phiếu phát hành. Lãi suất thị trường nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa, điều này có nghĩa là lãi suất đáng lẽ nhà đầu tư nhận được phải thấp hơn lãi suất nhận được. Nhưng căn cứ để tính lãi lại là lãi suất danh nghĩa, nên công ty phụ trội giá bán lên để bù lại khoản chênh lệch mà Nhà đầu tư có thêm. Giá chiết khấu hoặc phụ trội phát sinh khi tại thời điểm doanh nghiệp phát hành trái phiếu có sự chênh lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất danh nghĩa được các nhà đầu tư mua trái phiếu chấp nhận. Giá trị chiết khấu hoặc giá trị phụ trội của trái phiếu phát hành ; chênh lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất danh nghĩa sau thời điểm phát hành trái phiếu không ảnh hưởng đến giá trị khoản phụ trội hay chiết khấu đã ghi nhận. Để hạch toán đối với trái phiếu phát hành, kế toán sử dụng tài khoản “Trái phiếu phát hành – TK 343”. 2. Một số quy định khi hạch toán tài khoản 343.  Tài khoản 343 chỉ áp dụng ở doanh nghiệp có vay vốn bằng phương thức phát hành trái phiếu. Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình phát hành trái phiếu, bao gồm cả trái phiếu chuyển đổi và tình hình Nhóm 6 – KTTC 1 Thứ 6 Ca 2 H401 Page 4 Kế toán Trái phiếu phát hành thanh toán trái phiếu của doanh nghiệp. Tài khoản này cũng dùng để phản ánh các khoản chiết khấu, phụ trội trái phiếu phát sinh khi phát hành trái phiếu và tình hình phân bổ các khoản chiết khấu, phụ trội khi xác định chi phí đi vay tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc vốn hóa theo từng kỳ.  Doanh nghiệp sử dụng TK 3431 – Trái phiếu thường để phản ánh chi tiết các nội dung có liên quan đến trái phiếu phát hành, gồm: - Mệnh giá trái phiếu. - Chiết khấu trái phiếu - Phụ trội trái phiếu. Đồng thời theo dõi chi tiết theo thời hạn phát hành trái phiếu.  Doanh nghiệp phải theo dõi chiết khấu và phụ trội cho từng loại trái phiếu phát hành và tình hình phân bổ từng khoản chiết khấu, phụ trội khi xác định chi phí đi vay tính vào chi phí SXKD hoặc vốn hoá theo từng kỳ, cụ thể: - Chiết khấu trái phiếu được phân bổ dần để tính vào chi phí đi vay từng kỳ trong suốt thời hạn của trái phiếu. - Phụ trội trái phiếu được phân bổ dần để giảm trừ chi phí đi vay từng kỳ trong suốt thời hạn của trái phiếu. - Trường hợp chi phí lãi vay của trái phiếu đủ điều kiện vốn hoá, các khoản lãi tiền vay và khoản phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội được vốn hoá trong từng kỳ không được vượt quá số lãi vay thực tế phát sinh và số phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội trong kỳ đó. - Việc phân bổ khoản chiết khấu hoặc phụ trội có thể sử dụng phương pháp lãi suất thực tế hoặc phương pháp đường thẳng: Theo phương pháp lãi suất thực tế: Khoản chiết khấu hoặc phụ trội phân bổ vào mỗi kỳ được tính bằng chênh lệch giữa chi phí lãi vay Nhóm 6 – KTTC 1 Thứ 6 Ca 2 H401 Page 5 Kế toán Trái phiếu phát hành phải trả cho mỗi kỳ trả lãi (được tính bằng giá trị ghi sổ đầu kỳ của trái phiếu nhân (x) với tỷ lệ lãi thực tế trên thị trường) với số tiền phải trả từng kỳ. Theo phương pháp đường thẳng: Khoản chiết khấu hoặc phụ trội phân bổ đều trong suốt kỳ hạn của trái phiếu.  Trường hợp trả lãi khi đáo hạn trái phiếu thì định kỳ doanh nghiệp phải tính lãi trái phiếu phải trả từng kỳ để ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc vốn hoá vào giá trị của tài sản dở dang.  Chi phí phát hành trái phiếu được phân bổ dần phù hợp với kỳ hạn trái phiếu theo phương pháp đường thẳng hoặc phương pháp lãi suất thực tế và ghi nhận vào chi phí tài chính hoặc vốn hóa. Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, chi phí phát hành trái phiếu được ghi giảm mệnh giá của trái phiếu. Định kỳ, kế toán phân bổ chi phí phát hành trái phiếu bằng cách ghi tăng giá trị mệnh giá trái phiếu và ghi nhận vào chi phí tài chính hoặc vốn hóa phù hợp với việc ghi nhận lãi vay phải trả của trái phiếu.  Khi lập Báo cáo tài chính, trên Bảng cân đối kế toán trong phần nợ phải trả thì chỉ tiêu trái phiếu phát hành được phản ánh trên cơ sở thuần (xác định bằng trị giá trái phiếu theo mệnh giá trừ (-) Chiết khấu trái phiếu cộng (+) Phụ trội trái phiếu). 3. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 343 – Trái phiếu phát hành (Điều 59 – Thông tư 200/2014/TT-BTC). Tài khoản 343 “Trái phiếu phát hành” có 2 tài khoản cấp 2:  Tài khoản 3431 “Trái phiếu thường” tài khoản này có 3 tài khoản cấp 3: o Tài khoản 34311 – Mệnh giá trái phiếu. o Tài khoản 34312 – Chiết khấu trái phiếu. o Tài khoản 34313 – Phụ trội trái phiếu.  Tài khoản 3432 “Trái phiếu chuyển đổi”. Nhóm 6 – KTTC 1 Thứ 6 Ca 2 H401 Page 6 Kế toán Trái phiếu phát hành Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3431 “Trái phiếu thường”: Có Nợ - Thanh toán trái phiếu khi đáo hạn - Trị giá trái phiếu phát hành theo mệnh - Chiết khấu trái phiếu phát sinh trong giá trong kỳ kỳ - Phân bổ chiết khấu trái phiếu trong kỳ - Phân bổ phụ trội trái phiếu trong kỳ - Phụ trội trái phiếu phát sinh Số dư bên Có: Trị giá khoản nợ vay do phát hành trái phiếu đến thời điểm cuối kỳ Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3432 “Trái phiếu chuyển đổi”: Nợ Có - Thanh toán nợ gốc trái phiếu khi - Trị giá phần nợ gốc trái phiếu ghi nhận tại đáo hạn nếu người nắm giữ trái thời điểm phát hành phiếu không thực hiện quyền chọn - Giá trị được điều chỉnh tăng phần nợ gốc chuyển đổi thành cổ phiếu trái phiếu trong kỳ - Kết chuyển nợ gốc trái phiếu để ghi tăng VCSH nếu người nắm giữ trái phiếu thực hiện quyền chọn chuyển đổi thành cổ phiếu Số dư bên Có: Giá trị phần nợ gốc trái phiếu tại thời điểm báo cáo 4. Hạch toán kế toán trái phiếu phát hành. 4.1 Trường hợp phát hành trái phiếu trả lãi sau hoặc trả lãi theo định kỳ. Khi phát hành trái phiếu trả lãi sau hoặc trả lãi theo định kỳ thì số tiền doanh nghiệp thu được tại thời điểm phát hành bằng mệnh giá của trái phiếu. Để xác định trái phiếu phát hành ngang giá hay có phụ trội, chiết khấu thì sẽ so sánh giữa số tiền thu được với mệnh giá trái phiếu. Nhóm 6 – KTTC 1 Thứ 6 Ca 2 H401 Page 7 Kế toán Trái phiếu phát hành Nếu phát hành ngang giá: Trường hợp này, khi phát hành doanh nghiệp sẽ thu về số tiền đúng bằng mệnh giá của trái phiếu , số lãi của trái phiếu được tính theo định kỳ vào chi phí SXKD hoặc vốn hóa.  Tại thời điểm phát hành: Ghi nhận số tiền thu về phát hành trái phiếu (bằng mệnh giá trái phiếu). Nợ TK Tiền mặt, tiền gửi NH,.. (TK 111, 112, 331,...) Có TK Mệnh giá trái phiếu phát hành (TK 34311).  Khi tính lãi phải trả theo định kỳ: Tùy theo mục đích sử dụng nguồn vốn của trái phiếu và điều kiện ghi nhận để tính vào chi phí SXKD trong kỳ hay vốn hóa số tiền phải trả. Nợ TK Chi phí tài chính (TK 635): Nếu số lãi tính vào chi phí SKKD trong kỳ. Nợ TK XDCB dở dang (TK 241): Nếu số lãi được vốn hóa vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang. Nợ TK Chi phí sản xuất chung (TK 627): Nếu số lãi được vốn hóa vào giá trị tài sản sản xuất dở dang. Có TK Tiền mặt, tiền gửi NH,... (TK 111, 112,...) Nếu trả lãi thẳng cho người sở hữu trái phiếu.  Nếu trả lãi trái phiếu sau (khi trái phiếu đáo hạn), từng kỳ doanh nghiệp phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí SXKD hoặc vốn hoá, ghi: Nợ TK Chi phí tài chính (TK 635): Nếu số lãi tính vào chi phí SKKD trong kỳ. Nợ TK XDCB dở dang (TK 241): Nếu số lãi được vốn hóa vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang. Nợ TK Chi phí sản xuất chung (TK 627): Nếu số lãi được vốn hóa vào giá trị tài sản sản xuất dở dang. Nhóm 6 – KTTC 1 Thứ 6 Ca 2 H401 Page 8 Kế toán Trái phiếu phát hành Có TK Chi phí phải trả (TK 335): Số lãi chưa trả cho người sở hữu trái phiếu.  Đến hạn thanh toán tiền gốc cho người sở hữu trái phiếu: Doanh nghiệp phát hành trả số tiền gốc theo mệnh giá và số lãi còn lại chưa trả. Nợ TK Mệnh giá trái phiếu (TK 34311): Số tiền gốc theo mệnh giá. Nợ TK Chi phí phải trả (TK 335): Số lãi còn lại chưa trả. Có TK Tiền mặt, tiền gửi NH,... (TK 111, 112,...): Tổng tiền gốc và lãi. Sơ đồ 1: Sơ đồ hạch toán trái phiếu ngang giá trả lãi sau. Nếu phát hành có chiết khấu: Trường hợp này số tiền doanh nghiệp nhận được ít hơn so với mệnh giá của trái phiếu, phần chênh lệch thấp hơn đó là giá trị chiết khấu của trái phiếu sẽ được theo dõi trên tài khoản “Chiết khấu trái phiếu” để thực hiện phân bổ vào chi phí đi vay hoặc vốn hóa trong suốt kỳ hạn của trái phiếu. Về cơ bản quá trình hạch toán tương tự như trường hợp phát hành ngang giá, chỉ khác ở điểm theo dõi và phân bổ giá trị chiết khấu của trái phiếu. Nhóm 6 – KTTC 1 Thứ 6 Ca 2 H401 Page 9 Kế toán Trái phiếu phát hành  Phản ánh số tiền thực thu về phát hành trái phiếu: Nợ các TK 111, 112,... : Số tiền thu về bán trái phiếu. Nợ TK 34312 – Chiết khấu trái phiếu: Chênh lệch giữa số tiền thu về bán trái phiếu nhỏ hơn mệnh giá trái phiếu. Có TK 34311 – Mệnh giá trái phiếu.  Trường hợp trả lãi định kỳ, khi trả lãi vay tính vào chi phí SXKD hoặc vốn hóa: Nợ TK 635 – Chi phí tài chính: Nếu tính vào chi phí SXKD trong kỳ. Nợ TK XDCB dở dang (TK 241): Nếu số lãi được vốn hóa vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang. Nợ TK Chi phí sản xuất chung (TK 627): Nếu số lãi được vốn hóa vào giá trị tài sản sản xuất dở dang. Có TK Tiền mặt, tiền gửi NH,... (TK 111, 112,...) Nếu trả lãi thẳng cho người sở hữu trái phiếu. Có TK 34312 – Chiết khấu trái phiếu: Số phân bổ chiết khấu từng kỳ.  Nếu trả lãi trái phiếu sau (khi trái phiếu đáo hạn), từng kỳ doanh nghiệp phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí SXKD hoặc vốn hoá, ghi: Nợ TK Chi phí tài chính (TK 635): Nếu số lãi tính vào chi phí SKKD trong kỳ. Nợ TK XDCB dở dang (TK 241): Nếu số lãi được vốn hóa vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang. Nợ TK Chi phí sản xuất chung (TK 627): Nếu số lãi được vốn hóa vào giá trị tài sản sản xuất dở dang. Nhóm 6 – KTTC 1 Thứ 6 Ca 2 H401 Page 10 Kế toán Trái phiếu phát hành Có TK Chi phí phải trả (TK 335): Phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ. Có TK 34312 – Chiết khấu trái phiếu: Số phân bổ trong kỳ.  Đến hạn thanh toán tiền gốc cho người sở hữu trái phiếu: Doanh nghiệp phát hành trả số tiền gốc theo mệnh giá và số lãi còn lại chưa trả. Nợ TK Mệnh giá trái phiếu (TK 34311): Số tiền gốc. Nợ TK Chi phí phải trả (TK 335): Tổng số tiền lãi trái phiếu. Có TK Tiền mặt, tiền gửi NH,... (TK 111, 112,...): Tổng tiền gốc và lãi. Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán trái phiếu phát hành có chiết khấu trả lãi sau. Nếu phát hành có phụ trội: Trường hợp này số tiền doanh nghiệp nhận được lớn hơn so với mệnh giá trái phiếu, phần chênh lệch lớn hơn đó là giá trị phụ trội của trái phiếu sẽ được theo dõi trên tài khoản “Phụ trội trái phiếu” để thực hiện Nhóm 6 – KTTC 1 Thứ 6 Ca 2 H401 Page 11 Kế toán Trái phiếu phát hành phân bổ giảm chi phí đi vay hoặc vốn hóa trong suốt kỳ hạn của trái phiếu . Về cơ bản quá trình hạch toán tương tự như trường hợp phát hành trái phiếu ngang giá, chỉ khác ở điểm theo dõi và phân bổ giá trị phụ trội của trái phiếu.  Phản ánh số tiền thực thu về phát hành trái phiếu: Nợ các TK 111, 112,... : Số tiền thu về bán trái phiếu. Nợ TK 34313 – Phụ trội trái phiếu : Chênh lệch giữa số tiền thực thu về bán trái phiếu lớn hơn mệnh giá trái phiếu. Có TK 34311 – Mệnh giá trái phiếu.  Trường hợp trả lãi định kỳ: o Khi trả lãi vay tính vào chi phí SXKD hoặc vốn hóa: Nợ TK 635 – Chi phí tài chính: Nếu tính vào chi phí SXKD trong kỳ. Nợ TK XDCB dở dang (TK 241): Nếu số lãi được vốn hóa vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang. Nợ TK Chi phí sản xuất chung (TK 627): Nếu số lãi được vốn hóa vào giá trị tài sản sản xuất dở dang. Có TK Tiền mặt, tiền gửi NH,... (TK 111, 112,...) : Số tiền trả lãi trái phiếu trong kỳ. o Đồng thời phân bổ dần phụ trội trái phiếu để ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ: Nợ TK 34313 – Phụ trội trái phiếu: Số phân bổ từng kỳ. Có TK 635, 241, 621.  Nếu trả lãi trái phiếu sau (khi trái phiếu đáo hạn), từng kỳ doanh nghiệp phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ. o Khi tính chi phí lãi vay cho đối tượng ghi nhận chi phí đi vay trong kỳ: Nhóm 6 – KTTC 1 Thứ 6 Ca 2 H401 Page 12 Kế toán Trái phiếu phát hành Nợ TK Chi phí tài chính (TK 635): Nếu số lãi tính vào chi phí SKKD trong kỳ. Nợ TK XDCB dở dang (TK 241): Nếu số lãi được vốn hóa vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang. Nợ TK Chi phí sản xuất chung (TK 627): Nếu số lãi được vốn hóa vào giá trị tài sản sản xuất dở dang. Có TK Chi phí phải trả (TK 335): Phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ. o Đồng thời phân bổ dần phụ trội trái phiếu để ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ: Nợ TK 34313 – Phụ trội trái phiếu. Có TK 635, 241, 627.  Đến hạn thanh toán tiền gốc cho người sở hữu trái phiếu: Doanh nghiệp phát hành trả số tiền gốc theo mệnh giá và số lãi còn lại chưa trả. Nợ TK Mệnh giá trái phiếu (TK 34311): Số tiền gốc. Nợ TK Chi phí phải trả (TK 335): Tổng số tiền lãi trái phiếu. Có TK Tiền mặt, tiền gửi NH,... (TK 111, 112,...): Tổng tiền gốc và lãi. Nhóm 6 – KTTC 1 Thứ 6 Ca 2 H401 Page 13 Kế toán Trái phiếu phát hành Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán trái phiếu phát hành có phụ trội trả lãi sau. 4.2 Trường hợp trái phiếu phát hành trả lãi trước. Khác với phát hành trái phiếu trả lãi sau, nếu doanh nghiệp phát hành trái phiếu trả lãi trước thì số tiền thu được khi phát hành trái phiếu là số tiền nhỏ hơn mệnh giá. Để xác định là trái phiếu phát hành ngang giá hay có chiết khấu, phụ trội thì cần so sánh số tiền thu được với mệnh giá trừ đi lãi đã trả tại thời điểm phát hành. Số lãi trả trước được ghi nhận như một tài khoản chi phí trả trước dài hạn để định kỳ phân bổ vào chi phí đi vay hoặc vốn hóa. Nếu phát hành ngang giá:  Khi phát hành, số tiền doanh nghiệp thu được bằng mệnh giá trừ đi số lãi trả ngay cho chủ sở hữu trái phiếu. Nợ các TK 111, 112,... : Tổng số tiền thực thu. Nợ TK 242 – Chi phí trả trước: Chi tiết lãi trái phiếu trả trước. Có TK 34311 – Mệnh giá trái phiếu.  Định kỳ, phân bổ lãi trái phiếu trả trước vào chi phí đi vay từng kỳ. Nhóm 6 – KTTC 1 Thứ 6 Ca 2 H401 Page 14 Kế toán Trái phiếu phát hành Nợ TK 635 – Chi phí tài chính: Nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ. Nợ TK XDCB dở dang (TK 241): Nếu số lãi được vốn hóa vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang. Nợ TK Chi phí sản xuất chung (TK 627): Nếu số lãi được vốn hóa vào giá trị tài sản sản xuất dở dang. Có TK 242 – Chi phí trả trước: Số lãi phân bổ trong kỳ.  Chi phí phát hành trái phiếu. o Khi phát sinh chi phí phát hành trái phiếu. Nợ TK 34311 – Mệnh giá trái phiếu. Có các TK 111, 112,... o Định kỳ phân bổ chi phí phát hành trái phiếu theo phương pháp đường thẳng hoặc phương pháp lãi suất thực tế. Nợ các TK 635, 241, 627: Số phân bổ chi phí phát hành trong kỳ. Có TK 34311 – Mệnh giá trái phiếu.  Thanh toán trái phiếu khi đáo hạn. Nợ TK 34311 – Mệnh giá trái phiếu: Số tiền theo mệnh giá. Có TK 111, 112,... : Giá trái phiếu Nhóm 6 – KTTC 1 Thứ 6 Ca 2 H401 Page 15 Kế toán Trái phiếu phát hành Sơ đồ 4: Sơ đồ hạch toán trái phiếu phát hành ngang giá trả lãi trước. Nếu phát hành có chiết khấu: Trường hợp này, khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp thu được số tiền nhỏ hơn mệnh giá trừ (-) đi lãi trả trước, số chênh lệch nhỏ hơn này là giá trị chiết khấu. Trong thực tế khi doanh nghiệp đã chấp nhận trả trước thì hiếm khi lại chịu chấp nhận giá chiết khấu. Nếu xảy ra trường hợp phát hành có giá trị chiết khấu thì quá trình hạch toán cũng xử lý tương tự như đối với trường hợp phát hành trái phiếu ngang giá ở trên, chỉ khác ở việc ghi nhận giá trị chiết khấu vào tài khoản riêng để phân bổ vào chi phí đi vay hoặc vốn hóa trong suốt thời hạn của trái phiếu.  Khi phát hành trái phiếu. Nợ các TK 111, 112,... : Tổng số tiền thực thu. Nợ TK 34312 – Chiết khấu trái phiếu. Nợ TK 242 – Chi phí trả trước: Số tiền lãi trái phiếu trả trước. Có TK 34311 – Mệnh giá trái phiếu.  Định kỳ, phân bổ lãi trái phiếu trả trước vào chi phí đi vay từng kỳ. Nợ TK 635 – Chi phí tài chính: Nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ. Nhóm 6 – KTTC 1 Thứ 6 Ca 2 H401 Page 16 Kế toán Trái phiếu phát hành Nợ TK XDCB dở dang (TK 241): Nếu số lãi được vốn hóa vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang. Nợ TK Chi phí sản xuất chung (TK 627): Nếu số lãi được vốn hóa vào giá trị tài sản sản xuất dở dang. Có TK 242 – Chi phí trả trước: Số lãi trái phiếu phân bổ trong kỳ. Có TK 34312 – Chiết khấu trái phiếu: Số phân bổ chiết khấu từng kỳ.  Thanh toán trái phiếu khi đáo hạn. Nợ TK 34311 – Mệnh giá trái phiếu: Số tiền theo mệnh giá. Có TK 111, 112,... : Giá trái phiếu Sơ đồ 5: Hạch toán trái phiếu phát hành trả lãi trước và có giá trị chiết khấu. Nếu phát hành có phụ trội: Trường hợp này, khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp thu được số tiền lớn hơn mệnh giá trừ (-) đi lãi trả trước. Số chênh lệch lớn hơn này là giá trị phụ trội của trái phiếu. Kế toán ghi nhận giá trị phụ trội vào tài khoản riêng để phân bổ giảm chi phí đi vay hoặc vốn hóa trong suốt thời hạn của trái phiếu. Nhóm 6 – KTTC 1 Thứ 6 Ca 2 H401 Page 17 Kế toán Trái phiếu phát hành  Khi phát hành trái phiếu. Nợ các TK 111, 112,... : Tổng số tiền thực thu. Nợ TK 242 – Chi phí trả trước: Số tiền lãi trái phiếu trả trước. Có TK 34313 – Phụ trội trái phiếu. Có TK 34311 – Mệnh giá trái phiếu.  Định kỳ, phân bổ lãi trái phiếu trả trước vào chi phí đi vay từng kỳ. Nợ TK 635 – Chi phí tài chính: Nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ. Nợ TK XDCB dở dang (TK 241): Nếu số lãi được vốn hóa vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang. Nợ TK Chi phí sản xuất chung (TK 627): Nếu số lãi được vốn hóa vào giá trị tài sản sản xuất dở dang. Có TK 242 – Chi phí trả trước: Số lãi trái phiếu phân bổ trong kỳ.  Đồng thời phân bổ dần phụ trội trái phiếu để ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ: Nợ TK 34313 – Phụ trội trái phiếu: Số phân bổ từng kỳ. Có TK 635, 241, 627. Nhóm 6 – KTTC 1 Thứ 6 Ca 2 H401 Page 18 Kế toán Trái phiếu phát hành Sơ đồ 6: Sơ đồ hạch toán trái phiếu phát hành có phụ trội trả lãi trước. Có thể khái quát quá trình hạch toán kế toán trái phiếu phát hành thông qua bảng tóm tắt sau: Bảng 1: Hạch toán trái phiếu phát hành Nghiệp vụ Nợ Có I. Kế toán phát hành trái phiếu theo mệnh giá 1. Phản ánh số tiền thu về TK 111/ 112…(Số tiền TK 34311 khi phát hành trái phiếu thu về bán trái phiếu) 2. Trả lãi trái phiếu định TK 635/ 241/ 627 TK 111/ 112… kỳ 3. Trả lãi trái phiếu sau + Từng kỳ phải tính lãi + TK 635/ TK 241, TK + TK 335 vay phải trả trong kỳ 627 + Cuối hạn trái phiếu, DN + TK 111/ 112… thanh toán gốc và lãi + TK 335 TK 34311 4. Trả trước lãi trái phiếu ngay khi phát hành Nhóm 6 – KTTC 1 Thứ 6 Ca 2 H401 Page 19 Kế toán Trái phiếu phát hành + Tại thời điểm phát hành + TK 111, 112… + TK 34311 trái phiếu TK 242 + Định kỳ, phân bổ lãi trái + TK 635/ 241/ 627 + TK 242 phiếu trả trước 5. Chi phí phát hành trái phiếu + Khi phát sinh chi phí + TK 34311 + TK 111/ 112… phát hành trái phiếu. + Định kỳ, phân bổ chi phí + TK 635/ 241/ 627 + TK 34311 phát hành 6. Thanh toán trái phiếu TK 34311 TK 111/ 112 khi đáo hạn II. Kế toán phát hành trái phiếu có chiết khấu 1. Phản ánh số tiền thực TK 111/ 112… TK 34311 thu về phát hành trái TK 34312 phiếu 2. Trả lãi định kỳ TK 635/ 241/ 627 TK 111/ 112… TK 34312 3. Trả lãi sau + Từng kỳ DN tính trước + TK 635/ TK 241, 627 + TK 335 chi phí lãi vay phải trả TK 34312 trong kỳ + Khi đáo hạn, DN thanh + TK 335 + TK 111/ 112… toán gốc và lãi trái phiếu TK 34311 4. Trả trước lãi ngay khi phát hành + Khi phát hành trái + TK 111/ 112… + TK 34311 phiếu TK 34312 TK 242 + TK 635/ 241/ 627 + TK 242 + Định kỳ tính chi phí lãi TK 34312 vay 5. Thanh toán trái phiếu TK 34311 TK 111/ 112… khi đáo hạn Nhóm 6 – KTTC 1 Thứ 6 Ca 2 H401 Page 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan