Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh doanh - Tiếp thị Tiếp thị - Bán hàng Tiểu luận kế hoạch marketing sản phẩm cá phi lê tại thị trường mexico...

Tài liệu Tiểu luận kế hoạch marketing sản phẩm cá phi lê tại thị trường mexico

.DOCX
33
754
128

Mô tả:

Hiện nay trên thế giới, xu hướng toàn cầu hóa ngày càng được nhiều quốc gia chú trọng. Đặc biệt là việc gia nhập vào các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới. Năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và đây là cơ hội tốt cho việc phát triển kinh tế của Việt Nam, nhất là ngành xuất khẩu thủy sản ở nước ta hiện nay. Những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến cá tra phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng nhanh và đang có tiềm năng lớn. Hơn thế nữa, từ khi Việt Nam mở rộng xuất khẩu và sản phẩm từ cá tra tìm được thị trường thì ngành nghề chế biến cá tra bước sang một trang mới.
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN MÔN MARKETING QUỐC TẾ KẾ HOẠCH MARKETING SẢN PHẨM CÁ PHI LÊ TẠI THỊ TRƯỜNG MEXICO TP HCM, NĂM 2016 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÔNG TY................................................................................2 1.1. Thông tin chung:............................................................................................................2 1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:........................................................................3 1.2.1. Năm 2015:...............................................................................................................3 1.2.2. Quý 3 năm 2016:.....................................................................................................4 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG......................................................................5 2.1. Phân tích môi trường bên trong công ty:.......................................................................5 2.1.1. Vốn và nhân lực:.....................................................................................................5 2.1.2. Quy mô:...................................................................................................................5 2.1.3. Năng suất hoạt động:..............................................................................................5 2.1.4. Kết luận sơ bộ:........................................................................................................6 2.2. Phân tích môi trường bên ngoài công ty:......................................................................6 2.2.1. Kinh tế:....................................................................................................................6 2.2.2. Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng:......................................................................7 2.2.3. Chính trị:.................................................................................................................8 2.2.4. Pháp luật:...............................................................................................................10 2.2.5. Văn hóa:................................................................................................................11 2.2.6. Tiền tệ-Tín dụng:..................................................................................................12 2.2.7. Đối thủ cạnh tranh:...............................................................................................12 2.2.8. Tiêu chuẩn cần đáp ứng:.......................................................................................15 2.2.9. Khách hàng mục tiêu:...........................................................................................16 2.2.10. Định vị thị trường:.............................................................................................17 CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP..................................................................18 3.1. Những nhân tố ảnh hưởng:..........................................................................................18 3.2. Chiến lược thâm nhập:.................................................................................................18 CHƯƠNG IV: CHIẾN LƯỢC MARKETING HỖN HỢP (4P).......................................20 4.1. Product – Chiến lược sản phẩm:..................................................................................20 4.2. Price – Chiến lược giá:................................................................................................22 4.3. Place – Chiến lược kênh phân phối:............................................................................22 4.4. Promotion – Chiến lược xúc tiến thương mại:............................................................24 CHƯƠNG V: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG........................................................................26 CHƯƠNG VI: NGÂN SÁCH..............................................................................................27 KẾT LUẬN..........................................................................................................................29 NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................30 PHỤ LỤC............................................................................................................................. 31 BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC STT Họ tên sinh viên MSSV Nội dung đóng góp Đánh giá Tổng hợp, trình bày, Huỳnh Thục Nhi 1 (Nhóm trưởng) chỉnh sửa, bổ sung, in 71406128 tài liệu. 100% Mục 1.2, 2.1, 2.2.2, 2.2.4, chương V 2 Trần Thị Kim Nhớ 71406135 3 Dương Tú Nhi 71406129 4 Đặng Trần Quốc Anh 71280109 Mục 2.2.3, 2.2.4, 4.1, chương VI Mục 2.2.5, 2.2.7, 4.4, chương VI Mục 2.2.1, 2.2.6, 2.2.9, 4.2, chương VI 100% 100% 100% Mục 2.2.8, Chương 5 Trần Thị Thu Trâm 71380395 III, lời mở đầu & kết luận, chương VI, 100% thuyết trình Mục 1.1, 2.1, 2.2.10, 6 Lâm Hưng 71406072 4.3, slide & thuyết trình 100% Chữ ký LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay trên thế giới, xu hướng toàn cầu hóa ngày càng được nhiều quốc gia chú trọng. Đặc biệt là việc gia nhập vào các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới. Năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và đây là cơ hội tốt cho việc phát triển kinh tế của Việt Nam, nhất là ngành xuất khẩu thủy sản ở nước ta hiện nay. Những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến cá tra phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng nhanh và đang có tiềm năng lớn. Hơn thế nữa, từ khi Việt Nam mở rộng xuất khẩu và sản phẩm từ cá tra tìm được thị trường thì ngành nghề chế biến cá tra bước sang một trang mới. Với thời gian trên 8 năm kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thủy hải sản, công ty Cổ phần Hùng Vương là một thương hiệu mạnh và có uy tín trên thị trường quốc tế và nội địa về sản xuất cá tra, cá basa. Hiện nay, công ty là doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm cá tra fillet đông lạnh hàng đầu tại Việt Nam về số lượng và chất lượng, với trên 40 khách hàng các nước thường xuyên quan hệ mua bán mà thị trường lớn nhất là EU, Ukraina, Ai Cập, một số nước Trung Đông, Úc, Nga và các nước khác thuộc khu vực châu Mỹ… Năm 2011, là doanh nghiệp duy nhất có quy trình sản xuất khép kín tại Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường chế biến thủy sản cũng ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn. Trong bối cảnh đó, để tồn tại và phát triển, Công ty Cổ phần Hùng Vương tiến tới thị trường quốc tế tại Mexico và mở rộng thị trường tại nước này. Nên chúng em đã chọn đề tài: “Xuất khẩu cá tra phi lê sang Mexico” để làm bài báo cáo cuối kì. Trong quá trình làm bài sẽ không tránh khỏi những sai sót, nhóm mong nhận được sự thông cảm và nhận xét, góp ý của cô để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn. 1 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÔNG TY 1.1. Thông tin chung: Tiền thân Công Ty Cổ Phần Hùng Vương là Công Ty TNHH Hùng Vương, được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2003 tại khu Công nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Sau 12 năm hoạt động, Hùng Vương tự hào trở thành doanh nghiệp chế biến cá da trơn xuất khẩu lớn nhất Việt Nam và là doanh nghiêp duy nhất ở Việt Nam có quy trình sản xuất khép kín từ sản xuất thức ăn chăn nuôi đến nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu và cũng là đơn vị dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam. Chất lượng của sản phẩm là mục tiêu hàng đầu mà Hùng Vương đặt ra nhằm cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất. Chính vì vậy tất cả các nhà máy của công ty luôn tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn chất lượng : GLOBAL GAP, HACCP, BRC, IFS, GMP, ISO 9001:2008, ISO 22000:2005, HALAL, ISO/IEC 17025:2005, ASC, BAP, VietGAP ....       Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN HÙNG VƯƠNG Tên giao dịch quốc tế : Hung Vuong Corporation Tên ngắn gọn : HV corp Mã chứng khoán : HVG Vốn điều lệ : 1.891.993.320.000 VND Giấy phép đăng ký kinh doanh : số 1200507529 ; thay đổi lần 14 ngày 01/07/2015  Địa chỉ : Lô 44 khu công nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam  Email : [email protected]  Website : www.hungvuongpanga.com  Điện thoại : + 84 73 385 4245 - 385 4246  Fax : + 84 73 385 4248  Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh : Văn phòng 1:  Địa chỉ : 144 Châu Văn Liêm, Phường 11, Quận 5, TP. HCM, VN.  Điện thoại : + 84 8 385 36052 - 3853 6330  Fax : + 84 8 385 36051 Văn phòng 2:  Địa chỉ : Tòa nhà Resco, 94-96 Nguyễn Du, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM, VN.  Điện thoại : + 84 8 3914 2668  Fax: + 84 8 3914 2668 2  Ngành nghề kinh doanh :  Nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản;  Sản xuất thức ăn (thủy sản, chăn nuôi);  Kinh doanh kho lạnh.  Phương châm : " Sự hài lòng của khách hàng chính là sự thành công của chúng tôi" 1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: 1.2.1. Năm 2015: (Nguồn: Vietstock.vn) 3 1.2.2. Quý 3 năm 2016:  Doanh thu trong kỳ đạt 6.612 tỷ đồng, tăng trưởng 45%. Lãi ròng hợp nhất đạt 226,4 tỷ đồng, tăng cao gấp 17 lần so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, trong 9 tháng đầu năm, HVG đạt gần 15.000 tỷ đồng doanh thu thuần - tăng trưởng 26,5%; lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 244 tỷ đồng, tăng trưởng 311,5% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 63% kế hoạch.  Tính đến 30/06/2016, HVG có 7.541 tỷ đồng vay nợ ngắn hạn và 1.020 tỷ đồng vay nợ dài hạn. Tỷ lệ nợ phải trả/tổng tài sản gần 80%. Các khoản nợ chủ yếu vay tại Ngân hàng BIDV.  Trong năm 2015, HVG đã phát hành thành công 1.300 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi có thời hạn 3 năm cho 3 tổ chức là Ngân hàng BIDV (700 tỷ đồng), Ngân hàng VIB (300 tỷ đồng), và Ngân hàng TPBank (300 tỷ đồng).  Với định hướng chiến lược và tình hình đầu tư theo chiến lược này, việc HVG vay nợ lớn là điều dễ hiểu nhưng chi phí lãi vay cũng là một áp lực không nhỏ. (Nguồn: Cafef.vn) 4 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 2.1. Phân tích môi trường bên trong công ty: 2.1.1. Vốn và nhân lực:  Với vốn điều lệ ban đầu chỉ 32 tỉ đồng, đến cuối năm 2015, Công ty Cổ phần Hùng Vương đã nâng số vốn điều lệ của mình lên đến 1.892 tỷ đồng sau 13 năm. (Theo ANTT)  Ban lãnh đạo công ty:  Dương Ngọc Minh: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc  Lê Kim Phụng: Phó Tổng giám đốc kinh doanh  Lê Nam Thành: Phó Tổng giám đốc  Nhân sự : Hơn 17.000 lao động 2.1.2. Quy mô:  Công ty CP Hùng Vương đã có công cuộc tăng vốn thần tốc nhằm xây dựng chuỗi cung ứng khép kín, từ nuôi trồng, chế biến và phân phối thủy sản bằng hàng loạt thương vụ M&A đình đám. Trong năm qua, Hùng Vương đã tiến hành mua thêm cổ phiếu VTF, FMC, TFC để tăng tỷ lệ kiểm soát lên lần lượt là 90,36% - 54,28% - 62%, thành lập thêm 2 công ty con mới là Công ty Cổ phần Hùng Vương Sông Đốc (chiếm 51% vốn điều lệ) và Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Hùng Vương Bến Tre (chiếm 90% vốn). (Theo ANTT)  Tính đến 31/12/2015, Tập đoàn Hùng Vương đã thiết lập được mô hình chuỗi cung ứng gồm 22 công ty con và liên kết lớn nhỏ khác nhau (trong đó có 12 công ty con trực tiếp), ngoài việc công ty mẹ Hùng Vương đầu tư trực tiếp vào các “chân rết” của mình thì các thành viên còn lại cũng sở hữu cổ phiếu tại các công ty anh em, tạo nên một mạng nhện sở hữu chéo trong toàn tập đoàn. (Theo ANTT)  Thị trường - xuất khẩu: Châu Âu, Brazil, Mexico, Úc, Mỹ, Trung Đông, Canada và các nước Châu Á. 2.1.3. Năng suất hoạt động: (Nguồn: http://www.hungvuongpanga.com/)  Chế biến xuất khẩu là hoạt động chính của Hùng Vương. Tất cả nhà máy đều được trang bị tốt với công nghệ sản xuất hiện đại nhất từ Châu Âu với công suất chế biến đạt trên 200.000 tấn thành phẩm/năm.  Tất cả 07 nhà máy chế biến cá được xây dựng cập bờ sông nên rất thuận lợi trong việc vận chuyển cá từ ao nuôi về nhà máy. Đây là các yếu tố rất quan trọng trong việc đảm bảo độ tươi, màu sắc và kết cấu thịt cá săn chắc trong các sản phẩm của Hùng Vương.  Hai nhà máy cá tra của Hùng Vương tại Đồng Tháp và Bến Tre có vốn đầu tư 30 triệu USD, công suất thiết kế 500 tấn cá nguyên liệu/ngày, lắp đặt hoàn toàn bằng thiết bị 5 công nghệ của Nhật, Mỹ và châu Âu  chiếm tới 40% thị phần chế biến, xuất khẩu cá tra tại Việt Nam. (Theo Cafef.vn)  Hùng Vương đầu tư nuôi trồng thủy sản với hơn 350ha tổng diện tích mặt nước tại các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sa Đéc, Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh,… Hệ thống ao nuôi được đặt tại những nơi có nguồn nước sạch nhất để chất lượng môi trường nuôi luôn đảm bảo các tiêu chuẩn GLOBAL GAP, SQF 1000, ASC, BAP và VietGAP….. Ước tính, hàng năm vùng nuôi cung cấp cho nhà máy chế biến khoảng 200.000 tấn nguyên liệu. 2.1.4. Kết luận sơ bộ: Với nguồn vốn huy động lớn, quy mô hoạt động trên nhiều lĩnh vực tạo thành một quy trình sản xuất khép kín và có bề dày kinh nghiệm trong việc xuất khẩu sản phẩm sang nhiều đất nước trên quốc tế (trong đó có Mexico)  Có thể thấy rằng Công ty CP Hùng Vương hoàn toàn đủ điều kiện để thực hiện việc xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. 2.2. Phân tích môi trường bên ngoài công ty: 2.2.1. Kinh tế:  Mexico là một nền kinh tế thị trường hỗn hợp, được xếp vào nhóm quốc gia có thu nhập trung bình trên thế giới. Tuy nhiên, khoảng cách giảu nghèo của quốc gia này khá lớn  Hầu hết người tiêu dùng mong muốn mua được sản phẩm với giá cả phải chăng.  Mexico là một trong những nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới (đứng thứ 11 thế giới), đồng thời cũng là một trong những nước có thu nhập bình quân cao nhất khu vực Mỹ Latinh.  Theo Tradingeconomics, thu nhập trung bình của người Mexico tính tới thời điểm đầu tháng 7/2016 là 321.77 peso/ngày (17.35USD/ngày)  Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1994, kinh tế Mexico đã có những bước phục hồi ấn tượng bằng cách xây dựng một nền kinh tế đa dạng song song với việc nâng cao chất lượng hoạt động của cơ sở hạ tầng, mạng lưới điện và hàng không mà kinh tế Mexico thoát khỏi khủng hoảng. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Mexico vẫn là dầu lửa, tổng giá trị xuất khẩu năm 2015 là gần 4 tỷ USD. (Theo trademap.org)  GDP bình quân đầu người ở Mexico là 9.517,28 USD/người vào năm 2015, trong khi đó Việt Nam chỉ ở mức 1.684,87 USD. (Theo tradingeconomics.com)  Vào ngày 4/2/2016, bộ trưởng phụ trách thương mại của 12 nước (có sự tham gia của Việt Nam và Mexico) đã chính thức ký kết để xác thực lời văn Hiệp định Đối tác 6 xuyên Thái Bình Dương (TPP). Dự kiến vào năm 2018 Hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực.  Trong Hiệp định TPP, Mexico cam kết mở cửa thị trường đối với Việt Nam: 64,6% số dòng thuế giảm thuế ngay về 0%; 33,3% số dòng thuế giảm về 0% theo lộ trình, thời gian tối đa là 16 năm và 2,1% số dòng thuế theo hạn ngạch và giảm từng phần. (Theo Bộ Công thương Việt Nam)  TPP cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế về căn bản đối với tất cả thương mại hàng hóa và dịch vụ và điều chỉnh toàn bộ các lĩnh vực về thương mại trong đó có thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nhằm tạo ra các cơ hội và lợi ích mới cho doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng của các nước thành viên. (Theo VnEconomy) 2.2.2. Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng: 2.2.2.1 Điều kiện tự nhiên:  Mexico nằm trong khu vực Trung Mỹ, tiếp giáp với Hoa Kỳ, Thái Bình Dương, vịnh Mexico, Belize, Guatemala và vùng biển Caribê.  Khí hậu nơi đây là một trong những hệ thống thời tiết đa dạng nhất trên thế giới. Vì bị cắt ngang bởi đường chí tyuyến nên khí hậu được chia thành hai loại chính là ôn đới và nhiệt đới, phân hóa thành hai mùa là mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ quanh năm từ 24 đến 28oC.  Phần lớn các thành phố trung tâm và vùng lãnh thổ Tây Bắc nằm ở địa thế cao hơn so với các vùng còn lại.  Hiện nay, các nguồn nước sạch tự nhiên đang khan hiếm dần và bị ô nhiễm; nạn phá rừng gây ra xói mòn đất ở nhiều nơi, dẫn đến tình trạng sa mạc hóa đất đai; vấn đề ô nhiễm không khí khá nghiêm trọng ở thủ đo và các thành thị dọc biên giới giữa Mexico và Hoa Kỳ.  Nhìn chung, vị trí địa lý của vùng Trung và Tây Bắc Mexico không phù hợp đối với việc nuôi trồng thủy sản nên việc xuất khẩu cá phi lê sang thị trường này là hoàn toàn hợp lý. 2.2.2.2 Cơ sở hạ tầng:  Hệ thống giao thông vận tải ở Mexico rất phát triển và hiện đại. Đặc biệt mạng lưới đường sắt rộng lớn và bao phủ khắp khu vực Bắc Mỹ.  Năm 2013 Mexico chiếm khoảng 26% thị trường giao thông vận tải Bắc Mỹ, khách hàng có thể dễ dàng vận chuyển từ trong nội địa Mexico đến các nước lân cận như Canada hay Mỹ. (Theo FBNC Vietnam)  Năm 2013, tập đoàn Global Mexico đầu tư hơn nửa tỉ đô la Mỹ cho dự án xây dựng đường sắt. Điều này tạo lực đẩy cho ngành giao thông vận tải, Mexico trang bị thêm 7 nhiều xe tàu, mỗi xe tàu chở hàng đều có tủ đông và khoang làm lạnh. (Theo FBNC Vietnam)  Mexico có cơ sở hạ tầng sân bay tiên tiến nhất ở châu Mỹ Latinh, gồm 1724 sân bay năm 2012, đứng thứ ba trên thế giới. Mexico cũng có 76 cảng biển và 10 cảng sông. (Nguồn: Wikipedia)  Thuận lợi cho việc buôn bán giao thương vận tải, hệ thống giao thông đường sắt phát triển giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, an toàn hơn so với vận chuyển bằng phương tiện xe tải truyền thống. 2.2.3. Chính trị:  Theo hiến pháp năm 1917, Liên bang Mexico là một nước cộng hòa dân chủ đại diện và theo chế độ tổng thống. Tổng thống hiện tại của là Enrique Pena Neito, nhậm chức vào ngày 1/12/2012. Ông là một đảng viên của Đảng Cách mạng Thể chế.  Mexico có 3 đảng lớn nhất và có ảnh hưởng quan trọng đối với nền chính trị Mexico:  Đảng Hành động Quốc gia (PAN): đảng trung hữu theo đường lối bảo thủ được thành lập năm 1939.  Đảng Cách mạng Thể chế (PRI): một đảng trung tả theo đường lối dân chủ xã hội, được thành lập năm 1929 nhằm thống nhất những lực lượng của cuộc Cách mạng Mexico. Phần lớn các chính trị gia cánh tả của Mexico thuộc đảng này.  Đảng Cách mạng Dân chủ (PRD): đảng trung tả được thành lập năm 1989, tạo thành bởi liên minh giữa những người theo chủ nghĩa xã hội và một số đảng phái tự do khác.  Mặc dù là nền kinh tế lớn thứ hai khu vực Mỹ Latin và đạt tăng trưởng tương đối ổn định trong những năm qua, song hiện vẫn có tới 47% trong tổng số 112 triệu dân Mexico thuộc diện nghèo. Bên cạnh đó, sau 12 năm cầm quyền tại Mexico (20002012), Đảng Hành động quốc gia vẫn chưa giải quyết được triệt để tình hình bạo lực giữa các băng nhóm bất chấp việc đưa ra hàng loạt các chiến dịch chống tội phạm có tổ chức từ năm 2006. (Theo VOV)  Ngoài ra, vấn đề cần quan tâm khác là nạn buôn bán ma túy của Mexico. Các băng đảng của nước này đang hoành hành ngày càng nhiều ở châu Á, khiến số lượng “hàng cấm” bị thu giữ vì thế mà tăng lên đáng kể. Chỉ tính riêng Đông Á và Đông Nam Á, các nhà chức trách đã thu giữ tổng cộng 254 viên methamphetamine trong năm 2013, tăng gấp 8 lần chỉ trong vòng 5 năm. (Theo VnExpress)  Chính khả năng kết nối ngày càng dễ dàng giữa các nước do các Hiệp định thương mại được ký kết đã khiến vùng biên giới trở thành “trạm chung chuyển” để buôn lậu ma tuý. Bất cứ chính sách nào có thể làm tăng khối lượng, hiệu quả giao dịch thương 8 mại cũng sẽ có nguy cơ làm tăng cơ hội và mở đường cho tội phạm vận chuyển ma tuý và rửa tiền (Theo VnExpress)  Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI), trong số 174 quốc gia nằm trong danh sách khảo sát chỉ số nhận thức tham nhũng thì Mexico xếp hạng 103/174 với số điểm 35. Bên cạnh đó, Việt Nam xếp thứ 119/174 với số điểm 31, cho thấy rằng Việt Nam có mức độ tham nhũng cao hơn Mexico. Tuy nhiên, cả Mexico và Việt Nam đều thuộc nhóm các quốc gia tham nhũng nhiều vì số điểm đều thấp hơn mức điểm trung bình của 174 quốc gia là 43.  Chính trị tại Mexico gặp một số vấn đề như tình trạng bạo lực, nạn buôn bán ma túy và mức độ tham nhũng khá nghiêm trọng. Vì thế, khi thực hiện kế hoạch kinh doanh tại đây doanh nghiệp cần hết sức lưu ý đến quá trình vận chuyển hàng hóa để tránh tình trạng bị những tội phạm ma túy lợi dụng vận chuyển hàng cấm. Đối với việc tham nhũng, các doanh nghiệp Việt Nam đã có kinh nghiệm giải quyết những vấn đề về phương diện này vì tình trạng này cũng xuất hiện tương tự tại nước ta. 2.2.4. Pháp luật:  Các quy định pháp luật của Mexico áp dụng cho tất cả đối tượng, không có sự phân biệt quốc tịch đối với các đối tượng nước ngoài tham gia vào hoạt động ngoại thương. Những biện pháp hạn chế ngoại thương của Mexico gồm biện pháp thuế quan và biện pháp phi thuế quan:  Biện pháp thuế quan: các mức thuế được quy định trong quy trình xuất khẩu và chi phí xuất khẩu được tính theo giá trị quảng cáo, tỷ lệ phần trăm của hàng hóa.  Biện pháp phi thuế quan: điều chỉnh hạn chế nhập khẩu, lưu thông và quá cảnh hàng hóa nhằm khắc phục sự mất cân bằng về thanh toán quốc tế, ngăn chặn sự cạnh tranh của hàng hóa trong nước.  Theo cam kết của Mexico với Việt Nam về thuế nhập khẩu trong Hiệp định TPP thì đối với thủy sản: Cá tra, cá basa được xóa bỏ thuế vào năm thứ 3 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, tôm đông lạnh xóa bỏ vào năm thứ 13, tôm chế biến xóa bỏ vào năm thứ 12. Cá ngừ chế biến xóa bỏ thuế vào năm thứ 16, trong đó giữ nguyên mức thuế cơ sở trong 5 năm đầu tiên rồi giảm dần về 0%. (Theo báo Doanh nhân Sài Gòn Online)  Một số mức thuế tại Mexico mà doanh nghiệp cần lưu ý:  Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Mexico hiện là 30%, thuế GTGT là 16%. (Theo tradingeconomics.com) 9  Thuế nhập khẩu mặt hàng cá phi lê tại Mexico là 17%, mã HS 0304 (Mô tả: Phi-lê cá tươi hoặc ướp lạnh của cá rô phi , cá da trơn, cá chép, cá chình, cá chẽm và cá quả hoặc cá chuối, cá lóc). (Theo siicex-caaarem.org.mx)  Mexico có nhiều quy định về ghi nhãn mác thực phẩm. Tất cả các nhãn mác trên sản phẩm đóng gói sẵn phải được dịch sang tiếng Tây Ban Nha và ít nhất có cùng kích thước như các ngôn ngữ khác. Tất cả các nhãn phải ghi rõ: tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu cũng như tên và địa chỉ của nhà đóng gói; tên và mô tả về sản phẩm, nước xuất xứ, trọng lượng đóng gói hoặc khối lượng, thành phần và hướng dẫn sử dụng  Vào ngày 18/12/2015 Ủy ban Quốc gia của họ đã phê duyệt tăng mức lương tối thiểu 4,2%, có hiệu lực từ ngày 1/1/2016. Cụ thể mức lương tối thiểu mới được quy định là $73.04 peso/ngày. (Nguồn: www.littler.com)  Ngoài các thuận lợi trong việc giảm thuế nhập khẩu thì có thể thấy những chi phí khác khi kinh doanh tại Mexico là không nhỏ, có thể nói có phần cao hơn cả tại Việt Nam. Từ đó, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ càng trong việc xác định chiến lược xâm nhập thị trường, mỗi chiến lược khác nhau sẽ có những mức chi phí khác nhau. 2.2.5. Văn hóa: 2.2.5.1 Ngôn ngữ:  Mặc dù tiếng Tây Ban Nha được 97% dân số Mexico sử dụng song nó không được công nhận là ngôn ngữ chính thức duy nhất của quốc gia. Theo Hiến pháp của Mexico, tất cả các ngôn ngữ bản địa đều được quyền bình đẳng ngang với tiếng Tây Ban Nha, bất kể số người nói nhiều hay ít.  Người dân hoàn toàn có quyền được yêu cầu cung cấp các dịch vụ công cộng và các tài liệu bằng ngôn ngữ bản địa của mình. Tuy nhiên, giới doanh nghiệp lớn, công chức, chính phủ và tầng lớp thượng lưu đều có thể sử dụng thông thường tiếng Anh.  Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong cộng đông người Mỹ tại Mexico, những thành phố giáp biên giới phía bắc và các trung tâm kinh tế tài chính lớn. Một số ngôn ngữ gốc Âu khác cũng được sử dụng nhiều là tiếng Yenetian (bắt nguồn từ Ý), tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Digan. 2.2.5.2 Thói quen ăn uống:  Các thanh niên độ tuổi từ 18-25 có nhu cầu về các thực phẩm có chứa ít chất béo và đường ngày càng gia tăng. Ngoài ra còn có nhu cầu cao về các thành phần hữu cơ. Mặc dù các sản phẩm này thường đắt tiền hơn nhưng họ vẫn tìm kiếm sử dụng với mong muốn có một cuộc sống khỏe mạnh hơn. Theo một bài báo gần đây của El Financiero, một số nhà sản xuất đã ra mắt phiên bản sản phẩm “light” để nhắm vào phân khúc khách hàng này. Theo một cuộc khảo sát của Linio Infographics, 24% 10 thanh niên tin rằng điều quan trọng nhất đối với họ là ăn tốt. (Nguồn: Euromonitor.com)  Tại Mexico, hơn 30 triệu người dùng bữa tối bên ngoài hàng ngày. Các nghiên cứu chỉ ra rằng thông qua việc ăn ngoài, người Mexico thưởng thức sự tiện lợi, giá cả phải chăng và có cơ hội để giao tiếp xã hội. (Nguồn: Euromonitor.com)  Ít người Mexico tiêu thụ các loại đậu và rau hơn, họ dần chuyển sang các thực phẩm ð chế biến sẵn. Cá phi lê là một lựa chọn hàng đầu cho họ vì sản phẩm đã được chế biến sẵn phù hợp với những người bận rộn mà mong muốn sử dụng những thực phẩm tốt cho sức khỏe. 2.2.6. Tiền tệ-Tín dụng:  Peso là đơn vị tiền tệ chính thức của Mexico. Mã đồng peso là “MXN”, ký hiệu là “$”.  Tỷ giá giữa VND và MXN là: 100.000VND = $83.2 peso (Tính đến thời điểm 11 giờ 15 phút ngày 24/10/2016). (Theo tradingeconomics.com)  Với một nước có xuất khẩu dầu chiếm 1/3 nguồn thu quốc gia, ngân sách Mexico đã bị sụt giảm nặng nề khi giá dầu trên thị trường thế giới giảm mạnh. Vào đầu tháng 3 năm 2015, đây là thời điểm đồng Peso Mexico mất giá kỷ lục kể từ năm 2010, khi tỷ giá giao dịch là 15.5 Peso đổi 1 USD. (Theo VTV)  Và hiện nay đồng peso vẫn trên đà giảm chưa thấy dấu hiệu tăng. Đồng tiền mất giá, chi phí sinh hoạt đắt đỏ đã tác động trực tiếp đến đời sống của người dân Mexico. Tỷ giá giữa USD và MXN là: $1 USD = $18.58 peso (Tính đến thời điểm 18 giờ 41 phút ngày 24/10/2016) . (Theo tradingeconomics.com) ð Điều này sẽ gây cản trở không nhỏ đến việc nhập khẩu tại nước này. 2.2.7. Đối thủ cạnh tranh: *Trung Quốc:  Hiện nay, cá tra Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh mạnh của sản phẩm cá rô phi Trung Quốc tại thị trường Mexico. Các doanh nghiệp thủy sản Trung Quốc đang có nhiều chiến dịch quảng bá, xúc tiến thương mại khá tốt tại thị trường tiêu thụ thủy sản lớn tại Bắc Mỹ này.  Trong nhóm cá (HS 0304), cá rô phi Trung Quốc đang “thống lĩnh” tại thị trường Mexico và dẫn đầu trong nhóm hàng NK, sau đó mới tới cá tra Việt Nam, chiếm khoảng 22-40% tổng giá trị NK nhóm cá (HS 0304). Tuy nhiên, tỷ trọng nhập khẩu cá rô phi từ Trung Quốc và cá tra Việt Nam của khách hàng Mexico đang tiến sát gần nhau. Đây là thị trường tiềm năng tương lai của cá tra trong 5 năm tới. 11  Lợi thế:  Nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh khí hậu thích hợp, con giống tốt là nhân tố khiến hoạt động nuôi cá rô phi Trung Quốc liên tục thắng lớn. Tại Đại học Đại dương Thượng Hải, các nhà khoa học vẫn miệt mài tập trung nghiên cứu phát triển ra giống cá lớn siêu nhanh, trở thành xương sống của ngành công nghiệp cá rô phi Trung Quốc, sản lượng xuất khẩu đạt 1,5 triệu tấn/năm.  Các doanh nghiệp thủy sản Trung Quốc đang có nhiều chiến dịch quảng bá, xúc tiến thương mại khá tốt tại thị trường tiêu thụ thủy sản lớn tại Bắc Mỹ này. Mới đây, trong chuyến đến thăm các cơ sở của Ủy ban nghề cá và Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Mexico (Conapesca), Viện Hàn lâm Khoa học Thủy sản Trung Quốc (CAFS) đã đưa ra nhiều đề xuất nhằm tăng cường hợp tác song phương bằng các hoạt động xuất nhập khẩu cá rô phi và tôm. Đây có thể là một lợi thế của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Mexico trong thời gian tới. *Các đối thủ khác:  Khi doanh nghiệp Trung Quốc tập trung vào thế mạnh cá rô phi phile đông lạnh thì doanh nghiệp Chile lại thúc đẩy xuất khẩu cá hồi, cá toothfish, nhuyễn thể (HS 0307) tại Mexico. Cùng với cá tra, các sản phẩm thế mạnh của Trung Quốc và Chile là cá rô phi, cá hồi, cá toothfish, nhuyễn thể đang được các nhà NK Mexico khá ưa chuộng.  Ngoài việc cạnh tranh với cá rô phi, cá hồi, nhuyễn thể, cá Tra Việt Nam còn phải cố gắng giành thị phần với một số sản phẩm cá thịt trắng đang được khá ưa thích tại Mexico như: Cá Cod phile, đông lạnh, cá Alaska Pollack phile, đông lạnh, tôm…  Tuy nhiên, cá tra Việt Nam vẫn có thể cạnh tranh sòng phẳng với mặt hàng thủy sản đánh bắt của Nga, Mỹ (cá minh thái) hay cá rô phi Trung Quốc vì những nước này vẫn chịu thuế cao tại hầu hết các thị trường.  Bên cạnh đó, các đối thủ cạnh tranh trong nước cũng chiếm một phần không nhỏ trên thị trường xuất khẩu cá tra phi lê. Sau đây là một top 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra tại Việt Nam vào năm 2012 theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP): 12  Hùng Vương Corp cũng được nằm trong top 10 với vị trí thứ 9. Tuy nhiên nếu xét về 4 năm trước, tức năm 2012, thì công ty đứng ở vị trí thứ 2 dựa vào số liệu của VASEP 10 tháng đầu năm 2012. Có nghĩa là chúng ta đã lùi bước để các đối thủ khác vươn lên. Điều này hết sức đáng lo ngại, vì thế mà doanh nghiệp cần những chính sách phù hợp để chiếm lĩnh lại thị phần xuất khẩu trong nước. 2.2.8. Tiêu chuẩn cần đáp ứng: Tình trạng doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang nước khác và bị trả lại hàng thường xuyên diễn ra. Nguyên nhân chính đó là doanh nghiệp chưa tuân thủ đúng tiêu chuẩn của quốc tế hay các điều khoản quy định trong hợp đồng, doanh nghiệp chưa tìm hiểu kỹ những tiêu chuẩn hiện hành và mắc những sai sót không đáng có. Trong quá trình sản xuất hàng hóa dựa vào các điều khoản trên hợp đồng, doanh nghiệp còn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn trong và ngoài nước để sản phẩm mang chất lượng tốt nhất và không bị trả lại hàng sau khi đã xuất. Sau đây là tóm tắt sơ một số tiêu chuẩn trong và ngoài nước đối với mặt hàng cá phi lê mà doanh nghiệp sẽ phải thực hiện. Theo Tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 2065-77 dành cho cá phi lê đông lạnh (ướp đông). Tiêu chuẩn này áp dụng cho cá phi lê đông lạnh xuất khẩu có dạng phi lê nguyên hoặc hình cánh bướm. *Yêu cầu kỹ thuật: 13  Cá phi lê đông lạnh phải sản xuất theo đúng quy trình công nghệ được Bộ Hải sản duyệt y.  Cá phi lê đông lạnh được chế biến từ cá tươi tốt.  Cá phi lê đông lạnh phải thực hiện theo quy trình đông lạnh nhanh. Quá trình đông lạnh nhanh chỉ được kết thúc khi nhiệt độ trung tâm của sản phẩm đạt – 10oC. *Yêu cầu thành phẩm:  Cá phi lê phải sạch sẽ, có cỡ, loại, đồng đều, không chứa nội tạng, vết bầm, đốm máu, xương cá, kén ký sinh trùng và ấu trùng.  Cá phi lê cho phép chứa phần gáy cá nhưng không được có xương (gáy cá là phần hóa     cốt nằm kề trên mang cá). Cá phi lê không được chứa phần thịt bụng, trừ phi lê hình cánh bướm. Cá phi lê không được có nhiều vết cắt, bị đứt đoạn, bị biến dạng hoặc méo mó. Màu sắc của phi lê phải tự nhiên đặc trưng cho mỗi loài cá. Khối lượng tịnh: Khối lượng tịnh của cá phi lê từ 85g (3 ounces) đến 680g (40 ounces) không kể nước đá.  Cá phi lê phải được tráng băng từng miếng, lớp nước đá bao phủ toàn thể bề mặt cá. *Yêu cầu về đóng gói và vận chuyển:  Cá phi lê đông lạnh phải được gói trong bao bằng polyetylen hoặc cellophane và dán kín. Những bao có cùng một loại, cỡ, được đóng chung vào thùng các tông, thùng được đai nẹp chắc chắn.  Phương tiện vận chuyển cá phi lê đông lạnh phải kín, sạch sẽ và giữ được nhiệt độ bảo quản.  Cá phi lê đông lạnh được bảo quản trong kho sạch sẽ với nhiệt độ phòng bảo quản -18oC ± 2oC.  Mỗi lô cá phi lê xuất xưởng phải được bộ phận kiểm tra kỹ thuật của xí nghiệp chấp nhận. Mỗi lô hàng phải kèm theo giấy chứng nhận chất lượng. Ngoài các tiêu chuẩn trong nước cần đáp ứng, doanh nghiệp còn phải quan tâm thêm các tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, GMP, SSOP. Đây là cơ sở đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại trong nước cũng như xuất khẩu và là cơ sở của chính sách ưu tiên đầu tư, đào tạo của Nhà nước cũng như các đối tác nước ngoài. Khi đạt được các tiêu chuẩn này, doanh nghiệp sẽ có một số lợi ích nhất định như: nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm của mình, tăng tính cạnh tranh, tăng khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường. Được phép in trên nhãn dấu chứng nhận phù hợp hệ thống HACCP và tạo lòng tin với người tiêu dùng và bạn hàng. 14 2.2.9. Khách hàng mục tiêu: Vì cá phi lê là mặt hàng thiết yếu, mọi người đều có thể sử dụng nên khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là người tiêu dùng đại chúng ở nhiều độ tuổi khác nhau với mức thu nhập khác nhau, giới tính cũng không ảnh hưởng đến việc sử dụng sản phẩm cá phi lê. Ngoài ra, doanh nghiệp còn nhắm đến những khách hàng khó tính có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, luôn mong muốn sử dụng những sản phẩm tốt cho sức khỏe, ít chất béo và đường, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được kiểm định chất lượng bởi những tổ chức uy tín của quốc tế. Hơn thế nữa, khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp không dừng lại ở người tiêu dùng mà còn là những siêu thị lớn tại Mexico như Walmart, Costco,…Với mục đích cuối cùng là mở rộng được hệ thống phân phối sản phẩm cá phi lê. 2.2.10. Định vị thị trường: Đối với nhiều loại sản phẩm là thực phẩm xuất khẩu ngày nay, thì yếu tố cần thiết để khẳng định sản phẩm của chính mình bao gồm một trong các yếu tố như: sản phẩm cần phải được bảo quản tốt khi vận chuyển, sản phẩm phải thực sự tươi tốt, không bị nhiễm độc, không bị nhiễm hóa chất… Tuy nhiên, thực trạng thủy sản hiện nay ở Việt Nam cũng đang là một mối quan tâm của những người trong nước cũng như ngoài nước với lý do lượng sản phẩm của chúng ta đã từng bị các nước EU trả về vì nhiễm kim loại nặng. Chính vì vậy, chúng ta cần phải khẳng định sản phẩm của chúng ta là một sản phẩm thực sự đủ tiêu chuẩn, đủ chất lượng để đáp ứng được nhu cầu khó tính của người tiêu dùng nước ngoài. “Không hóa chất, không nhiễm độc” hay nói chung là chất lượng sẽ là tiêu chí để chúng ta định vị sản phẩm cá phi lê của mình trên thị trường. Điều này hoàn toàn phù hợp với phương châm của Công ty Cổ phần Hùng Vương: “Sự hài lòng của khách hàng chính là sự thành công của chúng tôi”. 15 CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP 3.1. Những nhân tố ảnh hưởng: Hùng Vương là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về sản xuất và xuất khẩu cá tra. Doanh nghiệp được nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài tin tưởng chất lượng và nguồn gốc sản phẩm rõ ràng, là một trong những nền tảng của doanh nghiệp, đưa đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tin cậy, ngon miệng và tốt cho sức khỏe.  Thị trường mục tiêu: Mexico  Sản phẩm xuất khẩu chính: cá tra Fillet. Cá là thực phẩm chính trong những bữa ăn hằng ngày của người dân Mexico. Người Mexico còn rất nổi tiếng về văn hóa ẩm thực, do đó đòi hỏi các nguồn nguyên liệu phải có chất lượng tốt. Cá tra fillet Hùng Vương đáp ứng được hầu hết các yêu cầu khắt khe đó.  Đặc điểm của khách hàng: Mexico là một thị trường tiềm năng trong việc tiêu thụ cá tra fillet với dân số đông, nền kinh tế chính trị ổn định, năng động và có một nền văn hóa đa dạng, hiếu khách.  Đặc điểm của hệ thống trung gian: các chuỗi siêu thị của Walmart, Superama, Costco cung cấp một loạt các thực phẩm đáp ứng nhu cầu cho người dân Mexico trong đó có cá tra Fillet của công ty.  Tiềm lực doanh nghiệp: thương hiệu đã được biết đến và phổ biến trên thị trường Châu Mỹ đặc biệt là ở Hoa Kỳ và Brazil nhiều năm qua. Các sản phẩm cá của công ty xuất hiện ở thị trường Mexico năm 2010, tuy nhiên vẫn chưa được biết đến nhiều.  Các khoản chi phí: Mexico có mức thuế thu nhập doanh nghiệp khá cao nên điều này gây cản trở không nhỏ đến quyết định thâm nhập thị trường. Việc xuất khẩu cá tra fillet mang lại thêm lợi nhuận, thu ngoại tệ để đầu tư mua máy móc thiết mở rộng và nâng cao sản xuất từ đó tăng hiệu quả kinh doanh của công ty. Tham gia kinh doanh xuất khẩu cá fillet giúp Hùng Vương nâng cao được uy tín hình ảnh thương hiệu trong mắt các bạn hàng và trên thị trường thế giới, từ đó giúp công ty tạo lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường, tăng thị phần và lợi nhuận. 3.2. Chiến lược thâm nhập: Việt Nam gia nhập WTO và đã xây dựng được hình ảnh thương hiệu là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu trong lĩnh vực thủy hải sản nên tạo ra ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Mặt khác, Nhà nước đã có nhiều chính sách đổi mới để tạo điều kiện cho thị trường xuất khẩu thủy hải sản được mở rộng và tăng trưởng với tốc độ nhanh. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan