Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Triết học Tiểu luận hvcn với mtxh...

Tài liệu Tiểu luận hvcn với mtxh

.DOCX
12
692
101

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------- ĐỀ THI GIỮA KỲ Môn thi: Hành vi con người và môi trường xã hội (nâng cao) Loại đề thi: Tiểu luận Đối tượng thi: Học viên cao học Tình huống: Em Nguyễn Kim H (14 tuổi, là con riêng của mẹ) đã bị cha dượng lạm dụng tình dục trong suốt 2 tháng qua. Người cha dượng đã đe dọa em H rằng, nếu nói chuyện này cho mẹ biết thì ông ta sẽ giết chết cả 2 mẹ con, hiện tại em H đã rơi vào trầm cảm. Tình cờ một lần đi làm về người mẹ phát hiện ra người cha dượng đang có hành vi xâm hại tình dục em H, người mẹ đã to tiếng chửi mắng người cha dượng, người cha dượng đã có hành vi bạo hành (đánh đập, chửi rủa và đuổi cả 2 mẹ con ra khỏi nhà), do không có nơi nương tựa nên cả 2 mẹ con đều cam chịu. Do không thể tiếp tục cam chịu, người mẹ đã đến phòng tham vấn thuộc Trung tâm công tác xã hội để được sự trợ giúp và can thiệp. Với tư cách nhân viên CTXH, anh (chị) hãy phân tích các hành vi của các thành viên trong gia đình trong tình huống trên bằng các lý thuyết đã được học, từ đó xây dựng một kế hoạch (chương trình) can thiệp và trợ giúp 2 mẹ con H vượt qua nan đề trong tình huống trên. Dàn ý: Lời mở đầu Nội dung 1. Các lý thuyết và ứng dụng lý thuyết vào tình huống 1.1. Lý thuyết hệ thống 1.1.1. Nội dung lý thuyết Các quan điểm hệ thống trong công tác xã hội có nguồn gốc từ lý thuyết hệ thống tổng quát của Bertalanffy được đề xướng năm 1940. Ông đưa ra quan điểm rằng tất cả các cơ quan đều là hệ thống, bao gồm những hệ thống nhỏ hơn và là phần tử của hệ thống lớn hơn. Sau này, lý thuyết hệ thống được các nhà khoa học khác nghiên cứu: Hanson(1995), Mancoske (1981), Siporin (1980),… và phát triển. Người có công đưa lý thuyết hệ thống áp dụng vào thực tiễn công tác xã hội phải kể đến công lao của Pincus va Minahan cùng các đồng sự khác. Tiếp đến là Germain và Giterman. Theo định nghĩa của “Lý thuyết công tác xã hội hiện đại”: “Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt đông thống nhất”. Lý thuyết hệ thống cho ràng mọi tổ chức hữu cơ đều là hệ thống, được tạo thành từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là phần tử của hệ thống lớn hơn. Do đó, con người là một bộ phận của xã hội, đồng thời cũng tạo nên từ những phần tử nhỏ hơn. Các hệ thống co mối liên hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Khi một hệ thống thay đổi kéo theo sự thay đổi của hệ thống khác và ngược lại khi muốn thay đổi một hệ thống thì phải thay đổi hệ thống nhỏ tạo nên nó và thay đổi cả hệ thống lớn bao trùm nó. Lý thuyết hệ thống sử dụng trong công tác xã hội chú ý nhiều tới các quan hệ giữa các phần tử nằm trong hệ thống hơn là chú ý tới thuộc tính của phần tử. Thuyết hệ thống trong công tác xã hội sử dụng nhiều cặp khái niệm về hệ thống đóng và hệ thống mở. Hệ thống đóng: Là hệ thống không có sự trao đổi năng lượng và thông tin vượt qua biên giới của nó; Hệ thống mở: Là hệ thống mà năng lượng và thông tin được trao đổi bằng cách thẩm thấu qua vách ngăn biên giới của chính nó. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống. Mọi hê thống đều nằm trong một hệ thống khác lớn hơn. Mọi hệ thống đều có thể chia thành các hệ thống khác nhỏ hơn. Mọi hệ thống đều có tương tác với các hệ thống khác và thu nhận thông tin, năng lượng từ môi trường bên ngoài để tồn tại. Mọi hệ thống đều cần năng lượng đầu vào và sản phẩm đầu ra để tồn tại. Mọi hệ thống đều tìm kiếm sự cân bằng với những hệ thống khác. 1.1.2. Ứng dụng lý thuyết hệ thống vào tình huống Lý thuyết hệ thống coi mỗi con người là một hệ thống, mỗi hệ thống đều nằm trong một hệ thống khác lớn hơn và mỗi hệ thống đều có thể chia nhỏ thành những hệ thống nhỏ hơn. Những hệ thống này có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau, sự thay đổi của một hệ thống có thể dẫn đến thay đổi hệ thống khác. H được coi là một hệ thống vi mô, chịu sự tác động của hệ thống trung mô là gia đình và hệ thống vĩ mô là cộng đồng nơi em đang sinh sống và học tập, và chịu sự tác động của hệ thống nhỏ hơn đó là những suy nghĩ và nhận thức của em. Chính hệ thống trung mô, đó là gia đình em có vấn đề nên hệ thống vi mô có vấn đề theo. H là con riêng của mẹ em. Mẹ em đã đi lấy chồng khác. Em bị người cha dượng lạm dụng tình dục suốt 2 tháng. H bị cha dượng dọa nạt sẽ giết chết cả 2 mẹ con nên em không dám nói ra sự thật. Chính vì vậy mà em đã rơi vào trạng thái trầm cảm (phân tích thêm) Việc áp dụng lý thuyết hệ thống giúp cho nhân viên xã hội khi làm việc với thân chủ có thể giúp thân chủ tìm ra những nguồn lực trợ giúp trong quá trình giải quyết vấn đề. Trong trường hợp của em H có thể xác định được nguồn lực trợ giúp em vượt qua khó khăn đó là sự quan tâm, động viên, chia sẻ từ gia đình của mẹ em, thầy cô và bạn bè nơi em theo học và quan trọng hơn nữa là nhân viên xã hội phải thường xuyên áp dụng kỹ năng tham vấn trong quá trình làm việc với em để em vượt qua khó khăn trước mắt, có niềm tin hơn vào tương lai. 1.2. Thuyết nhu cầu 1.2.1. Nội dung lý thuyết Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) được xem như một trong những người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn, trường phái này được xem là thế lực thứ 3 khi thế giới lúc ấy đang biết đến 2 trường phái tâm lý chính: Phân tâm học và Chủ nghĩa hành vi. Năm 1943, ông đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Đó là lý thuyết về Thang bậc nhu cầu của con người. Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước. Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc: - Nhu cầu cơ bản (nhu cầu sinh lý) Nhu cầu này bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải mái,…đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất: Bậc cơ bản nhất. Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện khi những nhu cầu cơ bản này không được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được. Ông bà ta cũng đã sớm nhận ra điều này khi cho rằng: “Có thực mới vực được đạo”, cần phải được ăn uống, đáp ứng nhu cầu cơ bản để có thể hoạt động, vươn tới nhu cầu cao hơn. Chúng ta có thể kiểm chứng dễ dàng điều này khi cơ thể không khỏe mạnh, đói khát hoặc bệnh tật, lúc ấy, các nhu cầu khác chỉ còn là thứ yếu. - Nhu cầu về an toàn, an ninh Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức các nhu cầu này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ cần gì tiếp theo? Khi đó các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt. Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ,…. Trẻ con thường hay biểu lộ sự thiếu cảm giác an toàn khi bứt rứt, khóc đòi cha mẹ, mong muốn được vỗ về. Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, được sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ở,…Nhiều người tìm đến sự che chở bởi các niềm tin tôn giáo, triết học cũng là do nhu cầu an toàn này, đây chính là việc tìm kiếm sự an toàn về mặt tinh thần. - Nhu cầu về xã hội (nhu cầu được thừa nhận, yêu thương) Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương. Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm, … - Nhu cầu được tôn trọng và tự trọng Nhu cầu này thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân. Sự đáp ứng và đạt được nhu cầu này có thể khiến cho một đứa trẻ học tập tích cực hơn, một người trưởng thành cảm thấy tự do hơn. Chúng ta thường thấy trong công việc hoặc cuộc sống, khi một người được khích lệ, tặng thưởng về thành quả lao động của mình, họ sẵn sàng làm việc hăng say hơn, hiệu quả hơn. Nhu cầu này được xếp sau nhu cầu “thuộc về một tổ chức”, nhu cầu xã hội phía trên. Sau khi đã gia nhập một tổ chức, một đội nhóm, chúng ta luôn muốn được mọi người trong nhóm nể trọng, quý đấu để cảm thấy mình có “vị trí” trong nhóm đó. Bản chất tâm lý con người ai cũng muốn được tôn trọng, chạm đến lòng tự trọng là chạm đến điều sâu và đau nhất, là điểm tử huyệt nhất của con người. - Nhu cầu được thể hiện mình (Nhu cầu phát triển) Đó là nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để làm”. Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội. 1.2.2. Ứng dụng lý thuyết vào tình huống Phân tích hành vi của người cha dượng Phân tích nhu cầu của thân chủ H 1.3. Lý thuyết vai trò 1.3.1. Khái niệm vai trò Vai trò là những khuôn mẫu ứng xử khác nhau do xã hội áp đặt cho mỗi chức vị của con người trong xã hội đó. Thí dụ bố phải thương con, mẹ phải hiền, chồng phải biết chăm sóc vợ, vợ phải đảm đang, con cái phải nghe lời bố mẹ, trò phải chăm chỉ, thầy phải nghiêm túc. Có hai loại vai trò khác nhau: + Vai trò hiện: Vai trò hiện là vai trò bên ngoài mọi người đều có thể thấy được. + Vai trò ẩn : Vai trò ẩn là vai trò không biểu lộ ra bên ngoài mà có khi chính người đóng vai trò đó cũng không biết, thí dụ trong những gia đình không hạnh phúc, bố mẹ thường bất hoà nhiều khi đứa con nhỏ được huấn luyện để đóng vai người trung gian hoà giải mà chính nó và cha mẹ không biết. Vì một người có thể có nhiều vai trò khác nhau, những khuôn mẫu ứng xử do xã hội áp đặt có thể mâu thuẫn với nhau, tạo ra khó khăn… 1.3.2. Nội dung lý thuyết vai trò * Bối cảnh ra đời Thuyết vai trò được ra đời với sự đóng góp của khoa học xã hội và tâm lý học. Người đại diện thuyết: Perlman(1968) - học giả có những đóng góp lớn trong việc vận dụng thuyết vai trò vào công tác xã hội. Bà nhấn mạnh vào lợi ích của vai trò xã hội trong việc tìm hiểu các mối quan hệ và nhân cách. Theo bà : Công việc, gia đình, vai trò cha mẹ là những yếu tố quyết định giúp hình thành nhân cách và hành vi. Đồng thời bà đưa ra các cách thức mà lý thuyết công tác xã hội truyền thống đã nhấn mạnh vào các thiết chế này như thế nào. * Nội dung cơ bản: Thuyết cho rằng: + Mỗi cá nhân đều chiếm những vị trí trong xã hội và mỗi vị trí đó là mỗi vai trò khác nhau. + Một phần các hành vi xã hội hằng ngày quan sát được chỉ đơn giản là những việc mà con người thực hiện trong vai trò của họ, cũng giống như các diễn viên đóng vai trên sân khấu. + Hành vi con người chịu sự chỉ đạo của những mong muốn của cá nhân hoặc từ mong muốn của những người khác: tức là cùng với một hành vi, có thể chấp nhận ở vai trò này nhưng lại không được chấp nhận ở vai trò kia. VD: Một người thư ký công việc sẽ là trả lời điện thoại, sắp xếp các cuộc hẹn, hoàn thành công việc giấy tờ, đánh điện tín nhưng người ta sẽ không có những mong muốn đó với một bác sĩ. Như vậy vai trò của cá nhân được thể hiện tốt thì cá nhân đó hoàn thiện được nhân cách cũng như hành vi sẽ không bị lệch chuẩn và ngược lại. 1.3.3. Ứng dụng lý thuyết vai trò vào tình huống Lý thuyết vai trò giải thích vai trò mà các thành viên trong gia đình đảm nhiệm (Phân tích xem các thành viên trong gia đình thực hiện đúng vai trò của mình chưa). 1.4. Lý thuyết hành vi 1.4.1. Nội dung thuyết hành vi Hành vi là toàn thể những phản ứng của cơ thể, nhằm đáp ứng lại kích thích ngoại giới, hành động hoặc phản ứng của đối tượng (khách thể) hoặc sinh vật, thương sử dụng trong sự tác động đến môi trường, xã hội. Hành vi có thể thuộc về ý thức, tiềm thức, công khai hay bí mật, và tự giác hoặc không tự giác. Hành vi là một giá trị có thể thay đổi qua thời gian. Theo thuyết hành vi thì hành vi của chúng ta không phải tự có mà do chúng ta học, hoặc chúng ta được củng cố hành vi đó. Các lý thuyết hành vi giới hạn việc nghiên cứu cơ chế học tập vào các hành vi bên ngoài có thể quan sát khách quan bằng thực nghiệm. Không quan tâm đến các quá trình tâm lý bên trong như tri giác, cảm giác, tư duy, ý thức, vì không thể quan sát khách quan được. Bộ não được coi là một hộp đen. Tiếp cận hành vi là một trong những cố gắng rất lớn của tâm lý học thế giới đâù thế kỉ XX, nhằm khắc phục tính chủ quan trong nghiên cứu các hiện tượng tâm lý thời đó. Kết quả đã hình thành một trường phái có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của tâm lý học mĩ và thế giới thế kỉ XX, mà đại biểu xuất sắc là các nhà tâm lí học kiệt xuất: J. Watson (1878-1958), E.Tolmen(1886-1959), E.L.Tocdike (1874 - 1949), B.Ph.Skinner (1904 - 1990),… Các nhà tâm lí học theo hướng tiếp cận hành vi phủ nhận việc nghiên cứu ý thức của con người. Theo quan niệm chung, cũng như quan điểm động năng – tâm lí vẫn cho rằng hành vi luôn xuất phát từ một quá trình ý thức của con người. Song chúng ta có thể đặt ra một câu hỏi: liệu rằng môi trường có gây tác động đến những hành vi của con người hay là bản thân hành vi thể tự do bộc lộ theo đúng như mong muốn của con người. Lí thuyết học tập xã hội không phủ nhận việc coi hành vi diễn ra sau quá trình tâm lý của con người, nhưng đưa ra quan điểm rằng chúng ta không thể biết được những gì đang thực sự diễn ra trong tâm trí của con người. Vì vậy các nhà chuyên môn cũng chỉ có thể nghiên cứu và tác động vào hành vi đã được bộc lộ ra bên ngoài mà thôi. Quan điểm này làm lên một phần trường phái hành vi. Những người theo trường phái hành vi coi nhẹ tính tích cực của chủ thể, trong khi họ lại đề cao vai trò kích thích bê ngoài trong việc tạo ra các phản ứng. Vì vậy, điều kiện điều khiển việc hình thành hành vi của con người được quy về việc tạo ra môi trường kích thích, được sắp xếp theo lôgic cho phép hình thành các phản ứng mong muốn, tức là quá trình “ điều kiện hóa hành vi ”. Vấn đề học tập và kĩ xảo đạt được là trung tâm của trường phái hành vi. Theo các nhà hành vi, tư duy cũng như kĩ xảo, chúng được hình thành theo cơ chế phản xạ khi được luyện tập. Nhà hành vi học Watson chia tư duy thành ba dạng: thứ nhất là các thói quen, kĩ xảo ngôn ngữ đơn giản ( đọc một đoạn thơ hay đoạn văn ngắn mà không làm thay đổi trật tự từ); dạng thứ hai giải quyết các nhiệm vụ tuy không mới nhưng ít gặp và phải có hành vi ngôn ngữ kèm theo ( nhớ lại một đoạn thơ hay một sự kiện đã thoảng qua trong kí ức ); dạng thứ ba : giải quyết các nhiệm vụ mới, buộc cơ thể lâm vào hoàn cảnh phức tạp, đòi hoi phải giải quyết bằng ngôn ngữ trước khi thực hiện một hành động cụ thể. (Trích: tuyển tập tâm lí học - GS.TS.Phạm Minh Hạc, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005) Sự phát triển tiếp theo của hướng tiếp cận hành vi sau J.Watson đã dẫn đến việc phân hóa trường phái hành vi thành ba nhánh: (1) Thuyết hành vi cổ điển, đại biểu là Skinner Thuyết hành vi cổ điển, (2) Thuyết nhận thức - hành vi đại biểu là E. Tolmen và (3) Thuyết hành vi chủ quan, đại biểu là O.Miler, Glanter, Priham. Chúng ta tập trung vào hai nhánh hành vi đầu tiên. Thuyết hành vi cổ điển bắt nguồn từ cơ sở của tâm lý cho rằng con người có phản ứng do có một sự thay đổi của môi trường, gọi là tác nhân kích thích. Phản ứng của con người là nhằm thích nghi với các tác nhân kích này. Biểu diễn dưới dạng mô hình: S -> R -> B Trong đó: S (subject): Tác nhân kích thích R (reflesion): Phản ứng của con người B (behavior): Kết quả hành vi. Khi có một tác nhân kích thích (S) sẽ có rất nhiều khả năng phản ứng (R) của con người. Nhưng dần dần sẽ có một phản ứng R1 có xu hướng lặp đi lặp lại do chúng ta được học hoặc được củng cố, khi kết quả của hành vi đó mang lại một điều gì được mong đơị. - Ưu điểm: Quan điểm hành vi quan tâm nhiều đến các khuôn mẫu và tìm cách để con người lặp lại các khuôn mẫu đó bằng việc tác động vào nhận thức hay sử dụng các củng cố. Quan điểm hành vi chủ yếu sửa chữa những hành vi được thể hiện ra ngoài, được coi là phần nổi của tảng băng chìm. - Nhược điểm: Quan điểm không đặt trọng tâm vào việc thân chủ thực sự cảm nhận như thế nào về những khuôn mẫu đó; không thực sự quan tâm đến những quy trình cảm xúc diễn ra trong tâm trí thân chủ. Không hướng sự can thiệp đến những gốc rễ sâu sa của những lệch lạc hành vi của thân chủ; chỉ có thể sửa chữa những biểu hiện bề nổi của vấn đề, nhưng không thực sự xóa bỏ được vấn đề gốc rễ xuất phát từ những di chứng từ quá khứ để lại trong vô thức của thân chủ. 1.4.2. Ứng dụng của thuyết hành vi vào tình huống Theo quan điểm của thuyết hành vi, ứng với một tác nhân kích thích sẽ có một phản ứng phù hợp (Phân tích hành vi của các thành viên trong gia đình). 2. Kế hoạch can thiệp Nguồn lực huy động STT Mục tiêu Hoạt động của NVCTXH Thân chủ Bên trong 1 Đưa H và mẹ H đến nơi an toàn 2 Giúp H cân bằng trạng thái tâm lý 3 Giúp mẹ H ổn định tâm lý, chấp nhận thực tại 4 Tăng cường sự quan tâm H từ phía nhà trường 5 Đến cơ quan có thẩm quyền để trình báo sự việc, có hình Thời gian phối hợp Bên ngoài Bắt đầu Kết thúc Kết quả mong đợi phạt thích đáng cho cha dượng H 6 Theo dõi H thực hiện kế hoạch, có sự điều chỉnh, tác động kịp thời, phù hợp. Kết bài
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan