Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại tieu luan cuoi khoa chuyen vien 2017(chinh)...

Tài liệu tieu luan cuoi khoa chuyen vien 2017(chinh)

.DOC
20
152
112

Mô tả:

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN KHÓA: 64 ------------- TIỆU LUẬN CUỐI KHÓA Tình huống: “"Giải quyết tranh chấp đất đai giữa ông Ma Văn Điển và bà Ma Thị Luyên, thôn Thượng Minh, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang''” Họ và tên: LÊ ĐÌNH CHÍNH Đơn vị công tác: Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Tuyên Quang, tháng 4 năm 2017 1 ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN + Nhận xét của cặp chấm: ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… …………………………………………… + Kết quả điểm: -. Điểm số: ………………………………… -. Viết bằng chữ: ………………………….. Giảng viên chấm 1 Giảng viên chấm 2 (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) 2 Mục lục MỞ ĐẦU.........................................................4 NỘI DUNG.......................................................5 I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG.............................................................................6 II. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA TÌNH HUỐNG...7 1. Nguyên nhân của tình huống.................................................................7 2. Hậu quả của tình huống.........................................................................8 III. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.......................9 IV. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG........................................10 1. Phương án 1.........................................................................................10 2. Phương án 2.........................................................................................11 3. Phương án 3.........................................................................................12 4. Lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết tình huống.........................12 V. LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU ĐÃ LỰA CHỌN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG........................................13 * Bước 1: Thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật đối với công chức................................................................................................13 * Bước 2: Thành lập Hội đồng Kỷ luật công chức..................................14 * Bước 3: Tổ chức họp kiểm điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật .................................................................................................................14 * Bước 4: Tổ chức cuộc họp xin ý kiếm tham vấn của các cơ quan.......................................................................................................15 * Bước 5: Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật................................................15 * Bước 6: Ra quyết định kỷ luật..............................................................16 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................19 1. Kết luận...................................................................................................19 2. Kiến nghị.................................................................................................19 3 MỞ ĐẦU Công vụ là một hoạt động mang tính quyền lực – pháp lý được thực thi bởi đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước hoặc những người khác khi được nhà nước trao quyền nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong quá trình quản lý toàn diện các mặt hoạt động của đời sống xã hội. Công vụ là phục vụ nhà nước, phục vụ nhân dân, gắn với quyền lực nhà nước. Một trong những đặc trưng của hoạt động công vụ là mục tiêu của công vụ xuất phát từ bản chất nhân dân của nhà nước ta, do đó mọi hoạt động công vụ đều có mục tiêu tổng quát và bao trùm là để phục vụ nhân dân, vì lợi ích của nhân dân. Với bản chất nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân nên công vụ nhà nước không có mục đích tự thân của nó, không vì lợi ích riêng của những người công chức đang công vụ. Và một trong các nguyên tắc quan trọng của hoạt động công vụ đó là nguyên tắc tuân thủ pháp luật (hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác, quy định chung…), đúng quyền hạn được giao (tức là chỉ được làm những gì pháp luật cho phép). Khi nói đến hoạt động công vụ là nói đến trách nhiệm của cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ nhằm mục tiêu phục vụ người dân và xã hội. Do đội ngũ công chức là những người trực tiếp được sử dụng quyền lực nhà nước để thực thi công vụ nên nếu không được kiểm soát chặt chẽ, rất rễ dẫn đến lạm quyền, tức là sử dụng quyền lực không đúng thẩm quyền, không đúng chức năng, nhiệm vụ pháp luật quy định, thậm chí lợi dụng quyền hạn được giao để thực hiện các hành động nhằm vụ lợi cho bản thân, vi phạm quy định về nghĩa vụ của công chức và những điều công chức không được làm. Để đảm bảo kỷ luật hành chính, kỷ cương công vụ, việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ của công chức là một nội dung thiết yếu và rất quan trọng trong công tác quản lý, sử dụng công chức. Thông qua việc xử lý các hành vi vi phạm của công chức sẽ giúp cho công tác kiểm soát đối với hoạt động công vụ có hiệu quả hơn, kịp thời chấn chỉnh kỷ luật hành 4 chính, kỷ cương công vụ của công chức, giúp cho các cơ quan, tổ chức có phương án sử dụng, quản lý công chức phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Xuất phát từ vai trò quan trọng của việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ và cùng với những kiến thức đã tiếp thu được qua các bài giảng của các thầy, cô giáo Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang trong khuôn khổ chương trình bồi dưỡng ngạch Chuyên viên năm 2017, nhằm bổ sung thêm các kiến thức về lý luận và thực tiễn đối với các chuyên đề đã được thầy cô giảng dạy tại trường, vận dụng sáng tạo các kiến thức lý luận vào thực hiện các nhiệm vụ được giao, học viên lựa chọn tình huống “Xử lý hành vi làm giả Giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc công dân Việt Nam đã đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đối với ông Nguyễn Thành Đô, chuyên viên Phòng Hành chính Tư pháp, thuộc Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài Tiểu luận cuối khóa. Việc xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động công vụ là vấn đề tương đối phức tạp, vì liên quan đến con người cụ thể, do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, kinh nghiệm xử lý tình huống có nhiều tình tiết phức tạp còn chưa nhiều nên trong quá trình thực hiện đề tài Tiểu luận chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, học viên mong muốn được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các đồng chí, đồng nghiệp để bài tiểu luận của học viên được bổ sung, sửa chữa, khắc phục kịp thời. NỘI DUNG 5 I. MÔ TẢ TÌNH HUÔỐNG Ông Nguyễn Thành Đô, Chuyên viên Phòng Hành chính Tư pháp thuộc Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang được tuyển dụng vào làm công chức tại Sở Tư pháp từ tháng 12 năm 2000. Được Giám đốc Sở Tư pháp phân công công tác tại Phòng Hành chính Tư pháp và được Trưởng phòng Tư pháp phân công tham mưu thực hiện các lĩnh vực công tác, gồm: Quản lý công tác cấp phiếu lý lịch tư pháp; quản lý sổ, biểu mẫu hộ tịch, công tác thống kê, tổng hợp; thống kê và kiểm soát thủ tục hành chính theo Đề án 30 của Chính phủ và thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở, lãnh đạo Phòng phân công. Tháng 01/2016, ông Nguyễn Thành Đô đã móc nối với đối tượng Lê Kiên Trung, trú tại tổ 20, thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc làm giả Giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc công dân Việt Nam đã đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (gọi tắt là Giấy xác nhận ghi chú kết hôn có yếu tố nước ngoài) của Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang bằng cách lấy mẫu chữ ký của ông Nguyễn Hữu Trúc, Phó Giám đốc Sở Tư pháp và mẫu chữ ký của bà Trịnh Thị Kim Thanh, Trưởng phòng Hành chính Tư pháp từ các văn bản của Sở Tư pháp mà ông Trúc và bà Thanh đã ký để nhờ người ken lại chữ ký vào 50 tờ giấy trắng khổ A4. Tiếp theo ông Nguyễn Thành Đô đã soạn thảo và nhập thông tin cá nhân của 46 trường hợp theo mẫu Giấy xác nhận ghi chú kết hôn có yếu tố nước ngoài có sẵn trong máy tính để căn chỉnh, in rồi tự đặt ra 46 số thứ tự của văn bản và lợi dụng khi văn thư không có mặt tại Phòng Văn thư, đã tự ý lấy dấu và đóng vào vị trí có chữ ký của ông Nguyễn Hữu Trúc, Phó Giám đốc Sở Tư pháp của 46 Giấy xác nhận ghi chú kết hôn có yếu tố nước ngoài mà ông Nguyễn Thành Đô làm giả. Sau đó, ông Nguyễn Thành Đô đã liên hệ và chuyển 46 Giấy xác nhận ghi chú kết hôn có yếu tố nước ngoài làm giả này cho đối tượng Lê Kiên Trung để nộp cho Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội. Ông Nguyễn Thành Đô đã nhận từ Lê Kiên Trung 20.00.000 đồng (Hai mươi triệu đồng) để giúp đối tượng này hoàn thiện các thủ tục hồ sơ, trong đó có việc làm giả Giấy chứng nhận ghi chú kết hôn có yếu tố nước ngoài đã nêu trên. 6 Với hành vi làm giả 46 Giấy xác nhận ghi chú kết hôn có yếu tố nước ngoài để vụ lợi, ngày 28/5/2016, cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tuyên Quang đã khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Thành Đô về tội “Giả mạo trong công tác” theo quy định tại Điều 359 - Bộ Luật Hình sự. Ngày 18/9/2016, Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã tiến hành xét xử và ban hành Bản án số 04/2016/HSST, trong đó tuyên bố bị cáo Nguyễn Thành Đô phạm tội “Giả mạo trong công tác” và xử phạt ông Nguyễn Thành Đô 03 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 05 năm. Hành vi làm giả 46 Giấy xác nhận ghi chú kết hôn có yếu tố nước ngoài của ông Nguyễn Thành Đô đã vi phạm pháp luật hình sự, ông Nguyễn Thành Đô đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang kết án và xử phạt về tội “Giả mạo trong công tác”, đây là một trong các tội phạm về tham nhũng quy định tại Mục I Chương XXIII Bộ Luật Hình sự năm 2015. Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức thì những hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật thuộc hành vi bị xử lý kỷ luật. Như vậy, hành vi vi phạm của ông Nguyễn Thành Đô thuộc hành vi bị xử lý kỷ luật theo quy định. II. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ 1. Nguyên nhân của tình huống Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật của ông Nguyễn Thành Đô, cụ thể là hành vi làm giả 46 Giấy chứng nhận ghi chú kết hôn có yếu tố nước ngoài như đã nêu trên. Xét về mặt quản lý, sử dụng công chức thì hành vi vi phạm của ông Nguyễn Thành Đô xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản như sau: 1.1. Nguyên nhân khách quan - Quy trình giải quyết thủ tục Giấy chứng nhận ghi chú kết hôn có yếu tố nước ngoài do Sở Tư pháp còn thiếu chặt chẽ, thể hiện ở chỗ các mẫu Giấy chứng nhận ghi chú kết hôn có yếu tố nước ngoài chưa được mẫu hóa thống nhất 7 trên một nền chất liệu giấy, kiểu cách mẫu in riêng biệt nên người có ý định tạo ra mẫu này dễ dàng soạn thảo trên máy vi tính và in ấn sử dụng. - Việc quản lý hành chính đối với công chức của Sở Tư pháp nói chung và của Trưởng phòng Hành chính Tư pháp nói riêng còn lỏng lẻo, thiếu kiểm soát chặt chẽ trong quy trình giải quyết nghiệp vụ nên công chức mới có thể thực hiện được các hành vi vi phạm liên quan đến nghiệp vụ công tác của đơn vị. - Công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của cấp ủy, lãnh đạo Sở Tư pháp và Phòng Hành chính Tư pháp thuộc Sở Tư pháp kém hiệu quả, chưa thực sự làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho công chức thuộc đơn vị mình. 1.2. Nguyên nhân chủ quan - Ông Nguyễn Thành Đô không có tư tưởng chính trị vững vàng, đạo đức công vụ không tốt, dễ bị lợi ích vật chất cám dỗ, vì lợi ích trước mắt mà thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. - Ông Nguyễn Thành Đô chưa có ý thức trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật kém, thực hiện các công việc không thuộc chức trách, nhiệm vụ được giao; tự ý sử dụng tài sản công để thực hiện hành vi vi phạm vì mục đích vụ lợi. 2. Hậu quả của tình huống Hành vi vi phạm của ông Nguyễn Thành Đô đã gây hậu quả nghiêm trọng đối với hoạt động công vụ của Sở Tư pháp nói riêng và đối với hoạt động công vụ của tỉnh Tuyên Quang nói chung, thể hiện ở các mặt sau: - Ảnh hưởng lớn đến kết quả công tác giáo dục tư tưởng, chính trị đối với công chức trên địa bàn tỉnh nói chung và của Sở Tư pháp nói riêng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín, niềm tin của nhân dân đối với đội ngũ công chức của tỉnh cũng như uy tín của ngành Tư pháp và nền công vụ của tỉnh nhà. - Gây mất uy tín, làm giảm thành tích trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý của Đảng ủy, lãnh đạo Sở Tư pháp nói riêng và của Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh nói chung. 8 - Ảnh hưởng lớn đến tính nghiêm minh của pháp luật, tác động xấu và gây dư luận xấu về mặt xã hội, gây mất an ninh trật tự xã hội ở địa phương. Tóm tại, với hành vi vi phạm của ông Nguyễn Thành Đô nêu trên, nếu không có biện pháp xử lý kỷ luật thích đáng sẽ gây mất lòng tin trong nhân dân, gây hậu quả xấu cho xã hội, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước và rất dễ dẫn đến đơn thư khiếu nại, kiến nghị lâu dài và vượt cấp, vượt quyền. Từ những nguyên nhân, hậu quả nêu trên đòi hỏi phải tăng cường quản lý đối với đội ngũ công chức, đặc biệt là chú trọng đến việc kiểm soát việc thực thi công vụ và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong thực thi công vụ. III. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Việc xử lý hành vi làm giả Giấy xác nhận ghi chú kết hôn có yếu tố nước ngoài đối với ông Nguyễn Thành Đô nhằm mục tiêu xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành, góp phần đảm bảo kỷ cương hành chính, kỷ luật công vụ. Qua đó góp phần nêu gương, giáo dục về tư tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp đối với đội ngũ công chức ở các cơ quan, đơn vị khác nhằm hạn chế tối đa các hành vi vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ. Việc giải quyết hành vi vi phạm của ông Nguyễn Thành Đô phải đảm bảo khách quan, đúng người, đúng tội, kịp thời và đúng quy định pháp luật để tránh tình trạng đơn, thư khiếu nại, khiếu kiện phức tạp sau khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải quyết. Về mặt pháp lý: Căn cứ Luật Cán bộ, công chức; Luật phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức để làm căn cứ xử lý hành vi vi phạm của ông Nguyễn Thành Đô. Về mặt thực tiễn: Căn cứ Bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang kết án đối với ông Nguyễn Thành Đô và quá trình vi phạm pháp luật của ông Nguyễn Thành Đô để xem xét xử lý hành vi vi phạm. 9 Trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành và các tài liệu có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của ông Nguyễn Thành Đô, Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang chủ động, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xem xét, xử lý hành vi vi phạm của ông Nguyễn Thành Đô theo đúng quy định hiện hành. IV. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN 1. Phương án 1 Sở Tư pháp căn cứ các quy định hiện hành, căn cứ Bản án số 04/2016/HSST ngày 18/9/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang, tuyên phạt ông Nguyễn Thành Đô 03 năm tù cho hưởng án treo vì phạm tội “Giả mạo trong công tác” và thành lập Hội đồng kỷ luật công chức theo đúng trình tự, thủ tục, thành phần theo quy định tại Nghị định số 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ. Hội đồng Kỷ luật công chức tiến hành họp, bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật đối với ông Nguyễn Thành Đô theo quy định. Căn cứ báo cáo, kiến nghị của Hội đồng kỷ luật công chức, Giám đốc Sở Tư pháp quyết định kỷ luật công chức theo thẩm quyền. Ưu điểm của Phương án này là: Việc xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Thành Đô vì hành vi làm giả Giấy chứng nhận ghi chú kết hôn có yếu tố nước ngoài có ưu điểm là Sở Tư pháp sẽ chủ động trong các quá trình xử lý kỷ luật, không chịu sự tác động của các yếu tố bên ngoài, không phải họp bàn nhiều, không gây nhiều tranh cãi dẫn đến tốn kém về tiền bạc, thời gian và đảm bảo được thời hạn, thời hiệu kỷ luật theo quy định. Hạn chế của Phương án này là: Mục tiêu của việc xử lý hành vi vi phạm của ông Nguyễn Thành Đô có thể không đạt được mong muốn, trong trường hợp nhận thức của Hội đồng kỷ luật công chức trong việc áp dụng các hình thức kỷ luật đối với công chức theo quy định của Nghị định số 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ không thống nhất, việc áp dụng hình thức kỷ luật có thể không đảm bảo đúng người đúng tội và dẫn đến công chức bị xử lý kỷ luật không đồng ý 10 với quyết định cuối cùng của Hội đồng kỷ luật cũng như của Giám đốc Sở Tư pháp. 2. Phương án 2 Trước khi Sở Tư pháp thành lập Hội đồng kỷ luật công chức đối với ông Nguyễn Thành Đô, Sở Tư pháp chủ động báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh bằng văn bản về quá trình vi phạm của ông Nguyễn Thành Đô và xin ý kiến Chủ tịch UBND tỉnh dự kiến hình thức xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Thành Đô. Sau khi có ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Tư pháp thành lập Hội đồng kỷ luật, tiến hành họp Hội đồng kỷ luật, Hội đồng kỷ luật báo cáo và kiến nghị hình thức kỷ luật đối với ông Nguyễn Thành Đô để Giám đốc Sở Tư pháp quyết định xử lý kỷ luật. Ưu điểm của Phương án này là: Sở Tư pháp sẽ có căn cứ chắc chắn hơn để áp dụng hình thức kỷ luật công chức đối với ông Nguyễn Thành Đô sau khi có ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh. Phương án này giúp cho Sở Tư pháp có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Thành Đô chính xác, khách quan vì khi báo cáo dự kiến hình thức xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Thành Đô với Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Tư pháp sẽ nhận được ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý của Chủ tịch UBND tỉnh sau khi đã có sự tham mưu của Sở Nội vụ tỉnh Tuyên Quang. Hạn chế của Phương án này là: Tuy Sở Tư pháp có thể có căn cứ chính xác cho việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với ông Nguyễn Thành Đô, nhưng nếu thực hiện theo phương án này sẽ dẫn đến việc đẩy công tác nghiệp vụ về xử lý kỷ luật công chức của Sở Tư pháp về cho Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Tư pháp không có tính chủ động trong giải quyết vụ việc, thay vào đó Chủ tịch UBND tỉnh lại phải giao nhiệm vụ cho Sở Nội vụ nghiên cứu, tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ý kiến chỉ đạo. Do đó, phương án này tốn kém thời gian, tăng thêm thủ tục, tạo nên tính thụ động trong thực thi trách nhiệm của Sở Tư pháp đối với vấn đề cần giải quyết. 3. Phương án 3 11 Trước khi họp Hội đồng kỷ luật công chức đối với ông Nguyễn Thành Đô, Sở Tư pháp tổ chức một cuộc họp, mời đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia như: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh… để xin ý kiến tham vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với ông Nguyễn Thành Đô. Kết quả tham vấn của cuộc họp sẽ giúp Sở Tư pháp có thêm căn cứ xác đáng trong việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Thành Đô. Ưu điểm của Phương án này là: Việc xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Thành Đô của Sở Tư pháp có thể giải quyết một cách triệt để. Vì khi đã có ý kiến tham gia của các cơ quan, đơn vị có liên quan, đặc biệt là ý kiến của Sở Nội vụ, cơ quan có chức năng tham mưu, hướng dẫn về công tác xử lý kỷ luật công chức, Sở Tư pháp có thể tiến hành các thủ tục và áp dụng hình thức kỷ luật một cách khách quan nhất, đúng với quy định nhất. Hạn chế của Phương án này là: Việc xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Thành Đô sẽ mất thêm thời gian để tổ chức một cuộc họp tham vấn ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan. 4. Lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết tình huống Cả ba phương án đã đưa ra đều có thể giúp cho Sở Tư pháp xử lý được hành vi vi phạm của ông Nguyễn Thành Đô. Tuy nhiên, phương án 3 là phương án tối ưu nhất vì nó có thể giúp đạt được mục tiêu cuối cùng một cách hiệu quả nhất. Việc xin ý kiến tham vấn của các cơ quan, đơn vị có liên quan sẽ giúp Sở Tư pháp thu thập được các ý kiến góp ý có ích nhất, khách quan nhất, đặc biệt là có ý kiến góp ý của Sở Nội vụ, cơ quan có chuyên môn sâu về vấn đề xử lý kỷ luật đối với công chức sẽ giúp cho việc thực hiện các quy trình cũng như áp dụng hình thức kỷ luật đối với công chức được chính xác, đúng quy định, từ đó có thể tránh được đơn thư khiếu nại sau này. Mặt khác, hạn chế của Phương án này cũng có thể khắc phục được, so với các phương 12 án khác, thì phương án này hạn chế không ảnh hưởng lớn đến kết quả của việc giải quyết vấn đề. Do vậy, tiểu luận lựa chọn Phương án 3 là phương án giải quyết tình huống của tiểu luận đã đặt ra. V. LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ LỰA CHỌN Căn cứ Phương án đã lựa chọn (Phương án 3) và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến việc xử lý kỷ luật công chức như: Luật Cán bộ, công chức; Luật phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 cuả Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật công chức; Quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức của tỉnh… Sở Tư pháp xây dựng kế hoạch cụ thể để giải quyết việc xử lý kỷ luật công chức đối với ông Nguyễn Thành Đô, trong đó xác định rõ: mục đích, yêu cầu của việc xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Thành Đô, nội dung các bước tiến hành, thời gian giải quyết cụ thể; cần những điều kiện, trang thiết bị gì phục vụ cho các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật. Quá trình xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Thành Đô có thể chia thành các bước như sau: * Bước 1: Thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật đối với công chức Sau khi nhận được Bản án kết án hành vi phạm tội đối với ông Nguyễn Thành Đô của Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Giám đốc Sở Tư pháp ban hành Thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Thành Đô để công chức bị xem xét xử lý biết và các các nhân, tổ chức có liên quan khác biết theo đúng quy định hiện hành. Việc Thông báo xem xét xử lý kỷ luật phải ban hành đảm bảo đúng thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định. * Bước 2: Thành lập Hội đồng Kỷ luật công chức Giám đốc Sở Tư pháp thành lập Hội đồng Kỷ luật công chức bao gồm các thành phần: 13 Chủ tịch Hội đồng là Phó Giám đốc Sở Tư pháp; 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện Ban Chấp hành công đoàn Sở Tư pháp; 01 Ủy viên là lãnh đạo Phòng Hành chính Tư pháp; 01 Ủy viên là 01 công chức Phòng Hành chính Tư pháp; 01 Ủy viên kiêm Thư ký là Chánh Văn phòng Sở. * Bước 3: Tổ chức họp kiểm điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật Giám đốc Sở Tư pháp chỉ đạo và tổ chức họp để ông Nguyễn Thành Đô tự kiểm điểm và nhận hình thức kỷ luật. Việc họp kiểm điểm đối với ông Nguyễn Thành Đô được tiến hành như sau: - Giám đốc Sở Tư pháp chỉ đạo Trưởng phòng Hành chính Tư pháp tổ chức cuộc họp phòng, thành phần dự là toàn bộ công chức phòng Hành chính Tư pháp để ông Nguyễn Thành Đô tự kiểm điểm hành vi vi phạm và nhận hình thức kỷ luật, các công chức của phòng tham gia ý kiến đối với hành vi vi phạm của ông Nguyễn Thành Đô và hình thức kỷ luật đối với ông Nguyễn Thành Đô. Biên bản họp kiểm điểm công chức của Phòng Hành chính Tư pháp gửi Giám đốc Sở Tư pháp. Sau đó Giám đốc Sở Tư pháp tổ chức cuộc họp kiểm điểm đối với ông Nguyễn Thành Đô, thành phần gồm đại diện: Đảng ủy, lãnh đạo Sở, Công đoàn Sở, Giám đốc Sở Tư pháp sẽ báo cáo kết quả họp kiểm điểm công chức của Phòng Hành chính Tư pháp, đọc bản kiểm điểm của ông Nguyễn Thành Đô và tự nhận hình thức kỷ luật của ông Nguyễn Thành Đô, sau đó các đại biểu tham gia ý kiến về hành vi vi phạm của ông Nguyễn Thành Đô và kiến nghị hình thức kỷ luật đối với ông Nguyễn Thành Đô. Sau khi kết thúc cuộc họp này, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Giám đốc Sở Tư pháp phải chuyển biên bản cuộc họp này cho Hội đồng Kỷ luật công chức theo quy định hiện hành. * Bước 4: Tổ chức cuộc họp xin ý kiếm tham vấn của các cơ quan Giám đốc Sở Tư pháp tổ chức cuộc họp liên ngành để xin ý kiến tham vấn của các cơ quan có liên quan. Thành phần gồm: Lãnh đạo Sở Tư pháp, Hội đồng 14 kỷ luật công chức, đại diện lãnh đạo và chuyên viên phụ trách lĩnh vực của các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh… Nội dung cuộc họp tập trung vào việc xem xét các căn cứ pháp lý, về trình tự, thủ tục tiến hành xử lý kỷ luật, việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Thành Đô theo quy định của Nghị định số 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ. Kết thúc cuộc họp, Chủ trì cuộc họp thông qua biên bản và lấy chữ ký của các cơ quan, đơn vị tham gia cuộc họp. * Bước 5: Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật Công tác chuẩn bị họp: Hội đồng Kỷ luật công chức gửi giấy triệu tập ông Nguyễn Thành Đô tham dự cuộc họp Hội đồng kỷ luật trong thời hạn chậm nhất là 07 ngày làm việc trước ngày họp Hội đồng kỷ luật. Hội đồng Kỷ luật có thể mời thêm đại diện của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của Sở Tư pháp (Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh nếu có) dự họp. Các đại biểu mời này có quyền phát biểu ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luật nhưng không được bỏ phiếu về hình thức kỷ luật đối với ông Nguyễn Thành Đô. Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng Kỷ luật có trách nhiệm chuẩn bị tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc xử lý kỷ luật để phục vụ cuộc họp theo quy định. Hồ sơ xử lý kỷ luật trình Hội đồng Kỷ luật gồm có: Bản tự kiểm điểm của ông Nguyễn Thành Đô, trích ngang sơ yếu lý lịch của ông Nguyễn Thành Đô, biên bản cuộc họp kiểm điểm của Sở Tư pháp và các tài liệu liên quan khác như: Các văn bản pháp luật có liên quan, Bản án của Tòa án nhân dân tỉnh, biên bản cuộc họp xin ý kiến tham vấn của các cơ quan… Hội đồng Kỷ luật công chức tiến hành cuộc họp theo trình tự sau: - Chủ tịch Hội đồng Kỷ luật công chức tuyên bố lý do, giới thiệu các thành phần tham dự. 15 - Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật công chức đọc trích ngang sơ yếu lý lịch của ông Nguyễn Thành Đô và các tài liệu có liên quan đến quá trình vi phạm pháp luật và bị Tòa án nhân dân tỉnh kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật đối với ông Nguyễn Thành Đô. - Ông Nguyễn Thành Đô đọc bản tự kiểm điểm, nếu ông Nguyễn Thành Đô vắng mặt thì Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng Kỷ luật công chức đọc thay, nếu ông Nguyễn Thành Đô có mặt nhưng không đọc bản tự kiểm điểm thì Hội đồng Kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp. - Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng Kỷ luật đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm ông Nguyễn Thành Đô của Sở Tư pháp. - Các thành viên Hội đồng Kỷ luật công chức và các thành phần tham dự cuộc họp phát biểu ý kiến. - Ông Nguyễn Thành Đô phát biểu ý kiến, nếu ông Nguyễn Thành Đô không phát biểu ý kiến hoặc vắng mặt thì Hội đồng Kỷ luật công chức tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp. - Hội đồng Kỷ luật công chức bỏ phiếu kín kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật đối với ông Nguyễn Thành Đô. - Chủ tịch Hội đồng Kỷ luật công chức công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản cuộc họp. * Bước 6: Ra quyết định kỷ luật Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng Kỷ luật công chức phải gửi báo cáo và kiến nghị hình thức xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Thành Đô bằng văn bản (kèm theo biên bản họp Hội đồng kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật) gửi Giám đốc Sở Tư pháp theo quy định. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị hình thức kỷ luật đối với ông Nguyễn Thành Đô của Hội đồng Kỷ luật công chức, Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ sau: 16 - Nếu trường hợp hình thức kỷ luật đối với ông Nguyễn Thành Đô do Hội đồng Kỷ luật công chức kiến nghị thuộc các hình thức kỷ luật từ hạ bậc lương trở xuống (những hình thức này thuộc thẩm quyền quyết định của Giám đốc Sở Tư pháp không phải xin ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh theo Quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức hiện hành), Giám đốc Sở Tư pháp ra Quyết định kỷ luật đối với ông Nguyễn Thành Đô theo quy định. - Trường hợp hình thức kỷ luật đối với ông Nguyễn Thành Đô do Hội đồng Kỷ luật công chức kiến nghị thuộc hình thức kỷ luật buộc thôi việc thì Giám đốc Sở Tư pháp phải có văn bản báo cáo, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh cho ý kiến đồng ý bằng văn bản (thông qua Sở Nội vụ thẩm định) trước khi ra quyết định kỷ luật đối với ông Nguyễn Thành Đô theo đúng Quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức hiện hành của UBND tỉnh. Quyết định kỷ luật đối với ông Nguyễn Thành Đô phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi thành theo quy định. Tóm lại: Việc xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Thành Đô vì có hành vi làm giả Giấy xác nhận ghi chú kết hôn có yếu tố nước ngoài bị Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang kết án phạm tội “Giả mạo trong công tác” và tuyên phạt 03 năm tù cho hưởng án treo là một việc tương đối phức tạp, trong quá trình tổ chức thực hiện, cần phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật, việc xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Thành Đô phải đảm bảo khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật. Hành vi phạm tội của ông Nguyễn Thành Đô là hành vi phạm tội về tham nhũng theo quy định của Bộ luật hình sự, nhưng việc Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang tuyên phạt 03 năm tù cho hưởng án treo lại không thuộc hành vi áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ (theo Điều này, hành vi vi phạm bị phạt tù mà không được hưởng án treo mới bị buộc thôi việc). Tuy nhiên, tại Điều 69 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định: “Người có hành vi tham nhũng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự; trong trường hợp bị kết án 17 về hành vi tham nhũng và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải bị buộc thôi việc…”. Như vậy, giữa quy định áp dụng hình thức kỷ luật của Nghị định số 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ và quy định Điều 69 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 có sự không thống nhất nhau. Do đó, trong quá trình triển khai thực hiện việc kỷ luật đối với ông Nguyễn Thành Đô như phương án đã lựa chọn nêu trên, Sở Tư pháp cần nghiên cứu kỹ và lấy ý kiến tham vấn của các cơ quan có liên quan về hình thức kỷ luật đối với ông Nguyễn Thành Đô theo Khoản 5 Điều 14 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ (theo khoản này thì hành vi vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng cũng là hành vi áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc). Sở Tư pháp cần nghiên cứu, định hướng xin ý kiến các cơ quan có liên quan xem việc ông Nguyễn Thành Đô vi phạm pháp luật bị kết án về hành vi tham nhũng thì có được đánh giá là vi vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng hay không. Cần nghiên cứu, định hướng thấu đáo vấn đề này để có thể xem xét, xử lý kỷ luật ông Nguyễn Thành Đô một cách chính xác, khách quan nhất./. 18 KẾỐT LUẬN 1. Kếết luận Việc xử lý kỷ luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật là một yêu cầu quan trọng, là yếu tố khách quan trong quá trình thực thi công vụ của đội ngũ công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước. Tăng cường xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm của công chức là một phương thức để có thể kiểm soát đối với hoạt động công vụ, góp phần hạn chế, đẩy lùi các vi phạm trong hoạt động công vụ và đảm bảo kỷ cương hành chính, kỷ luật công vụ. Thực tế cho thấy, nơi nào buông lỏng quản lý, thiếu kiểm soát chặt chẽ về việc thực thi công vụ của công chức thì nơi đó dễ bị mất năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị thấp kém. Đối với cơ quan, đơn vị để xảy ra vi phạm pháp luật mà không có biện pháp xử lý nghiêm minh sẽ tạo ra thái độ thờ ơ, coi thường pháp luật, trật tự, kỷ cương công vụ, kỷ luật hành chính kém nghiêm minh. 2. Kiếến nghị Để tăng cường kỷ cương công vụ, kỷ luật hành chính đối với đội ngũ công chức hành chính nhà nước nói chung và đối với công chức thuộc Sở Tư pháp nói riêng, nhằm không xảy ra các trường hợp vi phạm pháp luật như hành vi vi phạm của ông Nguyễn Thành Đô, học viên xin mạnh dạn đề xuất và kiến nghị một số nội dung như sau: Một là, Thủ trưởng, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị nói chung và Giám đốc Sở Tư pháp nói riêng cần tăng cường hơn nữa và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với đội ngũ công chức thuộc quyền quản lý để công chức có lập trường tư tưởng vững vàng, có thái độ kiên định với mục đích, lý tưởng công tác, tránh bị cám dỗ vật chất mà vi phạm pháp luật. Hai là, Phải hệ thống hóa các thủ tục, quy trình giải quyết chuyên môn, nghiệp vụ, các mẫu văn bản phải được thống nhất hóa theo hướng mẫu in sẵn có dấu hiệu độc quyền, không phải ai cũng có thể tạo ra mẫu văn bản và có thể sử 19 dụng được, nhất là các mẫu Giấy chứng nhận, Giấy cấp phép… Đồng thời kiểm soát chặt chẽ quy trình giải quyết nghiệp vụ. Việc giải quyết nghiệp vụ phải có sự kiểm soát chặt chẽ của người đứng đầu đơn vị nghiệp vụ để tránh tình trạng dễ lợi dụng sơ hở trong các khâu, các quy trình giải quyết nghiệp vụ để cố ý làm trái quy định như trường hợp của ông Nguyễn Thành Đô nêu trên. Ba là, Cần thực hiện tốt công tác quản lý công chức làm việc ngoài giờ hành chính ở cơ quan. Công chức làm việc ngoài giờ hành chính tại cơ quan phải báo cáo lãnh đạo Sở về nội dung công việc, thời giờ làm việc để tránh tình trạng sử dụng tài sản, trang thiết bị làm việc của cơ quan để phục vụ mục đích riêng. Bốn là, Phải quan tâm đến công chức, thường xuyên gần gũi, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của công chức để có biện pháp giải quyết kịp thời và làm tốt công tác dân vận chính quyền, thực hiện tốt công tác dân chủ ở cơ sở. Phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong cơ quan trong công tác vận động, tuyên truyền, gần gũi, nắm bắt kịp thời mọi nguyện vọng chính đáng của công chức để tham mưu với Đảng ủy, lãnh đạo Sở giải quyết theo thẩm quyền./. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan