Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận Chính sách vay vốn ưu đãi cho sinh viên nghèo...

Tài liệu Tiểu luận Chính sách vay vốn ưu đãi cho sinh viên nghèo

.DOC
10
2731
107

Mô tả:

Bài tiểu luận : Chính sách vay vốn ưu đãi cho sinh viên nghèo I. Đặt vấn đề Hằng năm, các trường Đại học tuyển sinh thêm hàng nghìn sinh viên, con số sinh viên các trường Đaị học, Cao đẳng ngày càng tăng. Năm 2012, tổng số sinh viên đại học, cao đẳng của cả nước là trên 2,2 triệu sinh viên; số học sinh trung cấp chuyên nghiệp là 623 nghìn học sinh. Theo thống kê, cả nước có 142 trường cao đẳng nghề, 316 trường trung cấp nghề, 850 trung tâm dạy nghề. Số học sinh học nghề được tuyển mới trong năm nay là 1,9 triệu lượt người. Trong đó, cao đẳng nghề và trung cấp nghề là 0,4 triệu lượt người; sơ cấp nghề 1,5 triệu lượt người. Tuy nhiên, một vấn đề hết sức nghiêm trọng đang được đặt ra, đó là tình trạng bỏ học của học sinh, sinh viên đang diễn ra với con số không nhỏ. Theo ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ công tác HS-SV, Bộ GD-ĐT, thống kê cho thấy số sinh viên phải nghỉ học do không có khả năng đóng học phí và đảm bảo cuộc sống tối thiểu là 1.163 em (556 sinh viên học hệ đại học và 607 sinh viên học hệ cao đẳng) , chiếm tỷ lệ khoảng 0,12% trên tổng số sinh viên của các trường đã có báo cáo. Có nhiều gia đình để tiếp tục việc học của con, họ phải đi vay nặng lãi và chịu nhiều hậu quả khi hoàn cảnh gia đình khó khăn lại càng khó khăn hơn vì lãi mẹ đẻ lãi con. Vấn đề này nếu không được quan tâm đúng mức sẽ đưa đến những hậu quả xấu cho bản thân học sinh, sinh viên bỏ học, gia đình của các em và cũng ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội. Chính quyền nhà nước muốn khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh, sinh viên hiện nay là vấn đề hết sức khó khăn và bức thiết, đòi hỏi phải có sự quan tâm của nhiều thành phần. Trước những đòi hỏi đó, Nhà nước đã đưa ra những chính sách nhằm giải quyết phần nào tình trạng này. Chính sách cho sinh viên vay vốn được được đưa ra như một giải pháp để giải quyết vấn đề học sinh, sinh viên bỏ học. Ngay sau khi chính sách được áp dụng đã cho thấy sự hiệu quả, như một chiếc phao cho sinh viên nghèo, giúp giảm thiểu được số sinh viên bỏ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn Tuy nhiên, vẫn luôn có bất cập xảy ra trong quá trình thực hiện chính sách ở các địa phương, cũng như ở các ngân hàng chính sách các tỉnh, các huyện. Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn là 1 trong những trường Đại học lớn nhất trong cả nước, nơi đây tập trung sinh viên từ các tỉnh thành về học tập, nghiên cứu. Tìm hiểu chính sách vay vốn ưu đãi giành cho sinh viên ở trường ĐH KHXH & NV TP.HCM, có thể tìm hiểu được nhiều vấn đề nảy sinh từ quá trình thực hiện chính sách ở mỗi địa phương mà sinh viên thường trú. Chính vì vậy, tôi quyết định chọn một số mẫu ở trường ĐH KHXH & NV TP.HCM để làm nghiên cứu nhỏ liên quan đến chính sách vay vốn ưu đãi giành cho sinh viên, phục vụ cho bài tiểu luận. 1 Bài tiểu luận : Chính sách vay vốn ưu đãi cho sinh viên nghèo II. Nội dung và thực trạng áp dụng Chính sách 1. Nội dung chính sách Để tìm hiểu những hiệu quả mang lại từ chính sách, cũng như những bất cập của chính sách, chúng ta cần biết về nội dung của chính sách hiện hành. Chính sách cho vay vốn ưu đãi của sinh viên, ngày 27 tháng 9 năm 2007, Thủ tướng ra quyết định về chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên, nội dung của quyết định 157/2007/QĐ-TTg với những nội dung chính sau : 1.1 Đối tượng hưởng lợi từ chính sách Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm: Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: - Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật. - Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật. Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú. 1.2 Thời hạn cho vay Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) được ghi trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ. Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên kết thúc khoá học, kể cả thời gian học sinh, sinh viên được các trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có). Thời hạn phát tiền vay được chia thành các kỳ hạn phát tiền vay do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định hoặc thoả thuận với đối tượng được vay vốn. 2 Bài tiểu luận : Chính sách vay vốn ưu đãi cho sinh viên nghèo Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay, đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định. 1.3 Mức vốn cho vay Mức vốn cho vay tối đa là 1,1 triệu đồng/tháng/học sinh, sinh viên (quy định mới năm 2013). Ngân hàng Chính sách xã hội quy định mức cho vay cụ thể đối với học sinh, sinh viên căn cứ vào mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng nhưng không vượt quá mức cho vay quy định tại khoản 1 Điều này. Khi chính sách học phí của Nhà nước có thay đổi và giá cả sinh hoạt có biến động, Ngân hàng Chính sách xã hội thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức vốn cho vay. 1.4 Lãi suất cho vay Lãi suất cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên là 0,5%/tháng. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay. 1.5 Phương thức cho vay Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhà trường đóng trụ sở. Giao Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên . 2. Thực trạng chính sách 2.1 Đánh giá chung 3 Bài tiểu luận : Chính sách vay vốn ưu đãi cho sinh viên nghèo 2.1.1 Hiệu quả của Chính sách Sau 6 năm thực hiện, Chính sách cho vay vốn sinh viên đã và đang mang lại những hiệu quả đáng kể. Chương trình tín dụng cho học sinh, sinh viên đã cho hơn 3 triệu lượt người vay vốn. Đến nay, đang có 1,9 triệu hộ gia đình đang vay vốn cho trên 2,3 triệu học sinh, sinh viên đi học. Tổng doanh số cho vay đến cuối năm 2012 đạt hơn 43,3 tỷ đồng, doanh số cho vay bình quân là hơn 7.220 tỷ đồng/năm. Dư nợ đến cuối tháng 12/2012 là hơn 35.800 tỷ đồng; trong đó, nợ quá hạn là 167 tỷ, chiếm 0,4%. Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết chương trình đã được triển khai sâu rộng đến các địa phương trên toàn quốc; phương thức cho vay dân chủ, công khai, nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng. Chính sách cũng thể hiện tính nhân văn sâu sắc trong việc giải quyết vấn đề bỏ học và những khó khăn xoay quanh vấn đề vật chất phục vụ học tập của học sinh, sinh viên. có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị và xã hội, hợp lòng dân, tạo được sự đồng thuận cao của các ngành, các cấp, cả cộng đồng. Điều đó khẳng định chủ trương của Đảng, chính sách của Chính phủ về tín dụng đối với học sinh sinh viên là đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và xu thế phát triển của xã hội. Sang năm 2013, Ngân hàng Chính sách có đổi mới một số điều cơ bản như : tăng mức cho vay thêm 100.000 đồng/tháng. Sẽ là 1,1 triệu đồng/học sinh/tháng. Dự kiến học kỳ 1 này, Ngân hàng sẽ cho vay lượng vốn tăng thêm so với trước khoảng 650 tỷ đồng. Tổng số vốn cho vay học kỳ I khoảng 3.000 tỷ đồng, dự kiến cả năm sẽ cho vay khoảng 5.500 tỷ đồng”, ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH cho biết. Lãnh đạo ngân hàng cũng khẳng định dù tăng mức cho vay vẫn đảm bảo được đủ nguồn vốn để giải ngân cho vay ngay học kỳ 1 này. Cứ đúng đối tượng là NHCSXH tạo điều kiện, ưu tiên cho vay. Các cơ sở của NHCSXH trên toàn quốc đã sẵn sàng, với 203.000 tổ tiết kiệm, gần 11.000 điểm giao dịch tại xã, các phòng giao dịch đã sẵn sàng phục vụ. Thậm chí vào thời điểm nhập học, nhu cầu vay của học sinh, sinh viên cao, NHCSXH sẽ tăng phiên giao dịch. Những điều trên tạo điệu kiện thuận lợi hơn cho sinh viên, học sinh nghèo có cơ hội tiếp tục theo đuổi việc học. Tránh được tình trạng bỏ học hay vay nặng lãi. 2.1.2 Hạn chế của Chính sách Sự phối hợp giữa các cấp ủy chính quyền và Ngân hàng Chính sách còn thiếu chặt chẽ ở một số địa phương. Vì vậy, nhiều địa phương còn chưa chú trọng đến việc quản lý, sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và đặc biệt là về trách nhiệm trả nợ tiền vay khi đến hạn. 4 Bài tiểu luận : Chính sách vay vốn ưu đãi cho sinh viên nghèo Ngoài ra, tình trạng ỷ lại vào tín dụng chính sách của một bộ phận người dân ở một số địa phương có xu hướng gia tăng. Điều này đặt ra việc thực hiện các giải pháp đồng bộ, nhằm nâng cao ý thức của người dân, nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ trưởng Tổ tiết kiệm-vay vốn, phát huy hơn nữa vai trò của các hội, đoàn thể và sự tham gia cụ thể, hiệu quả, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các ngành liên quan. Hiện nay, quy định không buộc học sinh sinh viên phải báo cáo kết quả vay vốn cho nhà trường, công tác phối hợp giữa các ngân hàng chính sách xã hội với các trường chưa đồng bộ nên trường chưa có đầy đủ thông tin hai chiều về việc triển khai chương trình. Bộ phận quản lý gặp khó khăn trong việc theo dõi và nắm bắt số liệu chính xác để tổng hợp, báo cáo hàng năm. 2.2 Đánh giá riêng trường ĐH KHXH & NV Kết quả nghiên cứu nhỏ với 30 mẫu ở trường ĐH KHXH & NV chưa nói lên hết được tình hình của việc vay vốn ưu đãi giành cho sinh viên nghèo. Tuy nhiên, qua kết quả này, người làm tiểu luận nêu lên được phần nào thực trạng chính sách cho sinh viên vay vốn ở trong trường Nhân văn cũng như đưa ra được một số giải pháp và kiến nghị để cải thiện những mặt yếu chưa thực hiện được của chính sách. 2.2.1 Hiệu quả chính sách đối với sinh viên Trong số 30 sinh viên được hỏi thì có tới 69 % trả lời có vay vốn, 31% còn lại không vay vốn. với con số này, cho thấy sinh viên đi học và hưởng quyền lợi của mình chiếm tỉ lệ cao. Khi được hỏi thêm, đa số sinh viên vay vốn ở các vùng Tây Nguyên, Nam Bộ, Trung Bộ…Mục đích chủ yếu của sinh viên khi vay vốn là để phục vụ việc học của mình cũng như mọi chi phí sinh hoạt. Mục đích này chiếm 83 %, còn lại là nhằm mục đích khác. Khi được hỏi về mức độ hài lòng của sinh viên về chính sách, 36 % sinh viên trả lời rất hài lòng, 44 % trả lời bình thường còn 20% trả lời không hài lòng. Như vậy, mức độ hài lòng của sinh viên chiếm khá cao. Từ những kết quả trên, có thể thấy Chính sách cho sinh viên vay vốn mang lại hiệu quả khá tốt, đáp ứng được mong muốn và hỗ trợ tốt cho việc học tập và sinh hoạt của sinh viên. 2.2.2 Khó khăn của sinh viên khi vay vốn Bên cạnh những hiệu quả của chính sách vay vốn, sinh viên trường Nhân văn cũng gặp khó khăn. Cơ bản nhất vẫn là vấn đề thủ tục vay vốn, mỗi địa phương có một cách áp dụng chính sách khác nhau và có nhiều địa phương đòi hỏi thủ tục rườm rà, 5 Bài tiểu luận : Chính sách vay vốn ưu đãi cho sinh viên nghèo phức tạp. Có 42 % phiếu trả lời khó khăn nhất của họ khi vay vốn là thủ tục. Một số khác chia sẻ, do xa nhà, nên họ gửi giấy xác nhận về quê, nhưng tới nơi được thì đã hết hạn vay. Ngoài ra, còn có một số khó khăn khác như bạn N.V.T sinh viên năm 4, khoa Hán – Nôm, ở Huyện Tân Phú – Đồng Nai chia sẻ : “ 2 năm đầu thì được vay, nhưng 2 năm sau thì không được vay nữa mà không đủ lí do”. Là đối tượng hưởng lợi, nhưng số sinh viên có hiểu biết về chính sách lại không nhiều, đây cũng là lí do sinh viên gặp khó khăn trong quá trình vay vốn hoặc vay không đúng đối tượng. Theo kết quả nghiên cứu thì có 38% là không biết gì về luật vay vốn và 43% biết chút ít. Trong khi đó con số biết và nắm được luật chỉ có 19%. chính bản thân người vay không hiểu quyền lợi của họ cũng không được đảm bảo. Chính vì lí do đó, khi được hỏi về hoàn cảnh gia đình Gia đình trung bình chiếm hơn 1 nửa, 50%. Số hộ gia đình cận nghèo và nghèo cũng chiếm một số lượng khá lớn 31%.. Khi được hỏi về diện chính sách thì có 60% sinh viên trả lời là : không thuộc diện chính sách nào. Số còn lại cũng có tới 23% là gia đình nghèo và cận nghèo, 10% con gia đình có người nhà là thương binh liệt sĩ, 7% là mồ côi. Theo nghi định 157 đối tượng hưởng lợi: Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm: Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động hoặc gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo, gia đình khó khăn tài chính vì tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú. Đối chiếu với con số kết quả thống kê cho thấy một điều trái ngược ở đây, đó là Ngân hàng chính sách cho vay sai đối tượng. Có nhiều sinh viên không thuộc đối tượng ưu đãi nhưng vẫn được vay vốn, điều này gây ra nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện chính sách . Điều này cũng liên quan nhiều đến vấn đề công bằng xã hội khi người một số người đúng đối tượng thì không được vay, vì một số lí do từ thủ tục cho đến ngân hàng chính sách báo hết vốn, còn một số người có hoàn cảnh đủ để đảm bảo việc học tập thì được vay và sử dụng số tiền ưu đãi đó cho những mục đích khác ngoài việc học và chi phí sinh hoạt, điều này có thể thấy ở 17 % sinh viên trả lời vay với mục đích khác khi được hỏi. Mặc dù đã kịp thời sửa đổi, tuy nhiên tình trạng trên vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để, vì các địa phương có cách áp dụng chính sách không đồng nhất, không nhất quán giữa ngân hàng chính sách và chính quyền. 2.3 Đánh giá chính sách từ các nguồn thông tin khác 6 Bài tiểu luận : Chính sách vay vốn ưu đãi cho sinh viên nghèo Ngoài kết quả từ mẫu nghiên cứu nhỏ, khi tìm hiểu các chủ đề liên quan trên các trang báo, tôi nhận thấy có rất nhiều bức xúc của phụ huynh cũng như của sinh viên như N.T.K.H. - sinh viên Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM - đã xin giấy xác nhận và gửi về quê ở Tuy Hòa, Phú Yên. Ở quê, anh trai của H. nhận được đơn đã mang đến tổ trưởng khu phố nơi gia đình đang cư trú. Tại đây, anh phải làm một tờ đơn xác nhận là gia đình có con học đại học, sau đó mang tờ đơn này lên phường và làm một tờ đơn xác nhận gia đình đang cư trú tại địa phương. Làm xong thủ tục lại mang về nộp cho Hội Phụ nữ khu phố (theo anh, đây là tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn), sau đó hồ sơ được mang lên nộp cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Những tưởng vậy là H. được vay, nhưng mới đây tổ trưởng tổ kiết kiệm và vay vốn đã trả đơn về và gửi thêm một đơn xác nhận. Tờ đơn xác nhận này yêu cầu trường phải cho mã số tài khoản của trường. Đến nay đã gần hết tháng mười mà H. vẫn chưa nhận được tiền vay. Ngoài những đòi hỏi nhiêu khê từ Ngân hàng chính sách, thời gian chờ đợi kết quả xét duyệt hồ sơ từ địa phương cũng là một trong những bức xúc của nhiều người, có những trường hợp khi hồ sơ xét duyệt xong thì Ngân hàng trả lời hết hạn cho vay. Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp không được vay vốn, khi hỏi thì được trả lời, “sinh viên tại chức nên không được vay”. Đây là trường hợp của xã Trực Mỹ - Trực Ninh – Nam Định, có khoảng 20 sinh viên hệ tại chức đều không được giải quyết ( báo Lao động). Theo quy định, đối tượng được hưởng lợi từ chính sách là những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Như vậy, việc Ngân hàng chính sách và các cấp chính quyền địa phương không cho sinh viên hệ tại chức là chưa đúng với quy định. Điều này khiến nhiều người bức xúc và không đảm bảo được những yếu tố như tính công bằng, dân chủ , trong khi thực hiện chính sách. Điều đáng nói hơn là quy định của Chính sách. Khi đưa vào thực hiện, các nghành liên quan đã được tập huấn và học tập những quy định đó. Những điều nói trên đều trái với quy định. Vậy chính sách ban hành ra không đáp ứng được nhu cầu của những sinh viên nghèo khó, đúng đối tượng. Tuy chỉ là bộ phận nhỏ, tuy nhiên nếu cứ diễn ra tình trạng mỗi địa phương một kiểu, không đồng nhất, Ngân hàng và chính quyền nhiêu khê, làm khó dân bằng những thủ tục rắc rối, chờ đợi với thời gian dài thì Chính sách có ban ra cũng không đảm bảo được nhu cầu của học sinh, sinh viên nghèo. Những bức xúc của sinh viên đáng được quan tâm và giải quyết cách thỏa đáng, để đảm bảo tính công bằng xã hội và sự minh bạch của những người thi hành chính sách, có như vậy mới có thể làm cho người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, tránh tình trạng tư lợi trong quá trình cho sinh viên vay vốn. 7 Bài tiểu luận : Chính sách vay vốn ưu đãi cho sinh viên nghèo Còn một điều đáng nói hơn trong vấn đề sinh viên vay vốn đó là vấn đề “Vay dễ, trả khó”. Những khó khăn trên là những thiểu số, còn đại đa số đều được vay vốn để tiếp tục cho việc học của mình. Tuy nhiên, nếu tính một phép tính nhỏ, một SV học bậc đại học 4 năm, có thể vay của ngân hàng tối đa là 44 triệu đồng, tương đương 5,5 triệu đồng/học kỳ (chưa tính lãi suất 0,65% / tháng). Lúc ra trường họ sẽ phải trả nợ cho ngân hàng 44 triệu đồng. Trong khi chưa có việc làm thì số nợ đó quá lớn. Nếu quá thời hạn trả nợ, được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay. Hầu hết sinh viên được xét cho vay vốn của NHCSXH đều thuộc diện gia đình khó khăn. Nếu ra trường lại phải làm công việc lao động giản đơn, tạm bợ sẽ khó có điều kiện trả nợ vay. Theo quy định, đối với các chương trình đào tạo có thời gian không quá 1 năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay. Đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do NHCSXH quy định. Vấn đề bức xúc trong xã hội hiện nay là việc làm, khi SV tốt nghiệp ĐH, CĐ vài ba năm nhưng không tìm được việc làm. Thậm chí có sinh viên tốt nghiệp xong ĐH lại quay về học nghề để xin vào làm trong cơ sở sản xuất. Như vậy rõ ràng nếu không có chính sách hỗ trợ việc làm thì thời gian, tiền bạc cho đào tạo ĐH rất bị lãng phí. Mặt khác công cuộc trả nợ tiền đã vay của SV ra trường gặp khó là do nhà trường chưa đào tạo SV có tâm thế tự tạo việc làm ngay khi học trong trường. Các trường ĐH cũng không công khai tỉ lệ sinh viên trường mình ra trường có việc làm sau một năm là bao nhiêu. Những sự tù mù ấy càng khiến nhiều SV hoang mang, lo lắng. Không biết nếu vay có khả năng trả được nợ ngân hàng? Nếu không trả nổi, ngân hàng sẽ có biện pháp thu hồi nợ với bố mẹ ở quê. Sẽ tạo thêm gánh nặng cho gia đình. Có một số sinh viên, đặc biệt là sinh viên khoa học xã hội, ra trường đi làm trái nghề, nhiều người đi làm công nhân để trả số nợ mình đã vay mượn Ngân hàng khi đang đi học Đại học. Như vậy, việc học đại học không mang lại một tương lai có công việc ổn định, có thu nhập mà còn tạo ghánh nặng cho bản thân sinh viên và gia đình cũng như xã hội. Chính vì thế, khi lựa chọn con đường học đại học, mọi học sinh thuộc diện được vay đều nên cẩn trọng xem lại tài chính của gia đình, sau đó mới quyết định nên nộp hồ sơ xét tuyển vào ĐH hay CĐ hay không ? Hay theo học trường nghề. Và có nên vay vốn, vay có khả năng trả được không? Định hướng đúng cho tương lai sẽ tạo cho mình một hướng đi vững chắc, bớt gánh nặng cho gia đình. III. Kết luận & Kiến Nghị 1. Kết luận 8 Bài tiểu luận : Chính sách vay vốn ưu đãi cho sinh viên nghèo Chính sách cho sinh viên vay vốn ưu đãi được đưa ra như một biện pháp hỗ trợ tích cực sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trong chi phí học tập và sinh hoạt. Sau 6 năm thực hiện ( 2007 – 2013 ), Chính sách đã cho thấy sự hiệu quả của nó, giúp nhiều sinh viên và phụ huynh bớt ghánh nặng về kinh tế. Chính sách cho sinh viên vay vốn ưu đãi được phổ biến và áp dụng rộng rãi trong cả nước nên những hiệu quả cũng như những khó khăn trong bài tiểu luận này chỉ là những phần nhỏ của thực tế chính sách để người làm tiểu luận có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu về chính sách, tạo thêm cho mình kiến thức và những thông tin bổ ích làm cơ sở cho mình sau này khi ra làm việc. 2. Kiến nghị Để Chính sách ngày càng hiệu quả và đảm bảo quyền lợi cho sinh viên học sinh nghèo, cần có những biện pháp cụ thể như: - Cần phổ biến rộng rãi luật vay vốn đến đối tượng được vay ( học sinh, sinh viên, phụ huynh…) nhằm cho họ hiểu cụ thể về chương trình vay vốn. Điều này sẽ giúp giảm tình trạng sử dụng vốn vay không đúng mục đích ở người dân. - Yêu cầu người vay thực hiện nghiêm chỉnh những quy định đã được đặt ra và đưa ra hình thức kỉ luật cho những sai phạm và hành vi tư lợi cá nhân. - Thống nhất thủ tục vốn vay giữa Ngân hàng chính sách và chính quyền địa phương để tránh xảy ra tình trạng “ Mỗi nơi làm một kiểu”. - Nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để sinh viên được vay vốn. - Nhà trường liên kết với các nhà tuyển dụng để góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho sinh viên. - Để khoản dư nợ ngân hàng không là ghánh nặng quá lớn cho sinh viên sau khi ra trường, chính phủ đưa ra những chính sách, biện pháp hỗ trợ và tạo điều kiện việc làm cho sinh viên sau khi ra trường và nên đi song hành với chính sách cho sinh viên vay vốn. Tài liệu tham khảo : Trong quá trình làm tiểu luận, tôi tham khảo những tài liệu sau : Chính sách xã hội 9 Bài tiểu luận : Chính sách vay vốn ưu đãi cho sinh viên nghèo Trang mạng chính phủ Việt Nam : 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất