Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận...

Tài liệu Tiểu luận

.DOCX
35
355
75

Mô tả:

Tìm hiểu và đánh giá về khả năng hấp dẫn du lịch Thái Nguyên - Sv Nhân Văn
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN MỞ ĐẦU............................................................................................. 3 KHOA DU LỊCH HỌC 1. Lí do chọn đề tài......................................................................... 3 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................3 2.1. Mục tiêu.................................................................................... 3 TIỂU LUẬN MÔN HỌC 2.2. Nhiệm vụ................................................................................... 3 NHẬP MÔN KHOA HỌC DU LỊCH 3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................4 GIÁ KHẢ NĂNG HẤP DẪN KHÁCH DU LỊCH 5.TÌM CấuHIỂU trúcVÀ đềĐÁNH tài............................................................................ 4 CỦA THÁI NGUYÊN NỘI DUNG......................................................................................... 4 Chương 1: Cơ sở lí luận................................................................4 Chương 2: Tổng quan du lịch, khả năng hấp dẫn du khách của du lịch Thái Nguyên.............................................................................. 5 2.1.Tổng quan về du viên: lịch...............................................................5 Giảng TS. Phạm Hồng Long 2.2 Giới thiệu Sinh về khả năng hấpThị dẫn du khách viên: Nguyễn Châu Giang của Thái Nguyên...6 Lớp: Quản trị Khách sạn K61 2.2.1 Vị trí địa lý......................................................................... 6 2.2.2 Mục đích thu hút khách và các thị trường chính của du lịch Thái Nguyên............................................................................... 7 Chương 3: Đánh giá khả năng hấp dẫn du khách của Thái Nguyên. 9 3.1 Khả năng tiếp cận điểm đến....................................................9 3.2 Các yếu tố thích hợp để đón khách........................................11 3.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên............................................11 3.2.1.1 Điạ chất hành chính...................................................11 Hà Nội - 2016 3.2.1.2 Khí hậu....................................................................... 11 3.2.1.3 Địa hình.....................................................................11 3.2.1.4 Tài Nguyên.................................................................12 3.2.1.5 Các danh thắng, khu nghỉ dưỡng tiêu biểu................12 3.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn............................................15 3.2.2.1 Tài nguyên nhân văn vật thể tiêu biểu.......................15 3.2.2.2 Tài nguyên nhân văn phi vật thể tiêu biểu.................16 3.2.3 Các tiện nghi du lịch........................................................17 3.2.4 Chính sách về giá cả...................................................19 3.2.5. Điểm yếu của du lịch Thái Nguyên cần khắc phục ................................................................................................. 19 3.2.6 Các giải pháp để tăng cường hấp dẫn du khách..............20 3.2.7 Kiến nghị.........................................................................21 KẾT LUẬN.......................................................................................... 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 21 PHỤ LỤC........................................................................................... 23 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 20052010.................................................................................................... 8 Hình 2: Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2005-2010....................9 Hình 3: Lượng khách du lịch đến Thái Nguyên giai đoạn 2005-2010 ((Nguồn: Sở văn hoá thể thao và du lịch Thái Nguyên)....................10 Hình 4: Doanh thu du lịch hàng năm giai đoạn 2005-2010............12 Hình 5: Cơ sở lưu trú giai đoạn 2005-2010 (Nguồn: Sở Văn hoá TT và Du lịch Thái nguyên)......................................................................... 22 Hình 6:Số lượng đơn vị kinh doanh lữ hành giai đoạn 2005-2010 (Nguồn: Sở văn hoá Thể thao và du lịch Thái Nguyên).....................23 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn. Việt Nam có tiền năng du lịch đa dạng và phong phú. Đẩy mạnh phát triển du lịch đã góp phần rất lớn vào quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Đưa du lịch trở thành “ngành công nghiệp không khói” đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Để du lịch ngày càng phát triển hơn nữa thì việc tìm ra những giải pháp là vấn đề luôn được đặt ra. Với việc nghiên cứu tiền năng du lịch và các giải pháp phát triển du lịch ở Thái Nguyên sẽ là nền tảng quan trọng thúc đẩy du lịch Thái Nguyên nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung. Thái nguyên là một tỉnh đông bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế - xã hội lớn của khu vực đông bắc hay cả vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Có nhiều tài nguyên du lịch cả về tài nguyên nhân văn cũng như tài nguyên tự nhiên có thể kể đến như khu du lịch Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, suối mỏ gà và đặc sản trè Tân Cương… Thái Nguyên còn có Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt nam. Đây chính là những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lí, giao thông, cơ sở hạ tầng tiếp thêm sức mạnh đưa du lịch Thái Nguyên ngày càng phát triển hơn nữa. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Vận dụng những kiến thức đã học để phân tích và đánh giá về khả năng hấp dẫn du khách của Thái Nguyên để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm đưa du lịch Thái Nguyên ngày càng phát triển hơn nữa, được du khách trong và ngoài nước biết đến nhiều hơn. 2.2. Nhiệm vụ Thu thập và hệ thống hóa các thông tin về du lịch Thái nguyên, đặc biệt là khả năng hấp dẫn khách du lịch. Khảo sát, đánh giá tài nguyên du lịch và thực trạng hoạt động du lịch khai thác tiềm năng của du lịch Thái Nguyên. Tìm ra điểm mạnh và điểm yếu về việc phát triển du lịch Thái Nguyên Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch Thái Nguyên theo hướng bền vững. 3. Phạm vi nghiên cứu Thời gian: Nghiên cứu về thực trạng phát triển du lịch Thái Nguyên từ năm 2005-2016 và đưa ra định hướng giải quyết từ 2016-2020 Đối tượng nghiên cứu: Khả năng hấp dẫn du khách của du lịch Thái Nguyên Nội Dung: Đánh giá khả năng hấp hẫn du lịch của Thái Nguyên. Phân tích những thuận lợi và khó khăn để đưa ra những biện pháp hiệu quả phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp hệ thống hóa lí thuyết Phương pháp thu thập tài liệu Phương pháp lịch sử Phương pháp phân tích SWOT 5. Cấu trúc đề tài Mở đầu Nội dung Kết thúc NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lí luận Khái niệm du lịch Khi định nghĩa về du lịch, mỗi người lại có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Các học giả biên soạn từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam (1966) đã tách nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt: - Nghĩa thứ nhất, đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi: Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trúvới mục đích nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,công trình văn hóa, nghệ thuật… - Nghĩa thứ hai, đứng trên góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinhdoanh tổng hợp có hiệu quả cao về mọi mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị, về mặt kinh tế, dulịch là lĩnh vực kinh doanh mạng lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thực xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ. Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2005, có hiệu lực từ tháng 1 năm2006: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến, và hoạt động du lịch là một tổng hợp các hoạt động của khách dulịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. Và còn rất nhiều các định nghĩa khác, qua đây ta có thể thấy du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần hợp lại. Vai trò của du lịch ngày càng được nâng cao. Du lịch dần trở thành phương tiện giao tiếp giữa con người với con người nhằm mục đích xây dựng những mỗi quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội giữa các quốc gia và dân tộc. Đóng góp một phần to lớn và sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Chương 2: Tổng quan du lịch, khả năng hấp dẫn du khách của du lịch Thái Nguyên 2.1.Tổng quan về du lịch Vài nét về du lịch Việt Nam: Nước ta đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, trong những năm gần đây nước ta có điều kiện giao lưu tiếp xúc với các nước trên thế giới tạo điều kiện tập trung phát triển kinh tế, hội nhập, có đường lối đổi mới và chính sách mở cửa, Du lịch Việt Nam từ đó đã có bước phát triển khả quan và có bước tăng trưởng cao. Du lịch Việt Nam được thành lập lại với tư cách một ngành thuộc chính phủ từ năm 1992. Lúc đó khách quốc tế đến Việt Nam mới có 400.00 lượt người, khách nội địa mới là 1 triệu, đứng vào hàng thấp nhất trong khu vực. Đến nay lượng khách quốc tế đã tăng lên 15 lần, khách nội địa tằn 28 lần. Du lịch Việt Nam đứng vào hàng trung bình trong khu vực. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2011 đã lên tới 6,014 triệu lượt người. Hình 1: Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 20052010 ( Nguồn Chiến lược phát triển du lịch VN đến 2020) Thị trường khách hàng đầu của du lịch Việt Nam là Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc, Mỹ, Australia, Pháp, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Campuchia...[1]. Khách du lịch nội địa năm 2010 đạt 28 triệu lượt người tăng bình quân 10,2%/năm, trong giai đoạn 2001-2010. Như vậy cứ 3 người dân Việt Nam đã có một người đi du lịch một lần trong năm. Công dân Việt Nam đi du lịch nước ngoài cũng ngày càng nhiều. Nhiều nhất là sang Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Singapore... Thu nhập từ du lịch trong những năm qua cũng tăng đáng kể. Đến nay du lịch là ngành thu ngoại tệ lớn thứ 5 trong các ngành kinh tế của Việt Nam, chỉ sau dầu thô, dệt may, giày da và thủy sản ( xem bảng 1.2). . Hình 2: Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2005-2010 ( nguồn chiến lược phát triển du lịch VN đến 2020) Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được tăng cường. Hiện nay Việt Nam có 235.000 phòng khách sạn với 388 khách sạn từ 3-5 sao. Các tập đoàn quản lý khách sạn nổi tiếng trên thế giới và đang hoạt động ở Việt Nam: New Word, Sheraton, Hyatt, Carevelle, Swissbel, Equatorial, Hilton...[2] Như vậy có thể thấy du lịch Việt Nam đang ngày vàng phát triển, cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện. Nhà nước có các chính sách quan tâm đặc biệt đến du lịch. Bên cạnh đó cần kết hợp giữa phát triển du lich và bảo vệ môi trường, phát triển du lịch bền vững đảm bảo cho tương lai. 2.2 Giới thiệu về khả năng hấp dẫn du khách của Thái Nguyên 2.2.1 Vị trí địa lý Thái nguyên là một tỉnh đông bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và là tỉnh nằm trong vùng quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Tỉnh thái nguyên được thành lập ngày 1/1/1997 với việ tách tỉnh Bắc Thái thành Bắc Cạn và Thái Nguyên. Thái nguyên hiện nay đang được nghiên cứu để trở thành vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc thủ đô Hà Nội. Thái nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.Tỉnh thái nguyên có diện tích 3.562,82km2 phía bắc giáp với tỉnh Bắc Cạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang; phía nam giáp với thủ đô Hà Nội.[3] Tỉnh Thái Nguyên trung bình cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách biên giới Trung Quốc 200km, cách trung tâm Hà Nội 75km và cảng hải Phòng 200km. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính, kinh tế, giáo dục của Việt Bắc nói riêng và của vùng trung du miền núi phía bắc nói chung.Thái nguyên là một trong những vùng chè nối tiếng của cả nước, một trung tâm gang thép của phía bắc, cửa ngõ giao lưu kinh tế- xã hội giữa trung du miền núi với đồng bằng Bắc Bộ. Sự giao lưu đưj thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông mà Thái nguyên là đầu nút. Là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc, đầu mối các hoạt động văn hóa, giáo dục của cả vùng phía Bắc. Với sáu trường Đại học, trên 20 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật. Thái nguyên xứng đáng là trung tâm văn hóa, nghiên cứu khoa học và giáo dục của cacs tỉnh miền núi phía Bắc. Vị trí địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lư kinh tế với các tỉnh, thành phố trong vùng, trong cả nước cũng như nước ngoài trong thời kì kinh tế hội nhập hiện nay. Thái nguyên là địa phương có truyền thống cách mạng, có nhiều di tích lịch sử như di tích núi văn, núi Võ, di tích ATK Định Hóa, di tích đền Đuổm... Thắng cảnh như Hồ Núi Cốc, Chùa Hang, hang Phượng Hoàng... rất hấp dẫn du khách. 2.2.2 Mục đích thu hút khách và các thị trường chính của du lịch Thái Nguyên - Lượng khách du lịch đến Thái Nguyên Hình 3: Lượng khách du lịch đến Thái Nguyên giai đoạn 2005-2010 ((Nguồn: Sở văn hoá thể thao và du lịch Thái Nguyên) Tổng lượng khách du lịch đến Thái nguyên từ 2005 đến nay đã tăng liên tục. Năm 2010 đã đạt 1.472.900 khách, tăng so với 2005 là 30 %.[2] “ 5 nần gần đây, lượng khách du lịch đến Thái Nguyên ngày một tăng. Nếu như năm 2013 tổng lượng khách du lịch đến Việt Nam đạt hơn 1,7 triệu lượt/năm, thì năm 2015 đạt gần 1,8 triệu lượt. Số du khách quốc tế cũng tăng từ hơn 32.000 lượt năm 2013, lên hơn 60.000 lượt năm 2015. 9 tháng 6 năm 2016, tổng lượng khách du lịch đến Thái Nguyên đạt gần 600 nghìn lượt, trong đó có hơn 36.500 lượt khách quốc tế, tổng doanh thu về các dịch vụ du lịch đạt hơn 900 tỷ đồng’’[4] “Ngày 18/11/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2228 phê duyệt Quy hoạch Hồ Núi Cốc Thái Nguyên.. Theo đó, diện tích vùng lõi tập trung phát triển thành Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc có diện tích 1.200 ha, không bao gồm diện tích mặt nước. Quy hoạch đặt mục tiêu cụ thể là đến năm 2025 đón 2,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế lưu trú là 10.000 lượt. Tới năm 2030 Khu du lịch sẽ đón 4 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế lưu trú là 20.000 lượt khách. Tổng thu từ khách du lịch đạt 860 tỷ đồng vào năm 2025 và tới 2030 là khoảng 2.000 tỷ đồng. Khi đi vào hoạt động, Khu du lịch này sẽ tạo việc làm cho khoảng 1.800 lao động, trong đó có khoảng 600 lao động trực tiếp và tới năm 2030 sẽ tạo việc làm cho khoảng 2.800 lao động, trong đó có khoảng 1.000 lao động trực tiếp.”[5] Các khu du lịch trọng điểm Thái Nguyên đã thu hút đông khách du lịch đến tham quan. Năm 2005 khu du lịch Hồ Núi Cốc đón 221.500 lượt, khu du lịch lịch sử ATK Định Hoá đón 150.500 lượt, Bảo tàng VHCDT Việt Nam đón gần 35.500 lượt, Điểm du lịch sinh thái Hang Phượng Hoàng - Suối Mỏ Gà tuy còn nguyên sơ chưa có sự đầu tư phát triển các công trình dịch vụ du khách nhưng những năm gần đây đã thu hút rất đông du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Gần đây với nhiều định hướng tích cực ngành du lịch mở rộng nhiều chương trình liên kết phát triển vùng, khu vực xây dựng các tour du lịch sinh thái kết hợp du lịch văn hoá lịch sử, định hướng các DN Du lịch Lữ hành giữa các địa phương như: Thái Nguyên với Hà Nội - Bắc Cạn – Cao Bằng; Thái Nguyên với các tỉnh có chung dẫy núi Tam Đảo (Hà Nội - TháiNguyên - Vĩnh Phúc - Tuyên Quang) từ đó đã khai thác được đối tượng khách du lịch về nguồn đến Thái Nguyên.[6] - Doanh thu từ du lịch Hình 4: Doanh thu du lịch hàng năm giai đoạn 2005-2010 ( nguồn: Cục thống kê Thái Nguyên) Theo thống kê của Cục thống kê Thái Nguyên, năm 2005 tổng doanh thu về Khách sạn - nhà hàng, Du lịch lữ hành Thái Nguyên đạt 360,2tỷ ĐVN tăng 11,62% so với cùng kỳ 2004, trong đó doanh thu từ các cơ sở lưu trú dulịch 42,881 tỷ tăng 34,3% cùng kỳ. Năm 2010. Tổng doanh thu du lịch đạt 925 tỷ đồng (VNĐ) đạt 115% so cùng kỳ , trong đó doanh thu về du lịch, lữ hành, khách sạn đạt gần 104tỷđồng (VNĐ) đạt 105% cùng kỳ.[2] Chương 3: Đánh giá khả năng hấp dẫn du khách của Thái Nguyên 3.1 Khả năng tiếp cận điểm đến - Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Trong những năm qua, tỉnh đã chú trọng đầu tư nâng cấp hạ tầng, các dự án du lịch trọng điểm. Khu du lịch Hồ Núi Cốc: Đến năm 2011 đã hoàn thành công trình bãi đỗ xe tại khu du lịch Hồ Núi Cốc. Hoàn thiện dự án cơ sở hạ tầng đường hai chiều Hồ Núi Cốc (Lát vỉa hè, trồng cây xanh, đèn đường); Công trình đường Quang Trung - Đán -Núi Cốc để đưa vào sử dụng phục vụ khách tham quan được thuận lợi. Sở văn hoá Thể thao và Du lịch đã lập hồ sơ báo cáo UBND tỉnh trình Chính phủ công nhận Khu Du lịch Hồ Núi Cốc Thái Nguyên trở thành khu Du lịch cấpQuốc gia theo quy định của luật Du lịch và Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ. Sở xây dựng Thái Nguyên đã mời chuyên gia nước ngoài lập dự án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc và các xã phía Tây huyện Đại Từ nằm dưới chân dãy núi Tam Đảo thành khu Du lịch Quốc gia. UBND tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt Quy hoạch tạiQĐ số: 3212/QĐ-UBND ngày 24/12/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên. Nhiệm vụ trong thời gian tới là kêu gọi các nhà đầu tư thực hiện các dự án trong quy hoạch.Trong 3 năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên đã tranh thủ huy động mọi nguồn lực của nhà nước, của doanh nghiệp đầu tư phát triển nâng cấp hạ tầngdu lịch của khu du lịchnày với tổng vốn đã đầu tư, đăng ký đầu tư lên đếntrên 10.587 tỷ đồng, cụ thể: - Năm 2009, bằng nguồn kinh phí đầu tư từ chương trình mục tiêu quốcgia đã triển khai cơ bản hoàn thành dự án đường ven hồ với tổng kinh phí đầutư gần 38,2 tỷ đồng..- Năm 2010, bằng nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia và nguồnkinh phí của tỉnh đãhoàn thành dự án nhà điều hành, bãi đỗ xe, đường, hệthống cây xanh điện chiếu sáng khu dulịch sinh thái Núi Cốc với tổng mứcđầu tư gần 15 tỷ đồng. Lập quy hoạch chung khu du lịch sinh thái Núi Cốcvới tổng kinh phí đầu tư gần 20 tỷ đồng- Năm 2011, tỉnh đã đầu tư hệ thống phao tiêu biển báo đường thuỷ trênHồ Núi Cốc gần 5 tỷ đồng + Công ty cổ phần khoáng sản và công nghiệp Chiến Công đầu tư xây dựng Trung tâm tổ chức sự kiện Hồ Núi Cốc với tổng kinh phí đầu tư xâydựng gần 170 tỷ đồng + Doanh nghiệp tư nhân Anh Thắng đầu tư xây dựng bến tầu du lịch và khu nghỉ dưỡng cao cấp tại khu du lịch sinh thái Núi Cốc ước tính gần 100 tỷ đồng + Nhà đầu tư gồm: Liên doanh các nhà thầu Thái Lan và Công tyCP Trung Tin; Công ty CP đầu tư và phát triển Hồ Núi Cốc; Công ty CP tập đoàn Masan; Công ty CP tư vấn đầu tư bất động sản Hà Nội; Công ty CP tư vấn và chuyển giao công nghệ quốc tế ICT; Công ty CP thương mại SôngHồng Thủ Đô…[7] “Sáng 25/12, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tham dự Lễ công bố Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc đến năm 2025, định hướng tới năm 2030 do tỉnh Thái Nguyên tổ chức. Tại lễ công bố, tỉnh Thái Nguyên cũng tổ chức lễ ký kết hợp tác đầu tư của 10 doanh nghiệp với UBND tỉnh Thái Nguyên trong các lĩnh vực điện, hạ tầng, viễn thông, du lịch với tổng số vốn cam kết đầu tư trên 45.000 tỷ đồng.”[8] - Phát triển hạ tầng giao thông Trong những năm qua tỉnh Thái Nguyên luôn đề cao việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt là năm 2009 được tỉnh lựa chọn khâu đột phá là xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông. “Năm 2009, số vốn đầu tư cho xây dựng hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh khoảng 637 tỷ đồng (trong đó đầu tư do các ban quản lý dự án thuộc Cục đường bộ Việt Nam quản lý là 215 tỷ đồng, Sở Giao thông vận tải Thái Nguyên quản lý 258 tỷ đồng, các ngành và các địa phương quản lý 164 tỷ đồng) đã được khai thác và sử dụng tối đa. Trong năm đã cải tạo và đưa vào khai thác 120 km mặt đường nhựa các loại trên tuyến cũ; rải mới 137 km mặt đường bê tông xi măng; 9,7 km mặt đường cấp phối,…Tuyến Quốc lộ 37 đoạn Cầu Ca - Phố Hương đã hoàn thành mặt đường thảm bê tông nhựa, dự kiến hoàn thành toàn bộ vào quý I năm 2010. Tuyến Quốc lộ 3 đoạn Bờ Đậu Chợ Mới đã được tiếp tục thảm bổ xung lớp bê tông nhựa hạt mịn dày 5cm. Quốc lộ 3 đoạn Đa Phúc - Thái Nguyên được Thủ tướng Chính phủ cho phép nâng cấp, mở rộng lên 4 làn xe. Tuyến cao tốc Hà Nội Thái Nguyên, đoạn qua địa bàn tỉnh dài 29 km đã được khởi công trong tháng 11-2009, dự kiến hoàn thành vào năm 2013. Đường Hồ Chí Minh đoạn Đèo Muồng - Chợ Mới đã hoàn thành dự án, trình Bộ phê duyệt. So với quy hoạch đến năm 2010, đến nay một số chỉ tiêu đã cơ bản hoàn thành.”[9] - Phương tiện đi lại Thái nguyên cách Hà Nội 80km, từ hà Nội có thể đến bến xe Mỹ Đình hay Giáp Bát bắt xe đến bến Thái Nguyên, từ Thành phố Hồ Chí Minh bạn có thể đi máy bay ra Hà Nội sau đó đi xe khách hoặc bạn có phương tiện cá nhân thì có thể đến thẳng Thái Nguyên đi theo chỉ dẫn trên bản đồ. Từ bến xe Thái Nguyên tới trung tâm thành phố khoảng 4km, bạn đi taxi về trung tâm. Để chủ động di chuyển trong tỉnh hoặc di chuyển sang các huyện trong tỉnh bạn có thể thuê xe tự lái.[10] 3.2 Các yếu tố thích hợp để đón khách 3.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 3.2.1.1 Điạ chất hành chính Theo sách Đại Nam nhất thống chí( tập IV, quyển XX) vào năm Minh Mạng thứ 12(1831), trấn Thái Nguyên chính thức đổi thành tỉnh Thái Nguyên, “ tỉnh thành đất bằng phẳng rộng rãi, đường thủy, đường bộ giao thông thuận lợi”. Ngày 22-4-1965, Thái Nguyên cùng với Bắc cạn hợp nhất thành tỉnh Bắc Thái. Ngày 6-11-1996, Quốc hội khóa Ĩ, kỳ họp thứ 10 đã phê chuẩn việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Thái Nguyên ngày nay có 2 thành phố là Thái Nguyên và Sông Công, 1 thị xã Phổ Yên và 6 huyện là: Định Hóa, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình. 3.2.1.2 Khí hậu Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa nóng ( mưa nhiều) từ tháng 5 đến tháng 10 nhiệt độ trung bình khoảng 23-28C. Mùa đông có khí hậu lạnh (mưa ít) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhưng do địa hình nên khí hậu Thái Nguyên hình thành các vùng khí hậu khác nhau. Sự đa dạng về khí hậu đã tạo nên sự đa dạng về cây trồng và vật nuôi. Đặc biệt là tại đây, bạn có thể tìm thấy cả cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Đó chính là cơ sở cho thấy sự đa dạng cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, phát huy lợi thế khi so sánh các yếu tố sinh thái của tỉnh với tỉnh khác. 3.2.1.3 Địa hình Là một tỉnh miền núi, Thái nguyên có độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 200-300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Tỉnh Thái Nguyên được bao bọc bởi các dãy núi cao Bắc Sơn, Ngân Sơn và Tam Đảo. Đỉnh cao nhất của dãy Tam Đảo có độ cao 1592m. Địa hình Thái Nguyên được chia thành 3 vùng rõ rệt: - Vùng điạ hình núi: bao gồm nhiều dãy núi cao ở phía Bắc chạy theo hướng Bắc -Nam và Tây Bắc-Đông Nam. Các dãy núi kéo dài theo hướng Tây bắc- Đông Nam. Vùng này tập trung các huyện Đại Từ, Định Hóa và một phần huyện Phú Lương. Đây là vùng có địa hình cao chia cắt phức tập do quá trình casto phát triển mạnh, có độ cao từ 500-1000m, độ dốc 25-35 độ. - Vùng địa hình đồi cao, núi thấp: là vùng chuyển giữa vùng núi cao phía bắc và vùng đồi gò đồng bằng phía Nam, chạy dọc theo sông Cầu và đường quốc lộ 3 thuộc huyện Đồng Hỷ, Nam Đại Từ và Nam Phú Lương. Địa hình gồm các dãy núi thấp đan chéo nhau với các đảo đồi cao tạo thành các bậc thềm lớn và nhiều thung lũng. Độ cao trung bình từ 100-300m, độ dốc thường từ 15-20 độ. - Vùng địa hình nhiều ruộng ít đồi: bao gồm bùng đồi thấp và đồng bằng phía Nam tỉnh. Địa hình tương đối bằng phẳng, xen giữa là các đồi bát úp thoải là các khu đất bằng. Vùng này tập trung nhiều ở huyện Phú Bình, Phổ Yên, Thành phố Sông Công, Thành phố Thái Nguyên và một phần phía Nam huyện Đồng Hỷ, Phú Lương. Độ co trung bình từ 30-50m, độ dốc dưới 10 độ. [11] 3.2.1.4 Tài Nguyên Khoảng sản: Thái Nguyên nằng trong vùng sinh khoáng Đông BắcViệt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại và trữ lượng, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa đối với cả nước như: - Than mỡ: trữ lượng tiềm năng khoảng 15 triệu tấn, chất lượng tương đối tốt, trong đó trữ lượng tìm kiếm thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn. - Than đá: trữ lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng trên 90 triệu tấn, phân bố tập trung ở mỏ Khánh Hòa, Núi Hồng, Cao Ngạn. - Sắt: hiện đã phát hiện trên địa bàn tnhr Thái Nguyên có 47 mỏ và điểm quặng, trữ lượng trên 50 triệu tấn. - Đá vôi xây dựng: Trữ lượng khá lớn, khoảng 10 tỷ tấn. Tập trung ở núi Voi, La Giàng, La Hiên khoảng 222 triệu tấn. Thủy văn: sông Cầu là con sông chính của tỉnh và gần như chia Thái Nguyên ra thành hai nửa bằng nhau theo chiều bắc nam. Sông chảy bắt đầu vào Thái Nguyên từ xã Văn Lang, huyện Đồng Hỷ và đến địa bàn xã Hà Châu, huyện Phú Bình, sông trở thành ranh giới giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang, sau đó hoàn toàn ra khỏi địa bàn đỉnh ở xã Thuận Thành, huyện Phổ yên. Ngoài ra Thái Nguyên còn có một số sông suối khác nhau nhưng hầu hết đều là phụ lưu của sông Cầu. trong đó đáng kể nhất là sông Đu, sông Nghinh Tường và sông Công. Các sông tại Thái Nguyên thuộc lưu vực sông Cầu là sông Rang và các chi lưu của nó tại huyện Võ Nhai, sông này chảy sang huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn và thuộc lưu vực sông Thương… ngoài đập sông Cầu, Thái Nguyên còn xây dựng một hệ thống với sông Thương để giúp cho việc giao thông đường thủy và dẫn nước vào đôfng ruộng. Thái Nguyên có nhiều Hồ, đặc biệt là Hồ Núi Cốc, đây là hồ nhân taọ được hình thành do việc chặn sông Công dung tích từ 160 triệu-200 triệu m3. Các con sông này có vai trò điều tiết dòng chảy, cung cấp nước tưới tiêu và sinh hoạt cho người dân, phục vụ ngành nông-lâm-ngư nghiệp…[3] 3.2.1.5 Các danh thắng, khu nghỉ dưỡng tiêu biểu A, Khu du lịch Hồ Núi Cốc Nằm tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cách Hà Nội 100km, Hồ Núi Cốc là hồ nhân tạo được hình thành sau khi xây dựng đâọ ngăn sông từ năm 1973 đến 1982. Hồ rộng 2.600ha, độ sâu 50m với 89 hòn đảo lớn nhỏ là một điạ điểm du lịch sinh thái thú vị.Xuất phát từ huyền tích về mối tình bất diệt của nàng Công, chàng Cốc được lưu truyền trong dân gian, Trung tâm du lịch Công đoàn hồ Núi Cốc kết hợp với Trung tâm phát triển thương mại và đầu tư đã xây dựng Huyền thoại cung mô phỏng theo câu chuyện trên.Khu du lịch Hồ Núi Cốc được chia thành 2 khu, phía bắc hồ và phía nam hồ. Đi theo đường chính, sẽ đến khu du lịch phía bắc có đủ các nhà nghỉmini nhấp nhô theo triền đồi, thấp thoáng dưới tán rừng cây keo lá chàm xanh mướt, các khu công viên nước, công viên khủng long, tàu điện...Lượn một vòng thuyền, sẽ được thăm đập thuỷ lợi và khu du lịch phía nam hồ với đủcác loại dịch vụ và khu du lịch sầm uất. Dừng thuyền ở một hòn đảo yên ả và vắng vẻ, xung quanh là trời nước, du khách co thể tổ chức những bữa ăn vui vẻ, hoặc tận hưởng những giây phút thư giãn thật khó quên. Khu du lịch Hồ Núi Cốc được xây dựng trên một khuôn viên rộng có những cảnh quan thiên nhiên đẹp và những khu vui chơi giải trí tiện nghi hấp dẫn ở phía Bắc hay phía Nam hồ. Không khí ở đây rất trong lành mát mẻ. Xung quanh hồ là những dãy núi, cây rừng bao phủ và những đồi chè xanh mướt nhấp nhô tạo nên một bức tranh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình phảng phất một chút màu huyền thoại. Đứng trước hồ du khách có thể cảm nhận được sự mênh mông của nước, sự bao la của đất trời. Hồ Núi Cốc giống như một chiếc Hồ Núi Cốc giống như một chiếc gương khổng lồ soi chiếu mọi vật, tạo nên cảnh sắc huyền ảo lung linh lúc ẩn lúc hiện. Đến Hồ Núi Cốc là đến với thiên đường vui chơi giải trí, những địa tìm những phút giây sảng khoái thì hãy đến với công viên nước, công viên khủng long, cá sấu...với những trò chơi hấp dẫn độc đáo đem lại những cảmgiác thú vị đến không ngờ. Ngoài ra còn có khu vui chơi dành riêng cho trẻ em với những trò chơi thông minh giúp trẻ phát triển về chiều cao và trí tuệ.Du khách thích tham quan khám phá sẽ có thể lựa chọn mình tuyến tham quan động Huyền Thoại Cung, động Ba Cây Thông, động Thế Giới Cổ Tích.Ở đó du khách sẽ ấn tượng bởi những mê cung huyền ảo, được chiêm ngưỡng những kiệt tác của thiên nhiên với đủ các hình dáng khác nhau hay là đọc các câu chuyện thần tiên, câu chuyện cổ tích khắc trên vách đá. Tất cả sẽ đưa du khách vào thế giới kỳ diệu để quên đi những mệt nhọc, ưu phiển của cuộc sống hằng ngày và thấy lòng tĩnh lại.Thoát ra khỏi mê cung ấy du khách có thể đi thuyền dạo chơi trên mặthồ, khám phá những hòn đảo xinh đẹp đầy bí ẩn. Ghéthăm đền bà chúaThượng Ngàn linh thiêng hay vào đảo Núi Cái thăm khu trưng bày các sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam với hơn 1.000 sản phẩm bằng nhữngchất liệu khác nhau như đồng, gốm, sứ. Ở chốn non xanh nước biếc này du khách có thể thưởng thức những món ăn đặc sản của Hồ Núi Cốc như cá mè,tôm đá, thịt dúi rừng...sẽ giúp du khách lấy lại năng lượng sau những chuyến phiêu lưu đầy thú vị và thoải mái qua đêm trong những khách sạn mini nhấp nhô triển đồi để có những giấc ngủ tuyệt vời sau một ngày vui chơi thoả thích. Huyền thoại cung là một công trình du lịch văn hóa. Trên diện tích 3.000 m2, một hệ thống hang động nhân tạo đã được các kiến trúc sư thiết kế lên. Phía bên ngoài cổng vào khu du lịch là tượng nàng Công- chàng Cốc. Đi tiếp khoảng 100m là tới Huyền thoại cung. Bề ngoài Huyền thoại cung trông như một dãy núi, ở trên đỉnh là tượng.Tiên ông chống gậy trúc đầu rồng tượng trưng cho cái thiện hiện ra để chống lại cái ác. Trong cung là một dòng suối nhân tạo chảy vòng vèo quanh động. Ngồi trên những chiếc thuyền nhỏ, du khách vừa trôi trên dòng suối vừa ngắm cảnh hai bên. Hệ thống các hang động, công trình kiến trúc điêu khắc đã tái hiện bằng hình ảnh huyền tích nàng Công- chàng Cốc. Công viên nước Hồ Núi Cốc có những công trình dịch vụ hấp dẫn du khách như: “Vườn cau ao cá”, “Tích Tề thiên đại thánh”, “Bể bơi”, “Ðườngtrượt”, “Cá chép”, “Cá heo”…Tượng con cá chép, bụng chứa được 200 người tắm; bể bơi rộng 350 m2, một nửa dành cho thanh niên (sâu 1,21,5m),một nửa dành cho thiếu niên (sâu 40cm-1m); có bể nước sâu phía trên mắc hai đường cáp, một cầu nhảy xuống nước sâu 2,85 m; có bốn đường trượt bên hai tượng cá heo phun nước... Khu động vật hoang dã là một vườn rừng rộng gần 1ha, đã được san mặt bằng xây dựng, đang nuôi đà điểu, khỉ, hươu, cá sấu. Ði trên thuyền vãn cảnh hồ du khách có thể ghé thăm đảo Dê, hang Rắn, hang Luồn, đảo (chợ tình) Ba cây thông… B, Quần thể du lịch suối Mỏ Gà - hang Phượng Hoàng Khu du lịch này thuộc địa phận huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, cách TP. Thái Nguyên khoảng 45km, cách Tp Hà Nội khoảng 120km theo quốc lộ1B. Đây là một thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú đẹp vào bậc nhất của tỉnh TháiNguyên, đã được Nhà nước xếp hạng di tích cấp quốc gia vào năm 1994. Trên con đường dẫn tới khu du lịch, cảnh đẹp thiên nhiên nơi đây trải dài theo ngút tầm mắt du khách. Thi thoảng, du khách lại bắt gặp một vài nóc nhà của người dân tộc thấp thoáng ẩn hiện trên nền phong cản vùng cao êm ả. Không gian thoáng đãng, sẽ khiến lòng du khách lâng lâng. Dòng suối Mỏ Gà nước trong vắt, mát lạnh từ trong lòng hang sâu chảy ra và đổ xuống các bậc đá tự nhiên gần chân núi, tạo thành những dòng thác nhỏ.Ngay phía trên suối Mỏ Gà là hang Phượng Hoàng, cấu trúc chia thành 3 tầng: tầng thượng có tên là hang Dơi, tầng giữa là hang Sáng và tầng dướigọi là hang Tối. C, Thác bẩy tầng Người dân địa phương còn gọi là thác Bẩy Tầng, thuộc xóm Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hoá.Thác ở không xa các di tích Tỉn keo, đồi Phong Tướng, lán Khuôn Tát, nhà trưng bày ATK Định Hoá, nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ATK Định Hoá.Nơi đầu nguồn suối Tỉn Keo, giữa đỉnh núi nhiều cây cổ thụ, một dòng nước ào ào đổ xuống các bậc đá tạo nên dòng thác bảy tầng. Tầng thác dưới cùng khoảng 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan