Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiêu dùng của dân cư trong phát triển bền vững vùng bắc bộ giai đoạn từ nay đến ...

Tài liệu Tiêu dùng của dân cư trong phát triển bền vững vùng bắc bộ giai đoạn từ nay đến năm 2020 (tt)

.PDF
27
124
50

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HUYỀN TIÊU DÙNG CỦA DÂN CƢ TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG BẮC BỘ GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62 31 01 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2016 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Tập thể hướng dẫn khoa học: 1. TS. Lê Anh Vũ 2. TS. Hồ Trung Thanh Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Danh Sơn Phản biện 2: PGS.TS. Lê Quốc Hội Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thái Hà Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Vào hồi ...... giờ, ngày ....... tháng ...... năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Huyền (2009), Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong phát triển doanh nghiệp ở nước ta, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 6(37), trang 8798. 2. Nguyễn Thị Huyền, Hoàng Nhất Thống, Đoàn Quang Sinh (2012), Tăng cường tiềm lực cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật vùng bờ để phát triển kinh tế biển đảo, tạp chí Biển Việt Nam, số 10+11, trang 17-20. 3. Nguyễn Thị Huyền (2013), Nâng cao chất lượng môi trường biển - Chiến lược phát triển du lịch biển Việt Nam, tạp chí Biển Việt Nam, số 3, trang 36-38. 4. Nguyễn Thị Huyền (2014), Một số quan điểm về nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Thông tin khoa học Trường Đại học Công đoàn, số 85, trang 28-30, 35. 5. Nguyễn Thị Huyền (2014), Chiến lược tiêu dùng với bảo vệ môi trường, Tạp chí Tài nguyên và môi trường, số 9-(201), trang 47-48. 6. Nguyễn Thị Huyền (2014), Xanh từ sản xuất đến tiêu dùng, Tạp chí Tài nguyên và môi trường, số 23 - (205), trang 48. 7. Nguyễn Thị Huyền, Lê Anh Vũ, Nguyễn Cao Đức (2016), Tiêu dùng dân cư theo hướng bền vững ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 1 (452), trang 15-22 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội, là lựa chọn mang tính chiến lược và là mục tiêu hướng tới của tất cả các quốc gia trên thế giới. Xét một cách chung nhất, phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến việc thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ trong tương lai. Đó là sự đảm bảo về chất của sự phát triển, sự hài hòa giữa mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường, giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, giữa đáp ứng các yêu cầu hiện tại và đáp ứng yêu cầu trong tương lai. Để đảm bảo sự phát triển bền vững đòi hỏi sự phát triển hài hòa ở tất cả các lĩnh vực, trong đó, tiêu dùng là một trong những lĩnh vực quan trọng tạo nên sự bền vững đó. Tiêu dùng theo hướng bền vững sẽ kích thích sự phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Tiêu dùng theo hướng không bền vững sẽ dẫn đến sự phát triển mất cân đối của nền kinh tế, làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường, gây ra các xung đột lợi ích, sự phân hóa giàu nghèo.… Vùng Bắc Bộ là Vùng đóng vai trò quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung ở Việt Nam. Tiêu dùng hướng tới sự phát triển bền vững đặt ra hết sức cấp bách đối với nước ta và vùng Bắc Bộ trong giai đoạn 2011 - 2020, giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững với các yêu cầu mục tiêu chủ yếu là coi trọng chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng, ổn định xã hội, bảo vệ tốt môi trường. Tiêu dùng, mặc dù là động lực của tăng trưởng kinh tế với nhịp độ khá cao, nhưng đang tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn kinh tế vĩ mô, xung đột với các mục tiêu về môi trường và xã hội. Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc thực hiện đề tài: “Tiêu dùng của dân cư trong phát triển bền vững vùng Bắc Bộ giai đoạn từ nay đến năm 2020” là hết sức cần thiết, có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu 1 Luận án làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng tiêu dùng của dân cư trong phát triển bền vững vùng Bắc Bộ để cung cấp luận cứ khoa học cho việc đề xuất một số giải pháp thúc đẩy tiêu dùng của dân cư hướng tới phát triển bền vững vùng Bắc Bộ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về tiêu dùng của dân cư trong mối quan hệ với phát triển bền vững. Cụ thể là đưa ra khái niệm, nội dung của tiêu dùng bền vững; những tác động tích cực và tiêu cực của tiêu dùng dân cư đến phát triển bền vững. Làm rõ thực trạng tiêu dùng của dân cư vùng Bắc Bộ đặt trong mối quan hệ với phát triển bền vững; chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong tiêu dùng của dân cư vùng Bắc Bộ đối với phát triển bền vững. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là tiêu dùng của dân cư vùng Bắc Bộ gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng Bắc bộ, chỉ ra mối quan hệ giữa phát triển tiêu dùng và phát triển bền vững vùng Bắc Bộ trên các khía cạnh bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường. Tiêu dùng bền vững trong luận án được hiểu là tiêu dùng đáp ứng yêu cầu của phát triển bền vững. Do đó, đối tượng nghiên cứu của luận án cũng được hiểu là tiêu dùng bền vững. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án nghiên cứu thực trạng tiêu dùng của dân cư vùng Bắc Bộ theo các nội dung và xu hướng tác động, cả tích cực và tiêu cực đến phát triển bền vững. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của tiêu dùng dân cư hướng tới phát triển bền vững vùng Bắc Bộ. Luận án nghiên cứu các giải pháp mang tính định hướng chính sách tiêu dùng, không nghiên cứu các giải pháp mang tính kỹ thuật. Về kh ng gian: Luận án tập trung nghiên cứu tiêu dùng của dân cư vùng Bắc Bộ. Ngoài việc sử dụng kết quả của số liệu điều tra và chọn mẫu tại hai tỉnh Lào Cai - Bắc Ninh, luận án còn nghiên cứu kinh nghiệm tiêu dùng của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan. Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng tiêu dùng của dân cư trong phát triển bền vững vùng Bắc Bộ giai đoạn 2010 - 2014, đề xuất một số giải pháp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của vùng Bắc Bộ. 2 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Để làm rõ bản chất của mối quan hệ giữa phát triển tiêu dùng dân cư với phát triển bền vững vùng Bắc Bộ trên các mặt bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được sử dụng để thu thập thông tin về cơ sở lý luận, các công trình nghiên cứu trước đây, chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ về chính sách tiêu dùng và phát triển bền vững, kinh nghiệm các nước về phát triển tiêu dùng phục vụ mục tiêu phát triển bền vững, thu thập các số liệu thống kê... - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Phương pháp này được sử dụng nhằm nhận diện cụ thể về bản chất của hoạt động tiêu dùng vùng Bắc Bộ. - Phương pháp so sánh, đối chứng và dự báo: Được sử dụng để tiến hành đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế tiêu dùng của dân cư vùng Bắc Bộ. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Để phỏng vấn sâu các chuyên gia như lãnh đạo Sở Công thương, Sở Tài nguyên môi trường, Chủ cơ sở sản xuất, chủ đại lý phân phối sản phẩm… nhằm thu thập thông tin về các khía cạnh liên quan tới các vấn đề thể chế chính sách liên quan đến tiêu dùng của dân cư, xu hướng tiêu dùng, nguyên nhân cũng như mối quan hệ giữa tiêu dùng của dân cư với phát triển bền vững vùng Bắc Bộ. 5. Nh ng đ ng g p m i của luận án Thứ nhất, Góp phần hệ thống hóa lý thuyết phát triển bền vững và ứng dụng đối với hoạt động tiêu dùng của dân cư. Thứ hai, Làm rõ thực trạng tiêu dùng của dân cư vùng Bắc Bộ trong phát triển bền vững vùng Bắc Bộ giai đoạn 2010 - 2014 theo các xu hướng tác động tích cực và tiêu cực trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Thứ ba, Đề xuất các nhóm giải pháp mang tính định hướng chính sách tiêu dùng của dân cư nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững vùng Bắc Bộ trong giai đoạn đến năm 2020. Thứ tư, Kết quả luận án cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng mô hình tăng trưởng tiêu dùng theo hướng bền vững tại vùng Bắc Bộ. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận: Đề tài góp phần phát triển lý thuyết phát triển bền vững, ứng dụng vào lĩnh vực tiêu dùng của dân cư, hình thành khung lý thuyết cho việc tiến hành phân tích đánh giá tiêu dùng của dân cư hướng tới sự phát triển bền 3 vững và chính sách tiêu dùng bền vững. Cụ thể, đề tài đưa ra khái niệm, nội dung về tiêu dùng trong phát triển bền vững, xác định những tác động tích cực và tiêu cực của tiêu dùng dân cư đối với phát triển bền vững vùng, làm căn cứ cho việc xây dựng chính sách tiêu dùng bền vững. Ý nghĩa thực tiễn: Qua tiến hành phân tích đánh giá thực trạng tiêu dùng của dân cư vùng Bắc Bộ thời kỳ từ năm 2010 đến nay theo khung lý thuyết về tiêu dùng bền vững do đề tài đề xuất, luận án xác lập cơ sở thực tiễn và đề xuất các giải pháp có căn cứ khoa học và có tính khả thi cho việc hoàn thiện chính sách tiêu dùng bền vững giai đoạn đến năm 2020. . Bố cục của luận án Ngoài các trang bìa, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng, hình và biểu đồ, mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án được bố cục với kết cấu 4 chương như sau: Chƣơng 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về tiêu dùng của dân cƣ trong phát triển bền v ng Chƣơng 3: Thực trạng tiêu dùng của dân cƣ trong phát triển bền v ng vùng Bắc Bộ Chƣơng 4: Quan điểm và giải pháp tiêu dùng của dân cƣ trong phát triển bền v ng vùng Bắc Bộ Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nƣ c Các công trình nghiên cứu về tiêu dùng của dân cư trên thế giới mà nghiên cứu sinh đã tiếp cận: (1) Các công trình nghiên cứu làm rõ bản chất của tiêu dùng, vai trò của tiêu dùng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Luận án đã phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu về bản chất của tiêu dùng làm căn cứ lý thuyết cho nghiên cứu của luận án. Một số nghiên cứu điển hình về “Vòng đời sản phẩm” (life cycle approach): WBCSD, 1996; OECD, 2002a,b; Hertwich, 2002, 2005; UNEP, 2007; Prinet, 2011, 4 nghiên cứu các giai đoạn khác nhau, từ sự hình thành, sử dụng, hao mòn, tái sử dụng/tái chế đến sự biến mất của sản phẩm. Về tiêu dùng qua cách tiếp cận chuỗi giá trị (value chain approach): (OECD 2001c, 2002b,c; Anarow, 2003), nghiên cứu các công đoạn hình thành giá trị hàng hóa và dịch vụ. Về tiêu dùng thực phẩm; OECD (2001b) về năng lượng và nước; OECD (2002b) về thực phẩm, du lịch, năng lượng và nước; Martiskainen (2008) về năng lượng; Matthews & Hammond (1999) về gỗ và cá; và EEA (2008) về nhà cửa, ăn uống và đi lại; UN (2007) về năng lượng, đồ gia dụng, giao thông và thực phẩm. (2) Các c ng trình nghiên cứu về tiêu dùng bền vững. Luận án đã hệ thống hóa các lý thuyết về phát triển bền vững nói chung và mối quan hệ giữa tiêu dùng với phát triển bền vững. Luận án đã đi sâu phân tích và đánh giá các công trình nghiên cứu về tiêu dùng bền vững, tiêu dùng xanh, sản xuất sạch… Một số công trình nghiên cứu điển hình như: Noah Kaufman (2013), “Overcoming the barriers to the market performance of green consumer goods”, Resource and Energy Economics, page 21. Nghiên cứu đã tổng quan về những khó khăn khi phát triển các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường đến tay người tiêu dùng. R Foellmi (2005), Sự thay đổi cơ cấu và mối quan hệ giữa bất bình đẳng với tăng trưởng. Zhang Rui và Tian Peng (2005); YU Shao-qian (2007), nghiên cứu về sự thay đổi cơ cấu tiêu dùng trong giai đoạn 10 năm của dân cư đô thị Trung Quốc. 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nƣ c (1) Các c ng trình nghiên cứu làm rõ bản chất của tiêu dùng, vai trò của tiêu dùng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Các tác giả đã đề cập đến vấn đề tiêu dùng của Việt Nam dưới các góc độ khác nhau như: Hành vi tiêu dùng, xu hướng tiêu dùng mới, cơ cấu tiêu dùng, tiêu dùng với sản xuất, tiêu dùng với thu nhập… Các nghiên cứu điển hình như: Nguyễn Thị Tuyết Mai (2006) với nghiên cứu “Một số thay đổi về giá trị và khuynh hướng tiêu dùng tại các Thành phố lớn ở Việt Nam”. Nguyễn Thị Bích Loan (2007), nghiên cứu “Xu hướng tiêu dùng mới ở Việt Nam”. Lê Cảnh Quang (2008), nghiên cứu, điều tra việc tiêu dùng thực phẩm tại Việt Nam. Lê Minh Đức (2011), nghiên cứu cách tiếp cận vấn đề tiêu dùng bền vững gắn với thực trạng sản xuất từ góc độ sử dụng các nguồn lực và theo quy trình tiêu dùng. Nguyễn Danh Sơn (2007), Khảo cứu thực trạng tiêu dùng của dân cư Việt Nam. (2) Các c ng trình nghiên cứu về tiêu dùng bền vững. Luận án đã giới thiệu, phân tích, đánh giá các c ng trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam về mối 5 quan hệ giữa tiêu dùng và phát triển bền vững, tiêu dùng xanh, kinh tế xanh… Những nghiên cứu điển hình như: Nguyễn Ngọc Tú (2011): “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất chính sách mua sắm xanh ở Việt Nam”. Vũ Anh Dũng (2012), trong báo cáo khoa học: "Tăng trưởng xanh: Bản chất, xu hướng phát triển và kinh nghiệm của Hàn Quốc". Trần Ngọc Ngoạn (2012): “Khung chính sách thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030”. Trần Ngọc Ngoạn (2013): “Tác động kinh tế , xã hội và môi trường của sự phát triển nông nghiệp xanh”. Trần Ngọc Ngoạn và Hà Huy Ngọc (2013): “Hướng tới nền kinh tế xanh - Lựa chọn chính sách cho Việt Nam”. (3) Nghiên cứu về tiêu dùng bền vững của dân cư gắn với vùng Bắc Bộ: Luận án đã giới thiệu và phân tích một số nghiên cứu về tiêu dùng của dân cư vùng Bắc Bộ như : Nguyễn Hoàng nh (2011) với nghiên cứu “Đặc điểm hành vi tiêu dùng của người Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh”. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006): “Nghiên cứu hành vi tiêu dùng bền vững của dân cư trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa với điều kiện Vùng Bắc Bộ”. 1.3. Đánh giá Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã cung cấp cơ sở khoa học có thể tham khảo để hình thành khung lý thuyết của luận án và những và những thông tin liên quan đến tiêu dùng dân cư vùng Bắc Bộ gắn với phát triển bền vững. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong và ngoài nước chưa làm rõ được mối quan hệ giữa tiêu dùng của dân cư và phát triển bền vững, đặc biệt chưa chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của tiêu dùng dân cư đối với phát triển bền vững nói chung và vùng Bắc Bộ nói riêng. Các nghiên cứu trong và ngoài nước chỉ ra những khoảng trống mà luận án sẽ đi sâu làm rõ, đó là : Làm rõ cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa tiêu dùng dân cư và phát triển bền vững, những tác động tích cực và tiêu cực của tiêu dùng dân cư đối với phát triển bền vững. Đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của tiêu dùng dân cư đối với phát triển bền vững vùng Bắc Bộ. Đề xuất các giải pháp phát huy những mặt tích cực và hạn chế, các tác động tiêu cực của tiêu dùng dân cư đối với phát triển bền vững vùng Bắc Bộ. 6 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ TIÊU DÙNG CỦA DÂN CƢ TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2.1. Một số khái niệm 2.1.1. Phát triển và phát triển bền vững Phát triển: là vận động, tiến triển theo chiều hướng tăng lên [27, tr.1321]. Phát triển bền vững: là sự phát triển nhằm thỏa mãn được các nhu cầu của hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn các nhu cầu của họ [30]. Hạt nhân của sự phát triển bền vững là sự phát triển hài hòa giữa ba yếu tố: Kinh tế, xã hội và môi trường. Nội dung của phát triển bền vững được thể hiện trên ba trụ cột chính là: Phát triển bền vững về kinh tế: Là một nền kinh tế tăng trưởng liên tục, ổn định, có cơ cấu hợp lý nhưng không gây ra sự suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo, ô nhiễm môi trường. Phát triển bền vững về xã hội: Là một xã hội mà trong đó nền kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao không ngừng, chất lượng môi trường sống được đảm bảo, sự công bằng của người dân trong việc có quyền lao động, đảm bảo các quyền lợi khác về kinh tế, chính trị, xã hội. Phát triển bền vững về môi trường: Là sự phát triển bảo đảm tính bền vững của các hệ sinh thái, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, có các biện pháp để cải thiện và quản lý môi trường. 2.1.2. Tiêu dùng và tiêu dùng của dân cư 2.1.2.1. Tiêu dùng: Tiêu dùng được hiểu một cách đơn giản là dùng của cải, vật chất để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất [27, tr.1640 . 2.1.2.2. Tiêu dùng của dân cư: Theo cách tiếp cận Kinh tế Vĩ mô thì tiêu dùng của dân cư là những khoản chi tiêu mua sắm hàng hóa và dịch vụ cho nhu cầu của mỗi cá nhân, mức chi tiêu này được quyết định bởi thu nhập được quyền dùng của mỗi cá nhân (còn gọi là mức thu nhập khả dụng), tiêu dùng tăng đồng biến với thu nhập khả dụng (Nguyễn Văn Công, 2010). 7 Theo cách tiếp cận Kinh tế Vi mô thì tiêu dùng của dân cư chính là hành động nhằm thỏa mãn nguyện vọng, trí tưởng tượng riêng và các nhu cầu về tình cảm, vật chất của mỗi cá nhân hoặc hộ gia đình nào đó thông qua việc mua sắm và sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Tiêu dùng của dân cư chính là tiêu dùng cuối cùng về hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cá nhân và hộ dân cư trong một thời kỳ nhất định. 2.1.2.3. Phân loại tiêu dùng của dân cư Trên cơ sở phân loại tiêu dùng của dân cư theo Tổ chức Liên hợp quốc (UN), tác giả phân loại tiêu dùng của dân cư vùng Bắc Bộ dựa trên ba nhóm chính sau: Nhóm 1: Hàng hóa thiết yếu: Ăn uống, may mặc, giày dép Nhóm 2: Hàng lâu bền: Ô tô, xe máy, tivi, máy tính, tủ lạnh, máy điều hòa, máy giặt... Nhóm 3: Các dịch vụ: Y tế, giáo dục, văn hóa giải trí. Cách phân loại này về cơ bản vẫn tương thích với cách phân loại của Tổ chức Liên hợp quốc. 2.1.3. Phát triển vùng và phát triển bền vững vùng 2.1.3.1. Phát triển vùng Phát triển vùng là nhằm thúc đẩy và bảo đảm sự phát triển cân đối, bền vững của đất nước, có tính đến các yếu tố đặc thù và cơ hội của toàn lãnh thổ và của các vùng, giảm bớt những khác biệt giữa các vùng, không phải bằng cào bằng, kìm hãm nhau, mà bằng bảo tồn và phát huy những đặc tính riêng về môi trường tự nhiên, văn hóa và tiềm năng phát triển của các vùng. 2.1.3.2. Phát triển bền vững vùng Phát triển bền vững vùng là quá trình phát triển đảm bảo sự hài hòa giữa các mặt: kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa... nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước có tính đến các yếu tố đặc thù và cơ hội của vùng, giảm bớt những khác biệt giữa các vùng, không kìm hãm nhau, mà bằng bảo tồn và phát huy những đặc tính riêng về môi trường tự nhiên, văn hóa và tiềm năng phát triển của các vùng. 2.2. Tiêu dùng của dân cƣ trong phát triển bền v ng 2.2.1. Khái niệm Vận dụng lý thuyết phát triển bền vững đối với lĩnh vực tiêu dùng, theo tác giả, Tiêu dùng của dân cư trong phát triển bền vững à việc tiêu thụ s n ph m 8 và dịch vụ nhằm thúc đ y quá trình tăng trưởng kinh tế bền vững, b o vệ môi trường, khai thác hợp ý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm, b o vệ sức khỏe con người, đ m b o công bằng và tiến bộ xã hội, nâng cao chất ượng cuộc sống người dân. 2.2.2. Nội dung tiêu dùng của dân cư trong phát triển bền vững 2.2.2.1. Tiêu dùng bền vững về mặt kinh tế Tiêu dùng bền vững về kinh tế là sự tiêu dùng hợp lý và hiệu quả đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững và ổn định kinh tế vĩ mô. 2.2.2.2. Tiêu dùng bền vững về mặt xã hội Tiêu dùng bền vững về mặt xã hội là sự tiêu dùng góp phần vào việc giải quyết các vấn đề xã hội như nâng cao thu nhập, tạo việc làm, nâng cao trình độ lao động, cải thiện điều kiện lao động, hạn chế bất bình đẳng và xung đột xã hội và bảo đảm các quyền lợi khác về kinh tế, chính trị, xã hội của các thành phần tham gia hoạt động này. 2.2.2.3. Tiêu dùng bền vững về mặt m i trường Tiêu dùng bền vững về mặt môi trường là sự tiêu dùng góp phần vào việc bảo đảm tính bền vững của các hệ sinh thái, dựa trên việc khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên, góp phần tích cực vào việc hạn chế ô nhiễm và cải thiện môi trường, xây dựng ý thức tiêu dùng xanh, tiêu dùng thân thiện môi trường. 2.2.3. Những tác động của tiêu dùng của dân cư trong phát triển bền vững vùng 2.2.3.1. Những tác động tích cực Tiẻu dùng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế: Thể hiện qua phương trình tổng cầu: D = C + G + I + XM Tiêu dùng là động lực của tăng trưởng và phát triển kinh tế vùng: Tiêu dùng định hướng sản xuất, kích thích tăng trưởng kinh tế, góp phần làm thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng hiệu quả và bền vững. Tiêu dung góp phần ổn định kinh tế vĩ m : Chính sách tiêu dùng hợp lý sẽ điều tiết hiệu quả tỉ lệ tiết kiệm để đầu tư, bình ổn giá cả, bảo vệ thị trường và sản xuất trong nước. 9 Tiêu dùng góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo: Tiêu dùng tạo thêm việc làm thông qua việc thúc đẩy mở rộng đầu tư, phát triển thị trường, tăng thu nhập cho người lao động. Tiêu dùng góp phần hạn chế bất bình đẳng thu nhập, phân hóa giàu nghèo: Chính sách tiêu dùng hợp lý góp phần hạn chế tiêu dùng xa xỉ, các hành vi trục lợi, tham nhũng, nâng giá tùy tiện… Thúc đẩy hình thành văn hóa tiêu dùng xanh, tiêu dùng nhân văn, tiết kiệm chống lãng phí: Xu hướng sản xuất sạch, tiêu dùng xanh, tiết kiệm hình thành văn hóa tiêu dùng văn minh, thân thiện với môi trường. Hạn chế ô nhiễm và cải thiện m i trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên: Chính sách tiêu dùng xanh sẽ tạo ra xu hướng sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Xây dựng ý thức bảo vệ tiêu dùng của người tiêu dùng: Văn hóa tiêu dùng xanh góp phần hình thành văn hóa tiêu dùng thân thiện với môi trường. 2.2.3.2. Những tác động tiêu cực Kìm hãm phát triển kinh tế bền vững: Chính sách tiêu dùng không hợp lý làm mất cân đối giữa tiêu dùng và đầu tư sẽ kìm hãm phát triển sản xuất, phát triển kinh tế trong dài hạn. Gây bất ổn kinh tế vĩ m : Chính sách tiêu dùng khuyến khích tiêu dùng quá mức trong ngắn hạn làm bất ổn thị trường, mất cân đối nền kinh tế. Nảy sinh các hiện tượng tiêu cực: Tiêu dùng không bền vững, chạy theo lợi ích trước mắt sẽ làm phát sinh những hiện tượng tiêu cực như tham nhũng, gây bất bình, giảm lòng tin trong xã hội. Bất bình đẳng thu nhập và phân hóa giàu nghèo: Hoạt động tiêu dùng liên quan đến việc phân chia lợi ích, quyền lực giữa các nhóm xã hội. Chính sách tiêu dùng không hợp lý sẽ dẫn đến bất bình đẳng về thu nhập. Nguy cơ nhiễm m i trường, cạn kiệt tài nguyên: Tiêu dùng quá mức khuyến khích sản xuất và khai thác ngày càng nhiều tài nguyên thiên nhiên gây ô nhiễm môi trường. Bảo tồn và phát triển văn hóa: Văn hóa tiêu dùng là một bộ phận của văn hóa xã hội. Tiêu dùng không lành mạnh có thể làm tổn hại văn hóa truyền thống, nảy sinh những thói hư tật xấu của con người. 10 TIÊU DÙNG BỀN VỮNG Đảm bảo yêu cầu về sự hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển: kinh tế, xã hội, môi trường KINH TẾ XÃ HỘI Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế cao và liên tục, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô  Quy mô, tốc độ tăng tiêu dùng  Tỷ lệ đóng góp tiêu dùng trong GDP  Cơ cấu tiêu dùng  Tỷ lệ tiêu dùng và tiết kiệm MÔI TRƢỜNG Tăng thu nhập, việc làm, chia sẻ lợi ích hợp lý, hạn chế bất bình đẳng và xung đột xã hội  Số việc làm tạo ra do mở rộng tiêu dùng  Mức độ cải thiện thu nhập của người lao động liên quan đến mở rộng tiêu dùng  Trình độ lao động  Bất bình đẳng về thu nhập  Xung đột xã hội  Khác Khai thác hợp lý tài nguyên, hạn chế ô nhiễm, quản lý môi trường bền vững  Mức độ ô nhiễm/cải thiện môi trường do hoạt động tiêu dùng  Tình trạng đa dạng sinh học liên quan tới tiêu dùng  Tỷ trọng hàng hóa tiêu dùng thân thiên với môi trường Hình 2.1. Mô hình tổng quát về tiêu dùng bền v ng Nguồn: Tác giả đề tài 2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tiêu dùng của dân cƣ trong phát triển bền v ng vùng 2.3.1. Các yếu tố kinh tế 2.3.2. Văn hóa, xã hội 2.3.3. Sở thích cá nhân và tâm ý tiêu dùng 2.3.4. Thể chế, chính sách 2.3.5. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế 2.3.6. Các yếu tố khác 11 2.4. Kinh nghiệm quốc tế về tiêu dùng của dân cƣ trong phát triển bền v ng và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Luận án nghiên cứu kinh nghiệm phát triển tiêu dùng theo hướng bền vững của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan. Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau: - Nâng cao nhận thức của người dân về tiêu dùng bền vững, tiêu dùng xanh, tạo lập cơ sở để từng bước thay đổi quan niệm về tiêu dùng của người dân để hướng tới tiêu dùng bền vững. - Xây dựng chiến lược và chính sách tiêu dùng gắn với phát triển bền vững trong từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước. - p dụng các biện pháp và chính sách phù hợp để hướng tiêu dùng vào phát triển bền vững như chính sách đầu tư, tài khóa, tiền tệ... - Sử dụng các công cụ thị trường kết hợp với vai trò của Nhà nước ban hành các quy định và hướng dẫn người dân mua sắm những sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường. Chƣơng 3 THỰC TRẠNG TIÊU DÙNG CỦA DÂN CƢ TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG BẮC BỘ 3.1. Khái quát thực trạng, các yếu tố ảnh hƣởng đến tiêu dùng của dân cƣ trong phát triển bền v ng vùng Bắc Bộ 3.1.1. Thực trạng phát triển bền vững vùng Bắc Bộ Vùng Bắc Bộ nằm ở vùng cực Bắc lãnh thổ Việt Nam, địa hình Bắc Bộ đa dạng và phức tạp. Bao gồm đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. 3.1.1.1. Kinh tế Phát triển bền vững kinh tế Vùng được thể hiện chủ yếu thông qua: Một là, Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, đổi mới kinh tế, chuyển nền kinh tế từ tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng sang phát triển chủ yếu theo chiều sâu, theo mức độ ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến, chuyển dần từ nền kinh tế chủ yếu từ khai thác và sử dụng tài nguyên sang chế biến, tiết 12 kiệm các nguồn lực, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm và hạn chế tiêu dùng. Hai là, thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường, cơ cấu lại hoạt động sản xuất và dịch vụ theo hướng tiêu thụ ít năng lượng và nguyên liệu, thải ít chất thải ra môi trường, đặc biệt là chất thải độc hại. Khuyến khích, tuyên truyền xây dựng văn hóa tiêu dùng hợp lý, áp dụng các công cụ kinh tế, pháp lý, hành chính để điều chỉnh hành vi tiêu dùng hợp lý. Ba là, thực hiện quá trình công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, thay đổi công nghệ, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải một cách hiệu quả, ưu tiên phát triển những ngành nghề có quy trình công nghệ thân thiện với môi trường. 3.1.1.2. Xã hội Vấn đề xã hội trong phát triển bền vững Vùng Bắc Bộ được thể hiện qua thu nhập và mức sống của dân cư, dân số và đô thị hóa, giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe. 3.1.1.3. M i trường Mục tiêu của phát triển bền vững Vùng Bắc Bộ không chỉ là tăng trưởng về kinh tế mà còn chú ý đến những điều kiện vệ sinh và môi trường trong đời sống sản xuất và tiêu dùng. Do đó, bên cạnh việc cải thiện điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng, tìm nguồn vốn và công nghệ phù hợp để xử lý chất thải, giáo dục pháp luật, các chế tài xử phạt và truyền thông là những biện pháp cần thiết để nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường. 3.1.2. Các yếu tố nh hưởng đến tiêu dùng của dân cư trong phát triển bền vững vùng Bắc Bộ 3.1.2.1. Kinh tế 3.1.2.2. Văn hóa, xã hội 3.1.2.3. Môi trường 3.1.2.4. Thể chế chính sách 3.2. Thực trạng tiêu dùng của dân cƣ vùng Bắc Bộ 13 3.2.1. Cơ cấu tiêu dùng của dân cư vùng Bắc Bộ Mức chi tiêu của vùng gia tăng với tốc độ nhanh qua các năm cùng với mức độ gia tăng của thu nhập. Xuất hiện tâm lý ưa chuộng hàng hiệu, hàng ngoại, thậm chí mua bán với bất kỳ giá nào. Lối tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu hiện tại trước mắt của con người hiện tại đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng lớn đến việc phát thải ra môi trường, đó là lối tiêu thụ sản phẩm và tiêu dùng đề cao tiêu chí tiện lợi đối với người sử dụng dẫn đến gia tăng khai thác tài nguyên và phát thải rác thải gây tác động đến môi trường. 3.2.1.1. Lương thực, thực phẩm Lương thực thực phẩm luôn là mối quan tâm đầu tiên của đời sống. Điều này đã được thể hiện qua câu châm ngôn: "có thực mới vực được đạo". Vì thế việc chi tiêu cho lương thực thực phẩm luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi tiêu của mỗi cá nhân, hộ gia đình. Tại mỗi vùng miền khác nhau có những lối sống, phong tục, tập quán, trình độ nhận thức khác nhau do đó có nhu cầu tiêu dùng khác nhau. 3.2.1.2. May mặc May mặc là nhu cầu thiết yếu, nó được gia tăng bởi mức thu nhập gia tăng. Khi lựa chọn sản phẩm quần áo, giày dép thì người dân quan tâm nhiều đến nguồn gốc xuất xứ và những ảnh hưởng của chất liệu đến sức khỏe và môi trường chứ không chỉ chạy theo thị hiếu hay mốt thời trang nữa. Sự lựa chọn này đã phần nào chứng tỏ được xu hướng tiêu dùng ngày càng bền vững hơn của người dân hiện nay. 3.2.1.3. Nhà ở, điện nước Nhà ở đặc biệt ở các Thành phố luôn là nhu cầu bức xúc của người dân, nhà ở có tầm quan trọng đặc biệt, đã được ông cha ta đúc kết: "An cư -lạc nghiệp". Với đặc thù của khu vực đô thị tập trung đông dân cư nên nhu cầu nhà ở luôn là vấn đề bức xúc đối với người dân. Việc tiêu thụ năng lượng gia tăng liên quan đến việc thải khí CO2, nếu điện năng được phát sinh từ nguồn năng lượng có thể phục hồi hoặc từ nguồn năng lượng nguyên tử thì không có lượng khí thải CO2 được tạo ra. Ngược lại, nếu điện 14 năng được tạo ra từ nguồn nguyên liệu hóa thạch thì lượng khí thải CO2 cũng tăng, đây là nhân tố liên quan đến biến đổi khí hậu thông qua ảnh hưởng của hoạt động tiêu dùng. 3.2.1.4. Ði lại, thông tin liên lạc Trong tổng cơ cấu chi tiêu của dân cư thì chi tiêu cho đi lại và thông tin liên lạc chiếm tỷ lệ lớn chỉ sau chi tiêu cho lương thực thực phẩm điều đó cho thấy nhu cầu của người dân về đi lại và giao tiếp ngày một nâng cao và xu hướng ngày càng gia tăng. Về các phương tiện sử dụng khi tham gia giao thông hiện nay, số người sử dụng các phương tiện thân thiện với môi trường có xu hướng gia tăng hơn so với trước đây, tuy nhiên số lượng người sử dụng xe máy vẫn còn khá lớn do ưu điểm tiện dụng của nó. 3.2.1.5. Đồ điện tử, gia dụng Chất lượng các tiện nghi sinh hoạt ngày càng được nâng cao hơn và trở thành tiện nghi thông dụng của nhiều hộ gia đình, do nhu cầu của người dân đối với mặt hàng này đã chú trọng hơn về “chất” của sản phẩm đặc biệt yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường đã được người dân lựa chọn khi có ý định mua sản phẩm đồ gia dụng, điện tử. 3.2.1.6. Giáo dục Giáo dục: Giáo dục đào tạo là nhu cầu nâng cao dân trí, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ không thể thiếu được của người dân và của toàn xã hội. Điều này cho thấy, nhận thức của người dân vùng Bắc Bộ về giáo dục đã được nâng lên và quan điểm "Học cao hơn sẽ làm người ta hiểu biết hơn" và “Học nhiều hơn sẽ làm thu nhập tương lai cao hơn” đã khuyến khích người dân nơi đây sẵn sàng đầu tư cho giáo dục để con cháu họ có được tương lai tốt đẹp hơn. 3.2.1.7. Y tế, chăm sóc sức khỏe Việc đề phòng dịch bệnh, điều trị y tế đã được người dân vùng Bắc Bộ quan tâm. Bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động phong trào thể dục thể thao quần chúng nhằm củng cố và tăng cường sức khỏe trong mọi đối tượng dân cư, ngành y tế đã 15 có nhiều nỗ lực nhập trang thiết bị, phương tiện khám và điều trị bệnh hiện đại, chất lượng khám chữa bệnh hiện nay đã được cải thiện hơn rất nhiều. Tuy nhiên, vấn đề cung cấp dịch vụ trong ngành y tế còn là vấn đề nan giải đối với các nhà chức trách, quản lý. 3.2.1.8. Nhu cầu văn hóa, thể thao, giải trí Tại vùng Bắc Bộ, ngành du lịch được coi là ngành mũi nhọn nên rất được chú trọng trong phát triển du lịch. Đảng, Nhà nước và các cấp Lãnh đạo cũng rất quan tâm đến phát triển du lịch hướng đến những giải pháp bảo về môi trường. Tuy nhiên, ý thức của người dân vùng Bắc Bộ hiện nay về vấn đề rác thải cũng như tiêu dùng vẫn còn hạn chế, tình trạng xả rác không đúng nơi quy định vẫn còn diễn ra ở một số khu du lịch, khu vui chơi giải trí. 3.2.2. Xu thế tiêu dùng của dân cư vùng Bắc Bộ Nhu cầu lương thực thực phẩm sạch ngày một gia tăng. Lựa chọn hàng nội thay vì xu hướng sính hàng ngoại. Hướng đến dịch vụ giáo dục và y tế chất lượng cao. Hướng tới phương thức tiêu dùng xanh, sạch. 3.3. Đánh giá chung thực trạng tiêu dùng của dân cƣ trong phát triển bền v ng vùng Bắc Bộ 3.3.1. M t tích cực Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Tỷ lệ tiêu dùng cao trong tổng cầu (GDP) của Việt Nam góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Các chính sách tiêu dùng của nước ta trong thời gian qua đã có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đối phó với nguy cơ suy giảm tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bước đầu tạo dựng được lòng tin của người tiêu dùng và khuyến khích các xu hướng tiêu dùng mới tại vùng Bắc Bộ. Có sự dịch chuyển trong một bộ phận dân cư từ tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng thấp sang các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao hơn. Nền kinh tế phát triển, thu nhập của dân cư được cải thiện kéo theo nhu cầu của mỗi người cũng được chú ý, quan tâm hơn. Tiêu dùng trong thời gian qua đã góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh và ở mức cao. Tiêu dùng của dân cư đã trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. 16 Tiêu dùng của dân cư được coi là một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng và phát triển kinh tế vùng Bắc Bộ. Góp phần ổn định kinh tế vĩ m : Kinh tế vĩ mô của nước ta ổn định hơn trong những năm gần đây, thể hiện tỷ lệ lạm phát thấp (giảm từ 18% năm 2008 xuống 0,6% năm 2015). Góp phần thực hiện chiến lược tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh: Cùng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao những năm gần đây (khoảng 7,3%), thu nhập của người dân cũng được nâng cao. Xuất hiện xu hướng tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng cao. Góp phần tăng thu nhập, tạo việc làm: Tăng tỉ lệ đóng góp của tiêu dùng vào GDP, góp phần tăng trưởng kinh tế và thu nhập của dân cư. Góp phần hạn chế bất bình đẳng về thu nhập, xóa đói giảm nghèo: Tiêu dùng bền vững có ý nghĩa đáng kể trong dài hạn. Tăng tiêu dùng hợp lý góp phần tăng đầu tư, thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng nông thôn. Nâng cao ý thức của người tiêu dùng về các sản phẩm chất lượng, sản phẩm xanh, sạch: Các chính sách hướng tới bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, phát triển văn hóa tiêu dùng bền vững đã nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, làm xuất hiện các xu hướng tiêu dùng mới văn minh, nhân văn và thân thiện môi trường. Hạn chế ô nhiễm và cải thiện môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên: Chính sách tiêu dùng xanh, tiêu dùng sạch sẽ tạo ra xu hướng sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện môi trường, tiết kiện tài nguyên và nguyên nhiên liệu, tẩy chay các sản phẩm độc hại, không thân thiện với môi trường, ảnh hưởng xâu đến sức khỏe công đồng. Xây dựng ý thức bảo vệ tiêu dùng của người tiêu dùng: Văn hóa tiêu dùng xanh, sạch, thân thiện môi trường góp phần hình thành văn hóa tiêu dùng thân thiện môi trường. 3.3.2. M t hạn chế Đóng góp hạn chế đối với phát triển kinh tế bền vững: Xu hướng tiêu dùng thái quá làm hạn chế tiết kiệm và đầu tư trong dài hạn, bùng nổ tiêu dùng hàng hóa nhập ngoại, hàng xa xỉ, khuyến khích tiêu dùng các sản phẩm đa dạng sinh học quý hiếm như động thực vật quý hiếm, khai thác quá mức tài nguyên… 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất