Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của đảng đối với mặt trận tổ quốc việt nam qua nghi...

Tài liệu Tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của đảng đối với mặt trận tổ quốc việt nam qua nghiên cứu thực tiễn ở tỉnh hà tĩnh

.PDF
112
748
114

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------- BÙI NHÂN SÂM TIẾP TỤC ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM QUA NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN Ở TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Chính trị học Hà Nội – 2013 i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------- BÙI NHÂN SÂM TIẾP TỤC ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM QUA NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN Ở TỈNH HÀ TĨNH Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học Mã số: 60 31 02 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Hải Hà Nội – 2013 ii MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của Luận văn 5 7. Kết cấu của luận văn 5 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI MTTQ VIỆT NAM 6 1.1. Sự lãnh đạo của Đảng với MTTQ Việt Nam trong hệ thống chính trị 6 1.1.1. Vai trò, vị trí của Đảng và MTTQ Việt Nam trong HTCT 6 1.1.2. Sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam 14 1.2. Chủ trương đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam 19 1.2.1. Những chủ trương đổi mới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam đối với MTTQ Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới từ năm 1986 đến nay 19 1.2.2. Những vấn đề thực tiễn đặt ra trong đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam trong giai đoạn mới 25 1.3. Tính tất yếu và yêu cầu tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam 30 1.3.1. Tính tất yếu phải tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam 30 1.3.2. Yêu cầu đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam 32 1.3.3. Cơ sở lý luận và thực tiễn về tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam 34 1.3.4. Nội dung đối mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam 45 Tiểu kết Chương I 48 iii Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI MTTQ VIỆT NAM 49 Ở TỈNH HÀ TĨNH 2.1. Thực trạng sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam ở Hà Tĩnh trong sự nghiệp đổi mới từ ngày tái lập tỉnh đến nay 49 2.1.1 Đặc điểm chung về tỉnh Hà Tĩnh 49 2.1.2. Tình hình, kết quả sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam ở tỉnh Hà Tĩnh trong thời kỳ đổi mới từ ngày tái lập tỉnh đến nay 54 2.2. Tính tất yếu và yêu cầu thực tiễn cần phải tiếp tục đối mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam ở tỉnh Hà Tĩnh 68 2.2.1. Những nhân tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam ở tỉnh Hà Tĩnh 68 2.2.2. Nội dung, yêu cầu tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam ở tỉnh Hà Tĩnh 71 2.2.3. Những vấn đề đặt ra cho việc hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam ở tỉnh Hà Tĩnh 75 2.3. Một số khuyến nghị về đối mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam 78 2.3.1. Đổi mới tư duy, nhận thức về vai trò, vị trí, sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam 78 2.3.2. Đổi mới về nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam 80 2.3.3. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo với nâng cao vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam trong HTCT 84 Tiểu kết Chương II 97 KẾT LUẬN 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO iv 100 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BCH : Ban Chấp hành BTV : Ban Thường vụ BVTQ : Bảo vệ Tổ quốc CTXH : Chính trị - xã hội CNXH : Chủ nghĩa xã hội CLCT : Cương lĩnh chính trị ĐCS : Đảng Cộng sản ĐTND : Đoàn thể nhân dân ĐBQH : Đại biểu Quốc hội ĐLDT : Độc lập dân tộc GCCN : Giai cấp công nhân HĐND : Hội đồng nhân dân LMCLLDTDCVHB : Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ LMCT : Liên minh chính trị MTDTGPMN : Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam MTDTTN : Mặt trận dân tộc thống nhất MTTQ : Mặt trận Tổ quốc NDLĐ : Nhân dân lao động PBXH : Phản biện xã hội TW : Trung ương XHCN : Xã hội chủ nghĩa UBND : Uỷ ban nhân dân v LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, thực hiện từ năm 2012 và hoàn thành vào tháng 10 năm 2013. Các số liệu và trích dẫn trong Luận văn là trung thực. Các kết quả nghiên cứu của Luận văn không trùng với bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Bùi Nhân Sâm vi PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thể chế chính trị của Việt Nam hiện nay, ĐCS Việt Nam là đảng cầm quyền, là lực lượng duy nhất lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối với Nhà nước và toàn xã hội. Điều này, được thừa nhận trong Điều 4, Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1992: “ĐCS Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ tiến lên CNXH của Đảng cũng khẳng định HTCT nước ta bao gồm: ĐCS Việt Nam, Nhà nước, MTTQ Việt Nam và các tổ chức CTXH. Trong đó, Đảng là hạt nhân lãnh đạo HTCT và lãnh đạo toàn xã hội, MTTQ Việt Nam là tổ chức LMCT, liên hiệp tự nguyện rộng lớn của tổ chức chính trị, các tổ chức CTXH, tổ chức CTXH - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp và các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tập hợp đông đảo các thành viên để thực hiện các nhiệm vụ chính trị dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam; đồng thời MTTQ Việt Nam là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các tầng lớp nhân dân, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. ĐCS Việt Nam vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo Mặt trận. Tuy sự lãnh đạo của Đảng và mối quan hệ giữa Đảng với Mặt trận về mặt lý luận đã được thể chế hóa bằng các văn bản chính trị, pháp lý, nhưng trong thực tiễn, vai trò, phương thức lãnh đạo của Đảng, mối quan hệ giữa Đảng với Mặt trận vẫn còn nhiều vấn đề bất cập liên quan đến xác định vai trò lãnh đạo và vị trí tổ chức thành viên của Đảng, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ, tạo điều kiện, phát huy vai trò thực sự của MTTQ Việt Nam 1 trong HTCT và trong đời sống xã hội để MTTQ Việt Nam thực sự là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân (nhất là vai trò giám sát, phản biện xã hội, đại diện quyền làm chủ của các thành viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân). Cho đến nay, theo tác giả, những nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng, mối quan hệ đặc biệt giữa ĐCS Việt Nam với MTTQ Việt Nam trong thời kỳ mới còn chưa nhiều, chủ yếu mang tính chất lý luận, chưa đi sâu làm rõ một số vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Dưới góc độ Chính trị học, sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam, mối quan hệ giữa Đảng với MTTQ Việt Nam trong HTCT thời kỳ mới cần được làm sáng tỏ trên tư duy mới gắn với thực tiễn chính trị trong quá trình đổi mới, CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng. Từ những vấn đề lý luận và từ thực tiễn về sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận ở tỉnh Hà Tĩnh trong thời kỳ đổi mới, bản thân công tác tại cơ quan MTTQ tỉnh cũng có những suy nghĩ về sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam, nhất là mong muốn tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam, làm rõ và phát huy vai trò của MTTQ trong HTCT. Vì vậy, khi được tham gia khoá học Cao học về chuyên ngành Chính trị học, thì đây là cơ hội để lựa chọn đề tài: Tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam qua nghiên cứu thực tiễn ở tỉnh Hà Tĩnh làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ. Thông qua luận văn hy vọng góp một phần vào việc cải thiện nhận thức, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam hiệu quả và thiết thực hơn trong thời kỳ mới. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam và mối quan hệ giữa ĐCS Việt Nam với MTTQ Việt Nam là những vấn đề đặc biệt, hết sức quan trọng và nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu cả trong lý luận chính trị và thực tiễn, nhất là trong giai đoạn đổi mới hiện nay. Có thể lược kê ra đây một số nghiên cứu liên quan như sau: 2 - Đổi mới quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức CTXH trong HTCT ở Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2008 do GS.TS Lê Hữu Nghĩa, GS.TS Hoàng Chí Bảo, PGS. TSKH Bùi Đình Bôn (đồng chủ biên). - Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận và các ĐTND – nhìn từ Ban Dân vận cấp uỷ, Tạp chí Mặt trận, số tháng 3- 2009 của Vũ Ngọc Lân. - Đảng và các tổ chức CTXH trong HTCT Việt Nam hiện này, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2010 do Nguyễn Hữu Đổng chủ biên. - Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ, Tạp chí xây dựng Đảng số 11-2010 của TS. Hoàng Hải. - Làm gì để đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam, Diễn đàn Mặt trận TP. Hồ Chí Minh của Nguyễn Văn Hùng. Những nghiên cứu trên đã góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn về vai trò lãnh đạo của Đảng, mối quan hệ của Đảng với MTTQ Việt Nam và các tổ chức CTXH. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa luận giải sâu về nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam, bản chất mối quan hệ giữa Đảng với MTTQ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới; đặc biệt chưa chỉ ra thực chất vai trò của Đảng với tư cách vừa là hạt nhân lãnh đạo, vừa là thành viên Mặt trận, đồng thời cũng chưa chỉ ra trách nhiệm của MTTQ Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, là đại diện dân chủ của các thành viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trước Đảng và Nhà nước; Chưa có các công trình nghiên cứu cụ thể về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam ở tỉnh Hà Tĩnh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích Trên cơ sở tư duy mới, được hình thành sau hơn 25 năm đổi mới, phân tích rõ cơ sở lý luận, thực chất, nội dung và hình thức thể hiện sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam đối với Mặt trận trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế; 3 luận văn đề xuất và kiến nghị về đổi mới phương thức, nội dung, cơ chế thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận. 3.2 Nhiệm vụ - Làm rõ thực chất, nội dung sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt nam; mối quan hệ giữa Đảng với MTTQ Việt nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế từ thực tiễn của tỉnh Hà Tĩnh sau 25 năm đổi mới, những điểm mạnh, sáng tạo và những tồn tại, hạn chế, khó khăn vướng mắc và hướng khắc phục. - Kiến nghị, đề xuất cơ chế đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam; mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo và MTTQ Việt Nam trong hiệp thương thực hiện nhiệm vụ của HTCT trong thời kỳ mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tập trung vào việc phân tích lý luận và thực tiễn về sự sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam; mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với MTTQ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay gắn với thực tiễn của tỉnh Hà Tĩnh (thời kỳ đổi mới từ ngày tái lập tỉnh năm 1991 đến nay). 4.2 Phạm vi nghiên cứu + Giới hạn phạm vi lý thuyết: Đề tài nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đới với MTTQ Việt Nam và mối quan hệ của Đảng đối với MTTQ Việt Nam. + Giới hạn phạm vi thực tiễn: Đề tài nghiên cứu về sự lãnh đạo và mối quan hệ của Đảng đối với MTTQ Việt Nam chủ yếu từ thực tiễn của tỉnh Hà Tĩnh trong gần 30 năm đối mới. + Giới hạn thời gian nghiên cứu : Từ năm 1991 đến năm 2013 (từ khi chia tách, tái lập tỉnh Hà Tĩnh đến nay). + Giới hạn về không gian nghiên cứu: Tại tỉnh Hà Tĩnh. 4 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận: + Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam. Quan điểm của ĐCS Việt Nam về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ. + Kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam và mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với MTTQ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 5.2. Cơ sở thực tiễn: + Tình hình, kết quả sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam các cấp ở Hà Tĩnh trong gần 30 năm đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay. + Những vấn đề đặt ra trong việc tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam trong giai đoạn mới. 5.3. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như: lịch sử, lo gic, điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, hệ thống. 6. Đóng góp của luận văn - Kết quả nghiên cứu của luận văn đóng góp thêm vào vốn lý luận về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam dưới góc nhìn chính trị học. - Những kiến giải và khuyến nghị trong luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ nghiên cứu và cán bộ hoạt động thực tiễn làm công tác Đảng, Mặt trận và các tổ chức CTXH các cấp. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn ngoài phần mục lục, danh mục các từ viết tắt, gồm phần mở đầu, 2 chương, 6 tiết, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. 5 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM 1.1. Sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ Việt Nam trong HTCT 1.1.1. Vai trò, vị trí của Đảng và MTTQ Việt Nam trong HTCT 1.1.1.1. Khái niệm, vai trò, vị trí của ĐCS Việt Nam trong HTCT HTCT nước ta hiện nay về mă ̣t tổ chức bao gồ m ba bô ̣ phâ ̣n cấ u thành : ĐCS Viê ̣t Nam, Nhà nước và MTTQ Viê ̣t Nam và các tổ chức CTXH. Trong HTCT, các thành viên đó có địa vị pháp lý vững chắc , được khẳng định trong Hiế n pháp và các văn bản pháp luật của nước Cộng hoà XHCN Viê ̣t Nam . Viê ̣c xác đinh ̣ rõ vi ̣trí , vai trò , chức năng của từng thành tố trong HTCT Viê ̣t Nam sẽ giúp chúng ta hiể u rõ và giải quyế t tố t mố i quan hê ̣ giữa các thành viên trong HTCT đó, bảo đảm cho cả HTCT của nước ta tồ n ta ̣i, vâ ̣n đô ̣ng và phát triển. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, Đảng chính trị là bộ phận ưu tú, tích cực nhất của một giai cấp, hoặc một tầng lớp nào đó, được tổ chức chặt chẽ và được hình thành bởi mục tiêu giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước. Đảng chính trị là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội, là hình thức tổ chức cao nhất của giai cấp nhưng không phải là tổ chức quyền lực có những phương tiện cưỡng chế, mà Đảng chính trị chỉ đề ra chủ trương, đường lối, vận động, thuyết phục, truyền bá những quan điểm của mình, tập hợp những người cùng chí hướng nhằm thực hiện mục tiêu, lý tưởng của tổ chức mình. Khi giai cấp có ý thức tự giác về bản thân mình, về vị trí, thân phận và sứ mệnh lịch sử của mình, thì giai cấp sẽ tổ chức ra đảng, tập hợp những thành viên ưu tú của tổ chức mình để đảm đương sứ mệnh lịch sử đó. ĐCS là kết quả của sự kết hợp giữa lý luận cộng sản với phong trào công nhân; là đội tiên phong có tổ chức của GCCN và các lực lượng cách mạng. Đảng cần tiên 6 phong cả về ý thức cách mạng, tinh thần cách mạng và cả về trí tuệ để lãnh đạo xoá bỏ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới. Kế tục Mác - Ăngghen, V.I Lênin cho rằng: ĐCS là đội tiên phong chính trị có tổ chức và là đội ngũ có tổ chức chặt chẽ nhất, cách mạng nhất và giác ngộ nhất của GCCN. Vai trò tiên phong của Đảng thể hiện trên lĩnh vực lý luận, về mặt tổ chức và hành động gương mẫu của đảng viên trong thực tiễn. V.I Lênin đã đưa ra một số luận điểm: “chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò người chiến sĩ tiền phong”. Đảng phải là “trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại chúng ta”. Phát triển sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về Đảng chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện ĐCS Việt Nam đã rất coi trọng nhiệm vụ xây dựng Đảng của GCCN Việt Nam. Người cho rằng, đây là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, có tính chất quyết định trước hết đối với mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Theo Nguyễn Ái Quốc: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững mạnh thì cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy”[44; tr.267 - 268]. Theo Hồ Chí Minh, ĐCS Việt Nam được xây dựng trên nguyên tắc về đảng vô sản kiểu mới, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng. Với đặc thù của một nước thuộc địa nửa phong kiến như Việt Nam, Người đã khái quát được "quyền lợi của GCCN và NDLĐ và của cả dân tộc là một" [45; tr.175]. Chính vì vậy, ĐCS Việt Nam mang bản chất của GCCN, là Đảng của GCCN nhưng cũng đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam. 7 Đa ̣i hô ̣i lầ n thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) đã thông qua Điề u lê ̣ củ a Đảng (sửa đổ i) – trong đó, phần giới thiệu về Đảng đã xác định rõ: “ ĐCS Việt Nam là đội tiên phong của GCCN, đồng thời là đội tiên phong của của NDLĐ và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của GCCN, NDLĐ và của cả dân tộc. Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công CNXH và cuối cùng là CNCS. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn của đất nước để đề ra CLCT, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân... ĐCS Việt Nam là đảng cầm quyền, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; đoàn kết và lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng. Đảng lãnh đạo HTCT, đồng thời là một bộ phận của HTCT ấy. Đảng lãnh đạo, tôn trọng và phát huy vai trò của Nhà nước, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể CTXH. Đảng kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của GCCN, góp phần tích cực vào sự nghiệp hoà bình, ĐLDT, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới. ĐCS Việt Nam được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng”. Vai trò, vị trí của ĐCS Việt Nam đã được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011): “ĐCS Việt Nam là đội tiên phong của GCCN, đồng thời là đội tiên phong của NDLĐ và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của 8 GCCN, NDLĐ và của dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản… ĐCS Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng phải thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của HTCT. Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của HTCT, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu. Đảng thường xuyên nâng cao năng lực cầm quyền và hiệu quả lãnh đạo, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác trong HTCT. Đảng lãnh đạo HTCT, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo. Giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường dân chủ và kỷ luật trong hoạt động của Đảng. Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và mọi hành động chia rẽ, bè phái. Đảng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, có phẩm chất, năng lực, có sức chiến đấu cao theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; quan tâm bồi dưỡng, đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”[22; tr.89 - 91]. 9 Thực tiễn cách ma ̣ng nước ta đã chứng minh sự lañ h đa ̣o của Đảng đố i với xã hô ̣i là mô ̣t tấ t y ếu khách quan. Ngay từ khi mới ra đời , ĐCS Việt Nam đã là người duy nhấ t lañ h đa ̣o cách ma ̣ng . Bởi, “...ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và NDLĐ, Đảng ta không có lơ ̣i ích nào khác”; bởi đó là Đảng của dân, do dân, dựa vào dân và vì dân. Nhờ đó Đảng đã phát huy đươ ̣c sức ma ̣nh to lớn của nhân dân để làm nên những chiế n công vi ̃ đa ̣i , đưa đất nước Viê ̣t Nam từ một dân tộc thuộc địa nửa phong kiến đã anh dũng đấu tranh giành ĐLDT, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược thống nhất Tổ quốc, toàn vẹn lãnh thổ và xây dựng đất nước vươn lên ngang tầ m thời đa ̣i , vai trò vị thế trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Từ lý luận và thực tiễn, có thể khẳng định rằng: ĐCS Việt Nam là đảng chính trị duy nhất hợp hiến của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, là lực lượng tinh tú nhất của GCCN Việt Nam, là đại biểu trung thành quyền lợi của GCCN và của NDLĐ và của cả dân tộc. ĐCS Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội thực hiện công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. ĐCS Viê ̣t Nam là đội tiên phong chính trị của toàn xã hội, là hạt nhân lãnh đạo HTCT. 1.1.1.2. Khái niệm, vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam trong HTCT MTTQ Việt Nam - một hình thức, tên gọi của MTDTTN Việt Nam ở giai đoạn hiện nay do ĐCS Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, được thành lập ngày 18/11/1930. Hơn 80 năm qua, trong từng thời kỳ cách mạng, MTTQ Việt Nam đã có nhiều hình thức và tên gọi khác nhau: Hội Phản đế đồng minh (1930), Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936), MTDTTN Phản đế Đông Dương (1939), Mặt trận Việt Minh (1941), Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (1946), Mặt trận Liên Việt (1951), MTTQ Việt Nam (1955), MTDTGPMN (1960), LMCLLDTDC và hòa bình Việt Nam (1968). Từ năm 10 1977, MTTQ Việt Nam, MTTDGPMN Việt Nam và LMCLLDTDC và hòa bình Việt Nam được thống nhất lại với tên gọi là MTTQ Việt Nam. Sự thay đổi hình thức, tên gọi ở từng giai đoạn của MTTQ Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của từng giai đoạn, nhưng tựu trung lại đều nhằm mục tiêu tập hợp lực lượng to lớn của toàn dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, BVTQ XHCN, vì ĐLDT, vì hạnh phúc của nhân dân. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của MTTQ Việt Nam gắn liền với sự ra đời và phát triển của ĐCS Việt Nam. Ngay từ khi mới thành lập, ĐCS Việt Nam, đứng đầu là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đã quan tâm đến việc đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng để đấu tranh giải phóng dân tộc. MTTQ Việt Nam trở thành tổ chức quần chúng rộng rãi nhất, tập hợp, đoàn kết các thành viên khác nhau của dân tộc Việt Nam. Các thành viên có thể khác nhau về lợi ích cụ thể; về chính kiến, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo... nhưng cùng thống nhất hành động theo một cương lĩnh chung vì lợi ích chung nhất, cao cả nhất là lợi ích của dân tộc. Trải qua các thời kỳ hoạt động với những hình thức và tên gọi khác nhau, Mặt trận không ngừng phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộc Việt Nam, MTDTN Việt Nam đã không ngừng phát triển và trưởng thành, đã có những đóng góp to lớn vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và BVTQ. Kế tục và phát huy vai trò lịch sử của MTDTTN Việt Nam qua các thời kỳ, MTTQ Việt Nam ngày nay là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức CTXH, các tổ chức xã hội, các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài. 11 MTTQ Việt Nam chủ trương phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, doàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, không phân biệt thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, quá khứ, ý thức hệ và chính kiến, miễn là tán thành công cuộc đổi mới, nhằm mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, góp phần tích cực vào sự nghiệp hoà bình, ĐLDT, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Khoản 1, Điều 1 Luật MTTQ Việt Nam quy định: "MTTQ Việt Nam là tổ chức LMCT, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức CTXH, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp và tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài". MTTQ Việt Nam không chỉ là tổ chức LMCT, mà còn là liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức CTXH, tổ chức CTXH - nghề nghiệp, các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài. Tính liên hiệp tự nguyện thể hiện ở chỗ MTTQ Việt Nam không có hội viên, chỉ có các thành viên bao gồm thành viên tổ chức và thành viên cá nhân, các thành viên tham gia Mặt trận theo nguyên tắc liên hiệp tự nguyện, độc lập về tổ chức và có địa vị bình đẳng trong mọi sinh hoạt của Mặt trận. Về vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam được quy định cụ thể tại Điều 1, Điều 2 trong Luật MTTQ Việt Nam năm 1999 như sau: “MTTQ Việt Nam là tổ chức LMCT, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức CTXH, các tổ chức xã hội, các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. 12 MTTQ Việt Nam là một bộ phận của HTCT của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam do ĐCS Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên, góp phần giữ vững ĐLDT, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. MTTQ Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật; PBXH đối với dự thảo chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước, tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; cùng Nhà nước chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới”[59; tr.5-6]. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) cũng đã khẳng định: “MTTQ Việt Nam, các ĐTND có vai trò quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và BVTQ; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên; thực hiện dân chủ và xây dựng xã hội lành mạnh; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, tăng cường mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước. 13 ĐCS Việt Nam vừa là thành viên vừa là người lãnh đạo Mặt trận… Đảng tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ mọi hoạt động tự nguyện, tích cực, sáng tạo và chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt trận và các đoàn thể. Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để Mặt trận và các ĐTND hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và PBXH” [22; tr.86 - 87]. Như vậy, ĐCS Việt Nam là Đảng cầm quyền, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội; Đảng lãnh đạo MTTQ Việt Nam và các đoàn thể CTXH. MTTQ Việt Nam là tổ chức LMCT do ĐCS Việt Nam, Đảng của GCCN nước ta thực hiện sự liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp xã hội khác thành lập nên nhằm liên kết các lực lượng với nhau thành một khối thống nhất để thực hiện mục tiêu chính trị chung là giành chính quyền, giữ chính quyền và sử dụng chính quyền để BVTQ, bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân. ĐCS Việt Nam là hạt nhân của khối liên minh, là thành viên giữ vai trò hạt nhân lãnh đạo của Mặt trận. Đảng vừa là người lãnh đạo Mặt trận, vừa là thành viên của Mặt trận. 1.1.2. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 1.1.2.1. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Mối quan hệ giữa ĐCS Việt Nam với MTTQ Việt Nam có một đặc điểm đáng chú ý: Đảng vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo Mặt trận. "MTQ Việt Nam là một bộ phận của HTCT, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. ĐCS Việt Nam vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo Mặt trận" [22 ; tr.87]. MTTQ Việt Nam là thực thể của tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước của người Việt Nam ở trong và ngoài nước. Đó là một khối đại đoàn kết có tổ chức trên nền tảng liên minh công nông - trí thức, do ĐCS Việt Nam lãnh đạo. ĐCS Việt Nam đội tiền phong 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan