Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiếp cận tín dụng phi chính thức của các hộ kinh doanh tại thành phố biên hòa ...

Tài liệu Tiếp cận tín dụng phi chính thức của các hộ kinh doanh tại thành phố biên hòa

.PDF
78
1
50

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI ********* NGUYỄN VĂN ÁNH TIẾP CẬN TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC CỦA CÁC HỘ KINH DOANH TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Đồng Nai, Tháng 12/2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI ************* NGUYỄN VĂN ÁNH TIẾP CẬN TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC CỦA CÁC HỘ KINH DOANH TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN NGÃI Đồng Nai, Tháng 12/2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Với tư cách là tác giả của nghiên cứu, tôi xin cam đoan rằng những nhận định và luận cứ khoa học đưa ra trong luận văn này hoàn toàn không sao chép từ các công trình khác mà xuất phát từ chính kiến bản thân tác giả, mọi sự trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Những số liệu trích dẫn đều được sự cho phép của các cơ quan ban ngành. Nếu có sự đạo văn và sao chép tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng khoa học. Đồng Nai, tháng 12 năm 2018 Tác giả Nguyễn Văn Ánh i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Văn Ngãi, người đã giành thời gian quý báu để tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sự cảm kích sâu sắc đến quý Thầy Cô Trường đại học công nghệ Đồng Nai, vì sự hỗ trợ, hướng dẫn vô giá và sự khích lệ trong quá trình học tập, nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn các anh, chị là chủ hộ kinh doanh tại Thành phố Biên Hòa đã tạo điều kiện và hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong việc thu thập các văn bản có liên quan đến đề tài. Và cuối cùng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, động viên về mặt tinh thần của tất cả những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ...................................................................................... 4 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài........................................................... 4 1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................................. 4 1.1.2. Nghiên cứu tại Việt Nam .................................................................................. 5 1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 9 1.2.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa bàn ....................................................................... 9 1.2.2. Diện tích và dân số............................................................................................ 9 1.2.3. Lịch sử hình thành ............................................................................................ 9 1.2.4 Văn hóa - xã hội ............................................................................................... 11 1.2.5 Điều kiện kinh tế .............................................................................................. 11 CHƯƠNG 2CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 13 2.1. Tổng quan về tín dụng ....................................................................................... 13 2.1.1. Khái niệm tín dụng.......................................................................................... 13 2.1.1.1. Các tổ chức tín dụng .................................................................................... 13 2.1.1.2. Tín dụng ngân hàng ..................................................................................... 14 2.1.2. Phân loại tín dụng ........................................................................................... 14 2.1.3. Nguyên tắc của tín dụng ................................................................................. 15 2.2. Thị trường tín dụng ............................................................................................ 16 2.2.1. Thị trường tín dụng ......................................................................................... 16 2.2.2. Kết cấu của thị trường tín dụng ...................................................................... 16 2.3. Khái niệm, đặc điểm và sự tồn tại của tín dụng phi chính thức......................... 17 2.3.1. Khái niệm tín dụng phi chính thức ................................................................. 17 2.3.2. Đặc điểm của thị trường phi chính thức ......................................................... 18 2.3.3. Các hình thức tín dụng phi chính thức ............................................................ 23 2.3.3.1. Tín dụng hụi ................................................................................................. 23 2.3.3.2.Tín dụng tư nhân ........................................................................................... 26 2.3.4. Sự tồn tại của tín dụng phi chính thức ............................................................ 26 2.3.5. Tính tiện lợi của tín dụng phi chính thức ........................................................ 27 2.4. Tổng quan về các hộ kinh doanh ....................................................................... 28 iii 2.4.1. Khái niệm về hộ kinh doanh ........................................................................... 28 2.4.2. Đặc điểm hộ kinh doanh ................................................................................. 28 2.4.3. Vai trò kinh tế hộ ............................................................................................ 30 2.5. Vốn đầu tư trong sản xuất kinh doanh ............................................................... 30 2.6. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................................ 32 2.6.1. Nguồn giữ liệu ................................................................................................ 32 2.6.2. Thiết kế mẫu ................................................................................................... 32 2.6.3. Thiết kế câu hỏi ............................................................................................... 32 2.6.4. Điều tra phỏng vấn .......................................................................................... 33 2.7. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................... 33 2.8. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 33 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................... 34 3.1. Tình hình tiếp cận tín dụng các hộ kinh doanh tại Thành phố Biên Hòa .......... 34 3.2. Tình hình vay vốn phi chính thức Thành phố Biên Hòa ................................... 35 3.3. Hộ tham gia tín dụng phi chính thức dưới hình thức hụi ................................... 37 3.3.1. Mục đích tham gia hụi của hộ kinh doanh ...................................................... 37 3.3.2. Số dây hụi, chân hụi và giá trị dây hụi của hộ kinh doanh tham gia .............. 37 3.3.3. Hình thức dây hụi chia theo thời gian ............................................................. 38 3.3.4. Hoa hồng cho chủ hụi ..................................................................................... 39 3.3.5. Lý do tham gia hụi .......................................................................................... 40 3.4. Hộ tham gia tín dụng phi chính thức dưới hình thức vay tư nhân ..................... 41 3.4.1. Số lượng hộ và số vốn dư nợ của chủ tư nhân ................................................ 41 3.4.2. Tình hình dư nợ vốn vay chủ tư nhân của các nhóm hộ kinh doanh .............. 41 3.4.3. Nguyên nhân dẫn đến việc hộ kinh doanh vay vốn tư nhân ........................... 42 3.5. Hộ tham gia tín dụng phi chính thức dưới hình thức vay anh em, bạn bè ......... 42 3.6. Ưu nhược điểm của các hình thức vay tín dụng phi chính thức ........................ 44 3.7.1. Đặc điểm về nhân khẩu học ............................................................................ 46 3.7.1.1. Tuổi của chủ hộ............................................................................................ 46 3.7.1.2. Về giới tính .................................................................................................. 47 3.7.2. Trình độ học vấn ............................................................................................. 48 3.7.3. Quy mô hộ kinh doanh.................................................................................... 49 3.7.4. Giấy tờ liên quan ............................................................................................. 49 iv 3.7.5. Tình hình kinh doanh ...................................................................................... 50 3.7.5.1. Ngành kinh doanh ........................................................................................ 50 3.7.5.2. Vốn kinh doanh ............................................................................................ 51 3.7.5.3. Thu nhập của hộ ........................................................................................... 52 3.7.5.4. Năm hoạt động kinh doanh .......................................................................... 53 3.7.5.5. Doanh thu bán hàng ..................................................................................... 53 3.8. Biện pháp phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của các hình thức tín dụng phi chính thức. ......................................................................... 54 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 63 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT PCT : Phi chính thức THPH : Trung học phổ thông THCS : Trung học cơ sở TH : Tiểu học TP : Thành phố vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tóm tắt các nghiên cứu về tiếp cận tín dụng phi chính thức ....................... 8 Bảng 3.1. Nguồn vốn vay của hộ kinh doanh ............................................................. 34 Bảng 3.2. Nguồn vốn vay phi chính thức ................................................................... 36 Bảng 3.3. Mục đích tham gia hụi của hộ kinh doanh ................................................. 37 Bảng 3.4. Số dây hụi, số chân hụi và giá trị dây hụi .................................................. 38 Bảng 3.5. Hình thức dây hụi chia theo thời gian ........................................................ 39 Bảng 3.6. Hoa hồng cho chủ hụi................................................................................. 39 Bảng 3.7. Lý do chơi hụi ............................................................................................ 40 Bảng 3.8. Số lượng hộ và số vốn dư nợ của chủ tư nhân ........................................... 41 Bảng 3.9. Tình hình vay vốn chủ tư nhân................................................................... 41 Bảng 3.10. Tình hình vay vốn anh em bạn bè ............................................................ 43 Bảng 3.11. Tổng hợp về tuổi của chủ hộ .................................................................... 47 Bảng 3.12. Tổng hợp về trình độ học vấn .................................................................. 48 Bảng 3.13. Quy mô hộ kinh doanh ............................................................................. 49 Bảng 3.14. Ngành kinh doanh của các hộ kinh doanh ............................................... 50 Bảng 3.15. Vốn kinh doanh ........................................................................................ 52 Bảng 3.16. Thu nhập của hộ ....................................................................................... 52 Bảng 3.17. Năm hoạt động kinh doanh ...................................................................... 53 Bảng 3.18. Doanh thu bán hàng.................................................................................. 54 vii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 3.1. Biểu đồ thị phần tín dụng của hộ kinh doanh .............................................. 35 Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu trình độ học vấn ................................................................... 48 Hình 3.3. Biểu đồ ngành nghề kinh doanh ................................................................... 51 viii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thị trường tín dụng phi chính thức rất quan trọng ở các nước đang phát triển, mặc dù có sự gia tăng cung cấp tín dụng chính thức tại các Thành phố. Cho vay phi chính thức vẫn là nguồn cung cấp tín dụng chính cho các hộ kinh doanh để cải thiện năng suất trong quá trình phát triển kinh doanh dịch vụ của mình. Đầu tư kinh doanh đòi hỏi phải có nguồn vốn và tiếp cận tín dụng là cần thiết cho mục đích kinh doanh của các hộ. Theo Báo tài chính - ngân hàng (thứ 3, 4/11/2017), cho biết cầu tín dụng phi chính thức năm 2017 đã tăng 5 % so với năm 2016 và có tới 56 % tất cả các khoản vay đều không phải chịu lãi suất, chỉ có 26 % doanh nghiệp vay vốn từ nguồn chính thức so với doanh nghiệp vay vốn phi chính thức. Nói một cách khác, với mọi khoản vay chính thức có gần 2,5 % khoản vay phi chính thức được thực hiện ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Bên cạnh đó, có 475 doanh nghiệp trong số 2.461 doanh nghiệp có cả khoản vay chính thức và phi chính thức và có gần 70 % số doanh nghiệp có tiếp cận chính thức sử dụng các khoản vay phi chính thức. Theo đánh giá của Nguyễn Thị Cành, doanh nghiệp chỉ có 18,9 % vốn được vay ngân hàng, nguyên nhân chính của tình hình do: Đặc điểm tiểu thương kinh doanh có vốn khá nhỏ, mua bán các mặt hàng khác nhau tại các Thành phố Biên Hòa. Nhiều người bán cùng mặt hàng tương tự nhau, tính cạnh tranh của các tiểu thương là rất lớn, hiệu quả không cao. Hoạt động kinh doanh nhỏ mang nhiều rủi ro, ít tài sản thế chấp và khả năng thanh toán bằng tiền mặt thấp. Vì vậy, các hộ kinh doanh gặp phải nhiều trở ngại trong giao dịch tài chính và tiếp cận nguồn vốn để phát triển kinh doanh. Tuy cùng tồn tại song song trong thị trường tín dụng nhưng hai phương thức cho vay chính thức và phi chính thức sử dụng các chiến lược sàng lọc khác nhau để tránh lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức trong quá trình cho vay của họ. Theo Phạm Thị Thanh Trà và Lensink (2007) cho thấy các tổ chức tín dụng chính thức đánh giá rủi ro tín dụng dựa theo yếu tố lãi suất và lịch sử khách hàng. Tong khi đó, người cho vay phi chính thức đánh giá rủi ro tín dụng dựa trên đặc điểm của hộ, đặc điểm mối quan hệ giữa người đi vay và người cho vay. 1 Rào cản lớn nhất trong vay vốn hiện nay đối với các khác hàng vay nói chung và hộ kinh doanh tại Thành phố Biên Hòa nói riêng là khó khăn trong việc xin phê duyệt của ngân hàng và tài sản thế chấp. Trong khi đó, nhu cầu thực sự về vốn của các hộ kinh doanh là rất lớn, tất yếu sẽ xuất hiện những nguồn tín dụng khác và đó chính là cơ sở hoạt động của khu vực tài chính phi chính thức và nhu cầu về vốn tín dụng phi chính thức này ngày một lớn mạnh tại trên tất cả mọi miền Đất nước. Nguồn tín dụng từ khu vực này được cung cấp từ người thân, bạn bè, hụi và người chuyên cho vay trong thành phố. Đặc trưng của khu vực tài chính phi chính thức là hình thức vay nhanh gọn, tiện lợi, chủ yếu là tín chấp đáp ứng được nhu cầu tức thời về vốn của các hộ kinh doanh tại những thời điểm cần thiết nhất. Xuất phát từ vấn đề nêu trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tiếp cận tín dụng phi chính thức của các hộ kinh doanh tại thành phố Biên hòa” để viết luận văn chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu nhu cầu vốn tín dụng phi chính thức và xác định các yếu tố tác động đến tiếp cận tín dụng phi chính thức của các hộ hộ kinh doanh tại thành phố Biên Hòa 2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích nhu cầu tín dụng phi chính thức của các hộ kinh doanh. Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng phi chính thức của hộ kinh doanh. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của hình thức tín dụng phi chính thức tại Thành phố Biên Hòa 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các hộ kinh doanh đang hoạt động kinh doanh tại Thành phố Biên Hòa và các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng phi chính thức của các hộ kinh doanh. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Thành phố Biên Hòa có quy mô kinh doanh lớn, các hộ kinh doanh tập trung buôn bán ở các mặt tiền đường, khu chợ tương đối nhiều với 2 các ngành nghề kinh doanh phong phú nên toàn bộ nội dung nghiên cứu của luận văn nay được tiến hành tại Thành phố Biên Hòa. Phạm vi về thời gian : Số liệu phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ các hộ tiểu thương có vay vốn tín dụng phi chính thức từ 1/2017 đến 10/2018. 5. Quá trình nghiên cứu Giai đoạn 1: Từ tháng 7/2018 đến tháng 8/2018 Thu thập các thông tin giữ liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.Tiến hành viết đề cương chi tiết và soạn thảo bản câu hỏi phục vu đề tài. Gian đoạn 2: Từ tháng 8/2018 đến tháng 10/2018 Thu thập thông tin và số liệu thứ cấp tại các ngân hàng thương mại và ban quản lý chợ.Tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ tiểu thương. Giai đoạn 3: Từ tháng 10/2018 đến tháng 11/2018 Tổng hợp, xử lý và phân tích thông tin để viết hoàn chỉnh đề tài. 6. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm phần mở đầu, các danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và được chia thành 3 chương Chương 1: Tổng quan. Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Kết quả và thảo luận. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài Nghiên cứu của Nathan Okurut (2006) nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của người nghèo và người da màu đối với thị trường tín dụng chính thức và phi chính thức. Bằng việc sử dụng mô hình probit và logit, tác giả chỉ ra rằng người nghèo và người da màu bị hạn chế về khả năng tiếp cận nguồn tín dụng này. Trong phạm vi quốc gia, khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi giới tính, độ tuổi, số thành viên trong gia đình, trình độ học vấn, chi tiêu và chủng tộc của hộ. Việc nghèo khó có tác động xấu đến việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức. Ở thị trường tín dụng phi chính thức, việc tiếp cận các khoản tín dụng này chịu sự tác động tích cực bởi số thành viên trong hộ, chi tiêu của hộ và vị trí khu vực nông thôn. Trong khi đó, các nhân tố có tác động xấu đến việc tiếp cận tín dụng phi chính thức đó là Nam giới, vị trí nông thôn, việc nghèo khó và bần cùng. Khalid Mohamed (2003) nghiên cứu ở Pakistan cho biết độ tuổi, trình độ học vấn, giới tính, mức độ giàu có, giá trị tài sản và mức thu nhập của hộ là những yếu tố quan trọng trong việc tiếp cận tín dụng của hộ. Nghiên cứu của Diagne (1999) thông qua sử dụng giá trị log của hàm gần đúng, tác giả cho thấy rằng nguồn hình thành nên tài sản của chủ hộ thì quan trọng hơn nhiều so với tổng giá trị tài sản hoặc số đất mà hộ nắm giữ và nguồn hình thành nên tài sản được xem là nhân tố quyết định đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ. Đặc biệt, giá trị đất và giá trị vật nuôi trong tổng giá trị tài sản của hộ càng cao thì nó càng có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ. Tuy nhiên, diện tích đất mà hộ nắm giữ cũng có tác động đến khả năng tiếp cận nguồn vốn phi chính thức của hộ. Các bằng chứng cho thấy hầu hết các nhà cho vay phi chính thức cho vay 4 dựa trên sự giàu có của người đi vay . Có đất đai được xem như là một chỉ tiêu về khả năng trả nợ (zeller,1994). Khi nghiên cứu tại Bangladesh, Khandker (2003) chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng là tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ, các đặc tính cạnh tranh về sản phẩm kinh doanh. Tuy nhiên, đối với các hộ để vay được vốn thì trình độ học vấn của chủ hộ và diện tích đất sở hữu là quan trọng. Stiglitz và Weiss (1981) với giả định thị trường tín dụng là không hoàn hảo lập luận cho rằng phân phối tín dụng theo cơ chế chi phí giá cả không chỉ là kết quả của sự can thiệp của chính phủ mà còn từ hành vi của người cho vay và người đi vay trong môi trường không cân xứng thông tin ở thị trường tín dụng. Vai trò quan trọng thông tin về người vay đối với quyết định chấp thuận vay của người cho vay được Hoff và Stiglitz (1993) chỉ ra qua bước đánh giá mức độ tín nhiệm của người xin vay. Để được đánh giá mức độ tín nhiệm của người xin vay, người cho vay phải nghiên cứu nhiều khía cạnh của người xin vay: Mục đích sử dụng tiền vay, khả năng tạo ra thu nhập và khả năng tạo ra đủ tiền mặt từ các nguồn thu nhập và tài sản thuộc sở hữu của nông hộ. 1.1.2. Nghiên cứu tại Việt Nam Vũ Thị Thanh Hà (1999) nghiên cứu về sự đóng góp các khoản vay tín dụng nhỏ chính thức so với các khoản vay tín dụng nhỏ phi chính thức cho người nghèo. Cho thấy, các nhân tố như số thành viên hộ, chi tiêu của hộ có ảnh hưởng mạnh đến khả năng vay và giá trị món vay. Bên cạnh đó, trình độ học vấn, địa vị xã hội của các thành viên trong hộ cũng có tác động đến việc vay mượn. Tuy nhiên, độ tuổi và quy mô hộ có tác động không tốt đến khả năng vay mượn nhưng độ tuổi lại là nhân tố có tác động tích cực đến giá trị món vay. Tác phẩm “Borrower Transaction Costs and Credit Rationing: A study of the rural credit market in Viet Nam” (1998) của Trần Thọ Đạt. 5 Chi phí đi vay đóng một vai trò quan trọng trong việc phân phối lại vốn vay và cấu trúc của thị trường tài chính nông thôn. Chi phí đi vay nên được xem là những chi phí xuất hiện trong quá trình đi vay vốn hơn là chi phí của chỉ chính dịch vụ đó thôi. Mở rộng ra, chi phí đi vay có thể bao gồm cả chi phí nghiên cứu, chi phí lựa chọn, chi phí thương lượng hợp đồng, chi phí kiểm soát và các chi phí khác liên quan trong việc tất toán các hợp đồng sửa đổi, hợp đồng bị hủy. Để lượng hóa chí phí giao dịch, Trần Thọ Đạt đã chỉ định ít nhất 4 loại chi phí đi vay sau: Chi phí món tiền vay thông qua phí được thu bởi người cho vay (ngoài chi phí trả lãi vay); phí dịch vụ thu bởi cán bộ địa phương hay UBND (chi phí công chứng, ...); và chi phí thế chấp tài sản. Chi phí đi lại để vay được vốn. Đường xấu hay cấu trúc hạ tầng thấp kém sẽ làm cho người đi vay tốn nhiều thời gian hơn để hoàn tất các thủ tục giấy tờ cần thiết, cũng như đi công chứng, ký kết theo yêu cầu của ngân hàng cho vay. Chi phí để thu hút sự quan tâm của nhân viên ngân hàng. Bởi vì trong quá trình vay vốn, người đi vay phải làm việc với nhiều bộ phận công chức nên để cho mọi việc nhanh chóng thì những món quà như gói thuốc, tiền cà phê là không thể thiếu. Thêm vào đó, các nhân viên ngân hàng còn có thể cung cấp cho khách hàng những ưu đãi với các điều kiện tốt hơn rất nhiều. Chi phí cơ hội là chi phí đi vay quan trọng nhất mà người đi vay phải bỏ ra đó chính là thời gian. Ngân hàng đời hỏi rất nhiều giấy tờ, chứng từ liên quan, và giữa thời gian nộp “đơn yêu cầu xin vay” đến khi quyết định cho vay rất lâu. Phan Đình Khôi (2012) kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng số tiền cho vay phi chính thức ảnh hưởng bởi các yếu tố bao gồm: Sở hữu đất đai, mục đích cho vay phi chính thức, lãi suất chính thức, thời hạn vay phi chính thức và đường liên xã. Hộ gia đình có cư trú trong khu vực có đường liên xã và với 6 quyền sở hữu đất đai có thể có được tín dụng phi chính thức từ nhà cung cấp hoặc thương nhân. Những hộ gia đình có nhu cầu cao hơn cho tiêu dùng có thể vay thêm từ bạn bè, người thân hoặc người cho vay. Sự linh hoạt của thời hạn cho vay phi chính thức có thể bù đắp cho mức lãi suất cao. Các kết quả này còn cho thấy các hộ gia đình nông thôn xem xét tầm quan trọng của sự linh hoạt của thời hạn vay tín dụng phi chính thức hơn so với lãi suất vay. Bởi vì một khoản vay phi chính thức là một hợp đồng linh hoạt, khách hàng vay có thể chấm dứt hoặc gia hạn thời gian cho vay theo khả năng trả nợ của hộ. Như vậy, tín dụng phi chính thức là nguồn vốn phổ biến cho mục đích vay của các hộ tiểu thương và mục đích vay tiêu dùng cho các hộ gia đình nông thôn. Lâm Chí Dũng (1995) nghiên cứu về thị trường tín dụng phi chính thức ở nông thôn Việt Nam qua một cuộc khảo sát cho thấy, những hộ gia đình có trình độ học vấn càng thấp thì kém tiếp cận với tín dụng chính quy nhất, ngược lại họ có xu hướng tìm kiếm nguồn tài trợ từ thị trường phi chính thức. Các hộ có thu nhập thấp có xu hướng tiếp cận vốn từ khu vực phi chính thức nhiều hơn hộ có thu nhập cao. Có đến 61 % số hộ trong nhóm có trình độ học vấn thấp nhất vay vốn từ khu vực tài chính phi chính thức, trong khi nhóm có trình độ cấp 3 tỷ lệ này chỉ có 20 % và trên phổ thông là 0 %. Kết quả của Phạm Bảo Dương và Inzumida (2002) cho thấy tuổi có mối quan hệ nghịch đảo với nhu cầu tín dụng phi chính thức tại Việt Nam. Một mối quan hệ nghịch giữa giáo dục và tín dụng phi chính thức cho thấy rằng chủ hộ với mức học vấn thấp có xu hướng được vay tín dụng phi chính thức ít hơn so với chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn. Đây là yếu tố bất lợi cho chủ hộ mù chữ trong việc tiếp cận với tín dụng phi chính thức. Đinh Phi Hổ (2004) phân tích từ số liệu khảo sát mức sống của người dân từ năm 1997 – 1998 cho thấy các yếu tố: Tài sản thế chấp, mục đích sử dụng vốn vay, công việc của chủ hộ, thời hạn khoản vay, quy mô hộ, khoản cách đến trung tâm, ngành nghề phụ có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn từ khu vực phi chính thức của hộ. 7 Nguyễn Văn Ngân (2004) đã sử dụng mô hình Probit và Tobit và đã xác định các nhân tố có tác động tích cực đến nguồn vốn tín dụng phi chính thức của nông hộ bao gồm: tuổi, trình độ học vấn và chi tiêu của hộ.Các nhân tố tác động tiêu cực là tài sản, diện tích đất, vị trí xã hội. Tạ Việt Anh (2010) phân tích từ số liệu khảo sát mức sống của 108 hộ cho thấy các nhân tố: Số năm đi học của chủ hộ, diện tích đất sản xuất, giá trị tài sản và giá trị nhà. Trong đó diện tích đất có tác động mạnh nhất nếu hộ tăng lên 1.000 m2 thì xác suất tiếp cận tín dụng tăng 0,1 % lên 6,2 %. Ở Việt Nam theo Barslund và Tarp (2008) xác định rằng các thuộc tính của hộ và chủ hộ, giá trị các nguồn lực của hộ tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ tại thị trường tín dụng. Trong đó, khi chủ hộ là Nam giới và tuổi của chủ hộ tăng thì có tác động làm giảm khả năng vay của hộ, số lao động có quan hệ cùng chiều với khả năng tiếp cận tín dụng của hộ. Những nguồn lực quan trọng khác của hộ là diện tích đất và giá trị tài sản có làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng của hộ.Có đến 36 % số giao dịch tín dụng ở nông thôn là phi chính thức, đặc biệt ở Phú Thọ tín dụng phi chính thức chiếm đến 50 % tổng số giao dịch và ở Hà Tây (cũ) con số này là 49 %. Thông tin về tín dụng phi chính thức ở Việt Nam được nghiên cứu một cách rời rạc nhưng tầm quan trọng của nó như một nguồn cung tín dụng trong thị trường tín dụng như đã được ghi nhận nhiều trong những nghiên cứu. Bảng 1.1. Tóm tắt các nghiên cứu về tiếp cận tín dụng phi chính thức Tác giả Diagne (1999) Mô hình nghiên Tác động tích cực cứu Tác động tiêu cực Diện tích đất Giá trị Log của hàm gần đúng Vũ Thị Thanh Hà (1999) Số thành viên của Logit và Probit hộ, chi tiêu của hộ Nathan Okurut (2006) Logit và Probit 8 Độ tuổi, quy mô hộ Quy mô hộ, chi Giới tính, vị trí nông tiêu hộ, vị trí thôn, người nghèo đường liên tỉnh khó và bần cùng Phan Đình Khôi (2012) Diện tích đất, Tobit, Probit và đường giao thông Hekman liên xã, thời hạn cho vay Nguyễn Văn Ngân (2004) Probit và Tobit Tuổi, trình độ học vấn, tiết kiệm, mức thu nhập Tuổi, trình độ học Giá trị tài sản, diện vấn và chi tiêu tích đất và vị trí xã của hộ hội (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) 1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 1.2.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa bàn Nằm ở phía Tây của tỉnh Đồng Nai, Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, Nam giáp huyện Long Thành, Đông giáp huyện Trảng Bom, Tây giáp huyện Dĩ An, Tân Uyên tỉnh Bình Dương và Quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh. Nằm 2 bên bờ sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km (theo Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1A), cách thành phố Vũng Tàu 90 Km (theo Quốc lộ 51) Biên Hòa là một thành phố thuộc tỉnh Đồng Nai, được chính thức thành lập năm 1976 gồm có 11 phường và 7 xã. Năm 2014 có 30 phường xã. 1.2.2. Diện tích và dân số Biên Hòa có diện tích là 264,08 km2, chiếm 4,47% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, và dân số là 784.398 người, chiếm tỷ lệ 29,43% dân số toàn tỉnh, mật độ người 2.971 người/km2. 1.2.3. Lịch sử hình thành Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán nhà Nguyễn cho là đất Biên Hòa xưa là lãnh thổ nước Bà Lỵ (Bà Lị) và nước Thù Nại, những tiểu quốc cổ nằm ở phía Đông Nam nước Chiêm Thành, nay là vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai. Về sau, khi Chân Lạp lớn mạnh đều bị Chân Lạp thôn tính. Trước khi bị thực dân Pháp đô hộ, Biên Hòa là trung tâm của toàn bộ miền Nam với tên gọi Trấn Biên. 9 Năm 1808, dinh Trấn Biên đổi tên thành Trấn Biên Hòa. Năm 1832, Trấn Biên Hòa được đổi thành tỉnh Biên Hòa. Năm 1975, tỉnh Biên Hòa bị giải thể và thành lập tỉnh Đồng Nai, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Biên Hòa. Năm 1976, Thị xã Biên Hòa được nâng cấp thành thành phố Biên Hòa đô thị loại 3, trực thuộc tỉnh Đồng Nai, gồm 11 phường: An Bình, Hòa Bình, Quang Vinh, Quyết Thắng, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tân Mai, Tân Tiến, Thanh Bình, Thống Nhất, Trung Dũng và 7 xã: Bửu Hòa, Bửu Long, Hiệp Hòa, Hóa An, Long Bình Tân, Tân Hạnh, Tân Phong, Tân Thành, Tân Vạn. Ngày 23 tháng 10 năm 1978, chuyển 2 xã Hố Nai 1 và Hố Nai 2 thuộc huyện Thống Nhất về thành phố Biên Hòa quản lý và đổi thành 2 phường có tên tương ứng. Ngày 17 tháng 1 năm 1984, chia phường Hố Nai 2 thành 2 phường: Tân Biên và Tân Hòa; hợp nhất 2 xã: Bửu Long và Tân Thành thành xã Tân Bửu; chuyển 2 xã Tân Phong và Tân Vạn thành 2 phường có tên tương ứng. Ngày 28 tháng 12 năm 1984, chuyển xã Bửu Hòa thành phường Bửu Hòa. Ngày 8 tháng 6 năm 1988, chia phường Tam Hòa thành 2 phường: Tam Hòa và Bình Đa. Ngày 10 tháng 5 năm 1993, thành phố Biên Hòa được công nhận là đô thị loại 2, trực thuộc tỉnh Đồng Nai Ngày 29 tháng 8 năm 1994, chuyển xã Tân Bửu thành phường Bửu Long; chuyển xã Long Bình Tân thành phường Long Bình Tân; chia phường Tam Hòa thành 2 phường: Tam Hòa và Long Bình; thành lập 2 phường Tân Hiệp và Trảng Dài. Năm 1996, đổi tên phường Hố Nai 1 thành phường Hố Nai. Ngày 5 tháng 2 năm 2010, thành phố Biên Hòa mở rộng địa giới hành chính và thêm 4 xã An Hòa, Long Hưng, Phước Tân, Tam Phước từ huyện Long Thành. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất