Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiengviet...

Tài liệu Tiengviet

.DOC
31
137
50

Mô tả:

khảo sát các dạng bài tập về câu trong chương trình tiểu học lop 4
PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHON ĐỀ TÀI Tiếng Việt là một trong những phân môn vô cùng quan trong trong việc hình thành các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Qua đó bước đầu giúp cho học sinh Tiểu học tiếp cận với vốn tri thức xã hội. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học bao gồm các phân môn sau: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu…Tuy nhiên, phân môn Luyện từ và câu có vị trí quan trọng trong chương trình Tiểu học. Trước hết Luyện từ và câu cung cấp cho học sinh làm giàu vốn từ cho học sinh. Đặc biệt hệ thống từ ngữ cung cấp cho học sinh được gắn với từng chủ điểm nhằm tăng cường sự hiểu biết của học sinh về nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Phân môn Luyện từ và câu cung cấp những kiến thức sơ giản về từ và câu, rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu, sử dụng từ ngữ vào trong giao tiếp hàng ngày. Chính vì vậy học sinh được làm quen với từ và câu ngay từ lớp 1. Việc giảng dạy về câu cũng như các dạng bài tập về câu trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học trên nhiều bình diện và góc độ khác nhau. Việc nghiên cứu câu ở dạng hàng chức của nó còn ít ỏi. Đặc biệt là câu trong chương trình phổ thông. Câu trong Tiếng Việt chiếm khối lượng kiến thức rất quan trọng mà chưa có đề tài nghiên cứu nào làm rõ được phần này mà chủ yếu đào sâu về phần Từ loại. Từ những lý do khách quan và chủ quan nêu trên nên chúng tôi chọn đề tài: “ Tìm hiểu các dạng bài tập về câu trong chương trình tiếng việt lớp 4” II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Mục đích nghiên cứu chính của đề tài là thống kê, phân loại các dạng bài tập về câu trong chương trình Tiếng Việt lớp 4. Đồng thời định hướng việc nhận diện và giải các bài tập về câu cho học sinh Tiểu học. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Làm rõ khái niệm câu,đặc trưng của câu trong Tiếng Việt. Phân loại các dạng bài tập điển hình về câu trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 ở Tiểu học. Đề xuất được cách nâng cao hiệu quả chất lượng các bài tập về câu có hiệu quả cao hơn. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thống kê – phân loại: chúng tôi thống kê các dạng bài tập về câu sau đó phân loại cụ thể trong chương trình Tiếng Việt lớp 4. 1 Phương pháp phân tích – tổng hợp: chúng tôi dùng phương pháp này để phân tích và tổng hợp các dạng bài tập về câu. V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu của đề tài khoa học này là các dạng bài tập về câu trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 ở Tiểu học. VI. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Thời gian nghiên cứu đề tài khoa học bắt đầu từ tháng 9/2014 đến đầu tháng 4/2015 hoàn thành. VII. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Ngoài lời cảm ơn, phần mở đầu, phần kết luận và phần phụ lục đề tài gồm 2 chương chính như sau: Chương I: Cơ sở lý luận về câu Tiếng Việt Chương II: Các dạng bài tập về câu PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1.1 Các quan niệm về câu Xung quanh khái niệm về câu có rât nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới đã đưa ra khá nhiều khái niệm. Tuy nhiên , để đáp ứng nhu cầu đầy cả hai mặt nội dung và hình thức sao cho súc tích, ngắn gọn và dễ hiểu chúng tôi đưa ra khái niệm về câu như sau: “ Câu là đơn vị ngôn ngữ được tạo ra trong quá trình tư duy hoặc giao tiếp để thực hiện một hành vi ngôn ngữ mang một ý nghĩa tương đối hoàn chỉnh, có cấu trúc ngữ pháp nhất định và một ngữ điệu kết thúc.” 1.2 Đặc điểm của câu trong Tiếng Việt a, Về hình thức Hình thức ngữ âm: Câu có ngữ điệu kết thúc. Ngữ điệu kết thúc là một trong những dấu hiệu để phân biệt câu với những đơn vị không phải là câu. Cuối câu bao giờ cũng có ngữ điệu kết thúc câu. Cuối cụm từ chưa có ngữ điệu kế thúc câu. Đi kèm ngữ điệu kết thúc, câu thường có các yếu tố tình thái đánh dấu kết thúc câu như: à, ư, nhỉ, nhé… việc nghiên cứu ngữ điệu cần phải xem xét trong hoạt động lời nói. Ngoài ra còn dựa trên hình thức chữ viết, có thể sử dụng dấu câu tương ứng như: dấu chấm(.), dấu hỏi(?)… VD: Thế trời cũng quét sân hả anh? (Tiếng Việt 2) Tôi có chờ có đợi đâu Đem chi xuân đến gợi thêm sầu? Với tôi tất cả như vô nghĩa Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau! (Xuân Diệu) Hình thức ngữ pháp: Câu không phải là đơn vị có sẵn giống như các âm vị, hình vị, âm tiết, hình vị, từ và cụm từ cố định. Nó được tạo ra trong quá trình tư duy và trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trên cơ sở các đơn vị có sẵn và các quy tắc kết hợp các đơn vị ấy. VD: Bạn Hoa học giỏi nhất lớp em. b, Về nội dung 3 Câu thường thể hiện được ý nghĩa tương đối trọn vẹn đồng thời thể hiện được thái độ, tình cảm, cách đánh giá của người nói (viết) đối với sự việc được nói tới và đối với người nghe. Nói cách khác, câu có hai thành tố nghĩa: nghĩa miêu tả ( nghĩa phản ánh vật, hiện tượng trong thực tế khách quan) và nghĩa tình thái. c, Về chức năng Câu không phải là đơn vị có sẵn như từ mà được thành lập khi con người vận dụng ngôn ngữ để tư duy nhằm mục đích giao tiếp hay bày tỏ thái độ. Chính vì vậy, câu có chức năng thông báo. Chức năng thông báo của câu được thể hiện : -Câu mang nội dung thông tin -Câu được dùng để bày tỏ cảm xúc, thể hiện thái độ, tình cảm -Câu được dùng để tác động đến hành động nhận thức của người nghe VD: Hôm nay sẽ có phim mới.=> Thông báo Trời ơi! => Bày tỏ thái độ Giơ tay lên. => Tác động tới người nghe Trái đất quay Mặt Trời. => Tác động tới nhận thức d, Hoàn cảnh sử dụng Câu được gắn với một ngữ cảnh nhất định. Với tư cách là đơn vị của hệ thống ngôn ngữ, câu được sử dụng với mục đích giao tiếp giữa con người trong xã hội, vì vậy câu bao giờ cũng phải gắn với một không gian và thời gian cụ thể. Một câu nói sẽ đúng trong hoàn cảnh này nhưng lại sai khi đặt trong hoàn cảnh khác, thậm chí trở nên ngớ ngẩn, gây cườ 1.3 Thành phần câu Tiếng Việt - Trong câu đơn hai thành phần có các câu sau: Thành phần chính:- Chủ ngữ - Vị ngữ( bao gồm cả bổ ngữ) Thành phần phụ: - Đề ngữ - Trạng ngữ Trong một câu cụ thể, các thành phần kể trên kết hợp lại thành cấu trúc cú pháp của câu. Do đó, cấu trúc cú pháp của câu được hiểu: gồm những từ ngữ giữ những chức cú pháp nhất định trong câu, có quan hệ cấu trúc vơi nhau làm thành câu. Ngoài những thành phần câu kể trên, trong câu còn có những thành phần ngoài cấu trúc cú pháp của câu. Loại thành phần này không bổ sung ý nghĩa cho câu mà đứng tương đối biệt lập về ý nghĩa ngữ pháp so với nòng cốt câu nên chúng được gọi là thành phần biệt lập. thành phần biệt lập bao gồm: - Thành phần phụ chú ngữ - Thành phần liên ngữ - Thành phần tình thái ngữ 1.3.1 Thành phần chính a. Chủ ngữ Chủ ngữ là thành phần chính của câu hai thành phần. Chủ ngữ thường nêu lên nhân vật, sự vật, sự việc, hiện tượng, chủng loại….có quan hệ với vị ngữ, theo quan hệ tường thuật. + Biểu hiện của chủ ngữ: chủ ngữ có thể biểu hiện phong phú về từ loại và về cấu trúc. Về từ loại, chủ ngữ có thể do danh từ, động từ, tính từ,đại từ, số từ….đảm nhiệm. VD: Cuối trời mây trắng bay Lá vàng thưa thớt quá. Danh từ ( Xuân Quỳnh) Hay chăng dây nhện là chị nhện con Ăn no quay tròn là cối xay gió. Động từ (Trần Đăng Khoa) Về cấu trúc chủ ngữ có thể là từ, cụm từ hay kết cấu C-V VD : Trắng lấp lánh là quẫy tung đuôi cá Xanh mát êm là xoan dọc bờ sông. 5 Cụm tính từ (Bế Kiến Quốc) Anh ta không đến là sai lầm. C V + Vị trí của chủ ngữ Thông thường, chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ nhưng do mục đích tu từ, vị ngữ có thể đảo lên trước chủ ngữ. VD : Rực rỡ//những làng. Vàng tươi//mái rạ. V C V C (Tố Hữu) Bạc phơ//mái tóc người cha. V C (Tố Hữu) b. Vị ngữ Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu hai thành phần. Vị ngữ thường nêu lên hành động, tính chất, tình hình của chủ ngữ. + Biểu hiện của vị ngữ Vị ngữ được biểu hiện phong phú về từ loại, cấu trúc. Về từ loại, vị ngữ thường do động từ, tính từ đảm nhận. VD Cánh thủy tiên bao giờ cũng trắng nõn. VN- TT ( 20 truyện ngắn hay 94) Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. VN-ĐT ( Tiếng Việt) Ngoài ra, vị ngữ còn do các từ loại khác đảm nhận như danh từ, số từ, đại từ. VD : Cậu thế nào ? => Đại từ Chú ăn được như vậy là tốt => Tính từ ( Tiếng Việt 2) Về cấu trúc vị ngữ có thể do một từ, cụm kết cấu C-V đảm nhận. VD : Nàng// là cô con gái ngoại thành. Cụm danh từ Tham vọng của chủ nghĩa thực dân// là thuộc địa/ ngày càng mở rộng. C V c. Mối quan hệ giữa C và V Chủ ngữ và vị ngữ luôn có mối quan hệ gắn bó khăng khít, có chủ ngữ thì phải có vị ngữ và ngược lại. Đây là kiểu kết cấu hai chiều. Vì vậy cần xác định đúng ranh giới giới giữa chủ ngữ và vị ngữ. Thông thường, chủ ngữ do danh từ hoặc cụm danh từ biểu thị. Vì vậy, trong câu có cụm từ thì thường lấy định ngữ ấy làm ranh giới kết thúc, cũng là kết thúc của bộ phận chủ ngữ. VD : Tất cả những con gà mái đen ấy// đã bay mất. Cụm danh từ Nếu danh từ trung tâm có định từ chỉ lượng những thì phía sau danh từ đó nhất thiết có định ngữ ( thường là cụm động từ, cụm tính, cụm danh từ mới) Định từ chỉ lượng Cụm danh từ Định ngữ là cụm động,cụm tính, cụm danh 7 mới đến Những em học sinh đã nghỉ học sáng nay học giỏi con thương binh ngỗ ngược nhất lớp VD : Những người thợ cày đã ra đồng sáng nay// được nhận 50 ngàn đồng. Định ngữ (cho chủ ngữ) 1. 3.2 Thành phần phụ của câu a. Phân biệt thành phần phụ của từ và thành phần phụ của câu - Thành phần phụ của từ Thành phần phụ của từ là thành phần phụ cho từ trung tâm trong cụm danh từ,cụm động từ. Nếu từ trung tâm là động từ, tính từ thì thành phần phụ thuộc được gọi là bổ ngữ. Nếu từ trung tâm là danh từ thì thành phần phụ được gọi là định ngữ. - Thành phần phụ chú của câu Trong câu ngoài hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ còn có các thành phần phụ. Sở dĩ gọi là thành phần phụ của câu, bởi vì : + Về mặt ngữ pháp : Thành phần phụ của câu có tính chất độc lập. nó không phụ thuộc về ngữ pháp vào một thành tố nào của nòng cốt câu chính tả. Thành phần phụ của câu bổ sung ý nghĩa cho cả câu. VD : Hôm nay tôi nghỉ học => Hôm nay không phụ thuộc thành phần chính là tôi hay nghỉ học. Tôi sẽ nghỉ học => Sẽ phụ thuộc động từ. + Về mặt ý nghĩa : Ý nghĩa mà thành phần phụ biểu thị thường là ý nghĩa thời gian, nơi chốn, mục đích, điều kiện, nhượng bộ…nhằm bổ sung ý nghĩa cho cả câu. Sở dĩ gọi là thành phần phụ về ý nghĩa là so chúng với ý nghĩa của nòng cốt câu chính. Việc lược bỏ chúng không hề ảnh hưởng đến cấu trúc ngữ nghĩa của câu. b. Các loại thành phần phụ Có thể chia thành phần phụ của câu ra nhiều loại tùy theo quan hệ ý nghĩa của nó và nòng cốt câu. Thông thường, có các thành phần phụ của câu sau : trạng ngữ, đề ngữ, tình thái ngữ, giải thích ngữ, liên ngữ. Một số sách ngữ pháp trước đây còn chia ra : vị ngữ phụ, bổ ngữ, định ngữ, đồng vị ngữ…cách phân chia trên có sự nhầm lẫn thành phàn phụ của từ và thành phần phụ của câu. Thành phần phụ của từ được chúng ta xem ở cấp độ cụm từ. + Trạng ngữ Trạng ngữ là thành phần của câu thường đứng đầu câu. Ý nghĩa mà trạng ngữ biểu thị là ý nghĩa tình huống, cách thức, thời gian, nơi chốn, mục đích, điều kiện, nhượng bộ nguyên nhân…nhằm làm rõ thêm cho nội dung thông báo của câu.. Hình thức : Trạng ngữ thường đứng trước nòng cốt câu, tuy nhiên cũng có trường hợp trạng ngữ ở giữa câu hoặc cuối câu. Trạng ngữ cũng được ngăn cách với nòng cốt câu bằng ngữ điệu (khi nói), dấu phẩy (khi viết). Dấu hiệu hình thức này đặc biệt quan trọng khi xem xét trạng ngữ ở vị ngữ từ cuối câu và giữa chủ ngữ và vị ngữ. Nó sẽ giúp cho chúng ta phân biệt trạng ngữ với bổ ngữ một cách rõ ràng. Ví dụ : Anh ấy chùi nước mắt cho nó, với chiếc khăn mà anh ấy đã lau nước mắt cho tôi. Ngoài hai dấu hiệu hình thức trên thì việc thường xuyên kết hợp với quan hệ từ đằng trước cũng là một dấu hiệu giúp chúng ta có thể nhận diện được thành phần chính của câu này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trạn ngữ có thể không được dẫn nhập bằng quan hệ từ. Từ loại : trạng ngữ có thể diễn đạt bằng danh từ, động từ, tính từ. Cấu tạo : trạng ngữ có thể được làm thành một từ, một cụm từ (cụm đẳng lập, cụm chính phụ, cụm chủ - vị). 9 Các loại trạng ngữ : Trạng ngữ chỉ thời gian. Thường chỉ thời gian mà hành động xảy ra. VD : Hôm nay/, tôi đi chơi. TN Trạng ngữ chỉ không gian, địa điểm. Thường chỉ địa điểm mà hành động xảy ra. Trạng ngữ địa điểm thường có quan hệ từ: ở giữa, trong, ngoài….đứng trước danh từ hoặc cụm danh từ. VD : Trên cành cây, chim kêu ríu rít. TN Trạng ngữ chỉ cách thức, phương tiện (với, bằng, nhờ, theo). Thường nêu phương tiện mà chủ thể sử dụng. VD : Tôi đi học/ bằng xe đạp. TN Trạng ngữ chỉ nguyên nhân. thường nguyên nhân trực tiếp , gián tiếp làm nảy sinh điều đến nòng cốt câu chính . Loại này thường mở đầu bằng một số quan hệ từ như : do bởi, tại, vi.. ( vì, do, bởi, tại). VD : Vì Tổ quốc/ , chúng ta sẵn sàng hy sinh TN Trạng ngữ chỉ mục đích. Thường chỉ mục đích mà hành động ảnh hưởng đến. Loại này thường có quan hệ từ : để, cho, vì…đứng trước. VD : Tôi phải chăm chỉ học/ để trở thành cô giáo. TN + Đề ngữ : Đề ngữ là thành phần phụ của câu thường đứng trước nòng cốt câu chính để nêu lên một sự vật, sự việc, tình trạng,.. Với mục đích nhấn mạnh như một chủ đề . Hình thức : Để biểu thị chủ đề của câu nói trên vị trí thích hợp của đề ngữ là vị trí đứng trước nòng cốt câu (thường là đầu câu khi không có các thành phần biệt lập). VD : Ông giáo ấy, không hút thuốc, không uống rượu. Đề ngữ là thành phần phụ của câu có quan hệ ngữ pháp với toàn bộ nòng cốt câu nên được tách ra khỏi nòng cốt câu bằng hư từ ngắt quãng (dấu phẩy) hoặc bằng hư từ ’’thì’’, ’’mà’’, ’’là’’. Từ loại : đềngữ có thể do danh từ,số từ, động từ, tính từ đảm nhiệm. Cấu tạo : Đề ngữ có thể là một từ, một cụm từ trong số các thành phần chính của câu được lặp lại và không lặp lại ở đầu câu. VD : Tôi thì tôi xin chịu. Giàu, tôi cũng giàu rồi. Sang thì tôi cũng sang rồi. Đề ngữ cũng có thể là từ hay cụm từ không được lặp lại ở các thành phần chính và không thể đặt vào một vị trí nào đó trong các thành phần chính của câu. VD : Miệng ông, ông nói ; đình làng ông ngồi. + Tình thái từ Tình thái ngữ là những thành phần phụ của câu, thường nêu lên thái độ. Tình cảm của người nói về hiện thực được thể hiện trong câu nói hoặc để gọi đáp. Biểu hiện : - Tình thái ngữ thể hiện thái độ, tình cảm của người nói. VD : Than ôi ! Sắc nước hương trời ( Nguyễn Du) - Tình thái ngữ thể hiện sự đánh giá bằng người nói. VD : Gì thì gì, cũng phải nghĩ cho cái công của người ta. -> Khẳng định ( Truyện ký Việt Nam 1945-1975) - Tình thái ngữ thể hiện sự gọi đáp. VD : Em ơi ! Ba Lan mùa tuyết tan. 11 (Tố Hữu) + Giải thích ngữ Giải thích ngữ là thành phần phụ của câu, được chen vào giữa nòng cốt CV để làm sáng tỏ thêm một phóng diện nào đó có liên quan gián tiếp đến cả câu : bình luận, giải thích, xuất xứ, làm rõ thái độ, cách thức, bình chú,.. Về cấu tạo : giải thích ngữ thường do một cụm danh từ hoặc một kết cấu CV đảm nhận. VD: - Quế, em gái tôi, là một cô gái tốt bụng -> Giải thích cho từ Quế. + Liên ngữ Liên ngữ thường đứng đầu câu để liên kết câu chứa nó và câu đứng phía trước. VD: - Con tu hú kêu: tu hú, tu hú. Thế là sắp đến mùa vải chín. ( Tiếng Việt 2) Liên ngữ thường do các quan hệ từ, đại từ, tổ hợp từ đảm nhận như : nhưng,và, về, rồi, vì, vậy nên, do vậy, do đó, vậy mà, nói tóm lại, nói cách khác, nghĩa là,… 1.3.3 Tiêu chí nhận diện thành phần câu : Ý nghĩa ngữ pháp và hình thức ngữ pháp : + Tiêu chí ý nghĩa cho việc xác định các thành phần câu, về cơ bản đã có sự thống nhất cao ở nhiều nhà nghiên cứu. Hầu hết các tác giả đều khẳng định rằng tiêu chí ý nghĩa để xác định thành phần câu và ý nghĩa ngữ pháp của các thành phần câu. Đây là ý nghĩa chung , khái quát cho tất cả các từ ngữ có cùng một vị trí, một chức năng trong câu. Ý nghĩa này hoàn toàn phân biệt với các chức năng nghĩa của các vai nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu. VD : Lớp 4A/ học / tốt môn Tiếng anh. CN VN BN + Nếu như tiêu chí ý nghĩa cho việc xác định các thành phần câu đa được xác định rõ thì việc chọn tiêu chí hình thức nào để nhận diện được các thành phần câu Tiếng Việt lại là một vấn đề đang gây nhiều tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu. Đi sâu vào công trình nghiên cứu về ngữ pháp Tiếng Việt, cho Tiếng Việt sử dụng các tiêu chí hình thức có chú ý tới đặc điểm loại hình của Tiếng Việt được nhiều nhà Việt ngữ học đồng tình. Tiếng Việt là ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập – phân tích tính nên các tiêu chí hình thức được sử dụng để xác định thành phần câu có thể là: trật tự từ, hư từ và ngữ điệu. 1.4. Phân loại câu trong tiếng việt 1.4.1. Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp: câu đơn, câu ghép, câu phức. 1.4.1.1 Câu đơn 1.4.1.1.1 Câu đơn bình thường a. Định nghĩa Câu đơn là loại câu có hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua mối quan hệ ngữ pháp C-V. và tạo nên một chỉnh thể thống nhất.( Ta quen gọi là nòng cốt). Câu đơn hai thành phần chiếm vị trí trung tâm của việc mô tả ngữ pháp về câu. Nó được làm cơ sở cho những kiểu câu có cấu tạo lớn hơn như câu đơn mở rộng nòng cốt, câu ghép. b. Đặc điểm của câu đơn bình thường. - Về ý nghĩa. Câu đơn đã biểu đạt một ý nghĩa tương đối trọn vẹn. Người nghe, người đọc hiểu được chủ ngữ của câu là gì, là ai và biết được nội dung suy nghĩ, thông báo của chủ ngữ đó như thế nào. - Về ngữ pháp. Câu đơn thường có tính chất độc lập về ngữ pháp, có đủ nòng cốt về C-V, có ngữ điệu kết thúc. c. Biểu hiện của câu đơn bình thường. Thông thường, câu đơn bình thường có chủ ngữ là danh từ( hay cụm danh), vị ngữ là động từ, tính từ ( hay cụm động, cụm tính). VD: ( vị ngữ do động từ và tính từ đảm nhận) - Bầu trời côn Đảo trong buổi bình mình rất đẹp ( Tiếng Viết 2) 13 Có khi vị ngữ do các từ loại khác. - Nhà này/ bằng gỗ - Chiếc bàn này/ là của anh Nam. Câu đơn mở rộng là một kết cấu C-V: - Nó/ biết anh Nam về hôm qua. - Chiếc áo anh Nam mới mua hôm qua/ rất đẹp. 1.4.1.1.2.Câu đơn đặc biệt a. Khái niệm câu đơn đặc biệt Câu đơn đặc biệt được làm thành từ một từ hoặc một cụm từ ( cụm danh, cụm động, cụm tính). Câu đơn đặc biệt được phân thành hai nhóm chính:Câu đơn đặc biệt do danh từ ( cụm danh từ) đảm nhận và câu đơn đặc biệt do vị từ đảm nhận. b. Biểu hiện của câu đơn đặc biệt + Do danh từ (hoặc cụm danhtừ) đảm nhận. Nêu lên sự tồn tại, xuất hiện một sự vật hay hiện tượng ( hay còn gọi là phát ngôn thồn báo, cảnh báo). VD: Máy bay! Cướp! + Do vị từ đảm nhận. Chỉ sự tồn tại, sự xuất hiện và sự tiêu biểu của một sự việc hiện tượng. VD: - Thật kinh khủng! - Sao mà lâu thế! 1.4.1.2. Câu ghép a. Định nghĩa - Trong quá trình tư duy và giao tiếp hằng ngày, chúng ta thường đề cập đến nhiều phán đoán phức tạp. Cho nên, bên cạnh câu đơn, ta còn dùng nhiều cấu trúc phức tạp. Câu ghép chính là biểu hiện cho cấu trúc phức tạp đó. - Câu ghép gồm hai hoặc hơn hai kết cấu C-V ( hoặc hai trung tâm vị ngữ tính) trở lên, trong đó C-V này không bao hàm C-V kia. Giữa chúng luôn có mối quan hệ gắn bó thành một thể thống nhất về ý nghĩa. b. Đặc điểm - Vật liệu xây dựng nên câu ghép là các đơn vị có hai kết cấu C-V hoặc hai trung tâm vị ngữ tính trở lên. VD: Trống / đánh xuôi, kèn/ thổi ngược. C V C V - Kết cấu C-V (hoặc trung tâm vị ngữ tính) không tồn tại riêng lẻ, rời rạc mà kết gắn chặ chẽ thành một thể thống nhất về ý nghĩa, không thể tùy ý lược bỏ một trong các vế. VD: Chim kêu, vượn hót, thác đổ ầm ầm.=> Gợi lên cảnh thiên nhiên sinh động. Không thể lược bỏ một nòng cốt C-V. - Về hình thức: giữa các nòng cốt C-V có quan hệ từ hoặc ngữ điệu liên kết. VD: Hễ con chó đi chậm. Con khỉ cấu hai tai chó giật giật.=> Có quan hệ từ hễ liên kết tạo ý nghĩa phụ điều kiện. (Tiếng Việt 2) c. Phân loại -Truyền thống ngữ pháp xưa nay vẫn chia thành câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ. * Câu ghép đẳng lập + Định nghĩa: Là loại câu ghép bao gồm nhiều cú(hay mệnh đề, đoạn câu) ghép với nhau bình đẳng thông qua các quan hệ từ: và, hay, song, hoặc, nhưng, mà rồi… + Ý nghĩa do câu ghép đẳng lập biểu thị - Chỉ ý nghĩa liệt kê: và… VD: Gió vẫn thổi và mưa vẫn rơi. - Chỉ ý nghĩa nối tiếp theo thời gian: và, rồi… 15 VD: Xe dừng lại, rồi một chiếc khác đến dừng bên cạnh. - Chỉ ý nghĩa lựa chọn: hay,… VD: Mình đọc hay tôi đọc - Chỉ ý nghĩa đối lập: Song, nhưng, mà,… VD: Em hát hay mà chị hát dở. * Câu ghép chính phụ + Định nghĩa: Câu ghép chính phụ là câu ghép gồm hai cú, trong đó có một cú chính và một cú phụ để bổ sung những ý nghĩa phụ cho cú chính. Ví dụ: Vì trời mưa nên anh ấy nghỉ học. Cú phụ Cú chính + Phân loại câu ghép chính phụ Căn cứ vào ý nghĩa và sự xuất hiện của quan hệ từ, ta có thể chia ra những kiểu câu ghép chính phụ sau: - Câu ghép chỉ ý nghĩa nguyên nhân- kết quả: Loại này thường có các cặp quan hệ từ vì… nên; do…nên; bởi…nên; tại…nên; nhờ…nên hoặc sở dĩ…là vì liên kết. VD: Vì tên Dậu là thân nhân của hắn cho nên chúng con bắt hắn nộp thay. ( Ngô Tất Tố) - Câu chỉ điều kiện- kết quả: Loại này thường có các quan hệ từ: nếu, giá, giá mà…thì. VD: Nếu trời mưa thì chúng tôi sẽ nghỉ học. * Chú ý: - Nếu…thì chỉ ý nghĩa so sánh – đối chiếu. - Câu giả thiết thường gắn với sự mong ước, ước muốn.. Giá mà trời đừng mưa, chúng tôi đã đi chơi. -> Hiện thực: Trời mưa và chúng tôi đã không đi chơi. - Câu ghép chỉ ý nghĩa nhượng bộ- tăng tiến: Loại này thường có các cặp quan hệ từ: tuy…nhưng; dù…nhưng. VD: Tuy tôi đã khuyên anh ta nhiều lần nhưng anh không nghe. - Câu ghép chỉ mục đích- kết quả : Loại này thường có cặp quan hệ từ: để, để cho…thì. VD: Để kiến thức không bị mai một, chúng ta cần phải học tập không ngừng. 1.1.4.3 Câu phức thành phần a, Định nghĩa Câu phức là câu có hai cụm chủ vị trở nên nhưng trong đó một cụm chủ vị nằm ngoài cùng bao gồm cụm chủ vị còn lại và các cụm chủ vị còn lại chỉ đóng vai trò là một thành phần hay thành tố cấu tạo trong cụm chủ vị bao bên ngoài đó. b, Các kiểu câu phức - Câu phức có cụm chủ vị làm chủ ngữ. VD: Chuột/ chạy/ làm vỡ đèn. C V C V - Câu phức có cụm chủ vị làm vị ngữ VD: Ông em /tóc/ đã bạc. C C V V - Câu phức có cụm chủ vị làm định ngữ VD: Con mèo Giáp mua chạy mất rồi. - Câu phức có cụm chủ vị làm bổ ngữ. VD: Long biết An là học sinh giỏi. - Câu phức có cụm chủ vị làm đề ngữ VD: Cuộc sống trong chiến tranh/ khó khăn như thế nào, thanh niên thời bình/ ít hình CN VN CN 17 VN Đề ngữ dung được. - Câu phức có cụm chủ vị làm trạng ngữ VD: Mắt mèo kính trắng, người đàn ông nhìn về phía cổngtrường. - Câu phức là câu bị động: đó là những câu có chứa từ “ bị” hoặc “được” và sau chúng là một kết cấu chủ vị (có thể tỉnh lược chủ ngữ) trong đó có động từ chỉ hành động tác động (động từ ngoại động). VD: Thuyền/ được (họ) đẩy ra xa. Xe bị (trẻ con) ném đá. 1.4.2 Phân loại câu theo mục đích nói. Khi phân loại câu thành câu đơn, câu ghép và trong câu đơn lại chia ra câu hai thành phần, câu đặc biệt là dựa vào cấu trúc. Ngoài ra ta còn phân loại theo mục đích nói, tức là dựa vào mụcđích chủ quan, ý đồ của người nói thể hiện trong mỗi câu nói. Phân loại theo hướng này, ta có: - Câu trần thuật - Câu nghi vấn - Câu mệnh lệnh – cầu khiến - Câu cảm thán a, Câu trần thuật Câu trần thuật dùng để xác nhận về sự tồn tại của sự vật hay các đặc trưng, hoạt động, trạng thái của sự vật. Đây là loại câu được dùng rộng rãi nhất. Về hình thức biểu hiện, loại này thường có ngữ điệu kết thúc câu đi xuống, trên chữ viết có dấu chấm(.). VD: Hôm qua, bạn Hoa đã bị mẹ mắng. b, Câu hỏi Câu hỏi dùng để thể hiện sự nghi vấn của người nói về một vấn đề gì đó và mong muốn nghe người đáp lời. Cuối câu nghi vấn thường có dấu chấm hỏi(?) VD: - Bà con lối xóm đã ai biết chưa? Chưa. c, Câu mệnh lệnh – cầu khiến Loại này được dùng dể bày tỏ thái độ cầu khiến (mong muốn người nghe thực hiện ) hay mệnh lệnh (bắt buộc người nghe phải thực hiện ). Câu mệnh lệnh: thường sử dụng những động từ như : cút, xéo, đi, bước, ra, vào…kèm ngữ điệu mạnh nhằm thể hiện thái độ dứt khoát của người nói bắt người nghe thực hiện. Biểu thị một mệnh lệnh bắt buộc thực hiện. VD : - Giơ tay lên ! - Đứng ngay lên ! Câu cầu khiến: Kiểu câu này thể hiện nguyện vọng của người nói hướng đến người nghe, mong người nghe thực hiện hành vi đề nghị. VD : - Em thề đi chứ ! - Về thôi ! d, Câu cảm thán Câu cảm thán dùng để biểu thị mức độ tình cảm, thái độ đánh giá của người nói. Loại này thường sử dụng các tình thái từ : ối, quá, thay, sao, ôi, chao ôi, ô hô, a ha, ái chà, ồ, ơi… hoặc các tổ hợp từ tình thái : ối chao ơi ! ối trời ơi là đất ơi !.... Các đại từ thể hiện mức độ cảm xúc : biết bao nhiêu, biết bao… các phó từ : quá, ghê, vô cùng… VD: - Chao ôi ! Sao mà cái đời nó tù túng, nó khốn nạn đến như vậy. (Nam Cao) 5. Kiến thức về câu trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học Tiểu học là cấp học đầu tiên đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Do đó môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức sơ giản về từ và câu, rèn kỹ năng dùng từ, đặt câu sủ dụng trong đời sống hằng ngày. Đồng thời mở rộng và làm phong phú vốn từ cho học sinh. Tuy nhiên thực tế trong chương trình Tiếng Việt ở trường Tiểu học câu không được tách riêng để giảng dạy mà được lồng ghép vào phân môn Luyện từ và câu. Phân môn Luyện từ và câu có vị trí quan trọng trong 19 chương trình Tiểu học. Nhiệm vụ của việc dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học là giúp học sinh : mở rộng vốn từ và cung cấp cho học sinh một số kiến thức sơ giản về câu, các đặt câu…. Nội dung chương trình Luyện từ và câu lớp 4 gồm 94 tiết. Trong đó : Học kỳ 1 : Gồm 62 tiết, gắn liền với 5 chủ điểm Học kỳ 2 : Gồm 32 tiết, gắn với 5 chủ điểm. Phân môn Luyện từ và câu chiếm hơn 50% số tiết trong môn Tiếng Việt, các em tích lũy được cho mình những kiến thức cần thiết tạo điều kiện cho các em học tốt các phân môn khác trong Tiếng Việt như : Chính tả, Tập làm văn… Tiểu kết : Như vậy, chúng tôi đã phần nào làm rõ khái niệm câu, các dạng câu, các kiểu câu và nội dung chương trình phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học. Từ đó chúng tôi có cơ sở để thống nhất được các dạng bài tập về câu ở chương sau. CHƯƠNG II : CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ CÂU 2.1 Các dạng bài tập về câu điển hình Trong chương trình Tiếng việt lớp 4 các dạng bài tập về câu được lồng ghép trong phân môn luyện từ và câu. Ở đề tài này, chúng tôi tập trung làm rõ các dạng bài tập điển hình sau : 2.1.1 Dạng đặt câu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan