Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiếng việt 01; dạy các bài tập đọc lớp 4 theo hướng tích cực hóa các hoạt động ...

Tài liệu Tiếng việt 01; dạy các bài tập đọc lớp 4 theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh

.DOC
28
249
117

Mô tả:

UBND HUYỆN MỸ ĐỨC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỸ ĐỨC ------------------------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: DẠY CÁC BÀI TẬP ĐỌC LỚP 4 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HOÁ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Môn : Tiếng Việt NĂM HỌC: 2014– 2015 1 B. Néi dung cña ®Ò tµi PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Môn Tiếng Việt ở tiểu học là một môn học bao gồm nhiều phân môn, trong đó có phân môn Tập đọc.Tập đọc là một trong những phân môn có nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh, đây là cơ sở của mỗi học sinh khi đến trường. Dạy học sinh học phân môn Tập đọc là hoạt động hướng cho người học các tiếp nhận thông tin, thông báo thông tin và mở rộng khả năng giao tiếp của bản thân người không biết đọc chỉ có khả năng tiếp nhận thông tin chủ yếu bằng nghe, thông báo thông tin chủ yếu bằng nói. Đối với phân môn Tập đọc, kĩ năng đọc là một trong bốn kĩ năng chính cần đạt được của học sinh tiểu học. Với môn Tiếng Việt, kĩ năng này vừa thể hiện vốn hiểu biết ngôn ngữ, vừa thể hiện trình độ ngôn ngữ của học sinh. Cho nên, từ trước đến nay kĩ năng đọc được xem là một tiêu chuẩn đánh giá chất lượng học tập của học sinh tiểu học. Tập đọc là phân môn thực hành, là phân môn công cụ để học tập. Nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành kỹ năng cho học sinh: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm. Dạy các bài tập đọc theo hướng tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh nhằm đạt đến yêu cầu giúp học sinh phát huy hết khả năng tự học, tự tìm hiểu của mình, rèn luyện kỹ năng tư duy, diễn đạt phù hợp với trình độ phát triển của học sinh và đặc điểm của từng địa phương. Với mục tiêu giáo dục tiểu học hiện nay là: "Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất năng lực thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học tiếp các bậc học trên hoặc để đi vào cuộc sống lao động". Vì vậy cùng với việc thay đổi nội dung, chương trình sách giáo khoa thì việc thay đổi phương pháp, hình thức dạy học cũng cần phải được quan tâm để phù hợp với nội dung chương trình và trình độ nhận thức của học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học hiện nay là phát hiện, lựa chọn và sử dụng phương pháp cụ thể phù hợp với quan điểm dạy học "lấy học sinh làm 2 nhân vật trung tâm" và phù hợp với nội dung giáo dục . Như vậy phương pháp, hình thức dạy học là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình dạy học nhằm phát phát huy tính tích cực của học sinh. Trong những năm vừa qua tôi đã luôn trăn trở nghiên cứu và mạnh dạn cải tiến các phương pháp dạy học. Đặc biệt trong năm học 2014 -2015 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4A tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Dạy các bài tập đọc lớp 4 theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh ”. Với việc áp dụng đề tài này, bước đầu tôi đã thu được kết quả tương đối khả quan.Tuy nhiên đây cũng chỉ là một biện pháp nhỏ nhằm nâng cao chất lượng học các bài tập đọc cho học sinh lớp 4. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp để kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn. 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI: 2.1 Nghiên cứu đầy đủ nội dung và phương pháp học“Dạy các bài tập đọc lớp 4 theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tâp của học sinh”. 2.2 Góp phần tìm ra biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn tập đọc, đặc biệt là vấn đề “Dạy các bài tập đọc lớp 4 theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh”. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Chỉ ra những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hướng dẫn học sinh lớp 4 học các bài tập đọc tập thông qua việc thực nghiệm của bản thân nhằm giúp cho việc dạy và học môn Tập đọc có hiệu quả cao hơn. Mặt khác cũng tìm ra những nguyên nhân, giải pháp, ý kiến nhằm khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng dạy và học phân môn tập đọc. Thực nghiệm dạy kiểu bài tập đọc theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh bằng phiếu bài tập. Tổng kết đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm và nêu ý kiến đề xuất của bản thân. 4 .ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 3 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đó là phương pháp dạy học phân môn tập đọc theo hướng lấy học sinh làm trung tâm. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian có hạn nên đề tài này tôi chỉ nghiên cứu vấn đề “Dạy các bài tập đọc lớp 4 theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh” tại lớp 4A. 5. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc sách báo, tạp chí, tài liệu có liên quan; tham khảo các phương pháp giảng dạy phân môn tập đọc. 5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, quan sát, phỏng vấn, trao đổi, thực nghiệm, tổng kết kinh nghiệm. 6. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Để tiến hành nghiên cứu và hoàn thiện đề tài, tôi đã tiến hành thực hiện trong thời gian như sau: -Từ 10/ 9 đến 30/ 9/2014, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến dạy môn tập đọc ở Tiểu học nói chung và phân môn tập đọc ở lớp 4A nói riêng. -Từ 1/10 đến 29 / 12/214, áp dụng các biện pháp vào việc nghiên cứu đề tài và viết bản thảo. -Từ 01/01/2015 đến 15/ 5 /2015, hoàn thành đề tài. 4 PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Thuận lợi a. Giáo viên: Nhà trường luôn tạo điều kiện cho công tác thay sách đạt kết quả tốt, đội ngũ giáo viên có 3đ/c thì cả 3 đ/c được học chương trình mới, phương pháp dạy học mới. Có tay nghề, đầy đủ SGK, sách hướng dẫn và được học về sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Đội ngũ giáo viên yêu nghề, có n¨ng lực sư phạm. Phân môn Tập đọc của lớp 4 nhìn chung ngắn gọn, cụ thể đã được bớt nhiều so với chương trình cũ của lớp 4 chưa cải cách. b. Học sinh: - Học sinh đã quen với cách học mới từ lớp 1,2,3 nên các em đã biết các lĩnh hội và luyện tập thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng môn học nói riêng và môn tiếng việt nói chung. - Các em học sinh đều được học 2 buổi/ngày. Buổi sáng học lý thuyết và buổi chiều được luyện tập củng cố để khắc sâu kiến thức. Từ ®ã giúp các em có khả năng sử dụng thành thạo các bài tập thực hành và áp dụng linh hoạt vào các phân môn khác. 2. Khó khăn a. Giáo viên: Do đặc điểm của nhà trường là 100% lớp học 2 buổi 1 ngày nên việc thăm lớp dự giờ học hỏi chuyên môn của mình, của bạn còn hạn chế. Trình độ giáo viên chưa đồng đều. Nên việc phân chia thời lượng lên lớp ở mỗi môn dạy đôi khi còn dàn trải, hoạt động của thầy - của trò có lúc thiếu nhịp nhàng. b. Học sinh: 5 Bên cạnh đó là học sinh với lối tư duy cụ thể, một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình còn có quan điểm '' trăm sự nhờ nhà trường, nhờ thầy cô'' cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập bộ môn. 3. Cơ sở lí luận Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với bốn kỹ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết. Đọc là dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm) để người đọc, người nghe hiểu được những điều mà tác giả thể hiện qua chữ viết. Đọc không chỉ là sự đánh vần lên tiếng theo đúng các ký hiệu chữ viết mà đọc còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì mà văn bản thể hiện. Trên thực tế, nhiều khi người người ta không hiểu khái niệm "Đọc" một cách đầy đủ. Nhiều chỗ người ta chỉ nói đến đọc như nói đến việc sử dụng bộ mã chữ âm, còn việc chuyển từ âm sang nghĩa không được chú ý đúng mức. Do đó, việc dạy tập đọc còn mang tính chủ quan, cảm tính, điều này gây nên những khó khăn nhất định trong việc xác lập nội dung và phương pháp dạy học. Dạy các bài tập đọc lớp 4 theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh là hình thức dạy học thống nhất với mục tiêu của môn học Tiếng Việt. Việc đổi mới phương pháp dạy học là việc lấy người học làm trung tâm. Người học không chỉ nghe thầy giảng và truyền đạt kiến thức mà người học được tích cực hoá các hoạt động học tập bằng chính hoạt động của mình, tự giải quyết tình huống, tự khám phá cái chưa biết và từ đó tự mình tìm ra kiến thức. 4 .Cơ sở của việc xác định nội dung dạy học Đó là các tri thức khoa học về tự nhiên, xã hội, con người; các kĩ năng cần đạt được để có tác động vào đối tượng trong tự nhiên và xã hội nhằm tạo cho người học năng lực cải tạo thế giới để mang lại lợi ích cho bản thân và cho cộng 6 đồng. Như vậy cơ sở của nội dung dạy tập đọc là dạy cho các em biết cách tiếp cận với các kiểu văn bản thường gặp trong đời sống để lĩnh hội được nội dung văn bản đồng thời củng cố hệ thống các tri thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa… cho học sinh. 5. Cơ sở để xác định phương pháp dạy các bài tập đọc lớp 4 theo hướng tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh Dựa trên “quan điểm dạy học theo hướng tích cực hoác các hoạt động học tập của học sinh”, quan điểm này có nhiều điểm nổi bật so với quan điểm dạy học truyền thống trước đây đó là: -Phát triển tư duy độc lập sáng tạo, khả năng suy ngẫm, óc phê phán và tính độc đáo của học sinh. -Học sinh có khả năng vận dụng những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân vào quá trình học tập một cách tích cực. -Tôn trọng, thừa nhận những ý kiến, cá tính của học sinh trong quá trình học tập. -Phát triển những kĩ năng, kĩ xảo của hoạt động học tập và nhận thức cho học sinh. Việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu thông qua phiếu bài tập trong tiết dạy tập đọc là một trong những hình thức dạy học theo hướng tích cực để người học tự thao tác chiếm lĩnh nội dung văn bản một cách tích cực, đồng thời phát huy được tính độc lập sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Ở trên là một số vấn đề cơ bản về mặt lí luận, tuy nhiên để thực hiện được một cách thành công giờ tập đọc cho học sinh tiểu học nói chung và cho học sinh lớp 4 nói riêng chúng ta cần nhìn lại thực trạng của việc dạy học phân môn tập đọc ở tiểu học hiện nay như thế nào? CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.Thực trạng của vấn đề dạy học phân môn Tập đọc ở tiểu học hiện nay 7 Để đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng tìm tòi, học hỏi trao đổi kinh nghiệm để cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình giảng dạy. Qua việc dự giờ thao giảng ở trường tiểu học tôi nhận thấy nhiều giáo viên rất tích cực và có nhiều cố gắng trong việc thực hiện các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học .Tuy nhiên, trên thực tế nhiều giáo viên còn lúng túng khi áp dụng các phương pháp đó vào quá trình dạy học và hầu như dựa phần lớn vào hướng dẫn của sách giáo viên và thực hiện nó một cách trung thành, máy móc mà thiếu sự quan tâm đến sự tiếp thu bài của học sinh nên hiệu quả đạt được trong các tiết dạy còn thấp. 2.Nguyên nhân của thực trạng Từ thực trạng của việc dạy học phân môn tập đọc như trên, tôi nhận thấy nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó là: -Do một số giáo viên chưa nghiên cứu bài dạy chu đáo trước khi đến lớp. - Một số giáo viên xem nhẹ khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học cho các tiết dạy. -Giáo viên ngại thay đổi các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nên họ thường sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học cũ đã thành đường mòn mà lâu nay thường hay sử dụng để áp dụng vào trong các tiết dạy. -Giáo viên chưa chú ý đến việc coi học sinh là nhân vật trung tâm của quá trình dạy học. - Phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến học tập của con em mình, một số học sinh không thực sự tích cực tự giác trong học tập. Trong năm học này, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 4A. Ngay từ đầu năm, tôi đã tiến hành điều tra khảo sát chất luợng môn tập đọc của học sinh trong lớp mình phụ trách Sau khi KT khảo sát chất lượng học sinh TB và yếu còn nhiều và số học sinh giỏi chưa cao. Tôi đã thảo luận trong tổ nhóm vào những buổi sinh hoạt chuyên môn để tìm ra cách giảng dạy phù hợp với nhận thức của học sinh nhằm giúp học sinh nắm bắt bài tốt hơn, nâng cao chất lượng hiệu quả bộ môn.. Kết quả đạt được như sau: 8 Tổng số 35 học sinh. Loại giỏi SL TL 4 11,4% Loại khá SL TL 11 31,4% Loại TB SL TL 19 54,3% Loại yếu SL TL 1 2,9% Trước thực tế dạy học đó, để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực nhằm đem lại hiệu quả cao trong tiết dạy tập đọc tôi đã tiến hành thực hiện các giải pháp sau: CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN DẠY CÁC BÀI TẬP ĐỌC LỚP 4 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HOÁ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Dạy tập đọc cho học sinh lớp 4 theo hướng tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh nhằm mục đích nâng cao chất lượng học tập cho học sinh bậc tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng xuất phát từ thực tiễn của quá trình dạy học nhằm hạn chế mặt tiêu cực và phát huy mặt tích cực của các cách dạy học trước đây và hiện nay. Để thực hiện được điều này, giáo viên cần thực hiện những giải pháp sau: Biện pháp 1 :Nắm vững mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học. Dạy phân môn Tập đọc giáo viên phải nắm được mục tiêu chung của môn Tiếng Việt ở Tiểu học đó là: -Hình thành các kĩ năng giao tiếp cơ bản (nghe, nói, đọc, viết) và những hiểu biết về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp… -Năng lực tư duy (độc lập, sáng tạo, phê phán) -Năng lực dùng tiếng mẹ đẻ để học tập các môn học khác trong chương trình một cách có hiệu quả. 9 -Hiểu biết những giá trị chuẩn mực, phong tục tập quán có liên quan đến việc sử dụng tiếng Việt và khả năng vận dụng những hiểu biết vào học tập và đời sống. Những yếu tố trên là những căn cứ để xác định cho mục tiêu của việc dạy các bài tập đọc lớp 4 theo hướng tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh. Vì vậy mục tiêu của việc tích cực hóa các hoạt động của học sinh trong dạy tập đọc cho học sinh lớp 4 nhằm: -Dạy học sinh các cách hoạt động để lĩnh hội một số văn bản phổ biến thường gặp trong cuộc sống hàng ngày để làm giàu thêm kiến thức cho bản thân. -Thông qua việc lĩnh hội văn bản, tập cho học sinh từng bước hình thành các thao tác tư duy, từ đó cùng với các môn học khác góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh. -Cung cấp cho học sinh một công cụ, công cụ đọc hiểu và cách sử dụng công cụ này để các em học tập có hiệu quả ở những môn học khác. Biện pháp 2: Chuẩn bị tốt bài dạy -Trước khi tiến hành giảng dạy, giáo viên phải có sự chuẩn bị bài chu đáo. Đây là một trong những bước quan trọng để tiết học tiến hành theo hướng tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh được thành công. -Công việc chuẩn bị của giáo viên bao gồm: + Nhắc học sinh đọc trước bài ở nhà. Đây là bước đệm (bước chuẩn bị) của học sinh giúp cho việc đọc bài ở trên lớp được lưu loát hơn nhằm tiết kiệm được thời gian của tiết học trên lớp. + Chuẩn bị đồ dùng học tập (Phiếu bài tập). Đây là công việc không thể thiếu đối với tiết dạy tập đọc được tiến hành theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh. Phiếu học tập được coi là tài liệu, là đồ dùng học tập và là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ tiếp thu bài của học sinh. + Dự kiến các từ ngữ mà học sinh cho là khó hiểu. Mỗi tiết dạy giáo viên phải dự kiến được nhiều tình huống về từ ngữ để giảng nghĩa cho học sinh bởi thực tế trong quá trình dạy học, nhiều học sinh đã hỏi những từ ngữ tưởng chừng rất 10 quen thuộc, gần gũi. Có dự kiến được những tình huống này khi lên lớp giáo viên mới cảm thấy tự tin để thực hiện thành công tiết dạy. + Chuẩn bị hệ thống câu hỏi cho học sinh. Hệ thống câu hỏi cần phải ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp, lấy các câu hỏi trong sách giáo khoa, sách giáo viên làm chuẩn nhưng không nhất thiết phải giống hoàn toàn. Giáo viên cũng có thể chia nhỏ các câu hỏi để học sinh trả lời được dễ dàng hơn. + Dự kiến các hình thức tổ chức dạy học sẽ tiến hành trong tiết dạy. Đây là cách thức tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh. Tuỳ thuộc vào từng bài mà giáo viên tiến hành hướng dẫn cho học sinh học theo các hình thức học khác nhau (học theo lớp, nhóm, cặp đôi hoặc cá nhân). Sự phối hợp các hình thức tổ chức dạy học khác nhau tạo nên sự mềm dẻo, linh hoạt và sinh động trong quá trình dạy học và quan trọng hơn nó tạo điều kiện cho giáo viên có thể cá thể hoá việc dạy học, tạo cơ hội cho mọi học sinh đều được tham gia vào hoạt động học tập, tạo cho học sinh cách làm việc tập thể theo nhóm, cách phối hợp với bạn bè trong công việc, cách chủ động tự tin trình bày ý kiến các nhân. Đối với dạy môn Tiếng Việt, phối hợp các hình thức tổ chức lớp học nói trên tạo nên môi trường thuận lợi cho việc giao tiếp cho việc rèn luyện 4 kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Biện pháp 3: Thường xuyên theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học không chỉ đối với phân môn tập đọc của môn tiếng Việt mà nó còn quan trọng đối với tất cả các môn học khác. Dựa vào kết quả đánh giá sau mỗi bài học, mỗi phần, mỗi chủ điểm mà giáo viên mới có thể điều chỉnh các hình thức dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Với việc dạy các bài tập đọc theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh, giáo viên có điều kiện để theo dõi nhận xét khả năng tiếp thu và kết quả học tập của học sinh một cách chính xác và thường xuyên dựa vào phiếu bài tập mà các em được làm trong mỗi bài học. 11 Việc đánh giá kết quả học tập của các em sau mỗi bài học cũng là một trong những biện pháp giúp cho học sinh cảm thấy hào hứng , tính cực khi tham gia vào tiết học. Ở mỗi tiết học, giáo viên cần biết hướng dẫn học sinh tham gia nhận xét kết quả của bạn, tự đánh giá kết quả của bản thân trong quá trình luyện tập. Giáo viên chỉ tóm tắt nhận xét chung (cần khen nhiều, biểu dương những em làm tốt).Tuy nhiên, trong khi hướng dẫn học sinh học bài nếu có em đang còn gặp lúng túng thì giáo viên có thể nhắc nhở một cách nhẹ nhàng, động viên để các em tiếp tục tiết học. Tránh trường hợp vì các em đọc sai, trả lời sai mà giáo viên ngắt câu trả lời hay mạch văn của các em một cách thô bạo. Biện pháp 4: Thường xuyên trao đổi chuyên môn, dự giờ của đồng nghiệp. Việc trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, tham gia dự giờ là việc làm không thể thiếu đối với mỗi giáo viên. Trong những năm gần đây, ngoài việc dự giờ của các giáo viên trong trường, mỗi giáo viên còn được tham gia dự giờ của các đồng nghiệp trong cụm. Đây là điều kiện để học hỏi những ý kiến, những kinh nghiệm hay của các giáo viên trong trường, trong cụm và đây cũng là giải pháp để giáo viên tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân, đặc biệt là cách thức tổ chức phối hợp các hình thức dạy học trong một tiết sao cho phù hợp với từng phân môn, từng bài dạy. Ở trên là các giải pháp để thực hiện tốt giờ dạy tập đọc lớp 4 theo hướng tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh. Sau đây là các bước tiến hành thực hiện bài dạy . *Kiểm tra bài cũ. *Giới thiệu bài mới. * Đọc và giải nghĩa từ. - Gọi học sinh khá đọc, cả lớp đọc thầm văn bản nhằm giúp học sinh chọn từ trung tâm của văn bản tức là học sinh tự tìm được những từ khó đọc và từ khó hiểu (từ cần giải nghĩa) của văn bản. Với cách thức làm việc trên lớp này, giúp toàn bộ học sinh phải tham gia học tập. * Luyện đọc kết hợp với tìm hiểu nội dung của bài. 12 Tất cả các bài tập đọc trong chương trình Tiếng Việt của bậc tiểu học đều là những văn bản được chọn lọc phù hợp với độ tuổi của các em, các bài tập đọc thuộc thể loại miêu tả, kể chuyện hay tường thuật, mỗi bài có một nội dung nói về một chủ đề cụ thể. Trong quá trình dạy tập đọc yêu cầu học sinh phải nắm được nội dung của từng bài, để học sinh hiểu được nội dung đó thì việc phân đoạn hay nói cách khác là tìm dàn ý của bài là rất quan trọng. mỗi đoạn của bài thường là một gợi ý nhỏ (tiểu chủ đề) của văn bản. Nó góp phần làm sáng tỏ chủ đề bao trùm toàn bộ văn bản.Vì vậy xác định bố cục văn bản trong môn tập đọc giúp cho học sinh đọc tốt hơn và hiểu văn bản hơn. Việc luyện đọc kết hợp với tìm hiểu bài là một biện pháp giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian của tiết học. * Luyện đọc lại Đây là bước giúp học sinh luyện đọc lại bài ( chủ yếu là luyện đọc diễn cảm) để khắc sâu kiến thức, sự cảm nhận về nội dung bài học cho học sinh .  Sau đây tôi xin trình bày bài soạn minh họa cho hình thức dạy bài tập đọc theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh. TẬP ĐỌC THƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Tuần 9 sách Tiếng Việt 4 - tập I trang 85). I.MỤC TIÊU - Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại. - Hiểu một số từ ngữ ở trong bài. - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Cương thương mẹ vất vả, thuyết phục mẹ xin đi làm nghề thợ rèn để giúp đỡ mẹ. ỊI.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ đốt cây bông -Phiếu bài tập. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 13 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (4 – 5 phút) -Gọi 2 học sinh lên bảng đọc 2 đoạn của bài “Đôi giày ba ta màu xanh” kết hợp trả lời câu hỏi sách giáo khoa. -GV nhận xét cho điểm. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 -2 phút) Các em đã được học bài đôi giày ba ta màu xanh và đã biết được ước mơ nhỏ bé của Lái, cậu bé nghèo sống lang thang. Bài học hôm nay, các em sẽ được biết ước muốn trở thành thợ rèn để giúp đỡ gia đình của bạn Cương. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài (GV phát phiếu bài tập cho học sinh) Thời gian GV HS a)Đọc và giải nghĩa từ 10phú - GV yêu cầu 1-2 học sinh khá giỏi -HS đọc bài, các học sinh t đọc bài văn, các học sinh khác theo dõi còn lại đọc thầm theo bạn và và đọc thầm kết hợp ghi những từ mới, kết hợp ghi từ mới, từ khó từ khó hiểu vào phiếu bài tập. hiểu vào phiếu. -Yêu cầu HS nêu các từ khó hiểu.GV ghi bảng các từ và giải nghĩa từ. -GV cho học sinh qua sát tranh đốt pháo hoa để giảng từ đốt cây bông. -HS theo dõi kết hợp đặt câu với các từ khó.( giải nghĩa từ ) ? Bài văn chia làm mấy đoạn? -HS quan sát tranh và giải nghĩa từ. -Bài văn chia làm 2 đoạn: -GV yêu cầu học sinh đọc lại bài kết hợp làm câu 2; 3 phiếu học tập. + Đoạn 1, giọng của Cương cần đọc như thế nào? Giọng của mẹ Cương cần + Đoạn 1 : Từ đầu đến để kiếm sống. + Đoạn 2 : Phần còn lại. - HS đọc bài kết hợp làm 14 đọc như thế nào? + Đoạn 2, giọng của Cương cần đọc như thế nào? Giọng của mẹ Cương cần đọc như thế nào? -Gọi học sinh luyện đọc. GV theo dõi nhận xét, hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp theo đoạn. b)Luyện đọc và tìm hiểu bài 10-11 -Gọi một học sinh đọc đoạn 1. Các học phút sinh khác đọc thầm kết hợp làm phiếu học tập . phiếu bài tập. +Giọng Cương đọc lễ phép, khoan thai. +Giọng mẹ Cương : ngạc nhiên. +Giọng Cương :khẩn khoản, thiết tha. +Giọng mẹ Cương : dịu dàng. +HS đọc bài theo hướng dẫn của giáo viên. ? Cương xin mẹ học nghề thợ rèn để làm gì? +Em hãy viết một câu văn khái quát ý của đoạn. +Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm Để xem mẹ Cương có đồng ý cho sống đỡ đần cho mẹ. Cương đi làm nghề thợ rèn không và +Cương thương mẹ, muốn Cương đã thuyết phục mẹ như thế nào học nghề rèn để đỡ đần cho chúng ta cùng tìm hiểu sang đoạn 2 của mẹ. bài văn. -Gọi 1 HS đọc đoạn 2, các học sinh khác đọc thầm và làm vào phiếu học tập (câu 5). + Mẹ Cương đã nêu lí do phản đối như thế nào? -Học sinh đọc bài và làm phiếu học tập. 15 + Cương đã thuyết phục mẹ bằng cách nào? +Mẹ cho là Cương có người xui, nhà Cương là dòng dõi quan sang, không biết bố Cương có chịu nghe không? +Cương nắm lấy tay mẹ, nói những lời thiết tha: nghề nào +Em hãy viết một câu khái quát ý đoạn 2. cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. + Nội dung của bài là gì?(câu 6) +Cương thuyết phục mẹ để mẹ hiểu về nghề mà mình đã chọn. +Cương thương mẹ vất vả , thuyết phục mẹ xin đi là nghề thợ rèn để giúp đỡ mẹ. 8 -9 c)Luyện đọc diễm cảm Phút -Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm toàn bài hoặc một đoạn trong bài. -HS đọc bài hoặc đoạn văn theo yêu cầu của GV. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò (3phút) ? Qua bài tập đọc, em có nhận xét gì về cách trò chuyện của 2 mẹ con Cương: +Cách xưng hô. +Cử chỉ trong lúc trò chuyện. ? Em học được gì ở Cương? -Nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị bài sau:Điều ước của vua Mi - đát 16 PHIẾU HỌC TẬP Họ và tên:…………………………………….Lớp:………… Bài: Thưa chuyện với mẹ 1).Viết những từ em chưa hiểu trong sách giáo khoa. ………………………………………………………………………………… … Đoạn 1: 2) a.Giọng của Cương cần đọc như thế nào? ……………………………………………………………………………… …… b.Giọng của mẹ Cương cần đọc như thế nào? ………………………………………………………………………………… … Đoạn 2: 3) a. Giọng của Cương cần đọc như thế nào? ………………………………………………………………………………… ….. b. Giọng của mẹ Cương cần đọc như thế nào? ………………………………………………………………………………… …. 4) a. Cương xin mẹ học nghề thợ rèn để làm gì? ………………………….... b. Em hãy viết một câu văn khái quát ý của đoạn. ………………………………………………………………………………… … 5) a.Mẹ Cương đã nêu lí do phản đối như thế nào? ………………………………………………………………………………… … b.Cương đã thuyết phục mẹ bằng cách nào? 17 ………………………………………………………………………………… …. ……………………………………………………………………………………. . c. Em hãy viết một câu khái quát ý đoạn 2. ………………………………………………………………………………… …… 6) Nội dung của bài là gì ? ………………………………………………………………………………… …… ………………………………………………………………………………… …… ………………………………………………………………………………… …… Biện pháp 5: Sưu tầm tranh ảnh kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dùng hình ảnh minh họa: Biện pháp thực hiện: Năm học 2013 -2014, khi dạy bài thơ Chợ Tết của tác giả Đoàn Văn Cừ, tôi chỉ cho học sinh quan sát tranh có in sẵn trong sách giáo khoa. Khai thác nội dung tranh học sinh phát hiện được: Đây là bức tranh vẽ cảnh họp chợ của người dân vùng trung du vào phiên chợ Tết. Mọi người tấp nập mua bán. Họ họp chợ trong những lán tranh có lợp mái lá, kẻ đứng người ngồi, có rất nhiều thúng mủng, quang gánh…Rất tiếc đây chỉ là bức tranh vẽ, hình ảnh lại quá nhỏ, khó quan sát. Bức tranh này chỉ mang tính chất minh họa, chưa phải là hình ảnh thực tế cuộc sống của phiên chợ thực tại, chưa phải là hình ảnh của người thật, việc thật nên dù sao cũng khó thuyết phục học sinh. Bức tranh chưa làm nổi bật được vẻ đẹp mà tác giả dã dày công vẽ lên trong bài thơ Chợ Tết. Đương nhiên, học sinh sẽ không cảm nhận được sâu sắc cảnh đẹp của thiên nhiên trên đường đến chợ và cảnh họp chợ của nơi này thế nào, những học sinh chậm hiểu thì càng 18 không tưởng tượng được những vẻ đẹp kì bí của thiên nhiên ban tặng cho vùng trung du mà tác giả nói đến trong bài thơ. Năm học 2014 -2015, tôi đã mạnh dạn áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Để chuẩn bị dạy bài tập đọc Chợ Tết, ngoài bức tranh trong sách giáo khoa, tôi đã dành thời gian tìm kiếm thông tin, tranh ảnh trên mạng internet tìm các tranh phù hợp với nội dung bài đọc. Các tranh này có màu sắc đẹp, hình ảnh rõ ràng, sống động. Đây là những hình ảnh được các nhà nhiếp ảnh gia chụp lại nên rất thực tế, rất đặc trưng, rất khác biệt với cảnh chợ vùng đồng bằng nơi các con đang sống. Tôi dạy bài này bằng giáo án điện tử và lựa chọn đưa hình ảnh phù hợp với từng nội dung trong khi khai thác bài nên dã có hiệu quả hơn so với năm trước một cách rõ rệt. Học sinh đã reo lên khi được nhìn thấy hình ảnh cực kì lạ mắt, đẹp rực rỡ của con đường, của cảnh họp chợ, rồi cảnh những người dân trên đường đến chợ…Học sinh còn cười thích thú khi thấy những hình ảnh rất ngộ nghĩnh của các em nhỏ miền cao…Bài học trôi qua nhẹ nhàng nhưng đã để lại ấn tượng khó quên. Học sinh hứng thú học tập, hiểu bài nhanh và nhớ bài kĩ, cảm thụ bài tốt hơn năm trước. Năm học này, tôi cảm thấy hài lòng khi học sinh của mình vui và học bài tập đọc Chợ Tết tốt như vậy. Qua các tiết dạy thực nghiệm tôi thấy đây là phương pháp đổi mới với cả giáo viên và học sinh. Kết quả bước đầu thu được tương đối khả quan, phương pháp này chính là lấy học sinh làm trung tâm, một phương pháp mới đang được ngành giáo dục quan tâm và ủng hộ. Trước đây đa số học sinh trong lớp chỉ khoanh tay ngồi nghe thầy giáo giảng bài và chỉ có một vài hạt nhân của lớp phát biểu để giúp giáo viên không cháy giáo án, áp dụng phiếu bài tập trong giờ tập đọc giáo viên đã chú trọng rèn luyện các kỹ năng học môn tập đọc cho học sinh, lớp học lại sinh động và đúng nội dung bài dạy. Tất cả học sinh trong lớp tham gia tìm hiểu bài, lớp trật tự ổn định, với mỗi câu bài tập trong phiếu, học sinh tự động não và tự tìm hiểu, sau đó đã đọc lên cho cả lớp nhận xét, các hoạt động này đã đan chéo vào nhau, giữa đọc thầm và đọc to, giữa rèn luyện kỹ năng đọc và hiểu nôị dung văn bản, giữa nghe và viết.. .. Tuy nhiên học sinh ít 19 nhiều còn lúng túng về phương pháp học, song các em rất hào hứng học tập, tự mình độc lập nghiên cứu bài để thực hiện bài tập của mình dưới sự tổ chức hướng dẫn tổ chức của giáo viên. Về mặt hình thức: Bước đầu đã biểu hiện được tích cực trong hoạt động học tập của các em. Trong suốt giờ học các em được trao đổi, thảo luận thoải mái xung quanh bài học, đến cuối giờ đa số các em đã hiểu bài và tham gia phát biểu ý kiến khá đông, các em rất tập trung làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên. Về mặt nội dung: Đa số học sinh hiểu bài, thực hiện khá tốt những yêu cầu đề ra của tiết học, hầu hết các em đã làm đúng bài tập. Qua bài tập đọc các em hiểu được nội dung của bài tập và còn giúp các em củng cố về cách đọc đúng, các chỗ ngắt, nghỉ, lên giọng, xuống giọng, của các bài văn, củng cố về cách đặt câu. Với việc áp dụng hình thức dạy như trên, giáo viên vẫn kết hợp được các bước lên lớp truyền thống như kiểm tra bài cũ – giới thiệu bài - dạy bài mới – củng cố, dặn dò mặt khác trong cách dạy này giáo viên đã tích hợp các hoạt động hướng dẫn đọc–hướng dẫn tìm hiểu bài – luyện đọc lại với nhau thành một hoạt động liên tục trong tiết dạy từ việc gợi ấn tượng tổng quát về bài văn đến việc phân tích các đoạn. Ở mỗi đoạn cũng không đưa ra các ý đã “quy nạp” để học sinh “diễn dịch”. Các em phải tự khái quát ý của đoạn, sau đó là ý của bài. Các em phải làm việc trên phiếu. Các em phải đọc, phải viết, phải nói điều đã viết trên phiếu cho thầy cô và các bạn nghe, đồng thời nghe thầy cô giáo và các bạn nói. Các em phải tập bộc lộ suy nghĩ, cảm thụ của mình, phải đạt đến một sự hiểu biết hơn về bài đọc, về tình cảm, thái độ của nhà văn. Từ đó các em biết thể hiện đúng nội dung bài văn qua giọng đọc có khả năng truyền cảm. Một cấu trúc như vậy làm cho giờ học không khô cứng vì đã chú ý đến mục đích dạy học, dạy tiếng lẫn dạy người, dạy văn, chú ý đến việc phát huy tính tích cực của mọi học sinh, làm cho các em phải động não hơn trong giờ học. Bên cạnh đó việc thiết kế phiếu học tập tôi đã chú mọi đối tượng trong lớp. Không chỉ mình học sinh khá, giỏi, chăm chỉ mới làm việc mà tất cả học sinh 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất