Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiến trinh văn học l1...

Tài liệu Tiến trinh văn học l1

.DOCX
8
279
71

Mô tả:

ĐỀ TÀI: ĐẶC TRƯNG VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT TRONG TÙY BÚT NGUYỄN TUÂN. MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nguyễn Tuân là nhà văn là một trong những nhà văn được chọn học trong chương trình phổ thông với tư cách là tác gia tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là một trong số không nhiều nhà văn đã tạo cho mình một phong cách nghệ thuật độc đáovà có nhiều cống hiến cho văn chương Việt Nam thế kỷ XX. Văn nghiệp của Nguyễn Tuân trải qua hai giai đoạn trước và sau cách mạng. Với thể loại tùy bút, Nguyễn Tuân đã tìm cho mình một hướng đi riêng. Tùy bút đã trở thành một “lãnh địa” của ông. Nguyễn Tuân được tôn vinh là nhà tùy bút số một của Việt Nam. Ông để lại dấu ấn và tên tuổi của mình chính là nhờ đề tài này. Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình khảo sát, nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Tuân ở nhiều gốc độ khác nhau. Và ở bài vết này tôi xin làm rõ thêm một phần nào đó về phong cách Nguyễn Tuân. Bên cạnh đó, với tinh thần đổi mới phương pháp và quan điểm dạy học môn Văn trong nhà trường phổ thông là chú ý dạy theo hệ thống thể loại cùng với tiến trình phát triển của văn học, tôi đã lựa chọn thể laoij tùy bút cảu Nguyễn Tuân. Đó chính là lý do cơ bản để chúng tôi chọn Đặc trưng về phong cách nghệ thuật trong tùy bút nguyễn tuân làm đề tài trong bài tập này. II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Nguyễn Tuân là một tác gia văn học lớn. Ông khẳng định tài năng thực sự của mình ở thể loại tùy bút. Có thể nói, tùy bút Nguyễn Tuân đã trở thành đối tượng thu hút được sự quan tâm và chú ý của đông đảo bạn đọc cũng như các nhà nghiên cứu. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Tuân nói chung, tùy bút Nguyễn Tuân nói riêng với nhiều cấp độ, nhiều nội dung khác nhau. Nhìn chung, trong những công trình nghiên cứu về Nguyễn Tuân, các tác giả đều có những nhận xét, đánh giá trên phương diện khái quát về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Đặc điểm nghệ thuật thể loại tùy bút và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân thể hiện trong tùy bút. 2. Phạm vi nghiên cứu Các tùy bút của Nguyễn Tuân. IV. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu toàn diện và sâu sắc, có hệ thống thể văn tùy bút của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng Tháng Tám. Từ đó, thấy được vị trí của tùy bút trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân, đặc biệt phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua thể văn này. Đồng thời, thông qua một số tác phẩm cụ thể để thấy đặc trưng về phong cách Nguyễn Tuân vận động, trưởng thành qua hai giai đoạn sáng tác cùng những biến cố thăng trầm của lịch sử dân tộc cũng như tài năng của một người nghệ sĩ suốt đời cống hiến cho nghệ thuật. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định rõ khái niệm phong cách và thể loại tùy bút - So sánh, đối chiếu tùy bút Nguyễn Tuân với đặc điểm chung của thể loại để tìm ra những nét riêng bieetjtrong phong cách tùy bút của nhà văn. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp hệ thống, phân loại. Phương pháp so sánh, đối chiếu Phương pháp phân tích, tổng hợp VI. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu, kết bài và thư mục tham khảo, bài viết còn có thêm ba chương: Chương 1: Từ phong cách nhà văn đến quan niệm chung về đề tài tùy bút và phong cách tùy bút Nguyễn Tuân Chương 2: Cái tôi nghệ thuật nhìn từ phong cách tùy bút của Nguyễn Tuân Chương 3: Phong cách ngon ngữ trong tùy bút của Nguyễn Tuân NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỪ PHONG CÁCH NHÀ VĂN ĐẾN QUAN NIỆM CHUNG VỀ ĐỀ TÀI TÙY BÚT VÀ PHONG CÁCH TÙY BÚT NGUYỄN TUÂN 1.1. Khái niệm phong cách nghệ thuật Phong cách nghệ thuật là tính độc đáo có ý nghĩa thấm mĩ của một hiện tượng văn học (nền văn học của một dân tộc, một thời đại văn học, một trào lưu văn học, sự nghiiệp sáng tác của tác giả…) Các yếu tố tạo nên phong cách văn học: hệ thống các hình tượng, các phương thức biểu hiện nghệ thuật Phong cách văn học làm cho quá trình phát triển của văn học không phải là sự lặp lại nhàm chán mà là sự tiếp nối của những phát hiện nghệ thuật mới mẻ, giàu ý nghĩa… 1.2. Khái niệm về thể tùy bút Tùy bút (Tiếng Pháp: esai, tiếng Anh: esay), là một thể loại định nghĩa “vừa dễ vừa khó”. Dễ vì khái niệm bản thân nó đã tự giải thích: là phóng bút, tùy bút mà viết. Nhưng chính vì thế mà khó. Ở Phương Tây hiện đại, tùy bút rất phát triển. Nhưng càng phát triển, khái niệm tùy bút càng mơ hồ hơn. Có người nói “tự do là phép tắc của tùy bút” có thể hiểu một cách cung nhất là: Người viết tùy bút thường tìm cách thuật lại một sự kiện, một mẩu chuyện nào đó mà mình trải qua để nhân đấy nêu lên những vấn đề này khác mà bàn bạc, mà nghị luận, triết luận, đưa ra những suy tưởng của mình một cách thoải mái, phóng túng. Nhà văn Nguyễn Tuân khi nói về thể loại tùy bút đã đưa ra một nhận xét ngắn gọn “tùy bút là viết tùy theo bút, theo cảm hứng” . Nói như vậy, không có nghĩa đây à một thể loại dễ viết. Nếu người viết tỏ ra kém bản linh hay thậm chí là non tay thì sẽ dễ gây cho người đọc cảm giác nhàm chán bởi sự kể lể dài dông không có sức lôi cuốn. 1.3. Nguyễn Tuân và thể loại tùy bút Đọc tùy bút Nguyễn Tuân, trong mỗi trang viết của ông, người ta thường bắt gặp ở đó những điều thú vị, bởi nhà văn đã trải trên trang giấy một lượng tri thức phong phú, đa dạng, chính xác về nhiều khoa học, nghệ thuật và nhiều linh vực khác thông qua những liên tưởng vô cùng độc đáo với một vốn ngôn từ hết sức phong phú và linh hoạt. Ông vốn xuất thân là một nhà báo có vốn sống, vốn hiểu biết sâu rộng cùng với cái thú “xê dịch” dường như đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống nhà văn. Nguyễn Tuân đã quan niệm: đi là để “thay đổi thực đơn” cho con mắt và đời sống tinh thần. Thế nên, qua những trang tùy bút của Nguyễn Tuân có thể thấy ông có mặt ở nhiều nơi, quan tâm đến nhiều vấn đề của đời sống. Chính vì vậy mà tùy bút của Nguyễn Tuân bao giờ cũng có độ thông tin rất cao và chính xác. Nhiều bài tùy bút của ông đã cung cấp cho người đọc những kiến thức đa dạng về nhiều mặt và nhiều linh vực. Trong một lần đề cập đến nghề viết của mình, Nguyễn Tuân đã cho rằng: “Có hai lối viết, tôi gọi là lối nông và lối lạnh. Cũng như tạng người, có tạng hàn và tạng nhiệt. Tôi thích viết lối lạnh…” Trong tùy bút Nguyễn Tuân, chúng ta nhận thấy cái Tôi bản ngã được thể hiện một cách rõ nét ở nhiều nhân vật trong tác phẩm. Nguyễn Tuân sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “ Tôi” và thạm chí các nhân vật của ông, mặc dù tên gọi có thể thay đổi nhưng trên thực tế vẫn mang rõ hình bóng chủ quan của tác giả. Tùy bút của Nguyễn Tuân không chỉ trinh bày những cảm xúc, suy nghĩ chủ quan, mà trong một chừng mực nhất định, ông còn mô tả, khắc họa tính cách nhân vật, tạo nên những cảnh, những cốt truyện đơn giản. Đồng thời, tùy bút của Nguyễn Tuân còn rất giàu chất hiện thực, mang tính thời sự cao. Ông thường viết về những con người thực với những việc thực mà có khi chỉ là những câu chuyện trên đường “xê dịch” của ônghoặc cũng có khi là những con người mà ông đã từng gặp gỡ, quen biết họ để rồi chính họ trở thành “tri kỉ” với ông trên những trang viết. Đọc tùy bút của Nguyễn Tuân, người đọc thấy ở đó dồi dào chất thơ và giàu chất trữ tình. Chất trữ tình đậm đà được kết hợp với chất trí tuệ sắc sảo đã tạo nên một nét độc đáo riêng biệt của Nguyễn Tuân. Qua các thiên tùy bút, Nguyễn Tuân trò chuyện với bạn đọc không chỉ bằng trái tim nghệ sĩ giâu cảm xúc, mà còn bằng trí tuệ sáng suốt của một con người từng trải, lịch lãm có học vấn rộng về nhiều lĩnh vực, có tác phong nghiên cứu, điều tra tỉ mỉ. Tính chất đa nghĩa cũng là một mặt mạnh trong phong cách tùy bút Nguyễn Tuân. Nhà nghiên cứu Hà Văn Đức đã so sánh “tùy bút Nguyễn Tuân giống như một khối ru-bi mà nhìn ở mặt nào, khía cạnh nào người đọc cũng thấy sự tỏa sáng”[9; Tr.141]. Đặc sắc trong tùy bút của Nguyễn Tuân còn thể hiện ở “cái tài kể chuyển rất vui, rất hớm và có duyên” của ông. Văn Nguyễn Tuân viết tự nhiên như “người nói chuyện”. Văn tùy bút của Nguyễn Tuân biến đổi rất linh hoạt. Mạch văn tuôn chạy theo dông cảm xúc hết sức thoải mái, chuyện này chồng cheo lên chuyện kia không theo một trật tự nào và cũng không bị ràng buộc hạn chế bởi không gian, thời gian. Văn của ông khi thì lướt rất nhanh, chỉ điểm một vài nét chấm phá, khi thì dừng lại rất lâu ở một cảnh, một sự việc rồi xoay ngang, xoay dọc, tỉa tót chạm trồ tỉ mỉ công phu như một nghệ nhân tài ba mà có lẽ nhà văn muốn người đọc ấn tượng sâu về nó. Có nhũng lúc tác giả như huy động hết tất cả mọi giác quan của mình để miêu tả kết hợp giữa mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi liếm, trí óc liên tưởng… Và chính những đặc điểm này đã thực sự làm cho tùy bút Nguyễn Tuân có được những nét đặc sắc riêng biệt mà người đọc không thể nhầm lẫn. 1.4. Chất trữ tình đậm đà kết hợp với chất trí tuệ sắc sảo Ở tùy bút của Nguyễn Tuân, chất trữ tình đậm đà được kết hợp với chất trí tuệ sắc sảo, với những liên tưởng phong phú, táo bạo bất ngờ đã làm nên nét độc đáo riêng biệt của Nguyễn Tuân. Qua các thiên tùy bút, Nguyễn Tuân trò chuyện với bạn đọc không chỉ bằng trái tim nghệ sĩ giàu cảm xúc mà còn bằng trí tuệ sáng suốt của một con người từng trải, lịch lãm, có học vấn rộng về nhiều lĩnh vực, có tác phong nghiên cứu điều tra tường tận, tỉ mỉ. Ông luôn giữ được cảm tình cũng như sự tin yêu mến mộ của bạn đọc. Có được kết quả đó một phần không nhỏ là nhờ vào cái “duyên tài tử”, cũng như lối hành văn, cách dẫn truyện hết sức tự nhiên của Nguyễn Tuân. Đọc tùy bút Nguyễn Tuân, người đọc phải nghiền ngẫm, suy nghĩ, phải có cùng một tư duy nghệ thuật với nhà văn thì mới cảm nhận hết được cái hay, cái đẹp của nó. Nói một cách hình ảnh, thì tùy bút Nguyễn Tuân giống như một khối ru-bi, mà nhìn ở mặt nào, khía cạnh nào người đọc cũng nhìn thấy sự toả sáng cả. Vốn sống phong phú, cộng với sự nhạy cảm của các giác quan đã giúp cho ngôn ngữ và bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân có một khả năng đặc biệt trong việc tạo hình, tạo cảnh, tạo không khí. Chúng ta có thể dẫn ra những trang đặc sắc tả cảnh thiên nhiên của Lai Châu từ thân đèo Khâu Ma Hồng “nhìn xuống thung lũng choé vàng mây trắng giống như những cánh hoa thuê nổi trên tấm lụa chín”. Nhưng trang tả trận đánh dữ dội giữa con thuyền đuôi én do những người lái đò dũng cảm dày dạn kinh nghiệm và tài trí chỉ huy với hàng mấy chục cái thác dữ trên sông Đà như dàn thành thế trận trên sông, chực sẵn để vồ lấy chiếc thuyền đơn độc và liều lĩnh (Người lái đò Sông Đà). Nguyễn Tuân còn thể hiện một sự hiểu biết sâu sắc, thấu đáo về nhiều lĩnh vực. Khi đề cập tới hội họa, âm nhạc ông cũng có những nhận xét sâu sắc, tinh tế. Nguyễn Tuân từng viết bài về tranh của họa sĩ Bùi Xuân Phái. Ông thấu đáo từng gam màu đậm nhạt, từng đường nét uyển chuyển, táo bạo trong hội họa. Nhiều khái niệm của hội họa, điêu khắc, nhiều trường phái nghệ thuật cổ điển, hiện đại được Nguyễn Tuân đề cập, bàn bạc với sự hiểu biết thấu đáo như một họa sĩ thực thụ. Nhờ khả năng hiểu biết sâu sắc về hội họa. Nhiều khái niệm của hội họa, điêu khắc, nhiều trường phái nghệ thuật cổ điển, hiện đại được Nguyễn Tuân đề cập, bàn bạc với sự hiểu biết thấu đáo như một họa sĩ thực thụ. Nhờ khả năng hiểu biết sâu sắc về hội họa mà trong tùy bút Nguyễn Tuân, chúng ta thấy ông sử dụng các gam màu, sắc độ rất bạo, rất tài hoa “Trăng ngàn láng thủy ngân… Sông Đà như một áng tóc mun dài ngàn vạn vạn sải… Đàn cá dầm xạnh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi”. Tùy bút của Nguyễn Tuân giàu hình tượng, giàu nhạc điệu và đầy chất thơ. 1.5. Lối kể chuyện và mạch văn linh hoạt Đặc sắc trong tùy bút Nguyễn Tuân còn ở cái tài kể chuyện rất vui, rất hóm hỉnh và có duyên của ông. Văn Nguyễn Tuân viết tự nhiên như người nói chuyện: Ông trò chuyện với bạn đọc một cách thoải mái, chân tình, có khi điềm đạm, thẳng thắn, nghiêm trang, nhưng nhiều khi vui nhộn, linh hoạt kiểu tán gẫu, nói trạng, đưa lại cho người đọc những trang viết không kém phần thú vị. Giọng văn của ông luôn chuyển đổi, đang trang nghiêm cổ kính bỗng chuyển sang bông đùa, bốc tếu, có khi đang nói giọng Bắc lại chuyển sang giọng Trung, giọng Nam. Nhiều khi ông nhìn cuộc sống với con mắt rất nhộn, rất nghịch. Đoạn văn ông tả miếng đòn hiểm của thác nước sông Đà quật ngã người lái đò với những hình ảnh, liên tưởng nghịch ngợm và bạo miệng khiến người đọc không khỏi bật cười: “Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở chỉ bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò, hột sinh dục muốn vọt lên cổ” (Người lái đò sông Đà). Viết về thằng phi công Mỹ Míchkên – con tên đô đốc chỉ huy hạm đội 6 bị ta bắt sống, ông tưởng tượng cảnh thằng đô đốc chết, thằng con không về đưa ma được, chiếc kỳ hạm đô đốc “phải treo mũ rơm, gậy tre lên đòn trục cầu tàu Hoa Kỳ để thay cho thằng con bất hiếu” (Đèn điện phố Phường Hà Nội vui sáng hơn bất cứ lúc nào). Đây là một cách nói khôi hài rất Nguyễn Tuân để chửi, để rủa bọn hiếu chiến Hoa Kỳ cho bõ ghét. Văn tuỳ bút của Nguyễn Tuân biến đổi rất linh hoạt. Mạch văn tuôn chảy theo dòng cảm xúc hết sức thoải mái, chuyện này chồng chéo lên chuyện kia không theo một trình tự nào, và cũng không bị ràng buộc hạn chế bởi không gian, thời gian. Văn của ông khi thì lướt rất nhanh, chỉ điểm một vài nét chấm phá, khi thì dừng lại rất lâu ở một cảnh, một sự việc, rồi xoay ngang, xoay dọc, tỉa tót, chạm trổ tỉ mỉ, công phu như một nghệ nhân tài ba. Có những lúc tác giả như vận dụng hết mọi giác quan của mình để miêu tả: mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, trí óc liên tưởng… chẳng hạn như đoạn văn miêu tả thứ mắm đặc sản Thạch Hà, Cẩm Phả rất gợi cảm khiến ta đọc lên như cảm nhận thấy cả hương vị, màu sắc của nó: “Chà, vui mắt quá, cái sân chế biến nước mắm, hàng ngang chum kiệu màu da lươn thẫm dựng đứng theo hàng lối từng khu, mỗi khu xếp theo tuổi của nước mắm. Có những chum nước mắm cá nục đã hàng chục niên tuổi, mở nắp ngửi thơm lừng như hương quý bốc lên từ một thứ rượu mặn. Uống một chén suông, chặc lưỡi một cái thấy ngọt lừ và không nghi ngờ gì nữa, đấy là cái vị ngọt chân chất của hoa quả đem từ lòng vườn bách thảo về mà chế biến ngay trên bờ. Lại thấy nhơ nhớ cái thơm lừng sảng khoái của nước mắm Hòn Năm xưa ghe bầu đem từ hòn đảo Phú Quốc về” (Huyện đảo). CHUƠNG 3: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ TRONG TÙY BÚT NGUYỄN TUÂN 3.1. Nguyễn Tuân – một bậc thầy về ngôn từ Nói đến Nguyễn Tuân chúng ta nói đến một nhà văn có công lớn trong việc mở đường, xây đắp và phát triển ngôn ngữ văn xuôi Tiếng Việt hiện đại. Đanh giá về Nguyễn Tuân, các nhà nghiên cứu ca ngợi về ông. Ông được tôn vinh là một “Bậc thầy về ngôn từ”. Hoài Anh cho ông là “nhà nghệ sĩ ngôn từ đã đưa cái đẹp thăng hoa”, Mai Quốc Liên cho ông là “Bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam”, Vương Trí Nhàn tôn ông là “huyền thoại một thời”. Còn Nguyễn Thành và Nguyễn Thị Thanh Minh thì gọi ông là người “săn tìm cái đẹp” … Đây không phải là những ý kiến ca ngợi quá lời mà là những cách nhấn mạnh nhằm khẳng định, tôn vinh một tài năng, một phong cách độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật. Có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân, trong đó các tác giả đã dày công sưu tầm, khảo sát và làm rõ những đặc điểm trong cách sử dụng từ ngữ của nhà văn này, vì đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng giúp Nguyễn Tuân tạo ra một phong cách riêng cho mình. Giáo sư Phan Ngọc trong bài Nguyễn Tuân quá trình chuyển biến của một phong cách đã có những nhận xét tinh tế về ngôn ngữ nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng. Trước cách mạng là “câu văn tự hành chứa đầy tính khí phách”, “từng chữ một thì rạch ròi, sắc sảo như khắc vào đá, nhưng lại quần tụ trong một kiếp bập bềnh, chơi vơi”. Ông nhận xét câu văn trong “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân là “câu văn điêu khắc, ở đấy kết hợp với thế giới tĩnh, ngưng động”. Sau cách mạng, “anh tung ra những câu nhẹ nhàng toàn suy nghĩ, hồi tưởng nhịp nhàng đến nỗi phổ nhạc được”. Nguyễn Tuân không chỉ là người yêu tiếng Việt, có ý thức giữ gìn sự sự trong sáng của tiếng Việt mà hơn hết là ông có ý thức sâu sắc trong việc sáng tạo ra cách sử dụng Tiếng Việt một cách có hiệu quả nghệ thuật cao nhất. Bằng vốn hiểu biết và kho kiến thức sâu rộng của mình, mỗi khi phải đặt bút nhà văn những muốn mỗi một con chữ viết ra phải tựa như là một “giọt tinh khiết” được chắt lọc ra từ trái tim và khối óc của người nghệ sĩ văn chương vậy. Chính điều đó đã giải thích vì sao đọc văn chương Nguyễn Tuân nhiều khi người ta thấy ngôn từ thì rất lạ còn câu văn thì trức trắc, khúc khuỷu, ghập ghềnh như “đường đi khó” vậy. Nguyễn Tuân vốn là người không thích những gì quá êm ả, tạnh vắng, ông coi đó là một sự nhàm chán, cho nên trên những trang viết của mình, nhà văn bao giờ cũng đặt ra cái tiêu chí của “lối chơi độc tấu” người khác rất khó hoặc không thể bắt chước được. Dường như trong những câu từ mà nhà văn viết ra bao giờ ông cũng gọi tên đúng sự vật, miêu tả đúng người, đúng cảnh một cách tỉ mỉ và sâu sắc. Có người đã ví Nguyễn Tuân giống như một thầy “phù thủy” mà mỗi khi cần ông lại thò tay vào trong túi, vốc ra một vốc chữ và tung ra các trang viết. Nghiên cứu về ngôn từ của Nguyễn Tuân người ta thấy có cả một hệ thống những cách dùng từ đặt câu của ông hết sức phức tạp, phong phú và độc đáo. 3.2. Sự lạ hóa trong sáng tạo từ ngữ của Nguyễn Tuân Mục đích của nghệ thuật là chuyển đối tượng từ sụ cảm thụ thông thường vào lĩnh vực cảm thụ mới lạ. Thủ pháp của nghệ thuật là làm lạ hóa các sự vật đã quen và tạo ra một hình thức mới, làm cho sự cảm thụ trở nên khó khăn và gây ấn tượng lâu bền hơn: “nghệ thuật là sự cảm nhận cách làm ra sự vật”. Lạ hóa là khai niệm do V.Shkslvoski đưa ra nhằm xác định đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật, phân biệt với ngôn từ thông thường, phi nghệ thuật trên cơ sở phân tích ngôn từ của A.Puskin, L.Tônxtôi, N.Gôgôn… Lạ hóa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan