Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiem soi tre duoi 10 tuoi quan o mon...

Tài liệu Tiem soi tre duoi 10 tuoi quan o mon

.PDF
88
608
138

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NGUYỄN ANH ĐÀO NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TIÊM PHÒNG BỆNH SỞI Ở TRẺ DƯỚI 10 TUỔI VÀ TÌM HIỂU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI QUẬN Ô MÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG Cần Thơ - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NGUYỄN ANH ĐÀO NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TIÊM PHÒNG BỆNH SỞI Ở TRẺ DƯỚI 10 TUỔI VÀ TÌM HIỂU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI QUẬN Ô MÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2014 Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 60.72.03.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. LÊ THÀNH TÀI Cần Thơ - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong đề tài là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả thực hiện luận văn NGUYỄN ANH ĐÀO LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn: Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Lê Thành Tài trực tiếp, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo, giảng viên của trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và hữu ích về chuyên môn. Cuối cùng tôi xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp và gia đình đã khích lệ giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Tác giả NGUYỄN ANH ĐÀO DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCG Vắc xin phòng bệnh lao BH, HG, UV Bạch hầu, ho gà, uốn ván CBYT Cán bộ Y tế DPT Vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván ĐTV Điều tra viên Hib Vắc xin viêm phổi, viêm màng não mủ MDĐĐ Miễn dịch đầy đủ OPV Vắc xin phòng bệnh bại liệt TCMR Tiêm chủng mở rộng THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TTGDSK Truyền thông giáo dục sức khỏe TTYTDP Trung tâm Y tế dự phòng TYT Trạm Y tế VAT Vắc xin phòng bệnh uốn ván VGB Vắc xin phòng bệnh viêm gan B VNNB Vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản WHO Tổ chức Y tế Thế giới MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3 1.1. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh sởi ....................................................... 3 1.2. Phòng bệnh sởi .................................................................................... 5 1.3. Phòng, chống dịch bệnh sởi ................................................................. 6 1.4. Lịch tiêm chủng mở rộng của trẻ tại Việt Nam .................................... 8 1.5. Tình hình bệnh sởi ............................................................................... 9 1.6. Các công trình nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống sởi .................................................................................................. 11 1.7. Đặc điểm kinh tế văn hóa xã hội quận Ô Môn thành phố Cần Thơ .... 14 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 17 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 17 2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 17 2.3. Đạo đức trong nghiên cứu.................................................................. 29 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 30 3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................. 30 3.2 Tỷ lệ trẻ dưới 10 tuổi được tiêm phòng sởi ......................................... 32 3.3. Một số yếu tố liên quan đến việc tiêm phòng bệnh sởi và không tiêm phòng bệnh sởi cho trẻ.............................................................................. 34 Chương 4 BÀN LUẬN ............................................................................... 46 KẾT LUẬN................................................................................................. 62 KIẾN NGHỊ................................................................................................ 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1. 1. Lịch tiêm chủng vắc xin cho trẻ từ 1-10 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam ................................................................. 8 Bảng 1. 2. Lịch tiêm chủng vắc xin cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam ............................................ 9 Bảng 3. 1. Đặc điểm tuổi của trẻ................................................................... 30 Bảng 3. 2. Phân bố tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp của bà mẹ ............... 31 Bảng 3.3. Tỷ lệ được tiêm ngừa sởi ở trẻ theo giới tính và tuổi của trẻ......... 33 Bảng 3.4. Tỷ lệ trẻ tiêm đủ mũi theo giới tính và tuổi của trẻ ...................... 34 Bảng 3. 5. Liên quan giữa tỷ lệ tiêm phòng ở trẻ với tuổi mẹ ....................... 34 Bảng 3.6. Liên quan giữa tỷ lệ tiêm phòng sởi ở trẻ với dân tộc của mẹ ....... 35 Bảng 3.7. Liên quan giữa tỷ lệ tiêm phòng sởi ở trẻ với kinh tế của mẹ........ 35 Bảng 3.7. Liên quan giữa tỷ lệ tiêm phòng sởi ở trẻ với việc bà mẹ từng nghe nói đến bệnh sởi ........................................................................................... 36 Bảng 3.8. Liên quan giữa tỷ lệ tiêm phòng sởi ở trẻ với kiến thức của bà mẹ về triệu chứng bệnh sởi ................................................................................ 36 Bảng 3.9. Liên quan giữa tỷ lệ tiêm phòng sởi ở trẻ với kiến thức của bà mẹ về sự nguy hiểm của bệnh sởi cho trẻ ........................................................... 37 Bảng 3.10. Liên quan giữa tỷ lệ tiêm phòng sởi ở trẻ với kiến thức của bà mẹ về sự nguy hiểm của bệnh sởi có thể gây chết người đối với trẻ ................... 37 Bảng 3.11. Liên quan giữa tỷ lệ tiêm phòng sởi ở trẻ với kiến thức của bà mẹ về nguyên nhân gây ra sởi ............................................................................ 38 Bảng 3.12. Liên quan giữa tỷ lệ tiêm phòng sởi ở trẻ với kiến thức của bà mẹ về sự lây lan của bệnh sởi............................................................................. 38 Bảng 3.13. Liên quan giữa tỷ lệ tiêm phòng sởi ở trẻ với kiến thức của bà mẹ về thuốc điều trị đặc hiệu.............................................................................. 39 Bảng 3.14. Liên quan giữa tỷ lệ tiêm phòng sởi ở trẻ với kiến thức của bà mẹ về vắc xin phòng bệnh sởi ............................................................................ 39 Bảng 3.15. Liên quan giữa tỷ lệ tiêm phòng sởi ở trẻ với kiến thức của bà mẹ về các đường lây của sởi .............................................................................. 40 Bảng 3.16. Liên quan giữa tỷ lệ tiêm phòng sởi ở trẻ với kiến thức của bà mẹ về nguy cơ cao mắc sởi ................................................................................ 40 Bảng 3.17. Liên quan giữa tỷ lệ tiêm phòng sởi ở trẻ với kiến thức của bà mẹ về cách xử trí khi nghi ngờ mắc sởi .............................................................. 41 Bảng 3.18. Liên quan giữa tỷ lệ tiêm phòng sởi ở trẻ với kiến thức của bà mẹ về thời gian tiêm 2 mũi vắc xin sởi............................................................... 41 Bảng 3.19. Liên quan giữa tỷ lệ tiêm phòng sởi ở trẻ với kiến thức của bà mẹ về nơi tiêm vắc xin sởi cho trẻ...................................................................... 42 Bảng 3.20. Liên quan giữa tỷ lệ tiêm phòng sởi ở trẻ với kiến thức của bà mẹ về nơi tiêm dịch vụ vắc xin sởi cho trẻ ......................................................... 42 Bảng 3.21. Liên quan giữa tỷ lệ tiêm phòng sởi ở trẻ với kiến thức chung của bà mẹ............................................................................................................ 43 Bảng 3.22. Liên quan giữa tỷ lệ tiêm phòng sởi ở trẻ với với thái độ của bà mẹ về bệnh sởi là bệnh nguy hiểm và có thể gây chết người .............................. 43 Bảng 3.23. Liên quan giữa tỷ lệ tiêm phòng sởi ở trẻ với với thái độ của bà mẹ về bệnh sởi có thể phòng ngừa được............................................................. 44 Bảng 3.24. Liên quan giữa tỷ lệ tiêm phòng sởi ở trẻ với với thái độ của bà mẹ ủng hộ địa phương triển khai thực hiện các hoạt động phòng bệnh sởi......... 44 Bảng 3.25. Liên quan giữa tỷ lệ tiêm phòng sởi ở trẻ với với thái độ của bà mẹ về đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch và đủ số mũi theo độ tuổi của trẻ thì tốt hơn ............................................................................................................... 45 Bảng 3.26. Liên quan giữa tỷ lệ tiêm phòng sởi ở trẻ với thái độ chung của bà mẹ ...................................................................................................................................45 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3. 1. Đặc điểm giới tính của trẻ ....................................................... 30 Biểu đồ 3. 2. Đặc điểm tình trạng kinh tế của bà mẹ tham gia nghiên cứu.... 32 Biều đồ 3.3 Tỷ lệ tiêm ngừa sởi ở trẻ dưới 10 tuổi ....................................... 32 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ trẻ dưới 10 tuổi được tiêm đủ mũi sởi.............................. 33 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi rút sởi gây nên. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc và phát ban. Bệnh sởi có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc, tiêu chảy,… có thể gây tử vong [6]. Trong những năm gần đây, bệnh sởi thường xuyên xảy ra ở nước ta và đã diễn tiến thành dịch ở một số nơi [38]. Theo Tổ chức Y tế thế giới bệnh sởi vẫn có số trường hợp mắc và tử vong cao ở trẻ em. Riêng tại Việt Nam kể từ 01/01/2014 đến ngày 19/5/2014 đã có 4.663 trường hợp mắc sởi xác định trong số 22.146 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 62/63 tỉnh, thành phố. Có 139 trường hợp nặng xin về và tử vong có liên quan đến sởi [22]. Số trường hợp mắc và tử vong có liên quan đến bệnh sởi tăng cao gấp nhiều lần so với các năm trước đây. Ngày nay, đối với các quốc gia đang phát triển, biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh sởi ngoài tiêm vắc xin sởi thì còn thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe. Do tình hình bệnh dịch sởi hiện đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ bùng phát thành dịch [22]. Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn đối tượng trẻ dưới 10 tuổi để triển khai nghiên cứu tình hình tiêm phòng sởi và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến việc tiêm phòng sởi cho các trẻ dưới 10 tuổi trên địa bàn quận Ô Môn. Nghiên cứu được tiến hành với mong muốn phát hiện những yếu tố liên quan đến tiêm phòng sởi ở trẻ dưới 10 tuổi để có những biện pháp hữu hiệu hơn làm tăng tỷ lệ tiêm phòng bệnh sởi trên địa bàn. 2 Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tình hình tiêm phòng bệnh sởi ở trẻ dưới 10 tuổi và tìm hiểu một số yếu tố liên quan tại quận Ô Môn thành phố Cần Thơ năm 2014”. Nghiên cứu được tiến hành với các mục tiêu sau: 1. Xác định tỉ lệ tiêm phòng sởi ở trẻ dưới 10 tuổi tại quận Ô Môn năm 2014. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tiêm phòng bệnh sởi ở trẻ dưới 10 tuổi tại quận Ô Môn năm 2014. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh sởi 1.1.1. Tác nhân gây bệnh sởi Bệnh sởi là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi rút sởi gây ra. Vi rút sởi thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh sởi chỉ xuất hiện trên người và rất dễ lây [3], [7], [11]. 1.1.2. Phương thức lây truyền của bệnh sởi Nguồn lây lan bệnh sởi là người bệnh ở cuối thời kỳ ủ bệnh, khởi phát và phát ban. Không có người lành mang mầm bệnh. Bệnh lây lan qua đường hô hấp: bệnh nhân nói chuyện, nhảy mũi, ho, khạc đàm làm văng ra ngoài không khí những giọt nước miếng li ti chứa đầy siêu vi gây bệnh sởi. Thời gian có thể lây lan bệnh sởi bắt đầu từ khoảng 1 tuần sau khi bệnh nhân bị nhiễm siêu vi và khả năng lây lan kéo dài đến năm ngày sau khi phát ban. Bệnh sởi có tốc độ lây nhiễm rất cao, đặc biệt trong điều kiện sống khép kín thì hầu hết những người chưa có miễn dịch đều có thể mắc bệnh [3], [7]. Vi rút sởi truyền từ trẻ này sang trẻ khác qua những giọt dịch mũi – họng bắn ra khi nói, cười. Nếu trẻ lành hít phải, vi rút sẽ xâm nhập qua niêm mạc đường hô hấp và gây bệnh. Do đó, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao nếu trẻ không được tiêm phòng hoặc tiêm phòng không hiệu quả (cần tiêm đủ 2 mũi). Sởi sẽ rất nguy hiểm nếu có biến chứng, đặc biệt là viêm não sau sởi [24], [37], [41]. 4 1.1.3. Đặc điểm về tuổi mắc bệnh sởi Tất cả những người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ do không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang nhưng chưa được tiêm vắc xin hoặc chưa từng mắc sởi [5], [7]. Lứa tuổi dễ mắc bệnh nhất là trẻ em từ 2 đến 6 tuổi. Khoảng 90% trẻ lớn hơn 10 tuổi đã có miễn dịch đặc hiệu đối với bệnh sởi và do đó người lớn rất ít khi bị mắc bệnh sởi do đã có miễn dịch. Trẻ em dưới 6 tháng tuổi rất ít khi mắc bệnh sởi do có kháng thể từ mẹ được truyền qua nhau thai khi còn là bào thai nằm trong bụng mẹ. Sau 6 tháng tuổi nồng độ kháng thể thụ động từ mẹ giảm dần do đó khả năng mắc bệnh tăng lên. Đến nay sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi [5], [7], [39]. 1.1.4. Phân bố bệnh sởi theo mùa Bệnh sởi có thể được gặp ở khắp mọi nơi trên thế giới và bệnh xảy ra quanh năm. Bệnh rất dễ lây lan, dễ phát triển thành dịch, chu kỳ 2-4 năm một lần tại các thành phố lớn. Vào mùa lạnh, bệnh dễ xảy ra thành dịch do siêu vi tồn tại được lâu ở môi trường bên ngoài . Theo Bộ Y tế thì bệnh Sởi thường hay xảy ra vào mùa đông xuân [6]. 1.1.5. Tính cảm nhiễm và miễn dịch của bệnh sởi Những trẻ sau khi mắc bệnh sởi xong hay sau khi đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin Sởi theo lịch tiêm chủng (mũi thứ nhất được tiêm khi trẻ 9 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi) thì có miễn dịch có thể bền vững suốt đời [4], [44]. 1.1.6. Các triệu chứng thường gặp của bệnh sởi Các triệu chứng thường gặp của bệnh sởi gồm: có sốt, phát ban và kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau: ho, chảy mũi, đau mắt đỏ, nổi hạch (cổ, chẩm, sau tai), sưng đau khớp [13], [17]. Sau mắc sởi, do sức đề kháng 5 của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bị biến chứng nếu không được điều trị kịp thời như: mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não, có thể dẫn đến tàn phế, tử vong đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Đối với phụ nữ mang thai, mắc sởi khi mang thai có thể gây ra xảy thai, đẻ non [5], [7], [41]. 1.2. Phòng bệnh sởi 1.2.1. Phòng bệnh chủ động bằng vắc xin Thực hiện tiêm chủng 2 mũi vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng theo quy định của Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia (mũi đầu tiên bắt buộc tiêm lúc 9 tháng tuổi) [27] Tiêm vắc xin phòng sởi cho các đối tượng khác theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn [4], [6]. 1.2.2. Cách ly người bệnh và vệ sinh cá nhân Người bệnh sởi phải được cách ly tại nhà hoặc tại cơ sở điều trị theo nguyên tắc cách ly đối với bệnh lây truyền qua đường hô hấp [14]. + Sử dụng khẩu trang phẫu thuật cho người bệnh, người chăm sóc, tiếp xúc gần và nhân viên y tế. + Hạn chế việc tiếp xúc gần không cần thiết của nhân viên y tế và người thăm người bệnh đối với người bệnh. + Thời gian cách ly từ lúc nghi mắc sởi cho đến ít nhất 4 ngày sau khi bắt đầu phát ban. Tăng cường vệ sinh cá nhân, sát trùng mũi họng, giữ ấm cơ thể, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng [6]. 1.2.3. Phòng lây nhiễm trong bệnh viện Phát hiện sớm và thực hiện cách ly đối với các đối tượng nghi sởi hoặc mắc sởi. Sử dụng Immune Globulin (IG) tiêm bắp sớm trong vòng 3 - 6 ngày kể từ khi phơi nhiễm với sởi cho các bệnh nhi đang điều trị tại bệnh viện vì 6 những lý do khác. Không dùng cho trẻ đã được điều trị IVIG trong vòng 1 tháng hoặc đã tiêm phòng đủ 2 mũi vắc xin sởi [6]. 1.3. Phòng, chống dịch bệnh sởi 1.3.1. Biện pháp dự phòng sởi Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng về bệnh sởi, cách nhận biết và biện pháp phòng, chống. Nâng cao sức đề kháng cơ thể bằng: ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung hợp lý các vitamin và khoáng chất. Tiêm vắc xin phòng bệnh sởi là biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất. Có thể sử dụng vắc xin dạng đơn hoặc dạng phối hợp (sởi – rubella hoặc sởi – quai bị – rubella) [3]. Đối tượng và lịch tiêm vắc xin sởi Trẻ nhỏ: tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi, mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi [16]. Đối tượng khác nếu chưa được tiêm vắc xin sởi trước đó cần tiêm 1 mũi. Chống chỉ định: theo quy định của nhà sản xuất [3]. 1.3.2. Biện pháp chống dịch chung Khi phát hiện có trường hợp nghi mắc bệnh/ổ dịch/dịch sởi cần thực hiện ngay các biện pháp sau: Đối với bệnh nhân Cách ly và chăm sóc y tế bệnh nhân trong 7 ngày kể từ khi phát ban. Trường hợp bệnh nhẹ cho cách ly tại nhà (nghỉ học, nghỉ làm việc, không tham gia các hoạt động tập thể, tập trung đông người). Trường hợp bệnh nặng lên hoặc có dấu hiệu biến chứng phải điều trị và cách ly tại các cơ sở y tế. Trong thời gian cách ly bệnh nhân phải đeo khẩu trang y tế [3]. 7 Đối với cộng đồng Tuyên truyền tới từng hộ gia đình về bệnh sởi: cách nhận biết và các biện pháp phòng, chống. Tăng cường vệ sinh cá nhân, gồm: - Đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày - Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. - Tránh tối đa việc chùi tay lên mắt, mũi, miệng [15]. - Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường đặc biệt là những người tiếp xúc gần với bệnh nhân (người sống cùng nhà, thầy thuốc trực tiếp chăm sóc, điều trị). Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: - Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi mắc bệnh, khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân. Phụ nữ có thai tuyệt đối không tiếp xúc với người mắc bệnh rubella. - Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp, ít thông khí ở khu vực ổ dịch. - Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa...), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng. Khử trùng và vệ sinh thông khí [18] - Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào và đảm bảo thông khí thoáng cho nhà ở, phòng học, nơi làm việc, phòng điều trị hàng ngày. - Thường xuyên làm sạch đồ chơi, đồ vật bị nghi ngờ ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch [35]. 8 - Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 – 2 lần/ngày. Thông báo cho cơ sở y tế khi có biểu hiện mắc bệnh Người dân trong cộng đồng khi có biểu hiện mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời [3]. 1.3.3. Triển khai tiêm vắc xin chống dịch sởi Việc quyết định tiêm vắc xin chống dịch cần dựa trên tình hình thực tế ổ dịch/dịch để xác định phạm vi và đối tượng tiêm vắc xin theo sự hướng dẫn của Viện Vệ sinh dịch tễ Pasteur và Dự án tiêm chủng mở rộng Quốc gia [3]. 1.4. Lịch tiêm chủng mở rộng của trẻ tại Việt Nam Từ năm 1985, chương trình TCMR của Việt Nam triển khai tiêm vắc xin phòng 6 loại bệnh cho trẻ dưới 1 tuổi là lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và sởi. Và từ năm 1997 đến nay triển khai thêm một số vắc xin gồm vắc xin viêm gan B, viêm não Nhật Bản B, tả và thương hàn. Do nguồn kinh phí nhà nước hạn hẹp nên các vắc xin viêm não Nhật Bản B, tả và thương hàn chỉ triển khai ở các vùng nguy cơ của bệnh [9], [20], [23], [43]. Bảng 1. 1. Lịch tiêm chủng vắc xin cho trẻ từ 1-10 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam [2], [43] Tháng tuổi Vắc xin cần tiêm Mũi tiêm/uống Mũi 1 Từ 1 – 5 tuổi Viêm não Nhật Bản * Mũi 2 (2 tuần sau mũi 1) Mũi 3 (1 năm sau mũi 2) Từ 2 – 5 tuổi Vắc xin tả* 2 lần uống (lần 2 sau lần 1 hai tuần) Từ 3 – 10 tuổi Vắc xin thương hàn* Tiêm mũi 1 duy nhất Ghi chú: *: Vắc xin được triển khai ở vùng nguy cơ mắc bệnh cao 9 Bảng 1. 2. Lịch tiêm chủng vắc xin cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam [2], [43] Tháng tuổi Vắc xin cần tiêm Mũi tiêm/uống Sơ sinh (càng BCG (phòng lao) 1 mũi sớm càng tốt) Viêm gan B 1 mũi Bại liệt Uống lần 1 Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Viêm gan B - Hib Mũi 1 Bại liệt Uống lần 2 Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Viêm gan B - Hib Mũi 2 Bại liệt Uống lần 3 Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Viêm gan B - Hib Mũi 3 Sởi Mũi 1 Sởi Mũi 2 Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván Mũi 4 2 tháng tuổi 3 tháng tuổi 4 tháng tuổi 9 tháng tuổi 18 tháng tuổi 1.5. Tình hình bệnh sởi 1.5.1. Tình hình bệnh sởi trên thế giới Trong những năm gần đây tình hình mắc sởi ở các nước phát triển có chiều hướng tăng lên, đặc biệt là những trẻ chưa được tạo miễn dịch hoặc chỉ được tiêm 1 liều vắc xin sởi. Sởi cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ, tuy nhiên có số tử vong thấp hơn rất nhiều so với bệnh viêm phổi. Trong năm 2012 đã ghi nhận 122.000 trường hợp tử vong do sởi, ước tính mỗi ngày có khoảng 330 trường hợp và mỗi giờ có khoảng 14 trường hợp tử vong do sởi trên phạm vi toàn cầu, hầu hết trường hợp tử vong là trẻ dưới 5 tuổi. Năm 10 2013, đã có 145.700 trường hợp tử vong trên toàn cầu do sởi khoảng 400 ca tử vong mỗi ngày hoặc 16 ca tử vong mỗi giờ [47], [48]. 1.5.2. Tình hình bệnh sởi ở Việt Nam Từ đầu năm 2014 đến ngày 30/4/32014 cả nước ghi nhận 3.832 trường hợp mắc sởi xác định trong số 12.411 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 61/63 tỉnh, thành phố. Trong đó có 25 trường hợp tử vong do sởi trong số 130 trường hợp nặng xin về và tử vong có liên quan đến sởi. Các khu vực miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên đến nay chưa ghi nhận trường hợp tử vong [2], [8]. Và đến theo báo cáo mới nhất của Cục Y tế dự phòng từ 01/01/2014 đến ngày 19/5/2014 đã có 4.663 trường hợp mắc sởi xác định trong số 22.146 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 62/63 tỉnh, thành phố. Có 139 trường hợp nặng xin về và tử vong có liên quan đến sởi [12], [22]. 1.5.3. Tình hình bệnh sởi ở thành phố Cần Thơ Tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, từ đầu năm 2014 đến ngày 23/4, bệnh viện tiếp nhận 60 bệnh nhi có biểu hiện lâm sàng của sởi, không có trường hợp biến chứng. Trung tâm Y tế dự phòng thành phố ghi nhận từ đầu năm đến ngày 18/4/2014 thành phố có 12 bệnh nhi trong độ tuổi 4 tháng đến 19 tháng mắc sởi, tăng 9 trường hợp so cùng kỳ năm trước [31]. Trong tháng 4/2014 tại thành phố Cần Thơ có 10 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tăng 10 trường hợp so với cùng kỳ (tháng 4/2013) [40]. Trước tình hình đó, ngành y tế đã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố để được đầu tư thêm 15 máy thở, 4 máy monitoring phục vụ cho công tác điều trị bệnh nhân sởi và thủy đậu. Ngành cũng đang tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống bệnh sởi trong cộng đồng bằng nhiều hình thức, phương tiện như: phối hợp tuyên truyền trên báo, đài, web ngành, nói chuyện sức khỏe trong trường học, áp phích, tờ rơi,… [29], [30].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan