Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiem chung tgioi...

Tài liệu Tiem chung tgioi

.PDF
3
278
66

Mô tả:

tiem chung mo rong
VµI NÐT T×NH H×NH TI£M CHñNG Më RéNG TR£N THÕ GIíI DƯƠNG THỊ HỒNG Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phát triển. 1. Tỷ lệ tiêm chủng Tỷ lệ tiêm chủng tăng dần qua các năm nhưng cho tới nay tiêm chủng đầy đủ cho trẻ vẫn là vấn đề cần được củng cố. Theo số liệu báo cáo ước tính của WHO và UNICEF năm 2002, trên thế giới vẫn có khoảng 33 triệu trẻ không được tiêm chủng đầy đủ (văc xin DPT) [2]. Mặc dù tỷ lệ tiêm chủng DPT3 có tăng dần qua các năm nhưng vẫn không đồng đều giữa các khu vực trên thế giới. Số liệu ước tính của WHO và UNICEF năm 2006, ở một số khu vực tỷ lệ tiêm chủng còn thấp như ở khu vực Châu Phi (73%), Trung Đông (86%) và Đông Nam Á (63%). 2. Tình hình thanh toán bệnh Bại liệt Từ năm 1988, Tổ chức Y tế Thế giới đã đặt ra mục tiêu thanh toán bệnh bại liệt. Bệnh Bại liệt đã được thanh toán ở nhiều nước Châu Mỹ, Châu Âu, Trung Đông và Tây Thái Bình Dương, song còn lưu hành ở một số nước Châu Phi, Châu Á, đặc biệt ở Ấn Độ, Băngladesh, Pakistan, Công Gô… và rất dễ xâm nhập trở lại các nước đã thanh toán xong bệnh bại liệt. S ố ca bệnh ĐẶT VẤN ĐỀ Tiêm chủng là biện pháp hiệu quả để phòng bệnh, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát động việc tiêm chủng phòng một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em. Khởi đầu từ năm 1900, chương trình tiêm chủng được thực hiện ở các nước công nghiệp phát triển và văc xin phòng chống bệnh đậu mùa được đưa vào tiêm chủng đầu tiên. Tiếp theo là văc xin BCG (các năm 1930 – 1940), văc xin bại liệt tiêm (1955), văc xin bại liệt uống (1962) [7]. Kết quả là bệnh đậu mùa, căn bệnh người ta lo sợ nhất trong nhiều thế kỷ, được WHO đặt ra mục tiêu loại trừ. Và với những nỗ lực không ngừng để tăng tỷ lệ tiêm chủng, căn bệnh này đã được loại trừ vào năm 1980. Đến năm 1974, bẩy loại văc xin được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng bao gồm: đậu mùa, lao, bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt tiêm/uống và sởi. Thời gian đầu chỉ có xấp xỉ 5% số đối tượng được tiêm chủng ở các nước phát triển. Tổ chức Y tế Thế giới phát động chiến lược mở rộng diện triển khai và tăng tỷ lệ tiêm chủng ở các khu vực và các quốc gia [7]. Dần dần, chương trình Tiêm chủng mở rộng là một chương trình quốc gia ưu tiên của hầu hết các nước trên thế giới, ở cả các nước phát triển và đang Số ca bệnh Tỉ lệ tiêm chủng báo cáo Tỉ lệ tiêm chủng ước tính của WHO/UNICEF Biểu đồ 1. Tỷ lệ uống văc xin OPV3 và tình hình mắc bệnh bại liệt trên thế giới (1980 -2006) Đến cuối năm 2006 còn 4 quốc gia vẫn ghi nhận có ca bại liệt là: Ấn Độ 676 trường hợp, Pa-kis-tan 40 trường hợp, Ap- ga- nis- tan 31 trường hợp và Ni- giê–ri-a 1.125 trường hợp. Các nước có ca bại liệt xâm nhập là: Angola, Bangladesh; Cameroon, Chad, DR Congo; Ethiopia; Indonesia; Kenya; Namibia; Nepal; Niger, Somalia and Yemen. Vì vậy, ở các quốc gia đã thanh toán được bệnh bại liệt vẫn phải tiếp tục có chiến lược duy trì bảo vệ thành quả cho đến khi bệnh bại liệt được thanh toán trên quy mô toàn cầu. y häc thùc hµnh (641+642) - sè 1/2009 3 S h ố ca bện 3 Tình hình tiêm chủng văc xin uốn ván cho phụ nữ có thai và công tác loại trừ uốn ván sơ sinh: Uốn ván sơ sinh vẫn là bệnh lưu hành phổ biến ở các nước đang phát triển. Theo số liệu của WHO, UNICEF, UNFPA năm 2002, có 135 nước đã loại trừ được bệnh uốn ván sơ sinh, 4 nước có khả năng loại trừ, 32 nuớc có từ 50 đến 99% số huyện LTUVSS và 21 nước có dưới 50% số huyện đạt tiêu chuẩn LTUVSS [2]. Việc triển khai thực hiện chương trình loại trừ uốn ván sơ sinh đã làm thay đổi tình hình mắc uốn ván sơ sinh trên toàn cầu nhờ các biện pháp phòng bệnh UVSS đặc biệt việc tiêm văc xin phòng uốn ván cho phụ nữ có thai và nữ tuổi sinh đẻ. Năm 2006 so với năm 1980 số mắc uốn ván sơ sinh toàn cầu đã giảm 1,55 lần. Tuy nhiên, số mắc uốn ván sơ sinh vẫn còn tập trung nhiều ở các nước khu vực châu Phi, khu vực Đông Nam Á (1073 trường hợp) và khu vực Tây Thái Bình Dương (3854 trường hợp) Số ca bệnh Tỉ lệ tiêm chủng báo cáo Biểu đồ 2. Tỷ lệ tiêm văc xin uốn ván và tình hình mắc bệnh uốn ván sơ sinh trên thế giới (1980 -2006) S ố ca bệnh 4. Tình hình tiêm chủng văc xin sởi cho trẻ em và công tác phòng chống sởi. Sởi vẫn là bệnh gây mắc và tử vong cao ở trẻ em. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới năm 2006 vẫn có khoảng 345.000 trường hợp chết do sởi trong đó 311.000 là trẻ dưới 5 tuổi. Số ca bệnh Tỉ lệ tiêm chủng báo cáo Tỉ lệ tiêm chủng ước tính WHO/UNICEF Biểu đồ 3: Tỷ lệ tiêm chủng văc xin Sởi cho trẻ < 1tuổi và tình hình mắc sởi trên thế giới Dịch tễ học bệnh sởi cho thấy những quốc gia chỉ tiêm 1 mũi văc xin sởi duy nhất cho trẻ dưới 1 tuổi là không đủ để phòng chống sởi có hiệu quả và Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo tiêm nhắc mũi 2 văc xin sởi. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương cũng có tình hình tương tự như nhiều nơi khác trên thế giới. Thực tế là ở những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp, sự lưu hành bệnh sởi vẫn xảy ra. Năm 1996 bản dự thảo 32 y häc thùc hµnh (641+642) - sè 1/2009 đầu tiên về kế hoạch hành động của khu vực Tây Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy công tác phòng chống bệnh sởi đã được đưa ra. Năm 1997 và 1998 có 15/20 nước thuộc bán đảo Thái Bình Dương đã tiến hành triển khai chiến dịch tiêm phòng sởi trên phạm vi toàn quốc cho trẻ từ 9 tháng đến 14 tuổi [3]. Đến năm 2003, có 163/192 nước trên thế giới đã triển khai tiêm mũi 2 văc xin sởi. Theo số liệu báo cáo 6/6/2009 của các quốc gia, đến năm 2006 số trường hợp mắc sởi trên thế giới là 343.421 đã giảm 4 lần so với năm 1990 là 1374.083 trường hợp. 5. Tình hình triển khai văc xin viêm gan B Viêm gan vi rút B là một vấn đề mang tính chất toàn cầu, tồn tại ngay cả ở những nơi xa xôi và hẻo lánh nhất [1]. Cho tới nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh viêm gan vi rút B nên tiêm chủng văc xin vẫn là biện pháp hiệu quả phòng bệnh. Triển khai tiêm chủng văc xin viêm gan B đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo từ đầu thế kỷ 21. Đến năm 2006 đã có 154 quốc gia triển khai với 60% trẻ được tiêm đủ 3 mũi văc xin viêm gan B. 6 Triển khai văc xin mới và công tác an toàn tiêm chủng Ngoài các văc xin cơ bản (phòng 7 bệnh), nhiều quốc gia đã mở rộng triển khai tiêm phòng một số văc xin khác, như: văc xin phòng bệnh Rubella, bệnh quai bị, bệnh thuỷ đậu, bệnh tiêu chảy do Rota virut, văc xin phòng bệnh viêm màng não mủ do Hemophilus influenzae typ B, văc xin phòng bệnh viêm phổi, văc xin phòng ung thư cổ tử cung... Đến 2003, đã có 84/192 (44%) quốc gia đã triển khai tiêm văc xin Hib [2]. Đến năm 2005, văc xin Rubella đã triển khai toàn quốc (117 nước, 60,9%), triển khai một phần (1 nước, 0,52%), không triển khai (74 nước, 38,6%) [3]. Văc xin Hib đã được triển khai ở 108 quốc gia trong tiêm chủng thường xuyên, trong đó có 4 quốc gia chỉ triển khai ở một số địa phương. Mặc dù chương trình TCMR đã đạt được những thành quả to lớn nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm, thúc đẩy. Một số bệnh truyền nhiễm có thể phòng chống bằng văc xin song vẫn là nguyên nhân chủ yếu gây mắc và chết ở trẻ em do chưa được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Một số bệnh được thanh toán và loại trừ ở một số nước nhưng việc bảo vệ thành quả rất khó khăn vì các nước xung quanh vẫn còn lưu hành bệnh. Hơn nữa, một số nước tỷ lệ tiêm chủng quá thấp, công tác TCMR giảm sút đã ảnh hưởng đến thành quả của công tác tiêm chủng toàn cầu. Cùng với việc tăng cường tỷ lệ tiêm chủng, triển khai văc xin mới, Tổ chức Y tế Thế giới ngay từ những năm 1999 đã khuyến cáo việc tăng cường an toàn trong tiêm chủng: văc xin đảm bảo chất lượng và an toàn; tiêm chủng an toàn [3]. Với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, hiện nay trên thế giới đã và đang triển khai nhiều thế hệ văc xin mới, văc xin phối hợp để phòng tránh nhiều bệnh truyền nhiễm cho trẻ em với số lượng mũi tiêm được giảm bớt. 7. Mục tiêu chiến lược về tiêm chủng toàn cầu: (Tổ chức Y tế thế giới đưa ra đến năm 2010 và y häc thùc hµnh (641+642) - sè 1/2009 2015)[3]  Tiêm chủng phòng nhiều bệnh hơn cho nhiều đối tuợng  Triển khai thêm các văc xin mới  Đưa ra các chỉ tiêu sức khoẻ và chỉ tiêu giám sát bệnh trong tiêm chủng  Quản lý tiêm chủng và hoạt động tiêm chủng toàn cầu Đến năm 2010 hoặc sớm hơn:  Tăng tỷ lệ tiêm chủng: Các quốc gia đạt tỷ lệ tiêm chủng văc xin ít nhất là 80% trên quy mô toàn quốc và 80% trên quy mô huyện hoặc tuyến tương đương.  Giảm số chết do sởi. Giảm 90% so với năm 2000. Đến năm 2015 hoặc sớm hơn:  Duy trì tỷ lệ tiêm chủng  Giảm số mắc và số chết các bệnh trong chương trình tiêm chủng  Đảm bảo văc xin tiêm chủng chất lượng  Củng cố hệ thống tiêm chủng  Đảm bảo duy trì công tác tiêm chủng KẾT LUẬN: Tỷ lệ tiêm chủng phòng chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tăng dần qua các năm đã góp phần giảm rõ rệt tỷ lệ mắc và chết các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên quy mô toàn cầu. Duy trì tỷ lệ tiêm chủng trên 80% trên quy mô huyện, mở rộng triển khai văc xin mới và đảm bảo an toàn tiêm chủng là mục tiêu tiêm chủng toàn cầu giai đoạn 2010 -2015. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chu Thị Thu Hà. Luận văn Thạc sĩ (2002), Kiến thức thực hành về phòng chống viêm gan vi rut B ở Phụ nữ có thai quận Cầu Giấy, Hà nội, 2002. tr. 49. 2. UNICEF, WHO, UNFPA, MNT collected data (2003), March 2003 data from 192 WHO member states. 3. WHO, Global Immunization vision and strategy, original file: www.who.int/immunization/givs/en/index.html 4. World Health Organization, Vaccine Immunization and Biological (2001), Measles. 5. WHO/UNICEF Joint reporting form, & WHO SIA Database (2002). 6. WHO/UNICEF estimates 2003 data from 192 WHO member states. 7. WHO, Immunization history Original file: www.who.int/gpv-dvacc/history/history.htm 8. WHO report (2003), Review of the Expanded Program on Immunization Vietnam, November 2003- Pp. 9-12, 35. 33
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan